Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.72 KB, 12 trang )

1

2

CHƯƠNG 1

DNNVV trong quá trình phát triển và hội nhập toàn cầu. Bởi các lý do trên, đề tài “
Ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân: Nghiên cứu tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” được lựa chọn để thực hiện cho nghiên cứu này.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Vai trò quan trọng của thể chế trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đã
được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Ở cấp
độ tổ chức, lý thuyết thể chế cho thấy các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến các chiến lược
và quy trình của các tổ chức (Scott, 1995). Thể chế như là một phần của môi trường
kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp bao gồm các DNNVV
đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả. Tuy nhiên, các tài liệu hiện
có về thể chế chủ yếu tập trung vào thể chế chính thống, trong khi các tác động của thể
chế khơng chính thống ít được quan tâm (Roxas và Chadee, 2012).

Mục đích của nghiên cứu này là thăm dị và tìm hiểu ảnh hưởng của thể chế
chính thống và khơng chính thống tới từng khía cạnh tinh thần doanh nhân của các
DNNVV. Bên cạnh đó, tinh thần doanh nhân của các DNNVV trong bối cảnh của các
quốc gia đang phát triển cũng được quan tâm nghiên cứu. Qua đó, kết quả thu được
có thể đưa ra một số gợi ý để hoàn thiện thể chế, thúc đẩy tinh thần doanh nhân của
các DNNVV Việt Nam nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.


Trong những năm gần đây, tinh thần doanh nhân (Entrepreneurial Orientation)
đã trở thành một chủ đề phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu kinh doanh nói chung và
lĩnh vực tinh thần doanh nhân nói riêng. Vij và Bedi (2012) lập luận rằng tinh thần
doanh nhân là yếu tố quyết định chính cho sự thành cơng của một doanh nghiệp.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu về tinh thần doanh nhân trong bối cảnh các
DNNVV (ví dụ, Keh và cộng sự, 2007; Wang và cộng sự, 2015). Trong bối cảnh các
nước đang phát triển như Việt Nam, tinh thần doanh nhân và một số tiền đề của nó
cũng đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, nhưng ở mức độ còn khiêm
tốn (Nguyen, 2009, 2011; Swierczek và Thai, 2003).

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu:

Thể chế có những ảnh hưởng đối với mong muốn, nhận thức rủi ro và lợi nhuận
của các hoạt động kinh doanh (Avnimelech và cộng sự, 2014; Shane, 2003), và năng
lực đổi mới của các doanh nghiệp (Chadee và Roxas, 2013). Tuy nhiên, dường như
thiếu các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế, đặc biệt là các nhóm thể chế khơng
chính thống và tinh thần doanh nhân ở cấp độ công ty. Cần lưu ý rằng, những ảnh
hưởng của thể chế khơng chính thống đối với xu hướng chấp nhận rủi ro, sự đổi mới
sáng tạo và sự chủ động tiên phong đi trước đối thủ của công ty là vẫn chưa rõ ràng
(Roxas và Chadee, 2012). Điều này địi hỏi cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm
hiểu về mối quan hệ giữa thể chế khơng chính thống và các hình thái của tinh thần
doanh nhân.
Các DNNVV có vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tính
đến hết tháng 12 năm 2015 thì cả nước có khoảng trên 500.000 DNNVV, chiếm
97,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp trên 40% GDP và thu hút trên
50% lực lượng lao động của cả nước (Tổng cục thống kê, 2018). Tuy nhiên, kể từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, số lượng doanh nghiệp giải thể và đóng cửa tiếp
tục tăng. Đặc trưng cơ bản của các DNNVV là quy mô nhỏ, lao động phổ thơng, cơng
nghệ lạc hậu, vốn ít…, năng suất lao động thấp, đây là những rào cản đối với các


1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Các DNNVV Việt Nam theo định nghĩa chính thức trong
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ. Khơng gian
nghiên cứu: Luận án thực hiện việc thu thập dữ liệu tại ba thành phố lớn gồm: Hà
Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu được
thu thập sử dụng phân tích trong luận án là dữ liệu của 5 năm, từ năm 2012 đến 2017.
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về tinh thần doanh nhân; ảnh hưởng của thể chế chính
thống tới tinh thần doanh nhân; ảnh hưởng của thể chế khơng chính thống tới tinh
thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam.
1.4 Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về phương diện lý luận
Ảnh hưởng của thể chế chính thống (formal institution) và thể chế khơng chính
thống (informal institution) đến tinh thần doanh nhân (entrepreneurial orientation) ở
cấp độ cơng ty được ít các học giả quan tâm nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết sử dụng cho
các nghiên cứu là chưa rõ ràng và chưa nhất qn. Thể chế khơng chính thống chỉ
được xem xét là các yếu tố văn hóa quốc gia mà bỏ qua vai trị quan trọng của các
yếu tố thể chế khơng chính thống theo định nghĩa của Helmke và Levitsky (2004).
Luận án này đã xem xét ảnh hưởng của thể chế đến từng khía cạnh của tinh thần
doanh nhân (đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro và chủ động tiên phong đi trước đối
thủ) của các DNNVV. Một số đóng góp cụ thể của nghiên cứu như sau:
1/ Để đo lường chất lượng thể chế chính thống về sự khơng phù hợp của hệ thống
chính sách, quy định của Nhà nước, các nghiên cứu cần bổ sung thêm hai chỉ báo đo
lường. Thứ nhất là sự chồng chéo và thiếu rõ ràng, thứ hai là sự thiếu ổn định và
thiếu nhất quán.


3


4

2/ Để đo lường thể chế khơng chính thống về lòng tin thể chế của các DNNVV, các
nghiên cứu cần bổ sung thêm một chỉ báo đo lường phản ánh sự cảm nhận chung về
các thay đổi tích cực của các quy định và chính sách của Nhà nước.

CHƯƠNG 2

3/ Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, sự không phù hợp của hệ thống chính
sách/quy định của Nhà nước, lịng tin thể chế và tham nhũng đều có mối quan hệ với
từng khía cạnh của tinh thần doanh nhân (đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro và chủ
động tiên phong) trong bối cảnh các DNNVV ở các quốc gia đang phát triển tương tự
như Việt Nam.
4/ Mối quan hệ giữa chất lượng điều hành và tinh thần doanh nhân của các DNNVV
có thể thay đổi theo chiều ngược lại phụ thuộc vào bối cảnh.

Đóng góp về phương diện thực tiễn
Mặc dù các rào cản thể chế chính thống và tham nhũng vẫn ở mức độ cao,
ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần doanh nhân, tuy nhiên lòng tin thể chế của nhiều
DNNVV dường như không bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy, vai trị tích cực của lịng
tin thể chế đối với tinh thần doanh nhân là một phát hiện có nhiều ý nghĩa thực tiễn
trong bối cảnh Việt Nam. Ngồi các giải pháp nhằm xóa bỏ các rào cản thể chế
chính thống và hạn chế tham nhũng thì các giải pháp nhằm tăng cường lòng tin thể
chế sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt
Nam phát triển.
1.5 Kết cấu của luận án
Luận án “Ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân: Nghiên cứu tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” bao gồm 159 trang: danh mục bảng biểu,
danh mục hình vẽ, mục lục, nội dung năm chương, kết luận, danh mục các cơng trình
nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo và phụ lục. Năm chương bao gồm các nội

dung: Chương 1/Giới thiệu chung về nghiên cứu (8 trang); Chương 2/Tổng quan
nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân của
các doanh nghiệp (33 trang); Chương 3/Phương pháp nghiên cứu (35 trang); Chương
4/Kết quả nghiên cứu (9 trang); Chương 5/Đánh giá kết quả nghiên cứu và một số
kiến nghị đề xuất (11 trang); Tổng số bảng biểu là 20; Tổng số hình vẽ là 05.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về mối quan hệ giữa thể chế và tinh thần doanh nhân của các
DNNVV.
2.1.1 Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù lĩnh vực tinh thần doanh nhân đã được các học giả nghiên cứu về thể
chế quan tâm và xem xét, nhưng các yếu tố thể chế khơng chính thống chủ yếu được
xem xét là văn hóa quốc gia hoặc các học giả chỉ chủ yếu quan tâm tới thể chế chính
thống. Tuy nhiên, thể chế khơng chính thống khơng nhất thiết phải là các yếu tố văn
hóa theo quan điểm của Helmke và Levitsky (2004). Một số nghiên cứu đã khẳng
định ảnh hưởng của thể chế khơng chính thống đến sự lựa chọn chiến lược của các
doanh nghiệp là độc lập (Peng, 2002). Trong khi đó, các yếu tố thể chế khơng chính
thống mang tính đặc trưng trong bối cảnh của các nền kinh tế chuyển đổi và đang
phát triển như tham nhũng và lịng tin dường như ít được quan tâm nghiên cứu. Mặc
dù các nghiên cứu cũng đã nỗ lực để đánh giá tác động của thể chế đến tinh thần
doanh nhân ở cấp độ quốc gia, nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu về mối quan hệ
giữa thể chế, đặc biệt là thể chế khơng chính thống với tinh thần doanh nhân ở cấp độ
công ty. Quan trọng hơn nữa, là những ảnh hưởng của thể chế tới chấp nhận rủi ro,
đổi mới sáng tạo và chủ động tiên phong là chưa rõ ràng (Roxas và Chadee, 2012).
Điều này đòi hỏi cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để khám phá mối quan hệ giữa thể
chế chính thống và khơng chính thống với các hình thái của tinh thần doanh nhân.
Ảnh hưởng của thể chế khơng chính thống, cụ thể là tham nhũng, lòng tin thể chế ở
cấp độ doanh nghiệp trong bối cảnh các DNNVV sẽ là một khoảng trống nghiên cứu
thú vị. Luận giải được các mối quan hệ này sẽ đóng góp vào việc làm sáng tỏ hơn vai
trị của thể chế khơng chinh thống đối với tinh thần doanh nhân ở cấp độ công ty,

trong bối cảnh một nước chuyển đổi và đang phát triển.
Qua kết quả tổng quan, các nghiên cứu về tinh thần doanh nhân trong bối cảnh
Việt Nam chỉ mới được một số rất ít học giả thực hiện, và vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau về tinh thần doanh nhân (Hồng Văn Hoa, 2010). Bên cạnh đó, các nghiên cứu
chủ yếu mới dừng lại ở việc xem xét mối quan hệ giữa tinh thần doanh nhân và kết quả
kinh doanh của các DNNVV Việt Nam (ví dụ như, nguyen, 2009; Swierczek & Thai,
2003). Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và tinh thần doanh nhân thì gần
như chưa được quan tâm nghiên cứu.


