SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
A. LỜI NÓI ĐẦU
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy trong dạy và học vật
lý, khi xây dựng kiến thức nền tảng của bộ môn, vấn đề thực nghiệm bao giờ
cũng được coi trọng hàng đầu. Trong hầu hết các bài học ở trường THCS, các
hiện tượng và các định luật vật lý đều mô tả và rút ra từ thực nghiệm. Nội
dung chương trình sách giáo khoa vật lí mới ở THCS hiện nay đã thể hiện rõ
tinh thần ấy.
Song song với việc đổi mới sách giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy
và học mà cốt lõi là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập. Phương pháp thực nghiệm vật lí được thể hiện ở chỗ: Các
thí nghiệm vật lí trên lớp trước đây đều do giáo viên thao tác và minh họa còn
học sinh chỉ được quan sát từ xa và nghe lời diễn giải của giáo viên, nhưng
ngày nay đã được chuyển sang việc các nhóm học sinh được trực tiếp tiến
hành các thí nghiệm đó rồi từ quan sát để tự rút ra kết luận cần thiết, làm cho
hiệu quả phương pháp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt, nó kích thích hứng
thú học tập và phát triển tư duy nhận thức của học sinh, làm cho hoạt động
học tập trở nên phong phú và sôi động.
Việc tổ chức làm thí nghiệm theo nhóm được triển khai mấy năm qua ở
các lớp 6,7,8 và 9, các thiết bị tối thiểu đã được trang bị tương đối đầy đủ
theo nội dung và yêu cầu sách giáo khoa vật lí mới, vấn đề đặt ra ở các trường
THCS hiện nay là: Với điều kiện cơ sở vật chất và tài chính hiện nay, với khả
năng kỹ thuật của học sinh ở các trường THCS liệu có thể sử dụng có hiệu
quả các thí nghiệm sẵn có hay tự làm các thí nghiệm như sách giáo khoa yêu
cầu không? Cách tổ chức thực hiện việc đó như thế nào?
Nội dung câu hỏi trên chính là vấn đề bức xúc và trăn trở đối với giáo
viên bộ môn và lãnh đạo các trường THCS trong tỉnh hiện nay. Vì vậy tôi
nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn vướn mắc
1
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
trong qua trình đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn vật lí hiện nay ở các
trường THCS.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Tầm quan trọng của thiết bị dạy học nói chung và riêng với môn Vật Lý:
Để nâng cao chất lượng dạy và học ngoài việc thay đổi nội dung sách giáo
khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì vai trò của thiết bị có tầm quan trọng
rất lớn, đặc biệt đối với đặc trưng bộ môn Vật Lý. Ngay từ những năm mới
đổi sách, thiết bị dạy học cấp phát muộn, thiết bị cũ không đáp ứng nội dung
thay sách do vậy việc dạy học bộ môn Vật Lý trở nên khô khan và khó diễn
đạt, khó phân tích dẫn đến hiệu quả dạy và học chưa cao. Ngay sau khi được
trang cấp đồng bộ, các thiết bị mới đẹp về mặt hình thức, đảm bảo về mặt chất
lượng, triển khai tập huấn sử dụng thiết bị cho giáo viên đã góp phần thúc đẩy
việc dạy và học đi vào nề nếp hơn, việc sử dụng thiết bị đã giải quyết được thí
nghiệm minh họa cho cách truyền đạt nội dung kiến thức, giúp diễn đạt và
phân tích dễ dàng hơn. Học sinh chủ động thâm nhập thông tin, chủ động làm
thí nghiệm và từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét, bài học cho bản thân. Vì
vậy tầm quan trọng của thiết bị không thể thiếu góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học.
- Sự cần thiết của thiết bị trong dạy học môn Vật Lý:
Thiết bị có thể thay thế cho lời nói, diễn đạt, phân tích lập luận nếu ta biết
khai thác và sử dụng tốt trong các thí nghiệm cũng như trong các hoạt động
khác. Từ thông tin học sinh thu thập được các em kết hợp với thiết bị để làm
thí nghiệm, bằng quan sát thực tế hiện tượng thu được, từ đó hình thành tư
duy lôgíc chặt chẽ về kiến thức giúp các em tự tin và nhớ lâu hơn. Vì vậy sử
dụng thiết bị trong dạy học là rất cần thiết không thể thiếu đối với bộ môn Vật
Lý.
