Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh minh tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.96 KB, 61 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực
tập của sinh viên, với việc vận dụng các kiến thức đã được học trên ghế nhà trường
vào thực tế, so sánh và đối chiếu vào thực hiện ngoài môi trường, không những vậy,
chương trình thực tập là một trong những nội dung rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội,
mở rộng các mối quan hệ đối với các cơ sở kinh doanh, làm quen với các tình huống
thực tế xảy ra tại cơ sở, sự cố trong công việc.
Với các nội dung thực tập, em đã chọn Công ty TNHH Minh Tiến là địa điểm thực
tập tốt nghiệp và xây dựng báo cáo của mình. Là một doanh nghiệp có uy tín và phù
hợp với các tiêu chí thực tập, đồng thời các số liệu tường minh, rõ ràng giúp em hoàn
thành bài báo cáo một cách khách quan nhất.
1
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Th.S Nguyễn Ngọc Thức – người đã trực
tiếp hướng dẫn em, xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô Khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo, các cô, chú, anh chị tại các phòng
ban tại Công ty TNHH Minh Tiến đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn
thành chương trình thực tập tại doanh nghiệp trong thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu song trình độ và
thời gian có hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và anh chị, bạn bè để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay,
sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị


trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh
nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh sao cho có hiệu quả. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối
quan tâm hàng đầu của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động
kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt
mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế;
bởi vì suy cho cùng, quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất
của mọi quá trình, mọi giai đoạn và mọi hoạt động kinh doanh. Tất cả những cải tiến,
những đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực
sự có ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đó làm tăng
2
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
được hiệu quả kinh doanh. Do vậy, tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh là vấn đề đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng.
Sau một thời gian dài thực tập tại Công ty TNHH Minh Tiến, trước thực trạng
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và hiệu quả của các hoạt động này, em
quyết định chọn đề tài " Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Minh Tiến" cho chuyên đề thực tập của mình với mục đích để thực
hành những kiến thức đã học và qua đó xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Minh Tiến
Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
TNHH Minh Tiến
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại công ty TNHH Minh Tiến
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện và thời gian cho phép em chỉ tập chung nghiên cứu, phân tích một

số chỉ tiêu tiêu biểu, quan trọng tại công ty TNHH Minh Tiến để đánh giá hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
bảng cân đối kế toán qua 3 năm của doanh nghiệp, và tìm thêm thông tin trên Internet,
báo chí để phục vụ thêm cho việc phân tích.
Phương pháp được sử dụng chủ yếu để phân tích số liệu là phương pháp so sánh,
so sánh giữa các năm rồi đi đến kết luận, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
6. Kết cấu đề tài
Trong khuôn khổ của doanh nghiệp cũng như nội dung thực tập, báo cáo của em
được chia làm 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Minh Tiến
3
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH Minh Tiến
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục
tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện
nhất định
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành
động.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao
cấp sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế. Để

4
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh phải có hiệu quả.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ là mối
quan tâm của bất kỳ ai mà là mối quan tâm của tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp.
Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý, bởi suy
cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương
pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng
được hiệu quả kinh doanh, không những là thước đo về chất lượng, phản ánh tổ chức,
quản lý kinh doanh, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả
sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng,
đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh
có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao
động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường dưới bất kỳ hình thức kinh doanh nào mọi doanh
nghiệp đều có 2 mục tiêu chung là:
- Làm ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng xã hội
- Tích lũy cho bản thân doanh nghiệp để mở rộng sản xuất và đảm bảo cuộc sống cho
cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
Nếu đạt được hai mục tiêu này thì doanh nghiệp đã dạt được hiệu quả kinh doanh.
Có nhiều quan niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có thể định
nghĩa:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một hệ thống chỉ tiêu so sánh, biểu hiện mức độ
tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích của doanh nghiệp sản xuất trong
một thời kỳ. Hoặc có thể hiểu: hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kế toán được

