i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Sinh kế thích ứng trước biến đổi khí
hậu của cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Học viên
Trần Thị Kim Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn
Xuân Hồng đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Lịch sử đã đem lại cho tôi những kiến thức vô cùng có ích trong những năm học
vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
đại học, Trung tâm thư viện, Đại học Khoa học Huế, đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn đến các cán bộ UBND huyện Quảng Điền, UBND xã Quảng
An, Ban chủ nhiệm Hợp tác xã thôn An Xuân, thôn Mỹ Xá đã nhiệt tình hợp tác,
cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn của
mình.
Tác giả
Trần Thị Kim Yến
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
- BĐKH Biến đổi khí hậu
- DFID Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
- ENSO tên viết tắt để chỉ sự xuất hiện đồng thời của
hai hiện tượng là El Nino, La Nina và dao
động Nam (Southern Osillation - SO)
- FAO Tổ chức Lương Nông quốc tế (Food and
Agriculture Organisation)
- GDP Tổng sản phẩm quốc nội
- GHG Khí nhà kính
- GtC Lượng khí CO
2
- HST Hệ sinh thái
- HTX Hợp tác xã
- HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp
- IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế
- IPCC Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
- KHKT Khoa học kỹ thuật
- KP Nghị định thư Kyoto
- KTTV Khí tượng thủy văn
- KT-XH Kinh tế-xã hội
- MSU Thiết bị thám không vi sóng (Microwave
Sounding Unit)
- PCBL Phòng chống bão lụt
- ppb Phần tỷ
- ppm Phần triệu
- SEMLA Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển
iv
về Tăng cường Năng lực Quản lý Đất đai và Môi
trường , Bộ TN&MT
- UNFCCC Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH
- UBND Ủy ban nhân dân
- VVB Vùng ven biển
- µm Một phần triệu mét
DANH MỤC CÁC BẢNG
v
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1. Các loại vật nuôi trong xã Quảng An 26
2.1 Các chất khí nhà kính chính và ảnh hưởng của chúng trên khí
hậu
43
2.2 Nhận biết của các hộ gia đình trong xã về các loại hình thiên tai 50
2.3 Mức độ của các loại hình thiên tai hiện tại so với 10 năm trước 50
2.4 Các hiện tượng thời tiết/ khí hậu có tác động tiêu cực đến cuộc
sống gia đình
52
2.5 Hậu quả của tác động thời tiết cực đoan đến sinh kế của người
dân trên địa bàn nghiên cứu
55
2.6 Điều kiện khí hậu theo tháng/ mùa trong năm và những tác
động của nó đến hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn
nghiên cứu
56
2.7 Nhận thức của người dân trên địa bàn về BĐKH 58
2.8 Các hoạt động thích ứng của người dân trước sự diễn ra của
bão trên địa bàn
59
2.9 Các hoạt động thích ứng của người dân trước sự diễn ra của lũ
lụt trên địa bàn nghiên cứu
62
2.10 Các hoạt động thích ứng của người dân trên địa bàn khi có lũ
lụt khẩn cấp diễn ra
63
2.11 Các hoạt động thích ứng của người dân trước diễn biến của
hạn hán trên địa bàn nghiên cứu
64
2.12 Các hoạt động thích ứng của người dân trên địa bàn trước diễn
biến rét kéo dài
66
2.13 Các hoạt động thích ứng của người dân trước sự xâm nhập
mặn trên địa bàn nghiên cứu
68
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ Trang
1.1 Khung sinh kế bền vững của IFAD 20
1.2 Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền. 25
1.3 Bản đồ xã Quảng An 25
vi
2.1 Trận lũ lịch sử năm 1999 ở Thừa Thiên Huế 37
2.2 Đường đi của các cơn bão ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế
từ năm 1954-2005
38
2.3 Sơ đồ phân vùng các điểm lũ quét ở Thừa Thiên Huế 39
2.4 Sơ đồ phân bố các điểm sạt lở đất ở Thừa Thiên Huế 40
2.5 Sơ đồ các điểm quan trắc biến động đường bờ Thuận An-
Hòa Duân
40
2.6 Sơ đồ các điểm quan trắc biến động đường bờ tại cửa Tư
Hiền
41
2.7 Các nước phát tán nhiều khí thải nhà kính trên thế giới 45
vii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan nghiên cứu và tính mới của đề tài 4
2.1. Tổng quan nghiên cứu 4
2.2. Tính mới của đề tài 7
3. Mục đích nghiên cứu 7
3.1. Mục đích tổng quát 7
3.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu cụ thể 7
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
5.1. Phương pháp luận 8
5.2. Phương pháp cụ thể 9
5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 9
5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10
6.1. Ý nghĩa khoa học 10
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 11
7. Cấu trúc luận văn 11
CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ TỔNG
QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12
1.1. Các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài 12
1.1.1. Các khái niệm 12
1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu 12
1.1.2. Các lý thuyết 16
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 25
1.2.1. Lược sử về địa bàn nghiên cứu 25
1.2.2. Các hoạt động sinh kế truyền thống của cư dân xã Quản An 34
CHƯƠNG 2 CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ THÍCH ỨNG TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU CỦA CƯ DÂN ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG AN, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ 37
2.1. BĐKH ở xã Quảng An trong những năm gần đây 38
viii
2.1.1. BĐKH ở trên thế giới và Việt Nam 38
2.1.2. BĐKH ở Thừa Thiên Huế 40
2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự BĐKH trên toàn cầu 48
2.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân trên địa bàn xã Quảng An 52
2.4. Các hoạt động sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân tại vùng nghiên
cứu 66
2.4.1. Trước diễn biến của bão 66
2.4.2. Trước diễn biến của lũ lụt 69
2.4.3. Trước diễn biến của hạn hán 73
2.4.4. Trước diễn biến của rét 76
2.4.5. Trước diễn biến của nhiễm mặn 77
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CƯ DÂN
ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG AN, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, 83
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 83
3.1. Ưu điểm và hạn chế của hoạt động sinh kế thích ứng trước sự BĐKH 83
3.2. Chiến lược phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước đối với cư dân đầm phá 84
3.2.1. Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 84
3.2.2. Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020
của Chính phủ Việt Nam 86
3.2.3. Chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế 87
3.2.4. Chiến lược phát triển bền vững của huyện Quảng Điền 88
3.2.5. Chiến lược phát triển bền vững của xã Quảng An 90
3.3. Giải pháp sinh kế bền vững cho cư dân xã Quảng An 93
3.3.1. Tổ chức tập huấn, đào tạo việc làm nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho cư dân
93
3.3.2. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp 94
3.3.3. Tăng cường thể chế, năng lực của chính quyền địa phương 95
3.3.4. Tăng cường tính minh bạch và công bằng 96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 1
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các
tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất [10, tr.2].
