Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

báo cáo thực tập khái quát hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh hoàng quốc việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.14 KB, 88 trang )

MỤC LỤC
[4]. TS. PHAN THỊ THU HÀ- PGS., TS. NGUYỄN THỊ THU THẢO, 2002, NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI QUẢN TRỊ VÀ NGHIỆP VỤ, NXB. THỐNG KÊ 87
[8] NGUYỄN XUÂN THÔNG, 2010, LỊCH SỬ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỒNG QUỐC VIỆT 87
DANH MỤC BẢNG BIỂU
[4]. TS. PHAN THỊ THU HÀ- PGS., TS. NGUYỄN THỊ THU THẢO, 2002, NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI QUẢN TRỊ VÀ NGHIỆP VỤ, NXB. THỐNG KÊ 87
[8] NGUYỄN XUÂN THÔNG, 2010, LỊCH SỬ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỒNG QUỐC VIỆT 87
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình học tập tại trường mỗi sinh viên được trang bị tương đối
đầy đủ về lý thuyết các môn học, đây là một trong những hành trang không
thể thiếu của mỗi sinh viên khi sắp bước qua cánh của trường đại học để hòa
nhập với cuốc sống. Trong thực tế tuy với lượng kiến thức tương đối đầy đủ
nhưng khi làm những công việc thực tế thì không khỏi bỡ ngỡ giữa lý thuyết
và thực hành. Nắm bắt được vấn đề đó nhà trường đã đưa thực tập trở thành
một môn học bắt buộc với mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Được sự cho phép của Nhà trường và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hồng Quốc Việt.Nay em đang là
sinh viên thực tập tại chi nhánh của Ngân hàng.Qua 2 tháng thực tập , nghiên
cứu, em được trực tiếp quan sát các hoạt động của các phòng ban khác nhau .
Trong thời gian này,em cũng được đọc nhiều tài liệu liên quan đến các nghiệp
vụ được thực hiện tại Ngân hàng và các báo cáo về tình hình huy động, kết
quả kinh doanh của Ngân hàng. Với sự tiếp thu của bản thân cùng với sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và toàn thề các bộ nhân viên của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hồng Quốc
Việt. Đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Báo cáo thực tập của em gồm các chương sau:
Chương I: Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn - Chi nhánh Hồng Quốc Việt.


Chương II: Khái quát hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn - Chi nhánh Hồng Quốc Việt.
Chương III: Nhận xét và Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hồng Quốc Việt
1
Mặc dù em đã hết sức cố gắng nhưng trình độ hiểu biết có hạn,thời gian
thực tập của em còn nhiều khiếm khuyết. Mong các thầy cô chỉ bảo để em rút
kinh nghiệm,chuẩn bị tốt hơn cho đề tài viết luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HỒNG QUỐC VIỆT
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT
Hồng Quốc Việt
Thực hiện Quyết định số 69 Ngày 8/4/2000 của Hội Đồng Quản trị
NHN
O
&PTNT Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp Hồng Quốc Việt và chính thức đi vào hoạt động, có trụ sở chính đặt
tại Hồng Quốc Việt thành phố Hà Nội.
Thời gian từ 2000 đến2011 là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng nông
nghiệp Bắc Hà Nội, với mục đích chính là huy động và quản lý các nguồn vốn
được dùng trong đầu tư phát triển đất nước, thực hiện thanh toán và cho vay,
hạch toán quản lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong các đơn vị…
thực hiện theo đúng chế độ, chính sách, thể lệ và kế hoạch của Nhà nước.
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Quốc Việt
Tính đến nay tổng số cán bộ của chi nhánh là 45 người, do Giám đốc chi
nhánh điều hành, trong đó số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và

tương đuơng đại học chiếm 70%, còn lại cũng đang được đào tạo qua các lớp
nghiệp vụ của ngành Ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp va phát triển nông
thôn Hồng Quốc Việt được mô tả theo sơ đồ sau:
3
1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhỏnh Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Hồng Quốc Việt
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh nhno & PTNT
Hồng Quốc Việt
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban của chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp va phát triển nông thôn Hồng Quốc Việt
- Phòng Kinh doanh(PTD):
Phòng kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ tín dụng tại hội sở chính bao
gồm: Cho vay ngắn, trung và dài hạn theo chế độ tín dụng hiện hành bằng
VNĐ, ngoại tệ, chiết khấu chứng từ có giá, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thực
hiện nghiệp vụ mở L/C thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, trực tiếp hoặc
làm đại lý cho thuê tài chính tuỳ theo sự uỷ nhiệm, thực hiện các dịch vụ ngân
hàng đại lý, quản lý việc đầu tư dự án theo yêu cầu của khách hàng…
- Phòng Kế hoạch và nguồn vốn:
Phòng Kế hoạch và nguồn vốn làm nhiệm vụ lập kế hoạch huy động vốn
bảo đảm cung cấp kịp thời đầy đủ nguồn vốn cho các nhu cầu tín dụng, chính
sách khách hàng, lên cân đối nguồn vốn, nhận tiền gửi của các tổ chức và các
khu vực dân cư, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các
giấy tờ có giá khác, vay vốn các tổ chức tài chính khác trên thị trường, thực
hiện các hình thức huy động khác.
4
ban giám đốc
Phßng
kÕ to¸n
kho quỹ