5
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Bỏo cỏo thc tp tt nghip GVHD: Th.S Nguyn Ngc Thc
xỏc nh bng t l so sỏnh gia u ra v u vo. Trong ú u vo gm cỏc ngun
lc ng vt húa v chi phớ lao ng sng, u ra l doanh thu hoc cỏc ch tiờu phn
ỏnh kt qu t c.
Theo P. Samerelson v W. Nordhaus thỡ: "hiu qu sn xut din ra khi xó hi
khụng th tng sn lng mt lot hng hoỏ m khụng ct gim mt lot sn lng
hng hoỏ khỏc. Mt nn kinh t cú hiu qu nm trờn gii hn kh nng sn xut ca
nú"
(1)
.
Hiu qu sn xut kinh doanh l mt phm trự kinh t phn ỏnh trỡnh s dng
cỏc ngun lc sn xut, trỡnh t chc v qun lý ca doanh nghip t c kt
qu cao nht trong quỏ trỡnh kinh doanh vi chi phớ thp nht.
Trỡnh s dng cỏc ngun lc ch cú th ỏnh giỏ trong mi quan h vi kt qu
to ra xem xột xem vi mi s hao phớ ngun lc xỏc nh cú th to ra kt qu
mc no. Nh vy hiu qu sn xut kinh doanh phn ỏnh cht lng cỏc sn xut
kinh doanh, khụng ph thuc vo qui mụ v tc bin ng ca tng nhõn t.
Hiu qu sn xut kinh doanh =
1.1.2 Phõn loi hiu qu
1.1.2.1 Hiu qu v mt kinh t
Hiu qu v mt kinh t phn ỏnh trỡnh li dng cỏc ngun lc t c cỏc
mc tiờu kinh t mt thi k no ú. Nu ng trờn phm vi tng yu t riờng l thỡ
chỳng ta cú phm trự hiu qu kinh t, v xem xột vn hiu qu trong phm vi cỏc
doanh nghip thỡ hiu qu kinh t chớnh l hiu qu kinh doanh ca doanh nghip.
Hiu qu cú th hiu l h s gia kt qu thu v vi chi phớ b ra t c kt qu
ú, v nú phn ỏnh trỡnh s dng cỏc ngun lc tham gia vo quỏ trỡnh kinh doanh.
Túm li, hiu qu kinh t phn ỏnh ng thi cỏc mt ca quỏ trỡnh sn xut kinh
doanh nh: kt qu kinh doanh, trỡnh sn xut, t chc sn xut v qun lý, trỡnh

(1)
(1)
P. Samueleson và W. Nordhaus : Giáo trình kinh tế học, trích từ bản dịch Tiếng Việt (1991)
6
SVTH: Phm Th Thanh Lp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
độ sử dụng các yếu tố đầu vào…đồng thời nó yếu cầu doanh nghiệp phải phát triển
theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh
tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ. Sự phát triển tất yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả
kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản của mỗi doanh nghiệp.
1.1.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội
Hiệu quả xã hội là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất nhằm đạt
được những mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền
kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh
hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu
chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan
trọng trong việc phát triển của nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất,
trình độ quản lý, trình độ lao động, mức sống bình quân.
1.1.3 Bản chất của hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động
xã hội và tiết kiệm lao động sản xuất. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn
đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng cũng có tính
chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu
phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh
doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực,
hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.

Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội
biểu hiện trong mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng
lượng thì hiệu quả thu được khi kết quả kinh tế đạt được lớn hơn chi phí, sự chênh
lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao, sự chênh lệch này nhỏ thì hiệu quả đạt được
nhỏ.
7
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế thu được là mức độ phản ánh sự nỗ lực của mỗi
khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý kinh tế và
giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội.
Vì vậy, yêu cầu nâng cao kinh doanh là phải đạt được kết quả tối đa với chi phí tối
thiểu, hay phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định. Chi phí ở đây được hiểu theo
nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải
bao gồm cả chi phí cơ hội.
Phân biệt hiệu quả và kết quả:
Về bản chất, hiệu quả và kết quả khác nhau ở chỗ kết quả phản ánh mức độ, quy
mô, là cái mà doanh nghiệp đạt được sau mỗi kỳ kinh doanh, có kết quả mới tính
được hiệu quả, đó là sự so sánh giữa kết quả là khoản thu về so với khoản bỏ ra là
chính các nguồn lực đầu vào. Như vậy, dùng kết quả để tính hiệu quả kinh doanh cho
từng kỳ. Hiệu quả và kết quả có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại có khái
niệm khác nhau. Có thể nói, kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh,
còn hiệu quả là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
Cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là
những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định,
kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm
được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có
thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như

uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, Như thế, kết quả bao giờ cũng là
mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, công thức lại cho thấy trong khái niệm về
hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và
chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý
thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được
xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để
xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không
có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại
8
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là: hiệu
quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu
hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ
tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử
dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
1.1.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình vật lộn
với thị trường để tồn tại và phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp ra đời và cũng đã có
những doanh nghiệp phải phá sản, lý do đơn giản là các doanh nghiệp đó hoạt động
không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nâng cao
hiệu quả kinh doanh luôn luôn là điều mong muốn của mỗi doanh nghiệp, nó đóng vai
trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh
nghiệp là đạt được tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện nguồn lực khan hiếm và môi
trường luôn biến động, cạnh tranh gay gắt. Muốn đạt được kết quả đó thì doanh
nghiệp phải đạt hiệu quả kinh doanh cao và đây cũng là công cụ để các nhà quản trị
thực hiện chức năng của mình.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi
doanh nghiệp. Trong điều kiện hiên nay khi mà các nguồn lực khan hiếm, cạnh tranh
quyết liệt để tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tồn tại của doanh

nghiệp cũng được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và dịch vụ cho nhu
cầu xã hội đồng thời tạo ra tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được điều này thì doanh
nghiệp phải vươn lên đảm bảo thu bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình
kinh doanh, từ đó đảm bảo được tái sản xuất mở rộng.
Trong quản trị doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là công cụ cho các nhà quản trị
để quản lý doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể đưa ra phương án tối ưu từ việc
đánh giá hiệu quả và so sánh với các phương án khác từ đó lựa chọn ra các phương án
phù hợp với trình độ và tình hình của doanh nghiệp, có thể đưa ra cái nhìn tổng quát
về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá, phát triển, quản lý, và sử dụng
hợp lý các loại chi phí.
Hiệu quả kinh doanh cao cho ta biết được trình độ quản lý, trình độ sử dụng lao
động của các nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng từ đó giúp các nhà quản trị
9
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
đánh giá chung về nguồn lực của mình và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực đó. Trước nhu cầu ngày càng tăng của con người, trong khi các
nguồn lực đầu vào đang dần cạn kiệt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng một cách
hợp lý nhất các nguồn lực ấy để phục vụ cho sản xuất với chi phí thấp nhất mà vẫn
đáp ứng được yêu cầu cuả khách hàng, không còn các nào khác là doanh nghiệp phải
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong kinh
doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Thị trường ngày càng
phát triển thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt hơn. Sự
cạnh tranh không chỉ là canh tranh về hàng hoá (chất lượng, giá cả, mẫu mã…) mà
còn là sự cạnh tranh về uy tín, danh tiếng thị trường, có cạnh tranh thì doanh nghiệp
mới hoành thành mục tiêu đề ra. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy vừa là sự kìm
hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải
chiến thắng trong cạnh tranh. Để đạt được điều này thì sản phẩm của doanh nghiệp
phải đạt yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, mẫu mã và dịch vụ bán hàng. Như

vậy, hiệu quả kinh doanh chính là hạt nhân cơ bản của sự cạnh tranh, nâng cao hiệu
quả kinh doanh là con đường để các doanh nghiệp tự nâng cao sức cạnh tranh.
Hiệu quả kinh doanh còn là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao đời sống người
lao động. Khi doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì doanh nghiệp sẽ
có nhiều điều kiện để nâng cao đời sống người lao động thông qua việc tăng lương,
thưởng, hay cải thiện môi trường làm việc cho họ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh
không đạt hiệu quả thì kể cả khi doanh nghiệp muốn nâng cao đời sống của người lao
động thì cũng rất khó có thể thực hiện được. Bởi khi doanh nghiệp kinh doanh không
hiệu quả, bị thua lỗ thì doanh nghiệp không thể tăng lương, thưởng cho người lao
động vì nếu như vậy thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo và khi
đó thì có thể doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ nặng hơn.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển nền kinh
tế xã hội. Khi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao thì doanh nghiệp
sẽ có khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, góp
phần giải quyết việc làm cho xã hội. Ngoài ra, khi doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
kinh doanh của mình thì mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước
cũng sẽ tăng.
10
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
1.1.5 Các khái niệm liên quan đến kinh doanh
1.1.5.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình hoạt động
kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu bao gồm doanh
thu từ cung cấp dịch vụ, hàng hóa, doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động tài chính
và các khoản thu nhập khác.
Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp
đã bán ra trong kỳ. Doanh thu bán hàng phản ánh số thực tế hàng hóa bán ra trong kỳ.
Doanh thu bán hàng thuần: là doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, chiết
khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanh

thu thực hiện trong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,… chỉ tiêu này
phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
1.1.5.2 Khái niệm chi phí
Chi phí là giá trị các nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là mất đi để
đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng,
…hoặc không có dạng vật chất như kiến trúc, dịch vụ được phục vụ,… Chi phí bao
gồm:
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn
thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng,
tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi
phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ
chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều
loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao.
11
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
1.1.5.3. Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và thuế.
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu
trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu, giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ
sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo

cáo.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập
hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.
Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc
có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Nó gọi là thu nhập bất thường của
doanh nghiệp, và bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên
ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận
bất thường.
1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH
1.2.1 Các chỉ tiêu tổng quát
Lợi nhuận: Lợi nhuận bao giờ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để
đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau:
12
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
LN = DT - CP
Trong đó:
LN là lợi nhuận của doanh nghiệp
DT là doanh thu của doanh nghiệp
CP là chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong cả quá trình thực hiện các hoạt động kinh
doanh của mình.
Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được hình thành từ hoạt động kinh doanh, từ

hoạt động tài chính, từ các hoạt động kinh doanh khác. Các hệ số lợi nhuận dùng để
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó thể hiện mối liên hệ giữa doanh thu, lợi nhuận, tài sản, vốn của doanh
nghiệp.Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được hình thành từ hoạt động kinh doanh,
từ hoạt động tài chính, từ các hoạt động kinh doanh khác.
∗ Hệ số lợi nhuận doanh thu:
Hệ số lợi nhuận doanh thu =
Chỉ tiêu này thể hiện một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ
cho doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể thấy được mặt hàng nào
kinh doanh có hiệu quả, mặt hàng nào không từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những
phương án kinh doanh các mặt hang hiệu quả hơn.
∗ Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
ROA =
Hệ số này cho chúng ta biết 1 đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu lãi
ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu
quả.
∗ Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =
Hệ số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp bỏ một đồng vốn chủ sở hữu ra sinh
lời được bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ số này càng cao so với các kỳ trước chứng tỏ doanh
nghiệp ngày càng có lãi.
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh lĩnh vực hoạt động
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
13
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
Lao động là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, số lượng và chất lượng lao động là yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động.
Sức sinh lợi bình quân của lao động =

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 lao động tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năng suất lao động bình quân trong kỳ tính toán:
Năng suất lao động =
1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
• Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn cố định
Sức sản xuất của TSCĐ =
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Chỉ tiêu này cao hơn kỳ trước chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp hoạt
động với công suất và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Sức sinh lời của TSCĐ =
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1 đồng tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế.
• Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Sức sản xuất của TSLĐ =
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cao hơn so bới kỳ trước chứng tỏ doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn kỳ trước và ngược lại nếu thấp hơn kỳ trước chứng tỏ
kinh doanh kém hiệu quả.
Sức sinh lời của TSLĐ =
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
• Thứ ba, số quay vòng vốn
Vòng quay lưu động vốn =
Thời gian 1 vòng quay TSLĐ =
Chỉ tiêu này càng nhỏ, số vòng quay TSLĐ càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng
cao.
14
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
• Thứ tư, hiệu quả sử dụng tài sản

Sức sản xuất tổng tài sản =
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu về
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Sức sinh lời tổng tài sản

=
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu về
được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Hiệu quả sử chi phí:
Sức sản xuất của chi phí =
Sức sinh lợi của chi phí =
Hệ số này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu,
và thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp đã
sử dụng chi phí hợp lý về số lượng, chất lượng.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Môi trường chính trị, luật pháp
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng
các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm
kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động
của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai
ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dùa vào các quy định của pháp luật. Các
doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ
15
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp
quy định (nghĩa vụ nép thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời
sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ). Có thể nói luật pháp là nhân
tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó
ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.3.1.2. Môi trường văn hoá xã hội
Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập
quán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu
cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lùa chọn
việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm
giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất
nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm
cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do
vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá
ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp
thu các kiến thức cần thiết của đội ngò lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập
quán, tâm lý xã hội nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên
nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.3.1.3. Môi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc
độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người là các yếu tố tác động trực tiếp tới
cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao,
các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản
xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập
bình quân đầu người tăng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.