Bản báo cáo lần thứ nhất của IPCC (Intergovernmental Panel on Climate
Change) năm 1990 cho biết là trong 100 năm trước đây, nhiệt độ trái đất đã tăng từ
0,3
0
C đến 0,6
0
C và trong thế kỷ 21, nhiệt độ ấy sẽ tăng lên khoảng 0,1
0
C đến 0,3
0
C mỗi thập kỷ. Báo cáo lần thứ hai của IPCC năm 1995 vẫn giữ nguyên các ước
tính về tăng nhiệt độ trái đất (từ 0,3
0
C đến 0,6
0
C) so với cuối thế kỷ 19. Báo cáo
năm 2001 cho thấy trong thế kỷ 20, nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,6
0
C và phần lớn
là do các hoạt động của con người. Báo cáo cũng nêu rõ là các hoạt động này sẽ
còn gây nhiều thay đổi nhiệt độ và khí hậu trong thế kỷ 21. Báo cáo đánh giá công
bố năm 2007 hiện tượng trái đất ấm dần lên là không đảo ngược được. Dù có
những biện pháp ổn định nồng độ của khí thải nhà kính thì nhiệt độ trái đất vẫn
tăng lên 1,1
0
C đến 6,4
0
C và mực nước biển sẽ dâng cao từ 18cm đến 59cm.
Lượng khí CO
2
đã và sẽ thải ra sẽ còn tác động khí hậu trái đất trên 100 năm nữa
[29, tr.29].
Tháng 8- 2008 được ghi nhận trong lịch sử là tháng nóng nhất ở Bắc bán cầu và
số người chết nóng đã lên đến mức kỷ lục. Riêng ở Pháp đã có 14.802 người chết
trong đợt nắng nóng này, chủ yếu là những người già có sức đề kháng kém. Số người
chết ở Đức cũng lên đến 7.000; ở Tây Ban Nha và Italia khoảng 4.200 người. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, số người chết hàng năm do nắng nóng sẽ tăng gấp
đôi trong vòng 20 năm tới [29, tr.105].
Ở miền Bắc Việt Nam, các đợt rét đậm rét hại trong 33 ngày vào đầu năm
2008 đã gây rất nhiều thiệt hại cho nông nghiệp, cho chăn nuôi, cũng như gây tổn
2
thất nhân mạng quá mức bình thường: 33.000 trâu bò bị chết, 34.000 hecta lúa
xuân bị mất trắng,thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đợt lạnh kéo dài vào
tháng 2-2008, tổn thất ở Trung Quốc đã là 21,1 tỷ USD [29, tr.105].
BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm các lĩnh vực
của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe con người trên phạm vi
toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở
các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nước nhiệt đới,
nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á. Trong đó, những
người nghèo, những người ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải chịu những
thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất về phát triển con người do BĐKH gây ra
[21, tr.36].
Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước
nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự
tan băng ở Bắc và Nam Cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu
người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm
toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất
trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt [21, tr.37].
Biến đổi khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại dịch vụ và điều mấu chốt ở đây là ảnh hưởng đến đời sống của cư dân định cư
ở đó. Ví như : Hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động nông nghiệp làm giảm
sản lượng lương thực và đẩy giá lương thực tăng cao. Nhiệt độ tăng và tính biến
động của nhiệt độ lớn hơn cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên
tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và
sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực. BĐKH
gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất
nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng bị ngập mặn do nước
biển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp.
BĐKH và nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm
tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm
3
mặn nguồn nước. Nước biển ấm lên cũng sẽ sinh ra những cơn bão nhiệt đới mạnh
hơn. " Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng
nề nhất do biến đổi khí hậu, với những biến động mạnh mẽ trong diễn biến của các
hiện tượng khí tượng, thủy văn, như bão, mưa lớn, lũ lụt, rét hại, mực nước biển
dâng, hạn hán,…Vấn đề này đã và đang được đặt ra ở vùng ven biển Thừa Thiên
Huế, với mức độ nguy cơ ngày càng báo động. Đứng trước vấn đề này, hiện có
nhiều ý tưởng, phương pháp đưa ra với nhiều dự án nghiên cứu, ứng dụng được
tiến hành nhằm tăng cường công tác dự báo, phòng tránh, đối phó với tính dị
thường và tính cực đoan của biến đổi khí hậu" [47, tr.296]. Ở Việt Nam, những khu
vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói
trên là dải ven biển Trung Bộ, mà Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai hàng năm, hệ quả của nó là thiệt hại
về người và của đối với cư dân sinh sống vùng đầm phá.
