Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN DUY HIẾU





TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH VĨNH PHÚC
ĐẾN NĂM 2020






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ










THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN DUY HIẾU




TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH VĨNH PHÚC
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY DŨNG







THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận “Tăng cường quản lý hoạt động xuất
khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Các thông tin và số liệu trong đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, có
nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu thu được từ đề tài nghiên cứu là
của bản thân tác giả, không sao chép của bất kỳ ai.
Thái Nguyên, ngày….tháng…. năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Duy Hiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Đề tài khoá luận này được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Để hoàn thành công trình này tác
giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
- Các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên đã trang bị những kiến thức cơ bản để tác giả nghiên cứu và xây
dựng nội dung của Luận văn.
- PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng là thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác
giả xác định phương hướng nghiên cứu và xây dựng nội dung của luận văn trong
suốt quá trình nghiên cứu.
- Phòng Lao động-Việc làm-BHXH - Sở Lao động Thương binh và Xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập các báo các về công tác
XKLĐ của tỉnh Vĩnh Phúc trong các năm.
- Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc,
Cục quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tạo điều
kiện để tác giả lấy số liệu về đề tài nghiên cứu của mình tại các phòng, khoa, trung
tâm của nhà trường.
- Các doanh nghiệp XKLĐ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
và Người lao động tham gia XKLĐ đã cung cấp thông tin vào phỏng vấn phiếu
điều tra.
Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Duy Hiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Đóng góp của luận văn 5
5. Bố cục của luận văn 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản 6
1.1.1. Xuất khẩu lao động 6
1.1.2. Một số đặc điểm của xuất khẩu lao động 9
1.1.3. Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động 11
1.2. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động 12
1.2.1. Các yếu tố về cầu lao động xuất khẩu 12
1.2.2. Các yếu tố về cung lao động xuất khẩu 13
1.2.3. Các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của XKLĐ 15
1.2.4. Trình độ của người lao động tham gia xuất khẩu lao động 16
1.2.5. Các yếu tố về cơ chế chính sách; cơ chế quản lý xuất khẩu lao
động của các cấp 16
1.3. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của một số nước và tỉnh Hà
Tĩnh bài học rút ra đối với Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc 18
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Philippines 18


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Thái Lan 20
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Inđônêsia 21
1.3.4. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Hà Tĩnh. 22
1.3.5. Bài học kinh nghiệm từ quản lý xuất khẩu lao động của các nước
và của tỉnh Hà Tĩnh 23
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Câu hỏi đề tài cần giải quyết 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận 26
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 26
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 27
2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ 27
2.3.1. Chỉ tiêu về kinh tế 27
2.3.2. Chỉ tiêu về mặt xã hội 29
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG TỈNH VĨNH PHÚC 30
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 30
3.1.1. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên 30
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội 31
3.2. Đặc điểm về dân số - lao động - việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc 34
3.2.1. Quy mô, cơ cấu dân số 34
3.2.2. Lao động - việc làm, thất nghiệp 36
3.3. Thực trạng xuất khẩu lao động ở Vĩnh Phúc 38
3.3.1. Chủ trương và chính sách về XKLĐ của tỉnh Vĩnh Phúc 38
3.3.2. Phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động 39
3.3.3. Kết quả xuất khẩu lao động ở Vĩnh Phúc 44

3.3.4. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ. 58
3.4. Tồn tại và nguyên nhân trong quản lý hoạt động XKLĐ tỉnh Vĩnh Phúc 61
3.4.1. Từ phía người lao động 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.4.2. Từ phía doanh nghiệp XKLÐ 62
3.4.3. Từ chính sách XKLÐ của Nhà nước 64
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN VỌNG TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN
NĂM 2020 66
4.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao quản lý hoạt động XKLĐ của tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020 66
4.1.1. Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động xuất khẩu lao động 66
4.1.2. Mục tiêu xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc 67
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ tỉnh Vĩnh Phúc 68
4.2.1. Giải pháp về phía cơ quan quản lý Nhà nước 68
4.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 71
4.2.3. Giải pháp đối với người lao động 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 84



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LĐ : Lao động
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
SDLĐ : Sử dụng lao động
DN : Doanh nghiệp
IOM : Tổ chức di dân quốc tế.
ILO : Tổ chức lao động quốc tế.
WTO : Tổ chức thương mại thế giới.
LĐXK : Lao động xuất khẩu.
KT-XH : Kinh tế xã hội.
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
TB&XH : Thương binh và Xã hội.
CP : Cổ phần
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Lao động phân theo nhóm tuổi 34
Bảng 3.2: Lao động phân theo giới tính, khu vực thành thị, nông thôn 35
Bảng 3.3: Lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp, nông thôn phân
theo độ tuổi 35
Bảng 3.4. Lao động phân theo trình độ đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 37
Bảng 3.5: Số doanh nghiệp tham gia tuyển chọn lao động xuất khẩu trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm 39
Bảng 3.6: Cơ cấu cán bộ quản lý XKLĐ theo trình độ CMKT và kinh nghiệm 43
Bảng 3.7: Cơ cấu cán bộ quản lý XKLĐ theo chuyên ngành được đào tạo 43
Bảng 3. ủa tỉ