Phòng
kinh
doanh
(PTD)
Phòng
hành
chính
Phßng
kÕ ho¹ch
vµ nguồn
vốn
Tổ kiểm
tra kiểm
soát nội
bộ
- Phòng kế toán kho quỹ:
Có nhiệm vụ mở tài khoản và giao dịch, quản lý các chứng từ, hoá đơn
thanh toán, các bảng kê, lập cân đối ngày, tháng…và cung cấp báo cáo thông
tin chuyên ngành cho các phòng ban chức năng, tư vấn về thông tin, quản lý
hồ sơ tín dụng của khách hàng, thực hiện giải ngân, thu lãi vay, hạch toán chi
phí, thuế…theo quy định. Quản lý kho tiền và thực hiện các nghiệp vụ về kho
quỹ.
- Phòng hành chính:
Phòng tổ chức hành chính thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản
lý cán bộ, phân công tuyển chọn nhân viên cho phù hợp với năng lực của từng
người và yêu cầu của cơ quan, quản lý việc thu, chi các quỹ lương, thưởng…
mua sắm tài sản công cụ và các công tác hành chính khác.
-Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Tổ kiểm soát nội bộ thực hiện công tác kiểm soát trong nội bộ các hoạt
động kinh doanh tại chi nhánh theo quy chế của ngành, của pháp luật cũng

như các quy định của NHNo & PTNT Hồng Quốc Việt , kịp thời phát hiện và
ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm những quy chế hoạt động của chi
nhánh, đảm bảo cho việc kinh doanh được thực thi theo luật định.
1.3 Những thuận lợi khó khăn và định hướng phát triển của Ngân hàng.
1.3.1. Thuận lợi, khó khăn
1.3.1.1. Thuận lợi
Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam bị tác động từ khó khăn của kinh tế toàn
cầu, tuy nhiên kinh tế Việt Nam được dự báo là ổn định và phát triển trong
trung và dài hạn. Bên cạnh đó, nguồn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày
càng tăng, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư nhân, những
cải cách mạnh mẽ của khu vực kinh tế Nhà nước và những cơ hội khi đã gia
nhập kinh tế toàn cầu. Mặc dù ngành ngân hàng có những khó khăn tạm thời
nhưng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ là cơ hội cho hệ thống ngân
5
hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi
nhánh Hồng Quốc Việt nói riêng. Thực tế cho thấy hiện nay dòng lưu chuyển
vốn qua hệ thống Ngân hàng ngày càng sôi động và xu thế sử dụng sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng của xã hội ngày càng nhiều.
Việt Nam đã là thành viên của WTO, các chính sách mở cửa, thông
thoáng hơn, những chuẩn mực quốc tế được áp dụng tại Việt Nam. Xu hướng
này đòi hỏi các ngân hàng trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn - Chi nhánh Hồng Quốc Việt phải tăng cường việc áp dụng các
quy định kế toán, kiểm toán, quản lý rủi ro, theo các nguyên tắc của chuẩn
mực quốc tế. Điều này giúp cho hoạt động của các ngân hàng được quản lý
tốt hơn, an toàn hơn và phát triển bền vững hơn.
Cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khi Việt Nam
gia nhập nền kinh tế quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận,
nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng về
chủng loại và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
1.3.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những điểm mạnh, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn - Chi nhánh Hồng Quốc Việt vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Hồng
Quốc Việt vẫn còn hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật, tổng tài sản tăng nhanh
nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu hoạt động của chi nhánh.
- Hiện tại, tổ chức phòng ban của chi nhánh còn chưa thực sự hợp lý,
công việc còn chồng chéo, kiêm nhiệm nhiều. Phòng tín dụng của chi nhánh
thực hiện phân công công việc theo khách hàng, không chỉ thực hiện các
nghiệp vụ tín dụng mà còn thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và
thanh toán quốc tế như: các nghiệp vụ kỳ hạn, Swap, mở L/C, nhờ thu,…Điều
này khiến cho công việc chưa chuyên môn hóa, dẫn đến chưa thực sự đạt hiệu
quả cao trong công việc.
6
1.3.2. Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Quốc
Việt đến năm 2012.
-Thực hiện định hướng kinh doanh của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT
Việt Nam, đặc biệt là về huy động vốn giai đoạn 2009 – 2012, trong đó nhấn
mạnh đến việc xây dựng đề án phát triển màng lưới tại 4 Đô thị thành phố loại
1 ( Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Hải Phong, Tp Đà Nẵng ) nhằm tập trung
vốn ở các thành phố lớn chuyển tải về nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn. Trong giai đoạn 2009– 2012
-Tiếp tục duy trì và hoàn thiện những nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống,
đồng thời đẩy nhanh quá trình ứng dụng, áp dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân
hàng hiện đại, phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn với nhịp độ cao. Đẩy
mạnh đầu tư tín dụng cho các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, chú
trọng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh, phát triển kinh tế hộ sản xuất có quy mô lớn, kinh tế trang trại…
Phấn đấu đưa chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Quốc Việt phát triển không
ngừng, trở thành một đơn vị thành viên lớn mạnh trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam.

