Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH CHO QUẬN THỦ ĐỨC VÀ QUẬN 9 TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010 2025, TẦM NHÌN SAU NĂM 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 137 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
@&?





TRẦN THỊ TRÚC LIỂU






QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH CHO
QUẬN THỦ ĐỨC VÀ QUẬN 9 - TP HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2010-2025, TẦM NHÌN SAU NĂM 2025






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT











Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
@&?



TRẦN THỊ TRÚC LIỂU


QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH CHO
QUẬN THỦ ĐỨC VÀ QUẬN 9 - TP HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2010-2025, TẦM NHÌN SAU NĂM 2025



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT



CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ


MÃ SỐ : 60 – 58 – 30




GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN TUẤN HIỆP







Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 1


Mục lục
CHƯƠNG: MỞ ĐẦU 5
1. Sự cần thiết của đề tài 5
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Nội dung nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Độ tin cậy của đề tài 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAO THÔNG TĨNH
8

1.1. Tổng quan về giao thông tĩnh đô thị 8
1.1.1. Tổng quan về giao thông đô thị 8
1.1.2. Tổng quan về giao thông tĩnh đô thị 10
1.2. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh 17
1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông vận tải đô thị 17
1.2.2. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 19
1.3. Các nguyên tắc và tiêu chí cơ bản để xác định vị trí và lựa chọn loại hình đỗ
xe trong đô thị 20
1.3.1. Các nguyên tắc xây dựng mạng lưới các điểm đỗ xe trong đô thị 20
1.3.2. Những nguyên tắc lựa chọn vị trí điểm đỗ xe trong đô thị 21
1.3.3. Các tiêu chí cơ bản để xác định vị trí và lựa chọn loại hình đỗ xe trong đô
thị 22
1.4. Phương pháp tính toán nhu cầu đỗ xe trong đô thị 24
1.4.1. Tính theo công thức cơ bản 24
1.4.2. Theo nguyên lý quy hoạch 26
1.5. Cơ sở khoa học để lựa chọn mô hình bãi đỗ xe trong đô thị 27
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 2


1.5.1. Mô hình các điểm đỗ trên đường 29
1.5.2. Mô hình các bãi, điểm đỗ xe nhiều tầng 29
1.5.3. Mô hình đỗ xe tại các bãi đỗ 33
1.6. Một số chỉ tiêu giao thông theo điều chỉnh chỉnh quy hoạch TP HCM đến
năm 2025 (Theo Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 6 tháng 1 năm 2010) 34
1.6.1. Dự báo dân số đến năm 2025 34
1.6.2. Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2025: 34
1.6.3. Các chỉ tiêu chính 34
1.6.4. Một số chỉ tiêu khác 34

1.7. Kinh nghiệm Quy hoạch tổ chức các điểm đỗ xe công cộng tại một số đô thị
trên thế giới và khu vực Asean 35
1.7.1. Tại các nước phát triển 35
1.7.2. Tại các nước đang phát triển 37
1.8. Kết luận chương 1 39
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VỀ GIAO
THÔNG VÀ GIAO THÔNG TĨNH TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 40
2.1. Tình trạng về giao thông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 40
2.1.1. Nhu cầu giao thông tăng nhanh 40
2.1.2. Hạn chế về năng lực cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 44
1.2.3. Hạn chế về năng lực vận tải hành khách công cộng 44
2.2. Hiện trạng về giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 45
2.2.1. Hiện trạng chung về bãi đỗ xe 45
2.2.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng bãi đỗ xe so với quy hoạch của Thành phố:
48
2.2.2.1. Các số liệu hiện trạng về bến bãi đỗ 48
2.3. Vài nét về khu vực nghiên cứu: (KVNC) 51
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 3


2.3.1. Quận Thủ Đức 51
2.3.2. Quận 9 53
2.4. Hiện trạng mạng lưới giao thông KVNC 54
2.5. Hiện trạng về loại phương tiện vân tải công cộng trên trong KVNC 55
2.6. Các dự án quy hoạch giao thông đi qua KVNC 57
2.6.1. Các tuyến đường vành đai và dường cao tốc 57
2.6.2. Tuyến mê trô Bến Thành – Suối Tiên 60
2.7. Hiện trạng về hệ thống bến bãi trong khu vực nghiên cứu (KVNC) 61

2.7.1. Hiện trạng về bến, bãi đỗ xe trong KVNC 61
2.7.2. Hiện trạng quy hoạch bến bãi đỗ xe trong KVNC 63
2.7.3. Nhu cầu hiện nay trên địa bàn KVNC 65
2.7.4. Hiện trạng về quỹ đất dành cho bến, bãi trong KVNC 66
2.8. Kết luận chương 2 66
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM ĐỖ XE
TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU. 68
3.1. Phương pháp quy hoạch xây dựng các điểm đỗ xe trên địa bàn Quận Thủ
Đức và Quận 9 TP HCM (KVNC) 68
3.2.1. Tính toán nhu cầu đỗ xe trong đô thị 68
3.1.2 Phân loại các điểm đỗ xe công cộng cho quy hoạch điểm đỗ xe trong
KVNC 69
3.1.3. Phân tích tuyến giao thông & các nhu cầu điểm đỗ trong khu vực 74
3.2. Giải pháp quy hoạch và xây dựng các điểm đỗ công cộng trong KVNC 80
3.2.1. Các giải pháp chung: 80
3.2.2. Giải pháp cho từng khu vực cụ thể 81
3.2.3. Vị trí, quy mô của các bãi đỗ 84
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 4


