Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BT lớn QUẢN TRỊ học kỹ năng lãnh đạo của các ceo fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.12 KB, 14 trang )

BT LỚN QUẢN TRỊ HỌC- CHỨC NĂNG KIỂM TRA
Danh sách tổ 5: Lớp K14B- ĐHQTKD.
STT Họ tên Xếp loại Ghi chú
1 Phạm Thị Loan
2 Trịnh Thị Thu Huyền
3 Nguyễn Thị Phương
4 Lê Đình Quyền
5 Trịnh Đình Sơn
6 Nguyễn Mạnh Thắng
7 Lê Văn Thắng
8 Nguyễn Thị Thu
9 Ngô Thị Thu
10 Phun súc
I.Lí do chọn công ty:
Hiện nay khi công nghệ là yếu tố luôn được quan tâm và coi trọng áp dụng vào sản xuất cũng
như trong sinh hoạt đời sống. Vì vậy công nghệ thông tin, các mặt hàng công nghệ cao như máy
tính, điện thoại, máy nghe nhạc,…cũng như các phụ kiện đi kèm luôn được quan tâm và đón
chào. Do đó công nghệ thông tin bưu chinh viễn thông thực sự là một thị trường béo bở cho các
doanh nghiệp khai thác.
FPT là một ông bầu lớn đã khai thác thị trường béo bở này có thể nối là thành công nhất.
Trong thời kì khủng hoảng này khi mà các doanh nghiệp cứ thành lập rồi phá sản nhưng dường
như ông lớn FPT không hề lung lay, nao núng. Ngược lại FPT là một trong những doanh nghiệp
có doanh thu cao nhất trong năm 2012.
Một doanh nghiệp thành công không thể thiếu bàn tay của những nhà quản trị tài ba, biết
ứng biến với sự thay đổi của thị trường, có những chiến lược kinh doanh sáng tạo,khơi nguồn
được tinh thần làm việc nhân viên của mình……
II.Giới thiệu chung về công ty:
Thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông
tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012),
tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương
đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo


báo cáo của Vietnam Report 500).
Lãnh đạo cấp cao của FPT trong chuyến công tác nước ngoài.
Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT
cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trường toàn cầu.
FPT đã có mặt tại 14 quốc gia trên thế giới, như: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore,
Australia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanma, Lào, Campuchia, Việt Nam.
FPT có bề dày thành tích trong việc tạo dựng và triển khai các mô hình kinh doanh mới có quy
mô lớn. Sau 24 năm hoạt động, hiện, FPT là công ty số 1 tại Việt Nam trong các lĩnh vực Phần
mềm, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ CNTT, Phân phối và Sản xuất các sản phẩm CNTT, Bán lẻ sản
phẩm CNTT Ở lĩnh vực viễn thông, FPT là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất
Việt Nam cung cấp đa dạng các sản phẩm. Ở lĩnh vực nội dung số, FPT hiện là đơn vị Quảng cáo
trực tuyến số 1 tại Việt Nam (chiếm 50% thị phần) và tự hào sở hữu hệ thống báo điện tử có hơn
30 triệu lượt truy cập mỗi ngày, tương đương số người sử dụng Internet tại Việt Nam. Ngoài ra,
FPT còn sở hữu một khối giáo dục đại học và dạy nghề với tổng số hơn 15.000 sinh viên và là
một trong những đơn vị đào tạo về CNTT tốt nhất tại Việt Nam.
Con đường FPT chọn chính là công nghệ, vươn tới tầm cao năng suất lao động mới bằng những
tri thức mới thông qua công nghệ. Phát huy tối đa khả năng sáng tạo và linh hoạt để nắm bắt
những cơ hội mới, nỗ lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ trong mọi hoạt động ở mọi cấp là yêu
cầu đối với từng người FPT, hướng tới mục tiêu chung OneFPT - Tập đoàn Công nghệ Toàn cầu
Hàng đầu của Việt Nam.
III. Chức năng lãnh đạo :
Ba nhà lãnh đạo của FPT, gắn với tên tuổi của FPT
1.Kỹ năng lãnh đạo: FPT dưới thời Trương Đình Anh
“Đã đến lúc Hội đồng Quản trị đặt ra những tham vọng tăng trưởng vượt bậc trong 4 năm
tới, và thế hệ lãnh đạo trẻ hơn được kỳ vọng sẽ ‘lái xe’ nhanh hơn”.
Đầu tháng 8 này, Tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh bất ngờ xin nghỉ phép hai tháng.

