Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án sinh học 11 bài 14 thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.22 KB, 5 trang )


Bài 14. THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở
THỰC VẬT
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Tiến hành được thí nghiệm phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO
2
.
- Tiến hành được thí nghiệm phát hiện hô hâp của thực vật qua sự hút O
2
.
Nội dung trọng tâm: Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO
2
vutsự
hút O
2
.
II. Chuẩn bị
- Phương pháp:
o Phương pháp chính: hướng dẫn thao tác và giảng giải nội dung.
o Phương pháp xen kẽ: thảo luận và hỏi - đáp.
- Phương tiện dạy học:
MẪU VẬT DỤNG CỤ HOÁ CHẤT
- Hạt (lúa, đậu
xanh, ngô…) mới
nhú mầm.
- Bình thuỷ tinh có dung tích lớn hơn
hoặc bằng 1lít.
- Nút cao su không khoan lỗ.
- Nút cao su có khoan 2 lỗ khít với ống


thuỷ tinh (hoặc ống uống nước nhựa)
hình chữ U và phễu thuỷ tinh (hoặc phễu
nhựa).
- Nước vôi trong
Ca(OH)
2
.
TaiLieu.VN Page 1

- Ống nghiệm, viết lông.
- Cốc có mỏ để rót.
- Đèn đốt (nến, que diêm).
III. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, nhóm thực hành thí nghiệm và vệ sinh
phòng học.
2. Vào bài mới:
a. Mở bài: <5 phút>
Giáo viên nêu nội quy phòng thí nghiệm và yêu cầu bài thực hành,
hướng dẫn và nhắc nhỡ HS viết bài và thời gian nộp bài thu hoạch, cho HS
đọc sách giáo khoa để xác định mục tiêu và đặt câu hỏi cách tiến hành thí
nghiệm.
b. Tiến trình dạy học: <37 phút>
Hoạt động của GV và HS Nội dung thực hành
Hoạt động 1:
* GV phân dụng cụ và hoá chất cho các nhóm học sinh
(đã được để sẵn trên bàn ở mỗi nhóm).
* GV chuẩn bị phương tiện và dụng cụ thí nghiệm.
* GV vừa hướng dẫn thao tác, vừa thực hiện trước và
yêu cầu HS thực hiện theo kết hợp với nêu câu hỏi nếu

có, vừa giảng giải nội dung thí nghiệm 1.
1. Thí nghiệm 1: Phát
hiện hô hấp qua sự thải
CO
2
HS ghi lại các bước thực
hiện thí nghiệm vào vở.
TaiLieu.VN Page 2

* GV tiến hành thí nghiệm:
- Bố trí dụng cụ thí nghiệm như hình 14.1-trang
59/SGK:
+ Rót nước vôi trong vào khoảng 2/3 ống nghiệm để
vào giá ống nghiệm.
+ Cho 50g (hoặc 150-200 hạt) mới nhú mầm vào bình
thuỷ tinh.
+ Đậy kín bình bằng nút cao su đã gắn ống thuỷ tinh
hình chữ U và phễu thuỷ tinh.
- Chờ đợi trong 20-30 phút. (Trong thời gian này GV
sẽ hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm 2).
- Sau 20-30 phút, Cho đầu ngoài của ống hình chữ U
vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong trong suốt.
- Rót nước vào bình 1 cách từ từ qua phễu.
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm chứa nước
vôi trong.
* GV yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm đó 
Kết luận.
HS tiến hành thí nghiệm
theo sự chỉ dẫn của GV tại
phòng thí nghiệm.

Hoạt động 2:
* GV phân dụng cụ và hoá chất cho các nhóm học sinh
(đã được để sẵn trên bàn ở mỗi nhóm).
* GV chuẩn bị phương tiện và dụng cụ thí nghiệm.
* GV vừa hướng dẫn thao tác, vừa thực hiện trước và
yêu cầu HS thực hiện theo kết hợp với nêu câu hỏi nếu
có, vừa giảng giải nội dung thí nghiệm 2.
* GV tiến hành thí nghiệm:
2. Thí nghiệm 2: Phát
hiện hô hấp qua sự hút
O
2
HS ghi lại các bước thực
hiẹn thí nghiệm vào vở.
TaiLieu.VN Page 3

- Bố trí thí nghiệm như hình 14.2-trang60/SGK (GV
đã chuẩn bị trước và chỉ phổ biến thao tác thực hiện
mà thôi).
+ Lấy 100 hạt mới nhú mầm và chia thành 2 phần
bằng nhau cho vào 2 bình thuỷ tinh phù hợp: Đánh
dấu bình a là bình chứa hạt chứa hạt được đổ nước
sôi vào như bước sau, còn bình b là bình còn lại.
+ Đổ nước sôi lên một trong hai bình để giết chết hạt.
+ Đậy kín hai bình đó bằng nút cao su.
 Tuỳ theo điều kiện mà có thể chỉ thực hiện 1 bình
thuỷ tinh chứa hạt mới nhú mầm nguyên vẹn rồi đậy
kín bình lại.
- Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống
(bình b) và nhanh chóng đưa nến (hoặc que diêm)

đang cháy vào bình.
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Thực hiện tương tự đối với bình a và quan sát hiện
tượng.
* GV yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm đó 
Kết luận.
HS tiến hành thí nghiệm
theo sự chỉ dẫn của GV tại
phòng thí nghiệm.
3. Củng cố và dặn dò: <3 phút>
- Củng cố: + Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
+ GV đặt một số câu hỏi để giúp HS củng cố ND vừa học và các
KT có liên quan.
- Dặn dò: HS viết bài thu hoạch:
HS viết bài tường trình thí nghiệm và ghi nội dung bài thu hoạch theo
hướng dẫn trong SGK
4. Rút kinh nghiệm
TaiLieu.VN Page 4









TaiLieu.VN Page 5

×