Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 98 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÊ ĐỨC THIỆN





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN
TRONG MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT PHỤC HỒI
SAU NƢƠNG RẪY TẠI XÃ MỸ YÊN - HUYỆN ĐẠI TỪ -
TỈNH THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC










THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÊ ĐỨC THIỆN




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN
TRONG MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT PHỤC HỒI
SAU NƢƠNG RẪY TẠI XÃ MỸ YÊN - HUYỆN ĐẠI TỪ -
TỈNH THÁI NGUYÊN



Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60 42 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MA THỊ NGỌC MAI




THÁI NGUYÊN - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin can đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả



Lê Đức Thiện

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Sinh thái học, khoa Sinh - KTNN Trường Đại học sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Ma Thị Ngọc
Mai - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm

quý báu để tôi thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh -
KTNN trường Đại học sư phạm, phòng sau đại học - Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi mọi điều kiện trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái
Nguyên, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên đã chỉ báo và cung cấp một số tài
liệu quan trọng cũng như tạo điều kiện cho tôi hoàn thành trong quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả



Lê Đức Thiện

iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình v
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Các khái niệm liên quan 4
1.1.1. Thảm thực vật 4
1.1.2. Tái sinh rừng 4

1.1.3. Phục hồi rừng 6
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2. Ở Việt Nam 13
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Nội dung nghiên cứu 21
2.1.1. Đặc điểm hệ thực vật và thảm thực vật xã Mỹ Yên. 21
2.1.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành loài và mật độ cây gỗ tái sinh sau
nương rẫy 21
2.1.3. Đặc điểm cấu trúc theo chiều đứng của các quần xã thực tái sinh
vật sau nương rẫy 21
2.1.4. Đặc điểm cấu trúc theo mặt phẳng nằm ngang của các quần xã
thực tái sinh vật sau nương rẫy 21
2.1.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của các quần xã thực vật sau nương
rẫy 21
2.1.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tại địa
phương nghiên cứu. 21

iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Phương pháp lý thuyết 21
2.2.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa 21
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng 26
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng 26
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 30
3.1. Điều kiện tự nhiên 30
3.1.1. Vị trí địa lí 30
3.1.2. Địa hình 31
3.1.3. Khí hậu - Thủy văn 31

3.1.4. Đất đai - Thổ nhưỡng 32
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
3.2.1. Dân số và lao động 33
3.2.2. Thực trạng phát triển các nghành sản xuất và dịch vụ xã hội 33
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
4.1. Hiện trạng thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu 36
4.1.1 Hệ thực vật 36
4.1.2. Thảm thực vật 38
4.1.3. Đặc điểm cấu trúc tầng phiến 41
4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang 43
4.2.1. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện 43
4.2.2. Sự phân bố số loài cây theo cấp đường kính 45
4.2.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính 47
4.3. Đặc điểm cấu trúc thẳng đứng 49
4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao 49
4.3.2. Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao 52
4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật 55

v
4.4.1. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học của tầng cây tái sinh 55
4.4.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh 56
4.4.3. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang 58
4.4.4. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh 60
4.5. Dạng sống thực vật 62
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 65
I. Kết luận 65
II. Đề xuất - Kiến nghị 65
1. Đề xuất 65
2. Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Đại Từ 34
Bảng 4.1. Phân bố các taxon thực vật tại KVNC 36
Bảng 4.2. Tỉ lệ các dạng sống thực vật tại KVNC 42
Bảng 4.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số 43
Bảng 4.4. Phân bố số loài theo cấp đường kính ở thảm thực vật xã Mỹ Yên 46
Bảng 4.5.Phân bố số cây theo cấp đường kính ở thảm thực vật tại KVNC 48
Bảng 4.6. Phân bố số cây theo cấp chiều cao trong thảm thực vật tại
KVNC ở thảm thực vật tại KVNC 51
Bảng 4.7. Phân bố số loài theo cấp chiều cao trong thảm thực vật tại
KVNC 53
Bảng 4.8. Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh xã Mỹ Yên 55
Bảng 4.9. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh tại KVNC 56
Bảng 4.10. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang 59
Bảng 4.11. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 60
Bảng 4.12. Dạng sống thực vật tại xã Mỹ Yên 63
Bảng 4.12. Dạng sống thực vật tại KVNC 63


v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí các ô dạng bản trong OTC 23
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lí huyện Đại Từ 30
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố các taxon thực vật tại KVNC 37
Hình 4.2. Cấu trúc tầng phiến thảm thực vật tại KVNC 42