Vào cuối tháng 2/2011, ông Trương Đình Anh đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT, thay
cho ông Nguyễn Thành Nam. Thời điểm đó, ban lãnh đạo FPT cho rằng, sự thay đổi này là thích
hợp và có lợi nhất cho những mục tiêu chiến lược trong 15 năm tới, cho sự phát triển ổn định của

tập đoàn và nhất quán với lộ trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo.

Ông Trương Đình Anh sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1992.
Ông gia nhập FPT từ năm 1993.

Lời nói - hành động

“Đã đến lúc Hội đồng Quản trị đặt ra những tham vọng tăng trưởng vượt bậc trong 4 năm tới, và
thế hệ lãnh đạo trẻ hơn được kỳ vọng sẽ ‘lái xe’ nhanh hơn”, ông Anh chia sẻ khi nói về định
hướng chiến lược sau khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT.

Lời nói đi với hành động, ban điều hành ở FPT thay đổi nhanh chóng, hai phó tổng giám đốc lúc
đó được bổ nhiệm còn khá trẻ so với những nhân vật thế hệ tiền nhiệm. Bà Chu Thanh Hà sinh
năm 1974 và ông Nguyễn Thế Phương, sinh năm 1977, những nhân vật cấp phó lần lượt được bổ
nhiệm.

Gửi đi những thông điệp tự tin khi nhậm chức, tân Tổng giám đốc FPT khi đó nêu rõ FPT phải
hướng tới việc tăng trưởng gấp 4 lần vào năm 2014.

“Chúng ta phải biến chỉ tiêu tăng trưởng thành pháp lệnh. Ngay trong năm nay (2011), ngay
trong quý tới đây, chúng ta phải hành động để vươn tới mục tiêu tăng trưởng 30%/năm và đẩy
tốc độ tăng trưởng lên trên 40%/năm trong những năm tới”, ông Trương Đình Anh nói.

Mục tiêu tăng trưởng 30% sau khi nhậm chức của ông Anh được xem là “táo bạo” vì trước đó,
FPT chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 19% trong năm 2011.

Sau khi Trương Đình Anh nhậm chức, một trong những vấn đề dư luận quan tâm nhất ở hoạt
động kinh doanh FPT là việc tập đoàn này tuyên bố ngừng kế hoạch đầu tư vào EVN Telecom.
Và một trong những nhiệm vụ quan trọng của ban điều hành FPT là lấy lại tiền đặt cọc trên 700
tỷ đồng của thương vụ EVN Telecom.


Kết quả vào năm 2011, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, FPT lãi trước thuế 2.501 tỷ đồng,
tăng hơn 23% so với năm 2011. Dù không đạt mục tiêu, nhưng dù sao kết quả này vẫn khả quan
hơn nhiều mức tăng 10% lợi nhuận của hai năm trước đó.


Doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của FPT tính từ quý 2/2011 đến quý 2/2012 - Nguồn: Báo cáo
tài chính FPT.

Song, với kế hoạch năm đầu tiên đã không đạt được mục tiêu tăng 30% như Tổng giám đốc
Trương Đình Anh mong muốn, và với việc lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu
năm 2012 chỉ tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm 2011, thì việc tăng trưởng 40% các năm tiếp
theo như mục tiêu Tổng giám đốc FPT đề ra hồi nhậm chức, sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Mặc dù lợi nhuận tăng trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ, nhưng nếu nhìn kỹ nguồn thu
của FPT thì sẽ thấy nó có phần đóng góp không nhỏ từ khoản đầu tư tài chính của công ty mẹ
FPT. Khoản đầu tư tài chính bất thường này được cho là khoản tiền FPT thu về từ thương vụ
EVN Telecom.

