Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

thực trạng nhận thức của học sinh trung học cơ sở xuân du về vấn đề giáo dục giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.56 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NHƯ
THANH TỈNH THANH HÓA
GIẢNG VIÊN HD : ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH
SINH VIÊN : TRỊNH THỊ HIỀN
LỚP : K12A TÂM LÝ HỌC
THANH HÓA, THÁNG 05 NĂM 2013
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự sự
giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, và người thân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo
khoa Tâm lý - Giáo dục đã cung cấp cho các em kiến thức trong 4 năm học qua để
em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Hồng Hạnh - cô giáo trực tiếp hướng
dẫn và tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài.
Con cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, là điểm tựa vững chắc
cho con suốt năm tháng qua.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em học sinh ở 2 trường THCS đó
là: trường THCS Xuân Du và trường THCS Phượng Nghi ở huyện Như Thanh đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình điều tra thu thập số liệu thực tiễn.
Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như
chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp
ý kiến của thầy cô và các bạn để những công trình nghiên cứu tiếp theo được hoàn
thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thanh hóa, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trịnh thị Hiền
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU DÙNG TRONG BÀI
LUẬN VĂN
TT Chữ viết tắt Diễn giải
1
GDGT Giáo dục giới tính
2
STT Số thứ tự
3
THCS Trung học cơ sở
4
GDCD Giáo dục công dân
5
CNH Công nghiệp hóa
6
HĐH Hiện đại hóa
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
DANH MỤC BẢNG
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là
sự xuất hiện của nhiều loại văn hóa phẩm không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn
đến trẻ ở lứa tuổi vị thành niên.
Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của một con người, nó
xuất hiện với những biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm sinh lý. Đó là giai
đoạn từ tuổi thơ đang dần trở thành người lớn với sự trưởng thành cả về thể chất và
tâm hồn rất sâu sắc. Trong thời kỳ này trẻ bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về
sự biến đổi của cơ thể, những khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và với những nhu
cầu về tình bạn, tình yêu, tình dục…Tuổi dậy thì ở mỗi nền văn hóa có những đặc
điểm riêng nhưng nói chung đều bộc lộ sự thay đổi về nhân cách và tâm lý, trẻ vị
thành niên luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng
khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi
và vượt qua. Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính (GDGT) ở
trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì - giai đoạn trẻ
rất cần được sự giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội và phát triển định
hướng giáo dục giới tính nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm
với bạn bè, gia đình, biết tôn trọng bản thân và bạn khác giới.
Nhà giáo dục học Makarenco đã từng khẳng định “GDGT chỉ là một khía
cạnh của giáo dục toàn diện và không thể tách rời ra được, như một cánh tay dính
liền với cơ thể. Muốn cho cánh tay khỏe mạnh thì phải làm cho toàn bộ cơ thể
khỏe mạnh và ngược lại nếu có cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt chỉ có cánh tay
GDGT là bị bỏ bê và nhức nhối thì người đó không thể thưởng thức sự lành mạnh
của phần cơ thể còn lại". Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc GDGT cho trẻ
vị thành niên và không thể xem GDGT như là một điều mới lạ trẻ phải học ở
trường khi tới tuổi dậy thì.
Hiện nay, xã hội càng phát triển thì đời sống con người ngày càng được cải
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
thiện hơn với mục tiêu hình thành nên những thế hệ sau có sự phát triển về thể chất