3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc các điểm đỗ xe đề xuất trong mô
hình quy hoạch 93
3.3.1. Tổng mặt bằng và giao thông đối với các gara ngầm (bãi đỗ ngầm) 93
3.3.2. Không gian đỗ xe 96
3.3.3. Không gian dịch vụ 96
3.3.4. Không gian quản lý kĩ thuật 97
3.3.5. Công nghệ - kĩ thuật 97
3.4. Một số mô hình bãi đỗ xe có thể áp dụng vào khu vực nghiên cứu: 99

3.4.1. Mô hình đỗ xe ngay trên đường có không gian rộng 99
3.4.2. Bãi đậu xe tự động 99
3.4.3. Bãi đậu xe nổi dạng khung thép lắp ghép sử dụng công nghệ xếp xe tự
động 101
3.4.4. Bãi đậu xe ngầm 102
3.5. Các giải pháp về cơ chế chính sách 102
3.5.1. Giải pháp về nguồn vốn 103
3.5.2. Chính sách 103
3.5.3. Tổ chức quản lý theo quy hoạch 104
3.6. Kết luận chương 3 105
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
4.1. Kết luận 107
4.1.1. Tóm lại 107
4.1.2. Các kết quả đạt được của đề tài 107
4.1.3. Đánh giá hiệu quả của các kết quả nghiên cứu. 108
4.2. Kiến nghị 109
4.2.1. Kiến nghị về việc áp dụng vào thực tế các kết quả nghiên cứu 109
4.2.2. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài. 110
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 5


CHƯƠNG: MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là trung tâm chính của
miền nam Việt Nam và là khu kinh tế quan trọng nhất nước. Chính vì thế, điều có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng là khu vực đô thị này cần hoạt động rất hiệu quả. Để đạt
được điều này, một trong những vấn đề cốt cần lưu tâm là hệ thống giao thông vận
tải với, chức năng hoạt động giống như hệ thống mạch máu của cơ thể sống.

Thêm vào đó, TP.Hồ Chí Minh có số lượng phương tiện và tốc độ gia tăng
phương tiện cũng như hành trình giao thông cao nhất cả nước. Ngoài ra, dân số cơ
học tăng quá nhanh, sự phát triển đô thị tập trung quá cao ở khu vực trung tâm, ý
thức chấp hành pháp luật, văn hóa trong tham gia giao thông của một bộ phận người
dân chưa cao, vận tải công cộng mới chỉ đáp ứng khoảng 7% nhu cầu và TP chưa
có các phương thức vận chuyển hành khách khối lượng lớn như tàu điện ngầm,
đường sắt trên cao. Vì thế bài toán xây dựng, phát triển hạ tầng đặc biệt là hạ tầng
giao thông để đáp ứng nhu cầu được coi là khó khăn hơn so với các địa phương
khác. Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian gần đây, các vấn đề về ùn tắt giao
thông và an toàn giao thông là một trong những vấn đề nóng bỏng mà xã hội quan
tâm.
Thực trạng về quy hoạch giao thông của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí
Minh nói riêng từ trước đến nay như chúng ta biết chỉ quan tâm đến hệ thống giao
thông động còn giao thông tĩnh thì chưa được quan tâm một cách thích đáng, quỹ
đất dành cho giao thông tĩnh còn rất khiêm tốn. Nhu cầu về bãi đỗ của các phương
tiện giao thông trong các thành phố lớn là rất cấp thiết vì nó không những ảnh
hưởng đến an toàn giao thông, mỹ quan thành phố mà còn ảnh hưởng đến sự phát
triển của thành phố đó. Do vậy, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị phải được xây dựng
đồng bộ: Mật độ và sự phân bố mạng lưới đường hợp lý, hệ thống giao thông tĩnh
đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng, thông tin, tín hiệu điều khiển giao thông hiện
đại, thông suốt
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 6


Quận Thủ Đức và Quận 9 TP HCM là hai Quận nằm ở phía đông bắc Thành
phố, trước đây là khu vực ngoại thành có tốc độ phát triển tương đối chậm, kinh tế
chủ yếu là trồng nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây, cùng
với quá trình đô thị hóa của cả nước nói chung và TP HCM nói riêng, kinh tế và dân

