Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ công cụ Bản đồ Tư duy trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực dạy và học. Ở Việt Nam vài năm gần đây Bản đồ Tư duy cũng đã được sử
dụng nhiều, tuy nhiên chưa phát triển mạnh. Đặc biệt với cấp trung học phổ thông việc sử dụng Bản
đồ Tư duy trong dạy và học còn hạn chế, sử dụng phần mềm vẽ Bản đồ Tư duy vẫn chưa phổ biến.
Vì vậy việc thực hiên đề tài “ Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học sinh học 10” là rất cần thiết.
2. Mục đích của đề tài
Tìm hiểu về Bản đồ Tư duy và sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học môn sinh học 10
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu vai trò của Bản đồ Tư duy
- Tìm hiểu cách thiết kế Bản đồ Tư duy
- Tìm hiểu phần mềm vẽ Bản đồ Tư duy iMindMap5
- Thiết kế một số Bản đồ Tư duy trong dạy học một số tiết sinh học 10
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Bản đồ Tư duy
- Một số tiết học trong chương trình sinh học 10
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu về lý thuyết Bản đồ Tư duy, qua đó nghiên cứu được vai trò và cách thiết kế Bản đồ
Tư duy.
- Thiết kế một số Bản đồ Tư duy sinh học 10 trên phần mềm iMindMap5
1
Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Giới thiệu chung
Trong dạy học, việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức luôn là một trong
những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm hướng các em đến một
phương cách học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức
mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình
ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt:
ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công
cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy.
2. Khái niệm Bản đồ Tư duy
Theo Tony Buzan: “Bản đồ Tư duy là công cụ tổ chức tư duy nền tảng. Bản đồ Tư duy là
phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
Nó là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó”.
3. Vai trò của Bản đồ Tư duy
Bản đồ Tư duy là một công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực giảng
dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn, vì nó giúp giáo viên và học sinh
trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm
tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường
khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v…
3. Nguyên lý của Bản đồ Tư duy
Bản đồ Tư duy được xây dựng dựa trên kỹ thuật họa hình và sự kết nối.
- Bản đồ Tư duy là phản ánh quá trình tư duy và khả năng thu nhận hình ảnh của bộ não. Bộ
não của chúng ta hoạt động theo nguyên lý tiếp nhận hình ảnh và kết nối giữa các mạng lưới nơron
thần kinh tạo ra sự liên tưởng. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối
liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ
và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. Vì vậy Bản đồ Tư duy hoạt
động cũng dựa vào hình ảnh và mạng lưới liên tưởng. Bản đồ Tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách
thức mà não bộ chúng ta hoạt động.
- Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã
huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết
giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.
4. Thiết kế Bản đồ Tư duy
2
Có thể tạo Bản đồ Tư duy trên giấy bằng bút chì màu, bút lông hoặc bằng phần mềm maind
mapping
4.1. Các bước lập Bản đồ Tư duy
Bước 1. Chọn từ trung tâm
Từ trung tâm thường là tên của một bài, một chương, một chủ đề hay một nội dung kiến thức
cần khai thác.
Từ trung tâm nên gắn với hình ảnh của chủ đề. Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn
từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được
vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
Ví dụ: Lập bản đồ tư duy cho Bài 5 ‘Prôtêin’ trong sinh học 10 cơ bản (NXB Giáo Dục) thì
từ trung tâm là ‘Prôtêin’
Bước 2. Vẽ nhánh cấp 1
Nhánh cấp 1 là các nội dung chính (tên các đề mục) của bài học hay của chủ đề trung tâm.
Ví dụ: Nhánh cấp 1 của Bài 5 ‘Prôtêin’ là 2 mục lớn của bài.
Bước 3. Vẽ nhánh cấp 2, 3, 4, … và hoàn thiện Bản đồ Tư duy.
Các nhánh con cấp 2, 3, 4, … là các ý nhỏ của các nhánh liền trước nó. Cách lập cũng tương
tự nhánh cấp 1. Ví dụ: Nhánh cấp 2, 3, 4 … của Bài 5 ‘Prôtêin’ là các ý của từng mục.
3
4.2. Một số chú ý khi vẽ Bản đồ Tư duy
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
3. Nối các nhánh cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1,…
bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau.
4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong.
