Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế tại công ty cp xây lắp hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.52 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Ánh
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập, quan trọng mang tính
chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm
chính của Công ty là các công trình xây dựng.
Trong những năm gần đây do tác động của suy thoái kinh tế, giá nguyên vật
liệu tăng cao, khả năng thanh toán chậm, nguồn vốn tín dụng hạn chế làm ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị xây lắp. Để có
thể đứng vững yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải khai thác tối đa hiệu quả các nguồn
sẵn có, có chiến lược kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hợp
lý Công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên là một đơn vị thực hiện tốt yêu cầu này.
Qua 5 tuần thực tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đão,
Phòng Hành chính, phòng Kế toán em trực tiếp được tìm hiểu rõ hơn mô hình
hoạt động doanh nghiệp xây lắp, vận dụng kiến thức, tài liệu thu thập được hoàn
thiện báo cáo thực tập tổng hợp. Báo cáo tổng hợp có kết cấu gồm 3 phần:
Phần 1 : Khái quát chung đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý kinh
doanh của Công ty Cổ phần Xây Lắp Hưng Yên
Phần 2 : Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế tại công ty CP Xây lắp Hưng
Yên
Phần 3 : Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu, vận dụng kiến thức chuyên ngành vào việc
quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế hiệu quả bộ máy và công tác kế toán của cơ sở
thực tập.
Xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Thanh Hiếu đã hướng dẫn em thực hiện
Báo cáo tổng hợp này.
Do còn nhiều hạn chế và khả năng tổng hợp, phân tích và nghiên cứu nên
trong Báo cáo tổng hợp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự


đóng góp ý kiến từ cơ sở thực tập và giáo viên hướng dẫn để báo cáo tổng hợp và
Chuyên đề thực tập này ngày càng hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hưng Yên, ngày 20 tháng 3 năm 2012
SV: Nguyễn Thị Ánh
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGIỆP
Công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên được thành lập năm 2004.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000069 cấp ngày 20/10/2004
do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp,
- Đăng ký thuế số 0900107179 cấp ngày 24/10/2004 do Cục thuế tỉnh Hưng
Yên cấp.
- Địa chỉ trụ sở chính: số 44 Nguyễn Thiện Thuật, Phường Lê Lợi, thị xã
Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Người đại diện: ông Bùi Đăng Đáng
- Nơi thường trú: Số 2 Tây Thành, Phường Quang Trung, Thị xã Hưng Yên.
Tài khoản : 2401211 000 310002 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên
- Vốn điều lệ đăng ký ban đầu: 4.500.000.000đ.
Công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên là công ty có tư cách pháp nhân theo
pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tiền Việt Nam theo quy định của pháp luật, được đăng ký kinh
doanh theo luật định, được hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty
do các thành viên trong hội đồng quản trị thông qua.
Hiện nay công ty đang hoạt động chính trong các lĩnh vực:
- Xây dựng và lắp đặt các công trình công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng,

giao thông, thủy lợi;
- Xây dựng và lắp đặt, tư vấn, thiết kế các công trình điện;
SV: Nguyễn Thị Ánh
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tư vấn, thiết kế, lập và quản lý các dự án công trình công nghiệp, nông
nghiệp, dân dụng, giao thông thuỷ lợi;
- Đầu tư, kinh doanh phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm dân cư;
- Trang trí nội thất, ngoại thất công trình;
- Xây dựng nền móng các công trình và kết cấu hạ tầng các công trình công
nghiệp, dân dụng, cầu đường, bến cảng, đê điều, đường dây và trạm biến thế điện.
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm bê tông đúc sẵn
- Kinh doanh than đá, vật liệu xây dựng
- Cho thuê máy móc, công cụ xây dựng…
Công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên tiền thân là Công trường xây dựng 1
thuộc ty kiến trúc Hưng Yên. Đến năm 1968 khi sát nhập tỉnh được đổi tên là Đội
công trình xây dựng Hưng Yên, trực thuộc ty kiến trúc Hải Hưng. Tháng 5 năm
1975 Đội công trình xây dựng Hưng Yên trở thành doanh nghiệp Nhà nước với tên
gọi Công ty xây lắp II Hải Hưng, trụ sở tại 76 Trưng Trắc thị xã Hưng Yên tỉnh Hải
Hưng. Công ty chuyên xây dựng các công trình dân dụng và các công trình giao
thông thuỷ lợi. Lúc này đội ngũ công nhân viên của Công ty có tổng số trên 300
người, máy móc thiết bị còn thô sơ, lạc hậu, quá trình sản xuất còn thủ công, vốn
kinh doanh có trên 1 tỷ đồng.
Tháng 9 năm 1997, khi tỉnh Hưng Yên được tái lập công ty đổi tên là Công
ty xây lắp Hưng Yên. Trụ sở của Công ty lúc này được chuyển về số 44 Nguyễn
Thiện Thuật - Thị xã Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên.
Sau hơn 30 năm hoạt động, Công ty đã thi công nhiều công trình dân dụng,
công nghiệp thuỷ lợi, giao thông được Chủ dầu tư đánh giá cao về chất lượng công
trình, tiến độ thi công, đáp ứng được nhu cầu việc làm và thu nhập cho cán bộ công
nhân viên không chỉ trong đơn vị mà còn cả lao động thuê ngoài. Năm nào Công ty

