Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––
TRẦN THỊ MINH HUẾ
GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
L
L
U
U
Ậ
Ậ
N
N
Á
Á
N
N
T
T
I
I
Ế
Ế
N
N
S
S
Ĩ
Ĩ
G
G
I
I
Á
Á
O
O
D
D
Ụ
Ụ
C
C
H
H
Ọ
Ọ
C
C
THÁI NGUYÊN, 2010
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––
TRẦN THỊ MINH HUẾ
GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62 14 01 01
L
L
U
U
Ậ
Ậ
N
N
Á
Á
N
N
T
T
I
I
Ế
Ế
N
N
S
S
Ĩ
Ĩ
G
G
I
I
Á
Á
O
O
D
D
Ụ
Ụ
C
C
H
H
Ọ
Ọ
C
C
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. ĐẶNG QUỐC BẢO
2. PGS. TS. PHẠM HỒNG QUANG
THÁI NGUYÊN, 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan danh dự đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Minh Huế
4
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ và đồ thị
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 3
8. Những luận điểm bảo vệ 4
9. Những đóng góp mới của luận án 4
10. Cấu trúc luận án 5
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO
SINH VIÊN SƢ PHẠM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.2. Những khái niệm công cụ 15
1.3. Một số vấn đề về giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên sƣ phạm
hiện nay 21
1.4. Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên thông qua tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng sƣ phạm 31
1.5. Tiểu kết chƣơng 1 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
CHO SINH VIÊN THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG SƢ
PHẠM MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC 38
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 38
2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho SV thông
qua tổ chức HĐGDNGLL ở các trƣờng sƣ phạm miền núi Đông Bắc 40
2.3. Thực trạng giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên thông qua tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng sƣ phạm miền núi
Đông Bắc 48
2.4. Nghiên cứu trƣờng hợp trong giáo dục BSVHDT cho SV thông qua tổ
chức HĐGDNGLL 63
2.5. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục BSVHDT cho SVSP miền núi
Đông Bắc thông qua tổ chức HĐGDNGLL hiện nay 66
2.6. Tiểu kết chƣơng 2 68
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO
SINH VIÊN SƢ PHẠM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 69
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp 69
3.2. Biện pháp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc thông qua tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng sƣ phạm 70
3.3. Khảo nghiệm và thực nghiệm sƣ phạm 82
3.4. Bàn luận 103
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
1. Kết luận 105
2. Khuyến nghị 107
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 111
TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI 116
6
PHỤ LỤC 117
Phụ lục 1. Phiếu trƣng cầu ý kiến 117
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát sinh viên trƣớc và sau thực nghiệm 133
Phụ lục 3. Biên bản quan sát hoạt động của SV trong TNSP 140
Phụ lục 4. Một số bản thiết kế hoạt động sử dụng trong TNSP 141
Phụ lục 5. Một số nội dung giáo dục giá trị BSVHDT sử dụng trong thực
nghiệm sƣ phạm 157
Phụ lục 6. Hình ảnh văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam 164
Phụ lục 7. Thiết kế, tổ chức HĐGDNGLL nhằm giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho sinh viên sƣ phạm 167
Phụ lục 8. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo chủ đề “Giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc” 169
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTƢ :
Ban chấp hành trung ƣơng
BSVH :
Bản sắc văn hoá
BSVHDT :
Bản sắc văn hoá dân tộc
CBQLGD :
Cán bộ quản lý giáo dục
CĐ :
Cao đẳng
CN :
Công nghệ
ĐC :
Đối chứng
ĐH :
Đại học
CNH-HĐH :
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
GV :
Giảng viên, nhà giáo dục
GD&ĐT :
Giáo dục và đào tạo
HĐGDNGLL:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
KH&CN :
Khoa học và công nghệ
Nxb :
Nhà xuất bản
SV :
Sinh viên
SP :
Sƣ phạm
TƢ :
Trung ƣơng
TN :
Thực nghiệm
TNCS :
Thanh niên cộng sản
tr :
trang
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của SV về khái niệm văn hoá, bản sắc văn hoá, giáo dục
bản sắc văn hoá, HĐGDNGLL 40
Bảng 2.2. Đánh giá của sinh viên về lĩnh vực thể hiện BSVHDT 42
Bảng 2.3. Ý kiến sinh viên về vai trò của giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc
thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trƣờng sƣ phạm 43
Bảng 2.4. Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đánh giá về ý nghĩa của giáo
dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên sƣ phạm 44
Bảng 2.5. Đánh giá của sinh viên về khả năng giáo dục giá trị bản sắc văn hoá
dân tộc thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 46
Bảng 2.6. Đánh giá của GV, CBQLGD về khả năng giáo dục giá trị bản sắc
văn hoá dân tộc qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 47
Bảng 2.7. Đánh giá của sinh viên về mức độ tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp trong nhà trƣờng 49
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQLGD, GV về các HĐGDNGLL đã tổ chức
trong nhà trƣờng nhằm giáo dục BSVHDT cho SV 50
Bảng 2.9. Mức độ hứng thú của SV đối với các HĐGDNGLL do nhà
trƣờng tổ chức 52
Bảng 2.10. Mức độ tổ chức, tham gia các HĐGDNGLL của SV 53
Bảng 2.11. Hiệu quả phối hợp, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho sinh viên của các lực lƣợng giáo dục 56