“Không bao giờ từ chức”

Đầu tháng 8/2012, FPT tổ chức gặp gỡ 52 nhà đầu tư với sự chủ trì của hai phó tổng giám đốc
Chu Thanh Hà và ông Nguyễn Thế Phương, mà không có Tổng giám đốc Trương Đình Anh
tham dự. Điều này được cho là bình thường cho đến khi thị trường xuất hiện tin đồn rằng ông
Trương Đình Anh đã bị tạm dừng làm Tổng giám đốc FPT.

Tin đồn rộ lên trong bối cảnh FPT vừa ra quyết định nêu rõ lãnh đạo các đơn vị trong tập đoàn sẽ
bị miễn nhiệm nếu không hoàn thành 80% kế hoạch kinh doanh do chủ quan.

Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, bà Chu Thanh Hà, Phó tổng giám đốc FPT khẳng định

Tổng giám đốc FPT chỉ xin nghỉ phép hai tháng, từ đầu tháng 8 tới 30/9. Theo bà Hà, ông
Trương Đình Anh có một số vấn đề về sức khỏe và muốn nghỉ ngơi. Bà Hà cũng chia sẻ rằng
việc nghỉ phép hai tháng là “hơi dài”. Hiện bà Chu Thanh Hà đang đảm nhiệm điều hành FPT
thay ông Anh.


Nguồn tin của VnEconomy cho biết, hiện ông Trương Đình Anh đang ở nước ngoài, tuy nhiên
chưa rõ lý do vì sao ông Anh “nghỉ phép hai tháng”.

Việc tổng giám đốc một công ty đại chúng có doanh thu tới trên 11.000 tỷ đồng trong 6 tháng xin
nghỉ phép tới hai tháng, mà FPT cho đến ngày 13/8 vẫn chưa có thông báo nào, đã đặt ra nhiều
câu hỏi đối với nhiều cổ đông, nhà đầu tư, đối tác của FPT.

Cho dù so với những mục tiêu đề ra khi nhậm chức, ông Trương Đình Anh còn phải làm nhiều
điều hơn nữa, và cũng cần thời gian đủ để ngấm các chiến lược mà ông và đồng sự vạch ra, thì
nhiều người vẫn tin vị CEO thứ 3 của FPT sẽ tiếp tục vững “tay chèo” để đến mục tiêu.

Sự vắng mặt của ông Trương Đình Anh đã kéo dài hai tuần qua và dự kiến sẽ kéo dài hai tháng
vì lý do riêng không được tiết lộ, nhưng nhiều người vẫn tin vào cam kết mà ông Trương Đình
Anh đưa ra với Hội đồng Quản trị FPT là “không bao giờ từ chức, trừ phi bị bãi nhiệm” khi mới
nhận nhiệm vụ điều hành FPT.
2. CEO Trương Gia Bình:
Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Cty FPT là một Nhân Vật Có Nhiều Ý Tưởng. Ông
nhà khoa học được đào tạo trong môi trường Xô Viết trở thành doanh nhân, để trao đổi về điều
đã làm cho ông trở nên khác biệt.
Ý tưởng thứ nhất:
Từ 1995, kinh doanh Tin học trở thành chủ đạo, các trung tâm định hướng kinh doanh ra đời
trong FPT. Năm 1998, sau 10 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số một trên thị trường Tin
học của các ngành kinh doanh này và cũng là nhà ISP đầu tiên của Việt Nam .
Trong quãng thời gian trên, ông Bình học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý của các Cty

công nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT. Nổi bật là việc lập và bảo vệ kinh
doanh, check point nhân viên và xây dựng một hệ thông tin bảo đảm kiểm soát hiệu quả kinh
doanh (Balance và FIFA).
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng hai của FPT là một sự
kiện gây nhiều dư luận đến mức, hàng tháng sau dân Hà Nội vẫn còn bàn tán.
Thông thường sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu hưởng thụ. Nhưng Trương Gia
Bình "không phải là người thường" (đánh giá của ông Hoàng Minh Châu, một nhân vật trong
FPT).
Ông chưa có ý định hưởng thụ và đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý
chí đó. Năm 1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm.
Đầu năm 2000, FPT là Cty Tin học đầu tiên đạt chứng chỉ ISO-9001. Năm 2000, triển khai thành
công hệ kế toán Solomon theo chuẩn ERP quốc tế, hệ FIFA/MIS của FPT trở thành hệ thông tin
doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam .
Năm 2002 doanh số FPT vượt 100 triệu USD; năm 2003 vươn lên trở thành nhà cung cấp điện
thoại di động lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2002, FPT trở thành Cty cổ phần, rồi tập đoàn hóa.
Hiện FPT có khoảng 10 ngàn nhân viên và doanh số đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Thời điểm đầu những năm 2000, ông Bình tung ra lý thuyết Fractal (tính bất biến của cấu trúc)
và Leadership Building (kỹ năng lãnh đạo), đồng thời phát động phong trào học tập các lý thuyết
này trong FPT.
"Không nhiều cán bộ FPT hiểu được các lý thuyết này, cũng như vận dụng chúng có kết quả. Là
người lãnh đạo FPT trong những năm qua, Gia Bình có niềm tin vững chắc vào những giá trị mà
FPT đã tích lũy được theo thời gian.
Những giá trị đó rất nhiều cái xuất phát từ những ý tưởng của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu
những chặng đường FPT đã trải qua, thì cũng khó hiểu được những ý tưởng này. Bình là một nhà
tư tưởng" - TS Bùi Quang Ngọc nhận xét.
"Bình nhìn nhận FPT phải có đối ngoại, đối nội, có thông tin báo chí, có văn hóa, có kinh tế, có
tinh thần, có đoàn thanh niên, có phụ nữ, có thiếu niên nhi đồng (FPT Small). Bình học ở quân
đội ở cấu trúc Fractal, và thường xuyên tham khảo tư vấn các vị tướng quân đội, trong đó có Bác
Văn.
Thậm chí Bình học hỏi cách dùng người của Bác Hồ. Những nguyên lý của âm dương ngũ hành

cũng được Bình áp dụng. Bên cạnh đó có nhiều tư tưởng của Bình được minh chứng qua thực tế,
ví dụ như bản đồ gene Cty. Bình tự mình hì hụi phác thảo các chuỗi phân tử đầu tiên của bộ gene
này".
3. Để triển khai kinh nghiệm sống còn "con người là cốt lõi của thành công", ông Bình đã từng
phát động một chiến dịch cầu hiền tài. "Chiếu cầu hiền tài" của ông đăng trên tạp chí nội san và
được nhiều báo khác đăng tải lại, đã gây xúc động mạnh trong giới trẻ.
Hai câu lạc bộ tài năng trẻ FPT ra đời, quy tụ hầu hết những học sinh - sinh viên giỏi nhất nước,
trong đó có nhiều em vừa đoạt các giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc tế. Một trong
các nỗ lực cầu hiền tài đã đưa về FPT một ngôi sao sáng trong làng phần mềm Việt Nam lúc đó
là Henry Hùng.
Tinh thần "chiến tranh" được ông Bình phát động, để cho dễ nhớ, ông đã gói gọn mục tiêu của
Cty vào 3 chữ số: 528. Số 5 chỉ 5000 lập trình viên chuyên nghiệp của FPT vào năm 2005, số 2
chỉ 200 triệu doanh số phần mềm xuất khẩu cũng vào năm đó, số 8 chỉ giá trị của Cty tại thị
trường chứng khoán Nasdaq là 8 tỷ USD.
Toàn thể nhân viên FPT hừng hực khí thế. Trở thành Cty bạc tỷ trong vòng mấy năm là một
chuyện phi thường và ông Bình thổi vào bộ máy FPT quyết tâm làm chuyện phi thường.
Khẩu hiệu "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" sẽ vẫn tiếp tục chỉ là khẩu hiệu trong nhiều năm cho
đến khi xuất hiện một tư duy mới: công nghiệp phần mềm là lối thoát duy nhất của Việt Nam .
Từ vấn đề kinh tế, xuất khẩu phần mềm phải trở thành vấn đề chính trị, vì nó không chỉ mang về
cho đất nước một ít ngoại tệ mà là mở ra cho đất nước một cơ hội phát triển.
Ngày 5/6/2000, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển công nghiệp phần
mềm giai đoạn 2000-2005 với mục tiêu: 50 ngàn lập trình viên, 500 triệu USD phần mềm xuất
khẩu vào năm 2005.
Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 đã ra chỉ thị 58-
CT/TƯ, trong đó nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển đất nước.
Ý tưởng thứ hai: Genetic. Khi nhìn ra thế giới xem có doanh nghiệp nào tồn tại lâu dài, tìm hiểu
bí quyết tồn tại của nó, ông Bình nhận thấy thương hiệu Sumitomo - Nhật Bản đã có 400 năm
tuổi, nhưng lại có một Cty Thụy Điển đã tồn tại tới 7 thế kỷ.
Ông Bình phát hiện ra rằng, bất cứ một cái gì trường tồn phải có một cấu trúc hết sức đặc biệt và
có thể đặt tên nó là genetic. Để thiết kế được một hệ thống gen trong Cty, ông Bình không biết