cũng được UBND tỉnh Hưng Yên tặng bằng khen là lá cờ đầu trong nghành xây
dựng của tỉnh.
Những năm đầu thành lập, công ty phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử
thách, do tiền vốn, nguồn lực hạn chế, phải cạnh tranh với một loạt các công ty xây
dựng tư nhân khác của nền kinh tế thị trường. Nhưng bằng sự lãnh đạo tài tình của
SV: Nguyễn Thị Ánh
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
ban giám đốc, thực hiện phương châm “ chất lượng công trình là trên hết” dựa trên
nền tảng đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhiệt huyết có trình độ chuyên môn cao,
công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên ngày càng lớn mạnh, trường được giữ vững và
phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt trong những năm gần đây, trước bối cảnh khủng hoảng
kinh tế, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhiều công ty lâm vào tình trạng nợ
đọng, không thanh quyết toán được các công trình xây dựng, nợ đọng lương nhân
viên, không ký kết được hợp đồng, nhiều công nhân xây dựng phải bỏ việc, nhưng
công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên vẫn đạt mức tăng trưởng cao ( Biểu 1).
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 6 tháng/2010
1 Doanh thu bán hàng
16.460.499.515 35.106.671.708
51.635.513.212
2 Giá vốn hàng bán
15.959.197.665 34.127.805.077
50.371.405.391
3 Lợi nhuận gộp
501.301.850 978.866.631
1.264.107.821
4 Doanh thu HĐTC
2.659.131.330 2.628.116.614
3.477.198.199

5 Chi phí HĐTC
2.105.659.870 2.176.854.000
2.865.018.886
6 Chi phí bán hàng
- -
-
7 Chi phí quản lý DN
394.521.150 799.149.980
1.087.176.200
8 Lợi nhuận từ hoạt động KD
660.252.160 630.979.265
789.110.934
9 Thu nhập khác
13.809.090 19.585.430
39.724.970
10 Chi phí khác
- -
6.872.730
11 Lợi nhuận khác
13.809.090 19.585.430
32.852.240
12 Lợi nhuận trước thuế
674.061.250 650.564.695
821.963.174
13 Thuế TNDN
94.368.575 81.320.586
102.745.396
14 LN sau thuế
579.692.675 569.244.109
719.217.778

15 Số lượng lao động
160 166
166
16 Thu nhập BQ đầu người
1.800.000 2.200.000
2.500.000
17 Tài sản ngắn hạn 97.403.550.111
87.541.080.496
80.247.568.370
18 Tài sản dài hạn 743.737.000
783.974.760
730.846.360
19 Nguồn vốn chủ sở hữu 5.201.164.679
5.220.892.714
5.307.525.049
20 Nợ phải trả 92.946.122.432
83.104.162.542
75.660.159.157
Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính công ty
SV: Nguyễn Thị Ánh
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Theo quản lý nhà nước và điều lệ công ty đã được thông qua, công ty có
chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Là loại hình công ty cổ phần được hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hạch
toán kinh tế độc lập dưới sự quản lý của nhà nước.
- Công ty phải chấp hành và thực hiện đầy đủ nghiêm túc các chính sách của
Đảng, pháp luật nhà nước và các quy định, chế độ của ngành liên quan về hoạt động

đầu tư, sản xuất kinh doanh như các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng; an
toàn, bảo hộ lao động - Luật lao động, hồ sơ thanh quyết toán, hạch toán theo Quyết
định 1864/1998/QĐ- BTC về chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp…
Thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan chủ quản của nhà nước đặc biệt là nghĩa
vụ đối với ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của doanh nghiệp trong lĩnh vực
tư vấn, đầu tư, tổng thầu, thi công xây dựng. Đem lại lợi ích tối đa cho các nhà quản
trị trong khuôn khổ pháp luật; đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của Công ty.
- Đảm bảo duy trì và phát triển bền vững các nguồn lực của Công ty, đảm
bảo lợi ích hài hòa giữa chủ đầu tư, quyền lợi của người lao động và lợi ích xã hội.
- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc trong thời đại mới.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ
yếu tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Thực hiện thi công các dự án xây dựng cơ bản, công trình công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, dân dụng.
- Các hoạt động tư vấn đầu tư, lập và quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
- Sản xuất kinh doanh bê tông đúc sẳn, kinh doanh vật liệu xây dựng.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập, quan trọng mang tính
chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm
chính của Công ty là các công trình xây dựng. Cũng như mọi ngành sản xuất vật
SV: Nguyễn Thị Ánh
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
chất khác, hoạt động trong ngành Xây dựng cơ bản thực chất là biến đổi đối tượng
lao động thành sản phẩm. Sản phẩm xây dựng là một loại sản phẩm đặc biệt mang
tính đặc thù riêng:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn kết cấu
phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng để hoàn thành sản phẩm dài

