Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.05 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính thiết thực của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài.
6. Cơ cấu của luận văn.
CHƯƠNG 1
THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TDCT CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM.
1.1.1. Khái niệm về TTQT.
1.1.2. Vai trò của TTQT.
1.1.2.1. Vai trò của TTQT trong nền kinh tế.
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động TTQT đối với các NHTM.
1.1.3. Các phương thức TTQT.
1.1.3.1. Phương thức chuyển tiền.
1.1.3.2. Phương thức ghi sổ.
1.1.3.3. Phương thức nhờ thu.
1.1.3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền.
1.1.3.5. Phương thức ủy thác mua.
1.2. PHƯƠNG THỨC TTQT BẰNG TDCT.
1.2.1. Cơ sở ra đời của TDCT.
1.2.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phương thức tín dụng chứng
t
ừ.
1.2.2.1. Khái niệm.
1.2.2.2. Đặc trưng.


1
1.2.2.3. Vai trò của tín dụng chứng từ đối với người XK , người NK và
ngân hàng.
1.2.3. Khái niệm, nội dung và phân loại thư tín dụng.
1.2.3.1. Khái niệm thư tín dụng (Letter of Credit).
1.2.3.2. Nội dung của thư tín dụng.
1.2.3.3. Các loại thư tín dụng.
1.2.3.4. Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable letter of credit).
1.2.3.5. Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C).
1.2.3.6. Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed
irrevocable L/C)
.
1.2.3.7. Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C)
.
1.2.3.8. Các loại thư tín dụng đặc biệt:
a. Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C).
a.
Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C).
b. Thư tín dụng tuần hoàn (Irrevocable revolving L/C).
c. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C).
d. Thư tín dụng đối ứng (Recipvocal L/C).
e. Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C).
f. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C).
1.2.4. Quy trình thanh toán theo phương thức TDCT.
1.2.4.1. Các bên tham gia trong phương thức TDCT .
1.2.4.2. Quyền lợi và nghóa vụ của các ngân hàng trong phương thức
TDCT
.
1.2.4.3. Quy trình thanh toán theo phương thức TDCT.

1.2.5. Giới thiệu UCP.
1.2.5.1 - Khái niệm UCP.
1.2.5.2 – Giới thiệi UCP 500.

2
1.2.6. Giới thiệu UCP600 .
1.3. Xu hướng phát triển của việc sử dụng phương thức TDCT .
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
CHƯƠNG 2
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM VÀ CÁC CHI NHÁNH
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
.
2.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam và
các Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh.
2.1.1.1. Ngân hàng No Việt Nam.
2.1.1.2. Các chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM.
2.1.2. Quy trình TTQT bằng phương thức TDCT.
2.1.2.1. Văn bản quy đònh của NHNo&PTNT Việt Nam về quy trình nghiệp
vụ thanh toán bằng L/C và liên quan đến L/C đang có hiệu lực
.
2.1.2.2 Nghiệp vụ thanh toán NK theo phương thức TDCT.
2.1.2.3. Quy trình thanh toán XK bằng phương thức TDCT.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT Ở CÁC CHI NHÁNH
NHNo&PTNT VIỆT NAM TẠI TP.HCM THEO PHƯƠNG THỨC TDCT.
2.2.1. Doanh số TTQT bằng L/C và thò phần trong đòa bàn Tp.HCM của
các Chi nhánh NHNo&PTNT VN từ năm 2001 đến năm 2005
.
2.2.2. Các sản phẩm và thò trường chủ yếu mà các Chi nhánh
NHNo&PTNT VN thực hiện thanh toán bằng phương thức L/C.
2.2.3. Những tình huống thường xẩy ra rủi ro trong phương thức thanh

toán bằng TDCT ở các Chi nhánh NHNo&PTNT VN trên đòa bàn Tp.HCM.
2.2.3.1 Trong phương thức tín dụng NK.
2.2.3.2 Trong phương thức tín dụng XK.
2.2.4. Đánh giá chung một số kết quả đạt được trong hoạt động bằng
phương thức TDCT ở các Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM.
2.2.4.1 Đối với các Chi nhánh.

3
2.2.4.2 Đối với các khách hàng và nền kinh tế.
2.3. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC
TDCT TẠI CÁC CHI NHÁNH NHNo&PTNT VN TẠI TP.HCM VÀ
NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI
.
2.3.1. Những hạn chế của bản thân hệ thống NHNo&PTNTVN.
2.3.1.1. Hoạt động tiếp thò, khuyến mãi thu hút khách hàng trong nghiệp vụ
TTQT còn yếu.
2.3.1.2. Trình độ công nghệ Ngân hàng còn thấp.
2.3.1.3. NHNo&PTNT VN chưa có các chi nhánh ở nước ngoài.
2.3.1.4. NHNo&PTNT Việt Nam chưa có chính sách riêng về hoạt động
TTQT đối với các Chi nhánh thuộc đòa bàn đô thò lớn như tại Tp.HCM
.
2.3.1.5. Vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C.
2.3.2. Hạn chế xuất phát ở các chi nhánh NHNo&PTNT VN tại
Tp.HCM.
2.3.2.1 Đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT vừa thiếu, vừa yếu.
2.3.2.2
Chưa có sự đầu tư thực sự vào nghiệp vụ TTQT.
2.3.3. Những hạn chế xuất phát từ khách hàng.
2.3.3.1 Trình độ thương thảo trong giao dòch thương mại quốc tế của các
Công ty XNK Việt Nam còn yếu.

