Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

luận án tiến sĩ kinh tế ảnh hưởng của đô thị hoá đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





NGÔ THỊ CẨM LINH






ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN VIỆC LÀM
CỦA NÔNG DÂN TỈNH VĨNH PHÚC





LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP













THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





NGÔ THỊ CẨM LINH





ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN VIỆC LÀM
CỦA NÔNG DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Chí Thiện
2. PGS.TS Đỗ Anh Tài







THÁI NGUYÊN - 2014


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chƣa đƣợc dùng để bảo vệ
một học vị nào. Mọi nguồn số liệu và các thông tin trích dẫn trong luận án đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án


Ngô Thị Cẩm Linh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học
Thái Nguyên, Ban đào tạo Sau Đại học, Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các Thầy Cô giáo khoa
Kinh tế thuộc trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Trần Chí Thiện;
PGS.TS. Đỗ Anh Tài - Ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Sở
Lao động Thƣơng binh và Xã hội Vĩnh Phúc, Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, Liên đoàn
lao động tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Ban quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên và các hộ nông dân,
cán bộ, công nhân tại các doanh nghiệp tôi đã tiến hành trực tiếp điều tra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tập thể cán bộ, giáo viên trƣờng Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận án!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án



Ngô Thị Cẩm Linh


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3
4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án 3
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài 7
6. Kết cấu của luận án 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NÔNG DÂN 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về đô thị, đô thị hóa 9
1.1.1. Khái niệm về đô thị, đô thị hóa 9
1.1.2. Đô thị hóa và vấn đề việc làm của nông dân 12
1.2. Lý luận về việc làm 18
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 18
1.2.2. Tạo việc làm 22
1.2.3. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm 29
1.3. Ảnh hƣởng của đô thị hoá đến việc làm của nông dân 31
1.3.1. Những ảnh hƣởng tích cực 31
1.3.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực 34


iv
1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm của nông dân trong quá trình đô
thị hoá 34
1.4.1. Những nhân tố thuộc về ngƣời lao động 35
1.4.2. Những nhân tố thuộc về ngƣời sử dụng lao động 37
1.4.3. Những nhân tố thuộc về nhà nƣớc 39
1.5. Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa 49
1.5.1. Trên thế giới 49
1.5.2. Ở Việt Nam 51

1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vĩnh Phúc 53
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56
2.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 56
2.1.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu ảnh hƣởng của đô thị hóa đến việc
làm của nông dân 56
2.1.2. Khung phân tích ảnh hƣởng của của đô thị hóa đến việc làm của
nông dân tỉnh Vĩnh Phúc 58
2.1.3. Câu hỏi nghiên cứu 60
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 60
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 60
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin 61
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp 65
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê 65
2.2.5. Phƣơng pháp SWOT 68
2.2.6. Phƣơng pháp đánh giá mức độ đô thị hoá theo phƣơng pháp đa
tiêu chí 69
2.2.7. Phƣơng pháp dự báo cung - cầu lao động 73
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 75


v
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN
VIỆC LÀM CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 77
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 77
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 77
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 79
3.2. Thực trạng quá trình đô thị hó a ở tỉnh Vĩnh Phúc (trƣờng hợp huyện
Bình Xuyên) 83
3.2.1. Phân tích ĐTH theo phƣơng pháp đa tiêu chí 83
3.2.2. Phân tích đô thị hoá theo tiêu chí diện tích đất phi nông nghiệp và

lao động đô thị (phƣơng pháp một tiêu chí) 88
3.3. Thực trạng việc làm của nông dân huyện Bình Xuyên dƣới ảnh hƣởng của
đô thị hoá 89
3.3.1. Ảnh hƣởng của quá trình đô thị hoá đến việc làm của nông dân
huyện Bình Xuyên 89
3.3.2. Nông dân huyện Bình Xuyên tiếp cận cơ hội việc làm trong quá
trình đô thị hóa 96
3.3.3. Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc làm 114
3.3.4. Kết quả phân tích SWOT 115
3.3.5. Những mặt đạt đƣợc, hạn chế, bất cập, nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra trong tiếp cận cơ hội việc làm của nông dân huyện Bình Xuyên 118
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ
BẢN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 121
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc 121
4.1.1. Bối cảnh quốc tế 121
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc 122


vi
4.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu về giải quyết việc làm trong quá
trình đô thị hoá 122
4.2.1. Quan điểm 122
4.2.2. Phƣơng hƣớng 125
4.2.3. Mục tiêu 126
4.3. Dự báo cung cầu lao động 127
4.3.1. Dự báo cung lao động 127
4.3.2. Dự báo cầu lao động 127
4.3.3. Cân đối cung cầu lao động 127
4.4. Những giải pháp nhằm tạo điều kiện cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp

cận cơ hội việc làm trong quá trình đô thị hoá 128
4.4.1. Nhóm giải pháp về chất lƣợng cung lao động 128
4.4.2. Nhóm các giải pháp về cầu lao động 135
4.4.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc 143
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 158



vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Dạng viết tắt
Dạng đầy đủ
1
KTTT
Kinh tế thị trƣờng
2
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
3
ĐTH
Đô thị hóa
4
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
5

CNH
Công nghiệp hóa
6
KCN
Khu công nghiệp
7
UBND
Ủy ban nhân dân
8
KT - XH
Kinh tế - xã hội
9
NXB
Nhà xuất bản
10
NN
Nông nghiệp
11
NN - CN - DV
Công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ
12
LLLĐ
Lực lƣợng lao động



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả chọn mẫu nghiên cứu 64
Bảng 2.2. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất CD phân tích

