1
1
MỞ ĐẦU
Quản lý tiến trình nghiệp vụ (Business process management viết tắt là
BPM) đang thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quản trị doanh nghiệp
và các nhà nghiên cứu khoa học máy tính. Một trong những mối quan tâm
lớn của các nhà quản trị doanh nghiệp là cải tiến các hoạt động của doanh
nghiệp với mục đích tạo ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa
các yêu cầu của khách hàng trong môi trường thương mại điện tử. Công
nghệ thông tin trở thành phương tiện để trợ giúp, tối thiểu hoá các giai đoạn,
đơn giản quá trình quản lý, rút gọn thời gian và công sức để đạt được hiệu
quả và lợi ích cho các doanh nghiệp.
BPM mang lại những lợi ích đáng kể bằng cách áp dụng những kỹ thuật
của công nghệ thông tin vào thương mại. Với yêu cầu ngày càng tăng về thời
gian và áp lực về giá thành, BPM đang được yêu cầu phải linh hoạt hơn và
phải quản lý các ca sử dụng một cách thông minh để thay thế những luồng
xử lý cứng nhắc. BPM bao gồm các phương pháp, kỹ thuật và công cụ nhằm
hỗ trợ việc thiết kế, xây dựng các quy tắc, quản lý và phân tích các thao tác
nghiệp vụ [9]. Mô hình hóa nghiệp vụ (Business modeling – BM) đóng vai
trò quan trọng trong vòng đời BPM. Mô hình hóa nghiệp vụ bao gồm xây
dựng những mô hình khái niệm cho những khía cạnh khác nhau của nghiệp
vụ như kiến trúc, các tiến trình, các ràng buộc, các tài nguyên Những luật
nghiệp vụ (Business rules - BR) và những tiến trình nghiệp vụ(Business
process – BP) là các yếu tố để vạch ra những yêu cầu của hệ thống phần
mềm nói chung.
2
2
Mặc dù luật nghiệp vụ và tiến trình nghiệp vụ được xem như là những
thành phần quan trọng của BPM nhưng nó chưa biểu diễn được tất cả các
cấu trúc nghiệp vụ [2]. Do đó, việc tìm ra cách kết hợp các ngôn ngữ luật và
ngôn ngữ mô hình nghiệm vụ là cần thiết để có thể biểu diễn được tốt hơn và
rộng hơn các cấu trúc nghiệp vụ.
Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều nghiên cứu đã đề xuất ra ngôn ngữ
kết hợp luật nghiệp vụ và mô hình tiến trình nghiệp vụ. Mục đích của việc
kết hợp này là để biểu diễn được nhiều hơn các cấu trúc nghiệp vụ.
Nội dung của luận văn gồm có :
+ Trình bày tổng quan về ngôn ngữ luật nghiệp vụ và ngôn ngữ mô hình
tiến trình nghiệp vụ. Từ đó sẽ phân tích những ưu điểm cũng như những hạn
chế của những ngôn ngữ này trong việc mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ.
+ Trình bày về "Mô hình và ký hiệu tiến trình nghiệp vụ" (Business
process Modeling and Notation - BPMN) và "Ngữ nghĩa của từ vựng nghiệp
vụ và luật nghiệp vụ" (Semantic of Business Vocabulary and Business Rules
- SBVR) . Qua đó cho thấy BPMN và SBVR thích hợp cho việc kết hợp mô
hình luật và mô hình tiến trình nhằm có thể biểu diễn đầy đủ hơn các cấu
trúc nghiệp vụ.
+ Kết hợp ngôn ngữ luật nghiệp vụ và tiến trình nghiệp vụ nhằm biểu
diễn tối đa có thể các cấu trúc nghiệp vụ.
+ Biểu diễn demo cho thấy sự kết hợp giữa BPMN và SBVR.
Mục tiêu nghiên cứu
- Kết hợp ngôn ngữ luật nghiệp vụ và ngôn ngữ mô hình tiến trình
nghiệp vụ để có thể mô hình hóa được tối đa các cấu trúc nghiệp vụ.
3
3
Đối tượng nghiên cứu
- Ngôn ngữ luật nghiệp vụ và ngôn ngữ mô hình tiến trình nghiệp vụ.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu qua các tài liệu như: giáo trình trong nước, các bài báo
quốc tế, các tài liệu liên quan và thông tin trên internet.
- Nghiên cứu tài liệu về ngôn ngữ luật nghiệp vụ và ngôn ngữ mô hình
tiến trình nghiệp vụ.
- Cài đặt thực nghiệm và đánh giá kết quả.
Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến BPM, ngôn ngữ mô hình hóa luật nghiệp vụ,
ngôn ngữ mô hình tiến trình nghiệp vụ.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn duợc trình bày theo bố cục sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ
Nội dung chương này tiếp cận mảng nghiên cứu về BPM.Trả lời cho
những câu hỏi về tiến trình nghiệp vụ là gì? BPM là gì? Chu trình BPM?
Các chuẩn BPM?
CHƯƠNG 2: CÁC NGÔN NGỮ MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ Ở
MỨC CAO
4
4
Chương này giới thiệu các ngôn ngữ ở mức cao của ngôn ngữ luật
nghiệp vụ và ngôn ngữ mô hình tiến trình nghiệp vụ. So sánh các ngôn ngữ
luật nghiệp vụ và ngôn ngữ mô hình tiến trình nghiệp vụ.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ SỬ DỤNG LUẬT
NGHIỆP VỤ VÀ MINH HỌA.