số của 2 Quận trên đã có nhiều biến đổi.
Hiện nay, Quận Thủ Đức và Quận 9 là một trong những đô thị mới, theo quy
hoạch phát triển đô thị cả nước đến năm 2025, Quận Thủ Đức và Quận 9 sẽ là chùm
đô thị khoa học - Công nghệ, thương mại và dịch vụ của thành phố. Hệ thống hạ
tầng giao thông trong khu vực hiện còn thưa thớt và hình như là chưa theo kịp sự
phát triển chung của khu vực. Do vậy, để tránh đi vào “vết xe đổ” của các đô thị cũ
về tổ chức giao thông và an toàn giao thông đô thị, việc quy hoạch cơ sở hạ tầng
giao thông bao gồm cả giao thông động và giao thông tĩnh là nhu cầu cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Là cơ sở để quản lý và lập kế hoạch đầu tư xây dựng các thiết chế hạ tầng
phục vụ giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 - TP.Hồ Chí Minh và vùng
phụ cận; giải quyết nhu cầu về đỗ xe trên địa bàn, đồng thời khai thác có hiệu quả
quỹ đất xây dựng trước mắt cũng như lâu dài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong phạm vi giới hạn của đề tài chỉ nghiên cứu quy hoạch các điểm đỗ
dành cho xe ô tô và xe gắn máy.
4. Nội dung nghiên cứu
• Tổng quan về giao thông và giao thông tĩnh trong khu vực Quận 9 và
Thủ Đức TPHCM
• Khảo sát, đánh giá tổng hợp tư liệu liên quan để xác lập nhu cầu về hệ
thống giao thông tĩnh nói chung, trong đó tập trung vào điểm đỗ xe công
cộng.
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 7


• Xác định nhu cầu trong tương lai của các điểm đỗ xe công cộng trên địa
bàn hai quận 9 và Thủ Đức.

• Đề xuất luận cứ khoa học và thực tiễn để làm cơ sở cho việc lập quy
hoạch xây dựng các điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Điều tra thu thập thông tin về các số liệu lý thuyết và thực tế.
• Phương pháp quan sát và đánh giá hiện trạng.
• Đánh giá, phân tích vấn đề cơ sở lý thuyết, các tiêu chuẩn quy phạm liên
quan, áp dụng và đưa ra kết quả nghiên cứu.
6. Độ tin cậy của đề tài
Là căn cứ khoa học để các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo trong
quá trình lập quy hoạch chung cho Quận Thủ Đức và Quận 9.
Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Nó sẽ là cơ sở để các cơ quan
có thẩm quyền làm cơ sở quản lý và lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông cho Quận Thủ Đức, Quận 9– TP.Hồ Chí Minh trước mắt và lâu dài.









Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAO
THÔNG TĨNH
1.1. Tổng quan về giao thông tĩnh đô thị

1.1.1. Tổng quan về giao thông đô thị
a. Khái niệm hệ thống giao thông vận tải đô thị
v Khái niệm:
Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải
nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu giữa các khu vực trong đô thị. Các thành phần hệ
thống giao thông đô thị được mô phỏng như hình sau:
Hình 1.1.1.a. Cấu trúc hệ thống giao thông vận tải đô thị












- Hệ thống giao thông động: Là bộ phận của mạng lưới giao thông có chức
năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển được thuận tiện giữa các khu
vực chức năng trong đô thị. Đó là mạng lưới đường xá, nút giao thông, cầu vượt,…
- Hệ thống giao thông tĩnh: Là bộ phận của hệ thống giao thông đô thị phục vụ
phương tiện, hành khách, hàng hóa trong thời gian không hay tạm dừng hoạt động
(chờ đợi, nghỉ ngơi, bảo dưỡng sửa chữa…). Đó là hệ thống các điểm đỗ, điểm
dừng, các bến xe…

GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

H



th

ng

giao thông

HTGT
động
HTGT
tĩnh
VT hành
khách

Công
cộng
VT hàng
hóa

VT chuyên
dùng

Cá nhân


Hệ thống vận tải
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 9



Giao thông động và giao thông tĩnh có mối liên hệ mật thiết, chúng phụ thuộc
và bổ sung lẫn nhau. Bởi lẽ, cả hai đều có đối tượng phục vụ chung đó là phương
tiện và hành khách, hàng hóa trong thành phố. Điểm khác nhau duy nhất đó là: nếu
giao thông động phục vụ phương tiện, hành khách, hàng hóa trong thời gian di
chuyển thì giao thông tĩnh lại có chức năng phục vụ các đối tượng này trong thời
gian không di chuyển.
Một mạng lưới giao thông chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu đảm bảo được
một tỉ lệ phát triển tương xứng giữa giao thông động và giao thông tĩnh. Sự thiếu
hụt nghiêm trọng của hệ thống giao thông tĩnh là một trong các tác nhân gây rối
loạn và ách tắc giao thông ở các đô thị hiện nay.
- Hệ thống vận tải: Là tập hợp các phương thức vận tải và phương tiện vận tải
khác nhau để vận chuyển hàng hóa và hành khách trong thành phố.
b. Đặc điểm giao thông đô thị:
Khác với giao thông liên tỉnh, giao thông quốc tế, giao thông đô thị có những
đặc điểm sau:
- Mạng lưới giao thông đô thị không chỉ thực hiện chức năng giao thông thuần
túy mà còn thực hiện nhiều chức năng khác như: chức năng kĩ thuật, chức năng môi
trường,
- Mật độ mạng lưới đường cao.
- Lưu lượng và mật độ đi lại cao nhưng lại biến động rất lớn theo thời gian và
không gian.
- Tốc độ luồng giao thông thấp.
- Hệ thống giao thông đô thị đòi hỏi chi phí lớn (xây dựng và vận hành)
- Ùn tắc giao thông, đi lại khó khăn, ô nhiễm môi trường và mất an toàn.
- Không gian đô thị chật hẹp.
- Hệ thống giao thông đô thị có tác động trực tiếp đến nền kinh tế xã hội của
thành phố và của đất nước.


Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 10


1.1.2. Tổng quan về giao thông tĩnh đô thị
a. Một số khái niệm:
v Hệ thông tĩnh
Hệ thống giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương
tiện và hành khách trong thời gian không di chuyển. Theo định nghĩa này giao
thông tĩnh gồm hệ thống các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải
khác nhau (các nhà ga đường sắt, các cảng bến thủy, ga hàng không, các bến vận tải
đường bộ), các bãi đỗ xe, các điểm đầu cuối, các điểm dừng dọc tuyến, các điểm
trung chuyển.
v Điểm đỗ xe:
Là nơi phương tiện có thể dừng đỗ trong thời gian ngắn hoặc dài, các điểm đỗ
xe được phân cấp phục vụ từ cấp thành phố có tính chất phục vụ liên tỉnh, liên quận
huyện đến cấp quận, huyện, liên phường xã đến cấp phường xã. Các điểm đỗ xe
được bố trí gắn với các khu chức năng, các khu dân cư của đô thị. Quá trình đầu tư
phân kỳ xây dựng theo sự hình thành và phát triển của khu đô thị nhưng đảm bảo
mục tiêu đón đầu, cung ứng.
v Bãi đỗ xe:
Là các điểm đỗ có quy mô lớn và rất lớn, phục vụ đỗ xe cho các mục đích đi
lại khá thuần (các mục đích đi lại sử dụng điểm đỗ ít) song khối lượng thường cao.
v Bến xe:
Là đầu mối để chuyển tiếp hành khách, hàng hóa đi và đến thành phố (tỉnh,
huyện) và thường được bố trí theo các luồng hành khách, hàng hóa lớn đi và đến, là
đầu mối chuyển tiếp giữa vận tải đối ngoại và vận tải nội thị (tỉnh, huyện).
b. Chức năng của giao thông tĩnh
Hệ thống giao thông tĩnh đảm bảo tính liên tục về mặt công nghệ trong quá

trình vận chuyển hàng hóa và hành khách. Yêu cầu cơ bản của hệ thống giao thông
tĩnh phải đồng bộ và tương thích với hệ thống của mạng lưới giao thông và hệ thống
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 11


vận tải. Việc xác định các thành phần của hệ thống giao thông tĩnh cũng như sắp
xếp chúng một cách hợp lí có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của mạng
lưới đường giao thông, hệ thống vận tải và toàn bộ hệ thống giao thông vận tải đô
thị. Hệ thống giao thông tĩnh thực hiện nhiều chức năng khác nhau, các chức năng
này có thể chia thành 6 nhóm sau:
ü Chức năng bảo quản, gìn giữ phương tiện
ü Chức năng trung chuyển hàng hóa, hành khách
ü Chức năng đầu cuối
ü Chức năng dịch vụ, kỹ thuật phương tiện
ü Chức năng dịch vụ phục vụ hành khách
ü Các chức năng khác như mỹ quan, kiến trúc…
Thông thường các chức năng trên không phân tách rõ ràng mà thường kết hợp
với nhau với một giới hạn nhất định. Việc kết hợp các chức năng trên còn tùy thuộc
vào yêu cầu thực tế, quy mô, định hướng phát triển từng khu vực.
c. Nhu cầu giao thông tĩnh và các nhân tố ảnh hưởng
+ Nhu cầu giao thông tĩnh: Là nhu cầu được phục vụ của phương tiện và hành
khách trong thời gian không di chuyển. Nhu cầu giao thông tĩnh là một nhu cầu phát
sinh và được mô phỏng theo Hình 1.1.1.c








Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 12


Hình 1.1.1.c. Sơ đồ mô phỏng nhu cầu giao thông tĩnh















+ Các nhân tố ảnh hưởng:
Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp và nhóm nhân tố ảnh hưởng gián tiếp. Nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp gồm:
số lượng, kết cấu phương tiện, không gian, thời gian, phương pháp bảo quản, kiến
trúc công trình xây dựng. Nhóm nhân tố ảnh hưởng gián tiếp gồm: quy mô đô thị đô
thị và mức sống của người dân.
* Nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp:

Số lượng kết cấu của các phương thức vận tải trong đô thị: mỗi một phương
thức, phương tiện vận tải đều có những đặc điểm, tính năng kỹ thuật, điều kiện khai
thác khác nhau. Điều này dẫn đến các công trình giao thông tĩnh phục vụ chúng
cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu giao thông tĩnh chỉ trở nên bức xúc khi diện
tích chiếm dụng tĩnh dành cho một phương tiện vận tải và một chuyến đi nhỏ hơn
giới hạn cho phép.

