Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định ứng dụng trong tư vấn học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 60 trang )

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG





HÀ THỊ THU HIỀN



XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
HỌC ĐƯỜNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH










Thái Nguyên - 2013
S


ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG





HÀ THỊ THU HIỀN


XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
HỌC ĐƯỜNG
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ TRUNG TUẤN







Thái Nguyên – 2013



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
Tư vấn tâm lý học đường là hình thức trợ giúp tâm lý đắc lực không
những cho học sinh mà còn cho các lực lượng giáo dục khác từ ban giám hiệu,
giáo viên, giám thị Quá trình hoạt động tư vấn tâm lý học đường giúp học sinh
gặp khó khăn trong các vấn đề tâm lý khác nhau nảy sinh trong học tập, trong
hoạt động hướng nghiệp, trong các mối quan hệ (với bạn bè, thầy, cô giáo,
người thân ) ở bất kỳ thời điểm nào.
Ở phần lớn các trường học hiện nay vấn đề trợ giúp tâm lý học đường
vẫn chưa được chú trọng. Hoạt động trợ giúp tâm lý rất ít được tổ chức ở trường
cho nên mỗi khi gặp khó khăn về tâm lý các em chủ yếu tâm sự với bạn bè, một
số ít thì tâm sự với cha mẹ hoặc không nói với ai, thậm chí giải quyết sự việc
một cách tiêu cực. Điều đó cho thấy, các em thật sự cần một người đáng tin cậy
và có chuyên môn để chia sẻ tâm sự hoặc trợ giúp các em tìm cách thức giải
quyết các vấn đề một cách tốt nhất.
Liên quan đến hệ thống trợ giúp, người ta quan tâm đến hệ thống thông
tin. Hệ này có một vai trò quan trọng cho việc ra quyết định quản lý hệ thống.
Trong thời đại ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho nhu cầu có
được thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời cho việc ra quyết định quản lý là
không thể thiếu được. Hỗ trợ quyết định quản lý thuộc phạm trù các công nghệ
hỗ trợ quản lý. Do đó tầm quan trọng của việc hỗ trợ quản lý gắn liền với tầm
quan trọng của hệ hỗ trợ quyết định. Một quyết định kịp thời, đúng đắn sẽ đẩy
công tác quản lý nói chung tiến triển tốt. Do đó việc nghiên cứu và tìm ra một
phương pháp có tính chất tương đối phổ biến cho các dạng quyết định là công
việc của hệ hỗ trợ quyết định mà ta sẽ đề cập tới trong luận văn này.
Khái niệm về Hệ trợ giúp quyết định DSS (Decision Support System)
lần đầu tiên được Scott Morton đưa ra vào đầu năm 1970, ông định nghĩa là “các

hệ thống dựa trên tương tác máy tính, giúp người ra quyết định dùng dữ liệu và
các mô hình để giải quyết những bài toán không cấu trúc ”.
Trong suốt những năm 70, định nghĩa này về DSS được các nhà nghiên
cứu và thực hành chấp nhận. Vào năm 1980 xuất phát từ yêu cầu của thực tế và
theo logic phát triển nội tại của DSS, đã có thêm những định nghĩa mới về DSS.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
Hiện nay, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ đang được áp dụng tại hầu
hết các trường đại học, sinh viên cũng gặp phải những khó khăn trong việc lựa
chọn môn học sao cho phù hợp với năng lực bản thân, điều này cho thấy việc tư
vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học tiếp theo dựa vào kết quả học tập
của các môn trước cũng là một vấn đề cần thiết.
Bên cạnh đó tư vấn hướng nghiệp cũng là một khía cạnh không thể
thiếu. Trên thực tế, không ít người tốt nghiệp đại học loại khá nhưng hiệu quả
lao động không cao vì chỉ học để có bằng chứ không phải vì say mê, muốn làm
việc mình yêu thích.
Vì vậy, em chọn làm đề tài “Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định ứng
dụng trong tư vấn học đường” với mục đích hỗ trợ tư vấn về tâm lý, tư vấn trong
việc lựa chọn môn học cũng như hướng nghiệp cho học sinh sinh viên để làm
nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tổng quan về hệ hỗ trợ ra quyết định