phải bắt đầu như thế nào, cho dù hết sức ước mong và dù đã xem xét cả mã gien của người lẫn
ruồi giấm.
Khi FPT mới chỉ có 350 người, ông Bình tự so sánh với một dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có
350 người. Một dân tộc đã tồn tại độc lập qua cả ngàn năm đến tận bây giờ, vì sao họ làm được
điều đó?
Ông Bình sửa soạn đi tìm dân tộc này nhằm quan sát cách thức họ sống, ăn nói, trồng cấy, sinh
hoạt bên đống lửa để tìm cấu trúc. Đang chuẩn bị đi thì lại vớ được một cuốn hương ước, và
cho rằng hương ước hay hơn, nên thu thập rất nhiều về đọc. Ông Bình đã mơ hồ đoán được cấu
trúc genetic nhưng vẫn không thiết kế nổi.
Lúc này FPT xuất khẩu phần mềm sang Ấn Độ, ông Bình bắt đầu nghiên cứu các quan điểm ISO
và nhận thấy sự minh bạch của bộ lệnh này, đồng thời nó là quy trình chung cho toàn bộ tập đ
Vừa đúng dịp có cuộc xuất khẩu phần mềm, ông Bình đặt ra khẩu hiệu "Xuất khẩu hay là chết",
đồng thời cho vận hành genetic. Ông Bình đánh giá, đến nay bộ lệnh của FPT vẫn là bộ lệnh
khác biệt so với các tập đoàn khác, bởi lẽ ông đã tìm mọi cách viết một bộ lệnh đầy đủ để duy trì
sự trường tồn của lệnh này, cũng như cây cỏ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là tìm
cách bắt chước thiên nhiên.
Ông Bình không biết FPT sẽ tồn tại được bao lâu, nhưng theo đúng như thiết kế thì cần phải liên
tục hoàn thiện, khi đạt đến đẳng cấp thiên nhiên thì đương nhiên sự tồn tại sẽ được chấp nhận.
Gen đòi hỏi mỗi tế bào phải thuộc bài, phải có hệ thống đào tạo nội bộ. Tại FPT lãnh đạo hành
xử giống nhau, 10 người cũng như 10 nghìn người, phương thức giống nhau dù quy mô khác
nhau, đều theo quân sự lệnh. Ý tưởng genetic có trong đầu ông Bình từ năm 1996, đến lúc xuất
hiện tại FPT đã là năm 2003. Một quá trình đeo đẳng.
Ý tưởng thứ ba: Thác số. Ông Bình dự báo rằng sớm muộn gì cũng có một cuộc lật đổ, thay đổi
vị trí các quốc gia trong tương lai. Ý tưởng này về sau người ta viết thành những cuốn sách rất
nổi tiếng như "Thế giới phẳng", còn ông Bình gọi nó là thác số.
Bởi khi chưa có internet thì công việc nước nào nước ấy làm, nhưng khi internet ra đời sẽ có một
dòng thông tin chảy từ chỗ có nhiều tin đến ít tin, từ chỗ nhiều tri thức đến chỗ ít tri thức, đồng
thời sẽ có dòng công việc chảy theo dòng thông tin đó. Tương tự như việc phải chọn độ cao,
ngăn đập để làm thủy điện.
Trong thác số, nước là kỹ năng, một số lượng các kỹ năng, cụ thể trong công nghiệp phần mềm