Hình 4.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số ở thảm thực vật tại KVNC 44
Hình 4.4. Biểu đồ phân bố số loài theo đường kính 46
Hình 4.5. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính 48
Hình 4.7. Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao 51
Hình 4.7. Đồ thị phân bố số loài theo cấp chiều cao trong thảm thực vật tại
KVNC 53
Hình 4.8. Biểu đồ phân bố nguồn gốc cây tái sinh 60
Hình 4.9. Biểu đồ phân bố chất lượng cây tái sinh 61
Hình 4.10. Biểu đồ phổ dạng sống thực vật tại KVNC 63

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một phần ba diện tích lục địa trên thế giới được che phủ bởi rừng.
Rừng có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng: cung cấp gỗ, củi, điều hòa
khí hậu, là nơi cư trú của các loài động vật, thực vật, dự trữ các nguồn gen
quý hiếm, điều hòa khí hậu, nguồn nước, hạn chế và ngăn chặn xói mòn, lũ
lụt, gió bão, bảo vệ sức khỏe con người…Vai trò của rừng quan trọng như
vậy,nhưng những năm qua diện tích rừng tự nhiên không ngừng giảm sút cả
về số lượng và chất lượng.
Theo số liệu Liên Hợp Quốc công bố, trung bình mỗi năm trên thế giới
mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, tương đương mỗi ngày mất đi khoảng gần
55.000 ha rừng. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm,từ 1943 đến 1993 độ che phủ
của rừng đã giảm từ 43% xuống chỉ còn 26%, một số nơi ở Đông Bắc Bộ còn
dưới 10%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm như:
cháy rừng do nguyên nhân tự nhiên hoặc con người, do chiến tranh, khai thác
rừng một cách bừa bãi, phá rừng lấy đất canh tác, đốt nương làm rẫy…Riêng
việc đốt nương làm rẫy và khai thác quá mức chiếm hơn một nửa nguyên nhân
mất rừng hiện nay.
Tuy nhiên, trình độ nhận thức chung của con người ngày càng tăng lên

thì con người cũng ngày càng hiểu rõ vai trò của rừng đối với cuộc sống và có
ý thức hơn trong việc bảo vệ và phục hồi rừng. Nhiều tổ chức chính phủ và phi
chính phủ trên thế giới chuyên về tuyên truyền, đấu tranh, bảo vệ rừng ra đời
như IUCN, UNDP, WWF… đã thúc đẩy nỗ lực bảo vệ và phục hồi rừng. Ở
Việt Nam, từ khi Chính phủ ra chỉ thị 286/TTg (05/1997) về tăng cường các
biện phấp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng,cấm khai thác rừng tự
nhiên,diện tích rừng đã dần được phục hồi. Đến năm 2003 diện tích rừng cả
nước đã tăng lên 12 triệu ha (10 triệu ha rừng tự nhiên và 2 triệu ha rừng trồng),
tương đương với độ che phủ là 36%.

2
Để việc quản lý, khai thác và phục hồi rừng đạt hiệu quả cao cần có cơ
sở khoa học đúng đắn và hợp lý. Trong đó nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự
nhiên là một vấn đề cơ bản không thể thiếu.
Ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên diện tích đất có rừng là 27.764,8 ha
chiếm 48,5% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên là
13.466,4 ha chiếm 48,5%, còn lại là rừng trồng. Trước đây, do điều kiện kinh tế
còn khó khăn và thiếu đất sản xuất cùng tập quán canh tác của bà con dân tộc
nhiều diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác, làm rừng bị thoái hóa nghiêm
trọng, quá trình diễn thế xảy ra theo hướng thoái bộ nhất là ở những nơi không
được quản lý tốt.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau
nương rẫy tại xã Mỹ Yên - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Về lý luận
Bổ sung thêm những hiểu biết về cấu trúc và tái sinh tự nhiên một số
quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên - Huyện Đại Từ - tỉnh
Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các biện pháp tác động thích hợp nhằm đẩy nhanh
quá trình phục hồi rừng.