Chương này đề xuất việc kết hợp ngôn ngữ luật nghiệp vụ và ngôn ngữ
mô hình tiến trình nghiệp vụ từ đó hướng vào phân tích và xây dựng minh
họa kết hợp ngôn ngữ luật nghiệp vụ và ngôn ngữ mô hình tiến trình nghiệp
vụ. Với minh họa xây dựng được, thống kê kết quả, phân tích, đánh giá ưu
điểm, hiệu quả và khả năng áp dụng, mở rộng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN QUẢN LÝ TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ
Quản lý tiến trình nghiệp vụ (Business process management viết tắt là
BPM) đang thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quản trị doanh nghiệp
và nghiên cứu khoa học máy tính. Một trong những mối quan tâm lớn của
các nhà quản trị doanh nghiệp là cải tiến các hoạt động của doanh nghiệp với
mục đích tạo ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng hơn nữa các yêu cầu
của khách hàng trong môi trường thương mại điện tử. Đứng trước xu
thế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh trước những biến
đổi của thị trường. Công nghệ thông tin trở thành phương tiện để trợ giúp, tối
5
5
thiểu hoá các giai đoạn, đơn giản quá trình quản lý, rút gọn thời gian và công
sức để đạt được hiệu quả và lợi ích cho các doanh nghiệp. Chương 1 của
luận văn sẽ trình bày một cách tổng quan về BPM. Nội dung chương này tiếp
cận mảng nghiên cứu về BPM. Trình bày các định nghĩa về tiến trình nghiệp
vụ, các định nghĩa về BPM, các chu trình BPM, các chuẩn BPM. Qua những
định nghĩa đó thì chúng ta sẽ có những kiến thức nền tảng về BPM.
1.1. Tiến trình nghiệp vụ
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tiến trình nghiệp vụ. Định nghĩa tiến
trình nghiệp vụ của Hammer và Champy đã trình bày vào năm 1993 cho
chúng ta một định nghĩa rất chính xác. Định nghĩa của Hammer và Champy
được xem là định nghĩa khởi xướng cho các định nghĩa tiến trình nghiệp vụ
sau này.
Theo Hammer và Champy đã định nghĩa[3]: “Một tiến trình nghiệp vụ
là một tập các hoạt động bao gồm một hay nhiều các hoạt động vào và tạo
ra một hoạt động ra mang lại giá trị cho khách hàng”.
Định nghĩa này chú trọng vào các hoạt động, các giá trị vào và ra của
tiến trình nghiệp vụ. Một tiến trình là một tập các hoạt động điều đó có nghĩa
không có thứ tự và ràng buộc giữa các hoạt động. Do đó theo [4], định nghĩa
của Hammer và Champy tương đối khái quát xét về khía cạnh tiến trình.
Mối ràng buộc thực thi giữa các hoạt động được Thomas H. Davenport
(1993) đưa ra bởi định nghĩa sau:
Thomas H. Davenport (1993) [5] “Một tiến trình là một tập các hoạt
động đo được, có cấu trúc, được thiết kế nhằm tạo ra kết quả xác định cho
các đối tượng khách hàng hay thị trường cụ thể”. Định nghĩa tập trung vào
6
6
việc các hoạt động được thực hiện như thế nào trong phạm vi của một doanh
nghiệp. Do đó Thomas H. Davenport đã đưa ra định nghĩa như sau:
“Một tiến trình nghiệp vụ là một tập thứ tự các hoạt động cụ thể theo
không gian và thời gian với thời điểm bắt đầu, kết thúc và xác định rõ các
đầu vào và đầu ra- một cấu trúc cho các hoạt động”.
Rummler và Brache (1995) [6] “Một tiến trình bao gồm một dãy các
bước được thiết kế nhằm tạo ra sản phẩm hay dịch vụ”
Johansson et. al. (1993) [7] “Một tiến trình là một tập các hoạt động
được liên kết với nhau bao gồm một hoạt động vào và chuyển đổi hoạt động
vào nhằm tạo ra đầu ra. Việc chuyển đổi xảy ra trong tiến trình từ đầu vào
phải tăng thêm giá trịvà mang lại kết quả hữu dụng hơn và hiệu quả cho
khách hàng "
Các thành phần cơ bản của quá trình nghiệp vụ bao gồm :
- Đầu vào
- Đầu ra
- Các hoạt động : được vận hành theo một cấu trúc nhất định nhằm xử lý dữ
liệu ở đầu vào và đưa ra kết quả ở đầu ra.
Một ví dụ về tiến trình nghiệp vụ : Tiến trình bán hàng.
Hình 1.1 Tiến trình bán hàng.
7
7
Quá trình đặt hàng hiện được thể hiện ở hình 1.1. Công ty sẽ nhận được
nhiều đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng trong số đó sẽ được xử lý như mô tả
trong hình 1.1.
Hình 1.2. Các thành phần cơ bản của tiến trình nghiệp vụ
Từ các định nghĩa trên chúng ta có thể tập hợp được các đặc tính của
một tiến trình nghiệp vụ :
Tính xác định: Định rõ đầu vào và đầu ra.
Tính thứ tự: Các hoạt động của tiến trình nghiệp vụ phải có thứ tựtheo không
gian và thời gian với thời điểm bắt đầu và kết thúc.
Tính cấu trúc: Các hoạt động được cấu trúc và có mối tương quan, phối hợp
với nhau.
Tính giá trị: Việc chuyển đổi diễn ra trong tiến trình phải tăng thêm giá trị
cho khách hàng.
Tính nhúng: Một tiến trình không thể tồn tại trong chính nó, nó phải được
nhúng vào trong một cơ cấu tổ chức.
