Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 166 trang )

S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC S PHM



NGUYN TH THU TRANG




Từ NGữ Về CON NGƯờI Và CHIếN TRANH
TRONG NHậT Ký ĐặNG ThùY TRÂM




LUN VN THC S NGễN NG HC





THI NGUYấN - 2014
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC S PHM




NGUYN TH THU TRANG



Từ NGữ Về CON NGƯờI Và CHIếN TRANH
TRONG NHậT Ký ĐặNG ThùY TRÂM
Chuyờn ngnh : Ngụn ng hc
Mó s : 60 22 01 02

LUN VN THC S NGễN NG HC


NGI HNG DN KHOA HC:
TS. Lờ Vn Trng



THI NGUYấN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất cứ một công trình nào.
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



-
– .
-
– ,
.
.
.
!
5 năm 2014




Nguyễn Thị Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Bố cục của luận văn 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. GIỚI THIỆU VỀ ĐĂNG THUỲ TRÂM
VÀ HAI TẬP NHẬT KÝ CỦA CHỊ 9
1.1. Khái niệm về thể loại kí 9
1.2. Một số khái niệm có liên quan trong phân tích tác phẩm văn học 11
1.2.1. Ngôn từ nghệ thuật 11
1.2.2. Tính hiện thực trong tác phẩm văn học 12
1.2.3 Hình tƣợng nhân vật 12
1.2.4. Hoàn cảnh điển hình 13
1.3. Khái niệm về ngôn ngữ văn học 15
1.4. Hình tƣợng nghệ thuật và chi tiết nghệ thuật 17
1.5. Khái niệm hội thoại và hội thoại trong tác phẩm văn học 19
1.5.1. Khái niệm hội thoại 19
1.5.2. Hội thoại trong tác phẩm văn học 20
1.6. Khái niệm về phong cách 21
1.7. Sơ lƣợc về từ, ngữ và từ loại 23
1.8. Khái niệm về trƣờng nghĩa 23
1.9. Ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hoá 24
1.10. Giới thiệu về Đặng Thuỳ Trâm và hai tập nhật ký 25
1.10.1. Vài nét về liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm 25
1.10.2. Sơ lƣợc về hai tập nhật ký của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.10.3 Về những con ngƣời đã giữ hai tập nhật ký và sự trở về của “Nhật
ký Đặng Thuỳ Trâm”. 26
Tiểu kết 27
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN LỚP TỪ NGỮ VỀ CHIẾN TRANH VÀ CON NGƢỜI

TRONG "NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM" 28
2.1. Nhóm từ ngữ về chiến tranh trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” 29
2.1.1. Nhóm vũ khí, thiết bị máy móc, khí tài quân sự và đồ quân dụng 29
2.1.2. Nhóm từ ngữ về giao chiến và thuật ngữ quân sự 32
2.2. Nhóm từ ngữ về con ngƣời trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” 35
2.2.1. Nhóm danh từ riêng chỉ tên ngƣời 36
2.2.2. Nhóm từ ngữ xƣng gọi chỉ ngƣời 40
2.2.3. Nhóm từ ngữ về trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc, 45
2.2.4. Nhóm từ ngữ về hoạt động của con ngƣời 52
2.2.5. Nhóm từ ngữ về đồ vật sử dụng cho con ngƣời 56
2.2.6. Nhóm từ ngữ về y khoa và điều trị 59
2.2.7. Nhóm từ ngữ địa danh, đơn vị hành chính 61
2.2.8. Nhóm từ ngữ về địa lý 64
2.2.9. Nhóm từ ngữ về thời gian, thời tiết, khí hậu 66
2.2.10. Nhóm từ ngữ về thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, chim chóc côn trùng 68
Tiểu kết 70
Chƣơng 3: “LỬA” TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM 71
3.1. Nhóm trƣờng nghĩa ý chí căm thù và lòng dũng cảm 72
3.2. Nhóm trƣờng nghĩa lòng yêu thƣơng chân thành 78
3.3. Nhóm trƣờng nghĩa sự tự nhìn nhận đánh giá bản thân 82
3.4. Nhóm trƣờng nghĩa lƣơng tri và lòng chính trực 90
3.5. Nhóm trƣờng nghĩa khả năng cảm thụ cái đẹp 91
Tiểu kết 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Nhóm từ ngữ về vũ khí, thiết bị, khí tài quân sự 30
Bảng 2.2. Nhóm từ ngữ về giao chiến và thuật ngữ quân sự 33
Bảng 2.3. Danh từ riêng chỉ tên ngƣời 37
Bảng 2.4. Danh sách từ xƣng gọi chỉ ngƣời 41
Bảng 2.5. Từ ngữ về trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc 46
Bảng 2.6. Từ ngữ về hoạt động của con ngƣời 53
Bảng 2.7. Từ ngữ về đồ vật sử dụng cho con ngƣời 57
Bảng 2.8. Từ ngữ về y khoa và điều trị 60
Bảng 2.9. Từ ngữ về địa danh, đơn vị hành chính 62
Bảng 2.10. Từ ngữ về địa lý 65
Bảng 2.11. Từ ngữ về thời gian, thời tiết, khí hậu 67
Bảng 2.12. Từ ngữ về thiên nhiên, cây cỏ 69
Bảng 3.1. Từ ngữ về chí căm thù và lòng dũng cảm 76
Bảng 3.2. Từ ngữ mang sắc thái biểu cảm thể hiện tình cảm của Đặng Thuỳ
Trâm đối với thƣơng binh, đồng đội 80
Bảng 3.3. Từ ngữ về sự tự nhìn nhận đánh giá bản thân 86
Bảng 3.4. Từ ngữ về khả năng cảm thụ cái đẹp 95

