Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.95 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống con người ngày càng được
nâng cao, vấn đề sức khỏe ngày càng được mọi người quan tâm chú ý, đặc biệt là
vấn đề về sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục. Theo Tổ chức Y tế Thế
Giới(WHO), sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh
thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản
trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Chăm sóc SKSS là một tập hợp các phương
pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe
mạnh, thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến sức
khỏe sinh sản. Điều này cũng liên quan đến sức khỏe tình dục(SKTD), với mục
đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người
mà không dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản
và những bệnh lây truyền qua đường tình dục, mà nó còn giúp cho con người có
được trạng thái tinh thần thoải mái và hòa hợp với xã hội. Như vậy chăm sóc
SKSS/SKTD không chỉ là giúp cho con người tránh khỏi được những căn bệnh
thực thể mà còn có nghĩa là giúp cho họ thoát khỏi những bế tắc tinh thần và có
được mối quan hệ lành mạnh, bao gồm cả những mối quan hệ trong gia đình và
ngoài xã hội, trong đó có cả lứa tuổi vị thành niên/thanh niên.
Tuổi Vị thành niên là những người nằm trong độ tuổi từ 10-19 tuổi và Thanh
niên là những người nằm trong độ tuổi từ 20-24 tuổi. Năm 2005 Việt Nam có
84,15 triệu dân, thì số vị thành niên/thanh niên chiếm tới 31,5%(26,5 triệu người –
Tổng Cục Thống Kê 2006). Và ước tính đến nay Việt Nam có tới 90 triệu dân thì
số VTN/TN chiếm khoảng hơn 28 triệu người( bao gồm cả nữ vị thành niên/thanh
niên). Thực tế, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đang sống trong môi trường xã hội
mới có nhiều cơ hội để phát triển, điều kiện công nghệ khoa học ngày càng được
nâng cao, song cũng không ít mắc phải những nguy cơ và thách thức, trong đó có
nguy cơ về SKSS/SKTD như lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục do quan hệ tình dục sớm và không an toàn dẫn đến mang thai ngoài
1
1
ý muốn và nhiễm các bệnh này. Điều đó cho thấy nhận thức về SKSS trong độ tuổi


này vẫn còn rất nhiều thiếu sót.
Hằng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu phụ nữ nạo phá thai trong đó có
khoảng 5 triệu người ở độ tuổi vị thành niên/ thanh niên. Phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ
nạo phá thai cao trên thế giới [1].Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 16
triệu nữ tuổi từ 13 đến 18 tuổi có thai,95% trong số này tập trung ở các quốc gia
kém phát triển và đang phát triển. Văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập vào Việt Nam
nhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, thêm vào đó trong
giai đoạn dậy thì, do sự phát triển của các nội tiết tố sinh dục nên vị thành niên/
thanh niên có nhu cầu về tình dục tăng dẫn đến có thai ngoài ý muốn, phải đi nạo
phá thai làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe sinh sản, số người mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AiSD càng ngày càng tăng [3]. Những hậu
quả trên sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dân số ở nước ta (Chiến lược
Dân số- Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020). Theo điều tra quốc gia về vị
thành niên/thanh niên của Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ
tình dục trước hôn nhân. Vì vậy chăm sóc sức khỏe sinh sản của VTN/TN được
xác đinh như là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược chăm sóc SKSS của Nhà
Nước. Các nhu cầu về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của VTN/TN đã dần
được xác định thông qua các nghiên cứu, đánh giá. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng các
nhu cầu về SKSS/SKTD vị thành niên và thanh niên của xã hội nói chung còn
nhiều hạn chế, bởi VTN/TN một số là dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vì điều
kiện gia đình và xã hội nên phải nghỉ học sớm. Mặc khác, cơ sở hạ tầng kém phát
triển, trình độ nhận thức về vấn đề này còn nhiều thiếu hụt, nên khả năng tiếp cận
thông tin về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của các đối tượng này qua các
phương tiện thông tin đại chúng(tivi, báo, đài…) cũng như các cuộc họp tại cộng
đồng còn tham gia rất ít. Số lượng VTN/TN khi tiếp cận với các nhà chuyên môn
như nhân viên y tế, các nhà tư vấn… rất thấp. Do vậy tình trạng nạo phá thai cũng
như nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục của VTN/TN hiện nay là vấn
đề đáng báo động, đặc biệt là nữ giới lứa tuổi vị thành niên/thanh niên.
2
2

Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay lứa tuổi vị thành niên/thanh niên tập trung
ở đây ngày càng đông. Bởi Huế là trung tâm văn hóa của cả nước, dân số trên
1.100.000 người với cơ cấu dân số trẻ đặc biệt là dân số ở độ tuổi VTN/TN chiếm
hơn 20%. Địa bàn khá trong sạch về các vấn đề tệ nạn xã hội, các trường Đại học,
Cao đẳng… mọc lên ngày càng nhiều nên các bậc phụ huynh ngoại tỉnh có xu
hướng gửi con em đến Huế để học tập, số học sinh, sinh viên ngoại tỉnh khá đông.
Đây là nhóm đối tượng sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm, quản lý, nhắc nhở của
cha mẹ nên rất dễ nảy sinh các vấn đề xã hội, trong đó có những vấn đề về tình
dục, SKSS.
Bên cạnh đó, điều kiện giao thông ở Thừa Thiên Huế hết sức thuận lợi, sự
phát triển của nền kinh tế công nghiệp, thương mại và du lịch đã thu hút rất nhiều
công nhân lao động trong độ tuổi thanh niên (18-24 tuổi). Và đây chính là nơi tiềm
ẩn những nguy cơ lây lan nhanh của các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS.
Thực trạng của nữ vị thành niên thanh niên phá thai tại Trung tâm Chăm sóc
sức khỏe sinh sản Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng tăng cao. Trong những năm gần
đây số lượng nạo phá thai do mang thai ngoài ý muốn và ở nữ VTN/TN tại Trung
tâm chăm sóc SKSS ngày càng tăng. Năm 2011 có 2.406 ca nạo phá thai, trong đó
số nữ VTN/TN chiếm khoảng 40%, năm 2012 có gần 2.977 ca nạo phá thai thì ở
lứa tuổi VTN/TN là 471 ca và đặc biệt năm 2013 Trung Tâm có 3.556 ca, trong đó
ở lứa tuổi VTN có 161 ca và lứa tuổi TN có 797 ca tăng hơn gấp đôi so với cùng
kỳ năm trước. Bên cạnh đó, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
cũng gia tăng đang là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Đại dịch HIV lan tràn
khắp toàn cầu và tại Việt Nam. Ở Việt Nam theo báo cáo của Bộ Y Tế, tính đến
01/2008 có 155.748 người nhiễm HIV. Trong đó số bệnh nhân AISD là 41.357
người và đã có 17.476 người chết do AISD. Số người mắc BLTQĐTD theo báo
cáo Viện Da liễu Quốc gia nhận được hàng năm trên 130.000 cas, riêng 2006 là
202.858cas. Tuy nhiên theo ước tính của các chuyên gia hàng năm có khoảng gần
1 triệu trường hợp mắc BLTQĐTD.Hậu quả có thai ngoài ý muốn và các bệnh
LTQĐTD bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe sinh sản tình dục. Nguyên nhân gốc rễ

3
3
của các vấn đề SKSS/TD rất phức tạp, bao gồm các yếu tố cá nhân, xã hội, y tế,
kinh tế và văn hóa.
Nhiều năm qua, mặc dù công tác tuyên truyền giáo dục cho vị thành
niên/thanh niên về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được quan tâm và chú
trọng. Tuy nhiên trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, tình trạng các thanh
thiều niên có quan hệ tình dục sớm, quan hệ trước hôn nhân ngày càng tăng, dẫn
đến tình trạng náo phá thai và nhiễm các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS của nữ
VTN/TN ngày cũng tăng nhanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các em.
Điều này cho thấy sự nhận thức về SKSS của các em trong độ tuổi này vẫn
còn nhiều thiếu sót. SKSS của VTN/TN lúc này đang đứng trước nhiều mối đe
dọa. Nếu không được hướng dẫn, chăm sóc một cách đúng đắn thì sẽ dẫn đến hai
nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến SKSS của VTN/TN là tình trạng có thai sớm và
tình trạng nhiễm các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.
Nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng này, việc nghiên cứu SKSS/TD hiện
nay có ý nghĩa rất quan trọng. Kết quả khảo sát được là bằng chứng giúp cho
Trung tâm Chăm sóc SKSS lập kế hoạch về chăm sóc SKSS/TD tại Tỉnh Thừa
Thiên Huế. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “ Khảo sát thái độ, kiến
thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên/thanh niên đến
khám và điều trị tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014” với
mục đích:
1. Khảo sát kiến thức, thái độ về tình dục an toàn phòng ngừa bệnh lây truyền
qua đường tình dục và các yếu tố liên quan ở nữ vị thành niên/thanh niên đến
khám và điều tị tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đánh giá kỹ năng thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình
dục ở nữ vị thành niên/thanh niên đến khám và điều trị tại Trung tâm.
Đối tượng nghiên cứu:
Những nữ VTN/TN có nhu cầu chăm sóc SKSS/SKTD đến khám và điều
trị tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 2