Quảng An là xã vùng trũng thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế,
cách thành phố Huế khoảng 16 km về hướng Đông Bắc. Phía Đông giáp xã Hương
Phong (huyện Hương Trà), phía Tây giáp Quảng Phước, phía Nam giáp xã Quảng
Thọ và xã Quảng Thành, phía Bắc phá Tam Giang. Là một xã có làng nằm ven
vùng đầm phá, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng do thiên tai gây ra và những năm
gần đây do sự diễn biến thất thường của khí hậu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống cư dân. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp sinh kế thích ứng trước sự biến
đổi khí hậu cho địa phương hiện nay là rất cần thiết.
Từ những vấn đề trên, để có thể hiểu được rõ hơn về sinh kế và sinh kế thích
ứng của cư dân đầm phá, thấu hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như mong
muốn của họ, kết hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của
huyện, để có thể đưa ra những giải pháp và định hướng phù hợp về phát triển bền
vững cho cư dân vùng đầm phá đồng thời gắn với bảo vệ môi trường, tác giả đã
lựa chọn vấn đề “ Sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá
xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm nội dung cho luận
văn cao học của mình.
4
2. Tổng quan nghiên cứu và tính mới của đề tài
2.1. Tổng quan nghiên cứu
BĐKH được xem là một trong những vấn đề nổi lên trên thế giới, trong đó
Việt Nam cũng là một trong những nước đang chịu sự tác động mạnh mẽ của sự
BĐKH. Vì vậy, đây là vấn đề được rất nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước
quan tâm với mục đích phòng chống, khắc phục những hậu quả do thiên tai để lại
và đưa ra các giải pháp ứng dụng tạm thời và lâu dài.
Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước
Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) (1992), Nghị định thư Kyoto
(KP) (1998) và thực hiện các công ước quốc tế về BĐKH. Chính phủ đã ban hành
các Chỉ thị, Quyết định, Nghị quyết giao cho Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa
phương có liên quan triển khai thực hiện các cam kết này và hiện nay đang triển
khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và Kế hoạch
thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai [20, tr.55].
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có một số dự án nghiên cứu liên quan đến vấn đề
BĐKH và sinh kế như: Báo cáo tổng kết chuyên đề của dự án FLC 09-04 của
Nguyễn Đình Huy, Lê Quang Cảnh & nnk (2009), Tổng quan về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và tai biến thiên nhiên khu vực 2 xã
Quảng Thành và Hương Phong; Đặng Trung Thuận & nnk (2010), Đánh giá khả
năng thích ứng và nghiên cứu các mô hình phát triển sinh kế thích ứng với biến
đổi khí hậu cho 2 xã Quảng Thành và Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự án
FLC 09-04: "Thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên
quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế", Thành phố Huế. Dự án IMOLA (2006), Kết quả
phân tích sinh kế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ở xã Điền
Hải, huyện Phong Điền, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, xã Lộc Bình, huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo PRA & SLA. Các dự án trên đều được
triển khai ở những xã vùng đầm phá có những khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Tài liệu thành văn của các
dự án nói trên sẽ được sử dụng để làm tư liệu hỗ trợ cho luận văn.
5
Trương Thị Yến (2013), Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho
người dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội
thảo biến đổi khí hậu khu vực miền Trung và Tây Nguyên - Thực trạng và giải
pháp ứng phó UBND tỉnh Quảng Nam. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam; Lê Quang Cảnh (2013), Một số tác động của biến đổi khí hậu đến sản
xuất và đời sống của người dân hai xã Quảng Thành và Hươg Phong, tỉnh Thừa
Thiên Huế, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế; Trần Thị Thúy
Hằng(2013), Biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển
(Nghiên cứu trường hợp xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), Kỷ
yếu hội thảo biến đổi khí hậu khu vực miền Trung và Tây Nguyên - Thực trạng và
giải pháp ứng phó UBND tỉnh Quảng Nam. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam. Các nghiên cứu này chủ yếu nói đến tác động của biến đổi khí hậu đến
các cư dân sống ven ven biển, đầm phá mà chưa đề cập đến việc phải đưa ra các
giải pháp phù hợp cho từng địa phương trước những diễn biến mang tính cực đoan
của thời tiết.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu có liên quan đến luận văn như: Trương
Văn Tuyển (2010), “ Đa dạng sinh kế của nhóm hộ sử dụng nguồn lợi đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai”, Phát triển đồng quản lý tài nguyên dùng chung ven biển
miền Trung Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội; Tham luận Thực trạng tác động
của biến đổi khí hậu đến tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã hội và các giải pháp
ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu của thành phố Tam Kỳ, Ủy ban nhân
dân TP.Tam Kỳ, Kỷ yếu hội thảo biến đổi khí hậu khu vực miền Trung và Tây
Nguyên - Thực trạng và giải pháp ứng phó UBND tỉnh Quảng Nam. Liên hiệp các
hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Nguyễn Thị Cẩm Yến (2013), Kinh nghiệm từ
một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở tỉnh Phú Yên,
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế. Các công trình nói trên đã đi sâu
vào nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và đã đưa ra các giải pháp nhằm
giải quyết vấn đề sinh kế ở các địa bàn nghiên cứu.