và tinh thần một cách toàn diện, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước, cho sự phát
triển bền vững của xã hội.
Một trong những mục tiêu phát triển toàn diện con người hướng vào thế hệ
trẻ là giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh
về giới tính, định hướng các em trong mối quan hệ với bạn khác giới, với hôn nhân
và gia đình. Giới tính, tình dục, tình yêu là vấn đề muôn thuở của xã hội loài người
như cơm ăn nước uống, một vấn đề tự nhiên cho sự phát triển của con người cho
mọi quá trình sống khác như giao tiếp, lao động, nghỉ ngơi……Do vậy giáo dục
giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng trên cả hai phương diện nâng cao chất lượng
giống nòi và chất lượng cuộc sống.
Tuổi vị thành niên nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng rất cần có
nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu, cần được trang bị kiến thức về giới tính.
Tuy nhiên một thực tế hiện nay cho thấy, ở các nước Á Đông, cụ thể là Việt nam
quan niệm về giới tính, tình dục, tình yêu còn rất hạn chế, có đôi phần khắt khe.
Nên các bậc cha mẹ thường ít hoặc không đề cập đến những vấn đề nhạy cảm vì sợ
làm hư con cái, là vẽ đường cho hươu chạy, với suy nghĩ đến khi nào lớn các em sẽ
tự biết. Hoặc nếu có đề cập đến thì cũng chung chung không rõ ràng càng gây
nhiều thắc mắc cho con cái những vấn đề về giới tính tình bạn, tình yêu. Trong khi
đó chương trình giáo dục giới tính ở nhà trường chỉ giải quyết được phần nào thắc
mắc ở lứa tuổi này.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy tôi chọn vấn đề “Thực trạng
giáo dục giới tính cho học sinh THCS huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh THCS huyện Như
Thanh - tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả GDGT cho học sinh THCS huyện Như Thanh nói riêng và trẻ em lứa tuổi
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
vị thành niên nói chung.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung của vấn đề GDGT
Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS huyện
Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giới tính cho
học sinh trường THCS huyện Như Thanh nói riêng và trẻ em tuổi vị thành niên nói
chung.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh THCS huyện Như Thanh
- tỉnh Thanh Hóa
5. Khách thể nghiên cứu
Học sinh Trung học cơ sở huyện Như Thanh-tỉnh Thanh Hóa
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế về thời gian, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực
trạng việc giáo dục giới tính cho 200 học sinh khối 8,9 tại 2 trường : Trường THCS
Xuân Du ( Như Thanh - Thanh Hóa) và trường THCS Phượng Nghi (Như Thanh –
Thanh Hóa) và 30 giáo viên của 2 trường THCS.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết để xây dựng hệ thống khái
niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu sử dụng trong đề tài để thu thập thông tin về
thực trạng GDGT cho học sinh THCS huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa
7.3.Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp thu thập thông tin một cách trực tiếp về việc GDGT cho
học sinh THCS, và phương pháp này còn nhằm bổ trợ cho quá trình sử dụng
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

7.4.Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý số liệu thu được và đưa ra những kết quả chính xác,khách quan cho
đề tài nghiên cứu nên tôi đã sử dụng phương pháp thống kê trong toán học : Tính tỉ
lệ % và tính trung bình cộng.

Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VẤN ĐỀ GIỚI
TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngay từ thời Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, tuy rằng rất thô sơ
và mang màu sắc cảm tính, mê tín. Từ thời kì xa xưa của văn minh loài người, giới
tính đã được đề cập đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về
tình yêu nhu kinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius,
“Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma, “Phaedr” và “Bữa tiệc” của Platon…
Trong đó các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn
giáo cho tình yêu, mà còn cố gắng cung cấp những kiến thức về sinh học và tâm lý
học tình dục”.
Các thầy thuốc thời cổ đại như Hipocrates cũng hết sức chú ý tới những vấn
đề có liên quan đến chức năng tái tạo giống nòi và những rối loạn của chức năng
đó, đặc biệt là đời sống tình dục của con người.
1.1.1. Trên thế giới
Công tác nghiên cứu khách quan các vấn đề về giới tính, tính dục chỉ thật sự
được tiến hành ở thời kì Phục hưng, khi bộ môn Giải phẫu và Sinh học bắt đầu
phát triển. Trong thời kì này, những khía cạnh của tính dục, nhất là xét về phương
diện đạo đức và giáo dục, được người ta nghiên cứu tới.
Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các đề tài nghiên cứu về giới tính
được mở rộng hơn… Cho đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học J.
Bachocen (Thuy sĩ), J. Mặc Len nan (Anh), E. Westennach (Phần Lan), Ch.

Letoumeau và A. Espinas (Pháp), Lewis Herưy Morgan (M), X.M. Kovalevxki
(Nga)… không những đã gắn sự phát triển quan hệ tính dục với các dạng hôn nhân
và gia đình, mà còn gắn cả với yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá.
Đặc biệt, F. Enggels đã đưa ra một quan điểm mới về phương pháp phân tích
các dạng liên kết những mối quan hệ tính dục với quan hệ kinh tế và quan hệ xã
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
hội. Trong cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của quyền tư hữu là của Nhà nước”, F.
Enggels đã phân tích một cách có phê phán “các công trình nghiên cứu về giới tính
và đời sống gia đình theo những nguồn thư tịch về thời cổ đại, qua những huyền
thoại lịch sử và tôn giáo, qua những hiểu biết về tập tục và truyền thống của các bộ
lạc, dân tộc. Ông đã bổ sung thêm nhiều dẫn liệu mới và đã ra những kiến thức rất
xác thực và khái quát hoá thành một hệ thống nhất quán”.
Cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà khoa học: R. Kraft Ebing (Ao), M. Hirschfeld và
A Môn (Đức), H. Ellis (Anh), A. Forel (Thuy Sĩ… đã bắt đầu tiến hành công tác
nghiên cứu khách quan về tính dục của con người. Họ đã miêu tả hàng loạt dạng
bất thường trong tâm lí tính dục và tán thành việc xúc tiến công tác giáo dục tính
dục một cách khoa học.
Đầu thế kỉ XX, xuất hiện một số quan điểm sinh học về vấn đề giới tính, và
trong chừng mực nào đó, lại có sự tham gia thêm của các quan điểm tâm lí học.
Giai đoạn này chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết Sigmund Freud. S. Freud đã tập
trung chú ý vào mối quan hệ giữa các vấn đề tâm lí nhân cách với các dạng tình
dục khác nhau. Ông cho rằng, bất kì dạng tình dục bất thuờng nào cũng đều là sự
định hình những giai đoạn phát triển nhất định của tâm lí tính dục của con người.
Tuy nhiên ông quá đề cao yếu tố sinh học; yếu tố tính dục trong đời sống con
người.
Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu tính dục phát triển
mạnh và gắn với phong trào gọi là “Phấn đấu vì những cải cách tính dục”, đòi hỏi
bình đẳng nam nữ, giải phóng hôn nhân khỏi quyền lực nhà thờ, tự do li hôn và sử
dụng các biện pháp phòng tránh thai, giáo dục tính dục trên cơ sở khoa học… Tuy