đến tháng 10/2014.
4
4
Thiết kế nghiên cứu:
Thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu và mô tả cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu theo phương pháp thứ tự thời gian.(tháng 2 – 10/2-2014)
Cỡ mẫu:
Z
2
p(1-p)
n =
d
2
Với xác xuất 95% thì có Z= 1,96
P là tỷ lệ nữ vị thành niên/thanh niên có kiến thức về sức khỏe sinh sản/sức
khỏe tình dục theo một số nghiên cứu là # 60% p= 0,60
Chấp nhận sai số d= 0,05 nên n = 369
Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Lập phiếu điều tra qua phỏng vấn khách hàng.
- Tập huấn cho cán bộ điều tra.
- Điều tra thử - Rút kinh nghiệm.
- Thu thập mẫu nghiên cứu.
- Tổng hợp và xử lý số liệu.
Xử lý số liệu:
Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y học.
5
5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Qua khảo sát, cho biết được thái độ kiến thức và thực hành về tình dục an

toàn, phòng ngừa bệnh LTQĐTD và tránh thai ngoài ý muốn.
I/ Thông tin chung:
Biểu đồ 1: Phân bố độ tuổi.
Tỷ lệ nữ vị thành niên chiếm tỷ lệ 40,1%, nữ thanh niên cao hơn chiếm
59,9%. Tập trung nhiều ở tuổi từ 19-24t, chiếm tỷ lệ khá cao 83,7%. Trong đó tuổi
thấp nhất 14t, cao nhất 24t. Đặc điểm độ tuổi của nhóm nghiên cứu tập trung nhiều
ở lứa tuổi thanh niên(19-24t), tuy nhiên nhóm tuổi vị thành niên(10-19t) 40,5%(60
đối tượng) chiếm một tỷ lệ đáng kể, điều đó chứng tỏ các nhóm tuổi đều có nhu
cầu chăm sóc SKSS/SKTD ở cơ sở dịch vụ chăm sóc SKSS là một địa chỉ cần thiết
và quan trọng cho các nhóm tuổi.
Bảng 1: Phân bố theo trình độ.
Trình độ
VTN TN
n % N %
Mù chữ 0 0 21 9,5
Cấp I, II. III 51 34,5 86 38,9
THCN, Đại học, Cao đẳng 97 65,5 98 44,3
Sau đại học 0 0 16 7,2
Trình độ văn hóa ở nữ vị thành niên/thanh niên chiếm tỷ lệ cao nhất ở trình
độ THCN, CĐ, ĐH: nữ vị thành niên 65,5%, nữ thanh niên 44,3%. Tiếp đến là
Tiểu học, Trung học chiếm 34,5% ở nữ vị thành niên và 38,9% ở nữ thanh niên. Và
không có tỷ lệ mù chữ và sau Đại học ở nữ vị thành niên. Tỷ lệ nữ thanh niên mù
chữ 9,5% và sau Đại học 7,2%. Mặt bằng về văn hóa của nhóm đối tượng nghiên
cứu tương đối cao.
Biểu đồ 2: Phân bố theo nghề nghiệp.
6
6
Nữ vị thành niên là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất 25,6%, tiếp đến
thành phần buôn bán chiếm 23,6%, tiếp đến là cán bộ hoặc công nhân chiếm
22,3%, nội trợ 13,5% và nghề nghiệp khác 14,9%. Đối với nữ thanh niên là cán bộ

hoặc công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 32,6%, tiếp đến học sinh, sinh viên 25,3%,
sau đó là buôn bán chiếm 19,5%, nội trợ 15,8% và nghề nghiệp khác là 6,8%.
7
7
Biểu đồ 3: Phân bố theo nơi ở.
Số nữ vị thanh niên ở nông thôn chiếm 38,5%, ở thành phố 61,5%. Số nữ
thanh niên ở nông thôn chiếm 49,3% và ở thành phố 50,7%. Địa chỉ của các nữ
VTN/TN phân bố rải rác trong toàn tỉnh.
II/ Khảo sát kiến thức và thái độ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở VTN/TN.
Bảng 2: Hiểu biết kiến thức về sự thụ thai và mang thai.
Nội dung
VTN TN
Biết Không biết Biết Không biết
n % n % n % n %
Về nguyên nhân có thai 143 96,6 5 3,4 210 95,0 11 5,0
Cơ chế thụ thai 129 87,2 19 12,8 200 90,5 21 9,5
Dấu hiệu mang thai 131 88,5 17 11,5 211 95,5 10 4,5
Số nữ vị thành niên hiểu biết về nguyên nhân có thai chiếm tỷ lệ rất cao
96,6%, về cơ chế thụ thai 87,2% và dấu hiệu mang thai88,5%. Ở nữ thanh niên
hiểu biết về nguyên nhân có thai chiếm tỷ lệ 95,0%, về cơ chế thụ thai 90,5% và
dấu hiệu mang thai 95,5%. Kết quả của Trung Tâm Truyền Thông tỷ lệ biết về
nguyên nhân có thai là 99,0% [6]. So với kết quả của chúng tôi không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3. Hiểu biết về các Biện pháp tránh thai (BPTT).
Các BPTT
VTN TN
Biết
Không
biết
Biết

