Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập lớn mộn kỹ thuật an toàn và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.34 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CƠ KHÍ Học kỳ: I
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Năm học: 2011-2012
BÀI TẬP LỚN MÔN: KTAT&MT Mã HP: ME3140
MÃ ĐỀ: 25
Họ và tên sv: Nguyễn Đình Dũng .MSSV: 20090535 Mã lớp: 28898
Email: . Chữ ký sv:
Ngày ………tháng ………năm………
NGƯỜI RA ĐỀ
(ký, ghi rõ họ tên)
Câu 1: phân tích tầm quan trọng của an toàn, lao động, mục đích, ý nghĩa tính chất của
bảo hộ lao động
Bài làm

+ Tầm quan trọng của an toàn lao động:
• Đối với các doanh nghiệp:
- Đem lại năng suất cao .
- Tránh chi phí cho việc sửa chữa thiết bị hư hỏng do tai nạn.
- Tránh chi phí y tế gây ra cho người lao động
- Tránh được những thiệt hại về kinh tế khác do tai nạn lao động gây ra
- Được hưởng những chính sách ưa đãi.
- Tạo uy tín cho người lao động.
• Đối với cộng đồng :
- Giảm đáng kể nhu cầu về dịch vụ cho những tình trạng khẩn cấp, bệnh viện, phòng cháy chữa cháy

- Giảm những chi phí cố định :trợ cấp bệnh tật, phúc lợi xã hội, chi phí cho sức khỏe.
- Giảm được những thiệt hại khác
- Tạo ra lợi nhuận cho xã hội.
• Đối với công nhân:
- Được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm.
- Tăng hiệu quả làm việc.


- Làm cho người lao động hài long và nâng cao nhiệt $nh làm việc .
- Công nhân tránh phải trả *ền thuốc men do tai nạn gây ra.
+ Mục đích:
- Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất
- Tạo nên một điều kiện lao động thuật lợi và ngày càng được cải thiện được tốt hơn.
- Để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hạn chế ốm đau giảm sút sức khỏe cũng như
thiệt hại khác đối với người lao động.
- Trực tiếp góp phần bảo về và phát triển lực lượng sản xuất
- Tăng năng suất lao động.
+ ý nghĩa:
- Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.
1
- Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà Nước, uy tín của chế độ.
- Bảo hộ lao động là bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động.
- Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của hoạt động sản xuất
- Người lao động yên tâm sản xuất làm hiệu quả kinh tế tăng.
+ Tính chất:
• Tính khoa học kỹ thuật:
- Phải nắm vững khoa học kỹ thuật hiểu biết triệt để mới có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động
- Cần áp dụng thành tựu KHKT mới nhất để phát hiện ngăn ngừa những trường hợp đáng tiếc trong lao
động ,bảo về sức khỏe cho ngươi lao động
- Xuất phát từ cơ sở khoa học và bắng các biện pháp khoa học kỹ thuật
- Các hoạt động của công tác bảo hộ lao động là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
• Tính pháp lý:
- Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là
luật pháp của nhà nước .
- Luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất.
- Luật pháp là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội , người sử dụng lao
động và người lao động trong các thành phần kinh tế có trách nhiệm nghiên cứu thi hành
• Tính quần chúng:

- Đó là công việc của dông đảo những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
- Tất cả mọi người (công nhân cán bộ quản lý) đều có trách nhiệm tham gia vào thực hiện các nhiệm
vụ của công tác BHLĐ.
- Muốn làm tốt công tác BHLĐ phải vận động đông đảo mọi người cùng tham gia.
- BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động
Câu 2: Những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước. Các phương pháp làm sạch
nước thải công nghiệp.
Bài làm

• Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước là:
- ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các chất ô
nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với
sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.
- Sự tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước
Như vậy nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm do tác động của con người cho nên nhiệm vu của chúng ta
là phải bảo vệ nguồn nước sạch và sử dụng nước hợp lý.
• Các phương pháp làm sạch nước thải công nghiệp:
+ làm sạch nước thải bằng phương pháp cơ khí:
- Phương pháp cơ khí được dung để tách các hợp chất không hòa tan của nước thải công nghiệp
- Lưới chán rác: Tách các chất rắn thô và có thể lắng
- Nghiền rác: Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ đơn đồng chất
- Lắng: Tách các cặn lắng và nén bùn
- Lọc: Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hoặc hóa học
- Vận chuyển khí: Bổ sung và tách khí
- Bay hơi và bay khí: Bay hơi các hợp chất hữu cơ bay hơi từ nước thải
2
Sơ đồ máy lắng nước thải công nghiệp
1. Ống dẫn trung tâm; 2. Ống dẫn vòng tròn; 3. Máy lắng;
4. Màn chắn; 5. Đáy thùng; 6. Ống hút

+ Làm sạch nước thải bằng phương pháp hóa lý:
- Đông tụ và keo tụ - Các quá trình tách bằng màng
- Tuyển nổi - Thấm thấy ngược
- Hấp thụ - Siêu lọc
- Trao đổi ion - Thẩm tách và điện thẩm tách

Sơ đồ nguyên lý của thiết bị làm sạch nước thải bằng phương pháp hóa lý
1. Nước thải; 2. Không khí ; 3. Bơm ly tâm ; 4. Bể chứa ; 5. Hộp giảm áp
6. bộ phận khử cặn; 7. Nước sạch
+ làm sạch nước thải bằng phương pháp hóa học
- Thực hiện các phản ứng hóa học có sử dụng phụ gia để tách cặn bẩn trong nước thải.
+ làm sạch nước thỉa bằng phương pháp hóa sinh
- Dựa vào khả năng của vi cơ cấu hòa tan trong nước bởi các chất vô cơ & hữu cơ.
+ làm sạch nước thải nhờ nhiệt độ
- Đun nóng nước thải, căn bã sẽ rơi xuống lưới còn nước được làm sạch sẽ theo đường ống ở phía trên
để thoát ra ngoài.
Câu 3: trình bày mục đích của thông gió. Phân tích lựa chọn các biện pháp thông gió
trong công nghiệp? Theo anh/chị biện pháp thông gió nào thường được sử dụng trong
nghành cơ khí?
Bài làm
• Mục đích:
1. Thông gió chống nóng:
3
- là tổ chức trao đổi khí giữa bên trong và ngoài nhà nhằm đưa không khí mát, khô ráo vào nhà và đẩy
không khí nóng ẩm ra ngoài
- yêu cầu:
+ Đảm bảo được điều kiện vi khi hậu như nhiệt độ, độ ẩm tương đối và vận tốc gió ở giới hạn mong
muốn ( t trong phạm vi cho phép)
+ khi không sử dụng kỹ thuật điều tiết không khí chỉ giới hạn trong việc khử nhiệt thừa sinh ra trong
phòng để đảm bảo nhiệt độ phòng ở giới hạn khả dĩ

2. Thông gió khử bụi và hơi độc:
- Tổ chức trao đổi không khí, hút không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài, đồng thời đưa không khí sạch
từ bên ngoài vào bù lại phần không khí bị thải đi
- Yêu cầu:
+ Lượng không khí trong sach phải đủ để hòa loãng lượng bụi hoặc hơi khí độc hại còn sót lại trong
nhà.
+ Hạ nồng độ hoặc hơi, khí độc hại trong toàn bộ không gian của nhà xưởng tới mức cho phép
• Phân tích các biện pháp thống gió:
1. Phân loại
+ Dựa vào nguyên nhân tạo gió và trao đổi không khí
- Thông gió tự nhiên
- Thông gió nhân tạo.
+ Dựa vào phạm vi tác dụng của hệ thống thông gió
- Thông gió chung
- Thông gió cục bộ.
2. Phân tích:
• Thông gió tự nhiên:
+ Thông gió tự nhiên nhờ nhiệt thừa:
- Nhờ có nguồn nhiệt mà hình thành được sự tjrao đổi không khí giữa bên ngoài và bên trong nhà nên
nhiệt thừa sản sinh ra trong nhà thoát được ra ngoài
+ Thông gió tự nhiên bằng gió:
- Trong trường hợp có gió hoặc gió thổi chính diện vào nhà.
- Có sự lưu thông và trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà, nhưng là do gió gây ra.
+ Thông gió tự nhiên có tổ chức
- Bố trí hợp lyscuar cửa gió vào và gió ra, cấu tạo các cửa khép mở được để làm lá hướng dòng và thay
đổi diện tích của nên khống chế được chiều hướng và lưu lượng không khí theo ý muốn.
+ Thông gió tự nhiên vô tổ chức
- Không khí xuyên qua các cửa để ngỏ hoặc các khe mứt, kẽ hở trên tường, trên cửa lùa vào nhà với
lưu lượng và chiều không thể khống chế được.
4