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tác phẩm "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" (Nxb Hội nhà văn 2005) là
cuốn nhật ký của bác sỹ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đƣợc chị viết trong 3 năm
(từ 8/4/1968 đến 20/6/1970) và luôn mang bên mình trƣớc khi ngã xuống
trên chiến trƣờng Đức Phổ, Quảng Ngãi năm 1970. Cuốn nhật ký đã đƣợc
Frederic Whitehurst (thƣờng đƣợc gọi là Fred) một sĩ quan quân báo Mỹ
tham chiến ở chiến trƣờng Đức Phổ, Quảng Ngãi trong những năm 1969 -
1971 trân trọng lƣu giữ suốt 35 năm tại gia đình trƣớc khi cùng với anh trai

là Robert Whitehurst (thƣờng đƣợc gọi là Rob) công bố trong một bài
thuyết trình tại hội thảo thƣờng niên về chiến tranh ở Việt Nam đƣợc tổ
chức tại Trung tâm Việt Nam của Đại học Texas vào trung tuần tháng 3
năm 2005 với mục đích thông qua hội nghị họ mong muốn tìm kiếm đƣợc
gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm để có thể trao lại cuốn nhật ký cho gia
đình chị. Cũng ở thời điểm đó, vì không còn hy vọng tìm đƣợc gia đình bác
sỹ Đặng Thùy Trâm, Fred và Rob đã trao cuốn nhật ký (gồm 2 quyển sổ)
cho Viện lƣu trữ về Việt Nam Lubbock của Trƣờng Đại học Texas để đƣợc
giữ gìn và bảo quản tốt hơn vì họ sợ rằng sau khi họ mất đi, cuốn Nhật ký
sẽ bị thất lạc và rơi vào quên lãng. Khoảng 1 tháng sau cuộc hội thảo trên,
những nỗ lực tìm kiếm của anh em và gia đình Whitehurst đã đƣợc đền
đáp. Nhờ bạn bè ở Mỹ và những ngƣời họ chƣa từng gặp ở Việt Nam, họ
đã liên hệ đƣợc với gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Trong bức thƣ đầu tiên đề ngày 29/4/2005 Fred gửi cho gia đình bác sĩ
Đặng Thùy Trâm (trong thƣ, Fred xƣng hô với em gái Đặng Thùy Trâm là
Đặng Kim Trâm) có đoạn:
"Sau bao nhiêu năm tìm kiếm, điều này giống như một giấc mơ về việc

2
tìm ra gia đình cô khiến tôi bật khóc. Một người mẹ phải được biết về
những ngày tháng của con gái mình. Một đất nước phải được biết về một
người anh hùng như bác sĩ Đặng Thùy Trâm "
(Trích thƣ ngày 29/4/2005 của Frederic Whitehurst. Trong Nhật ký
Đặng Thùy Trâm, Nxb Hội nhà văn 2005 tr 20).
Cũng trong ngày 29/4/2005 ấy, Rob (anh trai của Fred) đã gửi một bức
thƣ cho gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm (qua em gái Đặng Kim Trâm)
Trong thƣ có đoạn:
"Tất cả những ai từng được chúng tôi cho đọc cuốn nhật ký đều xúc
động trước những điều chị cô viết. Chúng tôi nghĩ chị không chỉ là một anh
hùng của riêng ai - nghĩa là mặc dù những ký ức của chị rất quý giá đối

với cô cũng như đối với chúng tôi, nhưng sự nghiệp của chị ấy còn rất có ý
nghĩa đối với mọi người. Những dòng chữ của chị có một sức kêu gọi tuyệt
vời. Mặc dù chị ở bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến tranh giữa chúng
ta, nhưng ngay từ đầu những năm 1970, Fred và tôi đã cảm thấy chị vô
cùng đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính và là một người tốt" ( ) "theo một
nghĩa nào đó, chị là của riêng gia đình cô, nhưng theo một nghĩa rất quan
trọng, chị là của tất cả chúng ta".
(Trích thƣ ngày 29/4/2005 của Robert Whitehurst gửi Đặng Kim
Trâm. Trong "Bí mật cuộc đời người Mỹ làm sống lại Đặng Thùy Trâm",
NXB Văn hoá dân tộc, H,2005 tr 112, 113).
Và trong những bức thƣ sau đó gửi cho bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ bác
sĩ Đặng Thùy Trâm, hai anh em Fred và Rob luôn thể hiện sự kính trọng
với chị.
"Suốt 35 năm nay, tôi vẫn nghĩ rằng chắc chắn bác sĩ Đặng đã chết
đúng như chị sống, hoàn toàn không vị kỷ, hoàn toàn dâng hiến".

3
(Trích thƣ của Robert gửi bà Doãn Ngọc Trâm, ngày 1/5/2005. Trong
"Bí mật cuộc đời người Mỹ làm sống lại Đặng Thùy Trâm". Nxb Văn hoá
Dân tộc, H,2005, tr 117.
" Và có thật chị ấy đã tốt nghiệp về chính trị cũng như đã tốt nghiệp
về y khoa? chị ấy lấy đâu ra khả năng để cảm thụ cái đẹp?" ( ) "chúng tôi
muốn biết vì sao Thùy có thể kiên định đến thế, vì sao chị lại có thể trở
thành dũng cảm đến thế, bao nhiêu năm rồi chúng tôi chưa được hỏi bà
những câu hỏi ấy, đó là những bài học cho tất cả chúng tôi".
(Trích thƣ của Robert Whitehurst gửi bà Doãn Ngọc Trâm ngày
2/5/2005. Trong "Bí mật cuộc đời người Mỹ làm sống lại Đặng Thuỳ Trâm"
Nxb Văn hoá Dân tộc, H, 2005, tr 124, 125)
Điều gì trong 2 tập nhật ký đã khiến cho những ngƣời bên kia chiến
tuyến đã nâng niu, gìn giữ suốt 35 năm?