5

6

2.1.2 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và
tinh thần doanh nhân của các DNNVV

Chủ động tiên phong đi trước đối thủ phản ánh sự sẵn sàng của doanh nghiệp trong
việc táo bạo tiên phong đi trước đối thủ cạnh tranh. Chủ động có thể bao gồm các
hành động: nhận biết và đánh giá các cơ hội mới, xác định và theo dõi các xu hướng
thị trường và hình thành các nhóm kinh doanh mới.

2.1.2.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 2.2: Các khái niệm sử dụng cho nghiên cứu
Các yếu tố
Thể chế

Thể chế
chính thống


Thể chế
khơng chính thống

Tinh thần doanh nhân

Nội dung khái niệm

Nguồn

“Luật chơi” trong một xã hội.

North (1990)

Thể chế chính thống là nói tới hệ thống pháp
luật, quy định, chính sách, hợp đồng và hiệu
lực thực thi. Cùng với tồn bộ văn bản luật
pháp và chính sách là cơ chế thực thi, sự
điều tiết, giám sát của các cơ quan liên quan
giúp cho việc thực hiện chính sách.

North (1992)

Thể chế khơng chính thống đề cập đến các
Helmke và
giá trị chia sẻ trong xã hội, thông thường là
các quy định không thể hiện bằng văn bản, Levitsky (2004,
2006)
được truyền đạt và thực thi bên ngoài các
kênh được thừa nhận chính thức.
Khái niệm này nói tới “những q trình,

những hoạt động thực tiễn và những hoạt
động ra quyết định dẫn tới sự ra đời của
những cái mới trong doanh nghiệp”. Tinh
thần doanh nhân gồm có ba yếu tố cấu
thành: chấp nhận rủi ro, hành động một
cách chủ động tiên phong đi trước đối thủ
và đổi mới sáng tạo.

Miller (1983);
Lumpkin và
Dess, (1996)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan
Khái niệm về các khía cạnh của tinh thần doanh nhân:

Đổi mới sáng tạo nói tới việc doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ sự sáng tạo và thử
nghiệm, tham gia vào các quá trình sáng tạo, thử nghiệm các ý tưởng như áp dụng
các phương pháp sản xuất mới, công nghệ mới hay phát triển các sản phẩm và dịch
vụ mới cho các thị trường hiện tại hoặc thị trường mới.
Chấp nhận rủi ro nói tới việc doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư một nguồn lực đáng kể
để khai thác các cơ hội kinh doanh và thực hiện những chiến lược kinh doanh có độ
rủi ro cao. Tinh thần dám chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp khơng có nghĩa là ‘làm
liều’ khơng tính tốn tới hậu quả, mà điều này phản ánh sự mạnh dạn, dám làm, dám
nắm bắt những cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2.2 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế
chính thống và tinh thần doanh nhân
Chất lượng điều hành của các cơ quan quan quản lý Nhà nước được định nghĩa
là các rào cản đối với hoạt động của các doanh nghiệp như mức thuế, quản lý thuế,
các hoạt động thanh tra kiểm tra bởi sự áp đặt của Nhà nước (Chadee và Roxas,

2013). Các rào cản thể chế này cũng bao gồm thiếu hụt sự hỗ trợ của Nhà nước cho
phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp như tài chính và các dịch vụ hỗ trợ
(Hashi và Krasniqi, 2011; Zhu và các cộng sự, 2012). Chất lượng điều hành đề cập
tới sự cứng nhắc và quan liêu mà các doanh nghiệp gặp phải khi giải quyết các công
việc với các cơ quan đại diện của Nhà nước, ví dụ khi đi đăng ký kinh doanh hoặc
cấp giấy phép kinh doanh để tiến hành một hoạt động kinh doanh cụ thể (Norton,
1998). Nội dung này cũng đề cập đến các quy tắc, các thủ tục, quy trình, mức độ phù
hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, điều này dẫn đến gánh nặng chi phí bất
hợp lý cho các doanh nghiệp. Điều này làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp khi
phải thực hiện các giao dịch với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Các chi phí
này có thể là chi phí tài chính, thời gian và cơng sức để hồn thành các thủ tục (Fogel
và các cộng sự, 2006). Các rào cản này cũng làm tăng chi phí giao dịch và mức độ
khơng chắc chắn, qua đó cản trở việc tiếp cận nguồn lực để hỗ trợ cho các hoạt động
đổi mới (Chadee và Roxas, 2013). Hầu hết các nghiên cứu trong bối cảnh của các nền
kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thì chất lượng điều hành ảnh hưởng tiêu cực
đến khả năng đổi mới của doanh nghiệp (Chadee và Roxas, 2013; Xheneti và Bartlett,
2012). Zhu và các cộng sự (2012) đã chỉ ra hoạt động đổi mới sáng tạo của DNNVV
bị cản trở bởi các chi phí liên quan đến đổi mới như gánh nặng thuế, chi phí tài
chính…, việc tuân thủ sự quan liêu và cứng nhắc của các cơ quan Nhà nước. Rào cản
này dẫn đến sự leo thang mức độ không chắc chắn và chi phí, ngăn cản khả năng tiếp
cận của doanh nghiệp với các nguồn lực để hỗ trợ hoặc kích thích sự đổi mới. Bên
cạnh đó, sự nhận thức về cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự đổi mới
sáng tạo và chủ động tiên phong của các doanh nghiệp (Haro và các công sự, 2011).
Khi mà mức độ khơng chắc chắn và chi phí tăng cao thì khả năng quản trị rủi ro của
doanh nghiệp bị hạn chế, đặc biệt là các DNNVV. Điều này sẽ làm cho các doanh
nghiệp suy giảm mức độ chấp nhận rủi ro để có thể hướng tới các cơ hội kinh doanh.
Sự tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và các dịch vụ hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước
cho các DNNVV khi thác các cơ hội kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng tích cực đến mức
độ chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp (Haro và các cơng sự, 2011). Do đó, việc
gia tăng chi phí tiền bạc và chi phí thời gian, cũng như các doanh nghiệp còn phải đối



7

8

mặt với sự phiền hà khi thực hiện các thủ tục kinh doanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Như vậy, chất lượng điều hành sẽ có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến cả ba khía cạnh của tinh thần doanh nhân. Các rào cản của
chất lượng điều hành đối với hoạt động của các DNNVV cũng đã được các nghiên
cứu trong nước đề cập tới (CIEM và các cộng sự, 2016; VCCI, 2016). Việc thanh tra,
kiểm tra và quá nhiều các loại chi phí đã làm nản lịng các doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh, ngại ngần đầu tư, giảm động lực đổi mới sáng tạo (Nguyễn Thị Luyến,
2018; Lê Du Phong và Lê Huỳnh Mai, 2018). Căn cứ vào kết quả tổng quan, luận án
đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau:

tế trong tương lai để hình thành các mối quan hệ hợp đồng. Điều này có thể ngăn cản
các DNNVV chấp nhận rủi ro để đầu tư (Lajqi và Krasniqi, 2017). Bên cạnh đó, sự
phức tạp và hay thay đổi của các quy định và chính sách của Nhà nước sẽ làm cho
các doanh nghiệp khó dự đốn cũng như làm thế nào để phù hợp với các quy định khi
muốn tiên phong trên thị trường. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính chủ
động tiên phong của các doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả tổng quan, luận án đề xuất
các giả thuyết nghiên cứu sau:

H1a: Chất lượng điều hành có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đổi mới sáng tạo.

H2b: Sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước có mối quan
hệ ngược chiều với mức độ chấp nhận rủi ro.

H1b: Chất lượng điều hành có mối quan hệ ngược chiều với mức độ chấp nhận rủi ro.