01/01/2002 - 31/12/2012 44
Bảng 3.9: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo trình độ học vấn và trình độ CMKT
tại một số doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 45
Bảng 3.10: Phân tích cơ cấu người lao động đi XKLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc theo các tiêu thức 45
Bảng 3.11: Kết quả XKLĐ tỉnh Vĩnh Phúc đi các nước giai đoạn 2008-2012 46
Bảng 3. ủa tỉnh Vĩnh Phúc nước
ngoài (tính đến ngày 31/12/2012) 49
Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá vai trò, ý nghĩa và chất lượng của công
tác lập kế hoạch của doanh nghiệp XKLĐ tại tỉnh Vĩnh Phúc 55
Bảng 3.14: Chất lượng nguồn lao động đã đi XKLĐ của Công ty CP du lịch và
xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc 62


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Sơ đồ di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động 8
Hình 1.2: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 31


1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển
nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tác

phong công nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và
tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Cùng với các giải
pháp giải quyết việc làm trong nước, xuất khẩu lao động là một chiến lược quan
trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với chủ trương xác định xuất khẩu lao động là một hướng đi hiệu quả trong
công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong nước, đồng thời góp phần
xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện
thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Hiện có
khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ
với trên 30 nhóm nghề các loại, thu nhập hàng năm của người lao động khoảng 1,6-
2 tỷ USD. Tính từ năm 2001 đến nay, bình quân mỗi năm đã đưa được khoảng trên
60.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, trong 5 năm trở lại đây, tính từ
năm 2008, bình quân mỗi năm đưa được khoảng 80.000 lao động, chiếm hơn 5%
tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm.
Vĩnh Phúc là tỉnh nông nghiệp có dân số 1.020.597 người, trong đó dân số khu
vực thành thị là 238.300 người (chiếm 23,3%), khu vực nông thôn là 782.297 người
(chiếm 76,7%). Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 636.370
người; trong đó khu vực thành thị 136.925 người, nông thôn là 499.445 người.
Cơ cấu dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế có việc làm
thường xuyên chia theo nhóm ngành: Nông, Lâm, Ngư nghiệp - Công nghiệp, xây
dựng - Dịch vụ năm 2013 là 41% - 28% - 31%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2010 là 1,06%, năm 2011 là 1,5%, năm
2012 là 1,35%, năm 2013 khoảng 1,3%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh chiếm 59% (trong đó qua đào tạo nghề
43,6%) so với mức bình quân 15,8% của cả nước.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trong những năm qua, xuất khẩu lao động luôn được Tỉnh uỷ, HĐND,

UBND tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm chỉ đạo đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Vĩnh Phúc. Nguồn thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu lao động của người lao
động đã góp phần cải thiện đời sống gia đình, giúp nhiều gia đình thoát nghèo trở
nên khá giả, nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành nhà đầu tư, chủ doanh
nghiệp tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác hoặc được tuyển vào vị trí chủ
chốt của doanh nghiệp từ đó đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế, chính trị
xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, hiệu
quả kinh tế, xã hội của xuất khẩu lao động còn chưa thực sự tương xứng với yêu cầu
và tiềm năng hiện có, chất lượng lao động xuất khẩu hiện còn thấp, phần lớn là lao
động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp, ngôn ngữ, văn hoá nước đến làm việc
chưa được tìm hiểu, tác phong công nghiệp còn hạn chế, trong khi yêu cầu về xuất
khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỷ luật
lao động, ngoại ngữ, nhất là đối với công việc đòi hỏi trình độ cao trong các công
xưởng, nhà máy. Cơ hội đi làm việc ở nước ngoài không có nhiều với người lao
động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp. Số doanh nghiệp tham gia hoạt động
xuất khẩu theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm
2013 là 178 doanh nghiệp nhưng chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp trong số đó hoạt
động có hiệu quả, 50% hoạt động hiệu quả trung bình và số còn lại là những doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả thấp. Công tác quản lý còn nhiều bất cập.
Chính những điều này đã khiến hầu hết lao động Việt Nam, vốn không có
khả năng tự đầu tư học nghề, ngoại ngữ, khi ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn và
hầu hết chỉ làm những công việc với thu nhập thấp.
Công tác tư vấn, tuyển chọn lao động doanh nghiệp phó mặc cho cán bộ tạo
nguồn ở Chi nhánh, cơ sở liên kết, cá nhân ở tại các tỉnh.
Do vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt với xuất khẩu lao động của nước ta nói
chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng hiện nay là phải nâng cao chất lượng hoạt động xuất
khẩu lao động để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.
Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: “Tăng cường quản lý hoạt động
xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020” làm Luận văn tốt nghiệp,

