Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

một số đánh giá vè tình hình tổ chức kế toán tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.39 KB, 47 trang )

Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TPXK DỒNG
GIAO 15
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung, ý nghĩa
CP TPXK Cổ phần thực phẩm xuất khẩu
KD Kinh doanh
XNK Xuất nhập khẩu
HC - BV Hành chính – Bảo vệ
TLBQ Tiền lương bình quân
NSLĐ Năng suất lao động
NVL Nguyên vật liệu
CCDC Công cụ dụng cụ
TSCĐ Tài sản cố định
KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định
GTGT Giá trị gia tăng
CTGS Chứng từ ghi sổ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
NCTT Nhân công trực tiếp
SXC Sản xuất chung
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123


Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TPXK DỒNG
GIAO 15
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ
THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO.
1.1.1.Giới thiệu chung về công ty.
- Tên công ty: Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
- Tên giao dịch quốc tế : Dong Giao Foodstuff export company.
- Tên viết tắt: DOVECO.
- Trụ sở chính : Phường Trung Sơn - Thị xã Tam Điệp - Ninh Bình
- Văn phòng đại diện đặt tại: Số 189 - đường Nguyễn Ngọc Nại - quận
Thanh Xuân - Hà Nội.
- Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần.
- Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng trong đó Nhà nước chiếm 34% tổng số vốn và
66% còn lại do các cổ đông đóng góp.
- Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh.
- Lĩnh vực hoat động: Trồng trọt, công nghiệp chế biến rau quả, kinh
doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh đại lý xăng dầu, kinh doanh các mặt
hàng nông sản, nước giải khát,
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ.

- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Theo tỷ giá giao dịch do Ngân Hàng
Nhà nước Việt Nam công bố.
- Website: www.doveco.com.vn
- Email:
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
1
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty cổ phần thực phẩm - xuất khẩu (CP TPXK) Đồng Giao là một
công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty rau quả nông sản Việt nam. Là đơn
vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài
khoản chính tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh
Bình.
Tiền thân của công ty TPXK Đồng Giao là nông trường quốc doanh
Đồng Giao được thành lập ngày 26/12/1955.
1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao thuộc Tổng công ty
rau quả Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, được thành lập
ngày 26/12/1955. Lúc đó Nông trường Đồng Giao là đơn bị Quốc doanh đầu
tiên trong ngành nông nghiệp ở Miền Bắc nước ta. Sau đó Nông trường đổi
tên thành Xí nghiệp Nông Công nghiệp Đồng Giao và hiện nay là Công ty cổ
phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh
tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản chính tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.
Quá trình phát triển của công ty gồm 4 giai đoạn:
*) Giai đoạn từ 1955→1975:
Chặng đường đầu với 20 năm vừa xây dựng, vừa sản xuất lại vừa
chiến đấu, toàn thể cán bộ công nhân viên của nông trường đã đoàn kết một
lòng khắc phục và vượt qua muôn vàn khó khăn, tạo dựng những cơ sở ban

đầu hết sức quan trọng.
Nhiệm vụ đầu tiên quan trọng trong giai đoạn này là mở đất khai
hoang. Hơn 4000 ha rừng hoang vu mọc đầy lau lách đã được thay bằng
những cánh đồng bằng phẳng rộng mênh mông.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
2
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khi công việc khai hoang được hoàn thành cũng là lúc nông trường
bàn luận rất sôi nổi về việc trồng cây gì, nuôi con gì trên vùng đất được khai
phá. Trong giai đoạn này rất nhiều cây nhiều con, nhiều ngành nhiều nghề vô
cùng phong phú đã mở ra cho Đồng Giao một thời kỳ phát triển toàn diện.
Về trồng trọt, các loại cây công nghiệp dài ngày có cà phê chè, cà phê
mít, cà phê vối, chè xanh và cây trẩu; cây công nghiệp ngắn ngày có lạc,
vừng, đậu tương, thuốc lá ; cây lương thực và cây làm thức ăn cho gia súc
có lúa đồi, lúa nước, sắn củ, dong, riềng, khoai lang ; cây ăn quả có cam,
chanh, dứa, chuối, mít.
Về chăn nuôi, ngoài bò và lợn, các vật nuôi khác như thỏ Ăng-gô-la,
gà ri, dê, cừu Mông Cổ cũng được đưa về các trại chăn nuôi chăm sóc, nuôi
thử nghiệm.
Sản phẩm nông nghiệp làm ra ngày càng nhiều đòi hỏi ngành chế biến
phải được phát triển. Ngoài nhà máy chế biến cà phê, các khu chế biến rượu
cồn, dầu xả, dầu trẩu, sữa tươi cũng được hình thành và đi vào sản xuất.
*) Giai đoạn từ 1975→1993
Đại hội Đảng bộ nông trường Đồng Giao lần thứ 10 tổ chức ngày
27/3/1975. Sau những cuộc thảo luận sôi nổi, những ý kiến phân tích mặt
mạnh, mặt yếu của từng loại cây trồng, từng con gia súc, đã hoàn toàn nhất trí
thông qua nghị quyết phương hướng sản xuất kinh doanh của nông trường là
2 cây 2 con. Đó là cây cà phê, cây dứa, con bò và con lợn.

