Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.58 MB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài niên luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với
thầy giáo Nguyễn Xuân Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình làm niên luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh
viên của Khoa lịch sử đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm niên luận.
Do điều kiện thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn
chế, bài niên luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, cùng các bạn.
Sinh viên : Nguyễn Thị Ngụ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT : Bảo hiểm y tế
CBGVNV : Cán bộ giáo viên nhân viên
CCCM, TBXH : Có công cách mạng, thương binh xã hội
DS-KHHGĐ : Dân số kế hoach hóa gia đình
DTTS : Dân tộc thiểu số
GCNQSDĐ : Giấy công nhận quyền sử dụng đất
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GĐVH : Gia đình văn hóa
HĐND- UBND : Hội đông nhân dân -ủy ban nhân dân
KT-XH : Kinh tế - xã hội
LHPNVN : Liên hiệp phủ nữ việt nam
MSLĐ : Mất sức lao động
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
TDTT : Thể dục thể thao
THCS : Trung học cơ sở
TW : Trung ương
UBND : Uỷ ban nhân dân
VHTT : Văn hóa thông tin
XDNTM : Xây dựng nông thôn mới


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Gia đình là đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách con trẻ và
có ảnh hưởng lâu dài trong suốt củaộc đời của mỗi cá nhân. Công của cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đắt nước đang đặt ra những yêu cầu to lớn về
chất lượng của con người. Đó là sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ,
phẩm chất đạo đức và nhân cáh của con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.
Giáo dục đạo đức là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi của nội dung
giáo dục. Nó giữ vị trí chủ đạo và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình giáo dục
nhân cách để hình thành nên những phẩm chất đạo đức cho thiếu niên, giúp các
em xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hình thành nhân cách.
Hiện nay, kinh tế đất nước có những biến chuyển tích cực và không ngừng
phát triển, nên đời sống của gia đình cũng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh
đó một bộ phận không nhỏ của các bậc làm cha, mẹ mải lo kiếm tiền, ham lợi
công danh, phó mặc con cái mình cho nhà trường, cho xã hội. Họ cho rằng chỉ
cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho con về vật chất là con trẻ có thể sống thoải mái
và được phát triển về mọi mặt. Chính vì điều đó họ đã quên đi, xao nhãng trách
nhiệm dạy dỗ con cái của mình. Bên cạnh đó con trẻ đang chịu ảnh hưởng các
hiện tượng sống buông thả, vô trách nhiệm, thực dụng, cư sử vô văn hoá hàng
ngày hàng giờ. Thực tế cho thấy gần đây hiện tượng trẻ em hỗn láo với cha mẹ,
vô lễ với thầy cô, gây gổ đánh lộn, lừa đảo, trộm cắp v.v không còn là những
trường hợp cá biệt.
Thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình đang đặt ra
hàng loạt những vấn đề bức xúc cần nghiên cứu.
1
Xuất phát từ đó tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục đạo đức cho
thiếu niên ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài
nghiên cứu cho niên luận của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình tại xã Hồng

Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình tại
xã Hồng Quảng, huyện A Lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Trên cơ sở đó
đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức cho thiếu niên trong các gia đình hiện nay.
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài này có:
- 15 thiếu niên là học sinh trường và trường THCS Hồng Quảng độ tuổi từ
11 tới 15 tuổi
- 12 bậc phụ huynh học sinh ở, xã Hồng Quảng, huyện A Lưới,tỉnh Thừa
Thiên Huế là chủ thể của công tác giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình.
- 2 thầy cô giáo chủ nhiệm lớp tại trường THCS Quang Trung, cùng với
các ông bà làm công tác quần chúng trong xã Hồng Quảng, những người trực
tiếp tham gia phối hợp với gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài tập trung giải quyết hai nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ lý luận: Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Nhiệm vụ thực tiễn: Khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức thiếu
niên trong các gia đình ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho thiếu niên của gia đình.
2
6. Giả thuyết khoa học.
Hiện nay ở xã Hồng Quảng, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các em thiếu
niên trong các gia đình có những hành vi vi phạm đạo đức, nhiều gia đình vẫn
còn sử dụng những phương pháp giáo dục đạo đức thiếu tính khoa học không
phù hợp với lứa tuổi thiếu niên và chưa tích cực phối hợp với nhà trường, xã
hội trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên.
7. Phạm vi nghiên cứu.