3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhằm góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận và đáp ứng yêu cầu thực tiễn mới đối
với hoạt động xuất khẩu lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung.
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu khách quan, tạo cơ hội phát triển cho các quốc
gia nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức và nguy cơ, nhất là đối với các nước đang
phát triển như Việt Nam. Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế và khu
vực, đồng thời tham gia các Hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương, Việt
Nam thực hiện nguyên tắc “mở cửa thị trường” cho hàng hoá, dịch vụ, đầu tư nước
ngoài và di chuyển lao động, nhất là di chuyển lao động trình độ cao, từ đó dỡ bỏ
rào cản hữu hình và vô hình ở một số thị trường lao động. Việt Nam đã mở rộng
quan hệ với nhiều nước trên thế giới, nên có nhiều cơ hội phát triển thị trường ngoài
nước cho người lao động.
Cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt, quyết liệt,
lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế phụ thuộc vào nguồn nhân lực
dồi dào và chất lượng cao của nước đó. Khi Việt Nam tham gia vào quá trình phân
công lao động quốc tế, thì thị trường không còn bó hẹp trong biên giới quốc gia.
Người lao động có cơ hội học hỏi nhiều hơn, tiếp cận với những môi trường làm
việc mới và sẽ có thu nhập cao hơn.
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng nhận được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Hệ thống chính sách, pháp luật về
xuất khẩu lao động thường xuyên được hoàn thiện và phù hợp với điều kiện hội
nhập quốc tế giai đoạn hiện nay. Đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động được
hình thành, trong đó có các doanh nghiệp mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường
lao động quốc tế.
Kết quả lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2012 là 80.320 lao
động. Trong đó: thị trường Đài Loan 30.533 lao động, Hàn Quốc 9.228 lao động,

Nhật Bản 8.775 lao động, Lào 6.195 lao động, Malaysia 9.298 lao động, Campuchia
5.215 lao động, Macao 2.304 lao động, CH Síp 1.699 lao động, Ả rập Xê út 2.360
lao động, UAE 1.731 lao động, Kuwait 440 lao động, Libya 645 lao động, Nga 439
lao động, Mô-dăm-bíc 213 lao động, Peru 173 lao động, Israel 210 lao động, Ô Man
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

154 lao động, Qatar 105 lao động, Bồ Đào Nha 145 lao động, Singapore 107 lao
động, Brunei 74 lao động, Italia 77 lao động, Hoa Kỳ 25 lao động, Australia 15 lao
động, Newzealand 6 lao động và các thị trường khác 154 lao động. Đến hết 11
tháng năm 2013 kết quả xuất khẩu lao động 78.664 lao động (nguồn số liệu Cục
Quản lý lao động ngoài nước-Bộ Lao động-TB&XH).
Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung
còn chưa đáp ứng được yêu cầu của bên nước ngoài như hạn chế về ngoại ngữ, tác
phong công nghiệp, am hiểu về lối sống, phong tục tập quán, khả năng hoà nhập,
sức khoẻ, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người lao động thiếu ý thức tổ chức kỷ
luật. Nguồn lao động kỹ thuật, tay nghề cao tham gia xuất khẩu lao động chiếm tỷ lệ
thấp; khả năng cạnh tranh còn hạn chế thể hiện trong một số mặt như nắm bắt thông
tin, về chính sách, pháp luật của nước tiếp nhận lao động và cơ chế, chính sách giải
quyết các vấn đề phát sinh đối với lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài còn
chưa kịp thời.
Xuất phát từ thực trạng bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay cho thấy
xuất khẩu lao động là một đòi hỏi khách quan, một nhu cầu cần thiết đối với một bộ
phận người lao động Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
b) Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động.
- Phân tích thực trạng XKLĐ và đánh giá hiệu quả XKLÐ trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc những năm qua.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý XKLÐ và triển vọng XKLĐ
của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
+ Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Người lao động tỉnh Vĩnh Phúc tham gia hoạt động XKLĐ;
+ Doanh nghiệp XKLÐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Thị trường xuất khẩu lao động mà người lao động Việt Nam nói chung,
tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã và đang làm việc tập trung chủ yếu ở các thị trường
truyền thống ở Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan; Malaysia; UAE, ….
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2. Phạm vi:
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu kết quả hoạt động XKLĐ trong
giai đoạn từ năm 2008 đến 2012.
+ Phạm vi về không gian: Địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, gồm 07 huyện, 01 thành
phố, 01 thị xã.
4. Đóng góp của luận văn
4.1. Về lý luận
- Trình bày một cách hệ thống lý luận về hoạt động xuất khẩu lao động.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tổng hợp kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của một số nước, một
số tỉnh thành phố để rút ra bài học đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng.
4.2. Về thực tiễn
- Phân tích và chỉ rõ thực trạng quy mô, cơ cấu, chất lượng nguồn lao động
xuất khẩu và công tác quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động hoạt động ở
Vĩnh Phúc
- Chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn lao động, đào tạo kỹ
năng mềm cho lao động để tạo nguồn, cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả về

hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp về xuất khẩu lao động hoạt động trên địa bàn tỉnh.
5. Bố cục của luận văn
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020”.
Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động XKLĐ.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động XKLÐ tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 4: Giải pháp và triển vọng nâng cao quản lý hoạt động XKLĐ tỉnh
Vĩnh phúc đến năm 2020.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một trong những chính sách lớn của Nhà nước ta.
Trong những năm qua nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam
có đủ điều kiện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bảo hộ quyền, lợi ích hợp
pháp của người lao động và của các tổ chức sự nghiệp, của các doanh nghiệp đi làm
việc ở nước ngoài.
XKLĐ là sự di chuyển LĐ quốc tế có thời hạn, có tổ chức, vì mục đích kinh
tế, được pháp luật cho phép, dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước.
Xuất khẩu lao động là một trong những thuật ngữ được tiếp cập dưới nhiều
góc độ khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, xuất khẩu lao động là việc đưa người
lao động sang làm việc tại nước ngoài.
Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ nêu rõ: “Xuất

khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển
nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho
người lao động tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước… cùng với giải pháp giải
quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến
lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây
dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”
Hiểu theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng số 72/2006/QH ngày 29/11/2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 “Xuất
khẩu lao động là quá trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài hợp pháp được quản lý và hỗ trợ của nhà nước theo hợp đồng của các doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ, các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp trúng thầu,
nhận thầu, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, hợp đồng nâng cao tay nghề,
hoặc theo hợp đồng cá nhân giữa người lao động và chủ sử dụng lao động”
1
.

1
GS.TS Đặng Đình Đào, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 92, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội 2005.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Người LĐ khi ra nước ngoài làm việc thì gọi là người LĐ xuất cư, quốc gia mà họ
có quốc tịch được gọi là nước xuất cư. Người LĐ khi đến nước khác gọi là người
LĐ nhập cư và nước tiếp nhận gọi là nước nhập cư.
Ở khía cạnh khác “Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất
khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất là
sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách
khác, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao
động cho nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người”

2
.
XKLĐ là sự di chuyển LĐ quốc tế có thời hạn, có tổ chức, vì mục đích kinh
tế, được pháp luật cho phép, dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước.
Về nghĩa hẹp, XKLĐ thực hiện chương trình an sinh xã hội về vấn đề lao
động, giải quyết việc làm cho người dân ở một quốc gia.
Về nghĩa rộng, XKLĐ thực hiện chương trình hợp tác quốc tế giữa các quốc
gia góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá trên lĩnh vực lao động
3
.
Trong cuốn sách “XKLĐ với giải quyết việc làm ở Việt Nam” PGS.TS
Nguyễn Phúc Khanh, Trường Đại học ngoại thương, đã đưa ra Khái niệm: “XKLĐ
là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù của một quốc gia thực hiện việc cung ứng
lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, có tính chất pháp
quy, được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động”

Từ những khái niệm trên cho thấy xuất khẩu lao động là một loại hình dịch
vụ đặc biệt, tính chất đặc biệt thể hiện là hoạt động xuất khẩu “sức lao động”, do
con người là chủ sở hữu và được con người toàn quyền sử dụng và định đoạt trong
mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặt khác, cùng với người lao động,
các tổ chức XKLĐ vừa là đối tượng bị quản lý của Nhà nước, lại vừa là chủ thể của
hoạt động XKLĐ, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người
lao động, chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều lĩnh vực pháp luật. Do đó, XKLĐ là
hoạt động liên quan đến con người, đến các DN, chịu tác động của nhiều yếu tố chủ
quan, khách quan phức tạp. Nói một cách khác, XKLĐ là hoạt động kinh tế - xã hội
phức tạp và nhạy cảm.

2
PGS.TS Đoàn Minh Duệ, Xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh-Thực trạng và giải pháp đến năm 2020,
NXB Nghệ An, 2010.

3
ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, Hà Nội 2006, tr.14.

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Từ hiện tượng di chuyển lao động quốc tế tự do đến xuất khẩu lao động phản
ánh một quá trình phát triển kinh tế-xã hội, quan hệ lao động của mỗi quốc gia. Đó
là quá trình nhận thức vai trò của người lao động, lợi thế nguồn nhân lực trong mỗi
nước và sự phân công lao động quốc tế. Mối quan hệ giữa xuất khẩu lao động và di
chuyển lao động quốc tế được thể hiện trong sơ đồ 1.1.