- Để đạt được mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam đề ra. Chi nhánh
NHNo&PTNT Hồng Quốc Việt đã cụ thể hoá kế hoạch kinh doanh dến năm
2012 như sau:
Nguồn vốn tăng trưởng từ 30 – 35% hàng năm. Đến năm 2012 Tổng
nguồn vốn ước đạt 1.100 tỷ VNĐ
Dư nợ tăng trưởng từ 25 – 30% hàng năm. Đến năm 2012 Tổng dư nợ
đạt 950 tỷ VNĐ
Nợ quá hạn dưới 1%
Tài chính chi đủ lương tối đa và có tích luỹ.
- Để hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh hàng năm, chi nhánh đã xác định
phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tập trung mở rộng quy mô
7
nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn. Nâng cao chất lượng tín dụng,
tập trung xử lý các khoản nợ tồn đọng, nợ khoanh, nợ quá hạn đã xử lý rủi ro
bằng mọi biện pháp đồng thời kiên quyết không để phát sinh nợ quá hạn do
nguyên nhân chủ quan. Tăng cường công tác tự kiểm tra kiểm soát theo các
chuyên đề đã xây dựng, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót nghiệp vụ,
nghiêm túc xử lý những sai phạm chủ quan của cán bộ nhân viên gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín hình ảnh của chi nhánh, làm sút giảm lòng tin đối với
khách hàng.
1.4. Định hướng hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT
Hồng Quốc Việt đến năm 2012.
- Thực hiện định hướng kinh doanh của Tổng Giám đốc NHNo &
PTNT Việt Nam, đặc biệt là về huy động vốn giai đoạn 2009 – 2012 , chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hồng Quốc Việt đã
xây dựng định hướng công tác nguồn vốn nói chung và công tác huy động
vốn nói riêng trong giai đoạn đến năm 2012 như sau:
- Công tác nguồn vốn của Ngân hàng phải được xuất phát từ nhu cầu vốn
để kinh doanh. Đồng thời hoàn thành nghĩa vụ huy động vốn điều chuyển
trong nội bộ ngành, phấn đấu tăng trưởng hàng năm đạt tỷ lệ từ 30 – 35%.

Nâng tỷ trọng vốn không kỳ hạn chiếm 30% tổng nguồn, phát triển màng lưới
huy động vốn chú trọng đặc biệt tại các trung tâm kinh tế, các khu tập trung
dân cư. Dành mọi nguồn lực hiện có để tạo thế cạnh tranh, đứng vững và phát
triển lâu dài.
- Khai thác triệt để các nguồn vốn huy động dưới mọi hình thức, theo
nhiều kỳ hạn khác nhau. Luôn có biện pháp nâng cao tỷ trọng tiền gửi
doanh nghiệp kết hợp với việc huy động vốn tối đa khối lượng tiền gửi từ
các tầng lớp dân cư để tạo lập một mặt bằng vốn luân chuyển vững chãi.
Coi đây vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là yêu cầu mang tính giải pháp tình
thế hiện nay, đồng thời chú trọng nâng cao tỷ trọng vốn trung dài hạn
8
trong tổng nguồn vốn để tham gia đầu tư vốn dài hạn cho các dự án chiến
lược phát triển kinh tế xã hội.
- Gắn chiến lược tạo nguồn vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một
tổng thể đồng bộ, thống nhất, nhịp nhàng, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng
vốn, kinh doanh vốn. Không những thế phải tính toán nâng cao tỷ trọng
nguồn vốn rẻ tạo thế cạnh tranh có tính chiến lược, góp phần luân chuyển tiền
tệ có hiệu quả, mang lại doanh lợi tối đa cho Ngân hàng.
- Hết sức coi trọng công tác điều hành nguồn vốn, cân đối hợp lý cơ cấu
tài sản nợ, tài sản có. Chú trọng đầu tư công tác dự báo dự đoán thị trường
nhằm hạn chế được rủi ro lãi suất trong việc mở rộng quy mô huy động vốn
của chi nhánh.
- Định hướng công tác nguồn vốn của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng
Quốc Việt nhìn chung rất rõ ràng, phù hợp với thực tế trên địa bàn; Cái khó
hiện nay là phải đưa ra được những giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhất để khắc
phục những hạn chế những tồn tại, phát huy được những ưu điểm, lợi thế sẵn
có nhằm mở rộng quy mô huy động vốn tối đa.
9
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- CHI NHÁNH HỒNG QUỐC VIỆT
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNNo & PTNT Chi nhánh
Hồng Quốc Việt
2.1.1. Tình hình huy động vốn tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc
Việt
Kết quả hoạt động qua các năm được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Bảng kết quả huy động vốn giai đoạn 2010 - 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
So sánh
2011/2010
+/- %
Phân loại theo đối tượng KH
Tiền gửi dân cư 4.766 5.996 1.230 25,8
Tiền gửi các TCKT,TCTD 1.898 1.640 -258 -13,6
Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn 3.257 3.529 272 8,4
Trung và dài hạn 3.407 4.107 700 20,5
Phân loại theo loại tiền
Nguồn vốn nội tệ
5.962 7.000 1.038 117,4
Nguồn vốn ngoại tệ
702 636 -66 -90,5
Tổng nguồn vốn HĐ
6.664 7.636 972 114,5
(Nguồn: BCTC của NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt năm 2010 - 2011)
Hoạt động kinh doanh của NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc

Việt có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, nhờ có
định hướng và sự chỉ đạo của Ban giám đốc NHNNo & PTNT Chi nhánh
Hồng Quốc Việt, NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt đã vượt qua
10
mọi khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị
trường, củng cố lòng tin với khách hàng.
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng
Quốc Việt đã thực hiện khá tốt công tác huy động vốn. Số dư nguồn vốn huy
động tại địa phương không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2010
huy động được 6.664 tỷ đồng, năm 2011 huy động được nhiều hơn năm trước
114,5% đạt 7.636 tỷ đồng.
Nếu xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng KH: Tiền gửi dân
cư có sự tăng đều qua các năm. Nó chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn
vốn huy động. Cụ thể, năm 2010 đạt 4.766 tỷ đồng, chiếm 71,52% tổng
nguồn vốn huy động. Năm 2011 tăng lên 25,8% ( tương đương tăng 1.230 tỷ
đồng ). Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng năm 2010 đạt 1.898
tỷ đồng, năm 2011 giảm 13,6% ( tương ứng 258 tỷ đồng ) so với năm 2010.
Nếu xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn: NVHĐ ngắn hạn
năm 2010 đạt 3.257 tỷ đồng, NVHĐ trung và dài hạn đạt 3.407 tỷ đồng. Sang
năm 2011, nguồn vốn ngắn hạn tăng lên 272 tỷ đồng, trong khi NV trung và
dài hạn tăng lên 700 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng được như vậy là do NV trung
và dài hạn lãi suất cao hơn NV ngắn hạn. Hơn nữa, đây là loại vốn mang tính
ổn định, rủi ro thấp nên khuyến khích được mọi người tham gia. Vì vậy, cần
tăng trưởng loại vốn này để phù hợp với mục tiêu dài hạn của Ngân hàng.
Nếu xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi bằng
VND khá cao chiếm phần lớn trong tổng số NVHĐ. Nguyên nhân là do lãi suất
huy động VND luôn cao hơn lãi suất huy động ngoại tệ. Trong khi đó, tiền gửi
VND/USD biến chuyển rất ít. Cụ thể: Năm 2010, tiền gửi VND đạt 5.962 tỷ
đồng. Đặc biệt, năm 2011, tổng NVHĐ bằng VND đã lên tới 7.000 tỷ đồng, tăng
117,4% ( tương ứng 1.038 tỷ đồng ). Nhưng NVHĐ bằng ngoại tệ thì lại ít có

hiệu quả. Năm 2010 huy động được 702 tỷ đồng, năm 2011 giảm xuống còn 636
11
tỷ đồng. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn nội tệ đã được thực hiện rất
có hiệu quả và đúng chủ trương, chú trọng công tác huy động nội tệ.
2.1.2. Tình hình cho vay tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt
Hiện nay, trong cơ cấu thu nhập của NHNNo & PTNT Chi nhánh
Hồng Quốc Việt thì thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tới gần 90%.
Do vậy, hoạt động cho vay vẫn luôn được coi là một hoạt động nghiệp vụ
trọng yếu, được tập trung chỉ đạo tăng trưởng tích cực hàng năm.
Vốn tín dụng đầu tư cho nền kinh tế của NHNNo & PTNT Chi nhánh
Hồng Quốc Việt thường xuyên tăng trưởng với tốc độ cao, vừa đáp ứng
được nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong tỉnh vừa tạo được
nguồn thu tài chính cho chi nhánh. Thông qua hoạt động đầu tư tín dụng,
NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt đã góp phần quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là phát triển kinh
tế.
Kết quả cho vay tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt được thể
hiện dưới bảng sau:
12
Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động cho vay tại NHNNo & PTNT
Chi nhánh Hồng Quốc Việt
Đơn vị: Tỷ đồng
So sánh 2011/2010
+/- %
1. Phân loại dư nợ theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn 2.480 3.256 776 31,3
Trung và dài hạn 1.843 2.438 595 32,3
2. Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp 2.425 2.921 496 20,5
Cá nhân, hộ gia đình 1.898 2.773 875 46,1