2
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
-Tác dụng tích cực đối với nhận thức của học sinh từ thiết bị dạy học
Vật Lý:
Từ thông tin ở sách giáo khoa, học sinh tự giác thu thập thông tin, biến
thông tin thành thí nghiệm. Từ kết quả thí nghiệm các em tin tưởng vào thí
nghiệm và rút ra kiến thức bài học, từ đó các em hình thành cách nhận thức để
tiếp thu và tích lũy kiến thức, thay vì giáo viên phải mô tả, thuyết trình, giải
thích mà không sử dụng thiết bị thì kiến thức được thông báo, không đủ sức
thuyết phục, làm cho học sinh mơ màng chưa tin tưởng nên kiến thức không
được khắc sâu và nhớ lâu.
- Ý nghĩa của việc sáng tạo làm đồ dùng dạy học:
Từ những vật liệu hết sức bình thường, tưởng như chỉ là đồ phế thải, rẻ
tiền tạo nên được những dụng cụ, thiết bị vật lí ẩn chứa nhưng nội dung khoa
học lí thú, lại do chính các em có thể tạo ra được sẽ có sức hấp dẫn kỳ diệu
đối với lứa tuổi học sinh THCS - lứa tuổi thích tìm tòi khám phá, sẽ có ý
nghĩa to lớn hơn nhiều so với việc sử dụng các thiết bị có sẵn, làm bằng các
vật liệu đắt tiền do các nhà máy, xí nghiệp cung cấp.
Điều đặc biệt mà tôi tâm đắc rằng, qua việc các em tự nghiên cứu thiết
bị và chế tạo (hoặc dưới sự hướng dẫn gợi ý của giáo viên) các dụng cụ thí
nghiệm vật lí rồi sử dụng các dụng cụ đơn giản đó để nghiên cứu phát hiện
các hiện tượng, các quy luật tự nhiên hoặc kiểm nghiệm các định luật vật lí
không những chỉ có tác dụng rèn luyện tính khéo tay hay làm, giúp các em
cũng cố khắc sâu kiến thức mà còn làm cho các em cảm thấy kiến thức khoa
học vật lí không phải là một cái gì đó quá phức tạp, trừu tượng xa vời, chỉ có
các nhà thông thái mới tìm tòi phát hiện được. Ngược lại nhiều khi rất đơn
giản gần gủi với cuộc sống quanh ta, theo một quy luật hết sức thông thường,
cũng giống như NiwTơn hình thành ý tưởng về định luật vạn vật hấp dẫn từ
việc bất ngờ quan sát quả táo rơi, hay như AùcSimet tìm ra lực đẩy AcSimet
3
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
trong bồn tắm vậy. Qua đó giúp các em có lòng tự tin vào khả năng của bản
thân khi nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám
sáng tạo
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Mặc dù hiện nay hầu hết các trường THCS trong tỉnh đã được trang bị các bộ
dụng cụ để tiến hành thí nghiệm theo nhóm đối với các bài học vật lí, song
vấn đề sử dụng, bảo quản, thay thế các dụng cụ này một cách thường xuyên
lâu dài còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Bởi vì:
- Thực tế nhà trường:
+ Nhiều trường không có phòng thí nghiệm riêng cho bộ môn vật lí, sau
mỗi tiết học, giáo viên phải di chuyển dụng cụ thí nghiệm từ lớp này sang lớp
khác dễ bị hư hỏng, trục trặc dẫn đến việc thí nghiệm ở lớp này thành công
nhưng ở lớp tiếp theo không thực hiện được. Mặt khác, một số trường THCS
hiện nay chưa có biên chế phụ trách phòng thí nghiệm, do vậy không có người
sửa chữa để bổ sung các thết bị một cách kip thời, tình trạng thiếu thiết bị thí
nghiệm vẫn còn là vấn đề phải giải quyết lâu dài.
+ Đối với những lớp đông học sinh, số lượng học sinh trong mỗi nhóm
nhiều sẽ khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, rèn luyện tính độc
lập suy nghĩ và kích thích khả năng tư duy sáng tạo của từng đối tượng học
sinh. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tính chất khách quan trong việc đánh giá
kết quả thực hành, bởi vì trong khoảng thời gian có hạn của tiết học chỉ có số
ít học sinh trong nhóm được trực tiếp thao tác các thí nghiệm trên một bộ
dụng cụ duy nhất.