ảnh hƣởng của ĐTH đến việc làm 67
Bảng 2.3. Điểm tối đa cho các tiêu chí, chỉ tiêu 71
Bảng 3.1. Diện tích sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, 2012 78
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2012 80
Bảng 3.3. So sánh thu nhập bình quân đầu ngƣời và tăng trƣởng kinh tế
Vĩnh Phúc và cả nƣớc 81
Bảng 3.4. So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc và cả nƣớc 81
Bảng 3.5. Dân số huyện Bình Xuyên giai đoạn 2000 - 2012 84
Bảng 3.6. Lực lƣợng lao động phi NN huyện Bình Xuyên giai đoạn 2000 - 2012 85
Bảng 3.7. Lực lƣợng lao động huyện Bình Xuyên giai đoạn 2000 - 2012 85
Bảng 3.8. Diện tích đất huyện Bình Xuyên giai đoạn 2000 - 2012 85
Bảng 3.9. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn 2000 - 2012 86
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá các tiêu chí của huyện Bình Xuyên 87
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu của huyện Bình Xuyên giai đoạn 2005 - 2012 88
Bảng 3.12. Lao động trong các lĩnh vực của nông dân Bình Xuyên 89
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát lao động có việc làm của nông dân Bình Xuyên 90
Bảng 3.14. Số việc làm đƣợc tạo ra giai đoạn 2005 - 2012 92
Bảng 3.15. Khảo sát trình độ chuyên môn của lao động Bình Xuyên 93
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát lao động huyện Bình Xuyên năm 2011 95
Bảng 3.17. Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Bình Xuyên năm 2005, 2012 96
Bảng 3.18. Lực lƣợng lao động huyện Bình Xuyên giai đoạn 2000 - 2012 97
Bảng 3.19. Dân số, lực lƣợng lao động huyện Bình Xuyên giai đoạn 2005 - 2012 99
Bảng 3.20. Lao động có việc làm ở khu vực nông thôn, thành thị năm 2011 100
Bảng 3.21. Tỷ lệ thất nghiệp giữa Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và cả nƣớc năm 2011 101


ix
Bảng 3.22. Lực lƣợng lao động Bình Xuyên phân theo trình độ năm 2011 101
Bảng 3.23. Kết quả khảo sát chất lƣợng nguồn nhân lực huyện Bình Xuyên 102
Bảng 3.24. Kết quả lao động đƣợc đào tạo theo NQ37 huyện Bình Xuyên 103

Bảng 3.25. Kết quả lao động đƣợc đào tạo theo Đề án 1956 huyện Bình Xuyên 105
Bảng 3.26. Số lƣợng các doanh nghiệp đầu tƣ tại Bình Xuyên 106
Bảng 3.27. Kết quả tạo việc làm của doanh nghiệp tại Bình Xuyên 106
Bảng 3.28. Kết quả điều tra các làng nghề huyện Bình Xuyên 107
Bảng 3.29. Khả năng thu hút lao động của các KCN theo diện tích đất công
nghiệp có thể đƣa vào sử dụng 109
Bảng 3.30. Khả năng thu hút lao động của các KCN theo diện tích đất nông
nghiệp đã đƣợc thu hồi 110
Bảng 3.31. Khả năng thu hút lao động của các KCN theo diện tích đất đã quy hoạch 111
Bảng 3.32. Kết quả hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ tại Bình Xuyên 112
Bảng 3.33. Số tiền hỗ trợ đào tạo nghề theo NQ37 và Đề án 1956 113
Bảng 3.34. Cơ hội việc làm của nông dân dƣới ảnh hƣởng của quá trình đô
thị hóa theo ma trận SWOT 116
Bảng 3.35. Ma trận các chiến lƣợc phát triển trên cơ sở S,W,O,T của nông
dân huyện Bình Xuyên 117
Bảng 3.36. Dự báo dân số và cung lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 127
Bảng 3.37. Dự báo cầu lao động giữa các khu vực kinh tế 127
Bảng 3.38. Chênh lệch cung, cầu lao động giai đoạn 2008 - 2020 127
Bảng 3.39. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo đến năm 2020 128



x
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Đồ thị 1.1. Mô hình tạo việc làm dựa trên lao động và vốn 23
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích ảnh hƣởng của ĐTH đến việc làm của nông dân
tỉnh Vĩnh Phúc 59
Sơ đồ 2.2. Phân tích ma trận SWOT 69




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa
(CNH - HĐH) đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Công nghiệp hoá (CNH), đô thị hoá
(ĐTH) đang là xu hƣớng chủ đạo tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội
(KT - XH) ở nhiều vùng lãnh thổ nƣớc ta. Quá trình đô ĐTH là xu thế tất yếu của
một xã hội phát triển, phản ánh kết quả của sự tập trung công nghiệp và sự thay đổi
mối quan hệ giữa khu vực nông thôn và đô thị. Dƣới những ảnh hƣởng của quá
trình ĐTH đã tạo dựng đƣợc nhiều cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại phục vụ cho
phát triển KT - XH của mỗi vùng, cải thiện đời sống ngƣời dân góp phần vào tăng
trƣởng và phát triển kinh tế địa phƣơng.
Trong khoảng một thập kỷ gần đây, việc đẩy nhanh quá trình CNH, ĐTH ở
tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra khá nhanh. Một mặt, quá trình ĐTH tạo ra những “cực tăng
trƣởng" có sức lan toả rộng lớn đến các vùng nông thôn Vĩnh Phúc: sự thay đổi về
KT - XH: đời sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng lên, hệ thống giao thông từng
bƣớc đƣợc cải thiện, đã có sự dịch chuyển tích cực trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động theo hƣớng tăng mạnh ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và giảm ở lĩnh vực nông
nghiệp (NN), sự dịch chuyển nguồn cung cấp nguyên liệu, di dân giữa các vùng,
miền , bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi đáng kể. Cùng với quá trình ĐTH,
những nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, số lƣợng lao động chuyển từ lĩnh
vực NN sang lĩnh vực công nghiệp ngày càng lớn đã dần hình thành nên một đội ngũ
lao động công nghiệp có kỹ năng, tay nghề và có thu nhập tăng đáng kể đặc biệt là
những lao động làm việc ở các nhà máy có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, ĐTH cũng để lại nhiều hệ luỵ trên các phƣơng diện KT - XH: nảy
sinh những vấn đề KT - XH nhức nhối, gây bất ổn định xã hội, cản trở quá trình
phát triển bền vững Quá trình ĐTH đã mở rộng không gian đô thị, không gian
công nghiệp đồng thời thu hẹp các vùng sản xuất NN vốn đã tồn tại và phát triển lâu