1.1.1. Khái niệm hệ hỗ trợ ra quyết định
Trong thập niên 1970, Scott Morton đưa ra khái niệm đầu tiên về Hệ hỗ
trợ ra quyết định (Decision Support System – DSS). Ông định nghĩa DSS như là
những hệ thống máy tính tương tác nhằm giúp những người ra quyết định sử
dụng dữ liệu và mô hình để giải quyết các vấn đề không có cấu trúc.
Hệ hỗ trợ ra quyết định là các hệ dựa trên máy tính, có tính tương tác,
giúp các nhà ra quyết định dùng dữ liệu và mô hình để giải quyết các bài toán
phi cấu trúc (S. Morton, 1971)
DSS kết hợp trí lực của con người với năng lực của máy tính để cải tiến chất
lượng của quyết định. Đây là các hệ dựa vào máy tính hỗ trợ cho người ra quyết
định giải các bài toán nửa cấu trúc (Keen and Scott Morton, 1978)
DSS là tập các thủ tục dựa trên mô hình nhằm xử lý dữ liệu và phán đoán
của con người để giúp nhà quản lý ra quyết định (Little, 1970)
Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về DSS, tuy nhiên tất cả đều
đồng ý mục đích cơ bản nhất của DSS là để hỗ trợ và cải tiến việc ra quyết định
Một số khái niệm về DSS theo thời gian:
Bảng 1.1. Tiến trình phát triển các chức năng của DSS
Thời gian
Các chức năng của DSS
1970
Chức năng hệ thống, đặc tính giao tiếp (Little)
1980
Mục tiêu hệ thống, khuôn mẫu sử dụng (Alter)
1980
Quá trình phát triển (Keen)
1980
Năng lực hệ thống, khuôn mẫu sử dụng (Moore and Chang)
1989
Thành phần hệ thống (Bonczek và các cộng sự)
Tiến trình phát triển các chức năng của DSS thay đổi từ nhận thức DSS

làm gì (thí dụ, hỗ trợ ra quyết định trong các bài toán nửa phi cấu trúc) cho đến
cách thức đạt được các mục tiêu của DSS (các thành phần yêu cầu, khuôn mẫu
sử dụng, quá trình phát triển…)
Các giải thích:

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Năm 1970, Little đề xuất DSS là tập các thủ tục dựa vào các mô hình để
xử lý dữ liệu và phán xét nhằm trợ giúp các nhà ra quyết định.
Năm 1980. Alter đề xuất định nghĩa DSS bằng cách tương phản với các hệ
xử lý dữ liệu điện tử theo một số yếu tố như bảng sau:
Bảng 1.2. So sánh giữa DSS và EDP
Một số yếu tố
DSS
Hệ xử lý dữ liệu điện tử
(EDP)
Cách dùng
Tích cực
Thụ động
Người dùng
Quản lý
Thư ký
Thời gian
Hiện tại
Tương lai, quá khứ
Đặc trưng
Linh hoạt
Cố định


Năm 1980, Moore & Chang cho rằng tính cấu trúc trong cá định nghĩa trước
đây không thực sự có ý nghĩa vì rằng bài toán mô tả là có cấu trúc hay phi cấu trúc
chỉ tương ứng theo người ra quyết định và tình huống cụ thể. Vì vậy, nên định
nghĩa DSS như là hệ thống hỗ trợ các mô hình quyết định và phân tích dữ liệu tùy
biến, được sử dụng ở các khoảng thời gian bất kỳ, không hoạch định trước.
Năm 1980, Bonezek cho rằng DSS là một hệ máy tính gồm 3 thành phần
tương tác với nhau: hệ thống ngôn ngữ (cơ chế để giao tiếp giữa người dùng và
các thành phần khác), hệ kiến thức (kho lưu trữ các kiến thức của lĩnh vực đang
xét dưới dạng dữ liệu hay thủ tục) và hệ xử lý vấn đề (liên kết giưa 2 thành phần
kia, chứa một hay nhiều năng lực xử lý vấn đề tổng quát cần để ra quyết định)
Năm 1980, Keen áp dụng thuật ngữ DSS cho các tình huống ở đó hệ
thống cuối cùng chỉ có thể được xây dựng bằng một quá trình thích nghi về
nghiên cứu và tiến hóa. Vì vậy, DSS là sản phẩm của quá trình phát triển ở đó
người dùng hệ thống, người xây dựng hệ thống và bản thân hệ thống có khả
năng ảnh hưởng lên nhau gây ra một tiến hóa và khuôn mẫu sử dụng.
1.1.2. Lý do sử dụng DSS
a) Một số vấn đề của Nhà trường trong quá trình đào tạo và quản lý sinh viên
Đào tạo nhiều bậc học và theo nhiều hình thức
Số lượng sinh viên lớn
Khó nắm bắt tâm lý, tâm tư nguyện vọng của sinh viên
Nhà trường chưa có cố vấn về học tập cũng như về tâm lý