- Thực tế công tác giảng dạy của giáo viên:
Một số giáo viên tuổi nghề đã cao nên việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy
học gặp không ít khó khăn như chuẩn bị các đồ dùng dạy học, làm thử trước
khi lên lớp, làm cải tiến đồ dùng dạy học thay thế những đồ dùng dạy học
4
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
không chính xác hoặc đã bị hỏng đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức,
bên cạnh đó một số giáo viên tuổi nghề còn ít và đặc biệt sự say mê nghề
nghiệp chưa cao, chưa đầu tư nghiên cứu kỹ mục tiêu yêu cầu của bài học, của
từng phần, từng nội dung nên công tác chuẩn bị thiết bị - đồ dùng dạy học còn
sơ sài, chưa được làm thử để kiểm tra tính chính xác của thiết bị và dự phòng
những tình huống sai lệch xảy ra dẫn đến các thí nghiệm trên lớp không thành
thạo làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của giáo viên.
- Tình hình học sinh sử dụng trang thiết bị :
Học sinh ở độ tuổi THCS tính hiếu động và hoang nghịch còn nhiều nên
hầu hết các em khi nhìn thấy đồ dùng thiết bị dạy học là các em sờ mó, làm
những công việc theo ý thích chứ không thực hiện tốt thí nghiệm theo yêu cầu
của từng nội dung kiến thức. Các em chưa có ý thức tự giác thu thập kiến thức
để hiểu rõ mục đích yêu cầu của thí nghiệm nên việc sử dụng đồ dùng thí
nghiệm của học sinh còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Vì vậy tổ chức cho học sinh sử dụng đồ dùng thí nghiệm và tự làm ra
nhiều dụng cụ thí nghệm tương tự sẽ giải quyết được những bất cập trên.
Thậm chí nhiều bài có thể tiến hành thí nghiệm đồng loạt với mỗi học sinh
một dụng cụ thí nghiệm riêng biệt.
III. CÁC BIỆN PHÁP
A. Đối với giáo viên:
1: Làm quen tiếp xúc với thiết bị
Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là một thử
thách khó khăn đối với giáo viên bộ môn Vật lý nói riêng, vì vậy không chỉ
cán bộ thiết bị đúng chuyên môn đào tạo mà giáo viên đứng lớp phải nhanh
chóng tiếp xúc làm quen với đồ dùng thiết bị dạy học để từ đó biết được đồ
dùng nào có hay chưa có và có kế hoạch đăng ký với cán bộ thiết bị một cách
linh hoạt. Ngoài ra giáo viên trực tiếp giảng dạy biết xác định những đồ dùng
5
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
thiếu chính xác, dễ vỡ, dễ hỏng để kịp thời điều chỉnh đồ dùng dạy học hoặc
làm thử trước khi lên lớp, cán bộ thiết bị phải biết kết hợp tên gọi vào các thiết
bị cụ thể để sắp xếp có tính khoa học thuận lợi trong việc cho mượn và đăng
ký giữa giáo viên và cán bộ thiết bị.
2: Tập huấn sử dụng thiết bị.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới khai thác và sử dụng tốt thiết bị dạy học,
giáo viên đứng lớp phải được tập huấn sử dụng thiết bị dạy học từ khi mới
trang cấp, thường xuyên tập huấn và hội thảo sử dụng thiết bị để thảo luận,
trao đổi ý kiến, rút ra kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, làm quen tiếp xúc
với thiết bị, giáo viên trực tiếp làm thử để từ đó biết linh hoạt trong quá trình
sử dụng thiết bị.
3: Thiết kế bài soạn trước khi lên lớp.
Công việc không thể thiếu đối với giáo viên trước khi lên lớp là thiết kế
bài soạn. Thành công của tiết dạy một phần là ở chỗ thiết kế bài soạn, bài soạn
được thiết kế công phu, đảm bảo và chính xác về nội dung kiến thức, phân bố
thời gian hợp lí cho từng đơn vị kiến thức, phân công hoạt động theo từng
nhóm - từng kiểu bài đến từng đối tượng học sinh thì chất lượng học tập sẽ
nâng lên.
4: Tổ chức điều hành của giáo viên trên lớp.