H1c: Chất lượng điều hành có mối quan hệ ngược chiều với mức độ chủ động tiên phong.
Sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định được định nghĩa là tính
phức tạp/sự chồng chéo, thiếu rõ ràng và tính biến động/thiếu ổn định và thiếu nhất
quán của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước. Các rào cản này được đề cập
đến bởi Lajqi và Krasniqi (2017). Đây cũng là hai đặc trưng điển hình của thể chế
chính thống tại Việt Nam. Các chính sách của Nhà nước đề cập đến việc ban hành và
thực thi luật pháp, pháp lệnh, qui định với bất cứ hình thức pháp chế nào và/hoặc các
quyết định của chính phủ, đặc biệt là những văn bản ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh
doanh (Forgel, 2001). Chính sách nhà nước có thể được xem như một ống dẫn qua đó
các DNNVV có thể tham gia các hoạt động kinh doanh phù hợp với các qui tắc và
qui định bên ngồi, vì thế, làm giảm mức độ không chắc chắn trong hoạt động kinh
doanh (Roxas và các cộng sự, 2008). Các tài liệu về thể chế, cả lý thuyết và thực
nghiệm đã chỉ ra rằng các quy định và chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực
tiếp đến tinh thần doanh nhân (Dickson và Weaver, 2008; Roxas và các cộng sự,
2008; Alvarez và Urbano, 2012). Phần lớn các nghiên cứu đều thừa nhận, các quy
định pháp luật theo hướng hoàn thiện và phát triển, đảm bảo tn thủ đúng theo cơ
chế thị trường thì có mối quan hệ tích cực với sự phát triển của các doanh nghiệp
thông qua khả năng đổi mới và quyết định chiến lược (Roxas và các cộng sự, 2008).
Mối quan hệ sẽ theo chiều ngược lại nếu các quy định pháp luật trở thành rào cản cho
hoạt động của các doanh nghiệp (Chadee và Roxas, 2013; Liu, 2011; Zhu và các cộng
sự, 2012). Các quy định và chính sách của Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc cản trở các
cơ hội để để DNNVV theo đuổi các dự án sáng tạo nhiều rủi ro hơn nhưng đầy hứa
hẹn (Zhu và các cộng sự, 2012). Sự thiếu ổn định và phức tạp của hệ thống quy định
chính sách gây ra rủi ro chính sách, rủi ro kinh doanh, mất động lực đổi mới sáng tạo
và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển của các doanh nghiệp (Nguyễn Thị
Luyến, 2018). Bởi vì các chính sách khơng phù hợp nên mơi trường trở nên đối
nghịch với tăng trưởng kinh doanh và các doanh nhân khó dự đốn triển vọng về kinh

H2a: Sự khơng phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước có mối quan
hệ ngược chiều với mức độ đổi mới sáng tạo.


H2c: Sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước có mối quan
hệ ngược chiều với mức độ chủ động tiên phong.
2.1.2.3 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế
khơng chính thống và tinh thần doanh nhân
Mặc dù cịn có các ý kiến khác nhau trong việc xác định các yếu tố thể chế
khơng chính thống (Helke và Levisky, 2006; Sayoum, 2011), nhưng nói chung thể
chế khơng chính thống có thể được xác định theo ba nhóm các yếu tố chủ yếu: nhóm
thứ nhất bao gồm các yếu tố văn hóa quốc gia, các chuẩn mực trong xã hội (Busenitz
và các cộng sự, 2000); nhóm thứ hai là các yếu tố xã hội như lòng tin, danh tiếng
(Wicks và Berman, 2004; Seyoum, 2011); nhóm thứ ba là các yếu tố được sinh ra do
kết quả của sự thiếu hụt và yếu kém của thể chế chính thống như mạng lưới quan hệ
(Aslanion, 2006), tham nhũng và kết nối chính trị (Li, 2009). Tất cả ba nhóm yếu tố
này của thể chế khơng chính thống đều hướng tới việc đạt được “sự chấp nhận” khi
phải tuân thủ “luật chơi” trong một xã hội. Covin và Miller (2014) và Miller (2011),
các học giả chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tinh thần doanh nhân đã đưa ra gợi ý rằng:
tinh thần doanh nhân có thể được định hình bởi sức mạnh xã hội, các bên liên quan
hoặc áp lực của chính phủ để bắt chước hoặc nổi bật so với đối thủ cạnh tranh hoặc
thúc đẩy tổ chức của nó được chấp nhận. Trong bối cảnh các nền kinh tế chuyển đổi
và đang phát triển, các nghiên cứu đã đưa ra một số yếu tố thể chế khơng chính
thống, điển hình như tham nhũng (Li, 2009, Zhghenti, 2017), lòng tin (Nguyen và các
cộng sự, 2005; Seyoum, 2011), và mạng lưới quan hệ (Aslanion, 2006; Steer và Sen,
2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu đều có sự thống nhất cao về vai trò điều tiết của
mạng lưới quan hệ với mối quan hệ giữa tinh thần doanh nhân và kết quả kinh doanh
của các doanh nghiệp (Chin và các cộng sự, 2016; Zhang và Zhang, 2012; Walter và
các cộng sự, 2006). Bởi vậy, luận án này chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa thể chế
khơng chính thống và tinh thần doanh nhân thơng qua tìm hiểu ảnh hưởng của hai
yếu tố thể chế khơng chính thống là tham nhũng và lòng tin thể chế.



9

Tham nhũng là lạm dụng quyền hạn được giao phó cho lợi ích cá nhân
(Bardhan, 1997, Transparency International, 2010). Tham nhũng được định nghĩa là
các cách tự làm giàu, tự thưởng tiền của các quan chức Nhà nước từ cao nhất xuống
thấp nhất, để lấy được tiền và quà cho cá nhân từ mọi giao dịch của Nhà nước bất cứ
khi nào có thể. Khái niệm tham nhũng này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu
trước đó, bao gồm cả những nghiên cứu trong bối cảnh các nền kinh tế chuyển đổi và
đang phát triển (Avnimelech và cộng sự, 2014, Chadee và Roxas, 2013) và cũng
được sử dụng trong nghiên cứu này. Trong thực tế, tham nhũng tồn tại ở tất cả các
nước. Tuy nhiên, ở các nền kinh tế chuyển đổi, nó đã được coi là một hiện tượng phổ
biến và mức độ của nó là cao hơn đáng kể so với ở các nền kinh tế phát triển
(Tonoyan và cộng sự, 2010). Mặc dù nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ và các
chiến dịch chống tham nhũng khác nhau ở các nước đang phát triển, nhưng tham
nhũng vẫn là một thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
và nó đã được gợi ý như một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của các
doanh nghiệp (Chadee và Roxas, 2013; Le, 2017).
Liên quan đến những ảnh hưởng của tham nhũng đối với các hành vi của công
ty, các tài liệu đã cho thấy tham nhũng có ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực
ngay lập tức hoặc trong tương lai (Macrae, 1982) và có thể có một số tác động tích
cực trong ngắn hạn nhưng nó sẽ cản trở sự đổi mới và phát triển bền vững của các
doanh nghiệp (Avnimelech và cộng sự, 2014; Nguyen và các cộng sự, 2016). Ở cấp
quốc gia, tác động tiêu cực của tham nhũng đã được ghi nhận rộng rãi trong các
nghiên cứu trước đây như tạo ra những động lực tiêu cực cho các doanh nhân tham
gia vào các cơ hội tạo ra giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh và do đó dẫn đến
giảm các hoạt động của tinh thần doanh nhân (Avnimelech và các cộng sự, 2014). Ở
cấp độ công ty, một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy tác động tiêu cực của tham
nhũng đối với sự đổi mới của công ty (Chadee và Roxas, 2013, Nguyen và các cộng
sự, 2016). Tham nhũng đã góp phần vào việc định hình hành vi tinh thần doanh nhân
của các doanh nghiệp nhỏ trong bối cảnh của các nền kinh tế chuyển đổi (Tonoyan và

các cộng sự, 2010). Tham nhũng được xác là một trở ngại rất lớn đối với hoạt động
của các DNNVV (Aidis, 2005; Hashi & Krasniqi, 2011). Khi tham nhũng ở mức độ
cao, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng kinh doanh ngắn hạn, ít đầu tư và chộp giật
(Nguyễn Văn Thắng, 2015). Như vậy, mức độ chấp nhận rủi ro và chủ động tiên
phong của các doanh nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi họ khơng có ý định
đầu tư lâu dài, không chú trọng vào phát minh và sáng tạo. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
tham nhũng đến tất cả các khía cạnh của tinh thần doanh nhân (đổi mới sáng tạo,
chấp nhận rủi ro và chủ động tiên phong,) dường như ít được quan tâm nghiên cứu.
Căn cứ vào cơ sở tổng quan, luận án đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau:
H3a: Tham nhũng có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đổi mới sáng tạo.