Không
biết
n % n % n % n %
Bao cao su 93 62,8 55 37,2 209 94,6 12 5,4
Viên tránh thai phối hợp 80 54,1 68 45,9 196 88,7 12 11,3
Viên tránh thai khan cấp 112 75,7 36 24,3 215 97,3 6 3,7
Thuốc tiêm tránh thai 25 16,9 123 83,1 167 75,6 54 24,4
Thuốc cấy tránh thai 16 10,8 132 89,2 148 67,0 73 33,0
Đặt dụng cụ tử cung 20 13,5 128 86,5 192 86,9 29 13,1
Khác 38 25,7 110 74,3 157 71,0 64 29
8
8
Tỷ lệ biết về biện pháp tránh thai Bao cao su và thuốc tránh thai khẩn cấp ở
nữ VTN/TN chiếm tỷ lệ cao, bao cao su ở nữ VTN 62,8%, thanh niên 94,6%.Tránh
thai khẩn cấp ở nữ VTN 75,7%, nữ thanh niên 97,3%. Tiếp theo là tránh thai phối
hợp và các biện pháp tránh thai khác chiếm tỷ lệ trung bình 20% đối với nữ vị
thành niên. Đối với các biện pháp tránh thai mang tính lâu dài thì tập trung chủ
yếu ở nữ thanh niên (19-24 tuổi). Đặt DCTC 86,9%, thuốc tiêm tránh thai 75,6%,
thuốc cấy tránh thai 67,0%.
9
9
Bảng 4: Hiểu biết về kỹ năng sử dụng các BPTT.
Các BPTT
VTN TN
Biết
Không
biết
Biết
Không
biết

n % n % n % n %
Bao cao su 79 53,4 69 46,6 185 83,7 36 16,3
Viên tránh thai phối hợp 73 49,3 75 50,7 150 67,9 71 32,1
Viên tránh thai khan cấp 105 70,9 43 29,1 176 79,6 45 20,4
Thuốc tiêm tránh thai 10 6,8 138 93,2 144 65,2 77 34,8
Thuốc cấy tránh thai 8 5,4 140 94,6 93 42,1 128 57,9
Đặt dụng cụ tử cung 13 8,8 135 91,2 180 81,4 41 18,6
Khác 26 17,6 122 84,2 137 62,0 84 38,0
Tỷ lệ nữ VTN/TN hiểu biêt về kỹ năng sử dụng các BPTT trong nghiên cứu
của chúng tôi khá cao, trong đó có bao cao su nữ vị thành niên 53,4%,nữ thanh
niên 83,7% và tránh thai khẩn cấp nữ vị thành niên 70,9%,nữ thanh niên 79,6%,
hầu hết đều trên 70% ở nhóm tuổi (19- 24 tuổi). Điều này có thể do nữ giới là
người mua và dùng các sản phẩm này. Tỷ lệ nữ thanh niên biết về kỹ năng sử dụng
biện pháp đặt DCTC 81,4%, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tiêm tránh thai
>65%,thuốc cấy tránh thai 42,1%. Đối với các biện pháp có thời gian tác dụng lâu
dài và vĩnh viễn này thì ở nhóm nữ VTN hầu như không biết hoặc biết rất ít <10%.
10
10
Bảng 5: Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.
Các bệnh LTQĐTD
VTN TN
Biết Không biết Biết
Không
biết
n % N % N % N %
Trichomonas 5 3,4 143 96,6 88 39,8 133 60,2
Lậu/Chlamydia 12 8,1 136 91,1% 154 69,7 67 30,3
Giang mai 7 4,7 141 95,3 96 43,4 125 56,6
Sùi mào gà 20 13,5 128 86,5 129 58,4 92 41,6
Herpes 9 6,1 139 93,9 130 58,8 91 41,5

HIV/AIDS 145 98,0 3 2,0 212 95,9 9 4,4
Viêm gan B 142 95,9 6 4,1 212 95,9 9 4,4
- Kiến thức hiểu biết về các bệnh LTQĐTD có: >95% biết về HIV và VGB
có biết và nghe nói đến lậu tỷ lệ ở nữ thanh niên cao hơn nữ vị thành niên, nữ
thanh niên 69,7%, giang mai ở nữ vị thành niên có biết 4,7%, trichomonas 3,4%,
sùi mào gà 13,5%, herpes 6,1%. Nhìn chung thì lứa tuổi này có hiểu biết về các
bệnh LTQĐTD nhưng các loại bệnh gì và 1 số triệu chứng cơ bản của các bệnh đó
để đến với các cơ sở y tế rất ít.
Bảng 6: Hiểu biết về cách phòng tránh các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.
Nội dung
VTN TN
Biết
Không
biết
Biết
Không
biết
n % N % N % n %
Sử dụng Bao cao su
89 60,1 59 39,9 137 62,0 84 38,0
Không quan hệ tình dục
với nhiều bạn tình
102 68,9 46 31,1 184 83,3 37 16,7
Không dùng chung bơm
kim tiêm (Khác)
127 85,8 21 14,2 198 99,6 23 0,4
- Sự hiểu biết về cách phòng tránh các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS: ở nữ vị
thành niên/thanh niên >60% sử dụng bao cao su, không quan hệ tình dục với nhiều
bạn tình 68,9% ở nữ vị thành niên, 83,3% nữ thanh niên. Không dùng chung bơm
kiêm tiêm và cách phòng tránh khác 85,8% ở nữ vị thành niên, 99,6% ở nữ thanh