đời. Quá trình ĐTH càng diễn ra mạnh thì ngày càng có nhiều lao động nông thôn
bị mất đất canh tác, diện tích đất giành cho sản xuất NN cũng ngày càng bị thu hẹp,
công ăn việc làm của bà con nông dân từ bao đời nay dựa vào đồng ruộng để sinh
sống nay đứng trƣớc nguy cơ mất đất để sản xuất, thất nghiệp cao, mất việc làm và
thu nhập bị ảnh hƣởng, không ít hộ gia đình nông dân rơi vào cảnh khó khăn do
không chuyển đổi đƣợc nghề nghiệp, không thích ứng đƣợc với thay đổi đã dẫn đến
thiếu việc làm, thu nhập giảm sút.


2
Bên cạnh đó, hàng loạt các vấn đề liên quan khác phát sinh nhƣ: quá trình
ĐTH quá nhanh, vấn đề an ninh lƣơng thực, vấn đề phân hóa giàu nghèo… trở
thành vấn đề cốt lõi khi thực hiện quá trình CNH - HĐH ở Vĩnh Phúc. Các khu đô
thị mới xuất hiện ở các vùng nông thôn ngày càng nhiều nhƣng cũng kéo theo hệ
lụy thực tế là khi ruộng đất cho sản xuất NN không còn hoặc là còn rất ít, cơ hội
việc làm của nông dân có nhiều thay đổi thì bà con sẽ duy trì cuộc sống của mình
nhƣ thế nào? Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra cho riêng Vĩnh Phúc mà nó còn là câu
hỏi đặt ra cho các vùng nông thôn khi phải nhƣờng diện tích đất NN để xây dựng
các nhà máy, các đô thị cũng nhƣ các công trình công cộng khác trong quá trình
thực hiện CNH - HĐH.
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hƣởng của
ĐTH đến đời sống của ngƣời dân Vĩnh Phúc và đặc biệt là vấn đề việc làm của
ngƣời nông dân địa phƣơng.
Nghiên cứu và đề ra các giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy CNH - HĐH thông
qua ĐTH là một tất yếu khách quan gắn liền với giải quyế t thỏ a đá ng vấ n đề việ c
làm, thu nhậ p cho nông dân địa phƣơng trong giai đoạ n hiệ n nay. Chính vì lẽ đó, tôi
lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông
dân tỉnh Vĩnh Phúc” đƣợc chọn làm đề tài Luận án. Đề tài có giá trị về mặt lý luận
cũng nhƣ thực tiễn rất sâu sắc đối với việc hoạch định chính sách KT - XH của tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2020.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Làm rõ ảnh hƣởng của ĐTH đến việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc từ đó
đề xuất giải pháp để nông dân tiếp cận đƣợc việc làm trong bối cảnh ĐTH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Góp phần hệ thống hóa và phát triển một bƣớc cơ sở lý luận và thực tiễn
về những ảnh hƣởng của ĐTH đến việc làm của ngƣời nông dân.
b. Làm rõ những ảnh hƣởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh
Vĩnh Phúc.
c. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giúp nông dân tiếp cận đƣợc việc làm
trong quá trình ĐTH ở tỉnh Vĩnh Phúc.


3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là việc làm của ngƣời nông dân do ảnh
hƣởng của ĐTH, sự chuyển đổi về nghề nghiệp, sự dịch chuyển trong cơ cấu lao
động trong các lĩnh vực. Trong đó, việc làm của ngƣời nông dân đƣợc nghiên cứu
trên phƣơng diện khả năng tạo việc làm từ: chính ngƣời lao động tự tạo ra, do doanh
nghiệp hoặc do Nhà nƣớc tạo ra.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của ĐTH đến
việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa bàn khảo sát, điều tra, nghiên cứu các đối tƣợng (nông hộ, ngƣời lao
động, doanh nghiệp) đƣợc thực hiện tại huyện Bình Xuyên, là địa bàn có sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng trong giai đoạn 2000 -
2012. Trên cơ sở những ƣu việt và hạn chế đƣợc phân tích, đánh giá ở huyện Bình
Xuyên tác giả đƣa ra những khuyến nghị, giải pháp cho trong việc giải quyết việc
làm trong quá trình ĐTH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Phạm vi thời gian:
Đề tài nghiên cứu việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc dƣới ảnh hƣởng của
ĐTH đến từ năm 2005 - 2012 và khuyến nghị giải pháp để nông dân tiếp cận việc
làm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
+ Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu và phát triển một bƣớc cơ sở lý luận và khảo sát kinh nghiệm
thực tiễn về việc làm và những ảnh hƣởng của ĐTH đến việc làm của nông dân.
Làm rõ những thay đổi việc làm của nông dân ở tỉnh Vĩnh Phúc do tác động của
ĐTH và trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để nông dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp cận
việc làm của dƣới tác động của ĐTH đến năm 2020.
4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu trong nƣớc về quá trình ĐTH và những
ảnh hƣởng của ĐTH tới mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là tới đời sống những
ngƣời nông dân:


4
Tác giả Nguyễn Thị Hải Vân (2013) trong nghiên cứu: “ĐTH và việc làm,
lao động ngoại thành Hà Nội” đã sử dụng quan điểm tiếp cận hệ thống, quan điểm
liên ngành và phát triển bền vững. Trong phân tích, đánh giá tác giả sử dụng các
phƣơng pháp của kinh tế chính trị nhƣ: trừu tƣợng hóa khoa học, duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu chuyên ngành: điều tra xã hội, phân tích và tổng hợp, điền dã, chuyên gia -
chuyên khảo… và đã nêu ra các tác động tích cực, sâu sắc tới mọi mặt đời sống KT
- XH của mỗi quốc gia và có mối quan hệ tác động tƣơng hỗ tới lao động việc làm ở
nông thôn rất mạnh mẽ, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa và cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang diễn ra sâu sắc, các
tác động giữa ĐTH tới lao động, việc làm ngày càng phức tạp và gây hậu quả
nghiêm trọng, làm tổn hại lợi ích của nông dân và nông thôn, đe dọa đến sự phát
triển bền vững. Tác giả cũng đã làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của

ĐTH tới lao động, việc làm ở nông thôn dƣới góc độ kinh tế chính trị, cũng nhƣ
những nhân tố ảnh hƣởng tích cực, tiêu cực tới tình hình lao động, việc làm ở lao
động nông thôn ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH; đánh giá thực trạng
quản lý nhà nƣớc, thể chế, chính sách trong quá trình ĐTH cũng nhƣ đề ra các
phƣơng hƣớng, giải pháp về cơ chế chính sách giải quyết việc làm bền vững cho lao
động nông thôn đến năm 2020. Tác giả đã đƣa ra một số giải pháp hạn chế tác động
tiêu cực của ĐTH tới lao động việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn
2011 - 2020 nhƣ: hoàn thiện công tác quy hoạch và điều chỉnh mô hình CNH, ĐTH
Thủ đô theo hƣớng bền vững; phát triển ngành nghề tạo việc làm tại chỗ; phát triển
đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành; phát huy
thế mạnh các làng nghề truyền thống nông thôn; phát triển bền vững các KCN trên
địa bàn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu chƣa nêu đƣợc các phƣơng pháp đánh giá tác
động cũng nhƣ chỉ rõ mức độ tác động của ĐTH tới lao động, việc làm nông thôn
ngoại thành Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2006) trong nghiên cứu: “Tác động của quá trình
ĐTH tới cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình huyện Từ Liêm - Hà Nội” đã
nêu một số lý luận cơ bản và thực tiễn về ĐTH, về lao động - việc làm ở Việt Nam
hiện nay. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra những tác động tích cực, tiêu cực của
quá trình ĐTH đến chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở
huyện Từ Liêm giai đoạn 2000 - 2005 và trên cơ sở những phân tích, đánh giá tác
giả đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở các


5
vùng ĐTH ở Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại
ở mức độ phát hiện ra những tác động tích cực, tiêu cực của quá trình ĐTH đến cơ
cấu lao động việc làm, vì vậy việc đề ra các nhóm giải pháp vẫn chỉ mang tính
chính sách là cơ bản.
Tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) trong luận án: “Nghiên cứu các giải pháp tạo
việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên” đã tập trung nghiên

cứu về vẫn đề “lao động bền vững”. Trong luận án, tác giả cũng đã chỉ ra đƣợc năm
yếu tố cấu thành việc làm bền vững: các quyền tại nơi làm việc, ổn định việc làm và
thu nhập, tạo việc làm và xúc tiến việc làm, bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội. Trên cơ
sở phân tích năm yếu tố cấu thành đó, tác giả cũng đã đề xuất bốn nhóm giải pháp để
tạo ra việc làm bền vững cho lao động nông thôn. Tuy nhiên trong phân tích, tác giả
mới chỉ đơn thuần nhìn nhận yếu tố tạo việc làm bền vững từ phía doanh nghiệp mà
chƣa đề cấp tới chính khả năng, năng lực của ngƣời lao động có khả năng tiếp cận,
thực hiện nhiệm vụ để tạo ra việc làm thỏa đáng hay không.
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng (2009) trong nghiên cứu:
“Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình ĐTH” đã nghiên cứu
về lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trong quá trình ĐTH và đặc biệt nhóm tác giả đã nghiên cứu thực trạng của một tỉnh
trọng điểm đồng bằng sông Hồng là Hải Dƣơng và trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp cho tỉnh Hải Dƣơng trong vấn đề giải quyết việc làm. Tuy nhiên, trong nghiên
cứu nhóm tác giả đƣa ra các nhóm giải pháp giải quyết việc làm chủ yếu từ phía
doanh nghiệp và các cấp chính quyền mà chƣa đề cập đến giải pháp do chính ngƣời
lao động tự tạo việc làm.
Tác giả Trần Thị Minh Ngọc (2010) trong nghiên cứu: “Việc làm của nông
dân trong quá trình CNH - HĐH vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” đã
nghiên cứu một số lý luận về việc làm cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc
làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH - HĐH. Nghiên
cứu cũng đã phân tích thực trạng về việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông
Hồng giai đoạn 2000 - 2007 trên các vấn đề: cơ cấu việc làm, thị trƣờng lao động,
thu nhập của nông dân và trên cơ sở đó đề ra giải pháp về tạo việc làm, tăng thu
nhập cho nông dân. Tuy nhiên việc phân tích và đánh giá trên cơ sở những địa bàn
thuộc đồng bằng sông Hồng, vì vậy việc đƣa ra các các giải pháp có thể không hoặc
ít phù hợp với địa bàn một địa phƣơng.