Hai cuốn tài liệu được các tác giả dày công biên soạn và viết thành sách,
6
cung cấp rất nhiều thông tin sâu, rộng liên quan đến biến đổi khí hậu và năng
lượng ở trong nước cũng như trên thế giới: Nguyễn Thọ Nhân (2009), Biến đổi
khí hậu & Năng lượng, Nxb Tri Thức, Hà Nội; Trương Quang Học (chủ biên)
(2011), Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
Bên cạnh đó, tác giả còn đọc thêm và tham khảo một số luận văn thạc sĩ có
liên quan đến đề tài như: Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Sinh kế thích ứng trước sự
thay đổi của môi trường sống ở khu tái định cư thủy điện xã Bình Thành, thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi
trường, Đại học Khoa học, Đại học Huế; Đỗ Xuân Bắc (2010), Sinh kế bền vững
trước sự biến đổi của tài nguyên môi trường cho cư dân xã Lộc Điền, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Khoa học môi trường
và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học, Đại học Huế; Trần Đình Bình (2001),
Đời sống kinh tế - xã hội cư dân đầm phá Bắc Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế,
Luận văn thạc sĩ, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học, Đại học Huế; Nguyễn Thanh
Tuấn (2011), Thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư hai xã Hải
Dương và Vinh Hiền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Khoa học môi
trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học, Đại học Huế; Trần Nhật Tường
Vi (2013), Nghiên cứu sinh kế ngoài ngư cho lao động trẻ ở cộng đồng đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Khoa học
môi trường và bảo vệ môi trường , Đại học Khoa học, Đại học Huế. Các luận văn
nói trên có nói về vấn đề sinh kế, biến đổi khí hậu, cư dân đầm phá - đó là những
vấn đề có liên quan đến đề tài của tác giả, ít nhiều nó cũng là những tài liệu tham
khảo hữu ích, góp phần gợi ý cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tóm lại, các công trình được kể ở trên đều nói đến các vấn đề có liên quan
đến biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thọ
Nhân (2009) và Trương Quang Học (chủ biên) (2011). Một số công trình chủ yếu
nói đến tác động của biến đổi khí hậu đến các cư dân sống ven biển, đầm phá mà
chưa đề cập đến việc phải đưa ra các giải pháp phù hợp (thích ứng) cho từng địa
7
phương trước những diễn biến mang tính cực đoan của thời tiết. Vì vậy, các công
trình được nói trên sẽ là tư liệu tham khảo cho tôi trong quá trình làm luận văn.
2.2. Tính mới của đề tài
BĐKH là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm và đang tìm mọi
giải pháp để ứng phó, giảm nhẹ những tác động mà nó gây nên đối với kinh tế, an
ninh, môi trường và đặc biệt là cuộc sống của hàng triệu con người, nhất là người
ở vùng nông thôn đang gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh tế. Nhưng
thực tế có nhiều địa phương chưa quan tâm đến việc phải đưa ra những giải pháp
thích hợp cho người dân, nhằm ứng phó, giảm nhẹ những thiệt hại do BĐKH gây
ra. Mặc dù, chính quyền xã có tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về BĐKH, cũng có
mở một số lớp tập huấn về BĐKH song chỉ phổ biến được cho một bộ phận nhỏ so
với dân số đông đảo trên toàn xã. Bởi vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Sinh kế thích
ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài luận văn và đó cũng là một nghiên cứu sinh kế
thích ứng đầu tiên của cư dân xã Quảng An trước sự biến đổi khí hậu.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích tổng quát
Giúp cho cư dân đầm phá xã Quảng An có giải pháp sinh kế phù hợp trước sự
biến đổi của khí hậu, từ đó có sinh kế thích ứng, bền vững đảm bảo cuộc sống đầy
đủ, lâu dài, giảm bớt hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
3.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng thay đổi của môi trường sống ở xã Quảng An trước
BĐKH.
- Phân tích các hoạt động sinh kế thích ứng của cư dân đầm phá xã Quảng
An trước sự thay đổi của BĐKH.
- Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp sinh kế thích ứng và bền vững cho cư dân
đầm phá xã Quảng An trước BĐKH.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
8
Sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu cư dân đầm phá xã Quảng An.
Đối tượng tác giả tiếp cận để thu thập thông tin bao gồm cư dân làm nông
nghiệp và cư dân vừa làm nông nghiệp vừa làm ngư nghiệp ở thôn An Xuân và
thôn Mỹ Xá thuộc xã Quảng An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn xã Quảng An có 5 thôn, trong đó chỉ có thôn An xuân là thôn chịu
ảnh hưởng nhiều nhất khi có nước mặn xâm nhập bởi vùng đất thổ cư của thôn An
Xuân tiếp giáp với đầm phá. Bên cạnh đó, một phần đất nông nghiệp kề cận của
thôn Mỹ Xá cũng bị ảnh hưởng bởi nước mặn xâm nhập. Ngoài ra, xưa kia thôn
An Xuân nổi tiếng với nghề cá, chuyên đánh bắt chăn nuôi thủy sản, còn thôn Mỹ
Xá là thôn có nhiều ruộng đất, là nơi có nhiều lúa gạo nhất so với các làng lân cận.
Như câu ca xưa hay nói "Cơm Mỹ Xá, cá Hộ Yên, tiền Phú Ngạn, bạn La Vân ".