10

H3b: Tham nhũng có mối quan hệ ngược chiều với mức độ chấp nhận rủi ro.
H3c: Tham nhũng có mối quan hệ ngược chiều với mức độ chủ động tiên phong.
Lòng tin là một thể chế khơng chính thống quan trọng và thường được sử dụng
(Williamson, 1993; Dixit, 2009; Seyoum, 2011) đã trở thành một nguyên tắc quan
trọng của tổ chức khi thiếu hụt một thể chế thị trường mạnh (Nguyen và các cộng sự,
2005) và phát triển lịng tin sẽ có một kết quả hoạt động tốt hơn (Wicks và Berman,
2004; Nguyen và Rose, 2009). Lịng tin thường được nhìn nhận là có thể thay thế cho
một thể chế thị trường phát triển (Redding, 1990; Peng & Heath, 1996). Có rất nhiều
các nghiên cứu về các loại lòng tin khác nhau và cũng có rất nhiều khái niệm về lịng
tin. Nói chung, lịng tin được coi là một thể chế khơng chính thống đề cập đến các hệ
thống tín ngưỡng đã được thiết lập về hành vi của người khác. Cần thiết phải xác
định các loại lòng tin cụ thể trong nghiên cứu để so sánh thích hợp. Rus và Iglic
(2005) đã kiểm tra lòng tin của các DNNVV bao gồm lòng tin thể chế và lòng tin
giữa các cá nhân. Lòng tin thể chế trong nghiên cứu này được định nghĩa là các kỳ
vọng được chia sẻ có nguồn gốc từ các cấu trúc xã hội chính thức thơng qua các tín
hiệu như là thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp hoặc các cơ chế trung gian như
quy định pháp luật, ngân hàng, sự quan liêu của chính phủ (Fuglsang và Jagd, 2015),

nói chung là vượt ra khỏi một giao dịch nhất định và vượt ra ngoài các đối tác trao
đổi cụ thể (Zucker, 1986; p. 63). Lòng tin thể chế thúc đẩy sự hợp tác và sẽ có tác
động tích cực đến kết quả khi khuyến khích các chủ thể tham gia vào các mối quan hệ
hợp tác kinh doanh với một loạt các đối tác tiềm năng do đó mở rộng cơ hội kinh
doanh và các nguồn lực sẵn có (Rus & Iglic, 2005). Như vậy, lịng tin thể chế có thể
ảnh hưởng đến tinh thần doanh nhân là mối quan hệ cần được kiểm tra bằng các
nghiên cứu cả lý thuyết lẫn thực nghiệm. Trong nghiên cứu này, căn cứ vào mục đích
nghiên cứu, tác giả tập trung vào lịng tin thể chế, nó được xem là trung tâm nhất
trong chức năng của các hệ thống kinh tế xã hội hiện đại và rất quan trọng trong giai
đoạn đầu của mối quan hệ giữa các công ty (Rus và Iglic, 2005). Tương tự như tham
nhũng, lòng tin thể chế đã được tìm thấy đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo ra
môi trường thể chế. Các hoạt động của tinh thần doanh nhân đòi hỏi một nền tảng cơ
bản của lòng tin thể chế (Karmann et al, 2016). Trong đó, tinh thần doanh nhân và sự
đổi mới của doanh nghiệp có thể bị suy giảm hoặc phát triển (Anokhin và Schulze,
2009; Ellonen và cộng sự, 2008). Căn cứ vào cơ sở tổng quan, luận án đề xuất các giả
thuyết nghiên cứu sau:
H4a: Lịng tin thể chế có mối quan hệ cùng chiều với mức độ đổi mới sáng tạo.
H4b: Lịng tin thể chế có mối quan hệ cùng chiều với mức độ chấp nhận rủi ro.
H4c: Lòng tin thể chế có mối quan hệ cùng chiều với mức độ chủ động tiên phong.


12

11

CHƯƠNG 3

2.2 Đề xuất mơ hình nghiên cứu
Mơ hình lý thuyết được xây dựng dựa trên các yếu tố thể chế chính thống và
khơng chính thống có thể ảnh hưởng đến từng khía cạnh của tinh thần doanh nhân.

Mặc dù chưa có khung lý thuyết chủ đạo cho nghiên cứu, tuy nhiên qua kết quả tổng
quan, kế thừa từ các bằng chứng thực nghiệm và các gợi ý từ các nghiên cứu trước
đây, luận án đề xuất mơ hình nghiên cứu như hình 2.4.
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu

Đổi mới
sáng tạo
Chất lượng
điều hành

Lịng tin
thể chế

- Thời gian
hoạt động
- Hình thức
sở hữu

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua một cuộc điều tra chọn mẫu
đối với các DNNVV Việt Nam ở ba trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội, Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh). Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định với dữ liệu
khảo sát thu thập từ mẫu nghiên cứu. Việc sử dụng cả hai cách tiếp cận định tính và
định lượng giúp hiểu được vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc hơn và kết quả nghiên
cứu có độ tin cậy cao hơn.
3.2 Nghiên cứu định tính

Chủ động
tiên phong

Tham nhũng


Luận án sử dụng cả hai cách tiếp cận là định tính và định lượng. Định tính
được thực hiện trong giai đoạn 1 (trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng) và cách
tiếp cận định lượng được thực hiện trong giai đoạn 2 với mục tiêu kiểm định mơ hình
và các giả thuyết nghiên cứu.
Với cách tiếp cận định tính, đề tài thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu nhằm làm
rõ hơn và kiểm tra sự phù hợp của khái niệm và nội dung của ‘tinh thần doanh nhân’
trong bối cảnh ở Việt Nam. Thêm nữa, thể chế khơng chính thống là vấn đề cịn nhiều
tranh luận, nhạy cảm, khó đo lường nên cần phải thăm dị tìm hiểu. Bên cạnh đó,
nghiên cứu định tính cũng giúp có cái nhìn tổng qt về sự phù hợp của mơ hình và
các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu đề xuất trước khi tiến hành nghiên cứu
định lượng với qui mơ mẫu lớn. Ngồi ra, nghiên cứu định tính giúp phát hiện và bổ
sung các chỉ báo đo lường cho các biến nghiên cứu.

Sự khơng phù
hợp của hệ
thống chính
sách, quy định

Chấp nhận
rủi ro

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu tổng thể

3.2.1Mục tiêu nghiên cứu
Vẫn còn một số quan điểm khác nhau về tinh thần doanh nhân của các
DNNVV (Hoàng Văn Hoa, 2010), các mối quan hệ giữa các yếu tố thể chế và các
khía cạnh của tinh thần doanh nhân là chưa thực sự rõ ràng. Căn cứ vào mục tiêu
nghiên cứu chung của luận án và một số yếu tố thể chế mang tính nhậy cảm cao nên

luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là phù hợp để tìm hiểu và làm rõ
hơn những khái niệm nghiên cứu mà tác giả quan tâm.
Nghiên cứu định tính lần 1 với mục đích của nghiên cứu là thăm dị và tìm hiểu
về bản chất khái niệm tinh thần doanh nhân và các khía cạnh của tinh thần doanh
nhân. Sau khi xác định được các khía cạnh của tinh thần doanh nhân trong bối cảnh
các DNNVV Việt Nam, nghiên cứu định tính lần 2 được thực hiện với mục đích là
tìm hiểu và thăm dị về các yếu tố thể chế chính thống và khơng chính thống ảnh
hưởng tới tinh thần doanh nhân của các DNNVV.


13

3.2.2 Phương pháp thực hiện
3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu
Các doanh nghiệp được lựa chọn cho nghiên cứu là các DNNVV Việt Nam với
các tiêu chí theo đúng Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30 tháng 6 năm 2009 của
Chính phủ. Sự lựa chọn các doanh nghiệp đảm bảo sự đa dạng của mẫu nghiên cứu
về các loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp (vốn và số
lượng nhân viên), và ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Một lưu ý quan trọng để tác
giả lựa chọn đối tượng trả lời phỏng vấn đó là: tinh thần doanh nhân thường hoạt
động theo quan điểm của các nhà quản lý cấp cao (Wiklund & Shepherd, 2003). Họ
là những người ảnh hưởng cao đến chiến lược công ty (Keh & cộng sự, 2007).
Phương pháp tiếp cận này được chấp nhận trong các nghiên cứu, đặc biệt là trong bối
cảnh các DNNVV (Keh & cộng sự, 2007, Wiklund & Dean 2003). Do đó, trong
nghiên cứu này tác giả đã chọn Tổng giám đốc/Giám đốc hoặc Phó Tổng giám
đốc/phó giám đốc hoặc Thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của mỗi
công ty với tư cách là người được phỏng vấn. Tất cả các nhà quản lý hàng đầu được
lựa chọn là những người đã từng làm việc với công ty trong nhiều năm và họ hiểu rất
rõ về công ty. Tất cả các doanh nghiệp trong mẫu đã hoạt động ít nhất 3 năm. Với
cách thức chọn mẫu này có thể đảm bảo tính đại diện cho tổng thể và đã được một số

các nghiên cứu trước thực hiện khi nghiên cứu về tinh thần doanh nhân của các
DNNVV tại Việt Nam (Nguyen, 2011; Swierczek & Thai, 2003).
Các doanh nghiệp được lựa chọn cho nghiên cứu định tính lần 1 là các 5
DNNVV tại Hà Nội, đây là một trong hai thành phố có số lượng DNNVV lớn nhất
Việt Nam. Phương thức lựa chọn mẫu này cũng đã được các nghiên cứu trước đây
thực hiện khi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (Nguyen, 2009). Tên doanh
nghiệp được mã hóa để giữ bí mật theo u cầu.
Các doanh nghiệp được lựa chọn cho nghiên cứu định tính lần 2 là 21 DNNVV
đến từ đến từ ba trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đại diện cho ba khu vực BắcTrung-Nam (Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh). Ba thành phố được lựa
chọn trong mẫu nghiên cứu này có số lượng DNNVV chiếm trên 80% tổng số
DNNVV của cả nước (Tổng cục thống kê, 2018).