3. Phân loại dư nợ theo loại tiền
Nội tệ 2.952 3.491 539 18,3
Ngoại tệ ( quy đổi ) 1.371 2.203 832 60,7
Tổng doanh số cho vay 4.323 5.694 1.371 31,7
(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2010 - 2011 của NHNNo & PTNT Chi nhánh
Hồng Quốc Việt )
13
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tình hình dư nợ qua các năm đều tăng
lên. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động tăng lên, nhu cầu vay để đầu tư, để
sản xuất và tiêu dùng cũng ngày càng tăng. Điều này là rất phù hợp. Cụ thể:
Xét về tình hình dư nợ phân loại theo thời hạn: Dư nợ qua các năm
tăng trưởng rất nhanh. Năm 2010 cho vay ngắn hạn 2.480 tỷ đồng, sang năm
2011 đã là 3.256 tỷ đồng. Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng không kém. Nó
chiếm một tư trọng rất lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Cụ thể là: dư nợ
trung và dài hạn năm 2010 là 1.843 tỷ đồng, trong khi đó năm 2011 tăng so với
năm 2010 là 32,3% ( tương ứng 595 tỷ đồng ), cho vay lên tới 2.438 tỷ đồng .
Xét về tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Hoạt động cho vay
của NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt trong năm qua tăng rõ rệt .
Cụ thể năm 2010, 2011, cho vay cá nhân ở mức 1.898 tư đồng và 2.773 tư đồng.
Hoạt động cho vay các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cao hơn. Năm 2010 cho
vay 2.425 tỷ đồng và năm 2011 cho vay tăng thêm ở mức 20,5% (tương đương 496
tư đồng).
Xét về tình hình dư nợ phân theo loại tiền: Cho vay bằng nội tệ vẫn
chiếm ưu thế. Năm 2010 cho vay 2.952 tỷ đồng, năm 2011 cho vay 3.491 tỷ
đồng, chiếm 61,3% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Cho vay bắng đồng
ngoại tệ cũng phát triển. Năm 2010 cho vay 1.371 tỷ đồng, năm 2011 cho vay
tăng thêm 60,7%, đạt ở mức 2.203 tỷ đồng.
2.1.3. Kết quả thu chi tài chính của NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng
Quốc Việt
Trong thời gian hoạt động, NH đã không ngừng phát triển và trở thành một

trong những NH vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. NH đã tiến hành nhiều biện
pháp để nâng cao hoạt động của NH, điều đó thể hiện ở bảng sau:
14
Bảng 2.3: Bảng kết quả thu chi tài chính tại NH NHNNo & PTNT
Chi nhánh Hồng Quốc Việt
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2011/2010
+/- %
1. Tổng thu nhập 227,013 437.476 210.463 192,7
Thu từ Tín dụng 225.026 433.851 208.825 192,8
Thu hoạt động dịch vụ 1.802 3.451 1.649 191,5
Thu khác 185 174 -11 -94
2. Tổng chi phí 179.308 381.821 347 35,6
Chi hoạt động TD 174.680 372.752 198.072 213,3
Chi hoạt động dịch vụ 907 892 -15 98,3
Trích lập dự phòng RR 3.536 8.003 -4.467 226,3
Chi phí khác 185 174 -11 -94
3. Lợi nhuận 47.705 55.655 7.950 116,7
(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2010- 2011 của NHNNo & PTNT Chi nhánh
Hồng Quốc Việt )
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, NHNNo & PTNT Chi
nhánh Hồng Quốc Việt luôn bám sát chủ trương, từng bước lấy hiệu quả kinh
doanh là mục tiêu phấn đấu, tăng doanh thu, giảm chi phí và đảm bảo đời
sống cho cán bộ công nhân viên. Chính vì thế NHNNo & PTNT Chi nhánh
Hồng Quốc Việt luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, kết quả kinh
doanh của NH không ngừng được nâng cao. Lợi nhuận năm 2010 là 47.705 tỷ
đồng, năm 2011 là 55.655 tỷ đồng, tăng 116,7% so với năm 2010. Tổng thu
nhập năm 2011 là 437.476 tỷ đồng, tăng 210.463 tỷ đồng, tương đương tăng