- Địa bàn được nghiên cứu là xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế
8. Phương pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Nhằm thu thập và sàng lọc các thông tin cần thiết được ghi chép trong các
tư liệu, tài liệu khác nhau để chứng minh thêm cho các vấn đề nghiên cứu hoặc
làm cơ sở để xây dựng phương pháp luận trong nghiên cứu,…
- Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin thu thập được tuy là rất quý, nhưng không phải mọi vấn đề cần biết
hay cần làm sáng tỏ đều có sẵn từ những thông tin đã thu thập được. Thực tế chỉ ra
rằng, thông tin thu thập được cần được sàng lọc xử lý thì lúc đó giá trị của thông
tin sẽ tăng lên rất nhiều. Việc thu thập và xử lý thông tin ngày nay được trợ giúp
bởi rất nhiều phương tiện hiện đại. Tuy nhiên áp dụng những phương pháp khoa
học nào để xử lý thông tin cũng không phải là một việc dễ dàng.
Sau khi thu thập được thông tin trong bảng hỏi và trong cộng đồng thì tôi
đã tiến hành xử lý thông tin cho bài niên luận mình, việc sử dụng phương pháp
này dự vào trong nghien cứu của xã hội học
Xét theo bản chất thì phương pháp xử lý là trình tự các bước tác động vào
thông tin nhằm rút ra những thông tin mới cần thiết cho quá trình quản trị. Vai
3
trò quan trọng của phương pháp xử lý thể hiện ở việc nhờ nó mà các nhà quản
trị hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn so với những thông tin hiện có khi chưa xử lý.
8.2. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học
Đây là phương pháp dùng để thu thập các thông tin cơ bản và thiết thực, có
giá trị thực tiễn thông qua việc quan sát hiện trạng và các quá trình diễn ra trong
cộng đồng. Bên cạnh đó, việc điều tra xã hội học sẽ giúp chúng ta có được thông
tin thời tiết qua thời gian, cùng với kinh nghiệm đã trải qua với từng cá nhân trong
cộng đồng thông qua các bảng hỏi mang tính gợi ý được lập sẵn.
Cụ thể là tôi đã tiến hành khảo sát địa bàn có kèm theo phỏng vấn người