Điều gì trong 2 tập nhật ký đã khiến họ đau đáu tìm kiếm gia đình bác
sĩ Đặng Thuỳ Trâm để trao lại nhƣ một hành động chuộc lỗi, một lời xin
tha tội?
Điều gì trong hai tập nhật ký đã khiến họ tôn vinh Đặng Thuỳ Trâm là
anh hùng của cả họ và cả dân tộc Việt Nam?
Trả lời phỏng vấn của báo USA Today (qua điện thoại) về việc vì sao
cuốn nhật ký đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam quan tâm, bà Doãn Ngọc Trâm
(mẹ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm nói:
"Những lời văn câu viết có ảnh hưởng nhiều đến các thế hệ khác
nhau" ( ) "có thể sẽ có những lúc thanh niên lãng đi, chưa nghe nhiều,
chưa biết nhiều về quá khứ thì qua những lời này họ sẽ biết được quá khứ
và có sự đồng cảm với chị Trâm. Vì thế quyển nhật ký được rất nhiều
người hưởng ứng. Những người có tuổi như thấy mình trong đó. Những

4
người trẻ sẽ rõ cách sống của ngày xưa như thế nào và có những suy nghĩ
tích cực ( )"
(Bí mật cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm). Nxb
Văn hoá Dân tộc, H, 2005, tr 218, 219).
Chính những lời nói trên của bà Doãn Ngọc Trâm ngƣời mẹ liệt sĩ đã
thôi thúc tôi, một ngƣời phụ nữ sinh sau chị Trâm gần nửa thế kỷ trong hoà
bình và hƣởng thụ, cần phải làm một điều gì đó, dù rất nhỏ, nhƣ một sự
biết ơn đối với chị và những ngƣời nhƣ chị, đã đổi những mất mát hy sinh
của mình cho cuộc sống chúng tôi hôm nay.
Mong mỏi hiểu và cảm nhận đƣợc một phần cuộc sống và chiến đấu
của chị, cuộc sống và chiến đấu mà tất cả chúng ta đều phải nghiêng mình,
tôi chọn hƣớng tiếp cận đến những lời, những suy nghĩ, hành động đƣợc
chị ghi lại trong 2 tập nhật ký với tên gọi đề tài: "Đặc điểm lớp từ ngữ về
chiến tranh và con người trong tác phẩm Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm".
2. Lịch sử vấn đề

Ngƣời đầu tiên đƣa "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm ra công chúng bằng
một "bài nói" trong một hội thảo là hai anh em: Frederic Whitehurst và
Robert Whitehurst. Chúng ta biết đƣợc điều này qua phần viết (Về hai cuốn
sổ có thể "thiêu cháy" cuộc đời Fred) của Đặng Kim Trâm trong Bí mật
cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm, chị viết:
"Trung tuần tháng 3 năm 2005, một cuộc hội thảo thường niên về
chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Việt Nam - Đại học
Texas - Mỹ. Rất nhiều người đến dự. Tại hội thảo, người ta thảo luận về
chiến tranh Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Frederic Whitehurst và
Robert Whitehurst đã đến với bài nói về nhật ký của một nữ bác sĩ Việt
cộng mà Frederic nhận được khi tham gia chiến tranh Việt Nam"

5
(Bí mật cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm), Nhà
xuất bản Văn hoá dân tộc, H, 2005, tr 105, 106.
(Rất tiếc chúng tôi không có tƣ liệu gì về nội dung bài thuyết trình đó).
Sau khi "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" đƣợc in, có 2 tác phẩm khác liên
quan đến "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" cũng đƣợc in là: "35 năm và 7 ngày"
(NXB Kim Đồng 2005) và "Bí mật cuộc đời người Mỹ là "sống lại" Đặng
Thuỳ Trâm" (Nxb Văn hoá dân tộc, H, 2005).
Lời mở đầu của nhà văn Võ Thị Hảo, lời giới thiệu của nhà nghiên
cứu phê bình Vƣơng Trí Nhàn, các phần viết của Đặng Kim Trâm và đặc
biệt là những bức thƣ của hai anh em Frederic Whitehurst và Robert
Whitehurst gửi gia đình bà Doãn Ngọc Trâm là những tƣ liệu, những gợi
ý quý giá để chúng tôi hiểu rõ hơn về con ngƣời, cuộc sống và chiến đấu
của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài gồm tất cả những từ ngữ về chiến
tranh và tất cả những từ ngữ liên quan đến con ngƣời trong chiến tranh

đƣợc bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm viết trong 2 tập nhật ký và đƣợc in trong tác
phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm"
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngoài tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi cũng tham khảo 2 tác phẩm khác có liên quan là "Bí mật
cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm" và "35 năm và 7
ngày". Trong những tác phẩm này có những bức thƣ của hai anh em
Frederic Whitehurst và Robert Whitehurst gửi gia đình bác sĩ Đặng Thuỳ