16
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
1.3.1.4. Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiết
khí hậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh
hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung
cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp trong vùng.
Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội
về môi trường, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất
lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí
kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như
sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông
tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia ảnh hưởng tới chi
phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả
năng giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1.5. Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ
Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa
học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh hưởng
tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh
nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Lực lượng lao động.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể
sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng để tạo ra tiềm năng lớn

cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra
17
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
những sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử
dụng các nguồn lực khác (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu …) nên tác động trực
tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học công
nghệ kết tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao. Đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực
lượng có trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều này khẳng định vai trò ngày càng quan
trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.3.2.2 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng
lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công
cụ lao động, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá
thành. Như thế, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng
năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của doanh
nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, tính đồng bộ của máy móc thiết
bị, chất lượng của công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.
1.3.2.3 Nhân tố vốn
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối
lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân
phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lý các nguồn vốn
kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp. Nó phản
ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp trong kinh doanh.
1.3.2.4 Nhân tố quản trị doanh nghiệp.
18
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
Nhân tố quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho
doanh nghiệp một hướng đi đúng dắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến
động. Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.
Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh, các lợi
thế về chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng để đảm bảo
cho một doanh nghiệp giành chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc vào nhãn quan và
khả năng quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Đội ngũ quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp
bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng, có tính chất quyết định
đến sự thành đạt của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh
nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị
cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các
bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.
1.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của
nhiều yếu tố, nhiều khâu cho nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải
giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề, bằng nhiều biện pháp tổng hợp như:
• Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số bán ra.
• Tinh giảm chi phí, phân tích xem chi phí nào là bất hợp lý, tìm biện pháp cắt giảm chi
phí hạ giá thành sản phẩm.
• Cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động để góp phần nâng cao năng xuất lao
động.

Đi vào chi tiết từng chỉ tiêu hiệu quả, để nâng cao hiệu quả về một mặt nào đó
tương ứng với chỉ tiêu hiệu quả nào đó ta lại có những biện pháp cụ thể khác nhau:
Quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực của doanh nghiệp:
19
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
Trong các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, yếu tố con người giữ
một vai trò quyết định, khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh
doanh thể hiện qua các biện pháp sau:
• Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, thực hiện tinh giảm biên chế, sắp xếp lại sản xuất
và bồi dưỡng lao động.
• Bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề, trình dộ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
trong công ty, tận dụng thời gian làm việc đảm bảo các định mức lao động.
• Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất.
• Áp dụng chế độ thưởng phạt kịp thời nhằm động viên khuyến khích người lao động.
Sử dụng vốn một cách hiệu quả:
Vốn đầu tư luôn là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Huy động
và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề lớn của mỗi doanh nghiệp.
Thông thường có một số biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả như sau:
• Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm trên tất cả các khâu của
quá trình sản xuất (dụ trữ, lưu thông). Tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, giảm tối
đa vốn thừa và không cần thiết.
• Đối với tài sản cố định phải tận dụng hết thời gian và công suất cảu tài sản. Muốn vậy
việc đầu tư xây dựng trên cơ cấu tài sản cố định hợp lý theo hướng tập trung vốn cho
máy móc thiết bị, cho đổi mới công nghệ, thực hiện hiện đại hóa thiết bị và ứng dụng
công nghệ tiên tiến.
Tăng doanh thu:
Doanh thu = giá bán × sản lượng
Để tăng doanh thu cần tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm hoặc tăng giá bán. Muốn

vậy, doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng kha năng cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng mạng lưới tiêu
thụ, có các chính sách marketing hợp lý.
Giảm chi phí:
Chi phí, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng có tính chất tổng hợp phản ánh
chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể áp dụng biện
pháp nhằm cắt giảm chi phí như sau:
• Xây dụng kế hoạch, định mức nguyên vật liệu một cách cụ thể, chi tiết và chính xác.
• Áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
• Có kế hoạch cung ứng (đặt hàng, bảo quản, cấp phát) nguyên vật liệu cho sản xuất
kinh doanh.
20
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
• Thực hiện chế độ thưởng phạt bằng vật chất kết hợp giáo dục, hướng tính tự giác thực
hành tiết kiệm cho con người.
• Quản lý và sử dụng tiết kiệm lao động: biện pháp này giúp doanh nghiệp giảm chi phí
tiền công. Tạo điều kiện để người lao động phát huy năng lực chuyên môn, sức khỏe,
tài năng, nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc làm cho sức lao động sử dụng hợp
lý và tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động trong kinh doanh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MINH TIẾN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MINH TIẾN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1 Giới thiệu về công ty
Công ty TNHH Minh Tiến được thành lập năm 2004: Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh lần thứ nhất: ngày 14/9/2004, lần thứ 10 ngày 30/9/2011. Mã số doanh nghiệp
2.800.175.789 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp.
Địa chỉ trụ sở chính: Lô D5-1 Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ,
thành phố Thanh Hoá.