dân trong cộng đồng cũng như cán bộ địa phương. Qua đó, tôi đã nắm bắt được
những điều cơ bản về việc giáo dục con cái trong gia đình ở xã Hồng Quảng
- Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp
Thống kê và phân tích là thống kê tất cả các thông tin có liên quan, sau đó
chia các tổng thể hay các vấn đề phức tạp thành các vấn đề đơn giản để thuận
lợi cho việc nghiên cứu và giải quyết. Thống kê và phân tích tổng hợp là liên
kết, thống nhất các bộ phận, yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề
trong nhận thức tổng thể
8.3. Phương pháp phỏng vấn , và nghiên cứ bảng hỏi
Là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động
tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên
cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được
phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của trả lời và toàn bộ hành vi
của họ.
Nhằm tìm hiểu sâu hơn thì tôi đã sử dụng các phỏng vấn sâu, hay phỏng
vấn bán cấu trúc để thu thập được số liệu cho bài niên luận của mình đầy đủ
hơn , việc phỏng vấn cũng gặp rất nhiều khó khăn giữa tôi và cộng đồng hay
các em trong xã Hồng Quảng.
4
- Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương
pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một
bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu
vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.
Tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu bảng hỏi để thu thập số liệu cho
đề tài của mình bằng cách sử dụng 2 bảng hỏi để tìm hiểu về thực trạng giáo
dục đạo đức hiện nay trong các gia đình :
- Thời gian tìm hiểu: Trong vòng 5 tháng từ ngày 27/6/2014-1/7/2014
- Địa bàn nghiên cứu: Xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Có 4 người được phỏng vấn sâu
- Câu hỏi phỏng vấn sâu: Xoay quanh đề tài giáo dục đạo đức cho thiếu niên.
- Khách thể nghiên cứu của đề tài này gồm có:
+ 12 bậc cha mẹ học sinh trường THCS Quang Trung
Trong đó:
Theo cơ cấu giới: 6 người cha và 6 người mẹ.
+ 15 em thiếu niên.
+ 2 thầy cô giáo chủ nhiệm lớp ở trường THCS Quang Trung và một số
ông bà làm công tác đoàn thể, phụ trách thiếu niên.
- Bảng hỏi dành cho bậc cha mẹ.
Gồm 16 câu hỏi trong đó:
+ Tìm hiểu sự hiểu biết của cha mẹ về quy luật phát triển tâm lí lứa tuổi
thiếu niên và vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên.
+ Tìm hiểu các nội dung giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình.
+ Tìm hiểu các hình thức và các phương pháp giáo dục đạo đức cho thiếu
niên trong gia đình.
+ Tìm hiểu những khó khăn và những thuận lợi của gia đình trong việc
giáo dục đạo đức cho thiếu niên.
5
+ Tìm hiểu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo
dục đạo đức cho thiếu niên.
- Bảng hỏi dành cho các em thiếu niên:
Gồm 11 câu hỏi, trong đó:
+ Kiểm tra mức độ quan tâm của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho
thiếu niên.
+ Tìm hiểu các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho thiếu niên mà
các gia đình thường áp dụng.
+ Tìm hiểu các mong muốn và thái độ của các em thiếu niên đối với sự
giáo dục đạo đức của gia đình.
+ Tìm hiểu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường xã hội trong việc giáo

dục đạo đức cho thiếu niên
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
• Ý nghĩa khoa học:
- Cung cấp các phương pháp luận cần thiết trong gióa dục con cái cho
các hộ gia đình ở trong xã Hồng Quảng
- Nhằm đưa kiến thức về gióa dục đạo đức cho các gia đình và trong
trường học hiện tại các em đang học và cũng định hướng cho các em và gia
đình thêm nhiều kiến thức về giá trị đạo đức của mỗi cá nhân
• Ý nghĩa thực tiễn:
- Cung cấp cho các gia đình trong xã Hồng Quảng những thông tin cần
biết về việc giáo dục đạo đức cho con cái của mình.
- Cung cấp nhiều kiến thức cho các gia đình về việc giáo dục con cái
mình sao cho đúng và hậu quả của việc không giáo dục đạo đức cho con cái
của mình.
10. Cấu trúc nội dung chính của bài niên luận
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan khái quát vài nét về cộng đồng
6
- Chương 2: Thực trạng về giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình
- Chương 3: Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với việc giáo dục
đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình hiện nay.
- Một số hình ảnh
- Bảng hỏi
- Tài liệu tham khảo
7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHÁI QUÁT VÀI NÉT
VỀ CỘNG ĐỒNG
1.1. Tổng quan về địa bàn
1.1.1. Vị tría địa lý
Hồng Quảng là một xã miền núi, cách trung tâm huyện A Lưới khoảng