Do vậy, tác giả chọn 2 thôn An Xuân và Mỹ Xá để thuận tiện cho việc điều tra,
phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến đề tài (làng An Xuân trước đây có tên là An
Thái về sau có tên là Hộ Yên và hiện nay là An Xuân). Với đề tài này, tác giả tiến
hành nghiên cứu các hoạt động thích ứng và sinh kế thích ứng của người dân trên
địa bàn trước BĐKH đã áp dụng trong 10 năm qua.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để hoàn thành các mục tiêu đã đưa ra cho đề tài của mình, chúng tôi đã dựa
trên quan điểm của phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Từ đó,
chúng tôi vận dụng vào trong quá trình thực hiện để xem xét, đánh giá, phân tích
thực trạng sự thay đổi của khí hậu tại địa bàn nghiên cứu trong 10 năm trở lại đây.
Đồng thời, qua đó chúng tôi cũng nhìn nhận, đánh giá và phân tích một cách khách
quan với những hoạt động thích ứng mà người dân trên địa bàn nghiên cứu đã áp
dụng trước diễn biến của bão, lũ lụt, hạn hán, rét và nhiễm mặn. Song song với nó,
người dân đã đưa ra những hoạt động sinh kế thích ứng, phù hợp với điều kiện,
khả năng, trình độ của mình. Và chúng tôi cố gắng đưa ra những giải pháp hữu
hiệu nhất, có thể áp dụng vào trong thực tế, giúp họ giảm nhẹ được thiệt hại do
9
BĐKH mang lại cũng như xây dựng những mô hình sinh kế bền vững, đảm bảo
cho sự phát triển bền vững trong tương lai
5.2. Phương pháp cụ thể
5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để hoàn thiện nội dung luận văn, tác giả đã tiến hành thu thập và xử lý
thống kê các nguồn tài liệu thành văn và đi thực địa, điền dã tại địa bàn nghiên
cứu, các dữ liệu thu thập được từ các nguồn:
Tài liệu thành văn gồm có:
+ Các báo cáo, văn bản:
- Tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của xã Quảng An
- Tình hình thiệt hại do bão, lũ lụt gây ra và giải pháp ứng phó của xã Quảng An
- Tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của Hợp tác xã thôn An Xuân và thôn
Mỹ Xá
- Các quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế,
huyện Quảng Điền có liên quan đến đề tài
+ Các công trình nghiên cứu, sách, luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài
+ Các tạp chí có bài đăng tải liên quan đến đề tài: Tạp chí Khoa học Công nghệ
Môi trường, Tạp chí Dân tộc học, Tạp chí Huế Xưa & nay, Tạp chí Bảo vệ Môi
trường, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Tạp chí Xã hội học và một số bài viết
liên quan đăng tải trên các website
Tài liệu thu thập được qua quá trình đi thực tế:
Trong quá trình đi thực tế, chúng tôi đã sử dụng một số kỹ năng của phương
pháp điền dã Dân tộc học để tiếp cận cũng như tìm hiểu địa bàn nghiên cứu. Ngoài
ra, chúng tôi có kết hợp với các phương pháp liên ngành, đa ngành khác, mà cụ thể
là phương pháp điều tra Xã hội học gồm có:
+ Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Chúng tôi phỏng vấn bảng hỏi với 100 hộ gia đình
(mẫu nghiên cứu là những gia đình làm nông nghiệp và những gia đình vừa làm
nông vừa làm ngư chịu tác động của sự thay đổi về thời tiết, khí hậu và đã áp dụng
các hoạt động thích ứng vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng
10
thủy sản) và thu thập những thông tin định lượng cần thiết phục vụ cho các nội
dung của luận văn.
+ Phỏng vấn sâu: Qua quá trình phỏng vấn bằng bảng hỏi, chúng tôi chọn ra những
hộ dân có sự am hiểu, có kinh nghiệm về các hoạt động sinh kế của mình, đã và
đang áp dụng các hoạt động đó vào trong sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, và
với một số gia đình làm nông nghiệp và vừa làm nông nghiệp vừa làm ngư nghiệp
để phỏng vấn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu đối với các
cán bộ xã Quảng An; cán bộ Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp An Xuân, Đông
Phú và trưởng thôn An Xuân và Mỹ Xá để có thể thu thập được những thông tin
cần thiết phục vụ cho đề tài.
+ Quan sát: Với phương thức này, chúng tôi quyết định tham gia vào các hoạt
động sản xuất cùng với một số hộ gia đình. Để qua thực tiễn đó, chúng tôi có thể
nhìn nhận, đánh giá đúng và khách quan về hiệu quả của các hoạt động sinh kế
thích ứng mà người dân trên địa bàn đã và đang áp dụng trước BĐKH, đồng thời
đó cũng là cách chúng tôi kiểm chứng lại những thông tin chúng tôi thu thập được
từ phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nhằm đảm bảo thông tin thu thập được là
chính xác, có cơ sở.