6
Trâm, những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, trả lời phỏng vấn của bà Doãn Ngọc
Trâm và gia đình trên đất Mỹ, những bài viết, lời giới thiệu của các nhà
văn, nhà nghiên cứu phê bình, phóng viên, những lời kể đƣợc ghi lại của
một số nhân chứng Những tƣ liệu ảnh đƣợc công bố trong các tác phẩm
đã xuất bản cũng đƣợc chúng tôi tham khảo.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, chúng tôi muốn chỉ ra đƣợc những đặc điểm
nào trong những từ ngữ về chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh mà
liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm đã viết ra trong hai tập nhật ký của mình đã khắc
hoạ nên một bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, một ngƣời con gái đã chiếm trọn tình
yêu trong trái tim dân tộc Việt Nam và cũng khiến kẻ thù phải nghiêng
mình kính phục.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Xác lập và trình bày một số khái niệm lý thuyết có liên quan đến đề
tài. Tìm hiểu và cung cấp một số tƣ liệu sơ lƣợc về bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm
và hai tập nhật ký của chị.
- Nhận diện, thống kê, phân loại và đƣa ra danh sách những từ ngữ về

chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh, trong tác phẩm "Nhật ký Đặng
Thuỳ Trâm".
- Tìm hiểu và trình bày những đặc điểm hình thức của danh sách từ
ngữ này.
- Tìm hiểu và trình bày những đặc điểm nội dung (đặc điểm ngữ

7
nghĩa) của những từ ngữ về chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh
thông qua việc nghiên cứu các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa của danh sách từ
ngữ - những trƣờng từ vựng, ngữ nghĩa đã khắc hoạ nên con ngƣời, cuộc
sống và chiến đấu của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng 1 phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ là phƣơng
pháp Miêu tả với những thủ pháp sau đây:
- Thủ pháp thống kê toán học: thủ pháp này có thể dùng để miêu tả từ
vựng, ngữ nghĩa, phong cách nhằm đƣa ra một số tiêu chí nhận diện lớp
từ ngữ (đang xét) từ đó có thể thống kê, lập danh sách từ ngữ.
- Thủ pháp phân loại và hệ thống hoá: Thủ pháp này cho phép nhân
loại theo chủng loại khi các yếu tố đƣợc phân loại có cùng một dấu
hiệu/tiêu chí nào đó. Luận văn áp dụng thủ pháp này cho việc phân loại
theo chủng loại danh sách từ ngữ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
đề tài.
- Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: Hai loại ngôn cảnh trong thủ pháp
này là ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hoá.
Trong luận văn, thủ pháp phân tích ngôn cảnh đƣợc chúng tôi chú
trọng đặc biệt và thƣờng xuyên áp dụng khi nghiên cứu về mặt ngữ nghĩa
của những từ ngữ (đang xét) trong "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" nhằm nêu
bật những đặc điểm của những từ ngữ đó.
- Thủ pháp trường nghĩa: Trong luận văn, thủ pháp trƣờng nghĩa đƣợc
áp dụng nhƣ một công cụ làm việc, một tiêu chí phân loại không thể thiếu

khi tìm hiểu những đặc điểm hình thức và đặc điểm nội dung của những từ
ngữ đang xét.

8
Bốn thủ pháp trên của phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ đƣợc chúng tôi
coi là bộ thủ pháp làm việc hết sức quan trọng và đƣợc áp dụng nghiêm
ngặt và triệt để trong quá trình nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Thành công của luận văn sẽ có giá trị đóng góp về lý luận và thực tiễn sau:
6.1. Đóng góp về lý luận
Bổ sung về cách thức tổ chức nghiên cứu, triển khai nghiên cứu cũng
nhƣ nội dung nghiên cứu đối với một lớp từ vựng nào đó của thể loại nhật
ký nói riêng, của tác phẩm văn học nói chung.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
- Giúp ngƣời đọc nhận biết và hiểu rõ một cách có cơ sở khoa học về
những giá trị của tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm"
- Có thể ứng dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc học
tập và giảng dạy trong nhà trƣờng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có cấu trúc 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận. Giới thiệu về Đặng Thuỳ Trâm và hai tập
nhật ký của chị.
Chƣơng 2: Nhận diện lớp từ ngữ về chiến tranh và con ngƣời trong
"Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm"
Chƣơng 3: "Lửa" trong "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm".

9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN. GIỚI THIỆU VỀ ĐĂNG THUỲ TRÂM

VÀ HAI TẬP NHẬT KÝ CỦA CHỊ

1.1. Khái niệm về thể loại kí
Tên gọi chung một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học
và ngoài văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tƣ liệu các loại…) chủ yếu
là văn xuôi tự sự, gồm các thể nhƣ bút kí, hồi kí, kí sự, nhật kí…
Kí nói chung khác với truyện ở chỗ trong tác phẩm kí không có xung
đột thống nhất; phần khai triển của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu tả,
tƣờng thuật. Đề tài và chủ đề không phải vấn đề sự hình thành tính cách
của cá nhân trong tƣơng quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái
dân sự (kinh tế - xã hội – chính trị) và trạng thái tinh thần (văn hoá, đạo
đức) của bản thân môi trƣờng xã hội. Do hƣớng tới những phạm vi thông
tin và nhận thức đa dạng, kí cũng rất đa dạng về kiểu loại và kết cấu.
Văn học thể kí là một bộ phận hợp thành của hầu hết các nền văn học
hiện đại. Việc thừa nhận thuộc tính văn học của những tác phẩm kí nhất
định đôi khi tuỳ thuộc vào quan niệm đƣơng thời ở từng nền văn học về
tính văn học; nhƣng các đặc điểm về văn phong, về ngôn từ nghệ thuật
thƣờng luôn luôn đƣợc tính đến, bên cạnh sự gần gũi với văn học trong các
vấn đề mà tác phẩm kí đề cập. Có những tác phẩm chú ý đến bình diện
“miêu tả phong tục” qua những nét tính cách tiêu biểu; có những tác phẩm
chú ý miêu tả tính cách xã hội hoặc dân tộc trong cuộc sống của cƣ dân,
các vùng qua các thời đại, có những tác phẩm đậm chất trữ tình, triết lý …
Một bộ phận lớn tác phẩm kí nghiêng về tính báo chí, tính chính luận,