1km về phía Tây.
Phía bắc giáp với xã Hồng Bắc
Phía Nam giáp với xã Hồng Thái,
Phía Tây giáp với xã Nhâm
Phía Đông giáp với xã A Ngo và thị Trấn A Lưới.
Về địa lý và dân cư, toàn xã có 06 thôn dân cư được bố trí hai bờ sông Ta
Rinh có chiều rộng khoảng 2 km và chiều dài 6 km. Tổng diện tích đất tự nhiên
là 568,10 ha. Tổng số hộ toàn xã là 539 hộ, với 2.099 khẩu; số hộ nghèo là 74
hộ, chiếm 14,31%, số hộ cận nghèo là 159 hộ, chiếm 30, 75%. Thành phần dân
tộc chủ yếu là dân tộc Pa cô chiếm trên 95%, số còn lại là dân tộc anh em khác
như Tà ôi, Ka tu và Kinh ….nghề nghiệp của người dân chủ yếu là làm nông
nghiệp chiếm 90%,
1.1.2. Điều kiện kinh tế
- Tổng diện tích gieo trồng
a. Tổng diện tích gieo trồng: 153,9 ha; đạt 75,18% kế hoạch, tăng 10 ha
so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2013-2014, trong đó:
+ Lúa nước: 25 ha; đạt 49,1% kế hoạch; giảm 0,9 ha so với cùng kỳ;
+ Ngô: 50 ha; đạt 100 % kế hoạch; so với cùng kỳ;
+ Sắn: 65 ha; đạt 100 % kế hoạch; tăng 5 ha so với cùng kỳ;
+ Rau màu các loại: 5,4 ha, đạt 72 % kế hoạch; tăng 1,9 ha so với cùng kỳ;
8
+ Khoai các loại: 8 ha, đạt 77,7 % kế hoạch; tăng 4 ha so với cùng kỳ;
+ Đậu các loại: 0,5 ha, đạt 50 % kế hoạch, bằng so với cùng kỳ.
b. Năng suất một số cây trồng chính:
+ Lúa nước: 50,2 tạ/ha; vượt 6,6% kế hoạch, tăng 4,5 tạ/ha so với cùng kỳ;
+ Ngô: 53,2 tạ/ha; vượt 1,3% kế hoạch, giảm 1,8 tạ/ha so với cùng kỳ;
c. Sản lượng lương thực có hạt: 391,5 tấn; đạt 69,23 % kế hoạch giảm 1,9
tấn so với cùng kỳ;
d. Lương thực bình quân đầu người: 187,8 kg/người/6 tháng; đạt 69,17 %
kế hoạch, giảm 3,5 kg so với cùng kỳ;

e.Thu nhập bình quân đầu người: 7.800.000đ/người/6 tháng, đạt 57,78%
KH, tăng 500.000đ/người so với cùng kỳ.
- Về chăn nuôi thú y
* Tổng đàn gia súc: 1013 con, đạt 59,07% KH, giảm 7 con so với cùng kỳ;
+ Trâu: 90 con; + Bò: 301 con;
+ Dê: 111 con; + Lợn: 511 con;
* Tổng đàn gia cầm: 7205 con, đạt 62,69% KH, giảm 2360 so với cùng kỳ.
* Công tác tiêm phòng gia súc:
- Đối với vắc xin tam liên lợn: 200 liều;
- Đối với vắc xin THT trâu bò: 170 liều;
- Đối với vắc xin dại chó: 25 liều;
- Đối với vắc xin LMLM tuypO: 200 liều.
- Hiện nay Thú y xã đang gặp rất nhiều khó khăn, do số lượng gia súc chủ
yếu tập trung tại các trang trại A Sáp. Hiện nay Thú y xã đang tiếp tục tiến hành
tiêm phòng Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn vụ Hè thu 2014.
* Về nuôi trồng thủy sản: Vụ Đông xuân 2013-2014, toàn xã đã thực hiện
diện tích ao hồ là 5 ha, đạt 62,5% KH. Thả hơn 10.000 con cá giống.
- Lĩnh vực xây dựng cơ bản:
a. Chương trình xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng theo
Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ
9
Xã Hồng Quảng có 25 ngôi nhà được xét duyệt để xây dựng theo Quyết
định 22. Đã thực hiện được xây dựng 23 nhà, còn lại 02 nhà chưa thực hiện
được, do điều kiện gia đình khó khăn nên chưa thể tiến hành xây dựng được.
Đến nay đã nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 ngôi nhà, các nhà
còn lại đang trong giai đoạn hoàn thành và sẽ tiếp tục đề nghị nghiệm thu đưa
vào sử dụng.
b. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
Các công trình xây dựng cơ bản (đường dân sinh thuộc vốn 135, xây dựng
kè chống sạt lở) trên địa bàn xã đang thực hiện phù hợp với quy hoạch. Riêng