Con người và các
nhu cầu

Mức độ phát
triển đô thị
Nhu cầu giao thông
t
ĩnh

Nhu cầu sử dụng
phương tiện

Nhu cầu di chuyển

Quy mô dân số
và dân số đô thị
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 13


Bảng 1.1. Diện tích chiếm dụng tĩnh của một số phương tiện vận tải
Thứ tự

Loại
phương
tiện
Sức
chứa
( chỗ)
Dài (m)
Rộng
(m)
Diện tích
chiếm dụng
tĩnh/ 1 xe
(m
2
/xe)
Diện tích
chiếm
dụng tĩnh/
người
(m
2
/người)
1 Xe đạp 2 1.75 0.6 2.10 1.05
2 Xe máy 2 1.8 0.75 2.70 1.35
3
Xe con,
taxi
4 5 1.6 16.00 5.00
4 Xe buýt 45 8 2.2 44.00 0.98
5

Tàu diện
bánh sắt
120 12 3 54.00 0.45
Hệ thống đường giao thông: hệ thống đường giao thông càng thuận tiện,
phương tiện càng có khả năng tự bảo quản cao, nhu cầu giao thông tĩnh sẽ giảm
xuống. Phần lớn các đô thị trên thế giới có đường rộng có thể làm bãi đỗ xe tạm
thời. Việc tận dụng đường giao thông làm bãi đỗ xe làm giảm nhu cầu đầu tư cho
các công trình giao thông tĩnh, đặc biệt tại khu vực trung tâm đô thị. Hệ thống giao
thông tốt cũng tạo điều kiện cho phương tiện vận tải có thể tiếp cận khu vực tự bảo
quản.
Kết cấu công trình xây dựng: Phương tiện càng tiếp cận các công trình xây
dựng, nhu cầu giao thông tĩnh càng nhỏ. Các công trình giao thông tĩnh càng xây
dựng cao tầng hoặc ngầm dưới đất càng làm giảm yêu cầu quỹ đất dành cho giao
thông tĩnh.
Phương pháp bảo quản: phương pháp bảo quản có ảnh hưởng trực tiếp đến
yêu cầu mặt bằng giao thông tĩnh. Một số phương pháp bảo quản được áp dụng
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 14


như: bảo quản lộ thiên, bảo quản kín hay bảo quản bán lộ thiên. Trong quá trình bảo
quản, phương pháp sắp xếp có ảnh hưởng quan trọng đối với diện tích bảo quản.
Diện tích chiếm dụng tĩnh của phương tiện thay đổi tùy theo phương pháp bố trí
phương tiện. Phương pháp này được đặc trưng bởi góc đỗ của trục phương tiện so
với đường phố hoặc công trình bảo quản.
* Nhân tố ảnh hưởng gián tiếp:
Nhu cầu giao thông tĩnh xuất hiện khi có nhu cầu di chuyển bằng phương tiện
vận tải. Nhu cầu di chuyển của phương tiện lại gắn liền với quy mô dân số và mức
sống của người dân, các khu chức năng đô thị và một số nhân tố khác.

Quy mô của đô thị thể hiện bằng dân số và diện tích. Quy mô đô thị càng lớn
tần suất chuyến đi của người dân càng cao, dẫn đến nhu cầu di chuyển càng lớn.
Quy mô đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn phương thức vận tải của người
dân đô thị. Khi quy mô đô thị càng lớn khoảng cách chuyến đi càng tăng lên. Người
dân sẽ có xu hướng cơ giới hóa phương tiện vận tải và sử dụng phương tiện vận tải
có tốc độ cao, sức chứa lớn.
Dân số đô thị ảnh hưởng đến nhu cầu di chuyển trong đô thị. Dân số càng lớn
nhu cầu di chuyển càng cao.
Thu nhập: thu nhập của người dân càng cao sẽ quyết định đến việc lựa chọn
phương tiện họ sẽ sử dụng. Khi thu nhập cao lên người dân sẽ có xu hướng cơ giới
hóa phương tiện vận tải, chuyển từ đi xe thô sơ sang xe máy, xe buýt, taxi hoặc xe ô
tô cá nhân…
Thời tiết khí hậu, phong tục tập quán, đặc tính nhu cầu đi lại…là những nhân
tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao thông tĩnh, đặc điểm công trình giao thông tĩnh. Tại
những nơi có khí hậu càng khắc nghiệt, phương tiện vận tải hành khách công cộng
càng phát triển nhu cầu giao thông tĩnh cho phương tiện các nhân càng giảm.


Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 15


d. Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông tĩnh
Để đánh giá mức độ phát triển hệ thống giao thông tĩnh ở mỗi đô thị, mỗi quốc
gia, mỗi khu vực người ta thường dùng các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này được
chia thành 2 nhóm: nhóm chỉ tiêu tuyệt đối và nhóm chỉ tiêu tương đối.
* Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối:
+ Diện tích giao thông tĩnh trong đô thị: Chỉ tiêu này phản ánh về mặt số
lượng quỹ đất dành cho giao thông tĩnh trong đô thị. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ

phản ánh về số lượng các công trình giao thông tĩnh trong đô thị.
+ Số lượng các công trình giao thông tĩnh trong đô thị: Chỉ tiêu này phản ánh
số lượng từng loại công trình giao thông tĩnh trong khu vực đô thị.
* Nhóm chỉ tiêu tương đối:
+ Diện tích giao thông tĩnh cho 1 xe chuẩn:
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
)/(//
2
xemNDxeS
cGTTGTT
=

Trong đó:
xeS
GTT
/
: diện tích giao thông tĩnh cho 1 xe chuẩn;
GTT
D
: diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố;
c
N
: số xe chuẩn.
Diện tích chiếm dụng cho một xe chuẩn gồm diện tích dành cho phương tiện
dừng đỗ và diện tích dùng cho phương tiện quay trở cơ động.
+ Diện tích chiếm dụng tĩnh cho 1 chuyến xe:
2
(// mNDcđS
đ
cGTTGTT

