Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVN TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.27 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐỐI VỚI DNVN TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ
TÂY
3.1.Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh tới của chi nhánh trong giai
đoạn (2008-2010).
3.1.1.Phương hướng phát triển của ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh
Hà Tây trong giai đoạn (2008-210).
Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam vận hành với một tốc độ mới,
bên cạnh đó là những khó khăn và thách thức mới đối với tất cả các tổ chức tín
dụng nói chung và NHCT nói riêng.Tăng cường mở rộng quan hệ cho vay đối
với các DNV&N đang trở thành mục tiêu và là cơ hội của các NHTM nói chung
và NHCT nói riêng. Điều đó không chỉ phù hợp với xu thế phát triển của nền
kinh tế , phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước giúp cho các ngân hàng
chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các doanh
mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế.
Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong thời gian tới là “ phấn đấu phát
triển toàn diện, giữ vững nhịp độ tăng trưởng cao, hiệu quả, phát triển các
nghiệp vụ truyền thống đi đôi với đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Tiếp tục nâng cao chất lượng và mở
rộng vốn đầu tư, cho vay, đặc biệt là đối với các DNV&N; đẩy mạnh huy động
vốn và phát triển dịch vụ ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực”
3.1.2.Nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong giai đoạn
(2008-2010).
3.1.2.1.Những mục tiêu cụ thể cần đạt được.
 Nguồn vốn huy động và các nguồn vốn khác đạt trên 800 tỷ đồng, trong đó vốn
huy động bằng VND đạt 665 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2007.
 Dư nợ cho vay đến cuối năm 2008 phải đạt 700 tỷ đồng, tăng 34% so với
cuối năm 2007. Trong đó:
o Đầu tư cho DNNN:tối đa 32% / tổng dư nợ cho vay
o Đầu tư không có bảo đảm tối đa 26,1%/ tổng dư nợ cho vay.
 Nợ nhóm 2: phấn đấu thấp hơn kế hoạch NHCTVN giao (1,57 tỷ đồng)


 Nợ xấu phấn đấu thấp hơn kế hoạch NGHCTVN giao( 4 tỷ đồng)
 Thu hồi xử lý rủi ro ngoại bảng đạt kế hoạch NHCTVN giao.
 Tỷ lệ NQH < 1%
 Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác, phấn đấu thu dịch
vụ tăng 20% so với 2007.
 Thực hiện lợi nhuận hạch toán vượt kế hoạch được giao.
 Thu nhập cán bộ công nhân viên tăng 15% so với 2007.
3.1.2.2. Các giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trên, NHCT Hà Tây đề ra các giải pháp
trọng tâm sau:
a. Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác huy động vốn theo hướng: giữ
vững và tăng cường thế ổn định của nguồn vốn từ dân cư, nghiên cứu mở rộng
màng lưới, thành lập thêm ít nhất 1 điểm giao dịch.Đẩy mạnh khai thác tiền gửi
pháp nhân- đặc biệt là nguồn vốn VNĐ, tăng cường công tác chăm sóc khách
hàng nhất là các tổ chức cá nhân có tiền gửi lớn lãi suất hợp lý. Đẩy mạnh khai
thác, tăng cường nguốn vốn theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, cơ cấu kỳ hạn
và lãi suất hợp lý, linh hoạt; tăng tỷ trọng các nguồn vốn có tính ổn định cao
nhằm đáp ứng yêu cầu cho vay, đầu tư và thanh toán. Thực hiện cung cấp sản
phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàng, không
nhất thiết phải xác định hiệu quả đối với từng sản phẩm đối với một khách hàng.
Đối với những khách hàng chiến lược, truyền thống có chính sách mở tài khoản,
áp dụng lãi suất tiền gửi, thực hiện phí dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng
hợp lý.
b. Tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn hiệu quả, bền vững làm chủ
địa bàn, tiếp thị thu hút khách hàng.Thực hiện chính sách khách hàng có chọn
lọc, thường xuyên phân tích đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định
những khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược , có năng lực tài chính lành
mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm cao trong quan hệ với
ngân hàng để xác lập, duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng; ngược lại những
khách hàng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ kéo dài, giảm dần dư

nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.
- Tập trung xây dựng lực lượng bạn hàng chiến lược, trên cơ sở đó có chính sách
cung cấp sản phẩm trọn gói và phù hợp (ví dụ: áp dụng chính sách lãi xuất linh
hoạt, xác lập lãi xuất đầu tư trong mối quan hệ với các sản phẩm dịch vụ khác)
nhằm củng cố mối quan hệ bền vững, hiệu quả.
- Mở rộng cho vay các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chủ động tìm kiếm các dự án, khai thác triệt để sự hỗ trợ của NHCTVN.
- Bám sát thu nợ các đơn vị có tình hình tài chính không lành mạnh.Kiên quyết
dùng mọi biện pháp để thu nợ, chấm dứt quan hệ tín dụng.
- Bổ xung tài sản đảm bảo đủ điều kiện pháp lý.
c. Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạng cơ cấu kinh doanh theo thị
trường, khai thác tốt nhất những lợi thế cuả ngân hàng Công Thương Việt
Nam.Mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch
vụ phi tín dụng.Xây dựng chính sách có chọn lọc, phân loại khách hàng để áp
dụng phí dịch vụ linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở đảm bảo lợi ích của khách hàng
và ngân hàng.
- Nghiên cứu mở điểm giao dịch.
- Mở rộng dịch vụ Kiều hối, đẩy mạnh công tác phát hành thẻ ATM, thẻ thanh
toán quốc tế, tìm đặt máy ATM các cơ sở chấp nhận thẻ mới.
d. Đảm bảo cung ứng hiệu quả mọi nhu cầu về ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền
quốc tế. Tăng cường thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng nhằm đảm bảo
quyền lợi của bạn hàng trong quan hệ thương mại với khách hàng nước ngoài;
tiếp tục áp dụng chính sách tỷ giá mềm dẻo, hợp lý, áp dụng nhiều hình thức
mua bán. Phối hợp các phòng tiếp thị khách hàng mở tài khoản L/C tại NHCT
Hà Tây.
e. Đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu về tiền mặt cuả khách hàng; mở
rộng thực hiện dịch vụ thu, chi lưu động hoặc thu, chi tại trụ sở của khách hàng
theo yêu cầu của khách hàng, kể cả phục vụ ngoài giờ hành chính.Tiếp tục thực
hiện thu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do khách hàng nộp quỹ ngân hàng (
không thu phí).Mở rộng thực hiện dịch vụ chi lương trực tiếp bằng tiền mặt, qua

thẻ ATM đến từng người lao động theo yêu cầu của khách hàng.
f. Xây dựng phong cách, văn hóa kinh doanh và chuẩn hóa từng quy trình tác
nghiệp cụ thể. Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng, tăng
cường trách nhiệm của cán bộ và lãnh đạo các cấp, kiểm điểm nghiêm túc
những sai phạm của cán bộ, loại trừ những người không đủ năng lực, phẩm chất
và tinh thần trách nhiệm ra khỏi lực lượng giao dịch trực tiếp với khách hàng.
g. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, ưu tiên cán bộ trong quy
hoạch đi học nghiên cứu sinh, ngoại ngữ, tổ chức tốt học tập nghiệp vụ.Xắp xếp
lại bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghiệp vụ- đặc biệt là lĩnh
vực tín dụng, sản phẩm ngân hàng quốc tế, giảm tối đa lao động gián tiếp.
h. Khai thác tối đa thiết bị công nghệ hiện có, đáp ứng nhu cầu giao dịch cho
khách hàng.Xây dựng các chương trình phục vụ cho phát triển sản phẩm dịch
vụ.
i. Tiết kiệm triệt để các khoản chi phí; tăng cường quản lý và bảo vệ tài sản nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các tài sản trong hoạt kinh doanh.
j. Phát động các phong trào thi đua với trọng tâm là tăng cường huy động vốn
phấn đấu cân đối được vốn và chuyển vốn về NHCTVN.
k. Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, thực hiện cơ chế động lực đối với cán
bộ tiếp thị được khách hàng đem lại hiệu quả cho chi nhánh. Thực hiện chính
sách hoa hồng môi giới.
l. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, phát huy vai trò các tổ chức chính
trị- xã hội, đoàn kết giữ vững kỷ cương nhằm tạo sức mạnh tổng hợp hoàn
thành xuất xắc các mục tiêu kinh doanh của năm 2008.
3.1.3.Định hướng tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại
chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây.
Thực hiện mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNV&N, góp
phần thực hiện mục tiêu chung của NHCTVN là: phấn đấu đến năm 2010
NHCTVN trở thành NHTM dẫn đầu cả nước về tài trợ DNV&N. Cùng với đó là
tăng cường công tác giám sát, quản lý hoạt động cho vay tiến hành, đảm bảo