• Thông gió nhân tạo
+ Thông gió cơ khí:
- Thông gió nhân tạo là thông gió có sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ điện để làm không khí vận
chuyển từ chỗ này qua chỗ khác.
- Hệ thống thông gió thổi vào lấy không khí sạch ngoài trời thổi vào
- Hệ thống thông gió hút ra hút không khí nóng và bẩn trong nhà thải ra
- Có thể bố trí cả hai hệ thống hút và thổi hoặc chỉ một trong hai hệ thống đó
- TH chỉ bố trí hệ thống thổi chỉ áp dụng khi cần đưa không khí mát và trong sạch vào một vị trí thao
tác cần thiết, các khu vực khác thông gió tự nhiên
5
- TH chỉ bố trí hệ thông hút áp dụng khi lưu lượng trao đổi không khí tương đối nhổ hoặc khi trong
phân xưởng có một nguồn tỏa độc hại nhưng không nhiều lắm
+ Thông gió chung:
- Có phạm vi tác dụng toàn bộ không gian của phân xưởng
- Nó phải có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại tỏa ra trong phòng để đưa nhiệt độ và nồng
độ độc hại trong toàn bộ không gian của phân xưởng xuống đến mức cho phép
- Thông gió chung có thể là thông gió tự nhiên hay cơ khí
• thông gió cục bộ:
+ Có phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân xưởng
- hoa sen không khí
- ốc đảo không khí
- màn không khí
+ Hệ thống thổi cục bộ - Hoa sen không khí
6
- Dùng hệ thống hoa sen không khí để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của
công nhân tại đó tỏa nhiều khí hơi có hại và nhiều nhiệt
+ Hệ thống thổi cục bộ - Ốc đảo không khí
- Là một khu vưc làm việc hay sàn thao tác có giới hạn nhất định trong một phân xưởng lớn được ngăn
cách xung quanh bắng vách ngăn lửng tháo lắp được
- Tạo thành vùng có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với những chỗ khác nhờ hệ thống đường ống và quạt

máy
+ Hệ thống hút cục bộ
- Dung để hút các chất độc hại ngay tại nguồn sản sỉnh ra chúng và thải ra ngoài, không cho lan tỏa ra
các vùng chung quanh trong phân xưởng.
- Tùy theo dạng chất độc hại cần hút mà hệ thống hút cuc bộ có thể là :
+ Hệ thống hút nhiệt
+ Hệ thống hút hơi khi có hại,
+ Hệ thống hút bụi
+ Hệ thống hút cục bộ - Hệ thống hút nhiệt
- Hệ thống hút nhiệt thường được bố trí bên trên các nguồn nhiệt như bể lò rèn, cửa lò nung, máng rót
kim loại
- + Hệ thống hút cục bộ - Hệ thống hút khí và hơi có hại
7
- Sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất có liên quan đến hóa chất
+ Hệ thống hút cục bộ - Hệ thống hút bụi
- Nguồn sinh bụi được bao kín( hiệu quả khử bụi cao nhất ) hoặc được bố trí chụp hút, miệng hút
+ Hệ thống hút cục bộ - Hệ thống hút thổi tổ hợp
- Bố trí một bên thổi, mọt bên hút để khử độc triệt để hơn
• Thông gió phối hợp
- áp dụng cả thông gió tự nhiện với thông gió nhân tạo vừa thông gió chung vừa thông gió cục bộ.
• Thông gió dự phòng sự cố
- Hệ thống thông gió hoạt động khi có sự cố để khử hết độc hại đưa không khí ô nhiễm ra khỏi phòng
- Hệ thống thông gió có sự cố phải là hệ thống thông gió chung hút ra bằng cơ khí
• Điều hòa không khí
8
- là dạng thông gió hoàn thiện nhất
- thực hiện bằng thiết bị chuyên dung gọi là máy điều hòa
- gồm 2 loại máy
+ Thiết bị điều hòa tương đối, tính dễ di chuyển và độ sạch của không khí
+ Thiết bị điều hòa không hoàn toàn chỉ đảm bảo một phần thông số