10
biểu thị sự quan tâm mang tính thời sự đến các trạng thái và xu hƣớng nhất
định của sự phát triển xã hội. Lại còn có một bộ phận không nhỏ tác phẩm
kí đậm đặc tính tƣ liệu, hƣớng vào việc tái hiện chính xác các sự kiện và
hiện tƣợng có thực và thƣờng kèm theo sự lý giải và đánh giá của tác
phẩm. Loại này thƣờng đƣợc xem nhƣ một thể loại của chính luận, của báo

chí. Nhƣng một số nhà nghiên cứu lại muốn xem đây là kí, thậm chí kí văn
học với lập luận rằng tính tƣ liệu là dấu hiệu thể loại đặc trƣng của kí.
Về kết cấu, kí rất đa dạng. Chúng có thể đƣợc tạo thành từ những phần
vốn chỉ gần với nhau bằng một trật tự bề ngoài, đề tài có đoạn mô tả, làm
dấu hiệu để ráp nối hoặc lấy các ý bình luận về các sự việc đƣợc miêu tả
làm dấu hiệu ráp nối. Để tạo ra sự thống nhất cho các thành phần vốn dị
biệt nhau, đôi khi ngƣời viết sử dụng hình tƣợng ngƣời kể chuyện, vai này
sẽ mô tả các cuộc gặp gỡ và trò chuyện với các nhân vật bộc lộ những quan
sát, ấn tƣợng, ý kiến khái quát của mình.
Sáng tác văn học thể kí thƣờng thịnh hành ở các giai đoạn Văn học sử
ứng với thời kỳ xã hội có sự khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh
một nếp sống mới, làm tăng cƣờng chú ý đến sự miêu tả các thói tục. Ví dụ
ở nƣớc Anh đầu thế kỷ XVIII. Khi các tạp chí châm biếm của R.stell và
J.Addison đăng những bài phác hoạ chân dung và cảnh sinh hoạt. Hoặc ở
Nga, giữa thế kỷ XIX, khi chế độ nông nô khủng hoảng, quý tộc suy thoái,
hạ lƣu bị bần cùng, thể kí trở thành một trong những thể loại chủ đạo của
văn học. Ở văn học Việt Nam nhƣng năm 30 thế kỷ XX chứng kiến sự nảy
nở của các tác phẩm phóng sự viết về các tệ nạn ở xã hội đô thị hoá.
Ở văn học XHCN, bộ phận văn học thế kí đáng chú ý là những tác
phẩm viết về chiến tranh, hoặc những tác phẩm nêu vấn đề kinh tế - xã hội,
mang cảm hứng nghiên cứu đời sống

11
1.2. Một số khái niệm có liên quan trong phân tích tác phẩm văn học
1.2.1. Ngôn từ nghệ thuật
Ngôn từ nghệ thuật là khái niệm chỉ loại hình ngôn ngữ dùng để biểu
đạt nội đúng hình tƣợng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (Sáng tác lời
truyền miệng và văn học viết). M.Gorki gọi nó là "yếu tố thứ nhất của văn
học" và coi nó là công cụ chủ yếu của tác phẩm văn học. Bởi xét về chất
liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn buộc phải sử dụng ngôn từ nhƣ một chất

liệu, biện pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm
xúc của mình, thể nghiệm sức sống, phong phú đa dạng của muôn loài.
Ngôn từ nghệ thuật thể hiện đặc điểm tƣ duy nghệ thuật và phong cách
nghệ thuật của nhà văn, vừa có tính trực giác, vừa có tính cá thể. Ngôn từ
nghệ thuật khác với ngôn từ thông thƣờng ở chỗ nó sử dụng liên tục chức
năng thẩm mĩ của ngôn ngữ; trong khi đó ở các dạng thức khác của lời nói,
chức năng này chỉ biểu lộ thất thƣờng. Lời nói thƣờng giải quyết các nhiệm
vụ tức thời, một lần; ngôn từ trong tác phẩm không chỉ có tác dụng đó,
thậm chí, trái lại, nó có tham vọng trở thành lời nói cho nhiều lần, với
muôn đời. Lời nói phụ thuộc vào hoàn cảnh nói mà ngƣời nghe phải hiểu
biết đầy đủ hoàn cảnh đó thì mới hiểu đƣợc; trái lại ngôn từ nghệ thuật
đƣợc viết ra với dụng ý tạo nên một sản phẩm tƣơng đối độc lập với hệ
thống giao tiếp tự nhiên. Nó có thể bị tách rời ngữ cảnh tức thời và tham
gia vào nhiều ngữ cảnh khác. Lời nói thông thƣờng không trọn vẹn, đầy đủ;
ngôn từ nghệ thuật trái lại, luôn luôn là hiện tƣợng trọn vẹn, đầy đủ để tự
nó có thể thuyết minh ý nghĩa của nó trong môi trƣờng giao tiếp văn học.
Trong giao tiếp thông thƣờng ngƣời ta có thể nói bằng nhiều cách để diễn
đạt một ý . Trong nghệ thuật, nhà văn hoàn thiện văn bản, tạo thành lời văn
ngôn từ nghệ thuật duy nhất hợp với ý tình định nói.