Tính cộng tác: Khả năng cộng tác với các tiến trình bên ngoài.
1.2. Quản lý tiến trình nghiệp vụ (Business Process Management – BPM)
8
8
Khái niệm BPM được ra đời dựa trên quan điểm cho rằng mỗi sản
phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp, công ty, tổ chức là kết quả của một
loạt các hoạt động sản xuất, quản lý – các tiến trình nghiệp vụ. Các tiến trình
nghiệp vụ là mục tiêu và cũng là công cụ để tổ chức các hoạt động trong
doanh nghiệp và cải thiện mối quan hệ giữa chúng nhằm tạo ra những tiến
trình nghiệp vụ khoa học, thống nhất. Thông qua việc quản lý các tiến trình
nghiệp vụ, người chủ doanh nghiệp có thể tiếp cận với việc giảm chi phí
quản lý, cải thiện sự hài lòng của khách hàng, xây dựng các sản phẩm và
dịch vụ mới trong thời gian nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất và cuối cùng
là chiếm lĩnh thị trường bằng các lợi thế cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.
Hình 1.3. Cái nhìn tổng quan về quản lý tiến trình nghiệp vụ
Kiến trúc doanh nghiệp là việc tổ chức các tiến trình nghiệp vụ và cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin, thể hiện các yêu cầu chuẩn hoá và tích
hợp của mô hình hoạt động trong doanh nghiệp [8]. Các kiến thức về BPM
giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn về các tiến trình,
9
9
hệ thống và công nghệ để có thể dẫn dắt doanh nghiệp phát triển với các
chiến lược dài hạn.
Xét về hướng tiếp cận, BPM được xem như là một sự mở rộng của các
hệ thống quản lý luồng công việc [9].
Theo Workflow Management Coalition (WfMC) “Luồng công việc là
sự tự động hoá một phần hay toàn bộ tiến trình nghiệp vụ, trong quá trình
đó các tài liệu, thông tin hay các tác vụ được chuyển từ người này đến người
khác để thực hiện theo một tập các quy tắc hướng thủ tục.”
“Một hệ thống định nghĩa, xây dựng và quản lý việc thực thi các luồng
công việc thông qua việc sử dụng các phần mềm, thực thi trên một hay nhiều
luồng công việc, có khả năng biên dịch các định nghĩa tiến trình, tương tác
với các thành phần tham gia luồng công việc dưới sự hỗ trợ của các công cụ
và các ứng dụng công nghệ thông tin”.
Định nghĩa luồng công việc và hệ thống quản lý luồng công việc nhấn
mạnh vào sự thực thi của các tiến trình đó là việc sử dụng các phần mềm để
thực hiện các tiến trình thao tác. Tuy nhiên trong những năm gần đây, rất
nhiều nhà nghiên cứu và chuyên môn nhận thấy rằng việc tập trung vào sự
thực thi rất hạn chế. Kết quả là của sự hạn chế đó là sự ra đời của BPM [10],
[9]. Mặc dù tồn tại nhiều định nghĩa BPM nhưng hầu hết các định nghĩa của
BPM bao gồm định nghĩa quản lý luồng công việc.
Theo W.M.P Van der Aalst [9] “BPM bao gồm các khái niệm, phương
pháp, và kỹ thuật để hỗ trợ việc thiết kế, quản lý, cấu hình, ban hành, và
phân tích các tiến trình nghiệp vụ và giao tác liên quan đến con người, các tổ
chức, ứng dụng, các tài liệu và các nguồn thông tin khác nhằm hỗ trợ cho các
tiến trình nghiệp vụ”
10
10
Các công cụ hỗ trợ cho việc quản lý các tiến trình nghiệp vụ giao tác
gọi là các hệ thống quản lý tiến trình nghiệp vụ BPMS (Business Process
Management Systems).
Theo [9], “một BPMNS là hệ thống phần mềm chung được điều khiển
bởi sự biểu diễn các tiến trình một cách tường minh nhằm phối hợp sự thực
thi các tiến trình nghiệp vụ.”
Có thể coi BPMS là công cụ nền tảng để xây dựng các ứng dụng nghiệp
vụ theo hướng mới - hướng tiến trình. Theo hướng này, các ứng dụng nghiệp
vụ phát triển theo hướng lấy tiến trình nghiệp vụ làm trung tâm, tất cả đều
xoay quanh tiến trình. Các BPMS sử dụng các "ngôn ngữ" lập trình theo
định hướng tiến trình - hiện đang là xu thế của việc phát triển các ứng dụng
doanh nghiệp. Các ngôn ngữ này tập trung vào việc xây dựng các mô hình
bằng những ký pháp đặc tả chuyên biệt. Việc sử dụng các ngôn ngữ không
đòi hỏi phải có kỹ năng lập trình truyền thống. Do vậy, những người làm
nghiệp vụ dễ dàng tiếp cận và sử dụng các ngôn ngữ này để mô tả các tiến
trình công việc của mình thành những mô hình nghiệp vụ. Những người
làm IT sử dụng các mô hình nghiệp vụ để kết nối với hệ thống. Việc sử
dụng BPMS và các ngôn ngữ này giúp cho việc chuyên môn hóa các công
việc giữa bộ phận nghiệp vụ và CNTT mà vẫn đảm bảo sự phối hợp và
cộng tác giữa hai bộ phận.