là tiếng Anh và lập trình. Ông Bình đẩy tiếp một bước nữa là "tạo nước" bằng việc mở trường
Đại học, hiện nay FPT có khoảng 10 nghìn sinh viên, ngoài ra cũng đào tạo cho khoảng 50 ngàn
sinh viên trong các hệ thống khác.
Khi tích đủ lượng nước rồi thì ông Bình ngồi xoa tay xem các tổ máy phát điện vận hành. Các
nước phát triển không ai đi viết lập trình cả, học thì khổ "chết cha chết mẹ", ra đời lương lại
không cao, họ thường làm các việc khác.
Vì thế ông Bình cho rằng, trong tương lai các nước phát triển sẽ lười biếng, người ta vẫn giàu có
nhưng đến một ngưỡng nào đó sẽ phải chấp nhận sự lật đổ. Thác số chính là cơ hội của đất nước,
trong cái nghèo lại ẩn chứa một sức mạnh riêng.
5. Những năm 1980 khi đất nước đang rất khó khăn, ông Bình đã được mời sang Tây Đức làm
việc. Sự lựa cuộc sống ở nước ngoài tương đối dễ dàng, nhưng ông nghĩ rằng không có nơi nào
tốt hơn Việt Nam, mà ở Việt Nam thì phải ở Hà Nội, nơi ông đã lớn lên, nơi văn hóa, trí tuệ tinh
túy của đất nước tụ hội, nơi ông cảm thấy "happy" hơn cả.
Ông Bình kể với chúng tôi rằng, ông đã quan sát kỹ mặt trống đồng để cố gắng hiểu mật mã của
quá khứ, và gọi nó là "một bộ gen được ghi nhận đơn giản về văn hóa người Việt, về triết lí sống
người Việt.
Ví dụ câu hỏi lớn nhất "hạnh phúc là gì?" Tôi thấy trên trống đồng vẽ một nhà mái cong, một
người đàn ông, một người đàn bà, một đứa trẻ, một đấu gạo, trên nóc nhà có một con chim.
Có thể thấy người Việt cổ quan niệm rằng, chúng ta là người hành phúc khi có một nơi để ở, có
một gia để sống và có gạo để ăn. Kiểm nghiệm lại tôi thấy mình vô cùng hạnh phúc, đời tôi đã có
một nơi ở, một gia đình và có gạo.
Bất kể chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, tôi thấy tự tin vô cùng để có thể mạo hiểm. Làm kinh
doanh phải chấp nhận mạo hiểm. Nhưng dù mạo hiểm đến đâu đi chăng nữa tôi vẫn đã có một
gia đình, có người yêu thương mình".
Ông Bình tự thiết kế cho mình một ngôi nhà bên Hồ Tây, sau khi đọc chán các sách về âm dương
ngũ hành, phong thủy, và tìm hiểu một thứ là "bộ lệnh hài hòa".
Trong năm 2013, chiến lược của FPT vẫn là OneFPT và tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là
công nghệ. Ngành công nghệ thông tin thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ với công nghệ
kết nối di động không dây (Mobility), điện toán đám mây (Cloud Computing) và xử lý dữ liệu
lớn (Big Data).