3.2.2.2 Thu thập và phân tích dữ liệu
Trước khi tiến hành thu thập dữ liệu, căn cứ vào mơ hình nghiên cứu, tác giả tiến
hành thiết kế lưới hướng dẫn phỏng vấn sâu (xem phụ lục 01A và 01B), trong đó sẽ định
hình trước các thơng tin cần thu thập. Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu. Dữ
liệu được thu thập từ nghiên cứu tại bàn, quan sát và phỏng vấn sâu, trong đó phương
pháp phỏng vấn sâu là phương pháp được sử dụng chính trong nghiên cứu.
Cụ thể, tác giả đã tìm kiếm các trang web và tài liệu liên quan đến các
DNNVV, đặc điểm và tình hình hoạt động của họ trong thời gian gần đây. Quan sát

14

được thực hiện bởi tác giả trong các chuyến đi thăm các cơng ty vì tác giả có mối
quan hệ tốt với các công ty này. Trong mỗi chuyến thăm, tác giả thường xuyên làm
việc và thảo luận trực tiếp với các nhà lãnh đạo hàng đầu của mỗi công ty. Vì vậy, tác
giả có thể quan sát hoạt động của các công ty, các hành vi của các nhà lãnh đạo cơng
ty và có thể có một sự nhìn nhận tốt hơn về mức độ của tinh thần doanh nhân của mỗi
công ty. Trọng tâm của các cuộc phỏng vấn là tìm hiểu các yếu tố thể chế chính thống
và khơng chính thống, cũng như tác động của chúng đối với các khía cạnh của tinh

thần doanh nhân của các DNNVV. Cụ thể, đầu tiên, những người cung cấp thông tin
được đề nghị cung cấp bức tranh tổng thể về hoạt động của công ty trong năm năm
qua và xác định các rào cản chính đối với hoạt động kinh doanh của họ, đặc biệt là từ
môi trường thể chế. Tiếp theo, các mức độ của chủ động tiên phong, tính đổi mới
sáng tạo và xu hướng chấp nhận rủi ro của cơng ty (tức là ba khía cạnh của tinh thần
doanh nhân) đã được khám phá và các yếu tố ảnh hưởng đến các thực tiễn tinh thần
doanh nhân của các cơng ty này đã được thăm dị. Trong các cuộc phỏng vấn, các tác
động của các yếu tố thể chế, đặc biệt là thể chế khơng chính thống (tham nhũng và
lịng tin thể chế) trên từng khía cạnh của tinh thần doanh nhân đã được nghiên cứu kỹ
lưỡng. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 45 phút đến 60 phút. Các cuộc phỏng vấn
được tiến hành tại văn phịng của người được phỏng vấn ở cơng ty hoặc tại nơi lựa
chọn của người được phỏng vấn nhằm tạo được tâm lý thoải mái. Các cuộc phỏng
vấn đã được ghi âm lại, sau đó chuyển sang văn bản để phân tích.
Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được thu âm. Dữ liệu phỏng vấn sau khi đã được
gỡ băng, đánh máy thành văn bản và được tiến hành phân tích. Các chủ đề xuất hiện
trong mỗi cuộc phỏng vấn đều được ghi chú và tập trung phân tích. Sau mỗi phỏng
vấn, các nội dung được xem xét kỹ để có thể thay đổi, định hướng cho các phỏng vấn
tiếp theo. Để phân tích các bằng chứng thu được của nghiên cứu định tính lần 1, tác giả
đã thực hiện mã hóa các nội dung dựa trên khái niệm lý thuyết về tinh thần doanh nhân
và các khía cạnh của tinh thần doanh nhân. Sau đó các mã hóa hóa được xác định tần
suất ở mỗi đối tượng phỏng vấn và làm căn cứ để tổng hợp cho mỗi chủ đề ở tất cả các
đối tượng phỏng vấn. Tương tự như nghiên cứu lần 1, các chủ đề chính xuất hiện trong
mỗi cuộc phỏng vấn của nghiên cứu định tính lần 2 đã được xác định và phân tích kỹ
lưỡng. Sau mỗi phỏng vấn, các nội dung được xem xét để có thể thay đổi, định hướng
cho các phỏng vấn tiếp theo. Căn cứ vào việc xác định các yếu tố thể chế và các khía
cạnh của tinh thần doanh nhân qua quá trình tổng quan cùng một số cơ chế tác động,
luận án thực hiện mã hóa dữ liệu theo các yếu tố để tìm ra các mối quan hệ.

3.2.3 Kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của luận án, nghiên cứu định tính đã đạt một

số kết quả như sau:



Tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam bao gồm 3 khía cạnh nổi bật,


15

16

đó là: tính đổi mới sáng tạo; tính chấp nhận rủi ro; tính chủ động tiên phong đi
trước đối thủ. Đây là căn cứ để xác định sự phù hợp khi nghiên cứu tinh thần
doanh nhân với 3 khía cạnh trong mơ hình nghiên cứu đề xuất.

được chia làm 02 loại: doanh nghiệp có vốn Nhà nước và doanh nghiệp khơng có vốn
Nhà nước.



Thể chế chính thống có ảnh hưởng đến tinh thần doanh nhân thông qua một
trong các rào cản điển hình, đó là sự biến động và phức tạp của hệ thống các
quy định và chính sách của Nhà nước. Đây là căn cứ để bổ sung 2 chỉ báo đo
lường về sự phù hợp của hệ thống chính sách, quy định.



Tham nhũng và lịng tin thể chế là hai yếu tố thể chế khơng chính thống được
xác định có ảnh hưởng quan trọng đến tinh thần doanh nhân của các DNNVV.
Bước đầu cho thấy, tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần doanh nhân

và lòng tin thể chế có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần doanh nhân. Điều này
cũng phù hợp với mơ hình nghiên cứu đã đề xuất. Lòng tin thể chế được cảm
nhận và chia sẻ tích cực ở một số doanh nghiệp, do vậy luận án đề xuất thêm 1
chỉ báo đo lường để thể hiện nội dung này.

Nhằm đảm bảo chất lượng dữ liệu thu thập được sử dụng cho nghiên cứu, việc
thiết kế bảng hỏi được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và khoa học. Luận án đã
thực hiện việc xây dựng bảng hỏi theo 5 bước như sau: 1/ Xác định khái niệm của các
biến và thang đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu
trước đây và kết quả nghiên cứu định tính. 2/ Xây dựng phiên bản tiếng Việt của bảng
hỏi. 3/ Kiểm tra mức độ chính xác, rõ ràng, mạch lạc của phiên bản tiếng Việt với sự
hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. 4/ Điều tra thử mẫu nhỏ với mục
đích hồn thiện bảng hỏi để đảm bảo sự chính xác và dễ hiểu. Quy trình được thực
hiện làm 2 bước với việc phỏng vấn trực tiếp trước 3 doanh nghiệp và sau đó điều tra
thử với 50 DNNVV. 5/ Hoàn chỉnh bảng hỏi với hình thức trang trọng, tất cả các
bảng hỏi đều được in màu trên giấy khổ A3. Ngoài ra, bảng hỏi cịn bao gồm các câu
hỏi về thơng tin doanh nghiệp, thông tin người trả lời.

3.3 Nghiên cứu định lượng
Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định
lượng thông qua một cuộc điều tra các DNNVV nhằm mục đích kiểm định mơ hình
và các giả thuyết nghiên cứu. Phần sau đây sẽ trình bày một số nội dung chính như
sau: các thang đo sử dụng trong luận án và quá trình xây dựng bảng hỏi, mẫu điều tra
và cách thức thu thập dữ liệu điều tra.

3.3.1 Thang đo và phát triển bảng hỏi
3.3.1.1 Thang đo
Hầu hết các thang đo trong nghiên cứu này đều được kế thừa từ các nghiên cứu
trước và được sàng lọc, điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam.
Việc sàng lọc và điều chỉnh các thang đo này được thực hiện thông qua ý kiến của hai

chuyên gia có kinh nghiệm đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực tinh thần
doanh nhân và thể chế. Luận án cũng bổ sung thêm năm chỉ báo đo lường cho ba biến
nghiên cứu, từ các nghiên cứu trước và từ kết quả nghiên cứu định tính. Tất cả các
thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước đều sử dụng thang 5-point Likert-type.
Do vậy, thang 5 điểm cũng đã được được sử dụng cho luận án này với 1 là rất không
đồng ý, 2 là khơng đồng ý, 3 là bình thường (trung lập), 4 là đồng ý, 5 là rất đồng ý.
Căn cứ vào kết quả các nghiên cứu trước và kết quả của nghiên cứu định tính,
luận án sử dụng cho phân tích với 2 biến kiểm soát gồm: thời gian hoạt động và hình
thức sở hữu. Nội dung mã hóa chi tiết các biến kiểm sốt có thể tham khảo ở phụ lục
02. Thời gian hoạt động được hiểu là thời gian tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến thời điểm hiện tại. Biến này được
chia làm 02 khoảng thời gian gồm: dưới 6 năm; từ 6 năm trở lên. Hình thức sở hữu