2.3.3.2 Thực lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, hoạt động kinh
doanh chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng.
2.3.4. Những khó khăn khách quan khác.
2.3.4.1. Về cơ chế quản lý ngoại hối của NHNN.
2.3.4.2 Những nguyên nhân khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.




4
CHƯƠNG 3
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA CÁC
CHI NHÁNH NHNo&PTNT VN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TTQT
BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT Ở CÁC CHI NHÁNH NHNo&PTNT VIỆT
NAM TẠI TP.HCM.
3.2.1. Giải pháp nhân sự và đào tạo nhân sự.
3.2.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ ứng
dụng vào TTQT bằng L/C.
3.2.3. Xây dựng mạng lưới khách hàng liên các Chi nhánh
NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM và cũng như tại khu vực Miền Nam trong lónh
vực TTQT
.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát:
3.2.5. Tăng cường chính sách khách hàng
3.2.6. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh và dòch vụ.
3.3.1. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam:
3.3.1.1 – Tăng cường công tác tiếp thò, khuyến mãi nhằm thu hút khách

hàng trong nghiệp vụ TTQT:
3.3.1.2 - Thành lập các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam ở nước
ngoài:
3.3.1.3 - Có chính sách khuyến khích cụ thể đối với các Chi nhánh có
nghiệp vụ TTQT phát triển tốt như đối với nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng.
3.3.1.4 . Hoàn thiện quy trình thanh toán TDCT:
3.3.2. Kiến nghò đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK:
3.3.2.1 Doanh nghiệp tham gia kinh doanh XNK phải có các cán bộ chuyên
trách về XNK:
3.3.2.2 Doanh nghiệp XNK phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ
về thanh toán TDCT cho các cán bộ chuyên trách.

5
3.3.2.3 Doanh nghiệp XNK cần tìm hiểu kỹ về đối tác XNK
3.3.2.4 Doanh nghiệp XNK cần nâng cao năng lực tài chính:
3.3.3. Kiến nghò đối với NHNN:
3.3.3.1. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
3.3.3.2. Cần có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt và chính sách quản lý
ngoại hối chặt chẽ, phản ứng kòp thời với những biến động của thò trường XNK.
3.3.3.3 Cần ban hành một số văn bản pháp lý cần thiết điều chỉnh hoạt
động TTQTcũng như dần hoàn chỉnh thò trường hối đoái tại các NHTM
.
3.3.4. Kiến nghò đối với Chính phủ:
3.3.4.1 Có chính sách kinh tế thương mại rõ ràng, ổn đònh và đồng bộ.
3.3.4.2 Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT cũng
như trong phương thức thanh toán bằng TDCT của các NHTM
.
3.3.4.3 Xây dựng chính sách đối ngoại hợp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN

PHỤ LỤC SỐ 1: Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT & PTNT VN
PHỤ LỤC SỐ 2: Thò phần huy động vốn của các NHTM trên đòa bàn
Tp.HCM.
PHỤ LỤC SỐ 3: Thò phần tín dụng của các NHTM trên đòa bàn Tp.HCM.
PHỤ LỤC SỐ 4: Các Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM ( đến
31/12/2006)
PHỤ LỤC SỐ 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm từ
2000 đến 2005.
PHỤ LỤC SỐ 5: Mục tiêu chiến lược về Xuất nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2001-2010.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.



6

C¸C Tõ VIÕT T¾T

TTQT: thanh toán quốc tế.
KTĐN: kinh tế đối ngoại.
XNK: xuất nhập khẩu.
XK: xuất khẩu
NK: nhập khẩu.
NHTM: Ngân hàng thương mại.
NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
NHNo&PTNT VN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam.
TCTD: tổ chức tín dụng
L/C ( letter of credit): thư tín dụng.
WTO: World Trading Organization: tổ chức thương mại thế giới.

ICC: International Chamber of Commerce Commission: Phòng thương mại
quốc tế.
SWIFT: Society Worlwide Interbank and Financial Telecommunication. Hệ
thống điện tử liên ngân hàng toàn cầu.


















7
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính thiết thực của đề tài:
Trong những năm đổi mới vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế của nước
ta có nhiều bước thăng trầm, song xu hướng chung là ngày càng hoàn thiện và
phát triển. Hôäi nhập Tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ có
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức và trong đó hoạt động thương mại

quốc tế sẽ là một lónh vực nhạy cảm nhất, là cầu nối trực tiếp phản ánh từng
bước hoà nhập và phát triển của cả nền kinh tế đất nước.
Theo cùng với sự phát triển thương mại quốc tế là sự phát triển của hoạt
động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. NHNo&PTNT VN là
Ngân hàng thương mại Nhà nước dẫn đầu trong cả nước về mạng lưới và vốn tự
có tham gia hoạt động. Với thế mạnh của mình, NHNo&PTNT VN đang từng
bước chiếm lónh được thò phần lớn trong một số lónh vực hoạt động như huy động
vốn, tín dụng và thanh toán trong nước. Tuy nhiên, về hoạt động thanh toán quốc
tế nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng tại NHNo&PTNT
VN còn nhiều hạn chế cả về mặt chất lượng cũng như doanh số hoạt động. Đặc
biệt là ngay ở tại thò trường thành phố Hồ Chí Minh, thò trường có hoạt động kinh
tế sôi động nhất của đất nước, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ của các Chi nhánh NHNo&PTNT VN cũng chưa
đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
Xuất phát lý do trên, từ kinh nghiệm trong công tác thực tế tại bộ phận
thanh toán quốc ở một chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM, kết hợp với
kiến thức môn học, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh
toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Chi nhánh của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên đòa bàn Tp.HCM”.
Qua đó hy vọng đưa ra những đề xuất có ích trong việc nâng cao hiệu quả hoạt