Điện thoại: 0373.942.558; FAX: 0373.942.700
Email: Webside: www.thiennong.com.vn
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
• Sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu phân bón, vật tư nông nghiệp và phụ
gia sản xuất phân bón.
• Kinh doanh vận tải đường bộ.
• Xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm.
21
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
2.2.1.2 Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Minh Tiến được thành lập ngày 14/9/2004 tại số nhà 01/369
dường Lê Thánh Tông, phường Đông Sơn – Thành phố Thanh Hoá. Ngành nghề kinh
doanh chủ yếu là kinh doanh phân bón phục vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Để mở
rộng kinh doanh, phát triển bền vững của công ty do Bà Lê Thị Thảo Cử Nhân Luật
làm giám đốc. Năm 2009 công ty thuê 5.000m², năm 2008 thuê tiếp 7000m² tại khu
công nghiệp Tây Bắc ga Thành phố Thanh Hoá. Xây dựng nhà máy sản xuất phân
bón tổng hợp NPK Thiên Nông với công suất 40.000tấn/năm. Công ty đã và đang sản
xuất hàng năm từ 35.000 đến 40.000 tấn phân bón tổng hợp NPK, với 25 chủng loại
khác nhau chất lượng, mẫu mã tốt nhất, phù hợp với từng chất đất, từng vùng, từng
loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, các tỉnh thành Miên Trung và các
tỉnh phía Bắc. Giải quyết cho trên 120 lao động có việc làm và thu nhập từ 4 đến 6
triệu đồng trên tháng, đảm bảo an sinh xã hội. Doanh thu đạt từ 250 tỷ đến hơn 300 tỷ
hàng năm. Được bà con nông dân tin tưởng, ưa chuộng và tín nhiệm phân bón” Thiên
Nông”.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Nhân sự và bộ máy
Hiện nay Công ty có trên 120 lao động tham gia sản xuất, kinh doanh. Trong đó:
có 1 Thạc sĩ nông nghiệp, 8 cử nhân kinh tế, 3 kỹ sư trồng trọt nông nghiệp, 3 kỹ sư
sinh hoá và 5 cử nhân quản trị kinh doanh; 65% công nhân đã qua đào tạo chính qui,

có tay nghề thành thạo đã qua công tác từ 2 năm trở lên; còn lại là lao động phổ thông
có sức khoẻ tốt đã qua đào tạo tại chỗ.
Bộ máy của Công ty hoạt động theo hệ thống trực tuyến, gồm có Ban Giám đốc, 9
phòng ban, phân xưởng trực thuộc. Thực hiên chế độ giao ban hàng ngày và hàng
tuần; phân công trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thẻ cho từng bộ phận, từng
người, từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của từng người, từng bộ phận
thong qua quy chế hoạt động của Công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý của toàn bộ công ty có thể được diễn đạt bằng sơ đồ sau:
22
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ
PTK PHC-NS PKD PĐHK PSX PKTPDA
Nhân viên Nhân viên Nhân viênNhân viênNhân viênNhân viên Nhân viên
XSX
Nhân viên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
Ghi chú
1. PDA: Phòng dự án
2. PTK: Phòng thiết kế
3. PHC-NS: Phòng hành chính nhân sự
4. PKD: Phòng kinh doanh
5. PĐHK: Phòng điều hành kho
6. PSX: Phòng sản xuất
7. PKT: Phòng kế toán
8. XSX: Xưởng sản xuất
Với đặc điểm cơ cấu tổ chức như trên, các phòng ban trong công ty có chức năng
và nhiệm vụ như sau:
* Ban giám đốc:
• Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động trong công ty, bên cạnh