3.3.1.2 Phát triển bảng hỏi

3.3.2 Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Cuộc điều tra khảo sát được thực hiện tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là ba trung tâm kinh tế sôi động nhất của cả nước và chiếm hơn 80%
tổng số DNNVV đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2018).
Không gian nghiên cứu này cũng được các nhà nghiên cứu lựa chọn để có thể mang
tính đại diện cho tổng thể các DNNVV Việt Nam (ví dụ, Swierczek và Thai, 2003).
Kích thước mẫu căn cứ vào số lượng biến quan sát của nghiên cứu và không
gian nghiên cứu. Theo Hair và các cộng sự (1998), kích thước mẫu tối thiểu gấp từ 5
đến 10 lần số biến quan sát là có thể sử dụng cho phân tích nhân tố và phân tích hồi
quy. Như vậy, theo tỉ lệ 1:10 với 24 biến quan sát thì quy mơ mẫu tối thiểu là 240
doanh nghiệp.
Khung chọn mẫu của nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu sau:
1/ Các DNNVV theo đúng định nghĩa trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP,
ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ; 2/ Có thời gian hoạt động tối thiểu 3 năm
trở lên; 3/ Các doanh nghiệp hoạt động trên 5 lĩnh vực gồm: công nghiệp/chế tạo;

dịch vụ/thương mại; khai khống; xây dựng; nơng nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản. Trong
đó doanh nghiệp dịch vụ/thương mại chiếm 70,6% (Tổng cục thống kê, 2018); 4/ Tỉ
lệ doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tính trên tổng số DNNVV tại mỗi khu vực căn cứ
vào số liệu thống kê là 98,5% (Tổng cục thống kê, 2018); 5/ Hình thức sở hữu của
các doanh nghiệp gồm cả Nhà nước và tư nhân. Trong đó sở hữu ngồi Nhà nước
chiếm 99,5% (Tổng cục thống kê, 2018).


17

18

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của luận án và theo khung chọn mẫu, tác giả
đã liên hệ với Ban pháp chế (VCCI) và được hỗ trợ cung cấp một danh sách các
doanh nghiệp đã được sử dụng để điều tra PCI năm 2016 tại Hà Nội, Đà Nẵng và
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là danh sách đã được VCCI lựa chọn theo phương pháp
ngẫu nhiên phân tầng. Sau khi loại bỏ số lượng các doanh nghiệp dự phòng, các
doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp mới thành lập (Thời gian hoạt động dưới 3
năm), số lượng doanh nghiệp còn lại là 1269 doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4

Theo Mangione (1995), tỉ lệ phản hồi từ 50% đến 59% là chấp nhận được. Tuy
nhiên, tỉ lệ phản hồi đạt được của nhiều nghiên cứu hiện tại chỉ đạt 30% (Nguyễn Thị
Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng, 2015). Bởi vậy, căn cứ vào quy mô mẫu tối thiểu
cần thiết, luận án sử dụng toàn bộ 1269 phiếu điều tra khảo sát.
Để thực hiện việc thu thập dữ liệu, tác giả đã tiến hành hướng dẫn 10 nhân sự về
cách thức phát và thu thập phiếu câu hỏi. Các nhân sự này có khả năng giao tiếp và đã có
kinh nghiệm nhất định khi làm việc với các doanh nghiệp, cụ thể gồm: tại Hà Nội là 4
nhân viên marketing trong lĩnh vực du lịch và khách sạn; tại Đà Nẵng là 2 nhân viên của

một viện nghiên cứu; tại thành phố Hồ Chí Minh là 4 sinh viên marketing năm cuối. Để có
thể tăng được tỉ lệ phản hồi, tất các các phiếu điều tra đều được in màu cùng với thư ngỏ
gửi các doanh nghiệp của Hiệu phó Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (xem phụ lục 2).
Bên cạnh đó, tại mỗi khu vực tác giả đều nhờ sự hỗ trợ của hiệp hội các DNNVV gửi thư
hoặc gọi điện đề nghị các DNNVV thuộc thành viên của hiệp hội hỗ trợ trả lời phiếu điều
tra. Sau khi thu thập được dữ liệu từ mỗi khu vực, tác giả đã gọi điện kiểm tra ngẫu nhiên
một số doanh nghiệp để xác định độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.
Thời gian điều tra được thực hiện từ tháng 04/2018 đến hết tháng 07/2018. Số
lượng phiếu phát ra là 1269 phiếu và số lượng phiếu thu về là 486, tỉ lệ phản hồi đạt
39%, 138 phiếu không hợp lệ. Số lượng phiếu thu được thấp là do không thể liên hệ
được với các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chuyển địa điểm, một số doanh
nghiệp khác thì khơng đồng ý hỗ trợ trả lời phiếu điều tra. Số lượng doanh nghiệp
không thu được phiếu chủ yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ.
Nhìn chung, đặc điểm của mẫu đã đáp ứng được phần lớn các tiêu chí so với khung
chọn mẫu. Cụ thể, tỉ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ trong mẫu đạt 90,2% so với 98,5%
theo mức yêu cầu, tỉ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ/thương mại đạt
71,6% so với mức yêu cầu là 70,6%, tỉ lệ sở hữu ngoài Nhà nước chiếm 93,7% so với
mức yêu cầu là 99,5%. Với phương pháp xác định mẫu nghiên cứu, đặc điểm của mẫu
nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu đã được thực hiện, luận án cho rằng dữ liệu
thu thập được đã có thể đảm bảo độ tin cậy và tính khái quát cho tổng thể nghiên cứu.
Toàn bộ dữ liệu đã thu thập được đảm bảo chất lượng để luận án thực hiện
phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ được
trình bày tại chương tiếp theo.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu với nội dung trọng tâm là kiểm định
mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất. Trước khi thực hiện kiểm định này,
luận án tiến hành đánh giá sơ bộ các thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá
(exploratory factor analysis - EFA) và hệ số Cronbach’s alpha. Sau đó, nghiên cứu
thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (confirmatory factor analysis - CFA) qua

đánh giá mơ hình đo lường tồn phần (full measurement model). Mơ hình và các giả
thuyết nghiên cứu được kiểm định bằng kỹ thuật phân tích mơ hình cấu trúc tuyến
tính (structural equation modeling - SEM). Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và
mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm
AMOS tích hợp trong SPSS 21.
4.1 Kết quả đánh giá các thang đo

4.1.1 Đánh giá sơ bộ thang đo qua EFA và Cronbach’s alpha
Đánh giá thang đo các biến độc lập
Luận án trước hết thực hiện phân tích EFA đồng thời cho tất cả các chỉ báo đo
lường các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu (hai yếu tố của thể chế chính thống
và hai yếu tố của thể chế khơng chính thống). Trước khi phân tích nhân tố, tác giả
thực hiện kiểm định KMO and Bartlett's Test. Kết quả cho thấy Kaiser-Meyer-Olkin
Measure of Sampling Adequacy = .836 (từ.6 là chấp nhận được) và Bartlett's Test of
Sphericity có mức ý nghĩa <.05 (xem phụ lục 03). Kết quả này cho thấy đủ điều kiện
để thực hiện EFA. Tác giả thực hiện EFA với phép trích Principal Component
Analysis và phép quay Varimax. Kết quả EFA cho thấy có 04 nhân tố được trích tại
eigenvalue >1.00 và tổng phương sai trích là 65.836% (xem phụ lục 03). Ngồi ra,
các biến quan sát đều có hệ số tải cao (trọng số nhân tố) trên khái niệm chúng đo
lường (từ .547 trở lên) và thấp trên khái niệm chúng không đo lường. Vì vậy, các
thang đo bốn yếu tố thể chế đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Luận án thực hiện đánh giá độ tin cậy của từng thang đo các biến độc lập thông
qua hệ số Cronbach’s alpha. Tất cả các thang đo đều có alpha vượt ngưỡng yêu cầu theo
thông lệ >.70, trừ alpha của thang đo lòng tin thể chế = .672. Tuy chưa đạt mức .70
nhưng alpha này cũng >.60 và cũng đạt mức chấp nhận được (Hair & cộng sự, 1998).

Đánh giá thang đo các biến phụ thuộc
Luận án tiếp tục thực hiện phân tích EFA đồng thời cho tất cả các chỉ báo đo
lường ba biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu (ba khía cạnh của tinh thần doanh
nhân). Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test cho thấy đạt yêu cầu để thực hiện

EFA (KMO >.60 và Bartlett's Test of Sphericity có mức ý nghĩa <.05). Kết quả này
cho thấy đủ điều kiện để thực hiện EFA. Trong quá trình phân tích, có một biến đo


19

20

lường chấp nhận rủi ro (CR3) và một biến đo lường chủ động, tiên phong đi trước đối
thủ (CD3) bị loại do hệ số tương quan biến tổng quá thấp và khi xóa biến quan sát
này thì hệ số alpha cải thiện đáng kể và đạt mức yêu cầu (>.70). Kết quả EFA với các
biến còn lại cho thấy ba nhân tố được trích như mong đợi, đảm bảo giá trị phân biệt
và hội tụ của các thang đo, với tổng phương sai trích là 76.721%.

trước đối thủ chỉ ở mức trung bình (mean = 3.2 trên thang điểm 5). Trong 03 khía
cạnh của tinh thần doanh nhân, đổi mới sáng tạo được đánh giá ở mức cao hơn một
cách tương đối (mean = 3.718; S.D. = .634), mặc dù vẫn ở mức < 4.