8
động thanh toán quốc tế ở các Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM trong
giai đoạn hội nhập hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hoá một cách khoa học những lý luận cơ bản về thanh toán
quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tầm quan trọng của nó
trong hoạt động kinh tế hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế

theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Chi nhánh NHNo&PTNT VN trên đòa
bàn Tp.HCM, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn và
nguyên nhân của những tồn tại đó ở các Chi nhánh.
- Đề xuất, giải pháp để khắc phục hạn chế, khó khăn, không hiệu quả từ đó
hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các Chi
nhánh NHNo&PTNT VN trên đòa bàn Tp.HCM.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp so sánh phân tính và phương pháp thống kê để xác đònh bản chất
của vấn đề cần nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ tại các Chi nhánh NHNo&PTNT VN trên đòa bàn
Tp.HCM.
+ Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ, thông lệ
quốc tế được áp dụng trong phương thức này (từ UCP 500 đến UCP 600). Từ đó
tập trung nghiên cứu quy trình và thực trạng vận dụng phương thức tín dụng
chứng từ trong giai đoạn 2002 - 2006 của các Chi nhánh NHNo&PTNT VN trên
đòa bàn Tp.HCM.

9
5. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn dựa trên thực trạng của hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế
của các Chi nhánh NHNo&PTNT VN và so sánh với các ngân hàng thương mại
khác trên đòa bàn Tp.HCM, từ đó đi sâu vào phân tích bản chất những khía cạnh,
vấn đề còn tồn tại, hạn chế và khó khăn. Dựa trên thực trạng cộng với nghiên
cứu lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm bản thân và
đồng nghiệp trong quá trình tham gia nghiệp vụ thanh toán quốc tế, từ đó để có
các ý kiến đề xuất phù hợp với thực tế, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, thông

lệ quốc tế và quy đònh của pháp luật.
Qua việc nghiên cứu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các
chi nhánh của NHNo&PTNT VN trên đòa bàn Tp.HCM, học viên mong muốn
những suy nghó và đề xuất của mình sẽ giúp cho cho công việc thực tế ngày càng
hiệu quả hơn và xa hơn nữa là những giải pháp có thể các nhà lãnh đạo các Chi
nhánh của NHNo&PTNT VN trên đòa bàn Tp.HCM quan tâm và ứng dụng trong
việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này trong thực tế.
6. Cơ cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
tại các Chi nhánh của NHNo&PTNT VN trên đòa bàn Tp.HCM.
Chương 3: Những giải pháp để hoàn thiện và phát triển thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Chi nhánh của NHNo&PTNT VN
trên đòa bàn Tp.HCM.




10

CHƯƠNG 1:
THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM:
1.1.1. Khái niệm về TTQT:

TTQT là việc chi trả các nghóa vụ tiền tệ phát sinh trong các quan hệ kinh
tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức, các đơn vò kinh tế, các cá
nhân giữa nước này với nước khác.
TTQT là khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện buôn bán - trao đổi
hàng hóa - dòch vụ giữa các nước. Nó phản ánh sự vận động có tính quy luật của
giá trò trong quá trình chu chuyển hàng hóa tiền tệ giữa các quốc gia và được
xem là khâu cuối cùng trong một giao dòch kinh tế.
TTQT không chỉ đơn thuần giống hoạt động thanh toán trong quan hệ giao
dòch mua bán trong nước, mà TTQT rất phức tạp. Điều này là do TTQT có liên
quan đến nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều đồng tiền thanh toán khác nhau.
Và hơn nữa, việc thanh toán giữa các nước đều phải tiến hành thông qua các tổ
chức tài chính trung gian mà chủ yếu là Ngân hàng. Hoạt động thanh toán
thường không dùng tiền mặt, chủ yếu là thanh quyết toán giữa các Ngân hàng.
Vì vậy, TTQT có những nét đặc thù riêng.
1.1.2. Vai trò của TTQT:
1.1.2.1. Vai trò của TTQT trong nền kinh tế:
TTQT ra đời từ các quan hệ kinh tế đối ngoại và bản thân nó thúc đẩy sự
phát triển của các quan hệ KTĐN. TTQT là cầu nối trong mối quan hệ KTĐN,
không có hoạt động TTQT thì không có hoạt động KTĐN. TTQT thúc đẩy hoạt
động KTĐN phát triển. Việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn

11
chính xác, sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động XNK
của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động KTĐN phát triển, đặc biệt là hoạt động
ngoại thương.
Đồng thời, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực
hiện hợp đồng KTĐN. Trong hoạt động TTQT, do vò trí đòa lý các đối tác xa
nhau nên việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua
gặp nhiều khó khăn. Nếu tổ chức tốt công tác TTQT thì sẽ giúp cho các nhà kinh
doanh hàng hoá XNK hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng

KTĐN, nhờ đó thúc đẩy hoạt động KTĐN phát triển.
TTQT là công cụ của Nhà nước nhằm hoạch đònh các chính sách về hoạt
động XNK. Thông thường hoạt động TTQT luôn thuộc tầm kiểm soát của Nhà
nước. Tất cả xuất phát từ vai trò của TTQT đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động TTQT ở các NHTM luôn nằm dưới sự kiểm soát của Ngân hàng
Trung Ương, nhằm theo dõi các luồng ngoại tệ vào ra và có biện pháp can thiệp
khi cần thiết.
Việc theo dõi hoạt động TTQT của các NHTM sẽ giúp Nhà nước hoạch
đònh chính sách thích hợp cho hoạt động XNK. Thật vậy, khi Nhà nước đã nắm
vững được tình hình TTQT của các NHTM thì cũng sẽ nắm vững được hoạt động
XNK hàng hoá của đất nước, từ đó quyết đònh những mặt hàng nào cần đẩy
mạnh hoạt động XNK và những mặt hàng nào cần hạn chế XNK.
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động TTQT đối với các NHTM:
TTQT là một trong những hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Hoạt
động TTQT thường do các NHTM tiến hành và về bản chất đây là một hoạt
động cung cấp dòch vụ nhằm thu phí. Các Ngân hàng có lợi thế tuyệt đối về công
nghệ và nhân lực so với các tổ chức tín dụng khác trong việc cung cấp dòch vụ
TTQT, chính vì vậy thò phần TTQT của các Ngân hàng cũng lớn hơn nhiều so
với các tổ chức khác. Do đó, phí thu từ hoạt động TTQT của các Ngân hàng cũng

12
là một nguồn thu đáng kể, nhất là những Ngân hàng có doanh số hoạt động
ngoại thương lớn.
Ngoài hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thò trường ngoại hối thì TTQT
cũng là cách tạo nguồn thu ngoại tệ của các NHTM xuất phát từ việc giữ tài
khoản khách hàng XNK, từ đó có khả năng cung ứng ngược trở lại vốn ngoại tệ
tín dụng cho khách hàng NK. Như vậy nghiệp vụ TTQT có liên quan trực tiếp
đến các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn, thanh
toán trong nước, bảo lãnh và kinh doanh ngoại tệ ở các NHTM.
Ngoài ra, TTQT còn nâng cao vai trò của NHTM trong giao dòch thanh toán

XNK, làm trung gian thanh toán cũng như tư vấn nghiệp vụ cho khách hàng, tăng
uy tín ngân hàng trên thò trường tài chính, tín dụng quốc tế. Nhờ có nghiệp vụ
TTQT mà các NHTM ở nhiều quốc gia khác nhau biết đến nhau và có sự liên
kết với nhau từ đó có thể đa dạng hoá được khách hàng và mở rộng thò phần
hoạt động.
1.1.3. Các phương thức TTQT:
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều
kiện TTQT. Phương thức thanh toán sẽ nói nhà XK dùng cách nào để thu tiền về
còn nhà NK dùng cách nào để trả tiền.
Trong TTQT hiện nay, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh
toán khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền. Tuy nhiên xét cho cùng việc lựa chọn
phương thức nào cũng xuất phát từ yêu cầu của nhà XK là thu được tiền đầy đủ,
nhanh chóng và nhà NK là mua được hàng theo đúng số lượng, chất lượng và
đúng thời hạn. Các phương thức TTQT trong ngoại thương gồm có:
- Phương thức chuyển tiền.
- Phương thức ghi sổ.
- Phương thức nhờ thu.
- Phương thức giao chứng từ nhận tiền.
- Phương thức ủy thác mua.

13
- Phương thức TDCT.
1.1.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance):
+ Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó nhà NK (người trả tiền)
yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất đònh cho nhà XK (người
hưởng lợi) ở một đòa điểm nhất đònh trước hoặc sau khi nhận được hàng theo hợp
đồng đã thoả thuận. Có hai loại chuyển tiền: chuyển tiền trước khi nhận hàng và
chuyển tiền sau khi nhận hàng.
+ Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền:
- Ưu điểm: Phương thức này có ưu điểm là rất đơn giản, thuận tiện, chi phí

thấp. Nhà NK chỉ việc đến ngân hàng yêu cầu chuyển tiền và nhận hàng, nhà
XK chỉ việc giao hàng, giao chứng từ và nhận tiền.
-
Nhược điểm:

Đối với chuyển tiền trước khi giao hàng: nhà NK sẽ gặp rủi ro từ việc nhà
XK lừa đảo, nhận tiền nhưng không giao hàng, nhà XK phá sản không có khả
năng giao hàng hoặc giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng
hoặc thời hạn như hợp đồng đã ký.
Đối với chuyển tiền sau khi giao hàng: nhà XK sẽ gặp rủi ro sau khi giao
hàng và chứng từ nhưng không nhận được tiền hoặc nhận không đầy đủ, đúng
hạn như hợp đồng đã ký vì nhà NK lừa đảo, phá sản, không có khả năng thanh
toán.
Phương thức này chỉ phù hợp với việc mua bán giữa hai bên thật sự tin
tưởng lẫn nhau.
1.1.3.2. Phương thức ghi sổ (Open Account):
+ Phương thức thực hiện: người XK mở tài khoản ghi các khoản tiền mà
người NK nợ về việc mua hàng hoá hay dòch vụ chi phí khác có liên quan đến
việc mua hàng hoá. Người NK đònh kỳ hàng tháng, quý hoặc năm thanh toán
khản nợ hình thành trên tài khoản cho người XK.
+ Ưu nhược điểm:

14
- Ưu điểm: tạo điều kiện tốt cho nhà NK mua hàng khi chưa có khả năng
thanh toán ngay.
- Nhược điểm: Không có sự đảm bảo đầy đủ cho nhà XK trong việc bán
hàng, chậm thu tiền hàng.
Phương thức này chỉ phù hợp trong quan hệ giữa nhà XK và NK có độ tín
nhiệm cao.
1.1.3.3. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment):

+ Khái niệm: là một phương thức thanh toán mà trong đó bên XK sau khi
hoàn thành nghóa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dòch vụ cho khách hàng đã ủy
thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền trên cơ sở hối phiếu do bên XK lập
ra. Có hai loại nhờ thu: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
+ Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán mà bên XK nhờ ngân hàng của
mình thu hộ số tiền của hối phiếu ở người NK mà không kèm theo bất cứ một
điều kiện nào. Cùng với việc gửi hàng hoá cho người NK, bên XK gửi bộ chứng
từ cho bên NK để đi nhận hàng không qua ngân hàng.
Ưu nhược điểm của nhờ thu trơn:
- Ưu điểm: Quyền lợi của bên NK được bảo đảm vì sau khi đã chắc chắn
nhận được hàng mới trả tiền.
- Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi cho bên XK vì việc nhận hàng
của người NK hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán. Đối với người NK cũngbò
bất lợi trong trường hợp nếu hối phiếu đến trước thì người NK phải trả tiền ngay
trong khi không biết bên XK có giao hàng đúng hợp đồng hay không. Do vậy,
phương thức này không được áp dụng nhiều trong thanh toán.
+ Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó bên XK chuyển cho ngân
hàng hối phiếu cùng bộ chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người NK với điều
kiện người NK trả tiền hoặc chấp nhận trả hối phiếu ( hối phiếu có kỳ hạn trong
trường hợp bán chòu) thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ cho người NK để
nhận hàng.

15
Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: Quyền lợi của bên XK được bảo đảm hơn do có sự tham gia
khống chế bộ chứng từ của ngân hàng. Mặt khác, quyền lợi của người NK cũng
được bảo đảm do họ chỉ phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khi chắc
chắn đã nhận được hàng hoá.
- Nhược điểm: bên XK thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền
đònh đoạt hàng hoá của người NK, chưa khống chế được việc trả tiền của người

NK. Người NK có thể kéo dài việc thanh toán bằng cách chưa nhận chứng từ
hoặc có thể không trả tiền khi thấy tình hình thò trường bất lợi cho họ.
Phương thức thanh toán nhờ kèm chứng từ so với nhờ thu trơn thì quyền lợi
bên XK được bảo đảm tốt hơn vì giữa việc thanh toán và nhận hàng của người
mua đã có sự ràng buộc chặt chẽ.
Tuy nhiên, với hình thức nhờ thu kèm chứng từ, bên XK chưa thể khống
chế người NK phải lấy hàng mặc dù hàng đã được chuyển đi và cũng chỉ phát
huy được ưu điểm khi hai bên mua bán thực sự có độ tin cậy lẫn nhau.
1.1.3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (Cash against documents -
CAD) (Cash on delivery - COD) :
+ Khái niệm: là phương thức thanh toán mà sau khi ký hợp đồng mua bán,
bên NK yêu cầu ngân hàng bên XK mở một tài khoản tín thác ( Trust account)
để thanh toán tiền cho bên XK khi bên XK xuất trình chứng từ giao hàng theo
thỏa thuận.
+ Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: bên NK chỉ phải giao tiền khi bên XK đã giao hàng và giao
chứng từ theo thỏa thuận còn bên XK chắc chắn nhận được tiền khi đã bán hàng.
- Nhược điểm: bên NK phải tự liên hệ với ngân hàng bên NK ( ở nước
khác) để mở tài khoản ký thác và phải ứng trước tiền hàng chờ bên bán giao
hàng.

16
Phương thức này chỉ được áp dụng khi bên NK rất tin tưởng bên XK và bên
NK có văn phòng đại diện tại nước XK.
1.1.3.5. Phương thức ủy thác mua (Authority to purchase –A/P) :
+ Khái niệm: là phương thức thanh toán mà ngân hàng bên NK, theo yêu
cầu của nhà NK, viết thư cho ngân hàng đại lý tại nước XK để yêu cầu ngân
hàng này thay mặt mua hộ hối phiếu của bên XK ký phát cho bên NK. Ngân
hàng đại lý căn cứ vào thư ủy thác để quyết đònh thanh toán tiền cho bên XK.
Đây chính là hình thức mua lại hối phiếu của bên NK.

+ Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: bên XK được nhận tiền ngay khi giao hàng và ký phát hối
phiếu.
- Nhược điểm: bên NK thường phải ký quỹ tại ngân hàng và ngân hàng NK
phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đại lý nước XK.
Trên đây là những ưu điểm và hạn chế của 5 phương thức thánh toán, mỗi
phương thức đều có ưu điểm nhưng nhược điểm chủ yếu là hai bên XK và NK
phải thực sự tin tưởng nhau hoặc bên NK phải có tiền ký quỹ đủ tại ngân hàng.
Những hạn chế này chỉ có thể khắc phục được nếu như các bên XK và NK
áp dụng phương thức thanh toán khác hoàn thiện hơn, an toàn hơn, chặt chẽ hơn
và dung hoà quyền lợi của mỗi bên đó là phương thức thanh toán bằng TDCT.
1.2. PHƯƠNG THỨC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ:
1.2.1. Cơ sở ra đời của TDCT:
Trên thò trường quốc tế, việc tự tìm kiếm thông tin về đối tác là rất khó
khăn. Thực tế đòi hỏi một phương thức thanh toán mà trong mọi giải pháp đều
làm hài lòng các bên – đó là phương thức TDCT.
Trong thực tế, TDCT ra đời từ sự không chắc chắn của người bán và cả
người mua. Người bán vừa muốn giao hàng vừa muốn biết chắc chắn được thanh
toán, ngược lại, người mua cũng vừa muốn thanh toán vừa muốn chắc chắn nhận
được hàng. Do đó, người mua sẽ đề nghò Ngân hàng của mình mở một thư tín