và giá trị sử dụng lâu dài. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra
ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ
lụt Đặc điểm này đòi hỏi công ty phải tổ chức quản lý, giám sát thi công chặt chẽ
sao cho bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện cần thiết cho
sản xuất như các loại máy móc, thiết bị, công nhân phải di chuyển theo địa điểm
đặt công trình. Mặt khác việc xây dựng còn chịu nhiều tác động của địa chất công
trình và điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương , cho nên công tác quản lý và
sử dụng tài sản, vật tư công trình rất phức tạp.
Các sản phẩm xây lắp phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng công trình theo
quy định của Bộ Xây dựng dành riêng cho từng hạng mục công trình như công trình
dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi…. Công trình xây dựng phải
được sử dụng an toàn trong khoảng thời gian mà nhà nước quy định về thời gian sử
dụng đối với loại tài sản đó.
- Sản phẩm xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng do đó thường được tiêu
thụ theo giá dự toán hoặc giá cả thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước, vì vậy mang
tính chất là hàng hóa không rõ.
Với những đặc điểm trên của sản phẩm xây lắp, công ty thường xuyên phải
tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá sản phẩm và được cụ thể như sau:
Cuối năm hay cuối mỗi kỳ (tháng, quý), doanh nghiệp tiến hành tổng hợp và
đánh giá sản phẩm. Trong số đó có những công trình đã hoàn thành bàn giao đưa
vào sử dụng và có những công trình còn dở dang. Những công trình dở dang là
những công trình chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất, còn đang sản xuất dở
dang trên dây chuyền công nghệ sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất cần phải
được tiếp tục theo dõi, hoàn thiện đến khi hoàn thành.
SV: Nguyễn Thị Ánh
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

Sản phẩm chính của công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên hiện nay vẫn là công
trình xây dựng. Do đó thời gian để công ty hoàn thành sản phẩm xây lắp tuỳ thuộc
và quy mô, hạng mục công trình. Hợp đồng xây lắp công ty đảm nhận thi công do
công ty đấu thầu hoặc được chủ đầu tư trực tiếp chỉ định thầu theo quy định của
Luật xây dựng. Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của
công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên như sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Sơ đồ 1.1 được diễn giải cụ thể như sau: Khi dự án được phê duyệt, chủ đầu
tư tiến hành mời các đơn vị xây lắp tham gia đấu thầu để lựa chọn cho mình một
đơn vị đủ điều kiện, đủ năng lực thực hiện dự án. Sau khi nhận được thông báo mời
thầu của chủ đầu tư (CĐT), Công ty nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu của Công ty
SV: Nguyễn Thị Ánh
Hồ sơ dự thầu
Đơn vị lập hồ
sơ dự thầu
Đấu thầu
cạnh tranh
Ký kết
hợp đồng
Thông báo
trúng thầu
Chỉ định thầu
Lập phương án
tổ chức thi công
Tổ chức thi
công
Biên bản
nghiệm thu
theo giai đoạn
Lập kết toán

giai đoạn
Biên bản bàn
giao công trình
đưa vào sử dụng
Quyết toán
công trình
Công tác bảo
hành công trình
Hồ sơ mời thầu
của Chủ đầu tư
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
cùng với hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp khác được một đơn vị tư vấn có đủ tư
cách pháp nhân, có đủ năng lực và điều kiện thay mặt chủ đầu tư tiến hành lập hồ sơ
dự thầu của các đơn vị tham gia, sau đó tiến hành đấu thầu cạnh tranh một cách
rộng rãi và công khai. Sau khi tiến hành đấu thầu, đơn vị tư vấn thông báo đơn vị
trúng thầu thực hiện dự án dựa trên đánh giá hồ sơ năng lực của công ty dựa trên
những điều kiện cơ bản như quy mô công ty, vốn điều lệ, bề giày kinh nghiệm…
Đơn vị trúng thầu tiến hành ký kết hợp đồng với CĐT, sau khi kí kết hợp đồng, đơn
vị thi công lập phương án tổ chức thi công trình CĐT phê duyệt. Sau khi được CĐT
phê duyệt phương án tổ chức thi công, tiến hành thi công công trình theo hồ sơ thiết
kế và theo phương án thi công đã được duyệt. Trong quá trình thi công, đơn vị tiến
hành nghiệm thu theo giai đoạn thi công, khối lượng nghiệm thu giai đoạn sẽ làm
căn cứ đề nghị CĐT thanh toán tiền. Công trình hoàn thành, đơn vị tiến hành bàn
giao công trình đưa vào sử dụng. Đơn vị thi công làm hồ sơ quyết toán công trình
trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt quyết toán công trình. Đơn vị
thi công có trách nhiệm bảo hành công trình trong một thời gian nhất định tùy theo
quy mô công trình, loại hình công trình.
Để tổ chức thi công đạt hiệu quả cao, Công ty đã tiến hành tổ chức bộ máy
sản xuất của mình và được thể hiện qua sơ đồ 1.2 sau đây:

Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên
SV: Nguyễn Thị Ánh
Bộ phận sản xuất
Đội XD
số 1
Đội XD
số
02
Đội XD
số 10
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.2 được diễn giải cụ thể như sau: Ngoài các bộ phận kỹ thuật, bộ
phận kế toán, bộ phận tổ chức, Công ty còn có thêm bộ phận sản xuất. Bộ phận sản
xuất của Công ty là bộ phận trực tiếp thực hiện công việc thi công xây dựng công
trình mà Công ty đã ký kết với chủ đầu tư. Bộ phận sản xuất được chia thành 03 bộ
phận nhỏ là tổ thi công số 01, 02, 03, mỗi tổ thi công thực hiện các hạng mục công
trình khác nhau. Cụ thể, tổ thi công số 01 thực hiện các công trình dân dụng, tổ thi
công số 02 thực hiện các công trình giao thông, tổ thi công số 03 thực hiện các công
trình khác không nằm trong các hạng mục công trình thuộc 2 tổ trên. Mỗi tổ thi
công có 01 tổ trưởng (còn được gọi là chủ nhiệm công trình) là người quản lý, điều
hành trực tiếp các công việc sản xuất của tổ mình, là người chịu trách nhiệm cao
nhất trước Ban lãnh đạo công ty về thời gian, chất lượng, giá thành công trình. Tổ
trưởng lập các báo cáo thường xuyên, liên tục gửi lên Ban lãnh đạo Công ty về các
nội dung như thời gian thi công, tiến độ thi công, khối lượng thực hiện, chất lượng,
kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, từ đó Ban lãnh đạo Công ty có các biện pháp chỉ
đạo cụ thể để công trình được hoàn thành kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật,
mỹ thuật.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY
1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty

Là đơn vị hạch toán độc lập, Công ty tổ chức quản lý theo mô hình chỉ đạo
trực tiếp của Hội đồng thành viên, cao nhất là chủ tịch ĐHQT, đại diện pháp lý điều
hành công ty là giám đốc:
Bộ máy quản trị của công ty được khái quát như sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính công ty
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ
của các phòng ban, bộ phận trong Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên đứng đầu là Hội
đồng quản trị là cơ quan quyết định cao nhất của công ty đã cử ra một giám đốc đại
diện pháp nhân, quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty.
SV: Nguyễn Thị Ánh
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, Giám đốc là người giữ vai
trò lãnh đạo chung toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng phòng, từng đội sản xuất
và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Hội đồng quản trị về các hoạt động sản xuất
và kinh doanh của công ty.
Giúp việc cho Giám đốc trực tiếp là 2 phó giám đốc (một phó giám đốc
Marketing và một phó giám đốc kỹ thuật) chịu trách nhiệm trước giám đốc về các
mặt phân công, đồng thời thay mặt giám đốc giải quyết các phần việc cụ thể khác.
Tiếp đến là các trưởng phòng ban chức năng và các đội sản xuất, kinh doanh
trong công ty.
Phòng vật tư : Có nhiệm vụ cung ứng toàn bộ số vật tư mà công ty cần để
đảm bảo cho quá trình hoạt động liên tục của các đội sản xuất trong quá trình thi
công tại các công trình và một phần dự trữ.
Phòng kế hoạch hỗn hợp : Lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh, kế hoạch
cung ứng vật tư, lao động, tài chính, kế hoạch đào tạo, tham mưu ký hợp đồng và
theo dõi việc thực hiện hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng ban khác nắm
tình hình thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình các kế

hoạch theo từng tháng, quý, năm.
Phòng Tổ chức – Hành chính : Có chức năng cơ bản là tổ chức quản lý và
thực hiện công tác hành chính quản trị. Thực hiện công việc văn thư, lưu trữ hồ sơ,
văn bản và con dấu, phục vụ hội nghị, các buổi họp và các ngày lễ, ngày kỷ niệm.
Có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đủ lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng
cho các công trình, quản lý hồ sơ nhân lực và lên kế hoạch đào tạo. Lập các phương
án phân phối tiền lương cho công ty.
Phòng Tài chính – Kế toán : Thực hiện toàn bộ công tác về tài chính, thống
kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế toàn công ty. Theo dõi kiểm tra và lên
các báo cáo tài chính đảm bảo tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản
xuất kinh doanh.
Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng công
trình và sản phẩm vật liệu, nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, đề xuất các giải pháp kỹ
SV: Nguyễn Thị Ánh
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
thuật, các phương án thi công, tổ chức hướng dẫn các đơn vị thi công, nghiệm thu
kỹ thuật các công trình theo giai đoạn và bàn giao đa vào sử dụng.
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
1.4.1 Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây.
TT Các chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
I Vốn kinh doanh Tr.đ 44.946 55.869 67.327