5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Từ những dữ liệu thành văn sẵn có tác giả tiến hành chọn lọc, phân tích và
trích dẫn những nội dung có liên quan, kết hợp với những dữ liệu thu thập được
trong quá trình đi thực tế, chúng tôi sắp xếp chúng phù hợp với các mục tiêu cụ thể
của các chương có trong luận văn. Các dữ liệu từ bảng phỏng vấn bảng hỏi và
phỏng vấn sâu, chúng tôi đã sử dụng phần mềm tương tự phần mềm SPSS để xử
lý. Tất cả các thông tin đó được trình bày, sắp xếp theo nội dung của từng chương
mục, nó là những dữ liệu cần thiết để chứng minh trong quá trình phân tích.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp phương pháp luận cần thiết trong việc nghiên cứu các hoạt
động sinh kế thích ứng của cư dân dưới tác động của BĐKH, đồng thời có khả
11
năng áp dụng đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
Góp phần cung cấp tư liệu tham khảo cho những nghiên cứu về sau có liên
quan đến đề tài, đồng thời cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới về việc thích
ứng của cộng đồng cư dân trong bối cảnh tác động của BĐKH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông số cần thiết về các sinh kế thích
ứng, về những thay đổi của khí hậu dẫn đến những thay đổi các hoạt động sinh kế
của người dân. Những kết quả đó sẽ là những gợi ý cho cán bộ và cư dân xã Quảng
An đưa ra các giải pháp phát triển bền vững. Các giải pháp đó phải được xem xét,
đối chiếu và phối hợp với các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến địa
phương.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất một số ý kiến, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm có 3 chương :
Chương 1 Các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài và tổng quan địa
bàn nghiên cứu.
Chương 2 Các hoạt động sinh kế thích ứng trước sự biến đổi khí hậu của
cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3 Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cư dân đầm
phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
12
CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, loài người đã đạt được những thắng lợi
lớn lao trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để xây nên một nền văn minh vật
chất mà chúng ta đang được thụ hưởng. Để chế ngự sức mạnh tiềm ẩn của thiên
nhiên, con người đã phải vật lộn, tránh né bao trở lực, để rồi bắt thiên nhiên phải
phục vụ mình. Nhưng cũng trong quá trình ấy, sức mạnh của thiên nhiên do bị nén
quá mức đã phản ứng như một lò xo khi bật trở lại đã gây nên bao nhiêu thảm họa
cho nhân loại. Người ta thường nói rằng đã đến lúc các quy luật từng bị con người
làm biến dạng đang tìm cách trả thù [29, tr.23] lại con người.
Ngày nay, mối lo ngại lớn nhất của nhân loại là sự biến đổi khí hậu kéo theo
những hậu quả ngày càng trầm trọng như mưa lũ, bão tố, sạt lở đất, giảm năng suất
nông nghiệp, nhiệt độ trái đất tăng dần Nhiều nhà khoa học cho rằng con người đã
lâm vào một tình trạng khó lòng đảo ngược các hiện tượng đang gây ra những thảm
họa thiên nhiên. Nhưng một số chuyên gia khác lại cho rằng khoa học kỹ thuật vẫn
có thể ngăn ngừa các thảm họa ấy bằng cách tác động nhanh chóng vào nguồn gốc
của chúng. Các Chính phủ của các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu có những
chương trình nhắm vào mục tiêu này. Một điển hình để minh chứng cho các nổ lực
ấy là việc thành lập IPCC mà Liên Hiệp Quốc đứng ra chủ trì. Các chuyên gia của
IPCC đã xác định nguyên nhân chính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu là việc
con người, từ kỷ nguyên công nghiệp hóa, đã thải ra không trung quá nhiều chất
khí gây hiện tượng nhà kính (GHG, Green House Gas), làm cho nhiệt độ trái đất
tăng dần lên. Những khí thải ấy, đặc biệt là đioxit cacbonic (CO2 cũng còn gọi là
khí cacbonic), được sản sinh ra chủ yếu từ việc khai thác, chế biến và sử dụng các
nguồn năng lượng cổ điển, mà năng lượng lại là một yếu tố quan trọng trong mọi
13
hoạt động của con người [29, tr.23]. Đặc biệt, những hậu quả do biến đổi khí hậu
lại tác động rất mạnh mẽ đến những vùng khó khăn như: vùng nông thôn, vùng sâu
vùng xa, vùng cao
Từ năm 1988, khi IPCC được thành lập với mục đích thu thập và đánh giá
các bằng chứng về hiện tượng biến đổi khí hậu thì cụm từ biến đổi khí hậu đã trở
nên phổ biến trên toàn cầu. Nhưng xét ở góc độ nào đó, khái niệm của cụm từ biến
đổi khí hậu vẫn không hoàn toàn thống nhất vì nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan. Vậy khí hậu là gì và biến đổi khí hậu là gì?
Khí hậu - trạng thái trung bình nhiều năm của thời tiết tại một khu vực nhất
định, được phản ánh bởi các tham số hoặc các đặc trưng, thống kê nhiều năm
(thường là 30 năm trở lên) của các yếu tố khí tượng. Khác với thời tiết, khí hậu có
tính ổn định tương đối [21, tr.25].
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy
trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có
thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt
động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử
dụng đất.
Biến đổi khí hậu là "những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu", là những
biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại
đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự
nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con người (Theo Công ước chung của Liên Hiệp
Quốc về biến đổi khí hậu). Nếu nói BĐKH là những ảnh hưởng có hại của BĐKH,
vậy thì chúng ta có thể hiểu BĐKH đó là những biểu hiện tiêu cực của hiện tượng
biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến các môi trường sống trên trái đất.