- áp dụng ở phòng thí nghiệm khi yêu cầu đô lường chính xác, trong phân xưởng gia công lần cuối, lắp
ghép chế tạo có độ chính xác cao
Câu 4: Phân tích tác hại nghề nghiệp và các biện pháp phòng tránh tách hại nghề
nghiệp trong phân xưởng chế biến gỗ công nghiệp?
Bài làm
1. Phân tích tác hại nghề nghiệp trong phân xưởng chế biến gỗ:
1.1 Các yếu tố tác hại liên quan:
a. Yếu tố vật lý và hóa học
- Điều kiện vi khi hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thoáng
khí kém, cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh.
- Bức xạ điện tử, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử
ngoại…
- Các chất phóng xạ và các tia phóng xạ như
- Tiếng ồn và rung động.
- Bụi và các chất độc hại trong sản xuất
b. Yếu tố sinh vật
- Vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây bệnh
- Ký sinh trùng và nấm mốc gây bệnh
- Vi rút các loại
1.2 Các tác hại liên quan đến tổ chức lao động
- Thời gian làm việc liên tục quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ hoăc thông ca.
- Cường độ lao động quá nặng nhọc không phù hợp với tình trạng sức khỏe người lao động
- Chế độ làm việc và nghỉ nghơi không hợp lý
- Làm việc với tư thế gò bò không thoải mái
- Sự hoạt động khẩn trương căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan như hệ vận động
thần kinh, thị giác, thính giác trong thời gian làm việc
- Công cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể công nhân về mặt trọng lượng, hình dáng, kích thước
1.3 Các tác hại liên quan đến vệ sinh an toàn trong xưởng gỗ
- Chiếu sáng hoặc sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý
- Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn mất trật tự, không ngăn nắp

- Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng và chống hơi khí độc
- Thiếu trang bị phòng hộ lao động, hoặc có nhưng sử dụng bảo quản không tốt
- Việc thực hiện quy tắc vệ sinh an toàn lao động còn chưa triệt để và nghiêm chỉnh
- Làm nhưng công việc nguy hiểm và có hại, nhưng chưa được cơ khí hóa, phải thao tác hoàn toàn theo
phương pháp thủ công
- Dựa theo tính chất nghiệm trọng của tác hại nghề nghiệp và phạm vi tồn tại của nó rộng hay hẹp,
người ta còn phân các các yêu tố tác hại nghề nghiệp ra làm 4 loại sau:
a. Loại có tính chất tác hại tương đối lớn, phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng bao gồm các chất độc
hại trong sản xuất gây nhiễm độc nghề nghiệp
b. Loại có tính tác hại tương đối nghiệm trọng, nhưng hiện nay phạm vi ảnh hưởng còn chưa phổ
biến như các hợp chất hưu cơ của kim loại
c. Loại có phạm vi ảnh hưởng rộng , nhưng tính chất tác hại không rõ lắm, bao gồm: ánh sáng mạnh
và tia tử ngoại
9
1.4 Biện pháp đề phòng tác hại nghê nghiệp trong xưởng gỗ:
Loại trừ các yếu tố tác hại nghề nghiệp là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt
chẽ của nhiều bộ phận như kỹ thuật sản xuất, an toàn lao động, y tế
a. Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: cơ giới hóa, tự động hóa, dung các chất không độc
hoặc ít độc thay thế cho những chất có tính độc cao.
b. Biện pháp lỹ thuật vệ sinh
Các biện pháp về vệ sinh như sử dụng hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng…nơi sản xuất.
Tận dụng triệt để thông gió tự nhiên, chiếu sáng tự nhiên cũng là biện pháp góp phần cải thiện điều
kiện làm việc
c. Biện pháp tổ chức lao động khoa học
Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân, tìm ra những
biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn hoặc làm cho người
lao động thích nghi được với công cụ sản xuất mới, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con
người. Điều này vừa tạo năng suất lao động cao hơn lại an toàn.
d. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe người lao động, khám tuyển để không chọn người mắc 1 số bệnh nào đó
vào làm việc ở những nơi có yếu tố bất lợi cho sức khỏe, vì sẽ làm cho bệnh nặng them hoặc dễ
đưa đến mắc bênh nghề nghiệp
Khám định kỳ cho người tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề
nghiệp và những căn bênh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết
Theo dõi sức khỏe người lao động 1 cách liên tục như vậy mới quản lý, bảo vệ được sức khỏe
lao động
Ngoài ra còn phải tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện phục hổi khả
năng lao động cho mọi người lao động bị tại nạ lao động mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn
tính khác đã được điều trị
e. Biên pháp phòng hộ lao động
Đây là biện pháp bổ trợ, nhưng trong nhiều trường hợp, khi các biện pháp cải tiến quá trình
công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh chưa thực hiện được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc
đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất và phòng bênh nghề nghiệp .
Câu 5: Tính mức ồn cho phép của 1 phân xưởng
Một phân xưởng sản xuất ở cách khu dân cư một khoảng R(m). Mức ồn của phân xưởng phát ra
đến khu dân cu không vượt quá L(dB). Tính mức ồn cho phép của phân xưởng đó phát ra ở điểm
cách phân xưởng 1 mét. Biết tần số trung bình của giải 1 ốcta là f (Hz).
R(m) L(dB) f(Hz)
170 71 1000
Câu 6 : Tính toán tường cách âm
Một buồng sản xuất có 4 máy. Máy 1 có mức ồn L1(dB), máy 2 có mức ồn L2 (dB), máy 3 có
mức ồn L3(dB), máy 4 có mức ồn là L4 (dB). Biết khả năng cách âm của cửa sổ, cửa đi, cửa trần
bằng khả năng cách âm của tường
L1 L2 L3 L4 L0
105 108 110 111 77
Câu 7 : Xác định độ rọi theo phương ngang và phương thẳng đứng
10
Một khu vực sản xuất được chiếu sáng bằng 4 thiết bị “vạn năng” có bong đèn dây tóc công
suất mỗi bong 1000(W), điện áp mạng chiếu sáng 220V. Thiết bị chiếu sáng bố trí theo hình vuông

mỗi cạnh 10m. Chiều cao treo đèn đến bề mặt làm việc 7.5(m). Hệ số dự trữ K = 1.2, ảnh hưởng
của các thiết bị chiếu sáng với nhau và ánh sáng phản xạ không đáng kể.
Xác định độ rọi theo phương ngang và phương thẳng đứng tại điểm A, tại chỗ giao nhau của
mặt phẳng đứng đi qua tâm hình vuông được tạo nên bởi thiết bị chiếu sáng và mặt phẳng song
song với mặt hình vuông trên mặt phẳng làm việc.
Bài làm
1. Xác định góc hướng của tia sáng chiếu đến điểm cần tính toán:
√(5ᶺ2+5^2)
Tanα = ——— = 0.94 ≈ 1
7.5
Ta tính được góc α = 44 và cos^2 = 0.354
Ta suy ra do chiếu sáng dưới góc 44 ta suy ra quang thông của thiết bị chiếu sáng vạn năng với
bóng đèn đã quy ước là 121cd
Quang thông của bong đèn có công suất 1000W và điện áp 220V là 18200lm, do đó cường độ
sáng thực tế là :
Iα = 121.18200/1000 = 2202 cd
Độ rọi theo phương ngang ở điểm tính toán từ 1 thiết bị chiếu sáng
Eng1 = ( Iα.(cosα)^2)/H^2.K = 86.61 lx
Vì chiếu sáng trong 4 thiết bị tạo nên ở điểm tính toán nên tổng độ rọi là :
∑Eng

= 4.Eng =4.86.61 = 346.44 lx
Tính toán độ rọi theo phương đứng ở điểm tính toán từ một thiết bị chiếu sáng:
Eđ1 = Eng (1/H)^2 = 86.61.10/15 = 28.87 lx
Vì ở điểm tính toán nằm trên mặt phẳng đứng độ rọi chỉ bằng 2 thiết bị chiếu sáng nên :
Eđ = Eđ .2 =57.74 lx
11
12

×