12
1.2.2. Tính hiện thực trong tác phẩm văn học
Thuật ngữ tính hiện thực đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng với cả
nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này biểu hiện một thuộc tính của văn học
trong mối liên hệ với hiện thực, khẳng định sự phụ thuộc của văn học vào
hiện thực khách quan. Mác viết: “Vận động của tư duy chỉ là sự phản ánh
của vận động hiện thực được di chuyển vào và được sự cải tạo trong đầu
óc của con người” Kế thừa quan niệm đó, Lê Nin viết: “Kết luận duy nhất
của mọi người rút ra trong đời sống thực tiễn, kết luận mà chủ nghĩa duy

vật lấy làm cơ sở cho nhận thức luận của mình một cách tự giác là: có
những đối tượng, vật, vật thể, tồn tại ở ngoài chúng ta, không lệ thuộc vào
chúng ta, và cảm giác của chúng ta đều là hình ảnh của thế giới bên
ngoài” . Nhƣ thế có nghĩa hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý
thức. Mà văn học là một hình thái ý thức, một hình thức của nhận thức, do
đó hiện thực đời sống là mảnh đất màu mỡ nuôi dƣỡng nghệ thuật và đồng
thời là cái chìa khoá giải thích đƣợc những hiện tƣợng phức tạp của nghệ
thuật. Ngƣợc lại, khi phản ánh hiện thực, văn học có khả năng hiểu biết và
khám phá đƣợc bản chất hoặc những khía cạnh bản chất của hiện thực.
Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ tính hiện thực chỉ mối tƣơng quan phù hợp
nhƣ thật giữa phản ánh của văn học với các hiện thực đời sống đƣợc miêu
tả. Ở trƣờng hợp này tính hiện thực sẽ trái với khái niệm ƣớc lệ.
1.2.3 Hình tượng nhân vật
Nhân vật có thể coi là linh hồn của tác phẩm văn học. Đọc một tác
phẩm nào đó, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn ngƣời đọc không phải
là sự kiện chính trị xã hội, không phải là bức tranh thiên nhiên, càng không
phải là những lời bình luận, dẫn chuyện mà thƣờng là số phận, xúc cảm,

13
suy tƣ của những con ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện. "Nhân vật là nơi duy
nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác " (Tô Hoài).
Theo Từ điển văn học: “Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại trọn vẹn
của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn
học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được
gán cho những đặc điểm giống với con người.”
Hình tƣợng nhân vật trong tác phẩm văn học cho dù lấy từ nguyên
mẫu ngoài đời hay không cũng không bao giờ giống nguyên xi nhân vật
trong cuộc sống thực. Đó phải là những con ngƣời đƣợc nhà văn nhận thức,
tái tạo, thể hiện bằng các phƣơng tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ, và

mang đậm dấu ấn phong cách của nhà văn. Qua nhân vật mình sáng tạo,
nhà văn muốn thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm nghệ
thuật về cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phƣơng tiện khái quát tính
cách, số phận con ngƣời và các quan niệm về chúng của nhà văn trong một
thế giới đời sống, một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định.
Để xây dựng đƣợc những nhân vật trọn vẹn ấy ở văn học trong giới
hạn khả năng nghệ thuật ngôn từ, nhà văn thƣờng khắc hoạ con ngƣời với
toàn bộ đặc điểm về ngoại hình và nội tâm (nét mặt, dáng ngƣời, tên riêng,
lối nghĩ hành động, thế giới tinh thần, tâm hồn, ). Những đặc điểm này lại
rất gần với khái niệm tính cách nhân vật. Do vậy, khi tìm hiểu về hình
tƣợng nhân vật, chúng ta không thể không đi sâu vào phạm trù tính cách -
một trong những thành tố cơ bản trong dấu ấn tƣ tƣởng của nhà văn trong
tác phẩm văn học.
1.2.4. Hoàn cảnh điển hình
“Phạm trù điển hình là phạm trù quan trọng nhất của mỹ học hiện
thực” (X.M.Pêtơrốp). Tính điển hình là hình thức biểu hiện ở trình độ cao

14
của hình tƣợng trong tác phẩm văn học. Nói đến vấn đề điển hình là nói
đến hai bình diện cơ bản cấu thành nên nó: tính cách điển hình và hoàn
cảnh điển hình. Tính cách điển hình là sự tổng hợp thẩm mĩ trong sự
thống nhất hữu cơ giữa những đặc tính phổ biến và những đặc tính cá biệt,
đặc thù trong một nhân vật. Nói nhƣ Bê-ê-lin-xki, đó là những “ngƣời lạ
đã quen biết”. Còn hoàn cảnh điển hình là những hoàn cảnh của nhân vật
đƣợc tái hiện vào trong tác phẩm, phản ánh đƣợc bản chất hoặc một vài
khía cảnh bản chất trong những tình thế xã hội, với một quan hệ giai cấp
nhất định.
Tất nhiên cũng nhƣ tính cách điển hình, ý nghĩa tiêu biểu khái quát
của hoàn cảnh điển hình phải thông qua tính chất cụ thể riêng biệt của nó.
Cái hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc chính là những hoàn cảnh cụ thể riêng