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Mới chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang tín chỉ đối với bậc
Đại học
Cần có một hệ thống trợ giúp cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học
cũng như giải quyết các vấn đề tâm lý.
b) Lý do sử dụng DSS

Xây dựng mô hình giao tiếp giáo viên và sinh viên
Hệ thống giúp sinh viên lựa chọn quyết định phù hợp
Trợ giúp một cách kịp thời
Cải tiến kỹ thuật trong việc lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi dữ liệu giữa giáo
viên với sinh viên và giữa các sinh viên với sinh viên
Khắc phục khả năng hạn chế của con người trong việc xử lý và lưu trữ
thông tin
c) Thuận lợi của DSS (Keen, 1981)

Các yếu tố đánh giá
Kết quả khi sử dụng DSS
Số lượng phương án
xem xét
Phân tích độ nhạy nhanh và hiệu quả hơn, tăng số
phương án xảy ra
Đáp ứng nhanh hơn
Nghiệp vụ
Thấy được các quan hệ nghiệp vụ của toàn hệ thống
Các tình huống của
hệ thống
Dễ hiệu chỉnh mô hình, dễ xem xét thay đổi
Phân tích dữ liệu
Có thể thực hiện các phân tích phi chính quy
Học tập và hiểu biết
Nhận diện các tài nguyên chưa tận dụng
Vạch ra các tiếp cận mới
Truyền thống
Giải thích tính hợp lý và cải thiện truyền thống
Kiểm soát
Tiêu chuẩn hóa các thủ tục tính toán

Chi phí
Giảm công việc hành chính, tiết kiệm chi phí hành
chính
Quyết định
Đưa ra quyết định tốt hơn
Khả năng làm việc
Theo nhóm
Thời gian
Tiết kiệm
Nguồn tài nguyên
Sử dụng tài nguyên tốt hơn
Bảng 1.3. Các thuận lợi của hệ DSS


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
d) Năng lực của hệ hỗ trợ ra quyết định













Hình 1.4. Năng lực của Hệ hỗ trợ ra quyết định
Trong đó:
(1) DSS cơ bản hỗ trợ các nhà ra quyết định trong các tình huống nửa phi cấu
trúc và phi cấu trúc bằng cách kết hợp phán xử của con người và xử lý
thông tin bằng máy tính. Các bài toán như vậy không thể/không thuận tiện
giải quyết được chỉ bằng các công cụ máy tính hóa hay các phương pháp
định lượng
(2) Phù hợp cho các cấp quản lý khác nhau từ thấp đến cao
(3) Phù hợp cho cá nhân và nhóm. Các bài toán ít có tính cấu trúc thường liên
quan đến nhiều cá nhân ở các đơn vị chức năng hay mức tổ chức khác
nhau cũng như ở các tổ chức khác
(4) Hỗ trợ cho các quyết định song song hoặc tuần tự: được đưa ra một lần,
vài lần hay lặp lại
(5) Hỗ trợ cho các giai đoạn của quá trình ra quyết định: tìm hiểu, thiết kế,
lựa chọn và thực hiện
(6) Đưa ra các quyết định hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực
(7) Khả năng thích nghi và linh hoạt: Người dùng có thể thêm, bỏ, kết hợp,
thay đổi các phần tử cơ bản của hệ thống
(8) Tính tương tác cao: Dễ dùng và thân thiện với người dùng
(9) Khả năng sử dụng: Nhằm nâng cao tính chính xác, thời gian tính, chất
lượng của quyết định