xây trụ sở UBND xã đã thay đổi vị trí, theo Quy hoạch Nông Thôn Mới xây
dụng tại trung tâm thôn Pất đuh ngã 3 Nhâm nhưng hiện nay theo chỉ đạo của
huyện quyết định xây mới tại ví trí cũ.
c. Công tác quản lý về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng
Hiện nay trên địa bàn xã đang thực hiện hai dự án, dự án xây dựng đường
dân sinh tại 3 thôn Priêng, Y Ry và Pất Đuh thuộc nguồn vốn 135 năm 2014-
2015 và công trình đê kè chống sạt lở tại hai thôn Priêng, Y Ry. Tổng kinh phí
dự án đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2014: 533.964.000đ đạt 41,07% KH.
d. Kết quả thu và sử dụng phí đường bộ
Công tác thu phí đường bộ Ủy ban nhân dân xã giao cho Công an xã thực
hiện, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tham gia. Trong sáu
tháng đầu năm 2014 Ban công an xã đã rà soát các loại phương tiện trên địa
bàn xã: Mô tô xe máy 169 chiếc, thuyền 09 chiếc, máy phay 08 chiếc.
e. Lĩnh vực điện
Về cơ bản, 100% người dân xã Hồng Quảng đã sử dụng điện, tuy nhiên
các cụm dân cư phải kéo điện không an toàn từ các nguồn điện khác nhau, chất
lượng điện không đảm bảo, nguy cơ rủi ro tai nạn về điện tăng cao. Cụ thể, cụm
A Tác thôn Pất Đuh và cụm Pa Ló thôn Y Ry phải kéo điện từ các hộ dân ở xã
10
Nhâm, chiều dài hơn 500m; tương tự cụm III thôn Cần Nong phải kéo điện từ
các hộ dân khác trong thôn với chiều dài hơn 300m.
f. Lĩnh vực nước sạch
Dự án Nông thôn miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng gần
2.000m ống dẫn nước cho hai cụm A Tác thôn Pất Đuh và cụm I thôn A Lưới,.
1.1.3. Công tác địa chính
a. Lĩnh vực đất đai và cấp GCNQSDĐ
- Số trường hợp cho tặng QSDĐ đất nông nghiệp: 01.
- Số trường hợp chuyển nhượng QSDĐ đất nông nghiệp: 01.
- Số trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang
đất ở): 02.

- Số lượng GCNQSDĐ nông nghiệp đã phát cho dân là:1174 giấy, trong
đó: Cấp đổi: 437 giấy, Cấp mới: 737 giấy.
- Đơn thư khiếu nại tranh chấp đất trong thời gian cấp phát GCNQSDĐ: 03
- Số lượng vi phạm hành chính về đất đai đã giải quyết: 01.
- Số lượng mốc địa giới hành chính của xã: 16 mốc.
b.Tình hình quản lý Môi trường
Trong quý I năm 2014, UBND xã cùng với Phòng Tài nguyên& Môi
trường huyện tiến hành xác minh và làm việc với Hợp tác xã Niềm Tin Trường
Sơn thăm dò khai thác cát sạn tại địa bàn xã Hồng Quảng, làm ảnh hưởng sạt lở
đất sản xuất nông nghiệp của người dân thôn A Lưới hiện nay được cơ quan
chức năng, giải trình làm rõ và đã hòa giải để người dân và Công ty tiếp tục
hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường theo quy định của pháp luật.
1.1.4.Tình hình Thu- Chi ngân sách xã:
a. Tổng quyết toán Thu- Chi ngân sách năm 2013: 2.872.416.508 đồng
Trong đó, Thu cấp trên cấp về: 2.789.786.000đồng.
Thu tại địa bàn xã: 82.630.508.000đồng.
- Chi: 2.805.166.187.000đồng. (số còn lại dư mang sang năm 2014)
11
b. Tổng Thu- Chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2014:
- Thu: 1.568.667.321đ, đạt 51,6% KH.
Trong đó cấp trên cấp về: 1.500.000đ,
Thu tại xã: 68.667.321đ.
- Chi: 1.126.145.949đ đạt 38,63% KH.
Công tác thu, chi ngân sách sáu tháng đầu năm 2014, nguồn thu ngân sách
chủ yếu thu NS nhà nước theo đúng quy định Ngân sách huyện giao. Riêng thu
các loại phí, lệ phí như: Công chứng =1.536.000đ, thuê Hội trường = 500.000đ.
* Về Tình hình hoạt động tín dụng:
Hoạt động vay vốn tín dụng từ các kênh ngân hàng nhà nước cho nhân dân
trong toàn xã với tổng số tiền: 10 tỷ đồng. Trong đó; giải ngân trong sáu tháng
đầu năm 2014: 1.758.000.000đ.