1 Vốn CSH Tr.đ 2.294 4.452 5.230
2 Nợ phải trả Tr.đ 42.652 51.417 62.007
Trong đó:
Vay ngắn hạn Tr.đ 13.608 14.642 19.513
II Tổng số lao động Người 268 165 166
Thu nhập bình quân Tr.đ 0.674 0.781 0.893
III Kết quả SXKD
Tổng tài sản Tr.đ 44.946 55.498 67.327
Tài sản lưu động Tr.đ 44.189 54.831 66.826
Tổng nợ Tr.đ 42.652 51.417 62.007
Nợ ngắn hạn Tr.đ 41.955 49.906 61.977
Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 532,14 279,83 779,187
Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 361,85 201,48 561,014
Doanh thu Tr.đ 48.076 12.162 33.307
Chi phí sản xuất KD Tr.đ 47.503 31.520 32.309
IV Tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước
Thuế GTGT Tr.đ 446 556 156
Thuế TNDN Tr.đ 50 187 ưu đãi
(Nguồn: Báo cáo Tài chính các năm từ 2005 – 2007).
1.4.2 Trình độ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty
1- Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật
SV: Nguyễn Thị Ánh
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
TT Trình độ
Số lượng
(Người )
Thâm niên công tác ( Năm )
<= 5 >5 <= 10 >10

I Đại học 25
1 Đại học xây dựng 15 4 3 8
2 Đại học thủy lợi 2 2
3 Đại học kinh tế – TC 5 2 2 1
4 Đại học giao thông 3 2 1
II Trung cấp 31
1 Trung cấp xây dựng 18 3 6 9
2 TC. Kế toán - TC 11 2 9
3 Trung cấp giao thông 2 2
2 – Công nhân kỹ thuật
TT Công nhân theo nghề
Số lượng
(Người )
Bậc thợ
2 3 4 5 6
1 Công nhân nề, giao thông ĐB 60 5 25 30
2 Công nhân mộc, sắt 20 1 9 10
3 Công nhân điện 10 1 5 5
4 Công nhân hàn cơ khí, vận hành 13 2 2 10
5 Công nhân lái máy ủi, máy xúc 2 1 2
6 Công nhân lái xe ô tô 5 3 1
7 CN hợp đồng thời vụ Không hạn chế số lượng theo tiến
độ thi công
Nguồn: Phòng hành chính Công ty
PHẦN 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HƯNG YÊN.
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Samsung Logistics Hà
Nội.
2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty
SV: Nguyễn Thị Ánh

12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bộ máy kế toán của công ty có chức năng thu thập, phân loại, xử lý, tổng
hợp số liệu, về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và công tác kế toán
của công ty cho ban quản trị. Tham mưu cho giám đốc chính sách tài chính của
công ty trên cơ sở pháp luật và chế độ hiện hành.
Phòng kế toán gồm 07 người, đứng đầu là kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo
các nhân viên của phòng. Có thể khái quát sơ đồ theo sơ đồ như sau:
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của từng người
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 7 thành viên. Đứng đầu là Kế toán trưởng
trực tiếp chỉ đạo điều hành, các thành viên khác chịu trách nhiệm về các phần hành
kế toán khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống
kế toán đồng bộ
* Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung về công tác tổ chức
hạch toán quản lý kế toán của công ty, là người điều hành chung bộ máy kế toán và
trực tiếp giúp Giám đốc trong việc cân đối khả năng tài chính, sử dụng vốn kinh
doanh có hiệu quả.
SV: Nguyễn Thị Ánh
13
Kế toán trưởng
KT
tiền
lương
và BH
Kế toán tổng
hợp
Thủ
quỹ
KT chi

phí
SX,
tính giá
KT vật
tư,
TSCĐ
Kế tiền
mặt –
ngân
hàng
Báo cáo thực tập tổng hợp
* Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế
toán chi tiết, lập chứng từ ghi sổ, xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong từng
kỳ hạch toán, lập báo cáo tài chính.
* Kế toán tiền mặt – tiền gửi – tiền vay ngân hàng” Có nhiệm vụ mở
sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh tình hình thu –
chi, tồn quỹ tại các quỹ tiền mặt, tiền gửi và tiền vay. Từ đó lên báo cáo kế toán
phục vụ cho công tác quản lý tài chính của công ty.
* Kế toán Vật tư, tài sản cố định, CCDC: Có nhiệm vụ nhận và kiểm tra
chứng từ kế toán liên quan đến phần việc mà mình phụ trách. Theo dõi tình hình
nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu, CCDC, tính và trích khấu hao TSCĐ, cập nhật
chứng từ vào sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để lập bảng phân bổ theo dõi về tình
hình biến động nguyên vật liệu, TSCĐ, CCDC.
* Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ nhận, kiểm tra,
bảng chấm công, thanh toán tiền lương, hợp đồng giao khoán, thanh toán khối l-
ượng sản phẩm do các đội gửi lên, bảng thanh toán lương theo khối văn phòng công
ty và tính các khoản thu từ lương của người lao động của toàn công ty theo quy
định.
* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Có
nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng tập hợp để phục