6

Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thanh - Nguyễn Thế Trƣờng (2009) trong
nghiên cứu: “Tác động của ĐTH - CNH tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hóa -
xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc” đã nghiên cứu tổng quát trên tất cả phƣơng diện kinh tế -
văn hóa - xã hội. Nhóm tác giả tập trung đi nghiên cứu ở phạm vi lớn: tác động của
ĐTH - CNH tới phát triển kinh tế, sự biến đổi văn hóa xã hội trên địa bàn Vĩnh
Phúc dƣới tác động của CNH - HĐH giai đoạn 1997 - 2004. Tuy nhiên, phƣơng
pháp nghiên cứu mà nhóm tác giả tiếp cận chủ yếu là phƣơng pháp thống kê, so
sánh, phân tích và chƣa xây dựng các nhóm chỉ số để đánh giá những tác động cụ
thể đến các nhân tố ảnh hƣởng và trọng tâm nghiên cứu là vấn đề văn hoá, xã hội
còn vấn đề việc làm chƣa đƣợc đề cập một cách thoả đáng.
Tất cả những nghiên cứu trên, tuy có nhƣng đóng góp nhất định về lý luận,
thực tiễn ở những góc độ, khía cạnh khác nhau song cũng chỉ dừng lại ở mức liên
quan đến CNH - HĐH, tác động của ĐTH đến đời sống KT- XH nói chung của
nhóm tác giả nghiên cứu mà chƣa có nghiên cứu nào phân tích những ảnh hƣởng
của ĐTH đến việc làm của nông dân.
Từ các cách tiếp cận khác nhau về việc làm, các nghiên cứu đã phân tích,
đánh giá vấn đề việc làm trong quá trình CNH - HĐH và ĐTH; chỉ ra ảnh hƣởng
của ĐTH đến việc làm và đề xuất một số giải pháp hƣớng vào giải quyết việc làm
trong quá trình ĐTH. Tuy nhiên, có thể thấy đằng sau các công trình nghiên cứu về
ĐTH và việc làm vẫn còn những khoảng trống chƣa đƣợc đề cập hoặc đã đề cập
nhƣng chƣa sâu sắc, còn hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Các nghiên cứu chƣa làm rõ đặc điểm việc làm của nông dân ở vùng nông
thôn (tính thời vụ, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, việc làm có thu nhập bằng tiền
công ít, việc làm mang lại thu nhập thấp, bấp bênh, ), vai trò của việc làm đối với
sự phát triển kinh tế nông thôn.
- Quan hệ giữa ĐTH với việc làm của nông dân là mối quan hệ tƣơng tác
hữu cơ trong quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, các nghiên cứu chƣa phân tích, đánh
giá sâu sắc để làm rõ bản chất của mối quan hệ này, chƣa chỉ ra sự biến đổi việc làm
ở các vùng nông thôn trong quá trình ĐTH.
- Chƣa làm rõ mức độ phân hoá việc làm do ảnh hƣởng của ĐTH và khả

năng tiếp cận của dân cƣ nông thôn trong quá trình ĐTH, những yêu cầu đối với
nông dân trƣớc sự thay đổi việc làm trong quá trình ĐTH.


7
- Các nghiên cứu còn bỏ ngỏ, chƣa phân tích cơ chế ảnh hƣởng của ĐTH đến
việc làm của nông dân, những nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm của nông dân trong
quá trình ĐTH.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
+ Tính mới của đề tài
- Luận giải làm rõ mối quan hệ giữa ĐTH với việc làm của nông dân về
phƣơng diện lý luận và thực tiễn, từ đó khẳng định: Quá trình phát triển đô thị
phải luôn luôn gắn liền với các vấn đề phát triển nông thôn, trong đó có việc
làm của nông dân.
- Luận án chỉ ra ảnh hƣởng của ĐTH đến việc làm của nông dân tỉnh
Vĩnh Phúc trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Lý giải vấn đề ĐTH gắn với
giải quyết việc làm, ĐTH có phải là động lực giải quyết việc làm cho nông dân
không? Từ đó trả lời câu hỏi làm thế nào gắn ĐTH với giải quyết việc làm cho
nông dân trong quá trình này.
- Luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính
sách, các nhà quản lý để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, góp
phần giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Những đóng góp của đề tài về mặt khoa học cũng như thực tiễn
- Làm rõ hơn lý luận về mối quan hệ giữa ĐTH với việc làm ở nông thôn
trong quá trình ĐTH.
- Đề xuất các giải pháp gắn ĐTH với giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân
ở các vùng nông thôn, góp phần giải quyết hài hoà hai mục tiêu: nâng cao đời sống
của ngƣời dân địa phƣơng và thực hiện thành công chủ trƣơng CNH - HĐH của tỉnh
Vĩnh Phúc cũng nhƣ của đất nƣớc.
- Nội dung cốt lõi của đề tài là góp phần nghiên cứu ảnh hƣởng của ĐTH đến

việc làm, từ đó ảnh hƣởng đến mức sống, mức thu nhập của các hộ gia đình nông
dân trong tỉnh từ khi hình thành các KCN, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn (mối
quan hệ giữa ĐTH với việc làm của nông dân).
- Đƣa ra đƣợc các giải pháp cho vấn đề việc làm phù hợp với các đối
tƣợng cụ thể theo hƣớng bền vững tại địa phƣơng trên cơ sở thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển sản xuất NN theo hƣớng áp dụng khoa học