=
/ chuyến)
Trong đó:
cđS
GTT
/
: diện tích giao thông tĩnh cho 1 chuyến đi;
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 16


GTT
D
: diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố;

N
: tổng số chuyến đi toàn thành phố, khu vực trong 1 thời gian
nhất định.
+ Tỷ lệ diện tích dành cho giao thông tĩnh trong tổng diện tích thành phố:
tpGTTGTT
DDD /100*
1
=

Trong đó:
GTT
D
:diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố;
tp

D
: diện tích thành phố.
+ Tỷ trọng giao thông tĩnh trong tổng diện tích dành cho giao thông:
gttpGTTGTT
DDD /100*
2
=

Trong đó:
GTT
D
: diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố;
gttp
D
: diện tích dành cho giao thông.
+ Hệ số phân bố không đều của hệ thống giao thông tĩnh trong thành
phố:
Cách 1
TPGTTGTT
DNB /
=
(điểm/ km
2
)
Trong đó:
GTT
N
: số điểm giao thông tĩnh cho toàn thành phố;
TP
D : diện tích thành phố.

Cách 2
32
10/(/ mPDB
TPGTTGTT
=
người)
Trong đó:
GTT
D
:diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố;
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 17


TP
P : số điểm giao thông tĩnh cho toàn thành phố;
TP
D : dân số thành phố.
Ngoài ra còn có thể sử dụng 1 số chỉ tiêu khác để đánh giá hệ thống giao
thông tĩnh đô thị như quãng đường đi bộ bình quân đến công trình giao thông tĩnh,
thời gian chiếm dụng giao thông tĩnh bình quân…
1.2. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh
1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông vận tải đô thị
a) Mục đích, nguyên tắc quy hoạch giao thông vận tải đô thị
Khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố quan trọng cần được chú ý đó
là quy hoạch giao thông vận tải đô thị. Công tác này nhằm mục đích đảm bảo sự
giao lưu trong đô thị và giữa đô thị với bên ngoài một cách nhanh chóng, thuận tiện,
tin cậy đạt trình độ hiện đại và ngang tầm với sự phát triển của đô thị. Để đảm bảo
mục tiêu này, việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo 1 số

nguyên tắc sau:
- Quy hoạch giao thông vận tải đô thị phải được tiến hành theo một quy hoạch
thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển của đô thị;
- Quy hoạch giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và
liên thông, xã hội, khả thi, dự phòng;
- Quy hoạch giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế xã
hội tổng hợp.
b) Mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông vận tải với các quy hoạch
trong đô thị:
Quy hoạch giao thông vận tải có mối quan hệ chặt chẽ với các quy hoạch :
- Quy hoạch phát triển không gian;
- Quy hoạch kiến trúc đô thị;
- Quy hoạch các ngành trong đô thị (sử dụng đất, công nghiệp).
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 18


c) Nội dung quy hoạch giao thông vận tải đô thị:
Một cách tổng quát, một phương án quy hoạch giao thông vận tải bao gồm các
bước sau:
- Phân tích đánh giá thực trạng (thực trạng kinh tế xã hội, thực trạng mạng lưới
đường giao thông, thực trạng mạng lưới giao thông tĩnh, hệ thống vận tải, cơ
khí giao thông và an toàn giao thông);
- Xác lập các mục tiêu và quan điểm quy hoạch;
- Xác lập các căn cứ, tiền đề lập quy hoạch (dự báo các điều kiện cơ bản khi
áp dụng, các cơ chế chính sách và ràng buộc có liên quan);
- Xây dựng phương án quy hoạch;
- Xác định vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư;
- Đánh giá tính khả thi hiệu quả của phương án.

Hình 1.2.1. Nội dung quy hoạch giao thông vận tải đô thị
Quy hoạch tổng
thể phát triển
giao thông đô thị






Quy hoạch
hệ thống
giao thông
tĩnh
Quy hoạch
hệ thống giao
thông động
Quy
hoạch hệ
thống
vận tải
Quy hoạch
hệ thống
cơ khí giao
thông
Quy hoạch phát
triển nguồn nhân
lực, tổ chức quản

Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai

đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 19


1.2.2. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị
a) Nội dung quy hoạch giao thông tĩnh đô thị
Việc quy hoạch giao thông tĩnh cũng được tiến hành theo những bước chung
trong quy hoạch giao thông vận tải, cụ thể gồm những nội dung sau:
Ø Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống giao thông tĩnh;
Ø Xác lập các mục tiêu và quan điểm quy hoạch giao thông tĩnh;
Ø Xác lập các căn cứ quy hoạch giao thông tĩnh;
Ø Xây dựng phương án quy hoạch giao thông tĩnh;
Ø Xác định vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư hệ thống giao thông tĩnh;
Ø Đánh giá tính khả thi hiệu quả của phương án.
Phương pháp quy hoạch giao thông tĩnh gồm những nội dung sau:
Ø Xác định nhu cầu về quỹ đất dành cho giao thông tĩnh;
Ø Xác định cơ cấu quỹ đất các công trình giao thông tĩnh theo phương thức
vận tải;
Ø Xác định vị trí các công trình giao thông tĩnh trong không gian đô thị;
Ø Các phướng án thiết kế mẫu cho các công trình giao thông.
b) Phương pháp Quy hoạch giao thông tĩnh
Do mỗi bước, mỗi nội dung quy hoạch đều có những phương pháp cụ thể,
sau đây là một số phương pháp:
Phương pháp tương tự: Phương pháp này để xác định nhu cầu giao thông
tĩnh, ta có thể lấy số liệu theo mô hình sẵn có về hệ thống giao thông tĩnh của một
đô thị có điều kiện cơ bản tương tự như đối tượng cần quy hoạch. Phương pháp này
có ưu điểm đơn giản, tính toán nhanh, nhưng có thể lặp lại sai lầm của quy hoạch đi
trước, cho kết quả độ chính xác không cao.
Phương pháp phân tích tính toán: là phương pháp kết hợp giữa phân tích các
yếu tố ảnh hưởng và các yêu cầu đối với việc phát triển giao thông tĩnh. Đây là

Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 20


phương pháp có nhiều ưu điểm, đảm bảo cho việc dự báo hay việc xác định nhu cầu
giao thông tĩnh một cách chính xác, tuy nhiên khối lượng tính toán lớn và phức tạp.
Phương pháp tính toán toán có nhiều dạng khác nhau: tính toán theo phương tiện
vận tải, hay theo hệ số tăng trưởng bình quân.
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này dựa vào ý kiến của chuyên gia
có trình độ để xác định nhu cầu giao thông tĩnh. Trong nhiều trường hợp phương
pháp chuyên gia được áp dụng và cho kết quả tốt đặc biệt với các nước lạc hậu kém
phát triển.
Tóm lại qua phân tích một số phương pháp thông dụng trên ta thấy: để xác
định nhu cầu giao thông tĩnh cho một đô thị không chỉ sử dụng một phương pháp,
mà phải kết hợp một số phương pháp nhằm đảm bảo độ chính xác của kết quả tính
toán.
1.3. Các nguyên tắc và tiêu chí cơ bản để xác định vị trí và lựa chọn loại hình
đỗ xe trong đô thị
1.3.1. Các nguyên tắc xây dựng mạng lưới các điểm đỗ xe trong đô thị
Để xác định được vị trí và lựa chọn loại hình đỗ xe trong đô thị phải được
nghiên cứu một cách toàn diện và phù hợp với các giai đoạn xây dựng và phát triển
của từng loại đô thị. Trong các đô thị này được chia thành hai khu vực và đây cũng
là hai nguyên tắc chung khi lập quy hoạch, cũng như xác định vị trí xây dựng mạng
lưới các điểm đỗ xe trong đô thị như sau:
a. Đối với khu vực hạn chế phát triển
Do hiện nay các đô thị đều bị hạn chế về quỹ đất nên cần tận dụng tối đa các
điểm, bãi đỗ xe đã có, khai thác triệt để các quỹ đất khác (đất phải chuyển đổi chức
năng sử dụng đã được xác định trong các quy hoạch) để cải tạo, xây dựng nhằm đáp
ứng từng bước nhu cầu về nơi đỗ xe cho các phương tiện giao thông. Kết hợp với tổ

chức giao thông, sử dụng đất, phân bố lại dân cư, hệ thống công trình công cộng và
dịch vụ thương mại để hạn chế hoạt động và nhu cầu đỗ của phương tiện giao thông
nói chung và ô tô nói riêng.
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 21


b. Đối với khu vực ngoài hạn chế phát triển – phát triển mở rộng:
Đây là khu vực có quỹ đất để xây dựng và tại đây sẽ hình thành nhiều khu đô
thị mới, khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ và thương mại.v.v được xây dựng
theo hướng hiện đại chính vì vậy việc lựa chọn các loại hình bến, bãi, điểm đỗ xe
phải hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và an toàn giao thông đô thị
cũng như phù hợp với các điều kiện thực tế của từng khu vực đồng thời đảm bảo
mối quan hệ thuận lợi với hệ thống giao thông thành phố. Đây là khu vực bố trí các
điểm đỗ từ xa của khu vực hạn chế phát triển.
Ngoài ra, xây dựng mạng lưới các điểm đỗ xe, bến, bãi bãi đỗ xe công cộng
phải phù hợp và tuân thủ quy hoạch chung của địa phương nói chung và quy hoạch
chi tiết các quận, huyện nói riêng, các dự án đầu tư xây dựng có liên quan đã được
phê duyệt và phù hợp với một số quy hoạch chuyên ngành sau:
♦ Phù hợp mạng lưới giao thông đô thị
♦ Phù hợp quy hoạch và các dự án vận tải trong đô thị
♦ Phù hợp với quy hoạch các hệ thống dịch vụ công cộng đô thị
♦ Phù hợp với các khu vực đô thị
1.3.2. Những nguyên tắc lựa chọn vị trí điểm đỗ xe trong đô thị
v Bãi đỗ xe
- Bố trí tại các đầu mối giao thông đối ngoại chính của khu công nghiệp;
- Bố trí trong quỹ đất khu Thể dục Thể thao – Vui chơi, giải trí trên
nguyên tắc phân nhỏ để tránh tập trung cục bộ quá lớn;
- Bố trí tại các đầu mối giao thông hoặc nơi chuyển tiếp giữa giao thông