Để tổ chức điều hành tốt các hoạt động dạy và học của giáo viên phải
nghiên cứu kỹ thiết kế bài soạn phải tìm hiểu kỹ các đồ dùng dạy học, dự đoán
những khả năng có thể xảy ra và có biện pháp phù hợp với những tình huống
đó. Trong các bài thí nghiệm giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo
nhóm, theo bàn hoặc riêng lẻ cá nhân bằng các hình thức thảo luận hay ghi
phiếu, bảng phụ, yêu cầu thảo luận sôi nổi và đồng đều dưới sự giám sát của
giáo viên. Sau khi thảo luận giáo viên có thể gọi bất kỳ em nào trong nhóm trả
6
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
lời, lấy ý kiến nhận xét của các nhóm khác đi đến kết quả đúng để hoàn chỉnh
kết luận.
5: Cải tiến - Sáng tạo làm đồ dùng dạy học.
Trên cơ sở những thiết bị đã được trang cấp còn hạn chế về mặt trực
quan bao quát cho cả lớp, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm lại đồ dùng
dạy học nguyên mẫu nhưng to hơn, sinh động hơn giúp giáo viên dễ dàng
hướng dẫn cả lớp trước khi các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
Để có thể thực hiện thành công việc tổ chức cho học sinh làm lấy các
dụng cụ thí nghiệm vật lí phục vụ kịp thời cho các bài học theo tiến độ
chương trình và duy trì phong trào đó một cách thường xuyên, liên tục thì
giáo viên bộ môn phải đầu tư rất nhiều công sức ban đầu và lập một kết hoạch
hoạt động hết sức chu đáo và tỉ mỉ dựa trên nội dung các công việc sau:
+ Trước hết vào năm học mới, giáo viên bộ môn cần nghiên cứu, phân
tích kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa ở từng lớp mà mình phụ trách,
bao gồm cả tiết lí thuyết và thực hành, các câu hỏi, các bài tập định tính, định
lượng mà yêu cầu phải thực hiện các bài thí nghiệm theo nhóm hoặc có thể
thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm mới để minh họa, kiểm chứng và
cao hơn nữa là thể hiện được mối liên hệ trực tiếp của kiến thức vật lí với
những ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống.
+ Kiểm tra các thiết bị đã được trang bị về số lượng, chủng loại. Đánh
giá về tình trạng hoạt động, dự kiến thiếu hụt, trục trặc hư hỏng có thể sảy ra,
những dụng cụ, chi tiết cần thay thế….
+ Nghiên cứu các loại vật liệu, kết cấu và nguyên lí hoạt động của các
thiết bị đã được trang bị để tìm phương án thay thế các bộ phận hoặc chế tạo
các thiết bị đó bằng các nguyên liệu phế thải dể kiếm, rẻ tiền hoặc có thể thiết
kế chế tạo một mô hình mới có kết cấu khác nhưng nguyên tắc hoạt động vẫn
thể hiện cùng một bản chất vật lí, đảm bảo đúng nội dung yêu cầu của bài học.
7
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
+ Tìm hiểu khả năng học sinh có thể tìm kiếm các loại vật liệu phế thải
nào có sẵn ở địa phương hoặc qua sử dụng trong qua trình sinh hoạt hàng
ngày của các em ở gia đình, khả năng có thể chế biến gia công các loại vật
liệu đó.
+ Tìm hiểu khả năng lao động kỹ thuật của từng đối tượng học sinh từ lớp
6 - 9 mà phân loại mức độ khó dễ của công việc và định ra hình thức phù hợp
để có thể lôi cuốn mọi học sinh tham gia và hoạt động sáng tạo về vật lí - kĩ
thuật. Chẳng hạn loại dụng cụ thí nghiệm nào mà học sinh có thể gia công,
lắp ráp theo sự hướng dẫn của giáo viên, loại thí nghiệm nào có thể giao cho
học sinh tự nghiên cứu thiết kế, chế tạo….
Muốn vậy nhất thiết giáo viên phải tiến hành chế tạo và thử nghiệm
trước khi giao việc cho học sinh để nắm rõ trình tự thao tác, những lưu ý về
mặt kỹ thuật và thao tác để đảm bảo thí nghiệm thành công và tiết kiệm được
nguyên liệu, vật liệu cũng như thời gian.