DSS
Bài toán nửa phi cấu trúc
(1)
Cho các nhà quản lý
các cấp (2)
Cho nhóm & cá nhân
(3)
Quyết định liên
thuộc/tuần tự (4)
Hỗ trợ tìm kiếm, thiết
kế, chọn lựa (5)
Đưa ra các quyết định
hỗ trợ phong phú (6)
Khả năng thích nghi
và linh hoạt (7)
Tích hợp và kết nối
WEB (14)
Truy vấn dữ liệu (13)
Mô hình hóa & phân
tích (12)
Tích hợp người sử
dụng cuối (11)

Yếu tố con người (10)

Khả năng sử dụng (9)

Tính tương tác cao (8)


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
(10) Yếu tố con người: Người ra quyết định kiểm soát toàn bộ các bước của
quá trình ra quyết định, DSS chỉ trợ giúp, không thay thế người ra quyết định
(11) Tích hợp người sử dụng cuối: Người dùng cuối cùng có thể tự kiến tạo
và sửa đổi các hệ thống nhỏ và đơn giản
(12) Mô hình hóa và phân tích: Sử dụng mô hình để phân tích các tình huống
ra quyết định
(13) Truy vấn dữ liệu: Cung ứng các truy vấn dữ liệu từ nhiều nguồn, dạng
thức và kiểu khác nhau
(14) Tích hợp kết nối Web: Có thể dùng như một công cụ độc lập hay kết hợp
với các DSS/ứng dụng khác, dùng đơn lẻ hay trên một mạng lưới máy tính
(Intranet, Extranet) hay bất kỳ với công nghệ Web
1.1.3. Các thành phần của Hệ hỗ trợ ra quyết định
Một Hệ hỗ trợ ra quyết định gồm có bốn thành phần chính
1. Quản lý dữ liệu
2. Quản lý mô hình
3. Quản lý dựa vào kiến thức
4. Quản lý giao diện người dùng
















Hình 1.5. Các thành phần của Hệ hỗ trợ ra quyết định

Quản lý dữ liệu (Data Management) gồm một cơ sở dữ liệu (Database)
chứa các dữ liệu cần thiết của tình huống và được quản lý bởi một hệ quản trị cơ

















Quản lý
dữ liệu
Dữ liệutrong
Các hệ thống máy

tính khác
Quản lý giao diện
ngƣời sử dụng
Nhà quản lý
(ngƣời sử dụng)
Internet, intranet và
extranet
Cơ sở kiến thức
tổ chức
Các mô hình ngoài

Quản lý mô hình
Quản lý dựa trên
kiến thức
Dữ liệu ngoài

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
sở dữ liệu (DBMS- Data Base Management System). Quá trình này có thể được
kết nối với kho dữ liệu chứa các thông tin liên quan đến vấn đề ra quyết định.
Thực hiện công việc lưu trữ các thông tin của quá trình và phục vụ cho việc lưu
trữ, cập nhật, truy vấn. Quản lý dữ liệu bao gồm các phần tử sau:
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Đối tượng dữ liệu
Phương tiện truy vấn

Hình 1.6. Quản lý dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (CSDL): Tập hợp các dữ liệu có liên quan phục vụ cho nhu

cầu của công ty, dùng bởi nhiều người (vị trí), đơn vị chức năng và ở các ứng
dụng khác nhau
CSDL của DSS có thể lấy từ kho dữ liệu, hoặc được xây dựng theo yêu
cầu riêng. Dữ liệu được trích xuất từ các nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức.
Dữ liệu bên trong thường là quá trình xử lý giao tác (TPS – Transaction
Processing System) của tổ chức, có thể ở các đơn vị chức năng khác nhau.
Dữ liệu bên ngoài thường gồm các dữ liệu về ngành công nghiệp, nghiên
cứu thị trường, kinh tế quốc gia … có nguồn gốc từ các tổ chức chính phủ, các