nhiên, những lí luận trong thời kì này còn nặng tính tư biện, tách rời khỏi cơ sở xã
hội và thực tiễn.
Năm 1926, T.Van de Velde (Hà Lan), đã cho ra đời cuốn “Hôn nhân hiện
đại”, cuốn sách khoa học hiện đại đầu tiên về sinh lí học và kĩ thuật trong hôn
nhân, trong đó người phụ nữ được coi là người bạn đời có vai trò và chức năng tính
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
dục tương đương với người chồng.
Các công trình nghiên cứu tiến hành tại những nước khác nhau đế chứng
minh rằng, việc định hướng tâm lí tính dục và hành vi của con người phụ thuộc
vào những đặc điểm về văn hoá và vai trò, địa vị xã hội của họ.
Nối tiếp công trình của H. Kingsey là công tính của W. Masters và V
Johnson, vào năm 1954. Các tác giả này đã tập trung vào việc phát hiện các chuẩn
mực trong tính dục. Công trình này đã được công bố năm 1966 (sau 11 năm nghiên
cứu), đã cung cấp những tham số sinh lí đáng tin cậy về đời sống tính dục của con
người.
Ở Nga, những công trình nghiên cứu từ năm 1903 đến 1904 của D.N.
Zabanov và V.I. Iakovenko mang tên “Cuộc điều tra tính dục” đã được tiến hành
trong sự cấm đoán của Nga Hoàng. Trên 6000 bản điều tra được phát ra, nhưng đa
số bị cảnh sát tịch thu, chỉ còn 324 bản và công trình nghiên cứu được công bố
năm 1922.
Nhiều nhà bác học lớn đã nghiên cứu các khía cạnh của đời sống tính dục,
góp phần xây dựng tính dục học thành một bộ phận khoa học độc lập theo một
quan điểm chủ đạo có hệ thống, trong đó liên kết nhiều phương pháp và thủ pháp
sinh lí, lâm sàng và tâm lí xã hội. Các vấn đề về giới tính đã thu hút sự nghiên cứu
của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: sinh học, y học, xã hội
học, tâm lí học…
Nhiều nhà lãnh đạo hoạt động xã hội, hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên
Xô (V.I. Lê nin, Marxim Gorki, Maiacovxki, Secnưsevxki; đặc biệt là A.X.
Makarenko và V.A. Sukhomlinxki) đưa ra nhiều quan điểm khoa học về đời sống

giới tính, tình yêu hôn nhân gia đình… đã quan tâm đến việc giáo dục giới tính cho
con người và coi đó là một nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh.
Ngay từ những năm 20 của thế là XX, V.I. Lê nin đã nói: “Cùng với việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
được coi là cấp bách”.
Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học giáo dục học, tâm lí
học, sinh lí học đã cố gắng xây dựng nền móng vững chắc cho nền khoa học giới
tính và giáo dục giới tính theo quan điểm Mác–xít. Họ đã đưa ra nhiều phương
hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính của Liên Xô. A.X. Makarenko viết:
“Đạo đức xã hội đặt ra những vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên.
Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu,
về đời sống gia đình tức là mối quan hệ gia nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục
đích hạnh phúc của con người và việc giáo dục con cái. Khi giáo dục một con
người không thể quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về giới tính”. Ông đã đưa
ra nhiều ý kiến rất cụ thể về nội dung phương pháp giáo dục giới tính. Ông nói:
“Các nhà giáo dục học Xô viết coi giáo dục giới tính và giáo dục về đời sống gia
đình là một nội dung của giáo dục đạo đức chuẩn bị cho con người bước vào đời
sống gia đình”.
I.X. Kon khẳng định: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc sống
gia đình đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục đạo đức và giáo dục giới tính”
và “dù xác định mối tương quan giữa giáo dục giới tính là giáo dưỡng giới tính
như thế nào đi chăng nữa, thì cả hai thứ đều phải tuân theo các mục đích chung của
giáo dục”.
A.X. Makarenko cho rằng, thanh niên cần “phải học tập cách yêu đương, phải
học tập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, và như thế có
nghĩa là học tập để biết tự trọng, học tập để biết các vinh hạnh được làm người”.
Sukhomlinxki đã khuyên nhủ thanh niên: “Hãy sáng suốt và yêu cầu cao trong tình
yêu. Tình yêu là một loại tình cảm mãnh liệt, nhưng lí trí phải điều khiển trái tim”.