4.1.2 Đánh giá các thang đo qua phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Kết quả phân tích compare means (independent-sample T-test) cho thấy nhóm
doanh nghiệp có vốn nhà nước đánh giá rào cản về sự không phù hợp của chính sách,
qui định nhà nước, cũng như chất lượng điều hành lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp
khơng có vốn nhà nước.

Kết quả phân tích CFA với mơ hình đo lường tồn phần cho thấy mơ hình đo
lường phù hợp tốt với dữ liệu sau khi loại bớt một biến quan sát đo lường ‘tham
nhũng’ (TN1) do biến này gắn liền với một vài giá trị standadized residual
covariances > 2.58 (Hair & cộng sự, 1998). Cụ thể, kết quả các chỉ số về độ phù hợp
của mô hình như sau: χ2 (167) = 350.707, χ2/df = 2.10, p < .001, RMR = .046,

RMSEA = .056, GFI = .915, CFI = .94, and TLI = .924. Tất cả các kiểm định t-tests
đều đạt mức ý nghĩa 0.001. Kết quả phân tích CFA với mơ hình đo lường tồn phần,
sử dụng phần mềm AMOS được trình bày trong Phụ lục 03. Như vậy, các thang đo
với các chỉ báo đo lường đạt yêu cầu và được sử dụng cho các phân tích tiếp theo:
phân tích mơ tả nhằm đánh giá thực trạng các yếu tố thể chế và tinh thần doanh nhân
của các DNNVV Việt Nam (từ góc độ nhận thức của các DNNVV), và phân tích
SEM để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
4.2 Thực trạng các yếu tố thể chế và tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam

4.2.1 Thống kê mô tả các yếu tố thể chế và tinh thần doanh nhân của các DNNVV
Kết quả thống kê mô tả về các yếu tố của thể chế chính thống và khơng chính thống
Kết quả thống kê mô tả chỉ ra mức độ của 02 yếu tố của thể chế chính thống đều ở
mức dao động trên điểm trung bình một chút ( > 3.2) trên thang điểm 5. Điều này phản
ánh cảm nhận của các DNNVV về các yếu tố của thể chế chính thống vẫn đang là rào cản
đối với hoạt động kinh doanh của họ, đặc biệt tính hay thay đổi, thiếu nhất quán và chồng
chéo của các chính sách và qui định của nhà nước (mean = 3.544, S.D. = .744).
Kết quả thống kê mơ tả cũng cho thấy điểm trung bình của 02 yếu tố của thể
chế khơng chính thống cũng ở mức trên trung bình. Cụ thể, lịng tin thể chế được
đánh giá ở mức chưa cao (mean = 3.662 trên thang điểm 5; S.D. = .6268). Tham
nhũng được đánh giá ở mức trên trung bình một chút (mean = 3.351; S.D. = .8321).
Điều này phản ánh thực trạng các DNVVN vẫn thường phải trả các khoản chi phí
khơng chính thức khi làm việc với các cơ quan nhà nước và đây cũng là rào cản đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết quả thống kê mô tả về các khía cạnh của tinh thần doanh nhân
Đối với đánh giá của các DNVVN về ba khía cạnh của tinh thần doanh nhân, kết
quả thống kê mô tả cho thấy cả ba khía cạnh đều ở mức chưa cao (< 4 trên thang
điểm 5). Cụ thể, mức độ dám chấp nhận rủi ro và mức độ chủ động, tiên phong đi

4.2.2 So sánh các yếu tố của thể chế và tinh thần doanh nhân theo các nhóm

doanh nghiệp

Kết quả so sánh nhóm theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp cho thấy
nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn (< 6 năm) đánh giá rào cản về chất
lượng điều hành và mức độ tham nhũng lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp đã hoạt
động lâu năm hơn.
4.3 Kết quả kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng kỹ thuật phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm
định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích SEM cho thấy mức độ
phù hợp của mơ hình đạt mức tốt: χ2 (197) = 407.466, χ2/df = 2.068, p < .001, RMR
= .045, RMSEA = .055, GFI = .911, CFI = .931, và TLI = .911. Tất cả các kiểm định
t-tests đều đạt mức ý nghĩa 0.001. Mơ hình giải thích được 54.3% sự biến thiên của
khía cạnh ‘dám chấp nhận rủi ro’ (R2 = .543). R2 = .611 đối với khía cạnh ‘đổi mới
sáng tạo’ và R2 = .606 đối với khía cạnh ‘chủ động, tiên phong đi trước đối thủ’. Phần
sau đây trình bày kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của thể chế
(chính thống và khơng chính thống) tới các khía cạnh của tinh thần doanh nhân.

4.3.1 Kết quả kiểm định tác động của thể chế chính thống tới tinh thần doanh nhân
Kết quả kiểm định giả thuyết qua phân tích SEM cho thấy các giả thuyết về tác
động của ‘sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước‘ tới các
khía cạnh của tinh thần doanh nhân được chấp nhận, trong khi các giả thuyết về tác
động của ‘chất lượng điều hành’ không nhận được sự ủng hộ từ dữ liệu.
Không như mong đợi, các đường quan hệ từ ‘chất lượng điều hành’ tới cả 03
khía cạnh của tinh thần doanh nhân đều có ý nghĩa thống kê nhưng mang dấu dương,
ngược với chiều tác động đề xuất. Cụ thể, ‘chất lượng điều hành’ có mối quan hệ
thuận chiều lần lượt với ‘dám chấp nhận rủi ro’: γ1 = 1.441 (t-value = 6.359), với ‘đổi
mới sáng tạo’: γ2 = 1.569 (t-value = 5.686), và với ‘chủ động, tiên phong đi trước đối
thủ’: γ3 = 1.503 (t-value = 6.296). Như vậy, H1a, H1b và H1c không được chấp nhận.
Chương tiếp theo sẽ bình luận về kết quả này.
Về tác động của ‘sự khơng phù hợp của hệ thống chính sách, qui định’ tới các

khía cạnh của tinh thần doanh nhân, kết quả SEM cho thấy cả ba giả thuyết nghiên


21

22

cứu (H2a, H2b và H2c) đều được chấp nhận. Đúng như đề xuất, ‘sự khơng phù hợp
của hệ thống chính sách, qui định’ có tác động ngược chiều tới ‘dám chấp nhận rủi
ro’ (γ4 = -.439; t-value = -3.53), tới ‘đổi mới sáng tạo’ (γ5 = -.520; t-value = -3.747),
và tới ‘chủ động, tiên phong đi trước đối thủ’ (γ6 = -.509; t-value = -3.949).

Kết quả nghiên cứu định tính và kết quả nghiên cứu định lượng đều khẳng định
ảnh hưởng tiêu cực của tham nhũng đến tinh thần doanh nhân. Các doanh nghiệp bị
mất động lực để thực hiện các hoạt động đổi mới và theo đuổi các cơ hội kinh doanh
có rủi ro cao khi mà chi phí khơng chính thức đã trở thành luật bất thành văn.

4.3.2 Kết quả kiểm định tác động của thể chế không chính thống tới tinh thần
doanh nhân

5.1.3 Bình luận về kết quả khác nhau giữa các nhóm doanh nghiệp khi đánh giá
về các rào cản thể chế.

Kết quả SEM cho thấy ‘tham nhũng’ tác động ngược chiều tới cả 03 khía cạnh
của tinh thần doanh nhân. Cụ thể, đúng như mong đợi, ‘tham nhũng’ có tác động
ngược chiều tới ‘dám chấp nhận rủi ro’ (γ7 = -.658; t-value = -4.535), tới ‘đổi mới sáng
tạo’ (γ8 = -.845; t-value = -4.949), và tới ‘chủ động, tiên phong đi trước đối thủ’ (γ9 = .729; t-value = -4.835). Vì vậy, các giả thuyết H3a, H3b và H3c được chấp nhận.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau khi đánh giá về các yếu tố thể
chế giữa các nhóm doanh nghiệp. Cụ thể, khi đánh giá về sự không phù hợp của hệ

thống chính sách, qui định nhà nước, cũng như chất lượng điều hành cho thấy nhóm
doanh nghiệp có vốn nhà nước đánh giá rào cản lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp
khơng có vốn nhà nước. Điều này chỉ có thể được giải thích bởi sự khác biệt về các
quy định hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Nói một cách
khác, “càng làm nhiều thì càng có tội”.