Bảng 2.12. Đánh giá của GV, CBQLGD về thái độ và hành vi của SV liên
quan đến các giá trị BSVHDT 58
Bảng 2.13. Tự đánh giá của SV về tác dụng của các HĐGDNGLL đã tổ chức
trong giáo dục BSVHDT 59
Bảng 2.14. Tự đánh giá của SV về thái độ và hành vi liên quan đến các giá trị
bản sắc văn hoá dân tộc 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Bảng 2.15. Nguyên nhân dẫn đến kết quả giáo dục BSVHDT cho SVSP
thông qua tổ chức HĐGDNGLL 63
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQLGD, GV và SV về tính cấp thiết của các biện
pháp giáo dục 84
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQLGD, GV và SV về tính hiệu quả của các biện
pháp giáo dục 85
Bảng 3.3. Nhận thức của sinh viên trƣớc thực nghiệm 92
Bảng 3.4. Kết quả nhận thức của sinh viên sau thực nghiệm lần 1 92
Bảng 3.5. Kết quả nhận thức của sinh viên sau thực nghiệm lần 2 93
Bảng 3.6. Mức độ nhận thức của sinh viên sau hai lần thực nghiệm 94
Bảng 3.7. So sánh chênh lệch về nhận thức của sinh viên trƣớc và sau thực
nghiệm 95
Bảng 3.8. So sánh các tham số đặc trƣng của lớp thực nghiệm trƣớc và sau
thực nghiệm sƣ phạm 96
Bảng 3.9. Các tham số đặc trƣng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau
thực nghiệm sƣ phạm 96
Bảng 3.10. Hứng thú của sinh viên khi tham gia các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp trong chƣơng trình thực nghiệm 100
Bảng 3.11. Đánh giá của sinh viên sau thực nghiệm về ý nghĩa của
HĐGDNGLL trong chƣơng trình thực nghiệm sƣ phạm 102
10
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục BSVHDT cho SV
thông qua tổ chức HĐGDNGLL 82
Đồ thị 3.1. Kết quả nắm tri thức của sinh viên sau thực nghiệm lần 1 93
Đồ thị 3.2. Kết quả nắm tri thức của sinh viên sau thực nghiệm lần 2 94
Đồ thị 3.3. Kết quả nắm tri thức của sinh viên sau hai lần thực nghiệm 95
Đồ thị 3.4. So sánh kết quả nhận thức của sinh viên lớp thực nghiệm 97
Đồ thị 3.5. So sánh kết quả nhận thức của sinh viên lớp đối chứng trƣớc và
trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, quan hệ quốc tế đã chuyển từ phƣơng châm “cân bằng sức mạnh”
sang phƣơng châm “cân bằng lợi ích”. Trên bình diện giáo dục, các quan hệ mới
thúc đẩy giáo dục mở ra cộng đồng. Xu hƣớng quốc tế hoá càng phát triển thì càng
đòi hỏi mỗi dân tộc phải trau dồi bản sắc của mình. Không có BSDT, văn hoá dân
tộc độc đáo thì con ngƣời sẽ mất ý thức Tổ quốc. Lịch sử đang đòi hỏi chúng ta phải
tạo ra đƣợc một lớp ngƣời mới hoà nhập đƣợc vào cộng đồng thế giới mà vẫn giữ
lại đƣợc những giá trị bản sắc của con ngƣời Việt Nam.
Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc, Đảng ta coi văn hoá và con ngƣời vừa
là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó, vấn đề phát triển văn
hoá, phát triển con ngƣời thông qua hệ thống giáo dục đã đƣợc đặc biệt quan tâm.
Hội nghị lần thứ II-BCHTƢ Đảng khoá VIII (12.1998) xác định: "Mục tiêu của
giáo dục là nhằm xây dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tƣởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cƣờng xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH-HĐH đất nƣớc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; , là những
ngƣời thừa kế xây dựng xã hội vừa hồng vừa chuyên nhƣ lời căn dặn của Bác
Hồ"[27]. Từ định hƣớng đó, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là hƣớng dẫn con
ngƣời từ lối sống chƣa có giá trị đến lối sống có giá trị; giáo dục để tạo ra giá trị của
con ngƣời, phát huy và phát triển giá trị của dân tộc. Điều lệ Trƣờng ĐH cũng xác
định một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục ĐH là “Giữ gìn và phát
triển những di sản và BSVHDT” [65, Chƣơng 1, Điều 9]; “Nội dung giáo dục trong
các trƣờng ĐH phải có tính hiện đại và phát triển, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa kiến
thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn,
các môn khoa học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc ” [9, Điều 40, Mục 1].
2
Trƣờng SP là nơi đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, CBQLGD - những
ngƣời giữ vị trí chủ thể của quá trình chuyển giao văn hoá ở mọi cấp, bậc, ngành
học; chủ thể thực hiện và hƣớng dẫn lối sống văn hoá cho nhân dân. Do đặc thù của
mục tiêu đào tạo, các trƣờng SP cần hình thành, phát triển ở SV năng lực và phẩm
chất nghề nghiệp, hình thành khả năng kế thừa và phát triển nền văn hóa dân tộc để
giúp họ thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của nhà giáo dục ở các bậc học sau này.
Trong nhà trƣờng SP, HĐGDNGLL là hoạt động có nhiều ƣu thế để giáo dục
BSVHDT, phát triển nhân cách cho SV. Tuy nhiên, thực tiễn công tác giáo dục
BSDT ở các trƣờng SP chƣa đƣợc chú trọng, chƣa phát huy đƣợc ảnh hƣởng tích
cực của HĐGDNGLL trong phát triển nhân cách nghề cho SV, cơ hội để SV đƣợc
trực tiếp tham gia, tổ chức HĐGDNGLL cho chính mình chƣa nhiều; nhiều hoạt
động giáo dục ngoài giờ học đã đƣợc tổ chức nhƣng còn mang tính hình thức, khó
đo đƣợc hiệu quả. Trong khi đó, những biểu hiện tiêu cực của đời sống xã hội; sự
suy đồi về đạo đức của một bộ phận sinh viên và giáo viên trong hệ thống giáo dục
đã ảnh hƣởng xấu đến định hƣớng giá trị nhân cách nghề nghiệp và lối sống của SVSP.
Chính vì vậy mà công tác giáo dục đạo đức, giáo dục BSVHDT cho thế hệ trẻ nói chung,
SVSP nói riêng càng trở nên cấp thiết.