2.1. Về thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng ở xã Mỹ Yên đề xuất một
số biện pháp nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng ở huyện
Đại Từ.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Giới hạn khu vực nghiên cứu
Là xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3
3.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Là các quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Các đối tượng khác không thuộc phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
3.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái như: thành phần
loài, mật độ, phân bố cây tái sinh.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Thảm thực vật
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về thảm thực vật (vegetation) tùy
theo quan điểm của mỗi các tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Theo
J.Schmithusen (1959) thì thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ
phận cấu thành khác nhau của nó. Thái Văn Trừng (1978) [39] cho rằng thảm
thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên mặt đất như một tấm thảm xanh. Trần
Đình Lý (1998) [28] cho rằng thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một
vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ trên toàn bộ bề mặt trái đất.

Như vậy thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ
thể nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định nghĩa kèm theo như:
thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn, thảm thực vật rừng mưa
nhiệt đới…
1.1.2. Tái sinh rừng
Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tái tạo,
hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí
cả một quần lạc sinh vật tự nhiên. Hiện nay, cùng với thuật ngữ này còn có một
số thuật ngữ được sử dụng rộng rãi như: “Rehabitilation” để chỉ sự phục hồi lại
bằng biện pháp quản lý, điều chế lại rừng đã bị suy thoái; “Restoration” để diễn
tả sự hoàn trả, sự lặp lại của toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện
trong tự nhiên.
Tái sinh rừng (forestry regeneration) là một thuật ngữ được nhiều nhà
khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán rừng.
Đó là sự xuất hiện các thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn
hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất rừng sau
khai thác hoặc sau khi làm nương rẫy, các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi.

5
Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của
rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Sự xuất hiện lớp cây con mới làm phong phú thêm số lượng và thành
phần loài trong quần thể thực vật đóng góp vào việc làm thay đổi cả quá trình
trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái rừng. Do đó theo nghĩa rộng
tái sinh rừng là sự tái sinh nhằm bảo đảm cho sự tồn tại liên tục của một hệ sinh
thái rừng. Theo Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm có 3 phương thức cơ bản để
tái sinh rừng là:
+ Tái sinh tự nhiên: là quá trình tạo thành thế hệ cây rừng bằng con
đường tự nhiên, về cơ bản không sự tác động của con người. Kết quả tái sinh
phụ thuộc hoàn toàn vào các quy luật và điều kiện tự nhiên dựa trên nguồn

giống tại chỗ và hoàn cảnh rừng hiện có.
+ Tái sinh nhân tạo: là phương thức tái sinh có sự tác động trực tiếp của
con người từ gieo trồng chăm sóc để tạo rừng mới trên đất có rừng. Theo
phương thức này con người chủ động chọn loại cây trồng, điều khiển được tổ
thành, mật độ cây thích hợp cho mục đích của con người.
+ Tái sinh bán nhân tạo hay xúc tiến tái sinh tự nhiên: là phương thức
trung gian giữa tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo. Trong đó tận dụng triệt để
những ưu điểm của tái sinh tự nhiên với sự tham gia tích cực của con người để
tái sinh rừng đạt hiệu quả cao hơn. Con người có thể can thiệp ở mức hướng
dẫn tái sinh tự nhiên theo mục đích mong muốn.
Theo Trần Xuân Thiệp (1995) [38] cho rằng nếu thành phần loài cây tái
sinh giống với thành phần cây đứng thì đó là quá trình thay thế một thế hệ cây
này bằng thế hệ cây khác. Ngược lại, nếu thành phần loài cây tái sinh khác với
thành phân cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra.
Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết
lập lớp cây con dưới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây
con đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái sinh

6
nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ hạt do con người gieo trước đó. Nó được
phân biệt với các khái niệm khác như trồng rừng là sự thiết lập lớp cây con
bằng việc trồng giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm. Vì đặc trưng đó nên
tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng.
1.1.3. Phục hồi rừng
Phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là
thảm thực vật cây gỗ, tạo điều kiện cho sự xuất hiện các thành phần cây khác
của rừng như tầng cây bụi, tầng cỏ quyết, khu hệ động vật, vi sinh vật…và các
yếu tố khác của rừng như chế độ nhiệt, chế độ ẩm… Vì vậy khái niệm phục hồi
rừng sẽ có ý nghĩa rộng lớn là phục hồi lại cả quần lạc sinh vật hay một hệ sinh
thái rừng hoàn chỉnh. Phục hồi rừng là một quá trình sinh học gồm nhiều giai

đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép
tán (Trần Đình Lý ; (1995), [22].
Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các biện pháp khác nhau
tùy theo mức độ tác động của con người, đó là: phục hồi nhân tạo (trồng
rừng), phục hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người
(xúc tiến tái sinh).
Theo Hà Văn Tuế - Đỗ Hữu Thư - Lê Đồng Tấn (1985) [5] phục hồi
rừng sau nương rẫy là quá trình phục hồi lại hệ sinh thái rừng trên đất nương
rẫy đã bỏ hóa.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp có tính quy luật của tổ hợp các thành phần cấu
tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc rừng biểu
hiện quan hệ sinh thái giữa thực vật rừng với nhau với với các nhân tố môi trường
xung quanh gồm: Cấu trúc sinh thái tạo thành loài cây, dạng sống, tầng phiến; cấu
trúc hình thái tầng tán rừng; cẩu trúc đứng; cấu trúc theo mặt phẳng ngang (mật độ
và dạng phân bố cây trong quần thể); cấu trúc theo thời gian (theo tuổi).

7
Cấu trúc rừng phản ánh điều kiện sinh thái, những nơi có điều kiện môi
trường khắc nghiệt, cấu trúc trúc rừng đơn giản chỉ gồm những loài cây chống
chịu được môi trường đó. Nơi có môi trường thuận lợi, cấu trúc rừng phức tạp
và gồm nhiều loài cạnh tranh, có phần cộng sinh, kí sinh Vùng ôn đới , cấu
trúc rừng thường là thuần loài, đều tuổi, một tầng, rụng lá. Vùng nhiệt đới như
Việt Nam, cấu trúc rừng tự nhiên điển hình là rừng hỗn loài, nhiều tầng, thường
xanh quanh năm.
Nghiên cứu về cấu trúc rừng đã được các nhà lâm nghiệp và các nhà sinh
thái học trên thế giới quan tâm từ lâu. Có nhiều phương pháp nghiên cứu cấu
trúc rừng khác nhau tùy theo mục tiêu nghiên cứu nào đó. Tuy nhiên, nhìn

chung lại có hai hướng chính để mô tả cấu trúc rừng là theo định tính và theo
định lượng.
Từ P.W. Richards, Thái Văn Trừng đến M.Forster, B.Rollet việc nghiên
cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên nhiệt đới vẫn dừng lại ở dạng vẽ phẫu đồ
đứng. Qua phương pháp đó, các tác giả đã cố gắng đem lại cho người đọc một
hình tượng đặc sắc về cấu trúc đứng. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả và được
sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Nhưng phương pháp này chưa làm sáng tỏ
tính quy luật của nó.
Theo G. Baur (1961), rừng mưa là một quần xã khép kín tán, bao gồm
những cây gỗ về căn bản là ưa ẩm, thường xanh, có là rộng, với hai tầng cây gỗ
và cây bụi hoặc nhiều hơn nữa, cùng các tầng phiến có dạng sống khác nhau -
cây bò leo và thực vật phụ sinh. Điều này nói lên rừng mưa nhiệt đới có những
đặc trưng nhất định về thành phần loài cây gỗ chịu ẩm, nhiều tầng tán và các
dạng sống khác rất phức tạp trong một kiểu rừng.
Theo quan điểm trên P.W. Richards (1968) cho rằng "quần xã thực vật
gồm những loài cây có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau nhưng tạo ra
hoàn cảnh sinh thái nhất định và có một cấu trúc bên ngoài và được sắp xếp

8
một cách tự nhiên và hợp lí trong không gian". Theo ông cách sắp xếp được
xem xét theo hướng nằm ngang và hướng thẳng đứng. Từ cách sắp xếp này có
thể phân biệt các quần xã thực vật khác nhau và có thể mô tả bằng các biểu đồ.
Phương pháp này có thể nhận diện nhanh một kiểu rừng qua các biểu đồ mặt
cắt. Trên cơ sở này, các nhà lâm sinh có thể lựa chọn các biện pháp kỹ thuật để
điều chỉnh mật độ cây rừng nhằm đưa rừng phát triển ổn định.
Cũng theo P.W. Richards (1959, 1969, 1970) [50] tổ thành rừng mưa
nhiệt đới được chia làm hai loại là rừng mưa hỗn loài và rừng mưa đơn ưu có tổ
thành loài cây đơn giản. Cũng theo tác giả, rừng mưa thường có nhiều tầng
(thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ) Trong rừng mưa nhiệt đới,
ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loại thân thảo, còn có nhiều loại dây leo cùng