BPMS là cầu nối giữa CNTT và các doanh nghiệp. Một trong những cải
tiến lớn nhất của BPMS so với những phương pháp cải tiến tiến trình nghiệp
vụ có sử dụng CNTT là đưa bộ phận nghiệp vụ và kỹ thuật xích lại gần nhau
hơn. Thông thường, theo cách triển khai các giải pháp CNTT truyền thống,
những yêu cầu về nghiệp vụ của hệ thống được đội phân tích tập hợp lại từ
những đơn vị hoạt động nghiệp vụ. Đội phân tích thường là những người
11
11
hoạt động nghiệp vụ, có ít kiến thức về CNTT. Đội phát triển dựa trên những
yêu cầu nhận được để thiết kế giải pháp, kiến trúc, v.v và chuyển giao cho
đội lập trình thực thi. Như vậy, yêu cầu hệ thống phải đi qua ba đến bốn
bước trước khi thực thi. Do đó, chuỗi thông tin trao đổi ở mỗi bước có sự
"méo mó" là điều khó tránh khỏi. BPMS có thể khắc phục những tồn tại này
bằng cách cho phép người hoạt động nghiệp vụ trực tiếp tham gia vào quá
trình thiết kế giải pháp CNTT cho doanh nghiệp. Đội hoạt động nghiệp vụ và
kỹ thuật sử dụng chung một công cụ để thiết kế logic của tiến trình nghiệp
vụ. Dựa trên logic đó, đội kỹ thuật tiến hành các hoạt động tích hợp và triển
khai cần thiết để vận hành hệ thống.
BPMNS có thể theo dõi chặt chẽ các hệ thống xử lý đơn hàng, đơn vay
hoặc hệ thống quản lý khách hàng, tiếp nhận các phản hồi, phát hiện các vấn
đề xảy ra đối với các dữ liệu còn thiếu, hướng dẫn từng bước để khắc phục
sự cố xảy ra với luồng thông tin. Với những BPMS gần đây, người sử dụng
làm việc trên một mô hình chia sẻ, các thay đổi của tiến trình trong quá trình
thiết kế có thể được đưa vào thực tế rất nhanh. Những nền tảng này được gọi
là bộ BPM (BPM Suite) bởi vì chúng cung cấp mô hình hóa tiến trình tích
hợp, theo dõi thời gian thực, các ứng dụng trên nền Web và quản lý báo cáo.
Tất cả những chức năng này làm việc cùng nhau để hỗ trợ sự đổi mới tiến
trình một cách nhanh chóng.
Triển khai BPM trên thực tiễn.
Tại các tổ chức, doanh nghiệp, sử dụng nhân viên thực hiện các công
việc lặp đi lặp lại hàng ngày là một tiến trình tốn kém thời gian và tiền bạc.
Tuy nhiên, điều này trở nên trầm trọng hơn khi các công việc bị thay đổi
theo thực tế nghiệp vụ. Thay đổi một tiến trình quen thuộc đối với nhân viên
và ngay cả đối với người quản lý là một quá trình phức tạp và tốn kém, đặc
12
12
biệt đối với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương pháp tiếp cận ngắn
với các mục tiêu trước mắt và trung hạn chứ không phải là cố gắng để biến
đổi văn hóa tổ chức. Các hoạt động lặp đi lặp lại thực sự có thể trở nên dễ
dàng kiểm soát bằng cách thông qua việc sử dụng các bộ BPM (BPM Suite)
nhằm phối hợp giữa những thực thể tham gia vào tiến trình. Trong đại đa số
các tổ chức, các tiến trình phức tạp sẽ phải sử dụng công nghệ để hỗ trợ
những thực thể tham gia vào các tiến trình một cách thuận lợi.
Hình 1.4. Nền tảng dịch vụ BPM
(Nguồn: />/2013Q2/ra-bpm-management/)
Hình 1.4 thể hiện vị trí của BPM trong mối quan hệ với các hệ thống
thông tin khác như HRM, ERP trong tổng thể kiến trúc của doanh nghiệp
1.3. Chu trình BPM
Thiết kế tiến
trình
Cấu hình hệ
thống
Thực thi tiến
trình
Chẩn đoán
13
13
BPM là chủ đề từ lý thuyết cho đến thực tế được nhìn nhận dưới nhiều
quan điểm, nhiều định nghĩa và nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên để hiểu
được quá trình hình thành và phát triển BPM, chu trình BPM (BPM life
cycle) được xem như là một cái nhìn tổng quát nhất cho quá trình hình thành
và phát triển của BPM. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về chu trình
BPM, chu trình BPM của van der Aalst (Hình 1.5) được xem như là chu trình
BPM tổng quát bởi sự cô đọng và tương quan lẫn nhau giữa các giai đoạn
của chu trình BPM. Chu trình BPM bao gồm các giai đoạn sau: thiết kế, cấu
hình hệ thống, thực thi và chẩn đoán [30].
Hình 1.5. Chu trình BPM
1.4. Các chuẩn BPM
Vấn đề toàn cầu hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển của các công
nghệ BPM đặc biệt trong việc phân tích các tiến trình nghiệp vụ và các
BPMS. Sự cạnh tranh của nhiều nhà cung cấp trên thị trường cho các BPMS
tạo ra sự khó khăn cho người sử dụng cho việc lựa chọn các sản phẩm nhất
Chuẩn biểu diễn trực quan
(BPMN, UML AD)
Chuẩn chuyển đổi
(XPDL, BPDM)
Chuẩn thực thi
(BPEL, BPML, WSFL, XLANG, YAWL)
14
14
quán đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra. Các tổ chức hay các nhóm chuẩn hóa như
OMG (Object Management Group), OASIS (Organization for the
Advancement of Structured Information Standards) và WfMC (Workflow
Management Coalition) đã đề xuất các chuẩn nhằm chuẩn hóa các sản phẩm
tồn tại hiện nay.Mặc dù tồn tại nhiều chuẩn cho BPM nhưng để phân loại các
chuẩn BPM theo [10] người ta chia làm 4 nhóm chính bao gồm: chuẩn biểu
diễn trực quan, chuẩn thực thi, chuẩn chuyển đổi và các chuẩn chẩn đoán.