Từ định hƣớng giáo dục BSVHDT cho SV thông qua tổ chức HĐGDNGLL ở
trƣờng SP, chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức
HĐGDNGLL nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục BSVHDT cho SV, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trƣờng SP miền núi Đông Bắc Việt Nam hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục BSVHDT cho SVSP.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP miền núi Đông
Bắc thông qua tổ chức HĐGDNGLL.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp giáo dục BSVHDT cho SV khai thác đƣợc tiềm năng sƣ
phạm của HĐGDNGLL, phát huy những ƣu điểm xã hội của SVSP, phù hợp với
đặc thù văn hóa các dân tộc miền núi Đông Bắc; dựa vào những điều kiện về nhận
thức đúng đắn của cộng đồng, môi trƣờng vật chất và văn hóa nhà trƣờng thì sẽ
nâng cao đƣợc kết quả giáo dục BSVHDT, góp phần cải thiện chất lƣợng giáo dục
toàn diện nhân cách cho SV ở các trƣờng SP miền núi Đông Bắc hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức
HĐGDNGLL.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục BSVHDT cho SVSP miền núi Đông Bắc
thông qua tổ chức HĐGDNGLL.
5.3. Đề xuất, thực nghiệm một số biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua
tổ chức HĐGDNGLL.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu về giá trị BSVHDT Tày, Nùng khu vực
miền núi Đông Bắc Việt Nam và những cơ sở khoa học của công tác giáo dục để
xây dựng các biện pháp giáo dục BSVHDT cho SV thông qua tổ chức
HĐGDNGLL ở trƣờng SP.
6.2. Khách thể điều tra: Quá trình nghiên cứu thực tiễn đƣợc tiến hành trên 826 SV
năm thứ 2 (200 SV hệ ĐH, 626 SV hệ CĐ) và 240 GV, CBQLGD tại các trƣờng:
ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, CĐSP Thái Nguyên, CĐSP Bắc Kạn, CĐSP Hà Giang.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về văn
hoá, giáo dục phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời thời kì CNH-HĐH.
Nghiên cứu giáo dục BSVHDT trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách cho SV trên quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử; quan điểm giáo dục giá trị,
quan điểm tâm lý học hoạt động.
4
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phƣơng pháp tổng hợp, hệ
thống hoá, phân tích tài liệu; phƣơng pháp lịch sử.
7.2.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phƣơng pháp điều tra bằng
ankét, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp trò chuyện, phƣơng pháp chuyên gia,
phƣơng pháp khảo nghiệm và thực nghiệm sƣ phạm, phƣơng pháp nghiên cứu
trƣờng hợp và phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
7.2.3. Các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp kiểm định giả thuyết.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trong xu thế phát triển ngày nay, BSVHDT đƣợc coi là vấn đề sống còn đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu mới, những tri thức văn hoá
bản địa, địa phƣơng cần đƣợc nghiên cứu xây dựng thành chƣơng trình GD&ĐT, sử
dụng phƣơng pháp và biện pháp tác động phù hợp để hình thành cho ngƣời học.
8.2. Trong trƣờng SP, HĐGDNGLL cùng với những bài giảng nội khóa là một sự bổ
sung lẫn nhau hình thành cho ngƣời học nhân cách văn hoá, nhân cách nghề dạy học.
8.3. Để đảm bảo hiệu quả giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức
HĐGDNGLL trong nhà trƣờng SP thì hoạt động này phải phục vụ mục tiêu giáo
dục nhân cách nghề dạy học cho SV, mục tiêu giáo dục nhân cách văn hoá; đảm bảo
tính kế hoạch, tính thiết thực, quán triệt đƣợc đặc trƣng vùng và yêu cầu của đất
nƣớc, biết xã hội hoá và có cơ chế phối hợp hài hoà các nguồn lực, không làm cho
nhiệm vụ GD&ĐT của nhà trƣờng bị quá tải.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản về BSVHDT Việt Nam và BSVHDT
dân tộc Tày - Nùng vùng Đông Bắc Việt Nam; góp phần khẳng định giáo dục BSVHDT
là nhiệm vụ cấp thiết của quá trình đào tạo giáo viên ở các trƣờng SP hiện nay.
- Xây dựng đƣợc nhiệm vụ, nội dung giáo dục BSVHDT cho SV trong nhà
trƣờng SP nói chung, nội dung giáo dục BSVHDT cho SVSP vùng Đông Bắc nói
riêng và chỉ ra đƣợc HĐGDNGLL là con đƣờng hiệu quả để giáo dục BSVHDT cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
SVSP, góp phần làm phong phú thêm lý luận về giáo dục BSVHDT thông qua các
HĐGDNGLL trong nhà trƣờng.
9.2. Về thực tiễn
- Đánh giá đƣợc thực trạng giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức
HĐGDNGLL ở các trƣờng SP miền núi Đông Bắc hiện nay.
- Xây dựng đƣợc 6 biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua
HĐGDNGLL, đó là: (1). Truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục BSVHDT
cho SVSP thông qua tổ chức HĐGDNGLL; (2). Cải tiến nội dung chƣơng trình
GD&ĐT ở các trƣờng SP; (3). Đổi mới phƣơng pháp, hoàn thiện hình thức giáo dục
BSVHDT thông qua tổ chức HĐGDNGLL; (4). Tăng cƣờng điều kiện cho các hoạt
động giáo dục BSVHDT; (5). Hoàn thiện các thiết chế, cơ chế phối hợp hiện nay; (6).
Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá; uốn nắn lệch lạc, nhân rộng điển hình tiên tiến.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm tƣ liệu để các trƣờng SP tổ
chức tốt hơn công tác giáo dục BSVHDT cho SV. Luận án có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong tổ chức HĐGDNGLL và hoạt động tập thể nói chung.
10. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Lý luận về giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên sƣ phạm
thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chƣơng 2. Thực trạng giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên thông qua tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng sƣ phạm miền núi Đông Bắc.
Chƣơng 3: Biện pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sƣ phạm
thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Ngoài ra, luận án còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham
khảo và Phụ lục.
6
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về văn hóa
1.1.1.1. Ở phƣơng Tây
Thuật ngữ văn hóa (tiếng Anh là “culture”) đã đƣợc sử dụng từ rất sớm trong
ngôn ngữ nhân loại. Theo nghiên cứu của W.Vundt (nhà ngôn ngữ học ngƣời Đức),
thuật ngữ này xuất hiện từ thời cổ đại ở châu Âu; bắt nguồn từ động từ “cultus”
tiếng Latin, đƣợc dùng theo hai nghĩa: Nghĩa đen là “cultus agri”-“trồng trọt ngoài
đồng” (canh tác trong nông nghiệp) và nghĩa bóng là “cultus animi” - “trồng trọt
tinh thần” (giáo dục, vun trồng lý trí, bồi dƣỡng tâm hồn con ngƣời). Cũng theo các
nghiên cứu, Ciceron (106-43TCN) (nhà chính trị, nhà hùng biện thời Lamã) đã nói
tới thuật ngữ này trong thành ngữ nổi tiếng: “Filosofia cultura animi est”, nghĩa là:
“Triết học là văn hóa (sự vun trồng) tinh thần” [64], [73].
Ngƣời đầu tiên sử dụng khái niệm văn hóa với nghĩa một khái niệm khoa học
là Puferdorf-nhà nghiên cứu pháp luật ngƣời Đức. Theo ông, văn hóa là cái đối lập
với tự nhiên, là toàn bộ những gì con ngƣời tạo ra và đề xuất trong hoạt động của
chính mình [34, tr26].
Văn hóa chỉ đƣợc coi là đối tƣợng nghiên cứu của khoa học bắt đầu từ năm
1855, khi Klemm (Đức) cho xuất bản cuốn “Khoa học chung về văn hóa” (The
Science of Culture). Trong cuốn sách này, ông đã trình bày sự phát sinh, phát triển
toàn diện của loài ngƣời nhƣ là sự phát triển văn hóa của một cá thể đơn nhất. Lần
đầu tiên, lịch sử đƣợc nghiên cứu nhƣ là lịch sử xã hội, lịch sử văn hóa. Nhờ đó, văn
hoá hiện diện nhƣ một đối tƣợng của khoa học riêng biệt. Klemm đƣợc coi là ngƣời
đặt nền móng đầu tiên cho môn “Lịch sử văn hóa” trong khoa học.
Cùng với Klemm (Đức), ở các nƣớc Anh-Mỹ, E.B.Taylor đƣợc coi là ông tổ
sáng lập ra môn “Nhân học văn hóa” khi ông cho xuất bản cuốn “Văn hóa nguyên
thủy” (Primitive Culture) tại Luân Đôn năm 1871. Thuật ngữ “văn hoá học” (tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Đức là Kulturkunde, tiếng Anh là Culturology) xuất hiện vào năm 1898 tại Đại hội các
giáo viên sinh ngữ họp tại Viên (nƣớc Áo), nhƣng đến khi công trình The Science of
Culture của L.White xuất bản tại Mỹ năm 1949, mới trở thành phổ biến [64, tr21].
Cho đến nay, ở phƣơng Tây đã có trên 400 định nghĩa về văn hoá của các nhà
nghiên cứu chuyên nghiệp, có uy tín khoa học thuộc các trƣờng phái nhƣ: Trƣờng
phái nhân học Mỹ; Trƣờng phái tiến hoá-văn hoá; Trƣờng phái “khoa học lịch sử
mới” (Pháp); Trƣờng phái Amxtécđam (Hà Lan); Trƣờng phái nhân học - địa lý và
trƣờng phái lịch sử - tinh thần (Đức); Trƣờng phái lịch sử - văn hoá.
Trong các nghiên cứu về vấn đề này thời gian gần đây có thể kể đến tác phẩm
Future Shock (New York.1970) của Toffer Alvin-nhà xã hội học ngƣời Mỹ, hai tác
phẩm của nhà báo Thomas L.Friedman là The Lexus and the Olive Tree (New
York.2000) [24] và The World is Flat (New York.2005) [23] nhƣ là những tác phẩm
tiêu biểu. Các tác giả đã phân tích và đƣa ra một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống toàn
cầu hoá hiện đại đang ảnh hƣởng mạnh mẽ đến văn hoá, truyền thống của các quốc gia,
dân tộc. Ở đây, khái niệm văn hóa đƣợc nhìn nhận, phân tích sâu ở tầng bậc sự thay đổi
các giá trị cũng nhƣ hình thức biểu hiện của nó trong cuộc sống đƣơng đại và xu thế phát
triển của văn hoá trong tƣơng lai.
Nhìn chung, văn hoá với tính chất là một thuộc tính của con ngƣời đã đƣợc
nghiên cứu từ rất sớm. Mặc dù đã hình thành văn hoá học thì trong nghiên cứu về
khoa học này ở phƣơng Tây vẫn thể hiện mối quan hệ rất chặt chẽ giữa nó với các
khoa học liên cận nhƣ lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, văn học.
1.1.1.2. Ở phƣơng Đông
Chữ “Văn” trong ngôn ngữ cổ Trung Quốc không chỉ nói tới vẻ ngoài, cái đƣợc
biểu hiện ra bên ngoài (quần áo, diện mạo, ngôn ngữ) mà chủ yếu nhấn mạnh vào những
cái đƣợc biểu hiện trong đời sống xã hội nhƣ điển chƣơng, chế độ, phong tục, đạo đức
“Văn hóa thời xƣa là văn trị giáo hóa, lễ nhạc, điển chƣơng, chế độ” [35, tr1-17].