biệt này. Có điều qua những nét cụ thể riêng biệt đó, ngƣời đọc cảm thấy
đƣợc những vân đê xã hội rộng lớn. Nếu trong tác phẩm, nhà văn có trực
tiếp giới thiệu những vấn đề xã hội bao trùm, thì đó chỉ là đƣờng viền, là
hoàn cảnh có tác dụng khơi gợi, chứ không phải là thành phần chủ yếu của
hoàn cảnh điển hình có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với tính cách điển
hình. Hoàn cảnh điển hình phải bao gồm những sự kiện, những quan hệ do
chính những tính cách tạo nên. Bởi vì nhƣ chính Lê Nin đã nói: "Trong khi
nghiên cứu những mối quan hệ thực tế và sự phát triển thực tế của những
mối quan hệ đó, tôi đã nghiên cứu chính ngay cái kết quả hoạt động của
những cá nhân đang sống ".
Khi đã xây dựng đƣợc những hoàn cảnh nhƣ vậy, thì tính cách chính là
con đẻ của hoàn cảnh, đƣợc giải thích bởi hoàn cảnh. Ví dụ: Hoàn cảnh điển
hình của chủ nghĩa hiện thực phê phán chủ yếu là hoàn cảnh xấu, bế tắc, hoàn
cảnh bóp chết hạnh phúc của con ngƣời, làm biến dạng con ngƣời. Cho nên

15
tính cách của các nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực phê phán là tính cách
chống đối lại hoàn cảnh đó, hoặc vùng vẫy chống lại hoàn cảnh nhƣng đều bị
hoàn cảnh làm cho thất bại,chƣa ai có thể thành công trong việc cải tạo hoàn
cảnh mà thƣờng bị hoàn cảnh chi phối, lấn át. Các tính cách điển hình trong
thời kì này đƣợc khắc hoạ chủ yếu là tầm thƣờng hoặc nhỏ bé nhƣ: AQ, Chí
phèo, Thị Nở, chị Dậu Còn hoàn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực
XHCN mang chất lƣợng cao hơn và 'nằm trong tƣơng quan có những khía cạnh
mới hơn. Đó là hoàn cảnh đƣợc mô tả trong quá trình phát triển cách mạng và
hƣớng về tƣơng lai. Có nghĩa là mô tả hoàn cảnh trong mối tƣơng quan cái mới
chiến thắng hoặc có khả năng và triển vọng chiến thắng cái cũ. Nói cách khác,
hoàn cảnh đƣợc khắc hoạ trong chủ nghĩa hiện thực XHCN có đến "ba thực
tế": quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Bên cạnh đó, hoàn cảnh điển hình của chủ
nghĩa hiện thực phê phán chỉ có "hai thực tế" là quá khứ và hiện tại mà thôi. Sở
dĩ nhƣ thế là vì các nhà văn hiện thực XHCN có nhãn quan duy vật biện chứng,

nhìn thấy đƣợc quy luật phát triển của cuộc sống. Hệ quả kéo theo tất yếu của
hoàn cảnh ấy là tính cách điển hình cũng đƣợc mô tả trong quá trình phát triển
cách mạng. Ở đó, bên cạnh những điển hình phản diện tiêu biểu cho thế lực suy
tàn, thì điển hình chính diện mang chất lƣợng cao hơn và nằm trong những
tƣơng quan mới hơn. Đó là hình ảnh những con ngƣời mới đƣợc mô tả trong
quá trình phát triển biện chứng thành những tính cách anh hùng, thành "con
ngƣời chiến thắng", có tác dụng năng động với hoàn cảnh, có khả năng mang
những tính cách phong phú và đa dạng và có lúc biểu hiện một xu thế mang
những dự cảm tƣơng lai rõ nét: anh Núp, anh Trỗi, chị Sứ, chị Út Tịch, Tiệp
1.3. Khái niệm về ngôn ngữ văn học
Dạng thức đã đƣợc chỉnh lý của ngôn từ toàn dân, đƣợc những ngƣời
dùng ngôn ngữ này coi là chuẩn mực. Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ Văn học

16
là ngôn ngữ đƣợc dùng trong các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo chí,
phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm) nhà trƣờng, sân khấu, khoa học,
văn học (nghệ thuật ngôn từ) giấy tờ quan phƣơng - sự vụ. Ngôn ngữ văn
học đối lập với ngôn ngữ thông tục, các phƣơng ngữ khu vực (của từng
vùng lãnh thổ) các phƣơng ngữ xã hội (của từng giới hẹp). Các chuẩn mực
ngôn ngữ Văn học. Là các chuẩn mực toàn dân, nhằm mục đích chính là để
toàn dân đều hiểu đƣợc.
Ngôn ngữ Văn học là kết quả của sự sáng tạo tập thể, là một trong
những thành tự văn hoá chung của dân tộc nói bằng ngôn ngữ này. Phạm vi
ứng dụng quan trọng của nó chính là Văn học (nghệ thuật ngôn từ). Tuy
nhiên, vẫn thƣờng có những nhầm lẫn giữa khái niệm “ngôn ngữ Văn học
và” “ngôn ngữ của Văn học” tức là “ngôn từ nghệ thuật”. Ngôn ngữ Văn
học dƣới dạng viết không chỉ đƣợc dùng trong Văn học mà còn dùng trong
các tác phẩm khoa học, báo chí, giấy tờ sự việc; nó còn đƣợc dùng dƣới
dạng nói, tức là lời hội thoại, nhất là ở các giao tiếp công cộng và chính
thống (quan phƣơng). Ngôn ngữ đƣợc dùng ở sáng tác Văn học không chỉ