Những biểu hiện tiêu cực của khí hậu ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi địa
phương là không giống nhau như: tuyết ở khu trượt tuyết thuộc dãy Alpơ ít tuyết
vào mùa đông; hạn hán triền miên ở châu Phi; sạc lở, lũ lụt, bão diễn ra hầu khắp
14
các châu lục đặc biệt xảy ra nhiều nhất là châu Á, nhưng giữa chúng có mối
tương quan với nhau và các biểu hiện ấy đều xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là:
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa đời sống vật chất của nhân loại lên
tầm cao mới. Cuộc cách mạng ấy cũng làm cho hoạt động của con người tăng lên
theo một hàm số mũ, nghĩa là ở một nhịp độ rất cao và rất phong phú. Các hoạt động
trong mọi lĩnh vực đều đi kèm theo việc sử dụng năng lượng ngày một nhiều và kết
quả là lượng khí thải nhà kính thoát ra không trung cũng tăng lên nhanh chóng [29,
tr.26]. Trong đó, khí CO
2
là thành phần quan trọng nhất trong việc tạo ra hiện tượng
nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất, ngoài ra còn có nồng độ của nhiều chất khí khác
trong không trung cũng tăng lên nhanh chóng do hoạt động của con người. Sự hiện
diện của các chất khí ấy là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, dẫn đến hiện
tượng biến đổi khí hậu mà biểu hiện rõ rệt nhất là việc trái đất ấm dần lên. Sự gia
tăng nhiệt độ của trái đất còn kéo theo nhiều xáo trộn khác ảnh hưởng đến đời sống
hiện tại và tương lai của con người sống trên hành tinh này.
- Nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng lên hằng năm, đặc biệt là từ năm
1950 trở đi. Báo cáo đánh giá lần thứ ba (Third Assessment Report, TAR) năm
2001, cho biết trong 100 năm trước (1901 -2000) nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,6
o
C
± 0,2
o
C. Chỉ sáu năm sau báo cáo đánh giá lần thứ tư (Fourth Assessment Report,
AR4) năm 2007, cho biết là trong 100 năm trước đó, nhiệt độ trái đất tăng 0,74
o
C ±
0,18
o
C, như thế có nghĩa là tốc độ ấm dần lên của trái đất ngày càng cao. Trong 50
năm vừa qua, nhiệt độ trái đất tăng trung bình 0,13
o
C ± 0,03
o
C mỗi thập kỷ, nghĩa
là nhanh gấp hai lần so với 100 năm trở lại đây. Người ta chứng minh rằng sự ấm
dần lên của trái đất là hậu quả của việc gia tăng nồng độ các khí thải nhà kính, đặc
biệt là CO
2
. Ảnh hưởng của việc sử dụng đất đai và việc đô thị hóa hầu như không
đáng kể, chỉ đóng góp khoảng 0,006
o
C mỗi thập kỷ trên đất liền và không làm tăng
nhiệt độ trên đại dương. Việc phân bố nhiệt độ trong không trung cũng được quan
sát nhờ các đo đạc dùng bóng thám không hay vệ tinh nhân tạo. Việc gia tăng nhiệt
độ ở các lớp thấp và trung bình của tầng đối lưu đều theo cùng quy luật như sự gia
tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất. Người ta gặp một số khó khăn khi sử dụng các
15
thiết bị thám không vi sóng (MSU, Microwave Sounding Unit) lắp trên các vệ tinh.
Các MSU đã cho một loạt số liệu đi từ 0,12
o
C đến 0,19
o
C đối với sự gia tăng nhiệt
độ trong mỗi thập kỷ tính từ năm 1979, trong khi các đo đạc trên bề mặt đất cho
những số tương ứng là 0,16
o
C đến 0,18
o
C. Trong tầng bình lưu, các bóng thám
không và các vệ tinh cho thấy có một sự lạnh dần đi vào khoảng 0,3
o
C đến 0,6
o
C
mỗi thập kỷ kể từ năm 1979. Tuy nhiên, sau các đợt phun trở lại của núi lửa, tầng
bình lưu cũng ấm lên trong từng giai đoạn [29, tr.98].
Nhiệt độ trái đất tăng có nghĩa là số lượng ngày nắng trong một năm nhiều
hơn ngày mưa, số giờ nắng trong một ngày nhiều hơn, nhiệt độ hàng ngày cao,
nhất là vào những tháng mùa hè. Lượng nước có trên trái đất ngày một khan hiếm,
không khí ngày càng nóng bức hơn khiến cho các động thực vật trên cạn cũng như
dưới nước ngày càng mất dần môi trường sinh tồn, phát triển và có thể dẫn đến
nguy cơ tuyệt chủng, đe dọa đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hầu hết các hệ
sinh thái như hệ sinh thái vùng cực, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái khô hạn
và bán khô hạn, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái vùng nước nội địa, hệ sinh thái biển
và ven biển Một khi các hệ sinh thái bị đe dọa thì hậu quả khó lường, dưới tác
động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu thì khả năng phục hồi lại các hệ sinh thái gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, môi trường sống của loài người cũng bị ảnh hưởng mà nổi
lên hiện nay là vấn đề môi trường bị ô nhiễm, nhất là môi trường nước - bị ô nhiễm
đến mức cá chết hàng loạt, nước đưa vào tưới tiêu cho các đồng ruộng cũng giảm
năng suất trầm trọng Cho nên, việc xử lý ô nhiễm môi trường sống là bài toán
không hề dễ dàng cho các nhà quản lý về lĩnh vực này, họ cần phải có những phép
tính khéo léo, được cân nhắc kỹ lưỡng, làm thế nào để giảm đến mức thấp nhất
lượng tiêu tốn thời gian, tiền bạc để tuyên truyền, bảo vệ môi trường sống. Nhằm
ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất sự bùng phát, lây lan của những dịch bệnh
mà nguyên nhân gây ra là do ô nhiễm môi trường. Điều đó đồng nghĩa với việc
đem lại sự an toàn, giảm đi sự lo lắng của con người về dịch bệnh, đảm bảo môi
trường sống tốt, sức khỏe con người được chú trọng hơn, đời sống được nâng cao
con người được hưởng những phúc lợi xã hội ngày càng nhiều.