Đại hội Đảng bộ nông trường lần thứ 10 đã xác định được vai trò và vị
trí của cây dứa ở Đồng Giao là vô cùng đúng đắn. Từ đây dứa là biểu tượng
mãi mãi của vùng đất Đồng Giao - Tam Điệp - Ninh Bình.
Năm 1985, Đồng Giao là một trong những nông trường có quy mô lớn
nhất toàn ngành. Tổng diện tích đất tự nhiên là 6.257 ha. Trong đó đất nông
nghiệp là 2.699 ha, tổng số cán bộ công nhân là 1.350 người. Để thuận lợi cho
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
3
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
việc quản lý, tháng 6 năm 1985 trong quyết định số 182/NN-TCCB-QĐ do
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp ký, nông trường Đồng Giao tách thành hai nông
trường: nông trường Đồng Giao 1 và nông trường Đồng Giao 2.
Nông trường Đồng Giao 1 thuộc thị xã Thị xã Tam Điệp - Ninh Bình,
có diện tích đất tự nhiên là 4.321 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là
2.597 ha. Nhiệm vụ chính là trồng cây dứa 1.050 tấn dứa quả; chè 190 ha; sản
lượng 116 tấn chè búp khô. Chăn nuôi 2.200 con bò, sản lượng 100 đến 120
tấn thịt.
Nông trường Đồng Giao 2 thuộc địa phận huyện Nho Quan - Ninh
Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.936 ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 1.177 ha. Nhiệm vụ chính là trồng cây giống 140 ha, cây dứa 72 ha,
sản lượng 150 tấn dứa quả tươi. Chăn nuôi 1.560 con bò, sản lượng từ 80 đến
100 tấn thịt bò.
Trong khi cây dứa đang lao đao ở một số nông trường, thậm chí có
nông trường phải phá hủy hoàn toàn thì cây dứa Đồng Giao lại khởi sắc nhờ
sự ra đời của nhà máy Lạnh Đông. Sản lượng dứa quả tăng lên bao nhiêu thì
dứa lạnh đông xuất khẩu cũng được tăng lên bấy nhiêu
Cùng với sự ổn định và đi lên của Đồng Giao, Đảng bộ nông trường
trong những năm sau ngày đất nước thống nhất lớn mạnh không ngừng. Từ

1975 đến 1993, Đảng bộ nông trường liên tục được Đảng ủy cấp trên công
nhận là Đảng bộ “trong sạch vững mạnh”. Nhiều năm nông trường Đồng
Giao đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc của tỉnh và tổng công ty rau quả nông
sản Việt Nam
*) Giai đoạn từ 1993 → 2005
Ngày 28/01/1993, trong quyết định số 78/NN-TCCB-QĐ Bộ nông
nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã cho phép nông trường Đồng Giao mang
tên mới là xí nghiệp nông công nghiệp Đồng Giao. Ngày 26/12/1993, dây
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
4
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
chuyền sản xuất đồ hộp với công suất 1.500 tấn/năm đã được đầu tư và vận
hành trên diện tích xưởng lạnh đông mở rộng. Từ đó sản lượng tăng dần theo
năm tháng.
Trước thời cơ và vận hội mới, để phù hợp với nền kinh tế mở và hội
nhập quốc tế, ngày 08/12/1997 tại quyết định số 3139/NN-TCCB-QĐ Bộ
trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho phép xí nghiệp nông
công nghiệp Đồng Giao được đổi thành Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng
Giao.
Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị như mua dây chuyền
sản xuất đồ hộp với công suất 10.000 tấn/năm. Từ khi các dây chuyền này đi
vào hoạt động thì sản phẩm chế biến của công ty ngày càng ổn định và được
sản xuất với khối lượng lớn hơn.
*) Giai đoạn từ 2006 → nay
Ngày 01/6/2006, Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của Công ty đã diễn ra,
và từ đây Đồng Giao đã chuyển đổi thành công sang mô hình Công ty Cổ
phần. Đây là bước biến đổi quan trọng về chất, đánh dấu bước phát triển mới
của công ty. Từ đây, Đồng Giao được mang tên mới: Công ty Cổ phần thực

phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Ngay sau đó, công ty đã đẩy mạnh thực hiện đầu tư mở rộng, hoàn
thiện máy móc và vận hành các dây chuyền sản xuất. Đầu tư máy ép thủy lực
20 tấn nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu dứa, tăng hiệu suất thu hồi lên trên
10%. Đầu tư máy bóc vỏ vải, máy rửa lọ, máy rửa và phân loại dưa, máy vặn
nắp lọ và máy ghép mí hộp hiện đại của hãng Angelus - Mỹ. Đầu tư xây dựng
mới dây chuyền lạnh IQF với số vốn trên 3 tỷ đồng. Đến thời điểm này, hệ
thống thiết bị dây chuyền chế biến của Đồng Giao hiện đại nhất trong các nhà
máy chế biến của cả nước.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
5
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP TPXK Đồng Giao.
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao có nhiệm vụ quản lý
và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của công ty trong quá trình trồng trọt
và chế biến các sản phẩm rau quả nhằm cung cấp đáp ứng nhu cầu khách
hàng.
Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập để thực hiện các mục tiêu trong sản
xuất kinh doanh nhiệm vụ của công ty chủ yếu như sau:
Thứ nhất là đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa cho thị trường, mở rộng
thị trường đặc biệt cho thị trường xuất khẩu.
Thứ hai, bảo đảm và phát triển vốn, bảo đảm các mục tiêu lợi nhuận,
nâng cao phúc lợi tập thể, thu nhập của người lao động và hoàn thành nhiệm
vụ với nhà nước.
Thứ ba là nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm, hạ giá thành, đáp
ứng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Và cuối cùng cảm bảo chữ tín với khách hàng, khẳng định chữ tín của
công ty trên thị trường thực phẩm xuất khẩu.
Trước mắt công ty yêu cầu:
Khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả.
Đổi mới cơ chế quản lý trong sản xuất kinh doanh.
Đa dạng hóa sản phẩm, tổ chức liên kết, liên doanh nâng cao khả năng
hoạt động kinh doanh của công ty trên các thị trường.
Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ cho người
lao động.
Đa dạng hóa sản phẩm, tổ chức liên kết, liên doanh nâng cao khả năng
hoạt động kinh doanh của công ty trên các thị trường.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
6
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty CP TPXK
Đồng Giao.
Hiện tại Công ty đang tồn tại song song hai khối nông nghiệp và công nghiệp.
* Khối nông nghiệp:
Là bộ phận sản xuất và cung ứng nguyên liệu đầu vào cho khối công
nghiệp với các giống cây trồng như dứa, dưa bao tử, ớt, khoai tây Trong đó
cây dứa là giống cây chủ lực của công ty, với hai giống dứa Cayen và dứa
Queen năng suất cao, chất lượng tốt, tổng diện tích dứa được trồng ở công ty
là 1.800ha và sản lượng dứa quả 25.000 tấn/năm
* Khối công nghiệp:
Kể từ khi 4 dây chuyền đi vào hoạt động, sản phẩm chế biến của Đồng
Giao ngày càng ổn định và sản xuất được khối lượng lớn hơn. Các sản phẩm
chính của công ty là: Ngô ngọt 15 – 0Z, ngô ngọt nghiền 15 – 0Z, ngô ngọt
A10, ngô rau, dứa khoanh 20 – 0Z, dứa MN A10, dứa miếng 20 – 0Z, dứa