B . Đối với học sinh:
Sau quá trình chuẩn bị của giáo viên, bước vào năm học, các em sẽ được
giáo viên bộ môn phổ biến kế hoạch học tập bộ môn. Ngoài các công việc học
tập như các bộ môn khác, để học tập tốt môn vật lí, các em cần phải tham gia
hoạt động tự làm các dụng cụ thí nghiệm vật lí đơn giản phù hợp với điều kiện
kỹ thuật và khả năng sáng tạo của mình. Các hoạt động đó có thể bao gồm các
mức độ sau:
+ Trước mỗi bài học (có liên quan tới các thí nghiệm) mỗi học sinh (hoặc
nhóm học sinh) Nhận phiếu giao việc của giáo viên để chế tạo các dụng cụ thí
nghiệm cần thiết theo hướng dẫn cụ thể (tìm nguyên vật liệu gia công lắp ráp
theo yêu cầu) tới giờ học mang tới lớp để tiến hành thí nghiệm xây dựng bài
học.
8
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
+ Sau mỗi tiết học nhận phiếu giao việc của giáo viên, chế tạo các dụng
cụ thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên rồi dùng dụng cụ đó kiệm nghiệm
lại các hiện tượng, các định luật đã học. Tới tiết học tới mang nộp cho giáo
viên.
Tóm lại để lôi cuốn học sinh tự lực chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm vật
lí mang tính chất kĩ thuật, tạo được thói quen và kỹ năng lao động kỹ thuật là
một quá trình công phu, tỉ mỉ, lâu dài trong suốt bậc học từ lớp 6- lớp 9. Vì
vậy không nên nóng vội và đòi hỏi quá cao với học sinh ngay từ đầu. Bước
đầu có thể chọn những kết cấu kỹ thuật đơn giản không đòi hỏi nhiều thời
gian lắp ráp và thao tác gia công phức tạp. Giáo viên có thể nêu phương án
cho học sinh xem mô hình có sẵn, hướng dẫn cách làm yêu cầu hoc sinh tìm
nguyên liệu và chế tạo theo đúng mẫu, dần dần tiến tới các bước hình thành
các yếu tố của tư duy chế tạo bằng cách đưa ra các bài làm sáng tạo, yêu cầu
thảo luận về nội dung của bài làm trong giờ học trước đó về các phương án
lựa chọn nguyên vật liệu, trình bày những ý đồ thiết kế, phương pháp gia
công … Chẳng hạn sau khi học về định luật Acsimet và điều kiện nổi của
vật, qua việc nghiện cứu thí nghiệm pha muối và nước cho quả trứng trong
cốc nổi dần lên hay dụng cụ “người thợ lặn ĐềCác” giáo viên đề nghị học sinh
thảo luận theo nhóm và trình bày dự kiến về những phương pháp có thể để
làm cho tàu ngầm có thể lặn xuống hay nổi lên.
Sự phát triển óc sáng tạo vật lí – kỹ thuật của học sinh tiến hành dưới
những hình thức như vậy có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng lĩnh hội tài
liệu sách giáo khoa, là một biện pháp tốt để củng cố các kiến thức đã được
học và đôi khi là phương tiện rất tốt để kiểm tra đánh giá mức độ tự giác lĩnh
hội tài liệu sách giáo khoa đối với từng đối tượng học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN CHẾ TẠO MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VỀ
CƠ – NHIỆT:
9
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
1. THÍ NGHIỆM 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ.
* Mục đích: Chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
a. Dụng cụ, vật liệu:
+ Bình cầu thủy tinh làm bằng bóng đèn tròn hoặc chai thủy tinh trong
suốt.
+ Nút cao su.
+ Ruột bút bi loại lớn đã hết mực.
b. cách làm:
+ Rửa sạch ruột bút bi (cắt phần đầu), hơ nóng vừa phải để uốn ruột bút
bi thành chữ L.
+ Cắm xuyên phần ngắn của ruột bút bị đã uốn vào lỗ tạo ở nút cao su (lỗ
dùi nhỏ hơn đường kính của ruột bút bi) để ló ra khoảng 1cm.
+ Nhúng đầu dài của ruột bút bi vào nước màu sao cho nước màu vào
trong ống khoảng 0,5cm. Dùng ngón tay bịt đầu ống ngắn và nhấc ống ra khỏi
cốc. Buông tay và nghiêng ống để giọt nước màu chảy sát về phía nút cao su.
+ Đậy chặt nút cao su vào bình cầu hay chai thủy tinh để giọt nước màu
chảy về gần giữa ống.