vụ cho việc tính giá thành sản phẩm cuối mỗi kỳ hạch toán của công ty, đồng thời
lên biểu giá thành theo đối tượng, tính giá thành cho từng đối tượng.
* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ nhập, xuất quỹ, tồn quỹ và quản lý tiền mặt, ghi
chép sổ quỹ, lập báo cáo quỹ và thường xuyên đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán tiền
mặt. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để tiến hành nhập, xuất quỹ và ghi
vào sổ quỹ, báo cáo hàng ngày.
* Nhân viên kế toán các đội trực thuộc: Các kế toán viên tại các đội xây
dựng có nhiệm vụ thu thập các chứng từ kế toán ban đầu tại các đội xây dựng. Sau
đó định kỳ tổng hợp, phân loại chứng từ lập báo cáo hạch toán đã thu thập được lên
phòng kế toán của công ty để hạch toán, thanh toán
SV: Nguyễn Thị Ánh
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán công ty đang áp dụng: Thực hiện theo Luật kế toán, các
chuẩn mực kế toán Việt Nam; Quyết định số 1864/1998/QĐ- BTC về chế độ kế
toán đối với doanh nghiệp xây lắp; Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC về chế độ kế
toán.
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Đồng tiền sử dụng là tiền Việt Nam
Đồng(VND).
- Niên độ kế toán: Năm tài chính bắt đầu vào 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày
31 tháng 12 hàng năm.
- Phương pháp tính khẩu hao TSCĐ: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp
khấu hao đường thẳng để tính hao mòn của TSCĐ.
Mức khầu hao năm = Nguyên giá TSCĐ* Tỷ lệ khẩu hao năm.
Doanh nghiệp đã căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật, tuổi thọ kinh tế và hiện trạng
của tài sản để tính khấu hao cho từng TSCĐ.
- Thuế VAT xác định theo phương pháp khấu trừ theo đó số thuế giá trị gia
tăng phải nộp bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào

được khấu trừ.
VAT phải nộp = VAT đầu vào - VAT đầu ra.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi
nhuận trước thuế =25% lợi nhuận trước thuế.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá : Theo giá thực
tế.
+ Xác định hàng tồn kho cuối kỳ : Đánh giá thực tế.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Công ty sử dụng hai loại chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ không bắt
buộc. Chứng từ kế toán được lập theo đúng quy định hiện hành.
SV: Nguyễn Thị Ánh
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU ÁP D ỤNG
BB
(*)
HD
(*)
I/ Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01a-LĐTL x
2 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL x
3 Giấy đi đường 04-LĐTL x
4 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành
05-LĐTL x
5 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x
6 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL x
7 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL x
8 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng

giao khoán
09-LĐTL x
9 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL x
10 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL x
II/ Nguyên vật liệu, vật tư
1 Phiếu nhập kho 01-VT x
2 Phiếu xuất kho 02-VT x
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản
phẩm, hàng hoá
03-VT x
4 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm,
hàng hoá
05-VT x
5 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ,
dụng cụ
07-VT x
IV/ Tiền tệ
1 Phiếu thu 01-TT x
2 Phiếu chi 02-TT x
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT x
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT x
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT x
V/ Tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ x
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ x
3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn
thành
03-TSCĐ x
4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ x
5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ x

6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ x
B/ CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
SV: Nguyễn Thị Ánh
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH x
2 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm
đau, thai sản
x
3 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL x
4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL x
5
Ghi chú: (*) BB: Mẫu bắt buộc
(*) HD: Mẫu hướng dẫn
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Tài khoản công ty đang sử dụng
-Tài khoản 111- Tiền mặt
-Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng
-Tài khoản 113- Tiền đang chuyển
-Tài khoản 131- Phải thu khách hàng
-Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu
trừ…
-Tài khoản 136- Phải thu nội bộ
-Tài khoản 138- Phải thu khác.
-Tài khoản 141- Tạm ứng
-Tài khoản 142- Chi phí trả trước ngắn
hạn.
-Tài khoản 211- Tài sản cố định
-Tài khoản 213- Tài sản cố định vô hình
-Tài khoản 214- Hao mòn tài sản cố định

-Tài khoản 331-Phải trả người bán.
-Tài khoản 333- Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước.
-Tài khoản 334-Phải trả người lao động
-Tài khoản 335- Chi phí phải trả
-Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác
-Tài khoản 411- Nguồn vốn kinh doanh
-Tài khoản 412- Chênh lệch đánh giá lại
tài sản.
-Tài khoản 415- Quỹ dự phòng tài chính
-Tài khoản 421-Lợi nhuận chưa phân
phối
-Tài khoản 431-Quỹ khen thưởng phúc
lợi.
-Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
-Tài khoản 515- Doanh thu hoạt động
tài chính
- Tài khoản 611- Mua hàng
-Tài khoản 621- Chi phí NVL trực tiếp.
-Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực
tiếp
-Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung
-Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán
-Tài khoản 635- Chi phí tài chính
-Tài khoản 641- Chi phí bán hàng
-Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh
nghiệp
-Tài khoản 711- Thu nhập khác
-Tài khoản 811- Chi phí khác