1.1.1.3. Nghiên cứu về văn hóa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lý luận về văn hóa của chủ nghĩa Mác lấy con ngƣời làm hạt nhân cơ bản.
Trong cuốn “Bản thảo kinh tế học”, C.Mác viết: “Chúng ta nhận thấy lịch sử của
8
công nghiệp và sự tồn tại của nền công nghiệp là quyển sách mở cửa của các lực
lƣợng bản chất ngƣời” [42,tr3]. Ở tác phẩm khác, tác giả nhận định: “Căn cứ vào
mức độ tự nhiên đƣợc con ngƣời biến thành bản chất ngƣời, tức là mức độ tự
nhiên đƣợc con ngƣời khai thác, cải tạo có thể xét đƣợc trình độ văn hoá chung
của con ngƣời” [43, tr578]. Nhƣ vậy, văn hóa trƣớc hết là sự đối tƣợng hóa lực
lƣợng bản chất ngƣời, trung tâm là toàn bộ hoạt động lao động sáng tạo, giao tiếp và
sự phát triển nhân cách. Trên cơ sở lý luận về thực tiễn và lý luận về hình thái ý
thức xã hội, C.Mác đã nêu lên các chức năng nhận thức và biến đổi thế giới của văn
hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử tƣ tƣởng triết học, C.Mác đã xây dựng mối quan hệ
nhiều chiều của văn hóa: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; truyền thống và đổi
mới trong văn hóa. Sau này, Lênin đã phát triển ý tƣởng của C.Mác vào thực tiễn cụ
thể của cuộc cách mạng vô sản ở nƣớc Nga và xây dựng học thuyết về cuộc cách
mạng văn hóa trong đó khẳng định văn hóa mới là văn hóa có tính Đảng vô sản.
Văn hóa đƣợc tách khỏi tự nhiên để xác lập các quan hệ nhân tính song văn
hóa không nằm ngoài tự nhiên. C.Mác cũng đã nói rằng: “Có thể xét đoán trình độ
văn hóa chung của con người khi bản chất người trở thành tự nhiên đối với con người,
hoặc tự nhiên trở thành bản chất của con người” [44, tr115]. Hệ tƣ tƣởng triết học, văn
hóa học Mác-Lênin đã tạo ra một khuynh hƣớng mới trong nghiên cứu lý luận về
văn hóa và hoạt động văn hóa của loài ngƣời.
1.1.2. Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở một số nước trên thế giới
1.1.2.1. Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc ở Trung Quốc
Về mục tiêu của giáo dục BSVH: Mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục
BSVHDT ở Trung Quốc là làm phấn chấn tinh thần dân tộc. Sở dĩ nhƣ vậy là do
địa vị đặc thù của Trung Quốc trong tiến trình hiện đại hóa thế giới. Trong lịch sử
mấy nghìn năm của loài ngƣời, đã từng tồn tại một nền văn minh Trung Hoa nở rộ.
Tuy nhiên, do tiến hành CNH-HĐH muộn nên hiện nay, Trung Quốc vẫn còn là một
nƣớc đang phát triển, tình hình này đã tạo ra một áp lực to lớn trong tâm lý dân tộc,
sự tồn tại lâu dài của áp lực này rất dễ làm cho lòng tự tôn, tự hào dân tộc bị suy
giảm, ảnh hƣởng xấu đến tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Bởi vậy, làm phấn
chấn tinh thần dân tộc là mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở Trung Quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Tinh thần của văn hoá dân tộc Trung Hoa là một hệ thống tƣ tƣởng bao gồm
các mặt “trời - ngƣời” hợp một (thiên nhân hợp nhất), “ngƣời là gốc” (dĩ nhân vi
bản), “vững mạnh làm nên công tích” (cƣơng kiện hữu quy), “quý chuộng khoan
hòa và trung dung” (quý hòa thƣợng trung), trong đó thì “vững mạnh làm nên công
tích” là hạt nhân cơ bản. Tinh thần này chính là tinh thần tiến thủ không ngừng, nó có lợi
cho việc thúc đẩy sự biến đổi xã hội, đây cũng chính là phƣơng châm của giáo dục
truyền thống văn hoá cho ngƣời học ở Trung Quốc.
Nội dung giáo dục BSVH ở Trung Quốc: Văn hóa Trung Quốc có nhiều đặc
điểm nhƣng nói chung, nó là văn hóa thuộc loại hình luân lý (hay văn hóa đạo đức),
đây là đặc trƣng có tính điển hình và tiêu biểu nhất. Trong nội dung giáo dục văn
hóa truyền thống dân tộc, Trung Quốc quan tâm đến giáo dục các giá trị đạo đức chi
phối mối quan hệ giữa quân -thần, cá nhân và Nhà nƣớc, với bản thân: “Thiên hạ
hƣng vong, kẻ sất phu có trách nhiệm” (thiên hạ hƣng vong, sất phu hữu trách); “lo
trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ” (tiên thiên hạ chi ƣu nhi ƣu, hậu thiên hạ chi lạc nhi
lạc; “cái gì mình không muốn thì đừng làm điều đó cho ngƣời khác” (kỉ sở bất dục,
vật thi ƣ nhân); “quý phú không thể làm chìm đắm, uy vũ không thể buộc khuất
phục, bần tiện không thể làm chuyển di” (phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng
khuất, bần tiện bất năng di). Ngoài ra, Trung Quốc còn quan tâm giáo dục cho
ngƣời học những đức tính tốt đẹp nhƣ nhân ái, hiếu đễ, khiêm tốn, hòa nhã, chuộng
lễ; thành thực, kiềm chế bản thân để phụng sự sự nghiệp chung, thấy lợi phải nghĩ
đến nghĩa, trung trinh yêu nƣớc và Trung Quốc quan tâm đúng mức đến quá trình
tiếp biến và thích ứng với các giá trị văn hoá phƣơng Tây để hội nhập và phát triển.