17
dụng. Đó là cam kết của người thứ ba (Ngân hàng), một cam kết về khả năng
chắc chắn thanh toán của người mua. Ngân hàng cam kết sẽ thanh toán hàng NK
nếu người XK xuất trình một số chứng từ đã yêu cầu trong lúc mở thư tín dụng –
có tên là chứng từ tín dụng.
1.2.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phương thức TDCT:
1.2.2.1. Khái niệm:
Phương thức TDCT là một sự thỏa thuận mà trong đó có một Ngân hàng
(Ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) sẽ trả một

số tiền nhất đònh cho người khác (người hưởng lợi số tiền của L/C), hoặc chấp
nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này
xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy
đònh của L/C.
1.2.2.2. Đặc trưng :
TDCT là văn bản thể hiện sự cam kết trực tiếp của Ngân hàng (theo yêu
cầu của người NK) đối với người XK về việc thanh toán tiền hàng. Người hưởng
lợi thư tín dụng không phải là người yêu cầu mở thư tín dụng.
Trong phương thức TDCT, Ngân hàng với tư cách không chỉ là trung gian
thu hộ và chi hộ, mà còn là đại diện của các bên. Ngân hàng phục vụ người NK
đại diện cho bên NK, thanh toán tiền hàng cho bên XK. Còn Ngân hàng đại diện
cho bên XK xem xét chứng từ và thu hộ tiền từ Ngân hàng người NK cho bên
XK. Ngân hàng có chức năng đảm bảo cho người NK nhận được hàng hóa cũng
như đảm bảo cho bên XK thu được tiền hàng.
Nét đặc trưng của TDCT còn được thể hiện ở chỗ, việc chi trả có liên quan
đến việc thể hiện chứng từ. Sự tồn tại của các chứng từ này (bộ chứng từ) cũng
như sự phù hợp của nó với các thời hạn tín dụng tạo nên cơ sở nền tảng của
phương thức TDCT.
Bên cạnh đó, “Thanh toán TDCT" là một phương thức thanh toán dựa trên
sự thỏa thuận của bên NK và XK thông qua hợp đồng mua bán. Nhưng khi thực

18
hiện thì nó lại hoàn toàn độc lập đối với hợp đồng mua bán cũng như hàng hóa
và phương thức thanh toán này chủ yếu chỉ dựa vào các chứng từ liên quan đến
việc mua bán, giao nhận hàng hóa.
1.2.2.3. Vai trò của tín dụng chứng từ đối với người XK, người NK:
Có thể nói rằng, trong tất cả các phương thức TTQT nói chung, phương
thức thanh toán bằng TDCT là phương thức phức tạp nhất nhưng lại được coi là
chặt chẽ nhất bởi những khả năng đảm bảo của nó đối với tất cả các bên có liên
quan, dù chi phí để thực hiện có lớn hơn các phương thức khác nhưng nó lại luôn

đảm bảo được khả năng nhận hàng, khả năng được thanh toán và hạn chế được
nhiều rủi ro trong quan hệ thanh toán XNK.
Đối với người XK:
- Là người hưởng lợi của thư tín dụng, người XK được đảm bảo rằng khi
xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng người XK sẽ
nhận được tiền thanh toán.
- Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng việc Ngân hàng
mở thư tín dụng cam kết trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ
được trao phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng.
- Một thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách nhiệm cho
Ngân hàng thanh toán/chiết khấu/chấp nhận và cung cấp sự an toàn tốt nhất cho
người XK. Điều đó có nghóa là với một thư tín dụng xác nhận đã đưa ra một cam
kết chắc chắn rằng các điều kiện về thanh toán/chiết khấu/chấp nhận sẽ được
thực hiện theo nguyên tắc không truy đòi người thụ hưởng.
Đối với người NK:
- Người NK sẽ nhận các chứng từ do mình quy đònh được Ngân hàng mở
thư tín dụng ghi rõ trong thư tín dụng.
- Người NK được bảo đảm rằng sẽ chỉ bò ghi nợ tài khoản số tiền thư tín
dụng khi tất cả các chỉ thò của thư tín dụng được thực hiện đúng.
- Người NK có khả năng giữ được vốn vì không phải ứng trước tiền.