-Tài khoản 821- Chi phí thu nhập doanh
nghiệp
-Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh
doanh.
- Cách thức mở tài khoản chi tiết.
Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý nhưng thông tin kế toán. Bộ phận
kế toán đã mở các tài khoản chi tiết để theo dõi như chi tiết cho từng đối tượng cụ
SV: Nguyễn Thị Ánh
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
thể của tổng hợp gồm TK 5111 – doanh thu xây lắp công trình, 5112 – doanh thu tư
vấn, giám sát , TK1311 - Phải thu của chủ đầu tư, TK 1312- Thu thầu khoán
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
- Các loại sổ kế toán Công ty đang sử dụng:
Sổ Nhật Ký chung: Dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
theo trình tự thời gian.Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn và đóng thành quyển
Sổ cái: Dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung
kinh tế (theo tài khoản kế toán). Số liệu trên Sổ Cái phản ánh một cách tổng quát
tình hình thu, chi; tình hình phải thu, đã thu của khách hàng, tình hình phải trả, đã
trả cho người bán; tình hình quản lý các loại tài sản, quỹ tiền mặt phát sinh
Các sổ chi tiết: Dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên Sổ Cái chưa phản ánh được. Sổ kế
toán chi tiết cung cấp các số liệu chi tiết về tình hình doanh thu, chi phí, tài sản
Các chỉ tiêu khác căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng
đối tượng kế toán riêng biệt mà mỗi mẫu sổ có những chỉ tiêu quản lý và kết cấu
riêng:
-Sơ đồ trình tự ghi số theo hình hình thức Nhật ký chung
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH
TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN XÂY LẮP HƯNG YÊN
SV: Nguyễn Thị Ánh

18
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.1 : ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Sau một thời gian về thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp Hưng Yên, mặc dù
còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như về trình độ nghiệp vụ, nhưng dưới góc độ
là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đánh giá về ưu
điểm, những tồn tại trong tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty như sau:
3.1.1 : Ưu điểm
+ Bộ máy hoạt động của công ty gọn nhẹ, phân cấp làm việc cụ thể với từng
phần hành kế toán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu cần
thiết về tình hình tài chính và công việc kinh doanh của công ty.
+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên từ phòng kinh tế kế hoạch, phòng kế toán,
phòng kỹ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng chính quy trở lên, trẻ trung năng
động, nhiệt tình trong công việc. Ngoài ra công ty còn tạo điều kiện cho các nhân
viên kỹ thuật, kế toán đi bồi dưỡng thêm kiến thức tại các lớp bồi dưỡng kiến thức
về thuế, kế toán thực hành, để đảm bảo công tác hạch toán theo yêu cầu của doanh
nghiệp và theo quy định hiện hành của nhà nước.
+ Công ty đã áp dụng đầy đủ điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cho nhân viên
theo yêu cầu như: Máy vi tính, máy in, máy fax, điện thoại, ngoài ra còn có ô tô đưa
đón nhân viên tới công trình ở xa. Công ty còn trợ cấp cho nhân viên tiền xăng xe,
tiền điện thoại hàng tháng. Điều này thúc đẩy nhân viên nhiệt tình làm việc và gắn
bó với công ty hơn. Việc cung cấp số liệu kế toán được chính xác hơn giúp công
việc quản lý tốt hơn.
+ Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được
xác định phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Công ty quản lý các công
trình qua các đội xây dựng. Các đội xây dựng cuối tháng tập hợp cung cấp số liệu,
hóa đơn chứng từ cho phòng kế toán góp phần đáp ứng kịp thời các thông tin cho
nhà quản trị.
3.1.2 : Tồn tại
SV: Nguyễn Thị Ánh

19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Do đặc điểm của kế toán xây lắp, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm khó khăn phức tạp. Công tác luân chuyển chứng từ: vẫn còn
chậm trễ, có một số chứng từ cần phải tập hợp tháng này thì tháng sau phòng kế
toán mới nhận được. Chính sự chậm trễ như vậy gây ra sự biến động trong công tác
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng giữa các tháng, làm cho phòng
kế toán không hoàn thành nhiệm vụ đầy đủ, đúng kỳ hạn, làm số liệu bị ứ đọng và
bị dồn vào tháng kế tiếp.
Để công tác luân chuyển chứng từ được thuận lợi, Công ty có thể tiến hành
quy định ngày giao nộp chứng từ cụ thể đối với từng đối tượng khách hang, thời
hạn các khoản phải thu, phải trả.
Những quy định cụ thể về gắn trách nhiệm của người thi hành với công việc
được giao sẽ tạo nên tính nhanh chóng trong vấn đề luân chuyển chứng từ nhất là
các chứng từ xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó Công ty thường
xuyên đôn đốc việc giao nộp chứng từ của kế toán của các phòng ban chức năng về
phòng kế toán. Ngoài ra còn có những biện pháp khen thưởng, kỷ luật đối với trách
nhiệm của từng ngời tạo ra những động lực trong quá trình hoạt động.
3.2: ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.2.1 Ưu điểm.
* Về chứng từ, luân chuyển chứng từ
Công ty luôn chấp hành mọi quy định của Nhà nước, Bộ tài chính về hệ
thống chứng từ cho các Doanh nghiệp. Công ty đã lựa chọn một hệ thống sổ sách kế
toán phù hợp với thực tế tại Công ty. Hệ thống chứng từ được luân chuyển giữa các
phần hành kế toán theo một trình tự hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác Kế
toán tại công ty.
* Về tài khoản và phương pháp kế toán
Hệ thống tài khoản được sử dụng trong phần hành kế toán xây lắp tương đối
đầy đủ và phù hợp với thực tế công việc. Trong một chừng mực nhất định, Công ty
đã phản ánh đúng thực trạng SXKD đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính

SV: Nguyễn Thị Ánh
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
toán cũng như các chỉ tiêu kinh tế, chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách của
Nhà nước.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên hạch toán TSCĐ, nguyên vật liệu phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
doanh nghiệp. Cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, đúng yêu cầu quản lý. Phương
pháp kê khai thường xuyên giúp kế toán kho nắm rõ tình hình xuất nhập tồn của
mình đồng thời quản lý chặt chẽ trong việc cung cấp nguyên liệu cho các đội xây
dựng.
* Về sổ kế toán chi tiết
Các chứng từ gốc và các bảng phân bổ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh được kế toán tổng hợp gửi lên làm giảm bớt một phần phức tạp trong việc tập
hợp chứng từ tại phòng kế toán. Các sổ chi tiết được lập tương đối đầy đủ và được
chi tiết cho từng công trình cụ thể.
* Về sổ kế toán tổng hợp
Các chứng từ ghi sổ được lập vào ngày cuối tháng, như vậy số lượng các
chứng từ sẽ nhiều. Để các thông tin tài chính được cập nhật một cách chính xác,
khoa học và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nên lập các chứng từ
ghi sổ 10 ngày một lần
* Về hình thức ghi sổ
Công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký chung. Bởi vì đây là hình thức phù
hợp với mọi quy mô và thích hợp áp dụng với máy tính, giúp công tác tổ chức hạch
toán kế toán trở nên dễ dàng hơn.
+ Hệ thống chứng từ sổ sách được phòng kế toán tại công ty hạch toán tương
đối tốt. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc lưu trữ chứng từ , theo
đúng quy định của Bộ tài chính.
3.2.2 Nhược điểm
+ Công tác luân chuyển chứng từ: vẫn còn chậm trễ, có một số chứng từ cần

phải tập hợp tháng này thì tháng sau phòng kế toán mới nhận được. Chính sự chậm
trễ như vậy gây ra sự biến động trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản
SV: Nguyễn Thị Ánh
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
phẩm xây dựng giữa các tháng, làm cho phòng kế toán không hoàn thành nhiệm vụ
đầy đủ, đúng kỳ hạn, làm số liệu bị ứ đọng và bị dồn vào tháng kế tiếp.
+ Việc quản lý NVL tại các công trường chưa tốt dẫn tới hiện tượng sử dụng
sai mục đích, gây lãng phí, thất thoát. Vật liệu thừa không nhập trả kho ảnh hưởng
phần nào đến tính chính xác khi tính giá thành.
Do đó công ty cần theo dõi chặt chẽ việc quản lý NVL tại các công trình.
Việc theo dõi CP NVLTT trên tài khoản cấp 2 của TK 152 như chế độ kế toán quy
định. Cần phải kiểm kê thường xuyên và kiểm tra bất thường kho nguyên vật liệu
tại công ty. Phải thực hiện các biện pháp thưởng phạt phân minh để hạn chế mất
mát, khuyến khích nhân viên giảm chi phí NVL
SV: Nguyễn Thị Ánh
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây , với những kiến thức em
đã được trang bị tại nhà trường em thấy rằng việc học tốt là rất quan trọng nhưng
thực tế trong công việc cũng không kém. Như vậy "học phải đi đôi với hành" thì
hiệu quả đạt được mới có tính thực tế cao. Do đó trong thời gian thực tập tại công ty
em đã cố gắng tìm hiểu, học tập và đi sâu vào thực tế nhiều hơn, đặc biệt chú trọng
tới đề tài đã lựa chọn. Qua một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp Hưng
yên, được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ThS. Nguyễn Thanh Hiếu và các bác,
các chú, các anh trong phòng Kế toán Công ty đã giúp em nắm bắt, thâm nhập thực
tế, củng cố kiến thức lý luận trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên
cứu tình hình thưc tế công tác kế toán tại Công ty, đặc biệt là công tác kế chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty .

Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế của một sinh viên mới ra trường còn
thiếu kinh nghiệm mà hoạt động kinh doanh lại mang tính đặc thù. Do vậy, những
vấn đề nêu trong chuyên đề thực tập này không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Em
kính mong được sự đóng góp, chỉ bảo của cô giáo, các bác các chú các anh trong
phòng Kế toán của Công ty để em tiến bộ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ
phần xây lắp Hưng yên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Và
một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thanh Hiếu đã giúp
đỡ em hoàn thành đề án môn học này./.
Hưng Yên , ngày 20 tháng 03 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Ánh
SV: Nguyễn Thị Ánh
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Đặng Thị Loan , NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006.
2. Kế toán doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Văn Công, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân, năm 2006
3. Hướng dẫn thực hành kế toán CPSX và tính Zsp trong doanh nghiệp xây
lắp – Nhà xuất bản tài chính Hà Nội – 2006 của TS. Phạm Huy Đoán.
4. Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài
chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
5. Giáo trình Kế toán quản trị, PSG.TS. Nguyễn Minh Phương (2005), NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Tài liệu và số liệu kế toán do phòng Tài vụ Công ty Cổ phần xây lắp
Hưng Yên cung cấp.







SV: Nguyễn Thị Ánh
24

×