nhiều loại thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành.
Phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, thì từ đầu thế kỉ 19,
Humboldt và Grinsebach đã sử dụng dạng sinh trưởng của các loại cây chiếm
ưu thế và kiểu môi trường sống của chúng để biểu thị cho các nhóm thực vật.
Phương pháp này được các nhà sinh thái học Warming (1904) và Raunkiaer
(1934) tiếp tục phát triển. Đặc biệt hệ thống của Raunkiaer về sắp xếp các loài
của hệ thực vật vào một nhóm dạng sống nhất định vẫn được sử dụng rộng rãi
hiện nay. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng
thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các dấu
hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu
trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm. Raunkiaer đã chia 5 nhóm
dạng sống cơ bản:
1. Phanerophytes (Ph): Nhóm cây có chồi trên mặt đất
2. Chamaetophytes (Ch): Nhóm cây có chồi sát mặt đất
3. Hemicryptophytes (Hệ): Nhóm cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr): Nhóm cây có chồi ẩn
5. Therophytes (Th): Nhóm cây sống một năm

9
Với kiểu phân chia dạng sống này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân
biệt được các kiểu thảm thực vật ở vùng ôn đới, đó là kết quả tác động tổng
hợp của các yếu tố môi trường tạo nên. Tuy nhiên đối với rừng nhiệt đới rất
khó áp dụng.
Theo Assmann (1968) "Một rừng cây là tổng thể các cây rừng sinh
trưởng và phát triển trên một diện tích tạo thành một hoàn cảnh nhất định và có
một cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong, khác biệt với diện tích rừng khác"
(dẫn theo Trần Mạnh Cường, 2004). Với cách nhìn nhận này thì một kiểu rừng
phải có đầy đủ số lượng cây rừng nhất định để tạo ra tầng tàn, diện mạo nhằm
phân biệt với một rừng cây khác.
Khi đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng Kraft (1984), đã chia cây rừng

trong một lâm phần thành 5 cấp sinh trưởng hoặc cấp "ưu thế" và cấp "chèn
ép". Các chỉ tiêu mà Kraft sử dụng là: Vị trí tán cây trong tán rừng (chiều cao),
độ lớn và hình dáng tán lá,khả năng ra hoa, tình trạng sinh lực Mọi chi tiêu có
một hệ thống tiêu chuẩn để nhận biết và đánh giá (Stephen va ctv, 1986).
Phương pháp này phản ánh được tình hình phân hóa cây rừng rõ ràng trong các
lớp không gian, chiều cao của các cấp so với chiều cao trung bình. Những giải
pháp này chỉ áp dụng cho rừng trồng đồng tuổi có sự cạnh tranh về không gian
dinh dưỡng ở cùng loại cây, cùng tuổi. Rừng tự nhiên có cấu trúc phức tạp có
nhiều thế hệ tuổi khác nhau nên khó áp dụng.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tăng thu thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng của rừng tự nhiên
nhiệt đới.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, tin học
đóng vai trò quan trọng và hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong thống kê toán học
và mô hình hóa cấu trúc rừng; xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra
rừng. Các công trình nghiên cứu nhiều nhất là nghiên cứu cấu trúc về không
gian và thời gian của rừng.

10
Mayer đã xây dựng rừng chuẩn với phương pháp hồi quy để tính toán
cho chu kì khai thác ổn định số cây và cấp đường kính. Richards trong quyển
"Rừng mưa nhiệt đới" cũng đề cập đến phân bố theo cấp đường kính, ống cho
đó là là một phân bố đặc trưng của rừng tự nhiên hỗn loại. Trong quyển "Hệ
sinh thái rừng nhiệt đới" mà FAO xuất bản gần đây tác giả cũng xét phân bố số
cây theo cấp đường kính. Theo quan điểm của Richards, Wenk đã nghiên cứu
thân cây theo kích cỡ và đồng hóa với một số dạng phân bố lý thuyết để sử
dụng trong tính toán quy hoạch rừng; Rollet đã dành một chương quan trọng để
xác lập phương trình hồi quy số cây - đường kính (dẫn theo Nguyễn Văn
Trương, 1983).