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ
ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với đường thẳng
7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
8. Có thể chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho đẹp, rõ ràng,
9. Một số điều cần tránh khi vẽ Bản đồ Tư duy
- Tránh ghi lại cả đoạn văn dài
- Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
4.3. Thiết kế Bản đồ Tư duy trên máy tính bằng phần mềm iMindMap 5
Sau khi cài đặt, khởi động thì các bước tạo bản đồ mới như sau:
1) Tạo biểu tượng cho “ý tưởng trung tâm” (Central Idea) :
Nhấn chuột vào nút New
Nhấn chọn 1 hình nền cho Central Idea
Central Idea xuất hiện trên bản đồ
2) Chỉnh sửa Central Idea :
a/ Thay đổi tiêu đề :
4
Click đúp chuột vào Central Idea, gõ tiêu đề mới vào rồi gõ Enter
Central Idea với tiêu đề
b/ Định dạng cho tiêu đề :
Click chuột vào Central Idea để chọn
Sử dụng các nút trên thanh công cụ Formatting để định dạng (tương tự như trong Word)
Tiêu đề sau khi đã định dạng
c/ Thay đổi hình nền :
Click nút phải chuột vào Central Idea, rồi chọn Edit Central Idea. Trong hộp thoại Open,
chọn tập tin hình rồi nhấn nút Open
d/ Thay đổi kích thước :
Dùng chuột kéo một trong các hình vuông nhỏ xung quanh Central Idea để thay đổi kích
thước
1
3) Thêm nhánh (Branch) vào bản đồ :
a/ Thêm nhánh mới :
Có 2 loại nhánh : nhánh trơn (Branch) và nhánh có hộp văn bản (Box Branch)
Thao tác 1 Chọn chuột trái vào biểu tượng loại nhánh
Thao tác 2:. Chọn Central Idea, rồi trỏ chuột vào hình tròn đỏ ở giữa (tâm)
Thao tác 3. Từ tâm đỏ đó, kéo chuột ra ngoài để tạo nhánh
b/ Thêm tiêu đề cho nhánh :
Khi tạo nhánh mới chưa có tiêu đề. Để thêm tiêu đề, ta làm như sau :
Cách 1 : Đối với nhánh không có hộp văn bản. Nhấn đúp chuột vào nhánh, xuất hiện con trỏ
văn bản,gõ tiêu đề vào rồi nhấn Enter.
Cách 2 : Đối với nhấn có hộp văn bản. Nhấn đúp chuột vào hộp văn bản, xuất hiện con trỏ văn
bản,gõ tiêu đề vào rồi nhấn Enter.
Các nhánh sau khi đã thêm tiêu đề
Sau khi thêm tiêu đề, ta có thể định dạng tiêu đề theo ý muốn. Cách làm tương tự như đối với
Central Idea (xem phần 2a và 2b)
c/ Thay đổi hình dạng nhánh :
2
Để thay đổi hình dạng của nhánh ta nhấn để chọn nhánh. Khi đó, trên nhánh sẽ xuất hiện 4
hình tròn nhỏ màu xanh. Ta sẽ dùng chuột kéo các hình tròn này.
Lưu ý : ở vòng tròn cuối của nhánh ta kéo vòng tròn xanh bên ngoài (con trỏ chuột có
hình 4 mũi tên) chứ không kéo vòng tròn đỏ bên trong.
d/ Thay đổi màu của nhánh và vị trí tiêu đề :
Sau khi chọn nhánh, ta sử dụng các nút trên thanh Formatting để thay đổi màu của nhánh hoặc
vị trí tiêu đề.
e/ Xóa nhánh :
Cách 1: Nhấn chọn nhánh cần xáo -> Delete trên bàn phím
Cách 2: Kích chuột trái vào nhánh cần xóa -> nhấn chuột phải -> Cut
f/ Thêm phần nội dung cho nhánh :
- Nhấn chọn nhánh rồi nhấn vào nút Note trên thanh công cụ Branch Items. Bên phải màn
hình sẽ xuất hiện vùng soạn thảo để ta soạn nội dung cho nhánh.
3
- Một nhánh có chứa nội dung sẽ có biểu tượng nội dung trên nhánh đó. Ta nhấn chuột vào
biểu tượng này thì vùng nội dung sẽ xuất hiện bên phải màn hình.
g/ Tạo đường bao để làm nổi bật nhóm :
Ta có thể tạo một đường bao xung quanh nhánh để làm nổi bật nhánh đó. Để tạo đường bao, ta
chọn nhánh rồi click vào nút Boundary trên thanh công cụ Branch Items.
Lưu ý : Khi tạo đường bao cho 1 nhánh thì tất cả các nhánh con của nhánh đó cũng có
đường bao tương tự như vậy.
Một nhánh được tạo đường bao
h/ Tạo nhánh con cho 1 nhánh :
Để tạo nhánh con cho 1 nhánh, ta làm tương tự như khi tạo nhánh cho Contral Idea. Nhưng ta
thực hiện trên vòng tròn đỏ ở đầu nhánh.