Tuy nhiên, luận văn tập trung trình bày vào ba nhóm chuẩn chính sau:
- Chuẩn biểu diễn trực quan (Graphical standards) cho phép người sử dụng
biểu diễn các tiến trình nghiệp vụ, các luồng công việc và các trạng thái của
tiến trình dưới dạng các biểu đồ.
- Chuẩn thực thi (Execution Standards) triển khai thực hiện và tự động hóa các
tiến trình nghiệp vụ trên các máy tính.
- Chuẩn chuyển đổi (Interchange Standards) nhằm mục đích tạo điều kiện cho
việc chuyển đổi dữ liệu. Chuẩn chuyển đổi được xem như là cầu nối giữa
chuẩn biểu diễn trực quan và chuẩn thực thi.
Hình 1.6. Phân loại các chuẩn BPM
15
15
1.4.1. Chuẩn biểu diễn trực quan
Chuẩn biểu diễn trực quan cho phép người sử dụng biểu diễn các luồng
thông tin, các điểm quyết định và các thành phần tham gia vào tiến trình
nghiệp vụ dưới dạng các biểu đồ [11].
UMLActivityDiagrams(UMLAD)(OMG,2004),Business Process
Modeling Notation (BPMN) (OMG, 2004), Event-driven Process Chains
(EPC) (Scheer, 1992), Role-Activity Diagrams (RADs) và flow-chart là các
kỹ thuật chính được sử dụng để mô hình hóa các tiến trình nghiệp vụ về mặt
đồ thị. Một trong các chuẩn được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay thích
hợp cho việc tích hợp ở mức chuyển đổi, thực thi và có ảnh hưởng lớn đó
làBPMN và luận văn này tập trung vào BPMN. Những chuẩn khác có thể
tham khảo tại [12].
1.4.2. Chuẩn thực thi
Chuẩn thực thi cho phép các bản thiết kế tiến trình nghiệp vụ có thể
triển khai trên các BPMS nhằm thực thi các thể hiện của tiến trình trên máy
hệ thống quản lý tiến trình nghiệp vụ. BPML và BPEL được xem như là hai
chuẩn nổi bật của chuẩn thực thi trong đó BPEL là chuẩn được sử rụng rộng
rãi hơn cho một số phần mềm nổi bật như BM Websphere, BEA AquaLogic
6BPM Suite, SAP Netweaver.
BPEL (Business Proces Excution Language): ngôn ngữ thực thi tiến
trình nghiệp vụ dựa trên XML cho việc định nghĩa tiến trình nghiệp vụ trong
môi trường Web Service. BPEL là ngôn ngữ tập hợp từ hai hai phiên bản của
BPEL:
16
16
Business Process Execution Language for Web Services (BPEL4WS)
version 1.1.
Web Service Business Process Execution Language (WS-BPEL)
version 2.0.
Hiện nay, BPEL là chuẩn thực thi được đánh giá là chuẩn có ảnh hưởng
lớn nhất trên thị trường hiện nay. BPEL là sự kết hợp với ngôn ngữ mô tả
Web Service và một số công nghệ khác. Do đó, BPEL được sử dụng nhằm
mục đích định nghĩa các tiến trình nghiệp vụ được xây dựng từ các lời gọi
Web Service đã có và các dạng tương tác với các thành phần tham gia bên
ngoài liên quan đến tiến trình nghiệp vụ.
Hợp nhất
Mở rộng
WSFL
XLANG
BPEL4WS
WS-BPEL
Hình 1.7. Sự phát triển của BPEL
Dưới góc độ của các nhà xây dựng chuẩn BPEL thì các tiến trình
nghiệp vụ được mô tả theo hai cách thức: các tiến trình nghiệp vụ thực thi
(excution business processes) và các giao thức nghiệp vụ (business
protocols). Các tiến trình nghiệp vụ thực thi mô hình hóa chi tiết các hoạt
động của các thành phần tham gia vào sự tương tác nghiệp vụ. Ngược lại,
các giao thức nghiệp vụ (business protocols) sử dụng các mô tả tiến trình
nghiệp vụ nhằm định rõ các hoạt động trao đổi thông điệp của các thành
phần liên quan đến giao thức một cách trừu tượng nhưng không thể hiện các
chi tiết và các hoạt động bên trong của các thành phần tham gia. Các mô tả
17
17
tiến trình cho các giao thức nghiệp vụ gọi là các tiến trình trừu tượng
(abstract processes). Như vậy, toàn bộ hoạt động thực thi logic của tiến trình
được định nghĩa thông qua các tiến trình thực thi và các tiến trình trừu tượng
chỉ bao gồm các thông điệp trao đổi giữa các thành phần tham gia vào tiến
trình .
- Một tiến trình nghiệp vụ được viết dưới dạng ngôn ngữ thực thi tiến trình
BPEL bao gồm hai file:
- File WSDL đặc tả các các giao diện Web Service liên quan đến tiến trình
được định nghĩa ở file BPEL.
- Các file BPEL được mã hóa dưới dạng XML định nghĩa các tiến trình nghiệp
vụ bao gồm activities, partner links, variables và event handlers.