Hình 1.1: Sơ đồ di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động
(Nguồn Tạp chí KT&PT số 92, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2005)
Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động tuy cùng có nội hàm
giống nhau, đó là di cư lao động từ quốc gia này đến quốc gia khác làm việc vì mục
đích kinh tế, nhưng giữa chúng có sự khác nhau về chất. Việc di chuyển lao động
ngoài xuất khẩu lao động mang tính tự phát, tự do, có khi là bất hợp pháp còn di
chuyển lao động trong XKLĐ mang tính tự giác, có tổ chức, có mục đích, có thời
hạn, được sự cho phép và dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước.
Khi nói đến XKLĐ, phải được hiểu là xuất khẩu “sức lao động” của con
người, do người lao động sử dụng sức lao động của mình bán cho chủ sử dụng lao
động nước ngoài, sống và làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã ký kết.
Nên quan hệ mua - bán sức lao động trong XKLĐ là quan hệ lao động có yếu tố
nước ngoài, đặc biệt phức tạp, được thể hiện ở 3 đặc điểm sau:
- Về mặt kinh tế: Xuất khẩu lao động là một loại hình dịch vụ cung cấp loại
hàng hóa đặc biệt (sức lao động). Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


hàng hóa đặc biệt, đó là hoạt động của con người, tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Giá cả của sức lao động này phụ thuộc vào chất lượng của lao động, trước hết là các
yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghề được đào tạo, mức độ giao tiếp về ngôn
ngữ, văn hóa, phẩm chất cá nhân như tính cần cù, kĩ năng nghề, tinh xảo, sự khéo
léo… và khả năng hội nhập giao lưu với các nền văn hóa, tôn giáo khác. Giá cả của
sức lao động cũng phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nước nhập khẩu lao động.
- Về mặt chính trị: Xuất khẩu lao động là quá trình hợp tác góp phần hỗ trợ
xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của nước nhập khẩu lao động. Khác với các loại
hàng hóa khác, đối với người đi XKLĐ ngoài yếu tố cơ bản về phẩm chất cá nhân,
trình độ chuyên môn thì trình độ văn hóa ngoại ngữ, khả năng hòa đồng hết sức
quan trọng để đảm bảo phát huy thế mạnh đó, thực sự tôn trọng luật pháp, hòa hợp
tốt với cộng đồng dân cư nước sở tại.
- Về quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài: Thể hiện sau khi người lao
động xuất cảnh, sống và làm việc ở nước ngoài, họ không chỉ phải tuân thủ pháp
luật nước xuất khẩu mà còn chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật, các quan hệ kinh tế,
văn hoá, xã hội và phong tục tập quán của nước sở tại và các điều ước quốc tế mà
nước xuất khẩu và nước nhập khẩu cùng tham gia.
1.1.2. Một số đặc điểm của xuất khẩu lao động
Có thể nói, xuất khẩu lao động có nội hàm đa nghĩa, bao hàm di cư vì việc
làm hay sự di chuyển lao động, trao đổi quốc tế về sức lao động, tạo công ăn việc
làm ngoài nước hay đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vì vậy, hiện nay
trên thế giới trong các văn kiện, tài liệu, công trình nghiên cứu sử dụng rất nhiều
khái niệm đồng nghĩa với xuất khẩu lao động. Đó là:
- Trao đổi quốc tế về sức lao động: Là hiện tượng người lao động đi làm
thuê, di chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích kiếm việc làm để sinh sống. Ở đây
sự trao đổi, mua bán sức lao động có tính quốc tế hay trên phạm vi quốc tế. Tuy
vậy, không chỉ ra được việc trao đổi đó có ngang giá hay không, có sự quản lý và hỗ
trợ của nước xuất cư và nhập cư hay không. Do vậy, thuật ngữ này không phản ánh
đầy đủ bản chất và nội dung của xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường.
- Hợp tác quốc tế về lao động: Các tài liệu quốc tế và Tổ chức Lao động