khúc 30 – 0Z, dứa nghiền A10, nước dứa cô đặc, nước dứa, nước lạc tiên, trà
bí đao, dưa bao tử, dứa lạnh, ngô rau lạnh, vải lạnh, nước vải, nước yến, nấm
mỡ đóng hộp, nước cà chua cô đặc, Các sản phẩm của công ty đã được
người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi cả trong và ngoài nước. Hiện nay sản
phẩm của công ty được bán chủ yếu thông qua xuất khẩu, các hợp đồng từ các
nước Đông Nam Á cho đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,
Hoa Kỳ đã được ký kết.
Bốn dây chuyền sản xuất và chế biến nông sản được đặt ở hai phân
xưởng: xưởng cô đặc và xưởng đồ hộp, lạnh. Các sản phẩm của công ty được
chế biến từ các loại nguyên liệu chủ yếu do chính công ty sản xuất, ngoài gia
công ty còn thu mua tại các vùng nguyên liệu và nhập khẩu.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
7
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty là 1.350
người, trong đó:
- Cán bộ quản lý: 121 người
- Công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy chế biến: 395 người
- Công nhân các đội sản xuất nông nghiệp: 834 người
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
Sản phẩm sản xuất ra của Công ty gồm nhiều loại riêng biệt, độc lập
với nhau về mặt công nghệ với quy trình khép kín, đầu vào là nguyên liệu,
đầu ra là các sản phẩm hoàn thành theo từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng
sản xuất từng loại mặt hàng căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng. Có thể
khái quát quy trình sản xuất chung như sau:
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
8

Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1-1: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CP TPXK ĐỒNG GIAO.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa, phân loại, bóc bẹ
Đột gọt, tách hạt
Tạo hình
Rửa, vào hộp
Rót dịch, ghép mí
Thanh trùng
Nhập kho, bảo quản
Bao gói, dán nhãn, xuất xưởng
Đường, axit,
nước, muối
Nấu dịch
Vỏ lon
Rửa sạch
9
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến.
Giám sát kiểm tra.
Sơ đồ1-2: Bộ máy tổ chức của công ty.
Công ty bố trí các phòng ban theo cơ cấu trực tuyến chức năng trong đó

các bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau sắp xếp theo cấp bậc để tiện cho
việc quản lý. Công ty áp dụng chế độ phân cấp quản lý, trách nhiệm và quyền
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
10
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
Phòng KCS
Phòng
KD - XNK
Phòng tài
chính – kế
toán
Phòng
Quản lý sản
xuất
Phòng Tổ
Chức-HC-
BV
XƯỞNG
CÔ ĐẶC
XƯỞNG
ĐỒ HỘP
XƯỞNG

ĐIỆN
XƯỞNG
NƯỚC

QUẢ
13 ĐỘI
SẢN
XUẤT
13 TRẠM
NÔNG
VỤ
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
hạn của các phòng ban cung cấp là ngang nhau. Cấp trên kiểm tra đôn đốc cấp
dưới, cấp dưới chịu trách nhiệm với cấp trên về công việc của mình
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị : bao gồm 12 cổ đông lớn do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có chức
năng và quyền hạn lớn nhất trong bộ máy quản lý của công ty, có quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc công ty, đề gia các chiến lược hoạt động chung
cho công ty.
- Ban giám đốc: Gồm 3 người: Giám đốc, phó giám đốc phụ trách
ngành nông nghiệp, phó giám đốc phụ trách ngành công nghiệp, chịu trách
nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị về
các hoạt động của công ty và có quyền bổ nhiệm hay miễn nhiệm các vị trí
lãnh đạo cấp dưới
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quy
trình tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động theo nhu cầu xản xuất kinh
doanh, phù hợp với luật lao động và điều lệ của công ty, quản lý hồ sơ, tài
liệu, đảm bảo công tác hành chính, công văn, tài liệu cho mọi hoạt đông của
công ty.
- Phòng quản lý sản xuất: giúp giám đốc xây dựng, kiểm tra và đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch, biện pháp sản xuất, quản lý các xưởng chế biến và