BPEL là ngôn ngữ thực thi tiến trình nghiệp vụ dựa trên XML trong
môi trường Web Service do đó các thành phần cơ bản của tài liệu BPEL
được mô tả dưới dạng XML chịu sự ảnh hưởng bởi các khái niệm của Web
Service.
- Vai trò của các thành phần tham gia tiến trình
- Các loại cổng được yêu cầu từ các thành phần tham gia
- Sự điều phối: các luồng tiến trình hiện thời
- Các thông tin tương quan: định nghĩa sự định tuyến của các thông điệp để
các thể hiện biên tập một cách chính xác
Hiện nay BPEL là ngôn ngữ chiếm giữ một vị trí quan trọng và là sự
lựa chọn tốt nhất cho việc thực thi các tiến trình nghiệp vụ. BPEL là ngôn
ngữ thực thi tiến trình nghiệp vụ phổ biến và hầu như không có đối thủ cạnh
tranh trong ngành công nghiệp hiện nay [10]. Tuy nhiên BPEL vẫn tồn tại
một số yếu điểm: vấn đề chuyển đổi từ BPMN sang BPEL làm mất đi ngữ
nghĩa của các phần tử BPMN và việc chuyển đổi từ BPMN sang BPEL rất
18
18
khó để thực hiện. BPEL không có khả năng mô hình hóa tốt các vai trò liên
quan đến con nguời trong các tiến trình nghiệp vụ. Do đó trong những năm
gần đây BPEL mở rộng BPEL4People và WS-Human Task nhằm mục đích
mô hình hóa vai trò của con người trong các tiến trình nghiệp vụ.
Như vậy qua việc trình bày hai chuẩn biểu diễn trực quan và chuẩn thực
thi chúng ta nhận thấy sự khác nhau cơ bản của hai chuẩn này. Sự khác nhau
cơ bản của hai chuẩn này thể hiện ở đặc điểm các chuẩn biểu diễn trực quan
như BPMN mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ theo hướng đồ thị (graph-
oriented) bằng việc sử dụng các ký pháp để biểu diễn trong khi đó các chuẩn
thực thi biểu diễn theo hướng khối (block-oriented).
1.4.3. Chuẩn chuyển đổi
XPDL (XML Process Definition Language)
Trước sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của các chuẩn BPM, một số
chuẩn BPM đã “chết” trước khi hoàn thiện. Tuy nhiên XPDL dựa trên XML
vẫn đứng vững trong một khoảng thời gian dài và đánh dấu 10 năm thành lập
vào năm 2008. XPDL bắt đầu xuất hiện khi WfMC (được thành lập vào
tháng Tám năm 1993) đưa ra định nghĩa mô hình tham chiếu luồng công việc
(được xuất bản cuối cùng vào năm 1995) xác địnhnăm giao diện chínhbắt
buộc cho một hệ thống quản lý luồng công việc. Trong mô hình tham chiếu
hình 1.8, giao diện 1 định nghĩa các tiến trình nghiệp vụ bao gồm ngôn ngữ
biểu diễn định nghĩa tiến trình nghiệp vụ vàgiao diện lập trình để chuyển
giao các tiến trình để định nghĩa đến hệ thống quản lý luồng công việc.
19
19
Hình 1.8. Mô hình tham chiếu luồng công việc
Phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ định nghĩa tiến trình gọi là ngôn ngữ
định nghĩa tiến trình luồng công việc WPDL (Workflow Process Definition
Language )được xuất bản năm 1998. Tuy nhiên WPDL là ngôn ngữ định
nghĩa tiến trình luồng công việc không dựa trên XML do đó đến năm 1998,
khi các chuẩn đầu tiên dựa trên XML bắt đầu xuất hiện. Những tiện ích trong
việc sử dụng cú pháp XML là cơ sở cho ngôn ngữ chuyển đổi dựa trên XML.
Do đó, Workflow Management Coalition Working Group 1 tạo ra ngôn ngữ
cập nhật ngôn ngữ định nghĩa tiến trình WPDL gọi là ngôn ngữ định nghĩa
tiến trình nghiệp vụ dựa trên XML phiên bản 1.0.WfMC tiếp tục cập nhật và
cải tiến ngôn ngữ chuyển đổi định nghĩa tiến trình. Vào năm 2004 khi
WfMC chấp nhận BPMN là một chuẩn đồ họa XPDL được mở rộng nhằm
mục đích thể hiện tất các khái niệm được biểu diễn trong lược đồ BPMN
dưới dạng XML. Lúc này, XPDL 2.0 là ngôn ngữ định nghĩa tiến trình được
cập nhật và được WfMC phê chuẩn vào tháng 10 năm 2005. Vào tháng 4
năm 2008, WfMC phê chuẩn XPDL 2.1 là phiên bản thứ 4. XPDL 2.1 là sự
20
20
mở rộng trong việc xử lý BPMN 1.1. Do đó sự mở rộng của XPDL thể hiện
XPDL không chỉ đơn thuần là chuẩn định nghĩa các tiến trình nghiệp vụ mà
XPDL là một định dạng chuyển đổi giữa BPMN và các chuẩn thực thi dựa
trên XML. Hiện nay, có khoảng 70 phần mềm liên quan đến BPMN dựa trên
XPDL.
Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa các chuẩn đồ họa hướng đồ thị và
các chuẩn thực thi hướng khối là động cơ thúc đẩy cho sự phát triển của các
chuẩn chuyển đổi như XPDL và BPDM. Các chuẩn chuyển đổi lưu trữ các
định nghĩa tiến trình dưới định dạng file được chấp nhận toàn cầu trong đó
XPDL được xem như là một chuẩn chuyển đổi với sự phát triển vững chắc
hơn mười năm tồn tại và phát triển. Tuy nhiên việc chuyển đổi của các chuẩn
chuyển đổi vẫn tồn tại một số giới hạn. Ví dụ, các vòng lặp và các yếu tố liên
quan đến thời gian trong chuẩn đồ họa rất khó để chuyển sang chuẩn thực
thi. Hiện tại, việc chuyển đổi từ đồ họa sang thực thi tương đối dễ hơn từ
thực thi sang các chuẩn đồ họa. Chính giới hạn nãy dẫn đến sự nghi ngờ mặc
dù chuẩn chuyển đổi là "cầu nối giữa các nhà phân tích nghiệp vụ và các
chuyên gia CNTT" đang trong tầm nhìn.
Bên cạnh việc quản lý các tiến trình nghiệp vụ riêng thông qua
BPM, cộng đồng nhà nghiên cứu BPM đang quan tâm đến sự tích hợp
giữa các doanh nghiệp và sự cộng tác giữa các doanh nghiệp. Do vậy,
BPM được xem như là một giải pháp hiệu quả cho việc hỗ trợ sự cộng
tác giữa các tiến trình nghiệp vụ trong bối cảnh tích hợp giữa các doanh
nghiệp là một vấn đề thiết yếu.
1.5 Kết luận Chương 1
21
21
Trongchương1, luận văn trình bày tổng quan về nền tảng, hướng tiếp
cận, các khái niệm cơ bản và các chuẩn BPM. BPM được xem như là một
giải pháp là chiếc cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa các nhà quản trị doanh
nghiệp và công nghệ thông tin. BPM còn giúp giảm khoảng cách giữa doanh
nghiệp và công nghệthôngtin, đồngthời giúp các hệthống quytrình nghiệp vụ
của doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng trước những yêu cầu đặt ra.
Mặc dù luật nghiệp vụ và tiến trình nghiệp vụ (Business rule & business
process ) được xem như là những thành phần quan trọng của BPM nhưng nó
chưa biểu diễn được tất cả các cấu trúc nghiệp vụ. Điều này dẫn đến việc cần
tìm ra cách kết hợp các ngôn ngữ luật và ngôn ngữ mô hình nghiệm vụ để có
thể biểu diễn được tốt hơn và rộng hơn các cấu trúc nghiệp vụ.Vậy các thách
thức đó là gì, hướng tiếp cận hay giải pháp nào cho vấn đề biểu diễn các cấu
trúc nghiệp vụ sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2: CÁC NGÔN NGỮ MÔ HÌNH HÓA
NGHIỆP VỤ Ở MỨC CAO
2.1. Ngôn ngữ luật nghiệp vụ
2.1.1. Khái niệm cơ sở
22
22
Luật nghiệp vụ
Chúng ta có thể tìm thấy một vài định nghĩa khác nhau về luật nghiệp
vụ. Luật nghiệp vụ là nguyên tử (atomic) và là sự diễn đạt hình thức của
chính sách nghiệp vụ, là những điều chỉnh nghiệp vụ và những ràng buộc về
ý nghĩa thông thường [13]. Luật nghiệp vụ là phát biểu nhằm tác động hoặc
dẫn dắt những hành vi và thông tin trong một tổ chức [14].
Tuy nhiên, định nghĩa thông dụng nhất về luật nghiệp vụ là của nhóm
Business Rules Group.
Định nghĩa như sau : Một luật nghiệp vụ (Business Rule) là “một phát
biểu định nghĩa hoặc ràng buộc một vài mặt của nghiệp vụ. Luật nghiệp vụ
được dùng để xác nhận cấu trúc nghiệp vụ. Luật nghiệp vụ cũng được dùng
để điều khiển hoặc ảnh hưởng đến hành vi của nghiệp vụ”[13].
Ví dụ về luật nghiệp vụ :
- Mỗi một tài khoản ngân hàng được sở hữu bởi duy nhất một người.
- Ngân hàng sẽ không cho vay tiền nếu như tỉ lệ số tiền nợ/thu nhập hàng
tháng cao hơn 37%.
- Muốn mua vé máy bay giá rẻ của hãng hàng không VietJet thì khách hàng
phải có dùng thẻ tín dụng của Vietin Bank…
2.1.2 Một số ngôn ngữ luật nghiệp vụ
Như đã đề cập ở trên, những máy tính có thể hiểu đặc tả của những luật
nghiệp vụ nếu và chỉ nếu luật nghiệp vụ được định nghĩa bởi ngôn ngữ hình
thức được gọi là ngôn ngữ đặc tả luật nghiệp vụ [13]. Một vài ngôn ngữ luật
đã được phát triển gần đây. Trong mục này, chúng ta đưa ra giới thiệu sơ
lược về một vài ngôn ngữ luật nghiệp vụ thông dụng.
23
23
- Ngôn ngữ ràng buộc đối tượng (Object Constraint Language - OCL) :
thực tế cho thấy một biểu đồ lớp trong UML không đủ khả năng để mô tả
những biểu thức truy vấn đối tượng hoặc những ràng buộc thích hợp khác về
những đối tượng. OCL cung cấp những sự hỗ trợ truyền thống và có thể sử
dụng với MOF (MetaObject Facility- MOF).