192,7% so với năm 2010.
15
Như vậy, ta thấy kết quả thu chi tài chính hàng năm luôn đảm bảo thu chi
và đảm bảo tiền lương theo quy định.
2.2. Thực trạng huy động vốn tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng
Quốc Việt
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ. Nguyên liệu chính là tiền tệ và sản phẩm cũng là tiền tệ. Trong
các hoạt động thì công tác tín dụng là một mảng lớn của Ngân hàng. Muốn
thực thi công tác tín dụng thì Ngân hàng phải huy động được vốn và chiến
lược huy động vốn được coi là hàng đầu.
Trong những năm qua cùng hệ thống Ngân hàng nói chung, NHNNo &
PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt luôn đưa ra những biện pháp nhằm mở
rộng khả năng huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoáđất nước. Công tác huy động nguồn vốn đã đạt được nhiều
kết quả tốt, nguồn vốn luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tạo điều
kiện tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn.
Công tác huy động vốn rất quan trọng đối với bất kỳ một NH nào. Vốn phản
ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bằng các hình
thức huy động phong phú, đa dạng, cố gắng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách
hàng, NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt đã không ngừng mở rộng
nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nợ nguồn vốn tăng lên rõ rệt. Với nguồn
vốn ngày càng lớn đã tạo điều kiện để NH mở rộng hoạt động cho vay của mình.
Nguồn vốn NH được hình thành từ rất nhiều nguồn bao gồm vốn tự có,
vốn đi huy động từ bên ngoài bằng nhiều hình thức, nguồn điều chuyển từ NH
khác. Nhưng trong số đó nguồn vốn NH huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi của
dân cư và các TCKT vẫn chiếm ưu thế. NH luôn bám sát mục tiêu để đạt
được hiệu quả huy động vốn cao nhất.
16
Công tác huy động vốn luôn được NH coi trọng và đặt lên hàng đầu để

phát triển kinh doanh.
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng
Bảng 2.4. Bảng cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 So sánh 2011/2010
+/- %
Tổng nguồn vốn huy động 6.664 7.636 972 114,5
Tiền gửi dân cư 4.766 5.996 1.230 25,8
Tiền gửi các TCKT, TCTD 1.898 1.640 -258 -13,6
(Nguồn: BCTC năm 2010 - 2011 của NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng
Quốc Việt )
Phân tích nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, ta thấy:
Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương cho tới thời điểm 31/12/2011
là 6.664 tỷ đồng. So với đầu năm tăng 972 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 114,5%.
Trong tổng nguồn vốn huy động được của NHNNo & PTNT Chi nhánh
Hồng Quốc Việt thì tiền gửi tiết kiệm dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Từ
năm 2010 - 2011 nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm dân
cư. Năm 2011 tiền gửi dân cư đạt: 5.996 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78,5% trong
tổng nguồn vốn huy động. So với đầu năm, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng
1.230 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,8%. Nguyên nhân là do chi nhánh đã làm tốt công
tác tuyên truyền vận động khách hàng, triển khai tốt các đợt huy động tiền gửi
tiết kiệm của ngân hàng cấp trên như: chương trình huy động tiết kiệm “tài
lộc đầu xuân”, các chương trình dự thưởng “ Cho mùa vàng bội thu”
vv đồng thời bám sát các địa bàn giải phóng mặt bằng để thực hiện các
17
chương trình, dự án nhằm tuyên truyền vận động nhân dân gửi tiết kiệm. Tiền
gửi tiết kiệm giữ vai trò chủ chốt, điều này đã tạo thuận lợi cho NHNNo &
PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt trong việc sử dụng nguồn vốn bởi đây là

nguồn tiền có tính ổn định cao nên thuận lợi cho việc sử dụng vốn vào các
mục đích của mình.
Năm 2010, vốn huy động của các TCKT, TCTD đạt 1.898 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 28,5% trong tổng nguồn vốn huy động được. Nguyên nhân là do
tiền gửi của các công ty, doanh nghiệp bị giảm từ vụ khủng hoảng kinh tế, tài
chính cuối năm 2008, đầu năm 2010. Đây là một trong những nguyên nhân làm
cho nguồn vốn huy động của NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt
giảm mạnh. Hậu quả là sang tới năm 2011 giảm 258 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là
13,6% còn 1.898 tỷ đồng.
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn
Nguồn vốn có kì hạn luôn có một vai trò quan trọng đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của NH, với một nguồn vốn có tính chất ổn định cao,
thông thường loại TG có kì hạn là khoản TG dài và có lãi xuất cao, NH có thể
sử dụng phần lớn tồn kho vào kinh doanh. Vì vậy NH luôn tìm cách đa dạng
hóa các loại TG bằng cách áp dụng nhiều kì hạn với mức lãi xuất khác nhau
nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. NH có thể xây dựng một chiến
lược sử dụng vốn hợp lý, đúng đắn và lâu dài nâng cao hiệu quả kinh doanh
và đây là một nguồn vốn có chi phí huy động tương đối cao do đó để giảm
thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả huy động vốn, NH cần có chiến lược huy
động vốn hợp lý với cơ cấu nguồn vốn phù hợp.
18
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Số dư
2010
Số dư
2011
So sánh
2011 với 2010
+/- %