19
- Vì có sự đảm bảo về thanh toán, người NK có thể thương lượng giá cả và
điều kiện tốt hơn.
- Cho phép người NK đáp ứng yêu cầu của người bán thông qua thanh toán
bằng phương thức TDCT.
1.2.3. Khái niệm, nội dung và phân loại thư tín dụng:
1.2.3.1. Khái niệm thư tín dụng (Letter of Credit) :
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý do Ngân hàng viết ra theo yêu cầu
của người NK (được gọi là người yêu cầu mở L/C) đảm bảo cam kết trả tiền cho

người XK (người hưởng lợi L/C) một số tiền nhất đònh trong một thời hạn nhất
đònh, quy đònh trong bức thư đó.
Hay nói một cách khác, L/C là văn bản thể hiện sự cam kết của Ngân hàng
phục vụ người mua đối với người bán để thực hiện nghóa vụ trả tiền quy đònh
trong điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán.
1.2.3.2. Nội dung của thư tín dụng:
Nội dung của một L/C bao gồm :
- Số hiệu của L/C: Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín
có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, đồng thời, số hiệu còn dùng để ghi
vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C.
- Đòa điểm và ngày mở L/C: đòa điểm mở thư tín dụng được coi là nơi mà
Ngân hàng mở thư tín dụng viết cam kết trả tiền cho người XK. Ngày mở L/C là
ngày bắt đầu phát sinh cam kết của Ngân hàng mở L/C với người NK, là ngày
bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.
- Loại L/C: Đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển tính chất,
nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia.
- Tên và đòa chỉ của những người có liên quan đến phương thức TDCT như:
Người xin mở L/C: là người NK; Người hưởng lợi L/C: là người XK; Ngân hàng:
Ngân hàng mở L/C (Ngân hàng của người NK), Ngân hàng thông báo, Ngân
hàng trả tiền, Ngân hàng xác nhận…. đều phải được ghi rõ ràng, chính xác.

20
- Số tiền của L/C: Số tiền của L/C vừa phải ghi bằng số, vừa phải ghi bằng
chữ và thống nhất với nhau.
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền của L/C và thời hạn giao hàng ghi
trong L/C.
- Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà bộ chứng từ phải được xuất
trình tại nơi quy đònh, nếu người XK xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời
hạn đó và phù hợp với những quy đònh trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt
đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.

- Thời hạn trả tiền của L/C là quy đònh việc trả tiền ngay hay trả tiền về
sau.
- Thời gian giao hàng: là thời hạn chậm nhất bên XK phải giao hàng.
- Các nội dung về hàng hóa như: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả,
quy cách phẩm chất, bao bì……
- Các nội dung về vận tải, vận chuyển và các điều kiện về cơ sở giao hàng
(FOB, CIF, …), nơi gửi, nơi giao hàng…..
- Những chứng từ mà người XK phải xuất trình. Đây là nội dung then chốt
của L/C, là bằng chứng để chứng minh rằng người XK hoàn thành nghóa vụ giao
hàng và làm đúng những điều kiện quy đònh trong L/C. Thông thường bộ chứng
từ bao gồm:
+ Bản gốc thư tín dụng ( Original L/C).
+ Hối phiếu ( Bill of Exchange).
+ Hóa đơn thương mại (Invoice commercial).
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm ( Insurance Certificate).
+ Vận đơn (Bill of loading).
+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin).
+ Bản kê khai hàng hóa (Packing list).
Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người NK.
- Các điều kiện khác.

21
- Chữ ký của Ngân hàng mở L/C: là sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở
L/C, nó ràng buộc trách nhiệm của Ngân hàng mở L/C. ( Đối với L/C mở qua
mạng SWIFT, chữ ký thể hiện ở mã khoá đúng ( correct testkey) giữa các NH ).
1.2.3.3. Các loại thư tín dụng:
Thư tín dụng có thể có nhiều loại khác nhau tùy theo cách phân loại, sau
đây là cách phân loại thông dụng nhất về các loại thư tín dụng dùng trong
TTQT:
1.2.3.4. Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable letter of credit):

Là loại L/C mà Ngân hàng mở L/C và người NK có thể sửa đổi bổ sung
hoặc có thể tự ý hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người
hưởng lợi L/C. Loại L/C này nói chung rất ít sử dụng, bởi vì không đảm bảo
quyền lợi cho người bán, nó chỉ có tính chất như một lời hứa trả tiền có thể thay
đổi hay một sự thông báo mà không phải là sự cam kết trả tiền.
1.2.3.5. Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C).
Đây là loại L/C mà theo nguyên tắc Ngân hàng khi đã mở L/C phải chòu
trách nhiệm trả tiền cho người bán (người XK), trong thời hạn hiệu lực của L/C
không được quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ L/C đó. Tuy nhiên Loại L/C này
vẫn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nhưng với điều kiện phải được sự đồng
ý của tất cả các bên có liên quan. L/C này đảm bảo được quyền lợi của người
bán nên được sử dụng rộng rãi.
1.2.3.6. Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed
irrevocable L/C):
Là loại L/C không thể hủy bỏ, được một Ngân hàng khác bảo đảm trả tiền
L/C theo yêu cầu của Ngân hàng mở L/C. Ngân hàng xác nhận chòu trách nhiệm
trả tiền cho người bán nếu như Ngân hàng mở L/C không trả tiền. Loại L/C này
người XK ký phát hối phiếu đòi tiền Ngân hàng mở L/C nhưng gửi thẳng tới
Ngân hàng xác nhận để thanh toán.