đóng khung trong phạm vi hoạt động chính của tập thể nói bằng ngôn ngữ
này. Tuỳ thuộc vào phạm vi sử dụng mà có những dạng thức khác nhau:
1. Ngôn từ hội thoại: Dùng trong giao tiếp bình thƣờng, không gắn với
đề tài chuyên biệt
2. Ngôn từ chuyên môn: Dùng trong khuôn khổ các đề đài có ranh giới
chặt chẽ.
3. Ngôn từ nghệ thuật: Dùng trong sáng tác Văn học; việc sử dụng
ngôn từ ở đây chủ yếu bị chi phối về mặt thẩm mĩ. Ở các dạng thức hoạt
động chức năng nói trên, việc tổ chức văn bản đƣợc thực hiện theo những
cách khác nhau.

17
Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ Văn học gắn bó ở mức đáng kể
với sự phát triển của văn tự (chữ viết). Chính việc đƣợc ghi bằng văn tự đã
làm định hình các chuẩn mực chung của ngôn ngữ văn học, làm hình thành
tính bắt buộc và độ cố định tƣơng đối với các chuẩn mực ấy. Tuy nhiên,
phần lớn các ngôn ngữ hiện đại đến gần cả dạng nói và dạng viết hơn thế,
những đặc điểm khác biệt căn bản bên trong một ngôn ngữ lại gắn không
phải với dạng nói, hay dạng viết mà là với dạng sách vở và dạng hội thoại
của ngôn ngữ Văn học.
Ngôn ngữ văn học luôn luôn đƣợc phát triển và làm giàu với điều kiện
thiết yếu cho hoạt động chức năng của ngôn ngữ là các chuẩn mực của nó
phải ổn định. Là thành tựu và sự phản ánh của văn hóa dân tộc, ngôn ngữ
phải học phải là nơi gìn giữ tất cả những gì có giá trị đƣợc biểu hiện bằng
ngôn từ đã đƣợc tạo ra bởi các thế hệ từng sử dụng ngôn ngữ này
1.4. Hình tƣợng nghệ thuật và chi tiết nghệ thuật
Trong các công trình nghiên cứu, phê bình lý luận văn học, các tác giả
đã đƣa ra những quan niệm khác cụ thể về chi tiết nghệ thuật. Chẳng hạn:
“chi tiết” là những nét cụ thể mà nhà văn sử dụng để miêu tả ngoại hình,
nội tâm hành động của nhân vật đó. Các chi tiết cần đƣợc sắp xếp bố trí

chặt chẽ, không thừa hoặc thiếu, có một quá trình phát triển logic – nghĩa là
chúng liên quan đến nhau một cách tất yếu. Các chi tiết đóng một vai trò
rất quan trọng trong việc miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của
nhân vật.
“Ngoại hình” là một khái niệm chỉ “hình dáng, diện mạo”. Là toàn bộ
những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Có khi ngoại hình
nhân vật đƣợc miêu tả một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ của ngƣời kể
chuyện, cũng có khi đƣợc miêu tả một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ
hoặc cái nhìn của các nhân vật trong tác phẩm.

18
“Hành động” của nhân vật không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính
cách mà còn là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy sự diễn biến của cốt
truyện trong tác phẩm. Đó là những việc làm cụ thể của nhân vật trong
quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác
nhau của cuộc sống (10;143).
Cũng quan niệm về chi tiết nghệ thuật, tác giả Trần Đình Sử cho rằng:
“Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn của cảm xúc và tƣ tƣởng.
Hình tƣợng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về
phong cảnh, môi trƣờng, chân dung, nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tâm,
hành vi, lời nói”.
Thoạt đầu ngƣời ta chú ý đến giá trị tạo hình và phản ánh chi tiết nghệ
thuật, thƣờng nói đến tính chính xác của chi tiết hiện thực. Dần dần, ngƣời
ta thấy bản chất sáng tạo khái quát, biểu hiện của nó, khả năng “nói” nhiều
hơn bản thân nó. Tuỳ theo sự biểu hiện cụ thể chi tiết nghệ thuật có khả
năng thể hiện, giải thích, làm minh xác câu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở
thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tƣ tƣởng tác giả trong tác phẩm.
Chi tiết nghệ thuật gắn liền với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới và
con ngƣời, với truyền thống văn hoá nghệ thuật chỉ đóng vai trò vật liệu
xây dựng làm tiền đề cho “cốt truyện” phát triển thuận lợi và hợp lý, nhƣng

cũng có chi tiết nghệ thuật tập trung cho “câu từ” của tác giả. Cái chi tiết
nghệ thuật này thƣờng đƣợc tác giả nhấn mạnh, tô đậm, lặp lại nhiều biện
pháp khác nhau (21;59).
Chi tiết nghệ thuật đƣợc thể hiện trên văn bản có thể là một câu, có thể
là nhiều câu. Sự hoàn chỉnh của tác phẩm văn học bao giờ cũng là sự liên
kết của các chi tiết nghệ thuật theo dựng ý của tác giả.
Do đó, ta có thể khẳng định: Chi tiết nghệ thuật là yếu tố không thể
thiếu, là yếu tố cấu thành tác phẩm văn học.

×