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
hiệp hội thương mại, công ty nghiên cứu thị trường… hay từ sự nỗ lực tự thân
của công ty.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Các DSS trang bị hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiêu
chuẩn (thương mại) có khả năng hỗ trợ các tác vụ quản lý. Chúng có khả năng
duyệt xét các bản ghi dữ liệu, tạo lập và duy trì các quan hệ dữ liệu, tạo sinh báo
cáo theo nhu cầu… Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của các DSS chỉ xuất hiện khi
tích hợp dữ liệu với các mô hình của nó. Phương tiện truy vấn được sử dụng
trong quá trình xây dựng và sử dụng DSS.
Quản lý mô hình (Model Management) còn được gọi là hệ quản trị cơ sở
mô hình (MBMS – Model Base Management System) là gói phần mềm gồm các
thành phần về thống kê, tài chính, khoa học quản lý hay các phương pháp định
lượng nhằm trang bị cho hệ thống năng lực phân tích, cũng có thể có các ngôn
ngữ mô hình hóa. Thành phần này có thể kết nối với các kho chứa mô hình của
công ty hay ở bên ngoài. Bao gồm các mô hình đưa ra quyết định (DSS Model)
và việc quản lý các mô hình đó
Một số ví dụ của các mô hình này bao gồm:
Mô hình nếu thì
Mô hình tối ưu

Mô hình tìm kiếm mục đích
Mô hình thống kê














Hình 1.7. Quản lý mô hình

Quản lý
dữ liệu
Quản lý
giao diện
Phân hệ dựa
trên kiến thức


Quản lý cơ sở mô hình
Các lệnh của mô hình: tạo mới
Bảo trì: cập nhật
Giao diện cơ sở dữ liệu

Ngôn ngữ mô hình hóa


Các mô hình (cơ sở mô hình)
Chiến lược, chiến thuật, vận hành
Thống kê, tài chánh, tiếp thị
Giao diện cơ sở dữ liệu
Các khối xây dựng mô hình


Đối tƣợng
mô hình
Bộ xử lý lệnh, tích
hợp và thực thi
mô hình

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
Quản lý dựa vào kiến thức có thể hỗ trợ các quá trình khác hay hoạt động
độc lập nhằm đưa các quyết định tốt. Nó cũng có thể được kết nối với các kho
dữ liệu khác của tổ chức.
Cung cấp khả năng cần để giải quyết một vài khía cạnh của bài toán và
tăng cường năng lực vận hành của các thành phần khác của DSS
Năm 1995, Silverman đề nghị 3 cách tích hợp các hệ chuyên gia dựa trên
kiến thức với mô hình toán:
Trợ giúp quyết định dựa trên kiến thức – giúp hỗ trợ các bước của quá
trình quyết định không giải quyết được bằng toán
Các hệ mô hình hóa quyết định thông minh – giúp người dùng xây dựng,
áp dụng và quản lý thư viện các mô hình

Các hệ chuyên gia phân tích quyết định – tích hợp các phương pháp lý thuyết
nghiêm ngặt về tính bất định vào các cơ sở kiến thức của hệ chuyên gia
Khi có thành phần này, có các tên gọi: DSS thông minh (Intelligent DSS),
Hệ hỗ trợ chuyên gia (ESS – Expert Support System), DSS tích cực (Active
DSS), khai phá dựa trên DSS (Knowledge – based DSS)
Quản lý giao diện người dùng (User Interface Management) giúp người sử
dụng giao tiếp và ra lệnh cho hệ thống.
Các thành phần vừa kể trên tạo nên DSS, có thể kết nối với
Intranet/Extranet của tổ chức hay kết nối trực tiếp với Internet.















Hình 1.8. Quản lý giao diện ngƣời sử dụng














Quản lý dữ
liệu
Quản lý dựa trên
kiến thức
Quản lý mô hình và
hệ quản trị cơ sở
mô hình


Quản lý dữ liệu và
hệ quản trị cơ sở
dữ liệu
Quản lý giao diện
ngƣời dùng
Bộ xử lý ngôn ngữ
tự nhiên
Nhập
Các ngôn ngữ
hành động
Xuất
Các ngôn ngữ
hiển thị