Đây cũng là những hướng đi mà FPT tập trung nghiên cứu đầu tư, nhằm xây dựng các hạ tầng
thông minh (Smart Infrastructure), phù hợp với định hướng "Be Smart" trong chiến lược
OneFPT. Các lĩnh vực FPT đang theo đuổi như phần mềm, internet, đào tạo, bán lẻ hiện đều có
mức tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, không chỉ đơn thuần mở rộng kinh doanh với định hướng "Go
Mass", FPT còn đầu tư mạnh mẽ hơn để nâng cao hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm,
dịch vụ mà mình cung cấp. Mục tiêu của FPT là "Trở thành tập đoàn toàn cầu cung cấp dịch vụ
thông minh - Global Leader in Smart Service".
Trong mục tiêu chung, mở rộng thị trường, đẩy mạnh kinh doanh nước ngoài được xem là một
trong những hướng chiến lược của Tập đoàn trong thời gian tới. FPT sẽ ra nước ngoài theo hai
hướng chính: Cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và BPO (gia công quy trình doanh nghiệp)
cho các thị trường phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tận dụng thế mạnh mà FPT đã xây dựng trong nhiều năm qua như: cơ
sở hạ tầng, những sản phẩm, giải pháp và dịch vụ đang kinh doanh mạnh tại thị trường trong
nước để mở rộng ra thị trường tại các nước có trình độ phát triển tương đương Việt Nam như:
Lào, Campuchia, Myanmar
Sau WEF 2013, các chuyên gia kinh tế cho rằng điểm sáng của thị trường châu Á năm 2013 sẽ là
Myanmar. Trong tháng 2/2013, FPT đã thông qua việc mở văn phòng đại diện tại Myanmar
nhằm thực hiện các chức năng chính như: thiết lập mối quan hệ với chính phủ, bộ ngành của
Myanmar
"Ngôi nhà tôi là nơi đã bày trận đánh lớn: làm sao để Intel đầu tư vào Việt Nam , để TGĐ Intel
đến nhìn thấy là choáng, họ thấy văn hóa Việt Nam mình hay quá.
Đấy là một địa điểm chuyên dùng để kêu gọi xuất khẩu, kêu gọi đầu tư công nghệ cao, ông nào
mà hoành tráng nhất thì tôi đón về nhà" - ông Bình không dấu được vẻ khoan khoái.
Kết thúc, ông Bình nói với chúng tôi: Có hai loại kiến thức, một loại có thể viết ra được thành
lời, người ta gọi là kiến thức tường minh; một loại kiến thức không viết ra được mà chỉ có thể
ngộ được.
Đó là kiến thức ẩn, nó không thể tổng kết được mà là hệ quả của một quá trình quan sát, bắt
chước và giác ngộ. Có lẽ ông Bình có chút lo lắng mơ hồ rằng, dân ngoại đạo chúng tôi vẫn còn
chưa hết cảm thấy xa lạ chăng, với những ý tưởng ông vừa mới trình bày.

Trương Gia Bình nói điều đó với một điếu thuốc mới bắt đầu cháy trên tay.
GĐ chiến lược FPT: Đúng người, đúng việc, đúng tầm mới tạo nên hiệu quả
"Đừng nên hô khẩu hiệu con người là giá trị lớn nhất trong mỗi doanh nghiệp trong khi chúng ta
biết nguồn nhân sự đang thực sự được đào tạo như thế nào".
CSO của FPT, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa là cánh tay phải trợ giúp cho hội đồng quản trị và Ban
Giám đốc về mặt chiến lược. Đảm đương vai trò Giám đốc Chiến lược (CSO) của FPT từ đầu
năm 2011 đến nay, công việc của ông là hoạch định, thiết kế và cố vấn thực thi các chiến lược
trọng điểm.
Trước khi về với FPT, ông Hòa từng là Tổng Giám đốc Chất lượng Công nghệ khu vực châu Á-
Thái Bình Dương của tập đoàn Schneider Electric (Pháp). Về FPT, nhiệm vụ chính của ông là
giúp hiện thực hóa mục tiêu đưa tập đoàn này lọt vào top 500 trong danh sách “Forbes Global
2000” vào năm 2024.
Cùng CafeBiz nghe một số quan điểm của ông về quản trị trong doanh nghiệp Việt.
Không đổ lỗi cho hoàn cảnh, giữ chân người tài và hiểu rõ bản thân
Theo tôi, doanh nghiệp Việt Nam hiện cần lưu ý 3 điểm:
Thứ nhất, đừng đổ lỗi cho người khác mà hãy tự tìm cách cứu lấy mình. Tôi nhận thấy nhiều
doanh nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả phải thực hiện ngay tái cấu trúc chi phí. Doanh
thu không có, nhưng lại huyênh hoang đập phá, show ra những giá trị không có thực. Điều đó
hoàn toàn sai lầm. Biện pháp duy nhất của các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại là phải thắt
lưng buộc bụng đi.
Thứ hai, bằng mọi giá các doanh nghiệp phải giữ chân nhân lực của mình, không để họ ra đi theo
các công ty nước ngoài. Đây là thời điểm quan trọng nhất, lúc mà cần phải giữ lại những con
người, những gì tinh túy nhất của doanh nghiệp.
Thứ ba, đây là lúc các doanh nghiệp cần thật sự suy nghĩ tư duy làm chiến lược. Hiện tại, từ
chính phủ đến các DN lớn và nhỏ chúng ta hoàn toàn không có chiến lược, kế hoạch cụ thể.
Chúng ta chỉ có chiến lược tổng mà thiếu đi chiến lược nhỏ, trong khi đây lại là lúc thật sự cần tư
duy để tìm lối ra.
Tư duy này phải chính từ con người chúng ta, chứ không phải vay mượn từ những chuyên gia
hay người nào khác được. Thuê một chuyên gia cao cấp từ nước ngoài vào chưa chắc đã đem lại
hiệu quả bằng. Không ai có thể hiểu được chúng ta ngoài chính chúng ta. Hay lại ngồi đây tư duy