Quốc tế (ILO) hầu như không sử dụng thuật ngữ này. “Hợp tác quốc tế về lao động”
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhằm chỉ việc trao đổi sức lao động không ngang giá và không phản ánh đúng quan
hệ cung cầu về sức lao động và các quy luật của thị trường lao động quốc tế. Thực
tế, nó chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để chỉ sự trao đổi lao
động giữa một số nước xã hội chủ nghĩa (trong phạm vi khối SEV) trước đây trên
tinh thần giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau.
- Tạo việc làm ngoài nước: Hiện nay ở một số nước như Philippin, Malaysia,
Singapore đang sử dụng thuật ngữ này. Ở đây ta có thể thấy dùng “Tạo việc làm
ngoài nước” để phân biệt với “Tạo việc làm trong nước”, nhưng không chỉ ra được
người LĐ ra nước ngoài làm việc có thời hạn hay không. Do vậy, thuật ngữ này
không có tính khái quát cao về di chuyển lao động quốc tế và không phản ánh đầy
đủ bản chất và nội dung của XKLĐ theo cơ chế thị trường.
- Đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
Là thuật ngữ được sử dụng chính thức và phổ biến trong các văn bản pháp luật của
Nhà nước Việt Nam từ đầu những năm 1990 (Nghị định số 370/HĐBT ngày
9/11/1991). Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng
giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật
giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng, hai
bên cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và truyền thống dân tộc của nhau (Điều 1 Nghị
định số 370/HĐBT).
- Đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Ở Việt Nam từ năm
1991 đến nay, khái niệm này được sử dụng trong các Nghị định của Chính phủ, Bộ
Luật lao động hoặc nhiều văn bản pháp luật khác. Tại Luật sửa đổi Bộ Luật lao
động (hiệu lực từ 1/1/2003), Khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài” và
“Xuất khẩu lao động” được sử dụng đồng thời. Tháng 11 Năm 2006 Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc Hội khóa 10

thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu
lực từ 01/5/2013) khái niệm “Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài” đã được luật hóa. Vì vậy, cùng với “Xuất khẩu lao động”, “Đưa người LĐ đi
làm việc ở nước ngoài” là cách gọi hợp pháp, tuy nhiên thuật ngữ này chưa phản
ánh hết bản chất và nội dung của xuất khẩu lao động.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Xuất khẩu lao động thực chất là trao đổi quốc tế yếu tố sản xuất “sức lao
động”, thuật ngữ này được sử dụng tại nhiều giáo trình, tài liệu nghiên cứu của các
trường đại học và viện nghiên cứu với ý nghĩa đó, nó vừa thể hiện lợi thế so sánh
sức lao động của nguồn nhân lực nước xuất khẩu, vừa thể hiện mục tiêu giải quyết
việc làm, con đường ngắn nhất để tăng thu nhập, phát triển nguồn nhân lực, tăng
kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng, phát triển bền vững và hội nhập, là thuật ngữ
hiện nay được quốc tế thừa nhận và có tính khái quát cao. Do đó, việc sử dụng đồng
thời thuật ngữ “Xuất khẩu lao động”, và thuật ngữ “Đưa người đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng” có thể chấp nhận được.
1.1.3. Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động
Khái niệm: Là sự tác động thống nhất dựa trên các chính sách để nhằm điều
chỉnh các công tác tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo- giáo dục định hướng, quan hệ
lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động XKLĐ.
Theo tài liệu về XKLĐ của Cục Quản lý lao động với nước ngoài thì:
- Người lao động xuất khẩu: là những người lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các tổ chức nước
ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác.
- Lập kế hoạch XKLĐ: là việc quyết định xem trong số những người nộp
đơn xin việc ai là người có hội tụ đủ các tiêu chuẩn để làm công việc đó.
- Đào tạo lao động xuất khẩu: là quá trình học tập làm cho người lao động
có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn đối với công việc của

họ sẽ đảm nhận khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Giáo dục định hướng: là hoạt động nhằm trang bị những hiểu biết cơ bản về
phong tục tập quán của nước người lao động sắp đến làm việc, giúp họ có thể hòa
nhập với cuộc sống ở nước ngoài.
- Quan hệ hợp đồng lao đồng: là quan hệ giữa người lao động với chủ sử
dụng lao động, người lao động với doanh nghiệp XKLĐ, doanh nghiệp XKLĐ với
chủ sử dụng lao động phía nước ngoài. Những mối quan hệ này được xác lập dựa
trên văn bản hợp đồng và có giá trị pháp lý ràng buộc thực hiện giữa các bên tham
gia hợp đồng.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động XKLĐ,
các yếu tố này không chỉ xuất phát từ nước xuất khẩu mà cả nước nhập khẩu LĐ,
không chỉ mang tính khách quan mà cả tính chủ quan. Căn cứ vào tính chất thị
trường các yếu tố tác động đến hoạt động XKLĐ được chia ra như sau: Nhóm các
yếu tố về phía cầu trong XKLĐ; Nhóm các yếu tố về phía cung trong XKLĐ; Nhóm
các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của người lao động khi đi XKLĐ; Nhóm
các yếu tố về cơ chế tổ chức và quản lý XKLĐ.
1.2.1. Các yếu tố về cầu lao động xuất khẩu
Cầu trong XKLĐ chính là đầu ra, là thị trường của XKLĐ, được hình thành
trên cơ sở cầu lao động chưa được thực hiện và cầu lao động tiềm năng của thị
trường lao động nước tiếp nhận. Cầu trong XKLĐ của một nước phụ thuộc vào nhu
cầu tiếp nhận lao động của thị trường XKLĐ, thu nhập, điều kiện sống và làm việc
của người lao động làm việc ở nước ngoài và chính sách nhập khẩu lao động của
nước tiếp nhận lao động.
- Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của thị trường XKLĐ: là một phần
cầu lao động chưa được cung lao động thỏa mãn và cầu lao động tiềm năng của thị
trường lao động nước tiếp nhận. Cầu lao động càng lớn trong khi khả năng cung lao