Đây cũng chính là đƣờng hƣớng giáo dục phù hợp với quy luật phát triển xã hội và
phát triển văn hoá mà hầu hết các nƣớc trên thế giới đã lựa chọn hiện nay.
Phương pháp giáo dục BSVH của Trung Quốc: nền giáo dục Trung Quốc đã
phát huy những ảnh hƣởng tích cực của các phƣơng pháp giáo dục truyền thống và
tiếp thu các phƣơng pháp giáo dục của phƣơng Tây trên cơ sở tâm lý học hiện đại
nhƣ phƣơng pháp trò chơi, phƣơng pháp thảo luận, phƣơng pháp diễn đàn,…bằng
việc thực hiện chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ học và chƣơng trình dạy
10
học các môn học có ƣu thế trong nhà trƣờng nhƣ môn Ngữ văn, Lịch sử; ngay cả
việc giảng dạy môn Vật lý cũng có nhiều nội dung đƣợc đƣa vào nhƣ 4 phát minh
lớn của Trung Quốc cống hiến cho thế giới (về thuốc nổ, la bàn, giấy, kỹ thuật in
ấn), trí tuệ trong “phép tính cửu chƣơng”, việc ghi chép về sao chổi Halay từ thời
Tiên Tần… Đây đều là những nội dung tốt để giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc và bồi
dƣỡng lòng tự hào, tự tin dân tộc cho ngƣời học [11], [12].
1.1.2.2. Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc ở Nhật Bản
Do sớm nhận thức đƣợc vai trò của yếu tố nội lực đối với sự phát triển đất
nƣớc. Nhật Bản đã rất quan tâm đến việc phát hiện và khai thác những giá trị văn hoá
truyền thống để cố kết sức mạnh của toàn cộng đồng vào mục tiêu CNH-HĐH đất nƣớc.
Ở giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH, sự hấp dẫn của văn minh phƣơng
Tây đã hình thành nên xu hƣớng “phƣơng Tây hoá” ồ ạt, ảnh hƣởng đến lối sống
của một bộ phận lớn ngƣời dân Nhật đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, tác hại của nó
đã đƣợc nhận thức và hàn gắn bởi đạo luật bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá ban
hành năm 1897. Kể từ đó, các yếu tố văn hoá ngoại lai trở thành chất men kích thích
sức sáng tạo và năng động của văn hoá truyền thống. Các yếu tố bản địa đƣợc phục
hồi trong sự hấp dẫn của nó với những định hƣớng giá trị mới. Việc chính phủ Nhật
Bản ban hành bộ luật “Bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá” (năm 1950) và “Chính
sách văn hoá Nhật Bản, những vấn đề hiện tại và tƣơng lai” (năm 1991) đã có ý nghĩa
pháp lý cho việc thực thi các hoạt động bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hoá.
Để thực hiện tốt công tác giáo dục BSVHDT cho cộng đồng, chính phủ Nhật
Bản cho thành lập Cục văn hoá Nhật Bản vào năm 1960 (chữ viết tắt tiếng Anh là
ACA). Đây là cơ quan trực thuộc MEXT (Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Nhật
Bản), là bộ máy hành chính đƣợc tổ chức theo chiều dọc với nhiệm vụ và chức năng
điều hành các hoạt động văn hoá từ TƢ đến địa phƣơng. Hoạt động của ACA đƣợc
thực hiện thông qua các chƣơng trình văn hoá, giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.
Công tác giáo dục BSVHDT trong trƣờng học đƣợc thúc đẩy thông qua các
hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ học. Với chủ trƣơng phát triển đất nƣớc trong
sự kết hợp của truyền thống Nhật Bản và kỹ thuật phƣơng Tây, nội dung giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
BSVHDT dựa trên luân lý Nho gia gắn với những giá trị BSVH hình thành trong
tiến trình phát triển lịch sử đã đƣợc xây dựng thành chƣơng trình lồng ghép vào các
môn học và những hoạt động giáo dục phong phú. Hoạt động bảo tồn và phát triển
văn hoá ở Nhật Bản trong những năm qua còn đặc trƣng bởi những nỗ lực đẩy
mạnh quá trình giao lƣu, trao đổi, hợp tác quốc tế về văn hóa [13].
1.1.2.3. Giáo dục truyền thống văn hoá ở Singapore
Để phát triển đất nƣớc, Singapore chủ trƣơng xây dựng một nền văn hóa vừa
phải kế thừa đƣợc truyền thống và phù hợp với đặc điểm đất nƣớc lại vừa phải thu
hút đƣợc tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác. Trong bài viết “Phát triển kinh tế của
Singapore với văn hóa Nho gia”, tác giả WangHanDi đã dẫn lời tổng thống Lý
Quang Diệu nói về vấn đề này trƣớc ngƣời dân Singapore: “Chúng ta kết hợp đặc
trƣng sáng kiến, sức sáng tạo và sức sản xuất của ngƣời Mỹ, chúng ta cũng học tập
kinh nghiệm của ngƣời Nhật Bản nhƣng tuyệt đại đa số nhân dân chúng ta phải giữ
đƣợc đặc tính của chúng ta không giống nhƣ ngƣời Mỹ hoặc ngƣời Nhật Bản” [11].
