Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quản trị rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại và mô hình thời lượng, trường hợp áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.27 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đề bài: Quản trị rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại và mô hình thời lượng,
trường hợp áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
Nhóm thực hiện:
1. Lý Thị Phương Dung
2. Lê Thị Lương
3. Lưu Thị Phương Mai
4. Diệp Thị Dệt
5. Lê Thị Thanh
Tháng 10 – 2013
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
I. RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT
I.1 Khái niệm rủi ro lãi suất:
Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm trước các biến động; hơn nữa, nó còn
là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi
suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có thể đưa ra
khái niệm về rủi ro lãi suất một cách dễ hiểu và đơn giản nhất như sau:
 Rủi ro lãi suất: là rủi ro phát sinh khi có sự biến động, chênh lệch lãi suất giữa lãi
suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm thu nhập
của ngân hàng.
I.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất:
I.2.1 Sự không phù hợp về kỳ hạn giữa Tài sản có và Tài sản nợ
 Trường hợp ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản nợ => ngân
hàng đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ
Lãi suất huy động là 9%/năm kỳ hạn 1 năm và lãi suất đầu tư là 10%/năm kỳ hạn 2
năm. Nếu khoản đầu tư 100 triệu đồng kỳ hạn 2 năm được tài trợ bằng vốn huy động kỳ hạn 1
năm thì trong năm thứ 1 ngân hàng sẽ thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 1%.
Vì lãi suất huy động có thể thay đổi từ năm thứ 1 sang năm thứ 2 nên ngân hàng luôn
đứng trước rủi ro lãi suất. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn trong năm kế


tiếp tăng lên trên mức lãi suất đầu tư, ví dụ sang năm thứ 2 lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm là
11% thì lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư sẽ là một số âm = 100(10% - 11%) = -1 triệu
đồng.
 Trường hợp ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và đầu tư có kỳ hạn ngắn => ngân
hàng đứng trước rủi ro về lãi suất tái đầu tư tài sản có
Giả sử ngân hàng huy động vốn với lãi suất 9%/năm kỳ hạn 2 năm và đầu tư vào tài sản
có mức lãi suất 10%/năm kỳ hạn 1 năm. Nếu sang năm thứ 2 lãi suất đầu tư giảm xuống còn
8% thì ngân hàng sẽ chịu 1 khoản lỗ do lãi suất đầu tư thấp hơn lãi suất huy động 1%.
Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản được đo bằng Khe hở lãi suất
Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất
Các tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là các loại và số dư nhanh chóng chuyển
sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, ví dụ như khoản tiền gửi ngắn hạn, các khoản
Nhóm 7 – Lớp 21D 2
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
cho vay và đi vay trên thị trường liên ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn của chính phủ, các
khoản cho vay ngắn hạn.
Khe hở lãi suất đối với một ngân hàng có thể bằng 0 hoặc khác 0. Ngân hàng có khe hở
lãi suất dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn vốn nhạy cảm. Nếu khe hở lãi suất bằng 0
thì cho dù lãi suất có tăng hay giảm thì chệnh lệch thu chi lãi không thay đổi.
I.2.2 Sự thay đổi lãi suất của thị trường ngược chiều với Dự kiến của ngân hàng
Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi. Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi
suất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác những thay đổi
của lãi suất. Việc dự báo sự biến động của lãi suất có ảnh hưởng đến chiến lược của ngân
hàng:
- Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương:
+ Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng
+ Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm
- Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm:
+Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm
+ Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng

Giả sử khi một ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm và ngân hàng dự kiến trong tương lai mức
lãi suất sẽ giảm thì khi đó chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ tăng. Tuy nhiên thực tế thì rủi
ro lãi suất lại tăng lên làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm và rủi ro lãi suất xảy ra đối
với ngân hàng.
I.2.3 Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Nếu ngân hàng thả nổi tất cả các hợp đồng huy động và sử dụng vốn, thu lãi và chi lãi đều tăng
hoặc giảm như nhau khi lãi suất thay đổi và không có rủi ro lãi suất. Tuy nhiên trên thực tế,
các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn đặt lại lãi suất. Do đó,
trong kỳ hạn đặt lại lãi suất, khi lãi suất có tăng hoặc giảm thì mức lãi suất áp dụng vẫn không
thay đổi.
I.3 Quản trị rủi ro lãi suất
I.3.1 Khái niệm
Quản trị rủi ro lãi suất: là việc ngân hàng tổ chức một bộ phận nhằm nhận biết, định
lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất để từ đó có thể giám sát và kiểm soát
rủi ro lãi suất thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng các công cụ phòng
ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ,
toàn diện và liên tục.
I.3.2 Sự cần thiết khách quan
- Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản nhất của NHTM.
Nhóm 7 – Lớp 21D 3
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
Lãi suất chính là giá cả đầu vào cũng như đầu ra trong hoạt động của ngân hàng. Rủi ro
này luôn luôn thường trực trong hầu hết những hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân
hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ
không thể chối bỏ rủi ro.
- Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro lãi suất.
Trong điều kiện thị trường đầy biến động, khi lãi suất thị trường thay đổi có thể dẫn đến
những thiệt hại về tài sản cũng như ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.
Những ảnh hưởng của rủi ro lãi suất có thể dẫn đến rủi ro thiếu vốn khả dụng và từ đó
có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, hàng năm

NHTM trích lập quỹ bù đắp rủi ro và được hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro
căn cứ vào mức độ và xác suất rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại.
Rủi ro lãi suất tồn tại trong những nghiệp vụ cơ bản của NHTM. Hoạt động huy động
vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ… đều tiềm ẩn những rủi ro lãi suất.
Như vậy, để hoạt động kinh doanh của NHTM đạt hiệu quả thì công tác quản trị rủi ro lãi suất
cần phải được quan tâm thích đáng.
- Quản trị rủi ro lãi suất tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt
động kinh doanh của NHTM.
Quan tâm đến công tác quản trị rủi ro lãi suất sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt
động huy động vốn và hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của NHTM nói
chung. Theo đó, có nhiều ý kiến khẳng định “quản trị rủi ro lãi suất là thước đo năng lực của
một NHTM”.
II. CÁC MÔ HÌNH LƯỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT
II.1Mô hình định giá lại:
Mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc các giá trị ghi sổ
nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn
huy động sau một thời gian nhất định. Các ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài
sản nợ đối với từng kì hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất thị trường,
chính là khoảng thời gian mà tài sản có và tài sản nợ được định giá lại (theo mức lãi suất mới
của thị trường). Điều đó có nghĩa là nhà quản trị ngân hàng còn phải chờ bao nhiêu lâu nữa để
áp dụng mức lãi suất mới với từng kỳ hạn khác nhau. Hiện nay mô hình định giá lại đang được
áp dụng ở Mỹ.
- Công thức tính mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i (ΔNH
i
):
ΔNH
i
= GAP
i
x ΔR

i
= (RSA
i
- RSL
i
) x ΔR
i
Trong đó:
GAP
i
: là chênh lệch tích lũy nhóm i
Nhóm 7 – Lớp 21D 4
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
ΔR
i
: là mức thay đổi lãi suất nhóm i
RSA
i
: là tài sản có nhóm i
RSL
i
: là tài sản nợ nhóm i
Nếu chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng là số
dương thì khi lãi suất tăng ngân hàng sẽ tăng thêm thu nhập từ lãi suất, khi lãi suất giảm ngân
hàng sẽ phải chịu rủi ro lãi suất, và ngược lại.
Để sử dụng mô hình này, trước hết toàn tài sản Có và tài sản Nợ của ngân háng sẽ được
phân thành các nhóm tài sản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời
hạn còn lại của tài sản. Cơ sở phân loại dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất
( đối với tài sản Có ) và chi phí trả lãi (đối với tài sản Nợ) khi lãi suất thi trường có sự thay đổi.
- Ưu điểm:

+ Cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản sẽ được định giá lại.
+ Dễ dàng chỉ ra được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi.
=> Có thể thấy rằng MH định giá lại là công cụ hữu ích đối với nhà quản trị nhân hàng và
những định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất
- Nhược điểm:
+ Mô hình định giá lại chỉ phản ánh một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng bởi mô hình
này không đề cập đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ. Mô hình định giá lại chỉ
phản ánh giá trị ghi sổ của tài sản chứ không phải là giá trị thị trường của chúng.
+ Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kì hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin
về cơ cấu các tài sản Có và tài sản Nợ trong cùng một nhóm. Bởi trong cùng một nhóm, tài sản
Có có thể được định giá tại thời điểm cuối và tài sản Nợ có thể được định giá lại tại thời điểm
đầu của kỳ định giá lại. Hơn nữa, nếu trong cùng một nhóm, ví dụ kỳ hạn từ 3 tháng đến 6
tháng số lượng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau, nhưng nếu cơ cấu kỳ hạn của tài sản có là
3 đến 4 tháng còn của tài sản nợ là từ 5 đến 6 tháng, thì rõ ràng đã xuất hiện hiện tượng không
cân xứng giữa tài sản Nợ và tài sản Có. Trong khi đó mô hình định giá lại lại coi như không có
vấn đề gì đối với thu nhập lãi suất ròng. Nếu kỳ định giá càng ngắn thì hạn chế của mô hình
định giá lại càng nhỏ. Nếu kì định giá được tính toán hàng ngày thì sẽ phản ánh trung thực về
sự thay đổi thu nhập lãi suất ròng.
+ Vấn đề tài sản đến hạn: Trong thực tế ngân hàng thường cho vay mới và thu hồi nợ cũ
đối với tín dụng ngắn hạn và ngay cả đối với tín dụng dài hạn. Những khoản tín dụng dài hạn
có thể thế chấp và thường được trả góp định kì hàng tháng hoặc hàng quý. Do đó, ngân hàng
có thể tái đầu tư những khoản tiền thu được này trong năm với lãi suất trên thị trường hiện
hành, nghĩa là các khoản tiền thu được trong năm thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
Nhóm 7 – Lớp 21D 5
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
2.2. Mô hình thời lượng:
Thời lượng của tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồn tiền của tài sản này, được tính trên
cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Trong bài thuyết trình nghiên cứu trực tiếp mô hình thời lượng
dùng để đánh giá rủi ro lãi suất một cách tổng thể, nghĩa là đo mức chênh lệch về thời lượng
của tài sản Có và tài sản Nợ của bảng cân đối tài sản và từ đó xác định sự thay đổi tài sản của

ngân hàng là như thế nào
- Công thức xác định sự thay đổi:
ΔE = - (D
A
– D
L
*k)*A*(ΔR/(1+R))
Trong đó:
D
A
là thời lượng của toàn bộ tài sản Có
D
L
là thời lượng của toàn bộ tài sản Nợ
∆E là mức thay đổi vốn tự có khi lãi suất thị trường thay đổi
k = L/A là tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của ngân hàng – tỷ lệ đòn bẩy
- Ý nghĩa
+ Chênh lệch thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ đòn bẩy
- *k). Chênh lệch thời lượng được tính bằng năm, phản ánh sự không cân xứng về thời lượng
của hai vế bảng cân đối tài sản. Đặc biệt, nếu chênh lệch này lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất với
ngân hàng càng cao.
+ Quy mô của ngân hàng, tức tổng tài sản A càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất với ngân
hàng càng cao.
+ Mức thay đổi lãi suất ΔR/(1+R)) càng nhiều thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng
càng cao.
 ∆E = - Chênh lệc thời lượng đã điều chỉnh x Quy mô tài sản x Mức thay đổi lãi suất
Trong đó, ảnh hưởng của yếu tố lãi suất mang tính chất ngoại sinh đối với ngân hàng do
chịu ảnh hưởng từ Ngân hàng nhà nước, còn mức chênh lệch thời lượng và quy mô tài sản
được đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng.
- Ưu điểm:

So với mô hình trên thì mô hình thời lượng được đánh giá là hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo
mức độ nhạy cảm của tài sản với lãi suất, bởi nó đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các
luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có. Đối với hoạt động kinh doanh
ngân hàng thì việc sử dụng mô hình thời lượng để quản trị rủi ro lãi suất là một giải pháp thích
hợp bởi nó cho phép các ngân hàng phòng ngừa được rủi ro lãi suất đối với toàn bộ hay một bộ
phận riêng lẻ của bảng cân đối tài sản.
Nhóm 7 – Lớp 21D 6
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
- Nhược điểm: Rất khó áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Mô hình thời lượng sử dụng giả thuyết lãi suất thị trường thay đổi ngay lập tức sau khi
mua trái phiếu. Trong thực thế không phải lúc nào cũng như vậy, lãi suất thị trường có thể thay
đổi và bất cứ lúc nào trong suốt thời hạn của trái phiếu.
+ Thời lượng của trái phiếu thay đổi theo thời gian, nghĩa là càng gần đến ngày đến hạn thì
thời hạn của trái phiếu càng giảm. Điều này làm xuất hiện sự không cân xứng về thời lượng
giữa khoản tiền sẽ phải thanh toán và khoản tiền sẽ nhận được. Điều đó đòi hỏi việc phòng
ngừa rủi ro lãi suất dựa trên mô hình thời lượng phải là một chiến lược linh hoạt.
+ Mô hình thời lượng có thể đo chính xác sự thay đổi của thị giá của chứng khoán có thu
nhập cố định khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức nhỏ (1 điểm phần trăm). Nếu lãi suất thay
đổi ở mức lớn hơn (từ 2 đến 200 điểm) thì mô hình thời lượng trở nên kém tin cậy, không thể
dự đoán được sự thay đổi thị giá của chứng khoán một cách chính xác.
+ Nếu chỉ nghiên cứu mô hình thời lượng đơn với tuyến lãi suất (hay cấu trúc kỳ hạn của
lãi suất) là nằm ngang, không thay đổi theo kỳ hạn của lãi suất, thì sẽ tiềm ẩn một sai số đáng
kể trong việc đo độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với sự thay đổi lãi suất.
+ Trên thực tế khách hàng có thể chậm thanh toán khoản tiền lãi tín dụng cho ngân hàng
hoặc ngân hàng phải cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng. Điều này dẫn đến các nguồn tiền mà
ngân hàng nhận hoặc chi trả trong tương lai sẽ thay đổi (được cơ cấu lại), đây cũng là nguyên
nhân buộc ngân hàng phải tính toán và điều chỉnh lại thời lượng tài sản có và tài sản nợ.
III.ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI VÀ MÔ HÌNH THỜI LƯỢNG LƯỢNG HÓA
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
III.1 Các giả định và điều kiện

- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác được xếp loại
khoản mục không bị ảnh hưởng do định lại lãi suất
- Tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xếp được xếp loại đến 1 tháng
- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh
được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính của từng
loại chứng khoán
- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD; các
khoản cho vay khách hàng; các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
các khoản tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng và khoản mục tiền gửi của khách hàng
được xác định như sau:
+ Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian hợp đồng, thời hạn định lại lãi
suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính.
Nhóm 7 – Lớp 21D 7
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
+ Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn định suất thực tế của các hợp đồng cho
vay có thời gian đáo hạn còn lại dưới 6 tháng được xác định dựa trên thời gian đáo hạn
còn lại; các hợp đồng có thời gian đáo hạn còn lại trên 6 tháng được xếp vào loại từ 3
tháng đến 6 tháng do kỳ định lại lãi suất của ngân hang tối đa là 6 tháng một lần
- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho
vay mà tổ chức tín dụng chịu rủi ro được tính dựa trên thời gian đáo hạn còn lại của
từng hợp đồng
- Thời hạn định lại lãi suất của các khoản nợ khác được xếp vào khoản mục không bị ảnh
hưởng do định lại lãi suất hoặc kỳ hạn từ 1 tháng đến 3 tháng. Trong thực tế các khoản
mục này có thể có thời gian định lại lãi suất khác nhau
III.2 Áp dụng mô hình định giá lại
Theo bảng phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng SHB tại thời điểm tháng 06
- 2013, giả sử lãi suất của tài sản nhạy cảm lãi suất hiện tại là 10%, lãi suất của nợ nhạy cảm
lãi suất là 8%, lãi suất của tài sản không nhạy cảm lãi suất là 11%, chi phí nguồn vốn không
nhảy cảm lãi suất là 9%. Nếu lãi suất thay đổi thì thu nhập lãi và thu nhập lãi cận biên của
ngân hàng trong mỗi khoảng thời gian sẽ là:

Nội dung Quá hạn
Không bị
ảnh hưởng
do định lại
lãi suất
Đến 1
tháng
Từ 1-3
tháng
Từ 3-6
tháng
Từ 6-12
tháng
Từ 1-5
năm
Trên 5
năm
Tổng tài sản 10,233,343 14,021,778 34,148,240 27,438,567 8,397,728 4,060,531 7,024,629 510,088
Tổng nợ phải trả - 1,452,239 42,446,998 25,933,388
13,209,75
5
9,940,168 1,152,465 11,699,891
Tổng thu từ lãi 11,539,506 11,501,622 11,300,357 11,367,454 11,557,862
11,601,23
4
11,571,59
3
11,636,739
Tổng chi phí lãi 9,525,141 9,510,619 9,100,671 9,265,807 9,393,044 9,425,740 9,513,617 9,408,142
Thu nhập lãi (1) 2,014,365 1,991,003 2,199,686 2,101,646 2,164,818 2,175,494 2,057,976 2,228,596

Thu nhập lãi
cận biên
1.90% 1.88% 2.08% 1.99% 2.05% 2.06% 1.94% 2.11%
Giả sử lãi suất của tài sản nhạy cảm lãi suất hiện tại là 11%, lãi suất của nợ nhạy cảm lãi
suất là 9%
Nội dung Quá hạn
Không bị
ảnh hưởng
do định lại
lãi suất
Đến 1
tháng
Từ 1-3
tháng
Từ 3-6
tháng
Từ 6-12
tháng
Từ 1-5
năm
Trên 5
năm
Tổng tài sản
10,233,34
3
14,021,778
34,148,24
0
27,438,56
7

8,397,728 4,060,531 7,024,629 510,088
Tổng nợ phải trả - 1,452,239
42,446,99
8
25,933,38
8
13,209,755 9,940,168 1,152,465 11,699,891
Tổng thu từ lãi
11,641,83
9
11,641,839
11,641,83
9
11,641,83
9
11,641,839
11,641,83
9
11,641,83
9
11,641,839
Tổng chi phí lãi 9,525,141 9,525,141 9,525,141 9,525,141 9,525,141 9,525,141 9,525,141 9,525,141
Thu nhập lãi (2) 2,116,698 2,116,698 2,116,698 2,116,698 2,116,698 2,116,698 2,116,698 2,116,698
Thu nhập lãi cận
biên
2.00% 2.00% 2.00% 2.00% 2.00% 2.00% 2.00% 2.00%
Nhóm 7 – Lớp 21D 8
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
Khi so sánh thu nhập lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho từng khoảng thời gian, ta nhận
thấy, thu nhập lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho từng khoảng thời gian sẽ giảm khi ngân

hàng trong tình trạng nhạy cảm nợ và tăng lãi suất, ngược lại sẽ tăng khi ngân hàng trong tình
trạng nhạy cảm tài sản và lãi suất tăng.
Tình trạng ngân hàng và mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội, ngoại bảng đối với khoản
mục đến 1 tháng là nhạy cảm nợ với mức chênh lệch âm.
- Giả sử lãi suất của tài sản nhạy cảm lãi suất hiện tại là 10%, lãi suất của nợ nhạy cảm lãi
suất là 8%, lãi suất của tài sản không nhạy cảm lãi suất là 11%, chi phí nguồn vốn
không nhạy cảm lãi suất là 9%,
Thu nhập lãi (đến 1 tháng) = (34.148.240x10%+(105.834.904-34.148.240)x11%)-
(42.446.998x8%+(105.834.904-42.446.998)x9%)=2.199.686 triệu đồng
- Giả sử lãi suất của tài sản nhạy cảm lãi suất hiện tại là 11%, lãi suất của nợ nhạy cảm lãi
suất là 9%,
Thu nhập lãi (đến 1 tháng) = (34.148.240x11%+(105.834.904-34.148.240)x11%)-
(42.446.998x9%+(105.834.904-42.446.998)x9%)=2.116.698 triệu đồng
Như vậy, ngân hàng sẽ mất 82.988 triệu đồng thu nhập lãi nếu lãi suất tăng trong tuần tới.
Vấn đề đặt ra là ngân hàng sẽ quyết định đối phó hay có chiến lược lược phòng ngừa rủi ro này
bằng những công cụ bảo vệ nào.
III.3 Áp dụng mô hình thời lượng
Xét bảng tài sản Có và tài sản Nợ tính đến hết tháng 06 – 2013 của Ngân hàng TMCP Sài
Gòn – Hà Nội: (Đơn vị: triệu đồng)
Nội dung Thời lượng Tỷ trọng (%) Số tiền
Tài sản Có
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 0.0833 0.66% 623,505
Tiền gửi tại NHNN 0.0833 0.52% 485,905
Tiền gửi tại và cho vay tại các TCTD khác 0.1629 20.04% 19,049,968
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài
chính khác
0.0833 0.01% 7,271
Cho vay khách hàng 0.6618 52.41% 58,432,986
Chứng khoán đầu tư 0.2835 9.85% 11,154,525
Góp vốn, đầu tư dài hạn 5.0000 0.30% 563,552