Ngƣời dùng
Bộ xử lý ngôn ngữ
tự nhiên

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
1.1.4. Các ứng dụng của DSS
Hệ trợ giúp quyết định là một phần của Hệ chuyên gia, có ứng dụng rộng
rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Bảng dưới đây liệt kê một số ứng dụng diện rộng
của Hệ chuyên gia.
Bảng 1.9. Ứng dụng của hệ chuyên gia

Lĩnh vực
Ứng dụng diện rộng
Cấu hình
(Configuration)
Tập hợp thích đáng những thành phần của hệ
thống theo cách riêng
Chẩn đoán
(Diagnosis)
Lập luận dựa trên những chứng cứ quan sát được
Truyền đạt
(Instruction)
Dạy học kiểu thông minh sao cho sinh viên có thể
hỏi vì sao (Why?), như thế nào (how?) và cái gì
nếu (What if?) giống như hỏi một người thầy giáo
Giải thích
(Interpretation)
Giải thích những dữ liệu thu nhận được

Kiểm tra (Monitoring)
So sánh dữ liệu thu lượm được với dữ liệu chuyên
môn để đánh giá hiệu quả
Lập kế hoạch
(Planing)
Lập kế hoạch sản xuất theo yêu cầu
Dự đoán (Prognosis)
Dự đoán hậu quả từ một tình huống xảy ra
Chữa trị (Remedy)
Chỉ định cách thụ lý một vấn đề
Điều khiển (Control)
Điều khiển một quá trình, đòi hỏi diễn giải, chuẩn
đoán, kiểm tra, lập kế hoạch, dự đoán và chữa trị
1.2. Các vấn đề trong bài toán tư vấn
1.2.1. Các khái niệm chung
Tư vấn (Mentoring) là một quá trình tăng cường việc học liên quan đến sự
phát triển của công việc, sự nghiệp hoặc chuyên môn. Tư vấn thường thông qua
kênh giao tiếp không chính thống giữa một người được cho là có kiến thức liên

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
quan rộng hơn, hiểu biết hơn, hoặc có kinh nghiệm hơn („người hướng dẫn‟) và
một người được cho là ít kiến thức liên quan hơn, ít hiểu biết hơn hoặc có ít kinh
nghiệm hơn („người được hướng dẫn‟/người được đào tạo, học viên).
Tư vấn qua mạng (E-mentoring) là một phương tiện qua đó duy trì mối
quan hệ hướng dẫn (a guided mentoring relationship) sử dụng các công cụ trực
tuyến hoặc thư điện tử. Đó là mối quan hệ giữa người hướng dẫn và người được
hướng dẫn, giao tiếp thông qua phương tiện điện tử. Tư vấn qua mạng nhằm mục
đích nâng cao kiến thức, kỹ năng, sự tự tin và hiểu biết văn hóa của người được

hướng dẫn giúp học đạt được thành công. Tư vấn qua mạng đặc biệt hữu ích trong
những trường hợp khó sắp xếp liên lạc trực tiếp.
1.2.2. Công nghệ sử dụng trong tƣ vấn
Hiện nay có nhiều công nghệ có thể được sử dụng trong quá trình tư vấn
từ xa như điện thoại (Telephone), thư điện tử (E-mail), nhật ký điện tử (Blog),
nhóm (Group), các trang web (website),… Trong khuôn khổ đề tài này sử dụng
chương trình của trí tuệ nhân tạo làm cơ sở công nghệ cho hoạt động tư vấn.
1.3. Kết luận
Sau quá trình phân tích tổng quan của hệ hỗ trợ ra quyết định, có thể thấy
được tầm quan trọng của việc ứng dụng các thành tựu của DSS vào trong hoạt
động hỗ trợ tư vấn học đường, trong đó việc đưa ra các phương án lựa chọn từ
dữ liệu thông qua DSS là thật sự cần thiết. Trong chương 2 sẽ trình bày về bài
toán tư vấn ứng dụng hệ hỗ trợ ra quyết định.