“Nữ tính chân chính là sự kết hợp tính dịu dàng và tính nghiêm khắc, sự âu yếm
với tính cứng rắn. Tình yêu và sự nhẹ dạ không đi cùng nhau. Tình yêu có thể
chính đáng về mặt đạo đức, khi những người yêu nhau được kết hôn trong tình bạn
vững bền”.
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
Ông cũng nhấn mạnh rằng: '“Yêu là thời kì khởi đầu của việc làm cha làm
mẹ. Yêu có nghĩa là cảm thấy một trách nhiệm lớn lao đối với người khác, với
người mình yêu và với người mình sẽ tạo ra”. “Trong cuộc đời có một hạnh phúc
lớn và một công việc lớn, đó là tình yêu. Tình yêu trai gái, vợ chồng là một lĩnh
vực thuộc chủ quyền đặc biệt về đạo đức”.
Từ năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu chú ý tổ chức việc
hướng dẫn và tổ chức giáo dục điều trị, hướng dẫn các vấn đề về giới tính, nhất là
đời sống tình dục và quan hệ hôn nhân. Việc nghiên cứu và điều trị những bệnh về
tính dục đã được tiến hành. Tầm quan trọng của việc “cần phải phát triển và hoàn
thiện nội dung phương pháp giáo dục giới tính phù hợp với đạo lý” đã được thừa
nhận tại kì họp liên tịch giữa Viện hàn lâm khoa học y học và Viện hàn lâm khoa
học giáo dục Liên Xô 1971, và tại cuộc “Hội thảo quốc tế của các nước xã hội chủ
nghĩa về kế hoạch hoá gia đình, giáo dục giới tính, về vợ chồng và gia định tại
Varsava” năm 1977.
Gần đây nhiều công trình lớn có tính khoa học về giới tính đã được nghiên
cứu hoặc đưa từ nước ngoài viết góp phần quan trọng vào việc giáo dục giới tính
cho thanh niên, như các công trình nghiên cứu của A.V. Petrovxki, I.X. Kim, G.I.
Gheraximovic, D.V. Kolexev, ru.I. Kusnuk, V.A. Serbakov… với nhiều tác phẩm
rất có giá trị: Bách khoa toàn thư Y học phổ thông; Trò chuyện về giáo dục giới
tính của Tiến sĩ y học D.V. Kolexev; Vệ sinh tinh thần trong sinh hoạt tình dục của
Tiến sĩ y học. I. Mielinxki… Ngay từ những năm 70, việc giáo dục giới tính cho
học sinh đã được đề xuất, giảng dạy ở một số nơi. Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng
Liên Xô đã ra chỉ thị cho tất cả các trường học trong cả nước thực hiện chương
trình giáo dục vệ sinh và giáo dục giới tính cho học sinh các trường phổ thông.