+ Cắt mảnh giấy trắng hình chữ nhật, kích thước 3cm x 15cm dùng dao
lam khía khía theo chiều ngang tấm giấy cách hai đầu 1cm.
+ Luồn nhánh ống có chứa giọt nước mầu qua hai vết khía ở mảnh giấy .
c. Tiến hành thí nghiệm:
Bố trí thí nghiệm như hình 1
+ Dùng tay giữ cỗ bình, tay kia áp lên thành bình, quan sát giọt nước màu
dịch chuyển.
+ Buông tay áp ở bình ra, Quan sát giọt nước màu dịch chuyển.
+ Giải thích và rút ra kết luận.
10
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
Hình 1
2. THÍ NGHIỆM 2: SỰ ĐỐI LƯU TRONG KHÔNG KHÍ
• Mục đích: Thấy rõ bản chất của hiện tượng đối lưu trong không khí.
a. Dụng cụ, vật liệu:
+ Một vỏ lon bia hay lon nước ngọt. Một đế gỗ kích thước 20cm x 30cm.
+ Một nan hoa xe đạp hay một râu ăng ten. Một mũ đinh tán.
+ Dùi nhọn và kéo. Ba cây nến hay ba đèn cồn.
b. Cách làm:
+ Dùng kéo cắt dọc theo đường chu vi vỏ lon lấy phần đáy cao khoảng
6cm - 8cm. Sau đó cắt dọc theo đường sinh đến sát đáy để chia vỏ lon thành 7
phần bằng nhau.
+ Bẻ gập các phần đã cắt sát đáy cho chúng cùng nằm trên một mặt
phẳng rồi uốn nghiêng về một phía tạo thành các cánh chong chóng.
+Dùng dùi tạo một lỗ nhỏ ở tâm đáy lon rồi gắn vào đó mũ đinh tán .
+ Nan hoa xe đạp hay râu ăngten có một đầu gắn cố định trên đế gỗ tạo
thành giá thẳng đứng. Đầu kia dũa hoặc mài nhọn và đặt chong chóng lên (Có
11
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
thể lấy đầu kim bút bi cắm vào đầu đã mài nhọn của nan hoa hay râu ăng
ten)
c. Tiến hành thí nghiệm: Bố trí như hình 2:
Hình 2
* Chú ý: Khoảng cách từ các ngọn nến đến các cánh chong chóng khoảng
20cm – 30cm.
+ Đốt nến và quan sát sự quay của chong chóng. Giải thích hiện tượng.
3.THÍ NGHIỆM 3: SỰ SÔI, SỰ HÓA HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ:
• Mục tiêu: Quan sát được quá trình sôi, hóa hơi và ngưng tụ.
a. Dụng cụ, vật liệu:
+ 1 bình cầu bằng bóng đèn, nút cao su.
+ 1 vỏ lon nhựa trong suốt có đường kính khoảng 25 – 30cm.
+ 1 đoạn ống kim loại dài 12cm và một đoạn dài 8cm.
+ 1 đoạn ống nhựa trong suốt dài khoảng 20cm.
+ 1 giá thí nghiệm có hai vòng đỡ, 1 đèn cồn.
+ 1 lít nước đá, 1 cốc nhựa.
12
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
b. cách làm:
+ Dùng dùi nhọn xuyên qua nút cao su một đoạn ống kim loại 8cm.
+ Dùng dùi nhọn tạo hai lỗ đối xứng trên thành lon nhựa cách đáy lon
khoảng 4cm. Lấy ống kim loại 12cm xuyên qua hai lỗ ở thành bình lon nhựa,
uốn một đầu ống cong xuống dùng làm vòi.
+ Lấy đoạn ống nhựa trong suốt nối hai đầu ống kim loại ở lon nhựa và
nút cao su.
+Đổ nước vào ½ bình cầu rồi dùng nút cao su đậy chặt bình cầu lại.
+ Đập nước đá bỏ vào lon nhựa.
+ Dặt bình cầu và lon nhựa lên giá thí nghiệm.
c. Tiến hành thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm như hình 3:
Hình 3
+ Đốt đèn cồn đặt dưới bình cầu.
+ Quan sát quá trình sôi, bay hơi, ngưng tụ và rút ra nhận xét.
• chú ý: Nếu đổ nước lạnh vào bình cầu thì quá trình diễn ra khoảng 7
phút. Nếu dùng nước nóng thì chỉ khoảng 4-5 phút.