Về tác động của yếu tố ‘lịng tin thể chế’ tới tinh thần doanh nhân, kết quả
phân tích đã chỉ ra cả 03 giả thuyết H4a, H4b và H4c đều được chấp nhận. Cụ thể,
‘lòng tin thể chế’ có tác động thuận chiều tới ‘dám chấp nhận rủi ro’ (γ10 = .492; tvalue = 4.289), tới ‘đổi mới sáng tạo’ (γ11 = .534; t-value = 4.131), và tới ‘chủ động,
tiên phong đi trước đối thủ’ (γ12 = .642; t-value = 5.134).
Dựa vào các kết quả kiểm định mô hình, ở chương tiếp theo, luận án sẽ trình bày
các kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam.
CHƯƠNG 5
BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
5.1 Bình luận về kết quả nghiên cứu

5.1.1 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa thể chế chính thống và
tinh thần doanh nhân
Sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước có mối
quan hệ ngược chiều với cả ba khía cạnh của tinh thần doanh nhân. Điều này cho thấy
ảnh hưởng tiêu cực của thể chế chính thống đối với hoạt động kinh doanh của các
DNNVV, đặc biệt là ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của doanh nghiệp.
5.1.2 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa thể chế khơng chính
thống và tinh thần doanh nhân
Lịng tin thể chế và tinh thần doanh nhân
Lịng tin thể chế có mối quan hệ cùng chiều với cả ba khía cạnh của tinh thần
doanh nhân. Như vậy, đây là yếu tố thể chế duy nhất trong nghiên cứu có ảnh hưởng
tích cực đến tinh thần doanh nhân của các DNNVV.
Tham nhũng và tinh thần doanh nhân


Kết quả so sánh nhóm theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp cho thấy
nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn (< 6 năm) đánh giá rào cản về chất
lượng điều hành và mức độ tham nhũng lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp đã hoạt
động lâu năm hơn. Cũng sẽ khơng q khó hiểu cho sự khác nhau này, khi các doanh
nghiệp có thời gian hoạt động dài hơn trong một môi trường kinh doanh mà chi phí
khơng chính thức đã trở thành luật bất thành văn.

5.1.4 Bình luận về kết quả giả thuyết nghiên cứu không được chấp nhận
Chất lượng điều hành có mối quan hệ cùng chiều với cả ba khía cạnh của tinh
thần doanh nhân. Kết quả này đã ngược với các kết quả nghiên cứu trước đây cũng
như ngược với cảm nhận của một số doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu định tính.
Xét đến cùng, rào cản chất lượng điều hành tăng có nghĩa là chi phí giao dịch
tăng, dẫn đến các chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Các
DNNVV với nguồn lực có hạn, khi chi phí tăng họ phải tìm mọi cách để tồn tại cho
dù đó là các hành vi tiêu cực. Thực tế cho thấy, hầu hết các DNNVV đều khó tránh
khỏi các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng là tìm
mọi cách để tồn tại. Do vậy, rào cản này càng lớn thì mức độ của các hành vi “tinh
thần doanh nhân” có thể càng cao. Kết quả này, có thể là một phát hiện thú vị trong
bối cảnh các DNNVV Việt Nam.
5.2 Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi thúc đấy tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam

Các kiến nghị đề xuất nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam
Thứ nhất, mặc dù các yếu tố thể chế chính thống và tham nhũng vẫn cịn là rào cản
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tuy nhiên lòng tin thể chế


23


24

của nhiều DNNVV không bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy, từng bước xóa bỏ rào cản
thể chế chính thống, hạn chế tham nhũng và ưu tiên tăng cường lòng tin thể chế sẽ là
các giải pháp căn bản để thúc đẩy tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam
phát triển.

PHẦN KẾT LUẬN

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng điều
hành và tinh thần doanh nhân của các DNNVV. Dù vậy, sự tăng lên về mức độ của cả ba
khía cạnh của tinh thần doanh nhân đều khơng mang tính bền vững. Sự thay đổi đó có thể
chỉ nhằm hướng tới sự tồn tại và dẫn tới phát triển tinh thần doanh nhân một cách lệch lạc.
Bởi vậy, rào cản thể chế chính thống về chất lượng điều hành vẫn phải từng bước được
xóa bỏ để tinh thần doanh nhân của các DNNVV phát triển một cách bền vững.
Thứ ba, bởi các doanh nghiệp có vốn Nhà nước có nhận thức về rào cản thể chế cao
hơn các doanh nghiệp khơng có vốn Nhà nước, do đó tinh thần doanh nhân sẽ có thể
bị ảnh hưởng tiêu cực hơn. Do vậy, q trình cổ phần hóa và thối vốn của các doanh
nghiệp Nhà nước cần thúc đẩy nhanh chóng để phát triển tinh thần doanh nhân của
các loại hình doanh nghiệp này.
Xóa bỏ rào cản thể chế chính thống về sự khơng phù hợp của hệ thống chính sách,
quy định của Nhà nước và chất lượng điều hành, hạn chế tham nhũng nhằm giảm chi
phí giao dịch cho doanh nghiệp.
Tăng cường lịng tin thể chế
Có thể nói rằng đây là giải pháp quan trọng nhất, lâu dài nhất và hiệu quả nhất
trong bối cảnh hiện tại của các DNNVV Việt Nam. Đặc trưng của thể chế khơng
chính thống là thời gian để thay đổi dài hơn so với thể chế chính thống, do vậy lịng
tin thể chế khơng thể thay đổi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong các bối cảnh
cụ thể, thể chế chính thống và khơng chính thống có thể hỗ trợ và thay thế lẫn nhau.
Việc hồn thiện thể chế chính thống về mặt lâu dài có thể tăng cường lịng tin thể chế.

Bên cạnh đó các cú sốc về thể chế có thể làm thay đổi nhanh chóng hơn lịng tin thể
chế, vì lịng tin có giá trị tinh thần như là một tín ngưỡng thơng qua nhận thức. Công
cuộc chống tham nhũng hiện tại ở Việt Nam chưa từng có nên đây là một cú hích lớn
có thể tăng cường lịng tin của tồn xã hội nói chung và các DNNVV nói riêng. Các
nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra khi lòng tin xã hội gia tăng thì lịng tin thể chế
cũng được cải thiện. Đây có thể là một điều kiện thuận lợi để hồn thiện thể chế
chính thống, hạn chế tham nhũng và thúc đẩy lòng tin thể chế.

Cuối cùng, các kiến nghị đề xuất chỉ có thể thực hiện được khi có sự quyết tâm cao
nhất của tồn bộ hệ thống chính trị.

Nghiên cứu này đã tìm hiểu được bản chất khái niệm tinh thần doanh nhân
(Entrepreneurial orientation) trong bối cảnh của các DNNVV Việt Nam. Ba khía
cạnh nổi lên của tinh thần doanh nhân đó là tính đổi mới sáng tạo, tính chấp nhận rủi
ro và tính chủ động tiên phong đi trước đối thủ trong kinh doanh. Bên cạnh đó, luận
án đã xác định được các yếu tố thể chế chính thống đại diện cho chất lượng thể chế
chính thống là chất lượng điều hành và sự không phù hợp của hệ thống quy định,
chính sách của Nhà nước là có ảnh hưởng đến tinh thần doanh nhân. Thể chế khơng
chính thống được đại diện bởi hai yếu tố có ảnh hưởng đến tinh thần doanh nhân, đó
là lịng tin thể chế và tham nhũng cũng được phát hiện. Đặc biệt, luận án đã thực hiện
kiểm định mối quan hệ giữa thể chế chính thống, thể chế khơng chính thống với tinh
thần doanh nhân của các DNNVV trong bối cảnh Việt Nam, một trong các nền kinh
tế chuyển đổi và đang phát triển.
Tuy đạt được những kết quả nêu trên, nhưng luận án không tránh khỏi một số
hạn chế nhất định cần được các nghiên cứu tiếp theo bổ sung, hoàn thiện. Trước tiên,
liên quan đến các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu, ngoài các thang đo gốc
được thừa kế trong các nghiên cứu trước đây, các biến quan sát mới được phát triển
đều dựa trên căn cứ cụ thể (từ các gợi ý của các nghiên cứu đã thực hiện và kết quả
nghiên cứu định tính); mặc dù đã được kiểm định đảm bảo về độ tin cậy và tính hiệu
lực trong luận án. Tuy nhiên, những thước đo này cần khẳng định lại trong những

nghiên cứu tiếp theo ở các bối cảnh khác nhau. Thứ hai, thời điểm thực hiện nghiên
cứu đúng vào thời điểm xuất hiện cú huých quan trọng của hệ thống chính trị có thể
làm thay đổi lịng tin đối với thể chế. Do vậy ảnh hưởng của lòng tin thể chế đến tinh
thần doanh nhân cần được tiếp tục nghiên cứu ở một thời điểm hợp lý để tìm hiểu
thêm về mối quan hệ này. Thứ ba, mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng điều hành
và tinh thần doanh nhân đã được luận giải phần nào. Dù vậy, nếu cả ba khía cạnh của
tinh thần doanh nhân đều tăng trước ảnh hưởng gia tăng của rào cản chất lượng điều
hành chỉ vì lý do tồn tại thì rất có thể khơng có mối quan hệ giữa các khía cạnh tinh
thần doanh nhân và kết quả kinh doanh. Để tìm hiểu rõ thêm về mối quan hệ này, các
nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung thêm biến kết quả kinh doanh để kiểm định đồng
thời trong mơ hình nghiên cứu. Tóm lại, nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng
thực nghiệm quan trọng về mối quan hệ giữa thể chế chính thống, thể chế khơng
chính thống và từng khía cạnh tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam. Với
những đóng góp cụ thể về mặt lý luận và thực tiễn, kết quả của luận án khơng chỉ có
thể được tiếp tục tham khảo và sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo về nội dung
liên quan, mà còn cung cấp các cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách,
các cơ quan quản lý Nhà nước hồn thiện thể chế nhằm thúc đẩy tinh thần doanh
nhân của các DNNVV Việt Nam phát triển. Qua đó, tăng cường năng lực cạnh tranh
của các DNNVV trong thời kỳ hội nhập quốc tế đang ngày càng sâu, rộng.



×