S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
CHƢƠNG 2
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRỢ GIÚP TƢ VẤN HỌC ĐƢỜNG

2.1. Tìm hiểu chương trình tư vấn
Chương trình tư vấn (eMentor Pro) đã và đang giúp cung cấp tư vấn an
toàn trên internet cho những người trẻ và dễ bị tổn thương từ năm 2002 và được
mở rộng về chuyên môn để tư vấn bao gồm các lĩnh vực giáo dục, xã hội và tư
vấn doanh nghiệp.
Tư vấn cho phép những người có kỹ năng hoặc trong lĩnh vực cụ thể hoặc
trong kỹ năng sống để giúp những người có ít kinh nghiệm, khi họ làm việc để thiết
lập nguyện vọng của mình và làm thế nào họ có thể đạt được mục tiêu của họ .
eMentor Pro tạo điều kiện cho các mối quan hệ bằng cách cho phép giao
tiếp an toàn và an toàn mà không có sự hạn chế về thời gian và địa lý .
Ưu điểm của chương trình tư vấn:
Nó có thể được thực hiện bất cứ nơi nào
Nó có thể được thực hiện bất cứ lúc nào
Nó khuyến khích thông tin phản hồi trung thực
Cả hai cố vấn và mentees có thời gian để đưa ra câu hỏi và xem câu
trả lời
Không cần điều phối thời gian cho việc cố vấn
Ghi lại được các sự kiện của quá trình tư vấn
Báo cáo hoạt động có thể được tạo ra theo yêu cầu

kết hợp với mặt đối mặt .
Chương trình tư vấn được thiết kế để:
Bảo vệ mentee
Truy cập dễ dàng
Mạnh mẽ và đơn giản
Giảm bớt công việc điều phối viên

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
14

Dễ dàng kết hợp với mặt đối mặt tư vấn
Ghi lại tất cả sự kiện xảy ra
Đảm bảo tính an toàn
Hiện nay eMentor Pro được sử dụng trong một số ngành giáo dục và các
dự án dựa trên nghề nghiệp, bao gồm:
Tuyển dụng / tư vấn hướng nghiệp (bao gồm cả việc học tập có
liên quan )
Chương trình nhập học đại học
Tư vấn sức khỏe giới tính
Tư vấn bạo lực học đường
2.2 tại trường Đại học Công nghiệp Việt trì
tại trƣờng
Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, hệ thống giáo dục đại học còn nhiều
bất cập. Có thể thấy đó là những bất cập trong công tác giảng dạy, quản lý, kể cả
đầu ra cho sinh viên
Hiện trạng giảng dạy tại trường là hầu hết các giảng viên chỉ quan tâm
đến việc truyền đạt kiến thức mà không quan tâm đến rèn luyện kỹ năng, sự
sáng tạo cho sinh viên. Chưa hướng dẫn được cho sinh viên phương pháp học
tập, khuyến khích sinh viên tự học, không lấy sinh viên làm trung tâm của quá
trình dạy học, ít quan tâm đến thực hành, thực tập. Chương trình học nặng lý
thuyết, tính thực hành, thực tiễn không cao, ít có phương pháp học khuyến khích
được tinh thần tập thể, sáng tạo của sinh viên. Mặc dù Nhà trường đã thực hiện
giảng dạy theo hình thức tín chỉ nhưng sinh viên không được tự do chọn môn
học mà phải theo qui định của Nhà trường.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
15

Hình 2.1. Trang web của nhà trƣờng

đào tạo
Số lượng các trường đại học ngày càng nhiều
Nhu cầu của người học
Trình độ giảng viên
Trình độ của sinh viên
Các yếu tố khác bên ngoài


Thực tế cho thấy trong quá trình học tập sinh viên gặp phải rất nhiều
những vấn đề khó khăn như: lựa chọn môn học sao cho phù hợp với năng lực mà
vẫn đảm bảo tiến độ, chưa có phương pháp học tập phù hợp để đạt kết quả học
tập tốt, chưa biết cách tự học, không có kỹ năng về làm bài tập lớn, viết báo cáo
môn học, làm tiểu luận

Quan hệ tình cảm cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình học tập của sinh viên cũng như khó khăn trong công tác quản lý sinh viên
của Nhà trường
Các em sinh viên chủ yếu trong độ tuổi tâm sinh lý phát triển đầy đủ
nhưng lại chưa được trang bị kiến thức về giáo dục giới tính cũng như hiểu biết
về xã hội nên thường khi mắc phải những khó khăn trong quan hệ bạn bè, quan
hệ tình cảm thì không biết phải nhờ sự giúp đỡ từ đâu.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
16