Tạo nhánh con cho 1 nhánh
4) Xuất bản đồ ra phai ảnh :
4
Sau khi đã hoàn chỉnh bản đồ, ta có thể xuất bản đồ dưới dạng hình ảnh để chèn vào các tài liệu
khác như Word, PowerPoint, …
Để thực hiện làm theo các bước sau :
B. BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
1. Vai trò của Bản đồ Tư duy trong dạy học
Bản đồ Tư duy có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt nó là công cụ hữu hiệu cho cả
giáo viên và học sinh.
+ Đối với giáo viên bộ môn và học sinh
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, chưa biết cách ghi nhớ kiến thức
vào bộ não. Nhiều em chỉ học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức
trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các
kiến thức có liên quan với nhau.
Với kiểu ghi chép theo bản đồ tư duy nội dung bài học được thể hiện bằng hình ảnh, đường nét,
màu sắc theo các hướng khác nhau và có độ thoáng, giúp dễ dàng phát triển ý tưởng nhanh hơn với
cách ghi chép thông thường. Điểm mạnh nhất của bản đồ tư duy là giúp phát triển ý tưởng và không
bỏ sót ý tưởng.
Vì vậy có thể tóm tắt ưu điểm của bản đồ tư duy trong dạy và học như sau:
- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
- Dễ ghi chép
- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ vì nó được thể hiện bởi màu sắc, sự kết nối giữa các ý
của một vấn đề, giống như sự kết nối của các tế bào thần kinh
- Nhìn thấy ‘bức tranh’ của nội dung học vừa tổng thể, vừa chi tiết.
5
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh vì học sinh có thể chủ động
thể hiện tính cá nhân cuả mình trong việc tiếp nhận kiến thức. Giúp học sinh tự tin hơn vào khả
năng của mình
- Giáo viên dễ dạy tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh dễ nhớ.
- Giúp hệ thống hóa kiến thức.
- Giúp ôn tập kiến thúc
- Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ quản lý.
- Giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ các thông tin về học sinh trong
suôt quă trình chủ nhiệm bằng cách ghi chép sơ đồ tư duy về từng học sinh và sẽ bổ sung thông tin khi
cần ngay trong sơ đồ đó. Giáo viên chủ nhiệm sẽ thuận lợi hơn trong việc theo dõi quá trình học tập
hoàn thiện của học sinh trong lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ các thông tin về các buổi họp
chủ nhiệm để triển khai đầy đủ tới học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng bản đồ tư duy để lập các kế hoạch chủ nhiêm.
- Cán bộ quản lý sử dụng bản đồ tư duy để lập kế hoạch cho năm học và quản lý nhân viên
hiệu quả.
2. Thực trạng sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học
- Kỹ thuật tạo ra loại Bản đồ Tư duy được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony
Buzan vào những năm 1960.
- Bản đồ Tư duy hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế giới
trong đó có các công ty lớn như HP, IBM, Boeing, …Các tổ chức giáo dục, giáo viên và học sinh, sinh
viên các nước cũng sử dụng Bản đồ Tư duy trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
- Bản đồ Tư duy được phát triển ở Việt Nam trong một vài năm gần đây. Năm 2010, Bộ Giáo
dục và đào triển khai dư án phát triển trung học cơ sở II có nội dung: ‘ Sử dụng Bản đồ Tư duy góp
phần dạy học tích cực và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường’ đã tổ chức nhiều hội thảo và tập huấn
cho cán bộ giáo viên trung học cơ sở về Bản đồ Tư duy và sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học.
3. Tổ chức dạy học bằng Bản đồ Tư duy
Có thể tổ chức dạy học bằng Bản đồ Tư duy với các mức độ sau:
* Mức 1: Làm quen với Bản đồ Tư duy
- Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu một số “bản đồ” cùng với dẫn
dắt của giáo viên để các em nhận biết.
- Tập “đọc hiểu” Bản đồ Tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào Bản đồ Tư duy học sinh nào cũng có
thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của
kiến thức.
- Hướng cho học sinh thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên Bản đồ Tư duy.
- Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn. Mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó,
mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn Các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít”
các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong
6
* Mức 2: Thực hành vẽ Bản đồ Tư duy
- Cho học sinh thực hành vẽ Bản đồ Tư duy trên giấy: Chọn từ trung tâm là tên chủ đề hoặc
hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: tế bào, đường thẳng song song,
hình bình hành, hình chữ nhật, bảo vệ môi trường, truyện Kiều, để HS có thể tự mình ghi
tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt” theo cách hiểu của các em.