- Ngôn ngữ luật web ngữ nghĩa (Semantic Web Rule Language -SWRL) :
được giới thiệu lên W3C vào tháng 5 năm 2004. Là sự kết hợp những luật
(ruleML) và những ontology (OWL-DL). Những luật trong SWRL được biểu
diễn bằng những cấu trúc OWL như là những cá thể, những thuộc tính, literal
và những lớp (class) [15].
- Ngôn ngữ đánh dấu luật REWWERSE (R2ML) : bản thiết kế nguyên
mẫunhư là ngôn ngữ chuyển đổi luật dựa trên cơ sở XML. Nó được phát
triển dựa trên miềncủa những ngôn ngữ mô hình luật khác nhau. R2ML hợp
nhất với ngôn ngữ ràng buộc đối tượng (OCL) ,ngôn ngữ luật web ngữ nghĩa
(SWRL), và ngôn ngữ đánh dấu luật (RuleML). R2ML như một ngôn ngữ
chuyển đổi cho phép duy trì cấu trúc của mỗi cấu trúc ngôn ngữ mà không
cần dịch những biểu thức luật qua một ngôn ngữ mới [16].
- Hình thức chuyển đổi luật (Rule Interchange Format - RIF) :Ngày nay
tồn tại rất nhiều ngôn ngữ luật. Bởi vậy cần thiết phải phát triển những hệ
thống để chuyển đổi những luật giữa chúng (dùng để chuyển đổi luật trong
hệ thống luật). Ở đây RIF có tác dụng như vậy.
- Ngôn ngữ đánh dấu mô hình quy trình nghiệp vụ dựa trên nền tảng
luật(The Rule-based Business Process Modeling Notation language –
rBPMN)
Đây là ngôn ngữ sinh ra từ việc tích hợp BPMN và R2ML. Được định
nghĩa bởi sự kết hợp giữa những phần tử của BPMN và những cú pháp trừu
tượng của R2ML. rBPMN đã được thiết kế để hỗ trợ luật nâng cao mô hình
24
24
hướng quy trình của những dịch vụ tái cấu trúc. Muốn biết sâu hơn về ngôn
ngữ này thì chúng ta tìm trong mục tham khảo [17]
- Ngữnghĩa của luật nghiệp vụ và từ vựng nghiệp vụ (Semantics of
Business Vocabulary and Business Rules - SBVR):
Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu về SBVR ở phần 2.1.3.
2.1.3. Ngữnghĩa của luật nghiệp vụ và từ vựng nghiệp vụ (Semantic of
Business Vocabulary and Business Rules - SBVR ) [18]
SBVR là một đặc tả của OMG để biểu diễn tri thức nghiệp vụ bằng
ngôn ngữ mà người làm kinh tế có thể hiểu được. Có thể phát biểu SBVR
nhắm tới việc giúp người làm kinh tế hiểu được những mô hình mà không
cần những tri thức đặc biệt trong việc mô hình hóa hoặc những kỹ năng về
IT. SBVR sử dụng những đặc tả bằng ký tự thay vì dùng biểu đồ.
Trong khi những biểu đồ rất hữu ích khi chúng dễ dàng cho ta thấy
những khái niệm nghiệp vụ liên quan với nhau như thế nào. Mặt khác,biểu
đồ không thích hợp để định nghĩa những từ vựng và biểu diễn những luật.
SBVR cho ta thấy rõ được nguyên tắc cốt lõi của cách tiếp cận những luật
nghiệp vụ ở tầm nhìn của người làm kinh doanh.
Cách thông thường nhất để biểu diễn từ vựng nghiệp vụ và luật nghiệp
vụ là sử dụng đặc tả dưới dạng các câu chữ (text) hơn là dưới dạng những
biểu đồ (diagrams). Trong khi biểu đồ giúp ta hiểu dễ thấy được những khái
niệm nghiệp vụ liên quan với nhau như thế nào thì những biểu đồ lại không
thích hợp để định nghĩa và biểu diễn từ vựng và luật. SBVR sử dụng ngôn
ngữ được điều khiển tự nhiên (controlled natural language) như tiếng anh
cho việc đặc tả mô hình nghiệp vụ. Mục đích của OMG trong việc phát triển
SBVR là để biểu diễn tri thức nghiệp vụ theo ngôn ngữ tự nhiên có thể hiểu
25
25
được bởi con người và những hệ thống máy tính[19]. SBVR được tích hợp
đầy đủ vào trong kiến trúc mô hình dẫn đường (Model-Driven Architecture
(MDA)) của OMG.
Hình 2.1. SBVR được tích hợp vào trong MDA
SBVR hỗ trợ đặc tả luật nghiệp vụ :
- Dựa theo cách nhìn của doanh nghiệp – không phải dựa theo cách nhìn của
người làm IT.
- Sử dụng từ vựng quen thuộc với kinh doanh thương mại – không phải từ
vựng của công nghệ thông tin.
- Những khái niệm về SBVR mô tả thế giới xung quanh theo cách người làm
thương mại mô tả. Những từ vựng SBVR được phát triển cho những người
làm luật nghiệp vụ. Những tài liệu SBVR được thể hiện theo ngôn ngữ có
cấu trúc tự nhiên.
- Những đặc tả SBVRcó thể biến đổi sang đặc tả theo kiểu của công nghệ
thông tin. Ví dụ như những biểu đồ cơ sở dữ liệu, luật, và những mô hình
luồng công việc. Đặc tả SBVR có thể tồn tại độc tập với đặc tả IT.
Những luật SBVR rất quan trọng trong việc ước lượng sự thống nhất
của những đặc tả IT tới những chính sách nghiệp vụ.