Các tác giả này đã xây dựng được các phương trình hồi quy cho các kiểu
rừng khác nhau (số cây theo đường kính). Từ các nhân tố điều tra có thể suy ra
được các biến số khác thông qua phương trình hồi quy. Đây là cơ sở quan trọng
để ứng dụng trong điều chế rừng góp phần tìm ra một số kết luận bổ ích cho
công tác lâm sinh hướng vào mục tiêu xây dựng và nâng cao vốn rừng về lượng
và chất.
Theo Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng theo đường kính
D1.3 có liên hệ với giai đoạn phát dục và các biện pháp kinh doanh. Theo tác
giả, sự phân bố số cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng, đặc
biệt là rừng hỗn loài, nó phản ánh các đặc điểm lâm sinh của rừng (dẫn theo
Trần Mạnh cường, 2007). Phân bố cây rừng tự nhiên mà ông xác định đã được
kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố số cây theo cấp đường
kính của rừng tự nhiên có một đỉnh lệch trái. Số cây tập trung nhiều ở cấp
đường kính nhỏ do có nhiều loài cây khác nhau và nhiều thế hệ cùng tồn tại
trong một kiểu rừng. Nếu xét về một loài cây, do đặc tính sinh thái nên lớp cây
kế cận (cây nhỏ) bao giờ cũng nhiều hơn lớp cây lớn đó quy luật cạnh tranh
không gian dinh dưỡng và đào thải tự nhiên; những nơi thuận lợi trong rừng
cây mới vươn lên để tồn tại và phát triển.

11
Còn phân bố số cây theo cấp chiều cao, rừng tự nhiên thường có quy luật
nhiều đỉnh do có nhiều thế hệ cùng tồn tại và đặc tính di truyền của một số loại
cây rừng chỉ lớn đến một kích cỡ nhất định nào đó sẽ không lớn nữa. Đồng
thời, việc phân bổ nhiều đình cũng là kết quả của việc khai thác chọn không
đúng quy tắc để lại.
1.2.1.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học diễn ra liên tục và mang tính đặc
thù của hệ sinh thái rừng. Sự xuất hiện của cây non của các loại cây đang phát
triển dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng sâu khai thác chọn, sau phát nương làm
rẫy Vai trò quan trọng của lớp cây tái sinh này là nguồn thay thế cho lớp cây

đa già cỗi, là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng là xác
định được mật độ tái sinh, chất lượng cây tái sinh (cây triển vọng), tổ thành loài
và phân bố của cây tái sinh Sự tương đồng hay khác biệt trong tổ thành loài
cây tái sinh với tổ thành loài cây gỗ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
(Mibbre-ad, 1930; Richards, 1952; Baur G.N,1964; Rollet, 1969). Do tính phức
tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loại cây có giá trị nên trong
thực tiễn người ta chỉ khảo sát những loại cây có ý nghĩa nhất định.
Quá trình tái sinh rừng tự nhiên diễn ra vô cùng phức tạp và còn ít được
quan tâm nghiên cứu. Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là
hiệu quả của các cách xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loại cây mục
đích ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà làm sinh đã xây dựng thành công nhiều
phương thức chặt tái sinh: Công trình của Walton, A.B. Bernard (1954), Jones
(1960) với phương thức chất dần tái sinh dưới tán rừng ở Nigiêria và Ghana. Nội
dung hiệu quả của từng phương pháp đối với tái sinh rừng đã được G.N. Baur
(1976) [2] tổng kết trong tác phẩm "Cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng".
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách
lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk(1927) với diện tích ở động

12
đếm thông thường từ 1 đến 4m2. Diện tích ở đong đếm nhỏ thuận lợi trong điều
tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh
rừng. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnards (1950) đã
đề nghị một phương pháp "điều tra chuẩn đoán" mà theo đó kích thước ở đong
đếm có thể thay đổi tùy theo gia đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái
rừng khác nhau.
P.W. Richards (1952), B. Rollet (1974) tổng kết các kết quả nghiên cứu
về sự phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô kích thước nhỏ
(1m × 1m; 1m × 5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có
phân bố Poisson. Ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Taylor (1954),

Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt
cần thiết phải bổ sung bằng trong rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên
cứu về tái sinh rừng nhiệt đới Châu Á như Bava (1954), Budowski (1956),
Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nói chung có đủ số lượng
cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp làm sinh đề ra cần thiết để
bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy
Chuyên, 1995).
Tác giả H. Lamprecht (1969) [67] căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các
loại cây trong suốt quá trình sinh sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành
các nhóm cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. G.N.
Baur (1976) [2] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hướng đến phát triển của
cây mắm ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và
cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Nhìn
chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn nhưng
số lượng loài cây tái sinh thường không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài
cây có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh
ở các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy.