- Vẽ Bản đồ Tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân
C. TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY Ở MỘT SỐ TIẾT HỌC
1. Hướng dẫn học sinh làm quen với Bản đồ Tư duy
- Sử dụng Bản đồ Tư duy trong củng cố kiến thức bài 5 ‘Prôtêin’
Với bài đầu tiên cho học sinh làm quen với Bản đồ Tư duy, tôi sử dụng Bản đồ Tư duy về
‘Prôtêin’ ở cuối bài, phần củng cố. Trong đó giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm quen với
Bản đồ Tư duy.
- Sử dụng Bản đồ Tư duy trong hệ thống kiến thức một chương
Sử dụng Bản đồ Tư duy chương ‘Thành phần hóa học của tế bào’ để hướng dẫn học sinh cách đọc
Bản đồ Tư duy.
7
2. Hướng dẫn học sinh thực hành vẽ Bản đồ Tư duy
- Lập Bản đồ Tư duy trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
Học sinh học bài 7’ Tế bào nhân sơ’ và ghi bài theo Bản đồ Tư duy vào vở dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
8
- Lập Bản đồ Tư duy trong việc hệ thống lại kiến thức của một chủ đềi.
Học sinh học xong các bài 8, 9, 10 sẽ hệ thống lại cấu trúc tế bào nhân thực bằng Bản đồ Tư
duy về ‘Tế bào nhân thực’
D. KẾT QUẢ
1. Quá trình thực hiện
- Những Bản đồ Tư duy được sủ dụng trong nghiên cứu đề tài “Sử dụng Bản đồ Tư duy trong
dạy học sinh học 10” là:
1. Bản đồ Tư duy ‘Prôtêin’
2. Bản đồ Tư duy ‘Thành phần hóa học của tế bào’
3. Bản đồ Tư duy’ Tế bào nhân sơ’
9
4. Bản đồ Tư duy‘Tế bào nhân thực’
- Đối tượng học sinh lớp 10A5 có sử dụng các Bản đồ Tư duy trên, lớp đối chứng là 10A6 dạy
học theo cách thông thường không sử dụng các Bản đồ Tư duy trên ở các tiết học tương ứng.
- Thời gian thực hiện: Một số tiết học ở lớp 10 A5 năm học 2011 - 2012
- Để so sánh hiệu quả học tập giữa 2 lớp tôi có ba bài kiểm tra chung cho 2 lớp với cùng nội
dung kiến thức ( Đề kiể tra xem phần phụ lục).
- Tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập ở 2 lớp như sau:
+ Mức độ hứng thứ học tập của học sinh thông qua số học sinh tham gia xây dựng bài.
+ Kết quả nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức thông qua tỷ lệ học sinh đạt điểm
cao trong các bài kiểm tra.
Tiết học hiệu quả thì số học sinh tham gia xây dựng bài nhiều và kết quả kiểm tra kiến thức có
nhiều em nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng được kiến thức.
2. Kết quả nghiên cứu:
- Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau (Kết quả chi tiết xem phần phụ lục):
Tiêu chí Lớp 10 A5 Lớp 10 A6
Mức độ hứng thú học
tập của học sinh
Số học sinh tham gia xây dựng
bài nhiều hơn
Số học sinh tham gia xây dựng bài
ít hơn
Kết quả nhớ kiến thức,
hiểu và vận dụng kiến
thức thông qua bài
kiểm tra
Tỷ lệ học sinh nhớ kiến thức,
hiểu và vận dụng kiến
thức cao hơn 10 A6 .
Tỷ lệ học sinh nhớ kiến thức,
hiểu và vận dụng kiến
thức thấp hơn 10 A5.
Qua bảng trên thấy lớp 10 A5 học sinh học ở các tiết học có sử dụng Bản đồ Tư duy học tập
tích cực hơn, hiệu quả hơn so với lớp 10 A6.
10
Phần 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
1. Kết quả đạt được của đề tài
Sau quá trình nghiên cứu đề tài với kết quả như trên đề tài đã làm được là:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về Bản đồ Tư duy
- Biết cách thiết kế Bản đồ Tư duy
- Thiết kế và sử dụng Bản đồ Tư duy có hiệu quả trong một số tiết học sinh học 10.
2. Điểm còn hạn chế của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hẹp, mới ở một số tiết học của 1 lớp trong thời gian ngắn.
Vì vậy trong thời gian tới tôi tiếp tục nghiên cứu ở nhiều tiết học và nhiều lớp để phát huy hiệu quả
cao hơn.
3. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu hiệu quả dạy học bằng công cụ Bản đồ Tư duy, tôi đề nghị BGH và các cấp
quản lý tạo mọi điều kiện để áp dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học, tổ chức hội thảo chuyên đề và tập
huấn về Bản đồ Tư duy, nhằm hỗ trợ kiến thức và áp dụng sâu rộng Bản đồ Tư duy trong dạy học.
11