16
1.1.1.2. Khái niệm đầm phá
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên: Đầm là vũng
nước rộng, sâu nằm giữa đồng (trang 603); phá là vùng nước mặn có dải đất cát
ngăn cách với biển, thông ra bởi dòng nước hẹp (trang 1312). Đầm phá là bề mặt
nước lợ, mặn rộng được ngăn cách bởi một dải đê giữa đất thổ cư bên trong với bề
mặt nước lợ, mặn ở bên ngoài. Là nơi giao hòa giữa nguồn nước ngọt từ bên trong
đất liền với nguồn nước mặn từ biển vào, cho nên ở vùng đầm phá nước không có
độ mặn giống nước mặn ở biển, cũng không phải nước ngọt như trong các con
sông, vì vậy họ thường gọi nước ở vùng đó là nước lợ. Nước ở gần dải đê có độ
mặn thấp hơn so với nước ở cách xa dải đê. Nguồn thủy hải sản ở đầm phá không
phong phú, nhiều chủng loại cũng như số lượng như ở các vùng biển, do đó, ở đây
người ta chỉ có thể tiến hành đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên theo
kiểu nhỏ, lẻ bởi mỗi cá nhân riêng biệt. Họ chỉ dùng những phương tiện như ghe
loại nhỏ chỉ chở được tối đa 2,5 tạ để phục vụ cho việc đánh bắt, khai thác các
nguồn lợi tự nhiên ở vùng đầm phá, họ thường dùng những công cụ đơn giản như
lưới chìm, nò, sáo, lư để đánh bắt, khai thác các nguồn lợi tự nhiên.
1.1.2. Các lý thuyết
1.1.2.1. Lý thuyết sinh kế
1.1.2.1.1. Định nghĩa sinh kế
Sinh kế được hiểu một cách đơn giản là " kế sách mưu sinh" hay " cách làm
ăn để mưu cầu sự sống", " việc làm, cách để kiếm ăn, sinh sống" ( "sinh " là
"sống", "kế" là "tính toán" (kế sách)) [54, tr.1446].
Sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của R.Chamber
những năm 1980. Về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu
của F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward Có nhiều cách tiếp cận và
định nghĩa khác nhau về sinh kế. Tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế
bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ
gia đình. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự
quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của
17
các thể chế, chính sách và những mối quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình
đã thiết lập trong cộng đồng [13, tr.4-7].
"Một sinh kế có thể được mô tả như là tập hợp các nguồn lực và khả năng mà
con người có được kết hợp với những quyết định và hành động mà họ thực thi
nhằm để kiếm sống cũng như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ" hay là
những việc làm mang tính tạm thời, theo mùa vụ, theo khả năng của từng người và
được trả công theo ngày làm, theo sản phẩm được làm ra. Tùy theo việc mà đưa ra
những yêu cầu khác nhau, có việc thì cần người làm có sức khỏe, có việc cần
người làm khéo tay, có việc lại cần người làm vừa cẩn thận vừa có kinh nghiệm
lẫn trình độ nhất định nào đó Đôi lúc một sinh kế có thể kéo dài trong nhiều
tháng và có thể duy trì hoạt động sinh kế trong cả năm, mùa nào cũng có thể thực
hiện hoạt động sinh kế đó, nhưng cũng có trường hợp một sinh kế chỉ được thực
hiện trong một mùa hay một thời điểm nhất định, nghĩa là trong một năm con
người phải thực hiện nhiều hoạt động sinh kế để phục vụ nhu cầu ăn, mặc, ở và đi
lại. Một sinh kế không phải là một hoạt động, một công việc cụ thể nhất định mà
đó là một chuỗi những hoạt động , công việc có sự đan xen, kết hợp với nhiều hoạt
động khác. Một sinh kế có thể chia ra làm sinh kế mang tính đơn giản và sinh kế
mang tính phức tạp. Mỗi một sinh kế có những đặc điểm riêng biệt, từ các khâu
chuẩn bị đến các khâu tiến hành các hoạt động sinh kế, nhưng giữa các sinh kế có
mối quan hệ tương tác qua lại bổ trợ cho nhau. Các nguồn lực và khả năng mà con
người có bao gồm: kĩ năng, học thức, sức khỏe, năng lực lao động, đất đai và các
nguồn tài nguyên khác, thu thập tiền mặt, tiết kiệm, tài sản gia đình, công cụ sản
xuất, những mạng lưới hổ trợ từ gia đình và xã hội.
Hiện nay, các thuật ngữ "sinh kế truyền thống", "đa dạng sinh kế", "chiến
lược sinh kế","sinh kế bền vững" hay "sinh kế thích ứng" được bàn đến rất nhiều
với mục đích tạo nên sự phát triển ổn định, phù hợp với điều kiện mới của cư dân
tại những vùng thường xuyên chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu, khu vực nông
thôn, nơi ngập lụt, vùng dân tộc Trong đó, hiện nay vấn đề sinh kế thích ứng
được đặt lên hàng đầu với mục tiêu đảm bảo cuộc sống ổn định, phát triển lâu dài