Để thực hiện quan điểm chiến lƣợc đó, về nội dung giáo dục, Singapore đã
phát huy các giá trị cốt lõi đƣợc coi là tinh hoa của văn hóa Nho gia, gồm tám đức
tính: “Trung, hiếu, nhân, ái, lễ, nghĩa, liêm, sỉ”. Đây là những phẩm chất cơ bản chi
phối các mối quan hệ của con ngƣời về phƣơng diện xã hội và gia đình. Bằng các
nội dung phù hợp với đặc điểm của từng loại đối tƣợng, nhiều hình thức khác nhau
đã đƣợc sử dụng để giáo dục rộng rãi các đức tính đó. Ở cấp độ xã hội, các cuộc vận
động về giao tiếp lễ độ, tuần trung thành, tuần yêu kính ngƣời già, tuần ý thức quốc
dân đã đƣợc tổ chức thƣờng niên. Chƣơng trình giáo dục quốc gia đƣợc xây dựng
và đƣa vào thực hiện trong hệ thống giáo dục chính quy và phi chính quy ngay từ
bậc học mầm non đến giáo dục cho ngƣời lớn. Ở các trƣờng tiểu học và trung học,
bên cạnh những chƣơng trình giáo dục kĩ năng sống và tinh thần hiện đại, bao giờ
cũng chú ý đặc biệt đến giáo dục đạo đức truyền thống với những sách giáo khoa
nhƣ “Luân lý Nho gia”… Trong các chƣơng trình giáo dục bậc trung học và đại
học, tuỳ vào từng chuyên ngành đào tạo, nội dung giáo dục truyền thống văn hoá
cũng đƣợc xây dựng thành các chuyên đề và học phần bắt buộc hay tự chọn; các
12
chƣơng trình đáp ứng nhu cầu và hứng thú cá nhân giúp ngƣời học tìm hiểu và phát
triển nền văn hoá. Nhà trƣờng bắt tay với trung tâm văn hoá, thiết chế nhà nƣớc về
văn hoá, chính trị, lịch sử để tổ chức hoạt động văn hoá cho thanh thiếu niên và mở
các trung tâm, câu lạc bộ hoạt động văn hoá nghệ thuật trong các đơn vị giáo dục để tạo
môi trƣờng và điều kiện hoạt động cho ngƣời học. Ngoài ra, Singapore còn kiểm soát
chặt chẽ các sản phẩm văn hoá nƣớc ngoài, đặc biệt là phim ảnh đến từ phƣơng Tây [11].
1.1.2.4. Một số nhận xét về công tác giáo dục BSVHDT ở các nƣớc
Trong thời đại toàn cầu hoá và CNH-HĐH, những nƣớc có truyền thống văn
hoá phát triển hết sức quan tâm đến việc giáo dục giá trị bản sắc văn hoá cho ngƣời
học, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhìn chung, các nƣớc đều chủ trƣơng xây dựng một nền
văn hóa vừa phải kế thừa đƣợc truyền thống dân tộc lại vừa phải thu hút đƣợc tinh
hoa của nhiều nền văn hóa khác, đặc biệt là văn hoá phƣơng Tây. Giáo dục văn hoá
cho thế hệ trẻ ở các nƣớc trên thế giới đƣợc thực hiện thông qua nhiều con đƣờng:
Thứ nhất, ở cấp độ nhà nƣớc, ban hành luật, bộ luật và chính sách định hƣớng quá
trình tổ chức hoạt động văn hoá; thành lập tổ chức chuyên trách có chức năng quản
lý điều hành từ TƢ đến địa phƣơng. Thứ hai, thực hiện HĐGDNGLL trong chƣơng
trình GD&ĐT từ bậc mầm non đến trung học (lồng ghép nội dung giáo dục
BSVHDT trong trò chơi dân gian để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo và
học sinh ở các bậc học; xây dựng và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thể hiện và sáng
tạo giá trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa mới gắn với các chủ đề, chủ điểm
ƣu thế của HĐGDNGLL). Thứ ba, xây dựng chuyên đề và học phần bắt buộc hay tự
chọn; chƣơng trình đáp ứng nhu cầu, hứng thú cá nhân của ngƣời học về tìm hiểu và
phát triển nền văn hoá. Thứ tư, nhà trƣờng bắt tay với trung tâm văn hoá, chính trị
tổ chức hoạt động cho thanh thiếu niên; tổ chức những hoạt động văn hóa ở cấp độ
xã hội. Thứ năm, đẩy mạnh quá trình giao lƣu, trao đổi, hợp tác quốc tế để giới
thiệu và quảng bá văn hoá ra thế giới. Thứ sáu, kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm văn
hoá đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài, đặc biệt là phim ảnh đến từ phƣơng Tây.
Kinh nghiệm ở các nƣớc cho thấy công tác giáo dục BSVHDT cho ngƣời học
không chỉ là nhiệm vụ, chức năng của giáo dục nhà trƣờng mà còn là hoạt động có ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nghĩa chung của các tổ chức giáo dục xã hội và mọi ngƣời dân. Việc thực hiện đồng
bộ và phối hợp thống nhất các lực lƣợng từ trung ƣơng đến địa phƣơng là điều kiện
cần thiết, đảm bảo cho quá trình phát triển văn hoá trong mối quan hệ hữu cơ với sự
phát triển bền vững nền kinh tế, xã hội.
1.1.3. Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh, sinh viên ở Việt Nam
Ngay từ những ngày đầu ra đời nƣớc Việt Nam mới, công tác giáo dục văn
hoá đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta chú trọng thực hiện. Trong chƣơng
trình GD&ĐT ở các cấp bậc học, những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đã
đƣợc lựa chọn, xây dựng thành các hoạt động hữu ích và tổ chức cho ngƣời học.
Giáo dục BSVHDT nhấn mạnh vào các giá trị cốt lõi của văn hoá dân tộc nhƣ lòng
yêu nƣớc, tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết, lòng yêu thƣơng con ngƣời, cần cù
trong lao động, kiên cƣờng trong đấu tranh với thiên nhiên và các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó, những giá trị văn hoá bản sắc của từng dân tộc, tộc ngƣời, từng vùng
văn hoá cũng đƣợc coi trọng, lựa chọn và giáo dục cho thanh thiếu niên.