Một chương trình giáo dục giới tính được biên soạn rất tỉ mỉ và cụ thể cho học sinh
từ cấp 1 đến cấp 3 (trung học phổ thông). Đặc biệt, trong chương trình giáo dục từ
năm học 1983 - 1984 có thêm một môn học cho học sinh lớp 9 và lớp 10 (tương
đương lớp 11, 12 của nước ta) gọi tên là “Đạo đức học và tâm lí học đời sống gia
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
đình” với 34 tiết chính khoá.
Ở Đức hiện nay, có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng với những công trình
nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính như: R. Neubert, Aresin, Smolka,
Hopman và Klemm, Linser, Polte, Dierl, Grassel… Một cuốn bách khoa toàn thư
về giới tính được biên soạn để giảng dạy và giáo dục giới tính cho học sinh.
Ngay từ năm 1959 nhiều tài liệu về giáo dục giới tính đã được biên soạn công
phu, như công trình của R. Neubert: Sách nói về quan hệ vợ chồng, của Z. Snabl:
Điều khó nói trong tình yêu… Vấn đề giáo dục giới tính được tiến hành rộng rãi từ
những năm 60, đặc biệt từ những năm 70 của thế kỉ XX trở đi. Các nhà khoa học
Đức quan niệm rằng: “Những hiểu biết khoa học về vấn đề giáo dục giới tính cần
được trang bị ngay cho cả các cô mẫu giáo, vườn trẻ ở đó cũng cần phải nói dền sự
giáo dục về môn quan hệ đúng đắn gì những người khác giới”. Từ năm 1974, một
chương trình giáo dục giới tính đã được xây dựng rất tỉ mỉ cụ thể, dạy cho học sinh
phổ thông từ lớp 8, với 15 chủ đề khác nhau và trên 20 sinh tham khảo được quy
định.
Nhiều nước như: Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan… đều đã tiến hành giáo dục
giới tính cho học sinh phổ thông bằng những thương trình bắt buộc. Các nước
phương Tây như: Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Mĩ… đã tiến hành giáo dục cho học
sinh khá sớm (1966). Ở Pháp, thường tình giáo dục nội dung này được thực hiện từ
năm 1973. Đặc biệt là một số nước châu Á, châu Phi, Mĩ Latin cũng đưa giáo dục
giới tính vào trường phổ thông và đã đạt kết quả tốt. Trung Quốc đã tiến hành giáo
dục giới tính cho học sinh từ năm 1974 và hiện nay là một trong những nước có
nhiều công trình nghiên cứu, có sự phát triển cao trong nghiên cứu khoa học về
giới tính.

Ngay các nước Đông Nam Á như: Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore,
Phihppines… cũng đã thực hiện nội dung giáo dục này. Ở Philippines, giáo dục
giới tính đã được đưa vào chương trình nội khoá của trường phổ thông cơ sở và
trường trung học phổ thông, và là một bộ phận của giáo dục dân số và kế hoạch
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
hoá gia đình. Nội dung giáo dục giới tính đã được lồng ghép một cách hợp lí vào
nhiều bộ môn văn hoá khác, chủ yếu là môn kế hoạch hoá gia đình qua các giờ
chính khoá và qua các hoạt động ngoại khoá, theo mức độ khác nhau ở các lứa tuổi
khác nhau. Ở nước này, việc nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học, những
phương pháp và những phương tiện dạy học về giới tính rất được quan tâm và
cuốn hút học sinh, làm cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao. Việc giáo dục nội
dung này cũng đã được mở rộng ra ngoài nhà trường, đến các tầng lớp nhân dân
khác nhau qua rất nhiều hình thức giáo dục phong phú, qua các trung tâm tư vấn và
đã được xã hội ủng hộ.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam ta, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số giáo dục
giới tính đã bắt đầu được quan tâm rộng rãi.
Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chương
trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về
khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái”. Bộ Giáo dục đã đưa
ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong toàn bộ hệ thống
trường học các cấp và các ngành học của cả nước.
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về
tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố. Các tác giả Đặng Xuân Hoài,
Tràn Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi
Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề,
nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Nhiều công trình nghiên

cứu về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều tra về tình yêu và đời
sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành từ năm 1985 đến nay, bước đầu làm cơ
sở cho việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh. Những công trình này đã
nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
tính ở Việt Nam.
Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời
sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) có kí
hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện
với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sư Đặng
Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu
rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân; nhận thức về
giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi
trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ
lớp 9 đến lớp 12.
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều
đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những
vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tình yêu trong
thanh niên, học sinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tính cho học
sinh… Việc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm nhiều
của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ
huynh.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.2.1. Lý luận về giới tính
1.2.1.1. Khái niệm giới tính
- Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sử dụng
lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tình dục, tình dục, sinh dục… Nhiều

người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc với tính dục. Đó là
quan niệm chưa thực sự đầy đủ chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về một mặt
nào đó của giới tính.
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
- Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:
+ Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của
giới. Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng. Vì giới vừa bao gồm
những thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới tính
cũng bao gồm những đặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội.
+ Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng
của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia.
Những đặc điểm giới tính có thể là những đặc điểm sinh lí cơ thể như: cấu
trúc và chức năng của các bộ phận cơ thể đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục con
người, sự phát triển (biến đổi về kích thước, hoàn thiện dần về chức năng…) của
chúng, những chức năng đặc biệt của hệ cơ quan sinh dục như: kinh nguyệt, sinh
nở, sự vỡ giọng, mọc râu… những trạng thái bệnh lí của các bộ phận sinh lí cơ thể
ở nam và ở nữ và do mối quan hệ nam nữ tạo ra…
Những đặc điểm giới tính cũng có thể là những đặc điểm về tâm lí, tính cách
như sự dịu dàng, hiền hậu, sự kín đáo, tính cương trực thẳng thắn, tính dũng
mãnh…
Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khác
biệt giữa hai giới. Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt giữa giới này và
giới kia.
Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên
sự khác biệt giữa nam và nữ.
Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng. Đó là những hiện
tượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của mỗi người, trong mối quan hệ
giữa người này với người kia, trong cuộc sống chung của mỗi người, trong sự tồn
tại của xã hội. Đời sống giới tính là một tổng hợp phức tạp các hiện tượng tâm lí và