đó còn phải phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp tất cả các bộ phận trong công ty.
• Phó giám đốc: Tham mưu và kết hợp cùng giám đốc quản lý chung công ty.
* Các phòng ban chức năng của công ty:
• Phòng dự án: Chịu trách nhiệm tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng, bám sát tiến trình
thực hiện hợp đồng.
23
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
• Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm để công ty bán trên thị
trường đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Phòng hành chính nhân sự: Giúp lãnh đạo công ty quản lý về nhân sự, hướng dẫn
khác đến các phòng ban làm việc, đảm bảo cung cấp đầy đủ văn phòng phẩm cho toàn
công ty,…
• Phòng điều hành kho: Tiếp nhận những đề nghị xuất hàng của phòng dự án và phòng
kinh doanh, sau đó lập kế hoạch chuyển hàng cho khách hàng. Ngoại ra bộ phận kho
còn có trách nhiệm dự trữ hàng hóa để phục vụ kịp thời cho khách hàng.
• Các phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc trong việc sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước công ty về toàn bộ sản phẩm mẫu mã bầy mẫu
tại các đại lý, bán buôn bán lẻ hàng hóa. Trực tiếp theo dõi việc bán hàng cho các đại
lý. Ngoài ra còn có thể tham gia ký hợp đồng bán hàng.
• Phòng kế toán: Là phòng giúp việc cho giám đốc nói chung và các bộ phận khác nói
riêng. Có nhiệm vụ báo cáo thường xuyên cho giám đốc về tình hình tài chính của
công ty và kết quả kinh doanh của từng bộ phận. Ngoài ra còn tham mưu cho giám
đốc những chính sách nhằm hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty tổ chức, quản lý các nguồn vốn, tìm mọi
biện pháp để việc sử dụng vốn tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Thực hiện trách nhiệm
giám đốc đồng tiền trong hoạt động sản xuất- kinh doanh đảm bảo đúng quy định,
phân cấp quản lý, chế độ, chính sách, chế độ tài chính- kế toán. Tổ chức thực hiện
công tác hạch toán – kế toán, lập báo cáo theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam,
theo dõi thực hiện lao động tiền lương, BHXH và các chế độ chính sách.

• Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm khảo sát mặt bằng, kết hợp cùng phòng dự án,
phòng kinh doanh tư vấn cho khách hàng, thiết kế các mẫu mã hàng hóa ngoài tiêu
chuẩn theo yêu cầu của khách hàng.
• Xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm sản xuất, cho ra các sản phẩm của công ty theo
đúng kế hoạch của công ty.
2.1.3 Công tác nghiên cứu và phát triển
2.1.3.1 Sản phẩm của Công ty
Hàng năm công ty sản xuất : 35.000 – 40.000 tấn phân bón. Với 25 chủng loại
NPK đảm bảo hàm lượng theo công bố, mẫy mã đẹp, giá cả hợp lý, phương thức giao
24
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thức
dịch thuận lợi, tận tình chu đáo. Đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp cho
bà con nông dân. Từ đó sản phẩm của Công ty đã được các địa phương trong tỉnh ưa
dùng, các tỉnh ngoài như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải
Dương, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, sản phẩm Thiên Nông đã được bà con tín
nhiệm ngày càng nhiều.
Các sản phẩm do Công ty sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập, công nghệ
mới nhất đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Bảng 1: Sản phẩm chủ yếu của Công ty TNHH Minh Tiến
Stt Tên Sản phẩm Quy cách bao (Kg)
1 NPK 6-8-4 dạng viên (3 màu) 25
2 NPK 6-9-3 dạng viên (3 màu) 25
3 NPK 8-2-8 + TE dạng viên (3 màu) 25
4 Phân bón lót NPK 5-10-3 dạng viên 25
5 NPK 10-10-5 dạng viên (3 màu) 25
6
NPK 12-2-10 dạng viên (3 màu)
25
7 NPK 10-5-10 dạng viên (3 màu) 25

8 NPK 10-6-3 dạng viên (3 màu) 25
9 Phân bón hỗn hợp NPK 10.6.4 dạng viên 25
10 NPK 6-4-2 dạng viên ( 3 màu) 25
11 Phân bón đa vi lượng 20-5-6 25
12 Phân bón siêu đa vi lượng NPK 16-16-8+13S+1TE 25
13 Phân bón cao cấp NPK 16-16-8+13S+1TE 25
Ngoài các sản phẩm do công ty sản xuât, Công ty TNHH Minh Tiến còn kinh
doanh các mặt hàng phân bón phục vụ cho nông nghiệp, được nhập khẩu trực tiếp từ
nước ngoài, dịch vụ chu đáo hoàn hảo đến tận tay khách hàng
2.1.3.2 Công tác nghiên cứu và phát triển
Sự cần thiết có phân phối hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp:
25
SVTH: Phạm Thị Thanh – Lớp DHQT6TH

×