Con đƣờng cơ bản để giáo dục BSVHDT cho ngƣời học là tổ chức hoạt động
giáo dục trong nhà trƣờng nhƣ hoạt động dạy học, hoạt động sinh hoạt tập thể. Cùng
với công tác giáo dục của hệ thống nhà trƣờng đã hình thành phong trào xây dựng
và thực hiện lối sống văn hoá trong toàn xã hội. Nhờ đó, các giá trị văn hoá truyền
thống tốt đẹp của của dân tộc đƣợc bảo tồn, phát triển song song với quá trình tiếp
nhận và cải biến các giá trị văn hoá mới và loại bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời đã
và đang đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc theo định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc.
Song song với quá trình giáo dục về văn hoá, công tác nghiên cứu về giáo dục
BSVHDT cũng đƣợc quan tâm. Những năm gần đây, nhiều công trình đã đi sâu
nghiên cứu về giáo dục giá trị cho học sinh thông qua tổ chức HĐGDNGLL ở
trƣờng phổ thông. Tiêu biểu là giáo trình chuyên khảo về Giáo dục học đƣợc sử
dụng trong các trƣờng cao đẳng và đại học sƣ phạm nhƣ: Giáo dục học (Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1987) và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng Trung học cơ
sở (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003) của tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt; Thực hành tổ
14
chức hoạt động giáo dục (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002); Tổ chức hoạt động giáo dục
(Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995) của tác giả Hà Nhật Thăng và Lê Tiến Hùng. Đây là
những nghiên cứu cơ bản về lý luận giáo dục và thực hành tổ chức HĐGDNGLL ở
trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, tiếp cận hệ thống về lý luận tổ chức HĐGDNGLL thì chƣa
đƣợc những công trình này thể hiện rõ. Một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lý luận và
lịch sử giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Thành, Bùi Ngọc Diệp về tổ chức HĐGDNGLL
ở trƣờng phổ thông bảo vệ tại Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục, Trƣờng ĐHSP
Hà Nội cũng thể hiện những nghiên cứu về lĩnh vực này.
Năm học 2006 - 2007, chƣơng trình HĐGDNGLL đƣợc đƣa vào thực hiện
chính thức ở bậc trung học phổ thông. Đây là sự khẳng định về lý luận và thực tiễn
vai trò của HĐGDNGLL trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Tuy
nhiên, chƣa có một công trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống về tổ chức
HĐGDNGLL ở các trƣờng CĐ và ĐH đặc biệt là ở các trƣờng sƣ phạm. Những
công trình khoa học sau đây vừa là kết quả tổng kết kinh nghiệm, vừa là định hƣớng
cho quá trình nghiên cứu luận án từ lý luận đến thực tiễn:
Tài liệu của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Hồ Chí Minh có ý nghĩa cơ sở
phƣơng pháp luận. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Khoá VII,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II,V Ban chấp hành TW Khoá VIII, Chỉ thị của Đảng,
Nhà nƣớc về công tác tƣ tƣởng, văn hoá, giáo dục. Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhƣ: “Về giáo dục thanh niên” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992), “Bàn về công tác
giáo dục” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970) cùng những tác phẩm khác đã đƣợc công bố
trong “Hồ Chí Minh toàn tập” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995-1996).
Các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn vấn đề văn hoá, giáo dục
BSVHDT của nhiều tác giả đã xuất bản nhƣ: “Mấy vấn đề xây dựng và phát triển
nền văn hoá ở nước ta hiện nay” (1999) của tác giả Hoàng Vinh; “Từ hiện đại đến
truyền thống” (1996) của tác giả Trần Đình Hƣợu; “Xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (2001) của Nguyễn Khoa Điềm; “Văn hoá,
truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ” (1976) của tác giả Phan Ngọc
Liên và Nguyễn Cảnh Minh; “Về nguồn bản sắc dân tộc” (2001) của Đông Phong;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
“Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” (2001) của tác giả Trần Ngọc Thêm; “Giáo dục
hệ giá trị đạo đức nhân văn” (1998) của tác giả Hà Nhật Thăng; “Giáo dục bản sắc
văn hoá dân tộc” (2002) của tác giả Phạm Hồng Quang; “Thực trạng và giải pháp
giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho thanh niên, học sinh, sinh viên
trong chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kì CNH-HĐH đất
nước” (9/2001) của tác giả Trần Kiều và cộng sự. Một số công trình của tác giả
Phạm Minh Hạc nhƣ: “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH-
HĐH” (2001); “Nghiên cứu con người” (2001). Trong đó, công trình “Giáo dục bản
sắc văn hoá dân tộc” (2002) của tác giả Phạm Hồng Quang đã thể hiện một số
nghiên cứu cơ bản về giáo dục BSVHDT cho SVSP. Tác giả đã đề cập đến ý nghĩa
của giáo dục BSVHDT và các con đƣờng để giáo dục BSVHDT cho sinh viên trong
nhà trƣờng SP. Ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu trên đã tổng
hợp một số kinh nghiệm cụ thể, khái quát thành những nguyên tắc lý luận, cung cấp
cho chúng tôi cơ sở khoa học về vấn đề văn hoá, BSVHDT, giáo dục BSVHDT trên
các mặt phƣơng pháp luận, giáo dục học.
Tóm lại: Trong những công trình khoa học trên chƣa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức HĐGDNGLL.
Những điểm còn thiếu này đã thu hút sự quan tâm của chúng tôi, nhằm tạo lập cơ sở
khoa học để đề xuất khuyến nghị và biện pháp giáo dục BSVHDT cho SV thông qua tổ
chức HĐGDNGLL, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các trƣờng SP hiện nay.
1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Văn hóa
Thuật ngữ văn hóa đã xuất hiện từ lâu trong ngôn ngữ nhân loại nhƣng cho đến nay
vẫn là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định [50], [51].
UNESCO đã nhìn nhận khái niệm này theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa
rộng, văn hóa là một phức thể, tổng hợp các đặc trƣng, diện mạo về tinh thần, vật chất
khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã
hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chƣơng mà cả lối sống, những quyền
cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngƣỡng… Theo