8
kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng đồng thời phát triển các
ngành nghề kinh doanh dịch vụ, khai thác triệt để lợi thế từ quá trình ĐTH mang
lại nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức cơ bản của quá trình ĐTH sẽ gặp
phải trong tƣơng lai.
- Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài tạo ra cơ sở khoa học với tính thực
tiễn cao giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách của tỉnh có cách nhìn thấu đáo
về vấn đề quy hoạch phát triển KT - XH; quy hoạch phát triển các KCN, khu đô thị,
chính sách việc làm, chính sách đào tạo nghề
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết
cấu gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Cơ sở khoa học về ảnh hƣởng của đô thị hoá đến việc làm của
nông dân.
Chương 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng ảnh hƣởng của đô thị hoá đến việc làm của nông dân
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 4. Quan điểm, định hƣớng và những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm
cho nông dân trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.


9

Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NÔNG DÂN
1.1. Một số vấn đề lý luận về đô thị, đô thị hóa
1.1.1. Khái niệm về đô thị, đô thị hóa
1.1.1.1. Đô thị
Các đô thị tồn tại ở khắp mọi nơi , ở mỗi quốc gia khác nhau lại có cách hiểu
về đô thị khá c nhau . Ở Mỹ thì sự xác định đó dựa vào số lƣợng dân sinh sống ở
vùng, khu vƣ̣ c đó , ở Nam Phi số dân cầ n có để mộ t điể m dân c ƣ đƣợ c coi là đô thị
tùy thuộc vào chủng tộc dân cƣ , ở Braxin thì quy mô dân không đƣợc sử dụng để
xác định các đô thị, mà đơn giản hơn chỉ có thủ đô mới là đô thị.
Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về đô thị . Theo quan điể m xã
hộ i họ c , tác giả Trịnh Duy Luân (2004) trong tác phẩm “Xã hội học đô thị ” cho
rằ ng: Đô thị là nhƣ̃ ng hì nh thƣ́ c tổ chƣ́ c xã hộ i có xuấ t xƣ́ địa lý và mang nhƣ̃ ng đặ c
trƣng nhấ t đị nh. Cụ thể [33]:
Thứ nhấ t, có dân số tƣơng đố i đông, mậ t độ dân số cao và không thuầ n nhấ t.
Thứ hai, có một bộ phận dân cƣ làm công tác phi nông nghiệp và có một số
chuyên gia.
Thứ ba, mộ t đô thị phả i đả m nhậ n chƣ́ c năng thị trƣờ ng và í t nhấ t phả i có
mộ t quyề n lƣ̣ c điề u hà nh.
Thứ tư, các đô thị thể hiện những hình thức tƣơng tác , trong đó mộ t cá nhân
đƣợ c biế t đế n không phả i nhƣ mộ t nhân cá ch đầ y đủ theo nghĩ a là í t nhấ t có mộ t số
tƣơng tá c vớ i nhƣ̃ ng ngƣờ i khá c không phải nhƣ là những cá nhân, mà là với các vai
trò mà họ đảm nhận.
Thứ năm, các đô thị đòi hỏi một sự gắn kết xã hội.
Một quan điểm khác nhìn nhận đô thị là sƣ̣ kiế n tạ o lã nh thổ - xã hội, mộ t
hình thức cƣ trú mang tính toà n vẹ n lị ch sƣ̉ củ a con ngƣờ i , hoặ c đặ c trƣng bở i cá c
dấ u hiệ u sau [33]:
- Là nơi tập hợp của một số lƣợng lớn dân cƣ trên một lãnh thổ hạn chế.
- Đạ i bộ phậ n dân cƣ sinh số ng ở đây là m việ c trong lĩ nh vƣ̣ c phi nông nghiệ p.

- Là môi trƣờng trực tiếp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
xã hội và cá nhân.


10
- Giƣ̃ vai trò chủ đạ o đố i vớ i cá c vù ng nông thôn xung quanh và toà n xã hộ i
nói chung.
Theo nghị định số 72/2001/NĐ - CP ngà y 5 tháng 10 năm 2001 của Chính
phủ Việt Nam về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị [5]:
Đô thị là khu dân cƣ tập trung có những đặc điểm sau:
Về cấp quản lí, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền quyết định thành lập;
Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt đƣợc những tiêu chuẩn sau:
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển KT - XH của cả nƣớc hoặc một vùng lãnh thổ nhƣ: vùng liên tỉnh, vùng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực
thuộc Trung ƣơng; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
Đối với khu vực nội thành phố, nội thị, thị trấn tỉ lệ lao động phi NN tối thiểu
phải đạt 65 % tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cƣ tối
thiểu phải đạt 70 % mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy
định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4.000 ngƣời và mật độ dân số tối
thiểu phải đạt 2.000 ngƣời/km² [5].
Nhƣ vậy, có thể hiểu một đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ gia
tăng các công trình kiến trúc do con ngƣời xây dựng so với các khu vực xung quanh
nó. Các đô thị có thể là thành phố, thị xã, trung tâm dân cƣ đông đúc.
Các đô thị đƣợc thành lập và phát triển thêm qua quá trình ĐTH. Đo đạc tầm
rộng của một đô thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở rộng đô thị,
và biết đƣợc các số liệu về dân số nông thôn và thành thị.
1.1.1.2. Đô thị hoá
ĐTH là một quá trình KT - XH đƣợc gia tăng mạnh mẽ trong thời đại cách