sinh lí có liên quan đến mỗi giới, là mọi yếu tố, mọi mặt hoạt động, mọi mối quan
hệ… trong đời sống của con người, trong đời sống xã hội loài người:
Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tưởng về mặt sinh lí cơ thể xuất hiện
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sống tính dục), những
hiện tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượng tâm lí người trong mối
quan hệ với người khác giới (tình bạn khác giới, tình yêu…), những hiện tượng
trong đời sống xã hội như hôn nhân, gia đình… Gần đây, còn xuất hiện những biểu
hiện phức tạp hơn của đời sống giới tính như: các quan điểm yêu đương ngoài hôn
nhân, tình dục ngoài hôn nhân, tình bạn và sự giao tiếp giữa những người khác
giới…
Như vậy khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ toàn diện về
nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và
tình bạn, sự giao tiếp nam nữ…
1.2.1.2. Vai trò của giới tính
Cảm xúc giới tính có thể tạo nên mối quan hệ yêu đương nam nữ lành mạnh,
dẫn đến tình yêu hạnh phúc. Mặt khác, những cảm xúc giới tính cũng có thể ảnh
hưởng xấu đến nhân cách, kích thích những nhu cầu sinh lý mang tính bản năng,
tạo nên những “thèm khát” dục vọng, những thói hư tật xấu, sự ăn chơi sa đoạ của
con người.
Giới tính cũng chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống của
con người. Những đặc điểm giới tính về sinh lý, tâm lý làm cho hành vi, cử chỉ, tư
thế, tác phong, nếp sống của nam có nhiều có nhiều đặc điểm khác biệt so với nữ:
khác biệt trong dáng điệu, cách đi đứng, thói quen trong sinh hoạt, “lời ăn tiếng
nói” và thể hiện rất đa dạng, phụ thuộc vào phong tục, tập quán, đạo đức xã hội.
Giới tính làm cho quan hệ giao tiếp giữa hai người khác giới khác hẳn quan
hệ giao tiếp giữa hai người cùng giới. Do những đặc điểm giới tính, do những quy
ước xã hội, giữa nam và nữ thường có một khoảng cách nhất định. Khoảng cách
này rộng hay hẹp tuỳ thuộc mối quan hệ giữa hai người.

Nếu là mối quan hệ quen biết, bạn bè, thì khoảng cách khá lớn (đối xử với
nhau theo đúng phép xã giao mà xã hội đã quy ước); nếu là mối quan hệ tình yêu
hay vợ chồng thì khoảng cách này nhỏ hơn nhiều (cư xử thân mật, âu yếm, gần
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
gũi…). Nhờ có sự khác biệt giới tính mới có mối quan hệ tình yêu lành mạnh, vợ
chồng hạnh phúc.
Giới tính có mối quan hệ mật thiết với đạo đức và phong tục, tập quán xã hội.
Đạo đức và phong tục, tập quán xã hội chi phối những biểu hiện của giới tính,
ngược lại, giới tính lại góp phần hình thành phong tục tập quán, đạo đức.
Nhiều biểu hiện, nhiều đặc điểm của giới tính được coi là yếu tố của đạo đức,
trở thành phong tục tập quán của xã hội, hoặc góp phần tạo nên những phẩm chất
đạo đức, những nếp sống văn hoá xã hội nhất định. Những phẩm chất đạo đức, nếp
sống văn hoá xã hội này lại chi phối hành vi cư xử của con người về phương diện
giới tính.
Giới tính còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của con người trong xã hội.
Những đặc điểm giới tính quy định hoặc chi phối phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt
động và phần nào chi phối hiệu quả hoạt động của con người.
Trong xã hội, có những lĩnh vực hoạt động mà nam giới dễ đạt hiệu quả cao
hơn và ngược lại, có những công việc phù hợp với nữ hơn. Do sự khác biệt giới
tính không mang tính chất loại trừ nhau, đối lập nhau, mà phối hợp bổ sung cho
nhau, nên hoạt động của con người sẽ có thuận lợi hơn nếu như có mối quan
hệ cân bằng, hài hoà với người khác giới.
Những đặc điểm giới tính ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách, nhất là tính
độc đáo của tính cách. Nói cách khác, giới tính là cơ sở tự nhiên của cá tính con
người, những đặc điểm giới tính là tiền đề, là yếu tố góp phần tạo nên những phẩm
chất nhân cách hoặc những đặc điểm cá tính.
Trên cơ sở của giới tính cần có sự phân công lao động thích hợp trong xã hội,
trong gia đình, phải có sự giúp đỡ lẫn nhau của hai giới. Mỗi giới đều có những
quan hệ với giới kia, không thể tồn tại bình thường nếu như chỉ có một giới. Đó là