Tổng nguồn VHĐ
6.664 7.636 972 114,6
1. Vốn ngắn hạn
5.000 6.994 1.994 139,9
- Không kỳ hạn
815 1.001 186 122,8
- Có KH < 12 Tháng
4.185 5.993 1.808 143,2
2. Vốn Trung dài hạn
1.664 642 -1.022 -38,5
- Có KH từ 12 đến < 24T
1.546 612 -934 -39,6
- Có KH ≥ 24 T
118 30 -88 -25,4
(Nguồn: báo cáo thường niên của NH năm 2010 - 2011)
Thông qua bảng số liệu nêu trên ta thấy nguồn vốn ngắn hạn từ năm 2010
đến nay tăng nhanh trong khi nguồn vốn trung dài hạn lại liên tục giảm. Biểu
hiện này nếu xét về tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn thì đây là một hạn chế.
Song nếu xét trong bối cảnh tình hình KTXH những năm qua thì đây là một sự
thay đổi phù hợp với thực tế. Đó là vì tư năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính thế giới, giá cả thị trường mất ổn định, thị trường tiền tệ
biến động khôn lường, dẫn đến tâm lý người gửi tiền không yên tâm nên thường
gửi kỳ hạn ngắn để có thể chuyển đổi dễ dàng khi thị trường biến động. Về phía
ngân hàng, nếu không mở rộng huy động ngắn hạn sẽ không thu hút được vốn.
Mặt khác việc huy động các kỳ hạn ngắn trong bối cảnh hiện nay cũng nhằm
giảm thiểu rủi ro khi lãi suất thị trường thường xuyên biến động.
Trong cơ cấu huy động vốn những năm qua, nguồn vốn không kỳ hạn
tăng trưởng khá nhanh, đây là kết quả rất tốt trong việc giảm thấp lãi suất đầu
vào, nâng cao hiệu quả tài chính.
19

2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền gửi
Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2011 với 2010
+/- %
1. Tiền gửi thanh toán
1.223 878 -345 -71,9
2. Tiền gửi TCTD
10 8 -2 80
3. Tiền gửi tiết kiệm
5.000 6.541 1.541 130,82
4. Tiền gửi ký quỹ
20 7 -13 35
5. Kỳ phiếu
42 142 100 338,1
6. Chứng chỉ tiền gửi
361 52 -309 -14,4
7. Trái phiếu
5 5 0 0
8. Vốn UTĐT tại ĐP
3 3 0 0
Tổng nguồn vốn
6.664 7.636 972 114,6
(Nguồn: BC HĐKD năm 2010-2011 của NHNNo & PTNT
Chi nhánh Hồng Quốc Việt )

Trong công tác huy động vốn, NHNNo & PTNT Chi nhánh Hồng
Quốc Việt đã triển khai rất nhiều các thể thức huy động. Ngoài các thể thức
nêu ở biểu trên, còn có rất nhiều loại hình tiết kiệm như: Tiết kiệm gửi góp;
tiết kiệm bậc thang theo thời gian gửi; tiết kiệm bậc thang lũy tiến theo số dư;
Tiết kiệm bảo đảm giá trị theo giá vàng; Tiết kiệm dự thưởng; Tiết kiệm học
đường; Tiết kiệm lãi suất thả nổi
Với các thể thức huy động đa dạng và phong phú như vậy, tạo điều
kiện để mọi đối tượng khách hàng có thể lựa chọn thể thức gủi tiền phù hợp.
20
2.3. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Chi nhánh Hồng Quốc Việt
2.3.1. Khái quát chung về tình hình sử dụng vốn:
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Đống Đa tiến hành sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn
đó, đem lại lợi nhuận tương đối ổn định. Với nguồn vốn huy động được, ngân
hàng đã tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc
doanh, các hộ cá thể để tiến hành sản xuất kinh doanh. Một phần được ngân
hàng chuyển vào dự trữ thanh toán tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, thành phố nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Phần lớn nguồn vốn được dựng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội bộ trong
hệ thống ngân hàng Việt Nam (như nhận chi trả, chuyển tiền )
Do đặc điểm là một ngân hàng mới được thành lập, đồng thời lại mới
được chuyển đổi từ ngân hàng cấp IV lên ngân hàng cấp III, nhưng dư nợ cho
vay hàng năm không ngừng tăng trưởng. Ngân hàng đã có quan hệ tín dụng
với một số các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả như: Tổng công ty cà phê
Việt Nam (VINACAFE), công ty vàng bạc đá quý Hà Nội, công ty xây lắp
12, công ty xuất nhập khẩu cà phê I Hà Nội Với doanh số cho vay và dư nợ
hàng chục tỷ đồng.
2.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng chiếm một lượng vốn khá lớn trong