động của thị trường lao động trong nước không đáp ứng được buộc các chủ sử dụng
lao động phải hướng ra nước ngoài để tìm kiếm các nguồn lao động mới đáp ứng
nhu cầu lao động của mình. Nhu cầu lao động này được thể hiện theo cơ cấu ngành
nghề, giới tính, khu vực địa lý, chất lượng và số lượng lao động. Nhu cầu lao động
không thể tách rời khỏi chu kỳ phát triển kinh tế và bị tác động bởi điều kiện kinh tế
và trình độ công nghệ của nước tiếp nhận. Tăng trưởng hay suy thoái, khủng hoảng
hay hồi phục đều tác động đến nhu cầu lao động. Nhu cầu tiếp nhận lao động của thị
trường nước ngoài là yếu tố cơ bản tạo nên cầu trong XKLĐ.
- Thu nhập, điều kiện sống và việc làm của người lao động ở nước ngoài: là
giá cả sức lao động nhập khẩu, là khoản chi phí mà người chủ sử dụng LĐ và xã hội
nước tiếp nhận lao động trả cho người lao động nước ngoài đến làm việc. Công việc
như nhau ứng với mức thu nhập khác nhau sẽ tạo ra mức cầu lao động khác nhau,
thu nhập càng giảm cầu LĐ càng tăng và ngược lại. Người LĐ khi tham gia XKLĐ
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tức là chấp nhận sống xa gia đình và tổ quốc, họ cần một môi trường an ninh trật tự,
một điều kiện sống và làm việc tốt để đảm bảo công việc và đời sống của mình.
Cùng công việc nếu thu nhập càng cao, điều kiện sống và làm việc càng tốt sẽ là cơ
hội tốt để tìm kiếm lao động có chất lượng từ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu lao
động trong nước. Người lao động khi tham gia XKLĐ sẽ chọn những nơi có thu
nhập cao, điều kiện sống và làm việc tốt.
- Chính sách tiếp nhận lao động của nước nhập khẩu lao động: quyết định
đến hướng nhập khẩu LĐ từ thị trường LĐ cụ thể. Chính phủ nước tiếp nhận căn cứ
vào tình hình cụ thể của thị trường LĐ, điều kiện kinh tế, ngôn ngữ, chất lượng LĐ
để đưa ra các chính sách nhập khẩu LĐ cụ thể cho từng nước XKLĐ.
Mức độ quan hệ ngoại giao và tương đồng văn hóa giữa nước xuất khẩu và
nước nhập khẩu LĐ nhằm tạo cho người LĐ sự an tâm và hòa đồng khi đi làm việc
ở nước ngoài và ngăn chặn sự lai căng văn hóa từ nước ngoài, chính sách nhập khẩu
LĐ của quốc gia tiếp nhận luôn hàm chứa sự bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân

tộc. Vì vậy, nước tiếp nhận LĐ luôn có chủ trương ưu đãi đối với LĐ đến từ các
quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt và nền văn hóa tương đồng tránh tình trạng xung
đột về văn hóa có thể dẫn đến những phức tạp trong xã hội.
Với những công việc nhất định nước nhập khẩu có thể cho phép lao động
làm việc, hạn chế lao động nước khác hoặc thông qua hình thức hạn ngạch, giấy
phép, các hàng rào kỹ thuật trong nhập khẩu lao động để phân biệt đối xử với các
nước XKLĐ khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến cầu trong XKLĐ của từng nước.
1.2.2. Các yếu tố về cung lao động xuất khẩu
Ngày nay, một số nước đang phát triển có dân số và lao động tăng nhanh, tỷ
lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Đây
là nguồn cung lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động quốc tế.
Cung trong XKLĐ phụ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động sẵn sàng tham
gia XKLĐ và chính sách XKLĐ của từng nước.
- Số lượng lao động sẵn sàng tham gia XKLĐ: phụ thuộc vào cung lao động
của thị trường lao động nội địa, tỷ lệ thất nghiệp, số lao động ở nông thôn, cơ cấu và
phân bổ lao động, cách thức chuẩn bị nguồn nhân lực tham gia XKLĐ… Để người
lao động có thể tham gia XKLĐ cần cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan việc
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