V. KẾT LUẬN:
13
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
Thực tế những năm trước thực hiện phương pháp dạy học truyền thụ
“Thầy đọc-Trò chép” hay chỉ là giải thích thuyết trình “lý thuyết nhiều hơn
thực hành” dẫn đến hiệu quả chất lượng không cao. Nay đã thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy: “Lấy học sinh làm trung tâm - Thực hành là chủ
yếu”. Từ thực hành thí nghiệm nêu lên nhận xét kết luận và rút ra bài học. Vì
vậy qua thời gian thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đã áp dụng các giải
pháp nêu trên thu được kết quả qua đợt khảo sát chất lượng học kỳ I năm 2011
- 2012 như sau:
TT Lớp/TS
Điển trên TB Điểm khá giỏi Điểm dưới Tb
SL % SL % SL %
1 6A
1
/40 35 87.5 20 50.0 5 12.5
2 6A
2
/39 34 87.1 19 48.7 5 12.9
3 6A
3
/41 37 90.2 21 51.2 4 9.7
4 9A
4
/40 36 90.0 20 50.0 4 10.0
Tổng/160 142 88.7 80 50.0 18 11.3
Kết quả trên cho thấy chất lượng dạy và học bộ môn Vật Lý nói riêng
đã được nâng cao rõ rệt. Qua đó chứng tỏ việc sử dụng thiết bị tốt sẽ nâng cao
chất lượng dạy và học đối với bộ môn Vật Lý.
Nhà triết học HêGhen người Đức đã nói: “Những cái quen thuộc ai
cũng biết không phải bao giờ cũng là cái người đó đã hiểu”. “Biết” mới chỉ là
nắm được các thuộc tính có sẵn của đối tượng và sử dụng nó bằng kinh
nghiệm của người khác truyền lại theo phương pháp bắt chước. “Hiểu” là nắm
được bản chất, cấu tạo và nguyên lí vận hành của đối tượng. Nhà triết học
Kant lại nói “cách tốt nhất để hiểu là làm”. “Làm” tức là “Hành”, “Hành”
thành thạo sẽ có thể dẫn đến sáng tạo ra cái mới.
Vì vậy chắc chắn sẽ không còn ai tranh cãi về sự cần thiết phải gắn học
sinh với sự sáng tạo về vật lí – kỹ thuật và rèn luyện cho họ những kỹ năng và
kỹ xảo tương ứng qua việc tổ chức cho học sinh sử dụng và tự làm lấy các
dụng cụ thí nghiệm vật lí.
14
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
Tất nhiên là, để giúp học sinh lao động và sáng tạo thì trước hết người
thầy phải lao động và sáng tạo nhiều hơn. Điều đó không chỉ đòi hỏi tâm
huyết và nhiệt tình mà còn phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ
của đội ngũ giáo viên.
Mong rằng, các cấp lãnh đạo trong ngành cần có sự quan tâm chỉ đạo
động viên kịp thời và có những chính sách chế độ thỏa đáng đối với hoạt động
này ở các trường THCS trong tỉnh nhà.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường, Tổ tự nhiên đã tạo
điều kiện giúp đỡ đễ tôi hoàn thành đề tài.
Lần đầu tiên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này nên không thể tránh hết
những sai sót mong được sự góp ý của bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn
những đóng góp quý báu để tôi có thể hoàn thiện hơn trong sự nghiệp giaó
dục.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 2
15
SKKN: Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong giờ dạy Vật lí ở THCS
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 4
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
A. Đối với giáo viên:
1: Làm quen tiếp xúc với thiết bị: 5
2: Tập huấn sử dụng thiết bị: 6
3: Thiết kế bài soạn trước khi lên lớp: 6
4: Tổ chức điều hành của giáo viên trên lớp: 6
5: Cải tiến - Sáng tạo làm đồ dùng dạy học: 7
B.Đối với học sinh: 8
IV. HƯỚNG DẪN CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ
THÍ NGHIỆM CƠ – NHIỆT:
1. THÍ NGHIỆM 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ. ……… 10
2. THÍ NGHIỆM 2: SỰ ĐỐI LƯU TRONG KHÔNG KHÍ: …… 11
3.THÍ NGHIỆM 3: SỰ SÔI, SỰ HÓA HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ: 12
V. KẾT LUẬN: ……………………………………………… 14
16