mạng khoa học kỹ thuật, biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lƣợng và quy mô
của các điểm dân cƣ đô thị, sự tập trung về dân cƣ trong các các thành phố, sự phổ
biến lối sống đô thị trong toàn bộ mạng lƣới dân cƣ. ĐTH là sự phản ánh những
chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc kinh tế và trong các hoạt động của đời sống xã hội.
Hiện nay khái niệm ĐTH chƣa có đƣợc sự thống nhất do các cách tiếp cận
khác nhau của mỗi nghiên cứu, ở mỗi chuyên ngành.
Theo tác giả Đàm Trung Phƣờng (1995): “ĐTH là quá trình chuyển dịch
hoạt động NN phân tán sang hoạt động phi NN tập trung trên một số địa bàn thích
hợp” [36].


11
Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân
số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân số hay diện tích của một vùng
hay khu vực (mức độ đô thị hoá ). Hay đó chính là sự mở rộng đô thị theo thời
gian (tốc độ đô thị hoá) [72].
Theo đó, khái niệm về ĐTH đƣợ c nhì n nhậ n ở hai dấ u hiệ u sau:
- Dấ u hiệ u đị nh lƣợ ng là tỷ lệ % số dân đô thị trên tổ ng số dân và nhiề u
khi đƣợ c nhì n nhậ n là dấ u hiệ u duy nhấ t để đá nh giá trình độ (mƣ́ c độ ) ĐTH của
mộ t quố c gia hay củ a mộ t khu vƣ̣ c . Tuy nhiên nế u chỉ hạ n chế trong cá ch tiế p
cậ n nhâ n khẩ u họ c thì sẽ không thể nà o giả i thích đƣợ c tầ m quan trọ ng và vai trò
của ĐTH cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại .
Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu thƣờng xem ĐTH là một quá tr ình KT - XH
lịch sử mang tính quy luật , trên quy mô toà n cầ u , ở đó, bên cạ nh mặ t dân số , địa
lý, môi trƣờ ng cò n phả i nó i tớ i sƣ̣ thay đổ i theo xu hƣớ ng về mặ t xã hộ i trong
lòng các đô thị .
- Dấ u hiệ u đị nh tí nh củ a quá trì nh ĐTH chính là sự thay đổi to lớn và sâu
rộ ng trong đờ i số ng xã hội, đờ i số ng củ a cá c cộ ng đồ ng nông thôn và đô thị , hay
sƣ̣ thay đổ i trong cấ u trú c xã hộ i , lố i số ng đô thị hay điề u kiệ n số ng củ a ngƣờ i
dân trên địa bàn…

Trên thực tế, ở Việt Nam để thực hiện quá trình CNH - HĐH đất nƣớc thì
mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng NN tăng tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ đƣợc ƣu tiên, chú trọng và diễn ra trên phạm vi rộng lớn,
nó không chỉ đƣợc thực hiện ở các thành phố , thị xã , những khu trung tâm , đô
thị… mà đến nay quá trình đó đang dần mở rộng phạm vi ra các khu vực nông
thôn, vùng ngoại thành Do vậy mà sự tác động đó cũ ng sẽ ảnh hƣởng mạ nh
đến quá trình ĐTH ở các vùng, miền đến dân số, diện tích ở các vùng nông thôn
cũng nhƣ thành thị.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay đã và đang diễn ra các quá trình ĐTH sau:
- Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình ĐTH diễn ra ngay chính
trong đô thị. Ở đây cũng có sự di dân, nhƣng là sự di dân từ trung tâm ra ngoại
thành hoặc vùng ven đô. Với quá trình ĐTH này thƣờng gắn với quan điểm chủ
quan của ngƣời quy hoạch dựa trên sự chỉnh trang, nâng cấp đô thị. Tuy nhiên,
ĐTH thay thế này chỉ phù hợp ở từng giai đoạn, thời kỳ và thƣờng là trong ngắn
hạn cho đến khi dân cƣ tăng, xã hội phát triển, nhu cầu đáp ứng cao sẽ dẫn tới sự
quá tải trong đô thị cũ, kết cấu hạ tầng, kiến trúc của đô thị cũ lạc hậu, ô nhiễm môi
trƣờng sẽ gây ra áp lực về sự di chuyển ra xa trung tâm đô thị cũ.


12
- Đô thị hoá cưỡng bức: Là khái niệm đƣợc dùng để chỉ sự di chuyển dân cƣ
từ nông thôn về thành thị, trung tâm. Đặc điểm của ĐTH cƣỡng bức là không gian
kiến trúc không đƣợc mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu
cầu của dân cƣ trở nên tập trung, quá tải và không đƣợc đáp ứng. Đô thị trở nên quá
tải về mật độ dân số và từ đó phát sinh các tiêu cực, mâu thuẫn trong quá trình phát
triển đô thị. Nguyên nhân của sự di chuyển dân cƣ là vấn đề việc làm và thu thập
giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị.
- Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang
các đô thị nhỏ, hoặc từ các đô thị nhỏ trở về các vùng nông thôn. Thông thƣờng, ở
giai đoạn đầu của quá trình CNH - HĐH, KT - XH đang phát triển thì đô thị luôn là