các đội sản xuất nông nghiệp. Nắm chắc tình hình sản xuất của công ty từng
tuần, từng tháng, từng quý … báo cáo thường xuyên cho ban giám đốc.
- Phòng KCS: Nghiệm thu toàn bộ số lượng, chất lượng các nguyên
liệu, nhiên liệu vật tư đầu vào và số lượng các sản phẩm xuất ra, duy trì thực
hiện nghiêm túc các quy định về việc giao nhận nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
11
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
và sản phẩm. Tổng hợp, phân tích đề xuất và bổ sung các biện pháp quản lý
chất lượng của nguyên vật liệu và sản phẩm.
- Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu: Căn cứ cào khả năng sản xuất
của công ty và thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất, bán hàng; tham mưu
cho giám đốc về công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường mới, mặt
hàng mới, tổng hợp các khiếu nại và yêu cầu của khách hàng báo cáo giám
đốc kịp thời, theo dõi chặt chẽ các hợp đồng kinh tế và công tác bán hàng
cùng với phòng kế toán tài chính thanh lý các hợp đồng đúng thời gian.
- Phòng tài chính - kế toán: xây dựng quy chế quản lý vốn, vật tư, hàng
hóa… đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty từng tháng,
quý, năm. Mở sổ sách theo dõi và cập nhật chứng từ thường xuyên, đầy đủ,
chính xác; hạch toán rõ ràng, quyết toán hàng quý, năm chuẩn xác và kịp thời.
Thường xuyên theo dõi sát sao các hợp đồng kinh tế, công nợ cùng các phòng
ban khác, tránh nợ đọng, nợ xấu phát sinh.
- Các xưởng sản xuất: Quản lý, sử dụng tốt vật tư, các thiết bị. Thực
hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý lao động, vật tư, nguyên liệu,…để
hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao; thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 và HACCP – đảm bảo sản phẩm sản xuất
ra đạt được yêu cầu của khách hàng với giá thành hợp lý nhất.
- Các đội sản xuất nông nghiệp: giám sát và tổ chức thực hiện tốt hợp

đồng giao nhận khoán đất nông nghiệp theo NĐ 135/2005/NĐ – CP của Thủ
tướng chính phủ và hợp đồng khoán sản phẩm hàng năm. Quản lý toàn bộ tài
sản (đất đai, vật tư, tiền vốn) của công ty giao, cho vay.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP TPXK ĐỒNG GIAO.
Kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến năm 2012.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
12
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty trong những năm qua các
chỉ tiêu chính đều đạt và vượt kế hoạch các năm đề ra và có tốc độ tăng
trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 20,60% so với năm
2009. Lợi nhuân của Tổng công ty những năm qua hầu hết đều tăng cao.
Bảng 1-3: Hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008 đến 2011.
Nội dung ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu Tỷ đồng 162 199 240 304
Kinh ngạch XNK USD 5.500.000 5.000.000 7.100.000 7.000.000
Xuất khẩu USD 4.563.757 4.071.112 4.937.051 4.500.000
TLBQ/ người/
Tháng
Đồng 1.500.000 2.000.000 2.300.000 2.700.000
Lợi nhuận Triệu
đồng
3.911,5 8.016,8 9.713,2 13.333
Lao động Người 1.205 1.870 1.896 2015
Quỹ tiền lương Triệu
đồng
1.807.500 3.740.000 4.360.800 5.440.500