22
Sở dó có loại L/C này là do người hưởng lợi không tin tưởng vào Ngân hàng
mở L/C, nên yêu cầu chỉ đònh một ngân hàng khác xác nhận L/C. Trách nhiệm
của Ngân hàng xác nhận cũng như Ngân hàng mở L/C. Do quyền lợi của người
XK (người hưởng lợi) được đảm bảo hơn nên loại L/C này cũng được sử dụng
rộng rãi trong TTQT.
1.2.3.7. Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C):
Là loại L/C không được hủy bỏ mà sau khi người XK đã được trả tiền thì
Ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ người XK trong bất cứ trường

hợp nào. Đối với loại L/C này, trên hối phiếu người XK ghi “không được truy
đòi người ký phát”. Nhìn chung loại L/C này cũng được sử dụng rộng rãi trên
TTQT.
1.2.3.8. Các loại thư tín dụng đặc biệt:
a. Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C):
Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó quy đònh quyền của người hưởng
lợi thứ nhất có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành L/C, hoặc là Ngân hàng chỉ
đònh chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay
nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần.
Chi phí chuyển nhượng thường là do người hưởng lợi đầu tiên chi trả.
L/C chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của Ngân hàng mở L/C và trên
L/C phải ghi chữ “có thể chuyển nhượng” (transferable).
b. Thư tín dụng tuần hoàn (Irrevocable revolving L/C) :
Là loại L/C mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì
nó lại tự động có hiệu lực như cũ và tiếp tục được sử dụng sau một thời gian nhất
đònh. Cứù như vậy, nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trò hợp đồng được thực
hiện hoàn tất. Loại L/C tuần hoàn này có hai dạng: loại L/C tuần hoàn có tích
lũy và L/C tuần hoàn không tích lũy.

23
Loại L/C này thường được dùng trong việc mua bán những mặt hàng có số
lượng lớn nhưng dao động thường xuyên, nhiều kỳ, với số lượng ít thay đổi nhằm
tránh đọng vốn, đơn giản hóa thủ tục L/C.
c. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C):
Là loại L/C không thể hủy bỏ, được mở ra căn cứ vào L/C khác làm bảo
đảm, theo L/C này, tổ chức XK căn cứ vào L/C của người NK mở yêu cầu Ngân
hàng mở một L/C cho tổ chức XK khác hưởng. L/C giáp lưng phải thỏa mãn
những điều kiện là hai L/C phải mở thông qua một Ngân hàng trực tiếp phục vụ
tổ chức XK và số tiền trên L/C thứ nhất phải lớn hơn hoặc bằng số tiền trên L/C
thứ hai.

d. Thư tín dụng đối ứng (Recipvocal L/C)
Là loại L/C có giá trò hiệu lực khi L/C của đối phương được mở ra. Loại
L/C này có nghóa là: người XK khi nhận được L/C do người NK mở thì phải mở
lại L/C tương ứng thì mới có giá trò. Loại này thường chỉ được sử dụng trong
phương thức mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công.
e. Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C)
Là loại L/C trong đó Ngân hàng mở L/C cam kết với Ngân hàng người XK
sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người XK xuất trình chứng từ gửi hàng
không phù hợp với L/C hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình theo L/C
đề ra, đồng thời, sẽ bồi thường các khoản thiệt do mình gây ra đối với người NK.
f. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C):
Là loại L/C có điều khoản đặc biệt, thông thường đó là điều khoản người
mở L/C cho phép người XK được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất đònh
trước khi giao hàng, hay còn gọi là thư tín dụng ứng trước.
1.2.4. Quy trình thanh toán theo phương thức TDCT:
1.2.4.1. Các bên tham gia trong phương thức TDCT :
Các bên tham gia trong phương thức TDCT bao gồm :

24
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): là người mua, người NK,
hoặc người được ủy thác NK, là người có đầy đủ các điều kiện để mở L/C.
- Người hưởng lợi (Benificatian) thư tín dụng: là người bán, người XK hay
bất cứ người nào khác mà hưởng lợi chỉ đònh.
- Ngân hàng mở thư tín dụng (hay Ngân hàng phát hành L/C) (Issuing
bank): là Ngân hàng đại diện cho người NK.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): là Ngân hàng phát
hành thư tín dụng yêu cầu thông báo cho người hưởng lợi các điều khoản của thư
tín dụng.
Thông thường trong quan hệ TDCT chỉ có bốn bên tham gia, nhưng có thể
có các Ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán như: Ngân hàng

xác nhận (The Confirming bank), Ngân hàng thanh toán (The Paying bank)...
1.2.4.2. Quyền lợi và nghóa vụ của các ngân hàng trong phương thức
TDCT:
+ Ngân hàng mở L/C: có nghóa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu mở L/C của
người mua để mở L/C cho người bán và tìm cách thông báo việc mở L/C này cho
người bán biết. Ngân hàng mở L/C chòu trách nhiệm thẩm tra các chứng từ do
người bán xuất trình thông qua ngân hàng thông báo ( ngân hàng thanh toán)
xem có phù hợp với L/C hay không. Nếu phù hợp thì Ngân hàng phải thanh toán
tiền cho người bán và nhận chứng từ. Sau khi trả tiền cho người bán, Ngân hàng
trao bộ chứng từ cho người mua và thu tiền lại của người mua. Ngân hàng mở
L/C được thu phí mở L/C, tu chỉnh L/C (nếu có), phí thanh toán L/C và phí khác
liên quan.
+ Ngân hàng thông báo L/C – Ngân hàng thanh toán tiền cho người bán:
theo quy đònh của ICC, Ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thật bề
ngoài của L/C mà mình thông báo, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu
bộ chứng từ và L/C gởi tới Ngân hàng mở L/C để đòi hộ tiền cho người hưởng

25

×