nơi tạo ra nhiều việc làm và các dịch vụ tốt hơn đã thu hút hƣớng di dân từ nông
thôn về thành thị. Khi quá trình ĐTH kết thúc, khi sự quá tải, ô nhiễm xuất hiện thì
môi trƣờng sống (tự nhiên, xã hội) ở nông thôn đƣợc cải thiện đã là lực hút sự di
dân quay trở về các vùng nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng
cách về mức sống, thu nhập và chất lƣợng sống giữa thành thị - nông thôn. Đô thị
hoá ngƣợc nhƣ một chỉ báo tổng hợp về sự phát triển cao và là xu hƣớng tất yếu của
một đô thị, một quốc gia trong xu thế phát triển, hội nhập.
Trong nghiên cứu này, ngoài đánh giá mức độ ĐTH nhƣ khái niệm trên thì
tác giả còn sử dụng tổng hợp một số chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ ĐTH (theo
phƣơng pháp đa tiêu chí) và trên cơ sở đó đƣa ra những đánh giá và so sánh.
1.1.2. Đô thị hóa và vấn đề việc làm của nông dân
1.1.2.1. Đô thị và việc làm
Bên cạnh nông thôn, đô thị là hình thái quần cƣ cơ bản thứ hai của xã hội
loài ngƣời. Trên thế giới, đô thị ra đời rất sớm, nhƣng chỉ thật sự phát triển mạnh
mẽ từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Cho đến nay, ĐTH đã trở thành một hiện tƣợng
xã hội, một hiện tƣợng kinh tế có ảnh hƣởng hết sức quan trọng tới mọi lĩnh vực
hoạt động của đời sống KT - XH, đặc biệt là vấn đề việc làm.
Đô thị có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của cả nƣớc và là một thành
quả tất yếu của quá trình thực hiện CNH - HĐH. Sự phát triển đô thị kích thích tăng
trƣởng và phát triển của các vùng lãnh thổ xung quanh và toàn bộ nền kinh tế thông
qua quá trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, lan truyền tiến bộ công nghệ, văn hóa,
xã hội Với sự phát triển của hệ thống các đô thị, nhiều nƣớc đã từng bƣớc hình
thành đƣợc những vùng, lãnh thổ phát triển không chỉ đảm nhận chức năng là động
lực thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền KT - XH đất nƣớc mà còn đảm nhận chức
năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin, các
thành tựu về phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa của thế giới rồi lan


13
rộng ra các vùng xung quanh. Vai trò và tác động tích cực của việc phát triển đô thị

có ảnh hƣởng rất lớn đến việc làm của ngƣời dân. Cụ thể:
- Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm, thu nhập, tích lũy của nền
kinh tế và nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
năm 2012, chỉ tính riêng bốn thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng chiếm khoảng 14 % dân số, tạo ra 36,4 % GDP, 45,7 % giá trị
sản lƣợng công nghiệp, và gần 50 % giá trị xuất khẩu của cả nƣớc [53]. Các đô thị
này đã trở thành những vùng động lực có tốc độ tăng trƣởng cao và có đóng góp
quan trọng vào việc tăng quy mô của nền kinh tế, tăng giá trị công nghiệp, dịch vụ
và xuất khẩu của cả nƣớc cũng nhƣ giải quyết các vấn đề xã hội.
- Với quy mô sản xuất, diện tích, dân số lớn và không ngừng gia tăng, sự tập
trung lớn các năng lực sản xuất: lao động, vốn, trang thiết bị , các đô thị đã hấp thu
một lƣợng lao động lớn để phục vụ sản xuất và cung cấp một khối lƣợng đáng kể
các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ với chất lƣợng tốt đáp ứng nhu cầu của nhiều
vùng trong nƣớc và nguồn hàng cho xuất khẩu.
- Các đô thị tạo việc làm trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ. Với việc tập
trung các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thƣơng mại ở các
đô thị mới và đặc biệt các hoạt động dịch vụ quan trọng nhƣ xuất nhập khẩu, tài
chính, tiền tệ, vận tải, du lịch, khoa học công nghệ từ các đô thị lớn bắt đầu có sức
lan tỏa và dịch chuyển sang các vùng lân cận đã thúc đẩy sự phát triển KT - XH của
các vùng, miền mà trƣớc đây vốn vẫn là các vùng nông thôn thuần túy.
- Với ƣu thế về nhân lực chất lƣợng cao, đƣợc đào tạo, có khả năng tiếp cận
và vận hành nhanh chóng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến (thƣờng tập trung
về các vùng đô thị, đô thị lớn) nên ở các vùng đô thị tỷ lệ lao động có việc làm
thƣờng chiếm tỷ lệ lớn với mức thu nhập cao và ổn định.
- Sự phát triển của đô thị góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động
cũng nhƣ tăng năng suất và chất lƣợng lao động cho toàn bộ nền kinh tế. Tại các đô
thị của Việt Nam đã bƣớc đầu hình thành đội ngũ lao động và cán bộ quản lý có
trình độ và tác phong lao động công nghiệp hiện đại. Tay nghề của ngƣời lao động
đƣợc nâng cao cùng các kinh nghiệm quản trị kinh doanh…đƣợc tiếp tục lan tỏa
sang các vùng, miền lân cận thông qua di chuyển, mở rộng và phát triển các chi

nhánh, các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại các địa phƣơng cũng nhƣ các địa
phƣơng khác, góp phần từng bƣớc hình thành các đô thị mới, đô thị vệ tinh mà tại
đó bản thân họ có thu nhập đồng thời chính họ lại mở ra việc làm mới cũng nhƣ cơ
hội việc làm cho ngƣời dân bản địa.

×