Hình 2.2. Chức năng tƣ vấn về tài liệu

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên
khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường

không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học
sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với
học sinh.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần
đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh
nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của
Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ
hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có
một trường có học sinh đánh nhau
Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các
nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó
gây ra.
a. Khái niệm bạo lực học đường
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học
đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái
niệm bạo lực học đường.
Ở nước ngoài, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói
tới thuật ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực
học đường và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực
học đường.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
17
Dan Olweus, trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì
và chúng ta có thể làm gì” đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt
nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định
xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người
có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”.
Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp

lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho
người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó
để đạt được quyền lực trên người khác”.
Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt
động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm
các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,…
Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có
liên quan đến bạo lực học đường.
Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên
cứu, tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu: bạo lực học
đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc
giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại.
Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về
tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có
thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
b. Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay.
Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím
nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ
hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để
lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và
gia đình.
Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ
thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
18

hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị
stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám
ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên
không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm
với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở
thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu
đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội
lẫn cảm xúc. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những
điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng
bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi,
và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng
kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở
thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho
thấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất
lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho
rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp
lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của
người khác.
Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu,
và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt
nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp
hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành.
Đồng thời, một em học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi
loạn để trả thù.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần
cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học
sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe
cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết

quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc
học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
19
mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một
bước ngoặt khác không mấy khả quan.
*Ảnh hưởng đến gia đình
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các
bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị
cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa
chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng
nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh
mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng
hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không
ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái.
Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm
trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải
quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn
tới những cái chết thương tâm của những em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với
bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học
đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy
lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con
cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.
* Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến
không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao
trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó
như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi

những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực
được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho
nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học
sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình.
Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập.
Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn
và là nỗi sợ hãi của học sinh.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh
hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
20
của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi
bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy
phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học
sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của
giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học
của mình.
* Ảnh hưởng đến xã hội
Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với
những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép
tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong
tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em,
thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế
kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập
thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức
quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai
căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét
văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền

thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên
cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè
đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy
đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự
suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành
vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã
hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường
mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có
thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi
“đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những
người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một
khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội
không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô
nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời
sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
21
Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng
hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã
hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và
tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta
giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải
có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh
tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành,
của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.
2.1.
Tư vấn hướng nghiệp ngay từ bậc phổ thông không được chú trọng nên

khi các em bước vào ngưỡng cửa Đại học không ít em đã viết đơn xin chuyển
ngành học gây khó khăn trong công tác quản lý, hoặc không yêu thích ngành học
cũng gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập.
Không được định hướng nghề nghiệp các em thường mơ hồ không biết
khi tốt nghiệp xong sẽ làm gì, xin việc ở đâu.
Mặc dù Nhà trường cũng mở nhiều buổi hội thảo chuyên đề cho sinh viên
về định hướng ngành nghề tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu cho từng sinh
viên với hoàn cảnh, điều kiện và trình độ khác nhau.
a. Học thuyết về tư vấn hướng nghiệp

Hình 2.3. Học thuyết tƣ vấn

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
22

b. Các xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông

Hình 2.4. Xu hƣớng chọn nghề
c. Tư vấn hướng nghiệp




Hình 2.5. Tƣ vấn nghề










S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
23





Hình 2.6. Quá trình tƣ vấn
2.2.

Phòng tư vấn là nơi các em đến để được giải đáp các vấn đề về tâm tư tình
cảm, học tập, hướng nghiệp, các vấn đề mà các em cần giúp đỡ từ chuyên gia,
những người có hiểu biết trong các lĩnh vực.
Qua tìm hiểu cho thấy hiện nay tại một số trường trung học phổ thông ở Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có phòng tư vấn cho học sinh, tuy nhiên thực
tế tại trường Đại học Công nghiệp Việt trì thì chưa có, các em sinh viên khi cần
giúp đỡ thường tìm đến bạn bè, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập hoặc tự mình
giải quyết mà không có sự trợ giúp nào.

×