13
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng thảm cỏ và cây
bụi quả thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng của tầng đất
mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loại cây gỗ. Những quần thụ
kín tán, đất khô và nghèo chất dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây bụi
sinh trưởng và phát triển kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh
không đáng kể. Ngược lại, nhưng lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì
thầm có có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân tố
gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973).
Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy được một số tác giả
nghiên cứu. Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng nhiệt đới ở Clombia và

Venezuela nhận xét: Sau khi bó hoa, số lượng loài thực vật tăng dần từ ban đầu
đến rừng thành thục. Thành phần của các loại cây trưởng thành phụ thuộc vào tỉ
lệ các loài nguyên thủy mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá trìng tái
sinh, thời gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh tác của
khu vực đó (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1].
Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy từ 1 - 20
năm ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, Ramakrishnan (1981 - 1982) đã cho biết chỉ số đa
dạng loài rất thấp. Chỉ số loại ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình
diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hóa.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng
trên thế giới cho chúng ta hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái
sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về các quy luật
tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý tài
nguyên rừng một cách bền vững.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trong thời kì Pháp thuộc, thực vật rừng nước ta được Lecomte - Nhà
thực vật học người Pháp nghiên cứu, công trình của ông đến nay vẫn hết sức

14
giá trị, đó là bộ sách “Thực vật chí Đông Dương”. Một số nhà khoa học Việt
Nam tại Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam cũng có các công trình nghiên
cứu về thực vật rừng như: Thái Văn Trừng có tập sách “Thảm thực vật rừng
Việt Nam”, Đồng Sĩ Hiền với “Lập biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng
Việt Nam”, Nguyễn Văn Trương về “Phương pháp thống kê cây đứng trong
rừng hỗn loại”, Trần Ngũ Phương về “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc
Việt Nam”…
Công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng đang lưu ý ở Việt Nam là công
trình “Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loại” của Nguyễn Văn Trương (1983).
Trong đó tác giả đã nghiên cứu cấu trúc của rừng tự nhiên nhiệt đới, cấu truc

than cây theo cấp đường kính, cấu trúc thân cây và tổng thiết diện ngang trên
mặt đất, cấu trúc của các loài cây gỗ…từ đó đưa ra kết luận và đề xuất các biện
pháp xử lý, điều tiết rừng nhằm cừa cung cấp gỗ vừa nuôi dưỡng, tái sinh là cơ
sở để phát triển rừng bền vững ở nước ta.
Trong nghiên cứu cấu trúc đứng, Nguyễn Văn Trương đã chia chiều cao
cây rừng từ đỉnh cây cao nhất đến đỉnh cây thấp nhất thành các cấp chiều cao,
tính số đỉnh tán cây trong từng cấp chiều cao. Mô tả phân bố ông có nhận xét:
Tuy diện tích tán cây lớp dưới thường nhỏ hơn lớp trên kế tiếp nhưng tổng tán
thì rất nhiều đã làm cho diện tích tán lớp dưới cũng rất lớn nên năng lượng ánh
sáng mặt trời xuống dưới thấp làm cho cây phát triển kém.
Để đảm bảo cho rừng phát triển liên tục trong điều kiện đào thải thì số
lượng lớp dưới phải nhiều hơn lớp trên. Trong lớp cây dày đặc này cũng có cây
già, riêng của nó và những cây trẻ đang sống tạm ở đó sẽ vươn lên. Theo
nghiên cứu của tác giả các nhà lâm sinh có thể điều tiết khéo léo trong khai
thác, thực hiện các giải pháp lâm sinh để thay đổi cấu trúc rừng tự nhiên nhằm
tiến tới cấu trúc của rừng chuẩn.
Theo xu hướng hiện đại, Nguyễn Văn Trương để khong chỉ dừng lại ở
việc chỉ mô tả định tính mà dùng phương pháp toán học để tiếp cận. Từ biểu