NSLĐ bình quân Triệu
đồng
134,44 106,42 126,58 150,87
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính).
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong những năm gần đây ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
ngày càng phát triển thể hiện rõ nhất là doanh thu và lợi nhuận của công ty
tăng lên từng năm. Đặc biệt là những năm gần đây cụ thể như năm 2009 so
với năm 2008 tăng lên 37 tỷ đồng tương đương với 22,8%. Năm 2010 so với
2009 tăng 41 tỷ đồng và cho đến năm 2011 thì doanh thu đã tăng lên 64 tỷ
đồng so với năm 2010, tương đương với 26,6%. Điều này làm cho thu nhập
của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng lên đáng kể, đời sống được cải
thiện đáng kể. Đóng góp của tông ty vào ngân sách Nhà nước cũng không
nhỏ, năm 2011 là 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua bảng trên ta cũng thấy hoạt động
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
13
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
xuất nhập khẩu năm 2011 so với năm 2009; năm 2011 so với năm 2010 giảm,
nguyên nhân là do thị trường thực phẩm thế giới biến động mạnh, đặc biệt là
giá nguyên vật liệu nhập khẩu lên xuống thất thường, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh ngành chế biến thực phẩm trong
nước, gây khó khăn phần nào cho công ty.
Ta thấy tiền lương bình quân cũng tăng lên đáng kể, cụ thể là từ
2.000.000 đồng năm 2009 lên 2.300.000 đồng năm 2010 tăng 300.000 đồng
tương ứng với 15 %, năm 2011 so với 2010 tăng 400.000 đồng tương đương
với 17,39 %. Điều này rất phù hợp với quy luật phát triển, tạo động lực cho
cán bộ công nhân viên của công ty làm việc hiệu quả hơn.
NSLĐ bình quân năm 2010 so với 2009 tăng 20,16 triệu đồng tương

đương với 18,94 % và năng 2011 với 2010 tăng 24,29 triệu đồng (19,19 %).
Có được điều này là do công ty đã có những sự thay đổi phù hợp trong quản
lý, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện rõ rệt.
So sánh tốc độ tăng NSLĐ bình quân với tốc độ tăng TLBQ ta thấy
NSLĐ tăng nhanh hơn so với TLBQ. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển
sản xuất của công ty.
Qua đó ta có thể thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đang trên đà phát triển rất nhanh
chóng. Điều đó đòi hỏi công ty phải có được đội ngũ cán bộ, lao động lớn cả
về quy mô và chất lượng. Vì vậy trong thời gian tới cần phải có được chiến
lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cụ thể, rõ ràng nhằm đáp ứng được
nhu cầu trong hiện tại và tương lai của công ty.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
14
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT
KHẨU ĐỒNG GIAO
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TPXK DỒNG
GIAO.
Do đặc thù của doanh nghiệp, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình
thức vừa tập trung vừa phân tán như sau:
Sơ đồ 2-1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP TPXK Đồng Giao.
Chức năng nhiệm vụ chính của phòng kế toán tài chính là quản lí thống
kê kế toán, tài chính kịp thời đầy đủ, tổng hợp cân đối, kế hoạch trong đơn vị
(tháng, quí, năm) đề xuất kế hoạch sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh
ngắn, trung và dài hạn. Giúp Ban Giám đốc thực hiện các chính sách tài chính
tổng hợp, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao.

* Nhiệm vụ của từng bộ phận:
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
15
Kế toán trưởng
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
thuế
Kế
toán
tiền
lương
Kế toán
NVL,
CCDC,
TSCĐ
Kế
toán
tổng
hợp
Thủ
quỹ
Nhân viên kế toán phân xưởng
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán của toàn công ty, có

nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán
thống kê, hạch toán kinh tế ở Công ty theo quy định của pháp luật về kế toán
tài chính, điều hành các công việc trong phòng, đồng thời phối hợp với các
phòng ban liên quan chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan pháp luật
về công tác tài chính kế toán của công ty.
- Kế toán NVL - CCDC, TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn kho của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ,
kế toán phải mở sổ chi tiết, thẻ kho để theo dõi tình hình xuất nhập tồn của
từng loại vật tư. Đồng thời, có nhiệm vụ phản ánh kịp thời số hiện có, tình
hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng
như trong từng bộ phận sử dụng; đảm bảo an toàn về mặt hiện vật, khai thác
hết công suất và có hiệu quả. Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng đối
tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và bộ phận sử
dụng. Cuối tháng, kế toán lập bảng phân bổ khấu hao và công cụ dụng cụ cho
từng đối tượng chịu chi phí.
- Kế toán thanh toán: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ thanh toán
về các khoản chi phí phát sinh, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng các loại
vốn bằng tiền,có trách nhiệm theo dõi tình hình thu, chi trong công ty, theo
dõi các khoản vay của ngân hàng và các khoản công nợ với khách hàng, nhà
cung cấp.
- Kế toán thuế: Do công ty có cả hoạt động xuất nhập khẩu nên kế toán
thuế có trách nhiệm lập tờ khai thuế xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan,
theo dõi và tổng hợp thuế GTGT, cuối tháng tính toán các khoản thuế để lập
tờ khai thuế GTGT, các khoản thuế được khấu trừ; cuối năm lập tờ khai thuế
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
16
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp

thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà
nước.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác
chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng liên quan theo quy
chế trả lương của công ty và quy định của nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng trong việc
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thành phẩm: Hàng
tháng có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, tính giá thành công
xưởng cho sản xuất sản phẩm trong tháng, theo dõi tình hình Nhập - Xuất -
Tồn thành phẩm và hạch toán doanh thu của toàn công ty. Lập báo cáo với
các cơ quan quản lý cấp trên.
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Căn cứ vào
chứng từ hợp lệ để xuất quỹ và ghi sổ. Cuối tháng cùng kế toán tiền mặt kiểm
kê quỹ tiền mặt thực tế báo cáo cho kế toán trưởng.
- Nhân viên kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ thu thập, thống kê
chứng từ, lập báo cáo hàng tháng gửi về phòng Tài vụ để các kế toán viên xử
lý.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TPXK
ĐỒNG GIAO.
2.1.1. Chính sách kế toán chung tại Công ty
- Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm kế toán
trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.
- Kỳ kế toán: Công ty áp dụng hạch toán theo tháng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp
kê khai thường xuyên.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
17
Trường Đại học KTQD

Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao
đường thẳng.
Công thức:
Mức trích khấu hao
TSCĐ tháng
=
Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao bình quân
12
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp tính giá thành
giản đơn.
- Phương pháp hạch toán thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ .
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Căn cứ vào Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC về việc ban hành chế độ
kế toán doanh nghiệp mới Công ty đã xây dựng hệ thống chứng từ mới phù
hợp với Quyết định 15/2006/QĐ- BTC và luật kế toán.
Bên cạnh những hệ thống chứng từ được lập theo quy định, để thuận
tiện và phù hợp với công tác kế toán tại Công ty, Công ty còn lập một số loại
chứng từ nội bộ theo mẫu quy định và các văn bản đã ban hành.
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán trong Công ty được xây dựng đúng với chế độ kế
toán, áp dụng Quyết định 15/2006/BTC- QĐ ban hành ngày 20/3/2006.
2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Với hình thức
này Công ty sử dụng các loại sổ sau đây:
– Chứng từ ghi sổ
– Sổ Cái.
– Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123

18
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
19
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp kế
toán chứng từ
cùng loại
Chứng từ ghi sổSổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 2-2: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:



Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2-3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

(1) Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc,
bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm
căn cứ ghi sổ) xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu
vào máy vi tính, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán VietSun. Theo
quy định của phần mềm kế toán các thông tin được tự động nhập vào các sổ
chi tiết, sổ tổng hợp.
(2) Cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết kế toán thực hiện
thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa các sổ tổng hợp
với sổ chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu
số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
20
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Phần mềm
kế toán máy
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán

quản trị
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi
tiết đươc in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện thủ tục pháp lý theo quy
định kế toán ghi bằng tay.
Hệ thống sổ kế toán tại Công ty: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế
toán chứng từ ghi sổ: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều
phải được ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự
thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của các nghiệp vụ đó.
2.1.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm hệ thống báo cáo tài
chính bắt buộc theo quy định của bộ tài chính:
– Bảng cân đối kế toán.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
– Thuyết minh báo cáo tài chính.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
21
Trường Đại học KTQD
Báo cáo thực tập tổng hợp
:
Sơ đồ 2-4: Trình tự kế toán của công ty.
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ.
2.3.1. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Chứng từ sử dụng : Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT …
- Tài khoản sử dụng: TK 1521 : Nguyên vật liêu chính.
TK 1522 : Nguyên vật liệu phụ.
TK 153 : Công cụ dụng cụ.

- Kế toán chi tiết:Tại công ty, kế toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
áp dụng theo phương pháp thẻ song song trên cơ sở nhập, xuất vật tư.
SV: Đào Thị Thu Trang
MSV: LT112123
22
Chứng từ gốc
Các sổ sách kế toán cần thiết :
- Sổ chi tiết
- Bảng kê
- CTGS,sổ đăng ký CTGS
- Sổ cái,…
Báo cáo quyết toán quý,năm

×