11
11
niên. Điều đó chứng tỏ nhu cầu của khách hàng cần được tư vấn về điều trị và
phòng bệnh, phòng nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn.
Bảng 7: Hiểu biết về cách phòng tránh thai.
Nội dung
VTN TN
Biết
Không
biết
Biết
Không
biết
n % N % N % n %
Sử dụng các BPTT 107 72,3 41 27,7 215 97,2 6 2,8
Không quan hệ tình dục 95 64,2 53 35,7 187 84,6 34 15,4
- Hiểu biết về cách phòng tránh thai có: 72,3% nữ vị thành niên sử dụng các
BPTT khi quan hệ tình dục, nữ thanh niên rất cao 97,2%, 64,2% nữ vị thành niên
không quan hệ tình dục, nữ thanh niên 84,6%. Điều đó cho thấy nữ ở lứa tuổi này
có ý thức phòng tránh thai và sợ các nguy cơ nạo phá thai rất cao.
Bảng 8: Thái độ của VTN/TN khi sử dụng Bao cao su.
Nội dung
VTN TN
n % N %
Hài lòng 53 35,8 148 67,0
Không hài lòng 67 45,3 31 14,0
Bình thường 28 18,9 42 19,0
Thái độ của vị thành niên/thanh niên khi sử dụng bao cao su trong quan hệ:
35,8% nữ vị thanh niên hài lòng, 67,0% nữ thanh niên, không hài lòng 45,3% ở nữ
vị thành niên, 14,0% nữ thanh niên, bình thường 18,9% nữ vị thành niên, nữ thanh

niên 19,0%. Tỷ lệ này cho thấy ở lứa tuổi thanh niên(19-24t) hài lòng với cách sử
dụng bao cao su trong quan hệ tình dục cao hơn nữ vị thành niên.
Bảng 9: Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của nữ VTN/TN.
Nội dung
VTN TN
n % N %
Đã quan hệ 109 73,6 198 89,6
Chưa quan hệ 39 26,4 23 10,4
12
12
Tỷ lệ nữ vị thành niên/thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân trong
xã hội ngày nay ngày càng tăng. Nữ vị thành niên đã quan hệ 73,6%, 89,6% nữ
thanh niên. Đây là vấn đề có liên quan về giới, quan hệ tình dục trước hôn nhân có
liên quan đến đời sống tình dục an toàn và lành mạnh.
Bảng 10: Vai trò bình đẳng giới trong quan hệ tình dục.
Đối tượng
VTN TN
n % N %
Bản thân 30 20,3 72 32,6
Chồng, bạn tình 77 52,0 111 50,2
Cả hai 41 27,7 38 17,2
Vai trò bình đảng giới trong quan hệ tình dục: có 20,3% bản thân nữ vị thành
niên được hài lòng và tự nguyện khi quan hệ tình dục, bản thân nữ thanh niên
32,6%. Có >50,0% bị chồng và bạn tình cưỡng ép, cả hai có >20,0%. Điều này nói
lên sự bất bình đảng về quyền và nhu cầu tình dục trong quan hệ tình dục.
13
13
III/ Các yếu tố liên quan:
Biểu đồ 4: Tình trạng hôn nhân ở nữ VTN/TN.
Tỷ lệ nữ vị thành niên độc thân 50,7%, nữ thanh niên 29,9%, nữ vị thành

niên lập gia đình 39,2%, nữ thanh niên 57,5% và tỷ lệ khác( li dị, li thân…) 10,1%
ở nữ vị thành niên, 12,7% nữ thanh niên.
Bảng 11: Tiền sử sản khoa của nữ VTN/TN.
Nội dung
VTN TN
n % N %
Chưa có thai lần nào 97 65,5 102 46,2
1 – 2 con 43 29,1 84 38,0
>= 3 con 8 5,4 35 15,8
Phân bố theo tiền sử sản khoa có >=3 con: 5,4% ở nữ vị thành niên và 15,8%
ở nữ thanh niên. Mô hình số con 1-2 con ở nữ vị thành niên 29,1%, 38,0% ở nữ
thanh niên. Tuy nhiên đối với nữ thành niên/thanh niên chưa có thai lần nào vẫn
còn tương đối cao chiếm tỷ lệ trung bình >50,0%, với những lý do cá nhân liên
quan đến bản thân, gia đình và xã hội…
Bảng 12: Tỷ lệ VTN/TN đã nạo phá thai và nhiễm các bệnh LTQĐTD.
Nội dung
VTN TN
n % n %
Đã nạo phá thai 88 59,5 142 64,3
Nhiễm bệnh LTQĐTD 24 16,2 37 16,7
Tỷ lệ nữ vị thành niên đã nạo phá thai 59,5%, nữ thanh niên 64,3%. Tỷ lệ nữ
vị thành niên nhiễm bệnh LTQĐTD 16,2% và nữ thanh niên 16,7%. Điều đó chứng
tỏ lứa tuổi vị thành niên/thanh niên trong thời đại ngày nay mặc dù có nhận thức
14
14
về hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai nhưng ý thức để chấp nhận các biện
pháp đó chưa cao dẫn đến hậu quả nạo thai ở lứa tuổi này ngày càng tăng.
Bảng 13: Nữ VTN/TN e ngại khi đến các cơ sở chăm sóc SKSS.
Nội dung
VTN TN