đường bộ, thủy, sắt và đường hàng không và tại các chợ chính, chợ
chuyên doanh, v.v
v Điểm đỗ xe:
Được phân thành 3 loại gồm:
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 22


♦ Điểm đỗ xe loại I: Đây là các điểm đỗ cấp đô thị, tùy theo tổ chức
khu chức năng, vị trí và vai trò của điểm đỗ, lựa chọn vị trí cần quan tâm tới.
- Vị trí phù hợp với đặc điểm về nhu cầu đỗ, đặc biệt khả năng tiếp cận với
hệ thống giao thông công cộng.
- Khả năng cho phép về quỹ đất trống ( nếu cần có thể thay đổi tính chất
sử dụng đất).
- Phù hợp với mạng lưới giao thông, tổ chức giao thông và vận tải đô thị.
- Kết hợp với hệ thống chợ cấp I, các khu chức năng cấp đô thị
- Các điểm đỗ chuyên phục vụ cho khu vực bên trong
♦ Điểm đỗ xe loại II: Đây là các điểm đỗ chính cấp quận, huyện nên
tùy thuộc theo bố trí mạng lưới dịch vụ công cộng đô thị.
- Gắn với mạng lưới giao thông cấp thành phố, khu vực và gắn với mạng
lưới dịch vụ công cộng đô thị.
- Thuận tiện về việc khai thác quỹ đất ( đối với khu vực hạn chế phát triển
có giải pháp mạnh để giải phóng mặt bằng đáp ứng nhu cầu đỗ).
♦ Điểm đỗ xe loại III: Đây là các điểm đỗ cấp phường – xã.
- Gắn liền với bán kính phục vụ và phân bố mạng lưới công trình dịch vụ
công cộng cấp phường xã.
- Khai thác quỹ đất có khả năng chuyển đổi tính chất sử dụng.
- Yêu cầu bắt buộc dành quỹ đất đỗ với những khu vực cải tạo.
1.3.3. Các tiêu chí cơ bản để xác định vị trí và lựa chọn loại hình đỗ xe

trong đô thị
Khi tiến hành quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đô thị (GTĐT) cần
đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hệ thống GTĐT nhằm từng bước tạo ra một
hệ thống GTVT đồng bộ và tương thích, đủ sức đáp ứng bền vững, nhanh chóng,
Đề tài: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho Quận Thủ Đức và Quận 9 – TP. HCM giai
đoạn 2010 – 2025, tầm nhìn sau năm 2025
HV: Trần Thị Trúc Liểu - Lớp: XD Đường ô tô & TP - K15 Trang 23


thuận tiện, an toàn và hiệu quả cao đối với lực lượng phương tiện vận tải ngày càng
gia tăng nhanh về số lượng và đa dạng về chủng loại. Điều này chỉ có thể đạt được
khi việc phát triển giao thông tĩnh đồng bộ với mạng lưới đường và phương tiện vận
tải. Sự đồng bộ và tương thích được thể hiện trên các mặt:
Đồng bộ giữa hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh
Sự đồng bộ này có ý nghĩa rất lớn, nó tạo ra khả năng khai thác tối đa hệ thống
các tuyến đường, đảm bảo an toàn và trật tự trong giao thông. Sự đồng bộ này có
thể được hiểu một cách cụ thể như sau:
- Đồng bộ giữa hệ thống cảng với các tuyến đường bộ và đường sắt đặc biệt
khi cơ cấu hàng hóa thay đổi ( chẳng hạn: Nếu cơ cấu hàng hóa là container thì hệ
thống đường bộ phải thích ứng với tiêu chuẩn cho xe vận tải container).
- Đồng bộ giữa bến bãi và số xe lưu thông, đảm bảo cho phương tiện đều có
bến bãi, điểm dừng và đỗ xe khi xếp dỡ, đón trả khách và khi dừng hoạt động. Sự
đồng bộ này cần đặc biệt chú ý khi xây dựng hệ thống giao thông tại thành phố, các
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng hay khu vực.
Đồng bộ giữa giao thông tĩnh và hệ thống vận tải:
Việc phát triển cũng như xây dựng các công trình giao thông tĩnh cần phải
xuất phát từ nhu cầu vận chuyển, cần xác định hợp lý số lượng phương tiện cần
thiết đảm bảo thõa mãn đầy đủ nhu cầu vận chuyển trên cơ sở đó xác định nhu cầu
giao thông tĩnh một cách hợp lý. Mặt khác hệ thống giao thông tĩnh góp phần điều
tiết ngược lại với hệ thống vận tải nhằm điều tiết cơ cấu phương tiện đi lại trong đô

thị.
Đồng bộ giữa giao thông tĩnh và hệ thống cơ sở kỹ thuật:
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như điện, nước, thủy lợi, cấp thoát nước, thông
tin,v.v là cơ sở cho việc phát triển giao thông tĩnh và GTVT. Sự đồng bộ này
không những tạo ra một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để khai thác với hiệu quả cao nhất
từng loại cơ sở hạ tầng, đồng thời tiết kiệm và tránh lãng phí khi đầu tư xây dựng.
Đồng bộ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống giao thông tĩnh:

×