một trong những cơ sở khoa học của sự bình đẳng nam nữ.
1.2.1.3. Phân loại giới tính
Giới tính được chia làm 2 loại giới tính : giới tính nam và giới tính nữ.
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn luôn tác
động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự quan hệ qua lại này
bị chi phối bởi nhiều đặc điểm về sinh lí, về tâm lí ở mỗi người, bởi những đặc
điểm về văn hoá, chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặc
điểm đặc trưng của mỗi giới. Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện
tượng mới trong đời sống giới tính như: Sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạn
khác giới, quan hệ tình yêu, hôn nhân…
1.2.2. Lý luận về giáo dục giới tính
Trong thời gian trước đây rất dài việc GDGT hầu như bị né tránh, ít được chú
trọng nghiên cứu và tổ chức giáo dục một cách hệ thống, có căn cứ khoa học. Tuy
nhiên trước những thực trạng trên thì việc GDGT trong giai đoạn hiện nay lại trở
thành một trong những vấn đề rất đáng quan tâm gia đình - nhà trường và xã hội.
Một trong những điểm nổi bật mà chúng ta hiện nay nhìn thấy rõ nhất đó là sự phát
triển không cân đối và hài hoà giữa sự trưởng thành về mặt cơ thể của thế hệ đang
lớn với sự trưởng thành về mặt tâm lý của họ.
GDGT chính là sự hình thành cho con người sự hiểu biết cơ bản về những đặc
điểm, quy luật sự phát triển tâm sinh lý của con người. Hình thành cho họ những
tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín
nhất của con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa nam và nữ.
GDGT là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách con người phát
triển toàn diện
GDGT nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết cần thiết về giới và
giới tính, qua đó hình thành nên những phẩm chất giới tính của giới mình, từ đó
tạo nên sự thuận lợi trong quan hệ khác giới trong hoạt động và trong đời sống xã
hội

1.2.2.1. Khái niệm giáo dục giới tính
Theo TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì giáo dục giới tính (GDGT) hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung: Giáo dục giới tính của mình với người khác,
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về
tình bạn - tình yêu, tâm sinh lý hôn nhân,…
Còn theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh nội dung GDGT bao gồm 4 vấn đề chủ yếu
sau:
- Những tri thức và tâm sinh lý người trong đó có những đặc điểm về sinh lý
tính dục (những hiện tượng như: kinh nguyệt, phát triển cơ thể, sinh nở, cho con
bú, kiến thức về sức khoẻ giới tính, các bệnh lý tình dục, ) trong đó có đời sống
tình dục.
- Những đặc điểm giới tính về đạo đức, về xã hội thẩm mỹ như cách cư xử
với mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế và phẩm chất đạo đức theo giới
tính riêng, quan niệm về cái đẹp giới tính, những vấn đề pháp luật liên quan đến
cuộc sống giới tính và gia đình (luật hôn nhân gia đình, luật phòng chống bạo hành
gia đình, bình đẳng giới,…).
- Những quan hệ về bạn khác giới và tình yêu nam nữ như bản chất của tình
yêu, sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, việc xây dựng nên một tình yêu
chân thực, chân chính.
- Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hôn nhân,
điều kiện để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của cuộc sống gia đình
Tuy là mỗi người có một quan điểm khác nhau về GDGT nhưng chung quy
lại có các khía cạnh chính mà chúng ta cần quan tâm khi đề cập đến việc GDGT:
sự hiểu biết về những kiến thức cơ bản đến sự phát triển tâm sinh lí của con người,
các vấn đề liên quan đến đời sống tình dục, việc hình thành một nhận thức đúng
đắn, thái độ tính cực đối với vấn đề tình dục. Về đối tượng thì chủ yếu là cần giáo
dục giới tính cho thế hệ đang lớn lên, nội dung phù hợp với bản sắc văn hoá của
từng dân tộc, địa phương nhưng đảm bảo tính giáo dục một cách khoa học.