n % n %
Sợ chi phí cao 96 64,9 167 75,6
Ngại gặp người quen 72 48,6 133 60,2
Sợ thăm khám 77 52,0 175 79,2
Sợ nhân viên y tế không thân thiện 59 39,9 114 51,6
Khác 14 9,5 26 11,8
Những điều khách hàng e ngại khi tìm đến cơ sở dịch vụ chăm sóc SKSS.
Điều e ngại chủ yếu của khách hàng phần lớn là sợ chi phí cao và sợ thăm khám
chiếm tỷ lệ gần 60,0% ở nữ vị thành niên và trên 75,0% ở nữ thanh niên, có
48,6% ngại gặp người quen ở nữ vị thành niên và trên 60,2% ở nữ thanh niên,
có 39,9% nữ vị thành niên sợ nhân viên y tế không thân thiện, 51,6% ở nữ
thanh niên. Có 9,5% nữ vị thành niên e ngại khác( đi xa, chờ lâu…) chiếm tỷ lệ
trung bình khác 10% khách hàng mong muốn có một cơ sở dịch vụ thân thiện,
kín đáo và thuận tiện.
Bảng 14: Các nguồn thông tin về các BPTT.
Các nguồn thông tin
VTN TN
n % n %
Tv, đài, báo… 120 81,0 212 95,9
Cơ sở y tế 105 70,9 197 89,9
Người quen, bạn bè 113 76,3 168 76,0
Người thân trong gia đình 98 66,2 153 69,2
Khác 53 35,8 95 43,0
15
15
Nguồn thông tin về các BPTT: nguồn thông tin nữ vị thành niên/thanh niên
tiếp nhận từ tivi, đài báo… chiếm tỷ lệ cao nhất gần 90%, tiếp đến là cán bộ y tế
70,9% ở nữ vị thành niên, nữ thanh niên 89,9% và khoảng trên 50% là tiếp nhận từ
các nguồn thông tin khác( bạn bè, người quen…).
Bảng 15: Các nguồn thông tin về BLTQĐTD.

Các nguồn thông tin
VTN TN
n % n %
Tv, đài, báo… 104 70,3 196 88,7
Cơ sở y tế 88 59,5 160 72,4
Người quen, bạn bè 82 55,4 137 62,0
Người thân trong gia đình 67 45,3 94 42,5
Khác 48 32,4 69 31,2
Nguồn thông tin về các bệnh LTQĐTD: tỷ lệ nữ vị thành niên tiếp nhận từ
tivi, đài báo… 70,3%, nữ thanh niên 88,7%, tiếp theo là từ cán bộ y tế 59,5% ở nữ
vị thành niên, 72,4% ở nữ thanh niên, khoảng trên 45,0% là tiếp nhận từ các nguồn
thông tin khác( bạn bè, người quen…). Các khách hàng cũng ưa thích tiếp nhận
thông tin từ nhân viên y tế chứng tỏ khách hàng muốn được thông tin chính xác và
sâu hơn từ các nhà chuyên môn về lĩnh vực này. Do đó việc tăng cơ hội tiếp cận
của các nhân viên y tế với nữ vị thành niên/thanh niên sẽ nâng cao thêm về kiến
thức, thái độ của khách hàng về các chủ đề SKSS/SKTD, đặc biệt tư vấn tại các cơ
sở cung cấp dịch vụ SKSS.
Bảng 16: Yếu tố gia đình liên quan.
Sống chung
VTN TN
n % n %
Với bố mẹ hoặc chồng con 64 43,2 115 52,0
Ở một mình 39 26,4 63 27,6
Ở với bạn bè, người quen 45 30,4 45 20,4
16
16
Yếu tố gia đình cũng chiếm một phần quan trọng trong cuộc sống. Ở nữ vị
thành niên sống chung với bố mẹ hoặc chồng con 43,2%, nữ thanh niên 52,0%. Ở
một mình 26,4% ở nữ vị thành niên, 27,6% ở nữ thanh niên. Sống chung với bạn
bè, người quen 30,4% nữ vi thành niên, 20,4% nữ thanh niên. Điều đó cho thấy sự