làm ngoài nước để người lao động có điều kiện chọn lựa và tạo một cơ chế chủ
động tạo nguồn lao động xuất khẩu đủ điều kiện sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động quốc tế. Số lượng lao động sẵn sàng tham gia XKLĐ mới chỉ phản
ánh mặt lượng của cung trong XKLĐ, điều quan trọng là chất lượng nguồn lao động
này như thế nào, khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động ngoài
nước đến đâu.
- Chất lượng lao động tham gia XKLĐ: quyết định đến cung trong XKLĐ,
chất lượng lao động tức là thể lực, tâm lực, tay nghề, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp… của người lao động. Chất lượng lao động càng cao, làm tăng
khả năng cạnh tranh của lao động trên thị trường lao động quốc tế, tạo nên nhiều cơ

hội để người lao động tham gia XKLĐ.
Các nước nhập khẩu lao động hiện nay đang đổi mới đầu tư và hiện đại hóa
công nghệ sản xuất, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật cao, tăng dần tỷ trọng lao động lành nghề, chuyên gia. Chính vì vậy,
chất lượng nguồn lao động là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng
và thu nhập cũng như chi phí của lao động khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Chính sách XKLĐ: là chính sách của nước xuất cư nhằm phát triển
XKLĐ bền vững trong từng hoàn cảnh và điều kiện phát triển kinh tế của nước
mình. Chính sách XKLĐ đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo nên cung trong
XKLĐ. Căn cứ vào nhu cầu lao động trong nước, khả năng đáp ứng của thị trường
nội địa, ngành nghề, công việc, thu nhập, hình thức XKLĐ, mức quan hệ ngoại
giao với nước tiếp nhận, khả năng quản lý và đảm bảo quyền lợi cho người lao
động xuất khẩu…. Nước xuất cư đưa ra chính sách XKLĐ phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội của mình và nhu cầu LĐ của nước tiếp nhận. Từ các chủ
trương, chính sách đúng đắn, trên cơ sở cầu trong XKLĐ Chính phủ sẽ có các giải
pháp đẩy mạnh và phát triển cung lao động để giải quyết nhu cầu việc làm trong
nước và đáp ứng nhu cầu LĐ của thị trường nước ngoài. Đây là yếu tố phản ánh
sự can thiệp của chính phủ các nước xuất cư thông qua việc cho phép, quản lý, hỗ
trợ hoạt động XKLĐ.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2.3. Các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của XKLĐ
Về tài chính và hiệu quả kinh tế của XKLĐ quyết định đến việc đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài của người LĐ, người LĐ chỉ tham gia XKLĐ khi thấy có
sự đảm bảo về cuộc sống và hiệu quả hơn so với làm việc trong nước. Nhóm các
yếu tố bao gồm: chênh lệch thu nhập của người lao động, thời gian làm việc ở nước
ngoài, chi phí bỏ ra trước khi đi xuất cảnh, khả năng tài chính của người lao động.
- Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động tại nước XKLĐ và nước nhập
khẩu lao động: phản ánh khả năng sinh lợi nếu người lao động ra nước ngoài làm

việc, phụ thuộc vào thu nhập khi đi làm việc ở nước ngoài và thu nhập khi người
lao động làm việc ở trong nước. Nếu cùng công việc, điều kiện việc làm, mức độ
đòi hỏi tay nghề như nhau mà mức chênh lệch thu nhập giữa nước ngoài và trong
nước càng lớn càng hấp dẫn người lao động, càng tăng hiệu quả kinh tế của XKLĐ,
làm tăng lượng cung trong XKLĐ.
- Thời gian làm việc của người lao động ở nước ngoài: được tính từ khi
người LĐ xuất cảnh cho đến khi hoàn thành hợp đồng về nước kể cả thời gian gia
hạn hợp đồng, nó bao gồm thời gian thực sự làm việc và thời gian nghỉ ngơi tái tạo
sức LĐ. Người LĐ khi ra nước ngoài làm việc bao giờ cũng mong muốn được làm
nhiều kể cả làm thêm giờ để có thu nhập cao. Tuy vậy, thời gian làm việc hàng ngày
và thời gian làm thêm giờ thông thường được quy định trong hợp đồng và tuân theo
pháp luật của nước tiếp nhận. Chính vì thế, yếu tố thời gian làm việc cũng là vấn đề
mà người LĐ xem xét khi đi XKLĐ và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của
người LĐ nói riêng và hoạt động XKLĐ nói chung.
- Chi phí người lao động phải đóng khi đi XKLĐ gồm: các loại phí mà người
LĐ phải trả trước và trong quá trình tham gia XKLĐ như phí môi giới, phí quản lý,
vé tàu xe, phí thủ tục, phí bảo hiểm… đây là các yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế và khả năng đi làm việc ở nước ngoài của người LĐ, mức chi
phí càng cao càng hạn chế khả năng tham gia XKLĐ của người LĐ, làm giảm hiệu
quả kinh tế và kìm hãm sự phát triển của XKLĐ. Vì vậy, các DN XKLĐ cần áp
dụng các biện pháp giảm chi phí hoặc giãn thời gian đóng phí cho người LĐ để họ
có điều kiện tham gia chương trình XKLĐ.

×