Tài sản cố định và bất động sản đầu tư 0.2077 4.19% 4,071,952
Tài sản Có khác 0.1685 12.03% 11,445,240
Trung bình thời lượng 0.4519 105,834,903
Tài sản Nợ
Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác 0.1250 13.64% 12,709,949
Tiền gửi của khách hàng 0.1818 81.67% 76,932,167
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư , cho vay mà TCTD chịu
rủi ro
0.2430 0.39% 442,337
Nhóm 7 – Lớp 21D 9
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
Nội dung Thời lượng Tỷ trọng (%) Số tiền
Phát hành GTCG 0.3044 2.74% 2,618,297
Các khoản nợ khác 0.0833 1.57% 1,452,239
Trung bình thời lượng 0.1761 94,154,989
Giả sử nhà quản trị ngân hàng dự đoán được lãi suất dự tính sẽ tăng “ngay lập tức” từ mức
lãi suất hiện hành là 15%/năm lên mức 16%/ năm, tức là ΔR = 1% và 1+R=1.16. Ta có
bảng cân đối tài sản của ngân hàng trước khi lãi suất thay đổi như sau:
Tài sản Có (triệu VND) Tài sản Nợ (triệu VND)
Tài sản Có (A) 105,834,903 Vốn huy động (L) 94,154,989
Vốn tự có (E) 11,679,914
Tổng 105,834,903 Tổng 105,834,903
Dựa và bảng trên, ta có thể đo được mức chênh lệch về thời lượng của tài sản Có và tài sản
Nợ của bảng cân đối tài sản và từ đó xác định sự thay đổi tài sản của ngân hàng như thế nào.
Áp dụng công thức : ΔE = - (D
A
– D
L
*k)*A*(ΔR/(1+R)) ta tính được ΔE = - 271,687. 53 triệu
đồng. Như vậy, nếu lãi suất thị trường tăng thêm 1% thì ngân hàng dự tính một khoản lỗ là

271,687.53 triệu đồng trên tổng số vốn tự có trước khi tăng lãi suất là 11,679,914 triệu đồng,
tức là lỗ 0.26%.
Khi đó sự thay đổi thị giá của tài sản Có và vốn huy động được quy ra theo công thức:
∆A = - A*D
A
*(∆R/(1+R))
∆L = - L*D
L
*(∆R/(1+R))
Từ đó ta tính được sự thay đổi của tài sản Có và nguồn vốn huy động như sau:
∆A = - 415,884.83 triệu đồng
∆L = - 144,197.31 triệu đồng
Giá trị bảng cân đối tài sản sau khi lãi suất tăng được biểu diễn như sau:
Tài sản Có (triệu VND) Tài sản Nợ (triệu VND)
Tài sản Có 105,419,018 Vốn huy động (L) 94,010,792
Vốn tự có (E) 11,408,226
Tổng 105,419,018 Tổng 105,419,018
Kết luận: Khi lãi suất tăng 1% đã làm vốn tự có giảm 271,687.53 triệu đồng, đồng thời làm
cho tỷ lệ “Vốn tự có/ Tổng tài sản” giảm từ 11.04% xuống 10.82% (biên độ giảm là 0.21%) .
Tỷ lệ “Vốn tự có/Tổng tài sản” giảm đã làm giảm khả năng thanh toán cuối cùng của SHB.
Nhóm 7 – Lớp 21D 10
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
IV.KẾT LUẬN
Mô hình định giá lại xác định sự thay đổi thu lãi khi lãi suất biến động. Trong khi đó sử
dụng mô hình thời lượng sẽ xác định được sự tăng giảm của Tài sản Có, Vốn huy động,
Vốn tự có khi lãi suất thay đổi.
Mức độ hợp lý và chính xác của kết quả đo lường rủi ro lãi suất từ hai mô hình trên
chưa được kiểm chứng. Việc xác định kết quả chính xác để phục vụ công tác quản trị rủi
roi lãi suất cần nhiều thời gian nghiên cứu lâu hơn và số liệu đầy đủ hơn.
Nhóm 7 – Lớp 21D 11

Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng SHB theo mô hình định giá lại
(Báo cáo QII-2013)
Đơn vị tính: triệu đồng
Danh mục tài sản và nguồn vốn Quá hạn
Không bị
ảnh
hưởng do
định lại lãi
suất
Đến 1
tháng
Từ 1-3
tháng
Từ 3-6
tháng
Từ 6-12
tháng
Từ 1-5
năm
Trên 5 năm Tổng
Tài sản
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 623.505 623.505
Tiền gửi tại NHNN 485.905 485.905
Tiền gửi tại và cho vay các TCTD
khác
5.137 9.273.861 7.470.970 2.300.000 19.049.968
Chứng khoán kinh doanh -
Các công cụ tài chính phái sinh và
các tài sản tài chính khác

7.271 7.271
Cho vay khách hàng 7.122.270 24.874.379 19.687.412 4.461.269 1.697.638 580.735 9.283 58.432.986
Chứng khoán đầu tư 740.000 48.113 200.000 1.486.459 1.781.573 6.443.894 454.486 11.154.525
Góp vốn, đầu tư dài hạn 563.552 563.552
Tài sản cố định và bất động sản đầu

4.071.952 4.071.952
Tài sản có khác 2.365.936 8.221.480 80.185 150.000 581.320 46.319 11.445.240
Tổng tài sản nhảy cảm lãi suất 10.233.343 14.021.778 34.148.240 27.438.567 8.397.728 4.060.531 7.024.629 510.088
105.834.90
4
Nợ phải trả -
Tiền gửi của và vay từ NHNN và
các TCTD khác
6.453.098 6.209.851 47.000 12.709.949
Nhóm 7 – Lớp 21D 12
Mô hình đinh giá lại và Mô hình thời lượng
Danh mục tài sản và nguồn vốn Quá hạn
Không bị
ảnh
hưởng do
định lại lãi
suất
Đến 1
tháng
Từ 1-3
tháng
Từ 3-6
tháng
Từ 6-12

tháng
Từ 1-5
năm
Trên 5 năm Tổng
Tiền gửi của khách hàng 35.806.531 19.100.324 12.613.337 8.562.104 848.711 1.159 76.932.166
Các công cụ tài chính phái sinh và
các khoản công nợ tài chính khác
-
Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư,
cho vay mà TCTD chịu rủi ro
2.252 15.273 34.026 68.215 303.754 18.817 442.337
Phát hành giấy tờ có giá 185.117 607.940 515.392 1.309.849 2.618.298
Các khoản nợ khác 1.452.239 1.452.239
Vốn chủ sở hữu 11.679.915 11.679.915
Tổng nợ nhảy cảm lãi suất và vốn
chủ sở hữu
- 1.452.239 42.446.998 25.933.388 13.209.755 9.940.168 1.152.465 11.699.891
105.834.90
4
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất
nội bảng
10.233.343 12.569.539
(8.298.758
)
1.505.179
(4.812.027
)
(5.879.637
)
5.872.164

(11.189.803
)
Các cam kết ngoại bảng có tác động
tới mức độ nhạy cảm với lãi suất
của các tài sản và công nợ (ròng)
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất
nội, ngoại bảng
10.233.343 12.569.539
(8.298.758
)
1.505.179
(4.812.027
)
(5.879.637
)
5.872.164
(11.189.803
)
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất
nội, ngoại bảng tích lũy
10.233.343 22.802.882 14.504.124 16.009.303 11.197.276 5.317.639 11.189.803 -
Tỷ lệ tài sản nhạy cảm trên nguồn
vốn nhạy cảm
#DIV/0! 966% 80% 106% 64% 41% 610% 4%
Trạng thái của ngân hàng
Nhảy cảm
tài sản
Nhảy cảm
tài sản
Nhảy cảm

nợ
Nhảy cảm
tài sản
Nhảy cảm
nợ
Nhảy cảm
nợ
Nhảy cảm
tài sản
Nhảy cảm
nợ
NIM sẽ giảm nếu LS giảm LS giảm LS tăng LS giảm LS tăng LS tăng LS giảm LS giảm
Nhóm 7 – Lớp 21D 13

×