15
diễn quy luật tự nhiên của rừng bằng phương pháp định lượng theo mô hình
tương quan toán học phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của rừng.
Đây là công trình đầu tiên ở nước ta về nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn
loại bằng phương pháp toán sinh học, góp phần quan trọng và bổ ích trong
nghiên cuu, quản lý tài nguyên bền vững có hiệu quả ở nước ta.
Phùng Ngọc Lan (1986), cấu trúc rừng là quy luật sp xếp tổ hợp của các
thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian,
cấu trúc rừng bao gồm cả về sinh thái lẫn hình thái quần thể thực vật. Nghiên
cứu cấu trúc rừng là nội dung quan trọng để phục vụ cho việc áp dụng các giải
pháp lâm sinh, lập kế hoạch kinh doanh rừng lâu dài.

Vũ Đình Phương (1987) [27] đã đưa ra phương pháp phân chia rừng
phục vụ cho công tác điều chế với phân chia theo lô và dựa vào 5 nhân tố:
nhóm sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả
năng tái tạo rừng bằng con đường tái sinh tự nhiên, đặc điểm về địa hình, thổ
nhưỡng với một bảng mã hiệu dùng để tra trong quá trình phân chia.
Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, Thái Văn Trừng (2000)
[44] dựa vào sự ghép nối 2 hệ thống phân loại: hệ thống phân loại đặc điểm cấu
trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật dựa trên yếu
tố hệ thống thực vật làm tiêu chuẩn đã phân chia thực vật Việt Nam thành 5
nhóm kiểu thảm (gọi là 5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (gọi là 14 quần
hệ). Mặc dù còn một số điểm cần bàn luận và chỉnh lý bổ sung thêm những
bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng từ bậc quần hệ trở
lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973).
Trần Văn Con (2001) đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng cấu trúc
số cây theo cấp đường kính của rừng khộp và cho rằng khi rừng còn non thì
phần bố giảm, khi rừng càng lớn thứ xu hướng chuyển sang phân bố một đỉnh
và lệch dần từ trái sang phải. Tương tự nhận định trên, Lê Cảnh Năm (2007),
khi tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài thông hai lá dẹt (Pinus

16
Krempfii) tại lâm phần của VQG Bi Doup - Núi Bà, Lâm Đồng đã nêu: phân
bố số cây theo cấp đường kính cho thấy số cây tập trung nhiều nhất ở cấp kính
từ 45 - 85 cm, số cây ở cấp kính 15 cm là 50 cây và giảm xuống còn 37 cây ở
cấp kính 35 cm trong khi đó theo lý thuyết thì ở cấp kính 15 thì số lượng cá thể
trong lâm phần là 120 cây, điều này cho thấy thế hệ kế cận của loài đang ở mức
độ đáng lo ngại nhưng không đến mức nguy cấp như các nhận định trước đó. Ở
rừng nhiệt đới nói chung khi bị tác động ở cấp kính càng nhỏ thì số lượng cá
thể càng cao để đảm bảo sự kế tục của các thế hệ cây rừng và đảm bảo sự ổn
địng quần thể thực vật rừng theo thời gian.
Đặng Kim Vui (2002) [46], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi

sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận: giai đoạn phục hồi từ 1 - 2 tuổi
(hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật 72 loài thuộc 36 họ và họ Hòa
thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất (10 loại), sau đó đến họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae)
mỗi hộ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), Họ cam
(Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbrnaceae).
Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này có số cá thể trong ô tiêu
chuẩn cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp nhất
75 - 80%, chủ yếu tập trung vào các loại cây bụi.
1.2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Rừng Việt Nam bị tác động rất khác nhau về cường độ như: khai thác lấy
gỗ trái phép, khai thác chọn không đúng quy trình, phát rừng làm rẫy nên khả
năng tái sinh bị xáo trộn lớn. Vì thế, vấn đề tái sinh đã được Viện điều tra quy
hoạch rừng tiến hành nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX tại một số địa
bàn như Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, các kết quả nghiên cứu
ban đầu đã được Nguyễn Vạn Thường (1991) [40] tổng kết và kết luận về tình
hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc Việt Nam.

×