tổng nguồn vốn huy động được. Nó là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho
ngân hàng. Để thấy được hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Đống Đa chúng ta xem bảng sau:
21
Bảng 2.7. Kết quả cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Chi nhánh Hồng Quốc Việt
Đơn vị: Tr.đồng
Thời điểm 2008 2009 2010 2011
Doanh số cho vay 55.700 22.850. 113.100 86.100
+ Ngắn hạn 54.700 22.000 107.100 82.000
+ Trung và dài hạn 1.000 850 6.000 4.100
Doanh số thu nợ 80.100 22.400 94.300 81.400
+ Ngắn hạn 79.900 21.700 90.000 78.200
+ Trung và dài hạn 200 700 4.300 3.200
Dư nợ 20.390 20.840 39.600 46.000
+ Ngắn hạn 19.500 19.800 34.400 40.000
+ Trung và dài hạn 890 1.040 4.200 6.000
Dư nợ quá hạn 5.100 4.200 5.900 3.600
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy lượng vốn mà ngân hàng cho vay chiếm
một phần tương đối lớn trong tổng nguồn vốn, đặc biệt là trong 2 năm 2010
và 2011. Lượng vốn cho vay chủ yếu tập trung vào ngắn hạn cho nên doanh
số thu nợ đến cuối năm gần như tương đương với lượng vốn cho vay. Tổng
dư nợ tăng nhưng với tốc độ không cao vào hai năm 2008, 2009 nhưng đột
ngột tăng mạnh vào hai năm sau. Đến cuối năm 2011 tổng dư nợ đạt 46 tỷ
đồng so với 20,4 tỷ năm 2008. Một vấn đề gặp phải đó là dư nợ quá hạn cao,
đến cuối năm 2011 dư nợ quá hạn là 3,6 tỷ tuy có giảm so với các năm trước
đó nhưng vẫn còn ở tỷ lệ cao. Ngân hàng đã tích cực cùng ngân hàng nông
nghiệp thành phố triển khai thực hiện các biện pháp và chính sách để nhằm
giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro mức thấp nhất.

Về đối tượng cho vay, hiện nay ngân hàng cho vay chủ yếu là các doanh
nghiệp quốc doanh và hộ sản xuất kinh doanh đúng trên địa bàn quận. Một
phần nhỏ vốn được cho các công ty TNHH, Hợp tác xã sản xuất vay vốn. Để
thấy được tình hình cho vay vốn đối với các thành phần kinh tế, chúng ta xem
22
bảng dưới đây.
Bảng 2.8. Kết cấu cho vay của NHN0 và PTNT Chi nhánh Hồng Quốc Việt
Đơn vị: tr.đồng
Thời điểm
Thành phần
2008 2009 2010 2011
Cho vay DN NN 8.100 2010 44.600 62010
Cho vay DN ngoài QD 2.500 800 5000 4000
Cho vay khác 45.100 20.050 63.500 20.100
Tổng cho vay 55.700 22.850 113.100 86.100
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)
Nhìn vào bảng kết cấu trên ta thấy trong hai năm đầu 2008 và 2009
lượng vốn cho doanh nghiệp Nhà nước vay còn khá ít trong tổng vốn cho vay.
Nhưng sang văm 2010 đặc biệt là năm 2011 do Ngân hàng đã đặt quan hệ tín
dụng với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn do đó lượng vốn cho doanh
nghiệp Nhà nước hạn vay khá cao, chiếm tỷ trọng lớn (như năm 2011 là
72%). Qua bảng chúng ta còn thấy được tình hình cho vay của Ngân hàng đối
với các thành phần kinh tế không được ổn định, lý do là do sự biến động thất
thường của nhu cầu về vốn của mỗi thành phần kinh tế và biến động của nền
kinh tế.
Để thấy được một cách khái quát hơn về tình hình cho vay của ngân
hàng, chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng vốn đối với từng hình thức cho
vay mà ngân hàng áp dụng.
23
2.3.3. Cho vay ngắn hạn:

Như chúng ta đã biết, các nguồn vốn cho vay ngắn hạn có hệ số an toàn
rất cao. Mà mục tiêu của hoạt động cho vay là hạn chế rủi ro đến mức thấp
nhất, đảm bảo an toàn tài sản. Do vậy nếu tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn càng
lớn thì mức độ rủi ro càng thấp. Do đó ngân hàng đã bám sát chủ trương tập
chung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn, tỷ lệ vốn cho
vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn cho vay, có những năm
tỷ trọng chiếm hơn 90% tổng vốn cho vay.
Ngân hàng cho vay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời ngân hàng cũng
lựa chọn một số hộ sản xuất kinh doanh thực sự có hiệu quả để đầu tư đảm
bảo an toàn vốn. Các doanh nghiệp được cho vay ngắn hạn chủ yếu là một số
công ty thuộc các tổng công ty lớn. Các khoản cho vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ
các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được đáp ứng
nhu cầu thanh toán đã góp phần đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, đem lại hiệu
quả kinh tế. Ngoài ra với việc cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh
toán cũng có tác dụng tạo nguồn thu đối với ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp
được vay vốn đã mở rộng kinh doanh, mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng
và tạo nguồn thu về ngoại tệ qua các hoạt động thanh toán quốc tế.
Trong hai năm 2008 và 2009 do lượng vốn cho vay đối với các doanh
nghiệp ít, do đó lượng vốn cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng chủ yếu. Sang đến
năm 2010 đặc biệt là năm 2011 lượng vốn cho vay ngắn hạn đối với các
doanh nghiệp Nhà nước chiếm khối lượng lớn (cụ thể là năm 2010 là 27% và
2011 là 52,3% so với tổng lượng vốn cho vay). Để nhìn một cách khái quát
hơn tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đối với các thành phần kinh
tế, chúng ta hãy xem bảng sau.
24

×