1.2.2.2. Vai trò của việc GDGT
Trong giai đoạn hiện nay GDGT không được nói là quan trọng mà là rất quan
trọng. Bởi GDGT như đã nói có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
cách của trẻ ở lứa tuổi đang lớn và liên quan đến hoạt động tình dục là một hoạt
động có chức năng rất quan trọng trong việc duy trì thế hệ mai sau. Và chúng ta
hãy thử hình dung một thế hệ thiếu kiến thức về sức khoẻ sinh sản, giới tính thì
làm sao có thể tạo ra cho xã hội một thế hê phát triển toàn diện về thể trạng tâm lý
và sinh lý? Đấy chỉ là một khía cạnh trong GDGT nhưng khía cạnh ấy luôn được
quan tâm trong bất kì thời đại nào. Bên cạnh đó GDGT góp phần điều chỉnh những
sai lệch trong cách nghĩ về các khái niệm giới tính, tình dục, sức khoẻ sinh sản,…
và điều này phải cần có thời gian dài.
GDGT còn có chức năng phòng ngừa nếu như chúng ta thực hiện đúng, có
hiệu quả với những phương pháp khoa học, tạo nên sự tham gia của chính đối
tượng được giáo dục. Nếu được quan tâm giáo dục đúng mức trong việc GDGT thì
sẽ giúp cho thế hệ trẻ phòng ngừa được các bệnh lây lan qua đường tình dục, góp
phần định hướng cho họ vấn đề sinh đẻ được an toàn, đảm bảo con cái phát triển
khoẻ mạnh.
Góp phần vào việc thực hiện tốt hơn các chính sách dân số và kế hoạch hoá
gia đình của Đảng và Nhà Nước ta
1.2.2.3. Nhiệm vụ của GDGT
GDGT trong trường học là một hình thức quan trọng và hiệu quả nhằm nâng
cao kiến thức, thái độ và hành vi cho học sinh. Có một sự đồng thuận rộng rãi đối
với giáo dục chính quy là nên bao gồm các hoạt động GDGT.
Tính hiệu quả của các chương trình GDGT ở trường học bao gồm các nội
dung như: tập trung vào việc giảm thiểu các hành vi rủi ro; dựa vào nền tảng lý
thuyết để giải thích những lựa chọn tình dục và hành vi của con người; liên tục
tăng cường thông báo về hành vi tình dục; cung cấp những thông tin chính xác về
các rủi ro liên quan đến hoạt động tình dục, tránh thai, mang bầu, sinh đẻ hoặc các

cách thức từ chối quan hệ tình dục.
Không chỉ dừng lại ở đó, chương trình GDGT ở trường còn cung cấp cho học
sinh cách đối phó với bạn bè và các áp lực xã hội khác khi các em gặp rủi ro trong
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
quan hệ tình dục; cung cấp các cơ hội để giao tiếp trực tiếp, các kỹ năng thương
lượng và đưa ra quyết định.
Ở trường, giáo viên đã sử dụng đa dạng các phương pháp tiếp cận để dạy và
học gắn với liên hệ bản thân, sự tham gia của hoc sinh và giúp các em gắn kết
thông tin với bản thân.
Giáo viên cũng cần lưu ý, nên sử dụng các phương pháp tiếp cận dạy và học
sao cho phù hợp với độ tuổi, kinh nghiệm và nền văn hóa của các em; sáng tạo ra
các hình thức GDGT mới có hiệu quả hơn.
GDGT trong nhà trường khác ở gia đình, vì nó chỉ diễn ra trong một khoảng
thời gian. Và nhà trường cũng không phải là nơi lúc nào cũng có các vấn đề liên
quan đến giới tính, tình dục của TTN.
Trường học - dựa trên các chương trình giáo dục đặc trưng, có ưu thế trong
việc cung cấp thông tin và cơ hội để phát triển các kỹ năng và chọn lọc thái độ rõ
rệt theo phong cách trang trọng hơn thông qua các bài học trong chương trình
giảng dạy.
Kết luận chương1
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giới tính và giáo dục giới tính
cho học sinh trường Trung học cơ sở huyện Như Thanh tôi rút ra một số kết luận
sau:
“Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (Thanh thiếu niên) nhằm
làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới
tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để
phát triển nhân cách toàn diện phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt
nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.”.
Giáo dục giới tính có nội dung rất đa dạng và phong phú nhưng chúng ta có

những nội dung cơ bản sau: Giáo dục về sự thay đổi của cơ thể khi dậy thì, về các
mặt giới và mối quan hệ của hai giới, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, trong
những nội dung này đã bao gồm những vấn đề như kỹ năng, ý thức cho các em học
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh
sinh.
Có nhiều yếu tố tác động đến thái độ của phụ huynh học sinh như yếu tố gia
đình, yếu tố học tập, kinh nghiệm, các cơ chế xã hội….
Nghiên cứu thái độ của phụ huynh học sinh đối với giáo dục giới tính còn là
một vấn đề cần thiết không chỉ cho bản thân phụ huynh, học sinh mà còn liên quan
đến nhà trường và xã hội.
Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 20

×