quan tâm của gia đình đối với các em vẫn còn hạn chế.
Bảng 17: Sự hài lòng của khách hàng tại Trung Tâm Chăm Sóc SKSS.
Nội dung
VTN TN
n % n %
Hài lòng về tư vấn và các dịch vụ
tại Trung Tâm
137 92,6 215 97,3
Mong muốn sẽ trở lại để được
cung cấp dịch vụ tiếp
126 85,1 198 89,6
Những mong muốn của khách hàng về cơ sở y tế cung cấp dịch vụ
SKSS/SKTD: hài lòng về tư vấn và các dịch vụ tại Trung tâm 92,6% ở nữ vị thành
niên, 97,3% ở nữ thanh niên. Mong muốn sẽ trở lại để được cung cấp dịch vụ tiếp
85,1% nữ vị thành niên, 89,6% nữ thanh niên. Vậy Trung tâm chăm sóc SKSS vẫn
là một địa chỉ đáng tin cậy.
17
17
KẾT LUẬN
Qua phỏng vấn, nghiên cứu 369 khách hàng là nữ vị thành niên/thanh niên có
nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản/tình dục đến tại Trung tâm chăm sóc SKSS,
chúng tôi nhận thấy rằng: kiến thức và thái độ về chăm sóc SKSS/SKTD có:
90,1% nữ vị thành niên có kiến thức về sự thụ thai và mang thai, nữ thanh niên
98,8%, 30,1% nữ vị thành niên có kiến thức về các biện pháp tránh thai và nữ
thanh niên 83%. Hiểu biết về kỹ năng sử dụng về kỹ năng sử dụng các BPTT: nữ
vị thành niên 29,5%, nữ thanh niên 68,8%. Hiểu biết về cách phòng tránh thai:
68,3% ở nữ vị thành niên, nữ thanh niên 90,9%. Thái độ của nữ vị thành niên hài
lòng khi sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục: 35,8%, không hài lòng 45,3%
và bình thường 18,9%. Thái độ của nữ thanh niên hài lòng khi sử dụng bao cao su:
67,0%, không hài lòng 14,0% và bình thường 19,0%. Nguồn thông tin thu nhận về

các BPTT ở nữ VTN/TN chủ yếu qua truyền thông đại chúng >85% và cán bộ y tế
>80%, ngoài ra qua các nguồn thông tin khác. Biết về HIV/AIDS và Viêm gan siêu
vi B cao trên 95%, các bệnh khác như lậu, chlamydia: vị thành niên 8,1%, thanh
niên 69,7%, giang mai: 4,7% vị thành niên, 43,4% thanh niên. Sùi mào gà: vị
thành niên 13,5%, thanh niên: 58,8%. Hiểu biết về cách phòng tránh các bệnh
LTQĐTD và HIV/AIDS trên 70% nữ vị thành niên và trên 85% nữ thanh niên.
Nguồn thông tin về bệnh LTQĐTD ở nữ VTN/TN thu nhập qua truyền thông đại
chúng gần 80%, cán bộ y tế trên 65% và các nguồn thông tin khác >45%. Tình
trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của nữ VTN/TN chiếm tỷ lệ khá cao, 73,6%
ở vị thành niên và 89,6% ở thanh niên. Các vấn đề về giới, quan hệ tình dục liên
quan đến đời sống tình dục an toàn và lành mạnh. Vai trò bình đẳng giới trong
quan hệ tình dục ở nữ vị thành niên/thanh niên còn thấp >33,3%. Điều này nói lên
sự bất bình đẳng về quyền và quan hệ tình dục không tự nguyện. Có >60% tỷ lệ nữ
vị thành niên/thanh niên chưa biết cách thuyết phục chồng, bạn tình sử dụng bao
cao su tránh thai và các bệnh LTQĐTD. Ở lứa tuổi vị thành niên/thanh niên yếu tố
gia đình chũng chiếm một phần quan trọng trong cuộc sống. Nhưng trong đó số nữ
18
18
vị thành niên/thanh niên được bố mẹ, người thân quan tâm chăm sóc chiếm tỷ lệ
thấp: 43,2% ở nữ vị thành niên và 52,0% ở thanh niên. Tình trạng quan hệ tình dục
không an toàn dẫn đến hậu quả nạo phá thai và nhiễm bệnh LTQĐTD ở nữ vị
thành niên/thanh niên: 59,5% nữ vị thành niên đã nạo phá thai và 64,3% ở nữ
thanh niên. Nhiễm bệnh LTQĐTD: 16,2% nữ vị thành niên, 16,7% nữ thanh niên.
Những mong muốn của khách hàng khi trở lại Trung tâm CSSKSS để được cung
cấp dịch vụ tiếp: 85,1% nữ vị thành niên, 89,6% nữ thanh niên, hài lòng về tư vấn
và sử dụng các dịch vụ tại Trung tâm: 92,6% vị thành niên và 97,3% thanh
niên.Trung tâm chăm sóc SKSS vẫn là địa chỉ đáng tin cậy.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ
1/ Mặc dù đối tượng Vị thành niên/thanh niên có sự hiểu biết nhất định về
các kỹ năng phòng tránh thai cũng như phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường

tình dục, tuy nhiên nhận thức này còn chưa vững chắc. Vì vậy, việc thông tin, giáo
dục và tuyên truyền để đối tượng này có đủ kiến thức và kỹ năng để áp dụng
phòng tránh giảm thiểu hậu quả do mang thai ngoài ý muốn và nhiễm các bệnh
LTQĐTD, HIV/AIDS cần được nhân rộng.
2/ Hiểu biết của VTN/TN về các hậu quả xảy ra do nạo phá thai nhiều lần và
quan hệ trước hôn nhân ngày càng cao. Đều này sẽ dẫn đến tình trạng chủ quan,
không cần đi khám sẽ làm cho thời gian phát hiện và điều trị sớm sẽ bị ảnh hưởng
đến sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của mỗi con người.
3/ Đa số đối tượng VTN/TN có kiến thức về tình dục an toàn và sử dụng các
biện pháp tránh thai hiện đại rất cao, nhưng mức độ hài lòng để sử dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại như bao cao su chiếm tỷ lệ #55%. Vấn đề này đặt ra cho
công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản ở địa phương cần phải đi vào
chiều sâu hướng tới kỹ năng và tính cụ thể hơn nữa.
4/ Phần lớn VTN/TN đã biết đến những bệnh LTQĐTD,đặc biệt là
HIV/AISD, nhưng kiến thức vẫn còn hạn chế. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ lây
nhiễm cao và lây lan trong cộng đồng. VÌ vậy việc truyền thông, giáo dục về vấn
đề này cần được quan tâm hơn.
19
19
5/ Kiến thức của VTN/TN về lợi ích việc khám SKSS/TD đạt tỷ lệ khá cao,
tuy nhiên các đối tượng này vẫn còn nhiều e ngại khi đi khám và chăm sóc SKSS.
Điều này cho thấy mức độ tiếp cận thường xuyên các thông tin về tư vấn và khám
SKSS/SKTD vẫn còn hạn chế và chưa cao. Vì vậy cần phối hợp, tuyên truyền
mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề này.
KIẾN NGHỊ
Thông tin giáo dục về SKSS/TD: Cần có một kế hoạch truyền thông về sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của VTN/TN trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
+ Xây dựng một hệ thống dịch vụ sức khỏe sinh sản- tình dục cho lứa tuổi
VTN/TN ở các tuyến dễ tiếp cận, các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS có các phòng

tư vấn được đầu tư, tư vấn lồng ghép các nội dung SKSS/TD ở lứa tuổi VTN/TN,
có các phòng đa dạng, thuận tiện, thân thiện, đảm bảo phục vụ trong và ngoài giờ
hành chính.
+ Tiếp tục đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trong hệ thống
chăm sóc SKSS có kiến thức thái độ kỹ năng tư vấn, lồng ghép SKSS/TD đáp ứng
đầy đủ nhu cầu được chăm sóc SKSS/TD ở tuổi VTN/TN.
+ Cần phối hợp tốt với các nhà trường (TH,CĐ,ĐH ) để đẩy mạnh hoạt động
công tác truyền thông ,giáo dục về chăm sóc SKSS/TD ở lứa tuổi VTN/TN, phối
hợp với các sở ban ngành đoàn thể (Đoàn Thanh niên…)để giúp cho Mô hình tiếp
cận rộng rãi hơn tới các đối tượng là VTN/TN trong cộng đồng và trường học.
20
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bùi Thị Chi(2007), “Tìm hiểu kiến thức thái độ và hành vi về SKSS/TD của
phụ nữ Thừa Thiên Huế”, trang 302-310 Tạp chí Phụ sản.
2/ Bộ Y Tế(2009), “ Chuẩn quốc gia SKSS” Hà Nội.
3/ Đặng Phi Yến(2011), “Khảo sát kiến thức về chăm sóc SKSS-Tiền hôn nhân
cho nhóm Vị thành niên/thanh niên”.
4/ Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
5/ Bộ Y Tế, Tổng cục Thống kê, UNICEF, WHO(2005), “Điều tra quốc gia Vị
thành niên/thanh niên” Hà Nội.
6/ Trung tâm truyền thông giáo sức khỏe Tỉnh Thừa Thiên Huế (2010) “Khảo
sát mức độ hiểu biết của sinh viên Đại học huế về SKSS” tr 279-285 Tạp chí
Y hoc thưc hành.
21
21

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

×