và mưu đồ về chuyện của mình. Chúng ta hiện đang suy nghĩ rất ngắn hạn.
Mọi giá trị đều cần phải có một thước đo cụ thể
Tôi nhận thấy người Việt thích nhảy vào những cái không đo được, đặc biệt là cứ hay nói về
những phẩm chất như tâm- tầm - tài. Nhưng những giá trị đấy đâu có đo được. Đó chỉ là những
giá trị mơ hồ, trong khi chúng ta phả đi vào sự cam kết, đóng gói lại giá trị thực, những giá trị
sống với thời gian. Rất nhiều người vài năm trước, chúng ta tung hô họ. Bất ngờ bong bóng vỡ
và họ rơi vào vòng tội lỗi. Qua đó có thể thấy, chúng ta đang rơi vào những đánh giá mơ hồ,
không cụ thể.
Bản thân tôi trước khi về Việt Nam đã từng làm việc ở nhiều tập đoàn đa quốc gia và quốc tế. Và
ở đó, không có mẫu nào đánh giá phẩm chất một nhân viên thông qua tâm - tầm - tài. Cái chúng
tôi cần là một giá trị có thể đem ra cam kết, những chỉ số. Chẳng hạn như cái tâm, có thể được
đánh giá qua chỉ số trách nhiệm xã hội. Chúng ta phải đưa ra những giá trị thật thay vì đi đánh
bóng câu truyện bên ngoài. Một người nói tôi có tâm mà anh lái xe của họ, nhân viên của họ
lương thấp lèo tèo thì cũng không chấp nhận được.
Tất nhiên, chúng ta không lấy tiền ra để đánh giá mọi thứ, nhưng chúng ta phải đóng gói được
những cái tài sản vô hình thành hữu hình.
“Right person”, đúng người, đúng việc, đúng tầm mới tạo nên hiệu quả.
Làm thuê nhiều năm, tôi nhận thấy lý do quyết định ở lại hay đi không hẳn là vì tiền, mà một lý
do lớn là từ sếp. Nếu có lãnh đạo cao cấp rời bỏ công ty đi thì người đầu tiên phải chịu trách
nhiệm đó là sếp trực tiếp. Ở tập đoàn phương Tây, Nếu một cán bộ “key” ra đi thì sếp trực tiếp
của cán bộ đó sẽ ngay lập tức bị trừ vào % lương.
Chẳng hạn với những người khao khát tiến lên mà trước mặt họ là một con khủng long, đã ngồi ở
đó 15 năm không bao giờ rời vị trí, thì chắc chắn họ sẽ đi. Ở Việt Nam mình thì điều này lại khá
phổ biến. Lý do đơn giản là những vị ở trên không chịu đi. Chúng ta phải đặt ra câu hỏi với cả
những lãnh đạo cao nhất của tập đoàn là họ sẽ được đánh giá thế nào, với thước đo như thế nào.
Thế nhưng hầu hết các tập đoàn ở Việt Nam, những người lãnh đạo xử sự như những ông vua,
muốn làm gì thì làm.
Chúng ta hay hô khẩu hiệu con người là giá
III. Kết luận:
Qua những phân tích về chức năng lãnh đạo của những nhà lãnh đạo tài tình cuả FPT:

- Các nhà quản tri xác địn được và đưa ra được những mục thiêu cụ thể mang tính tàm
nhìn.
- Từ sự lãnh đạo tài tình đó đã đem lại cho FPT một kết quả khá tốt.
- Giúp thấy rõ được vai trò tầm nhìn của người lãnh đạo

×