đầy đủ các yếu tố:
Bám sát chỉ tiêu, định hướng của ngân hàng trong công tác mở rộng hoạt
động cho vay DNV&N.
Mở rộng quan hệ đối tác, tăng cường tìm kiếm các dự án đầu tư, đặc biệt
là các dự án phát triển kinh tế- xã hội nhằm nâng cao tỷ trọng hoạt động cho vay
trung, dài hạn trong cơ cấu cho vay
Thường xuyên quan tâm đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tư vấn
cho khách hàng
Mở rộng cho vay theo hạn mức để nhanh chóng kiểm soát được lượng vốn
vay của doanh nghiệp, xử lý kịp thời khi phát hiện những khoản vay có vấn đề,
vừa đáp ứng được nhu cầu về vốn vay lại đảm bảo được các quy định về an toàn
trong cho vay.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, phát huy tối đa tính trách nhiệm, sự sáng
tạo, chủ động của cán bộ tín dụng.
Đề ra chính sách tín dụng mới hợp lý nhằm thu hút khách hàng, đa dạng
hóa sản phẩm tín dụng.
3.2.Một số giải giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay tại chi
nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong giai đoạn (2008-2010).
Hoạt động tín dụng vốn rất đa dạng và phức tạp, chứa đựng rất nhiều rủi ro
cao.Đặc biệt là với những khoản vốn vay trung, dài hạn có thời hạn vay vốn dài
thì tính rủi ro càng cao hơn.Ngoài ra do đặc điểm của các DNV&N ở nước ta
luôn trong tình trạng khó khăn về tài chính, thiếu tài sản thế chấp, trang thiết bị
thì yếu kém lạc hậu… chính điều đó tạo nên tâm lý e ngại cho các ngân hàng
khi quyết định cho vay. Qua khảo sát và đánh giá tình hình kinh doanh tại chi
nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong thời gian qua, em xin phép được đề xuất một số
giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay DNV&N tại chi nhánh:
3.2.1.Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.
Cán bộ tín dụng là người giữ vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết
định cho vay. Vì lẽ đó mà cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ đảm bảo cả về
số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nâng

cao hiệu quả, chất lượng của những khoản cho vay. Không chỉ đòi hỏi về
chuyên môn giỏi, cán bộ tín dụng cần phải quan tâm, hiểu biết về tình hình kinh
tế- xã hội, nhằm có những hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh hoạt động của khách
hàng, sự biến động của thị trường để từ đó đưa ra những quyết định chính
xác.Vì thế một số giải pháp đưa ra có thể là:
Nâng cao chất lượng tuyển dụng, công khai bằng cách tiếp cận các trường
đào tạo ngân hàng, kinh tế… để lựa chọn những sinh viên xuất sắc.
Thường xuyên tổ chức cho cán bộ tín dụng được học tập, bổ xung nâng
cao kiến thức.Các chương trình đào tạo phải mang tính thiết thực, tránh dàn trải,
kết hợp với việc học là công tác kiểm tra, để tránh tình trạng được học song
không cố gắng, đi học chống chế.
Tiến hành phân chia công việc rõ ràng, nên có sự chuyên môn hóa trong
từng cán bộ tín dụng nhằm khắc phục tình trạng một người phải làm rất nhiều
việc, xong tính hiệu quả không cao, thuận tiện cho công tác đánh giá, thẩm
định, cũng như kiểm soát các khoản vay của doanh nghiệp.
Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi giữa các cán bộ trong phòng, nhằm

×