1.1.5. Các lĩnh vực Văn hóa- Xã hội:
- Giáo dục- Đào tạo:
+ Trường Mầm non Hoa Phong Lan:
Tổng số các cháu đã được huy động đến trường có: 128 cháu và 29 cán bộ,
giáo viên, nhân viên. Trường Mầm Non thường xuyên duy trì về sĩ số Nhóm trẻ
và Mẫu giáo; Kết quả triển khai chương trình chăm sóc trẻ, giáo dục MN năm
học 2013-2014: Đạt 85,9% bé chuyên cần, 85,2% Bé ngoan, 85,2% Bé sạch,
84,4% Bé khỏe.
+ Trường tiểu học Hồng Quảng:
Trường tiểu học Hồng Quảng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai
đoạn 1 tiếp tục phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên đã có nhiều phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giáo, tham mưu giúp UBND xã thực hiện tốt chức năng lãnh đạo về hoạt động
trong mọi lĩnh vực giáo dục cho địa phương. Trường có 16 giáo viên dạy giỏi
cấp trường và 04 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Nhiều thầy cô giáo không
ngừng phấn đấu rèn luyện trong giảng dạy ngày càng đổi mới và tiến bộ hơn.
12
Trường có 05 lớp học với tổng số học sinh là: 208 em và 24 CBGVNV. Trong
đó, Học sinh giỏi: 47 em đạt 23,15%; học sinh khá: 78 em đạt 38,42%. Học
sinh trung bình: 72 em 35,46%, HS yếu: 6 em chiếm tỷ lệ 2,95%.
+ Trường Trung Học Cơ Sở Quang Trung:
Năm học 2013-2014 trường có 37 CBGVNV, học sinh có 543 em/4 xã các
em Hồng Quảng- Thái- Nhâm- Bắc đang theo học tại trường. Về chất lượng
dạy và học của toàn trường; có 3 học sinh đạt giỏi cấp huyện, 8 giáo viên dạy
giỏi cấp huyện và có giáo viên tham gia thi giáo viên dạy cấp tỉnh. Kết quả 17
học sinh giỏi, khá: 166 em, trung bình 29 em, yếu: 26 em.
1.1.6. Y tế, Dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
- Về Y tế
Sáu tháng đầu năm 2014 trạm y tế xã Hồng Quảng đã triển khai công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức khám chữa bệnh theo BHYT cho nhân

dân với tổng số là: 2.226 lượt. Bệnh nhân chuyển tuyến 456 người. Trạm Y tế
đã tham mưu Cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhà trường việc khám cho
390 học sinh sức khỏe định kỳ, tiêm chủng cho trẻ em dưới 01 tuổi đạt 90%
- Về dân số - KHHGĐ
Hiện nay Dân số toàn xã có 539 hộ/2.099 khẩu/1.047 nữ.
Phụ nữ 15-49 tuổi: 573 người, có chồng : 400 người. Tổng số sinh: 13
người. Tổng số chết : 5 người, Dân số trung bình: 2.091, Tỷ suất sinh: 6,2 %o,
Tỷ suất chết: 2,3 %o, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,38 %, Tỷ lệ sinh con thứ 3
trở lên: 0.
1.1.7. Văn hoá- Thông tin
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:
+ Tổng số làng xin đăng ký xây dựng văn hóa: 06 làng
+ Tổng số làng được công nhận danh hiệu đạt tiêu chuẩn văn hóa: 06 làng
+ Trong đó, đã được công nhận lần II là: 04 làng
+ Được công nhận lần I là: 02 làng, (Pất Đuh và Y Ry)
13
+ Tổng số nhà SH Cộng đồng thôn là: 6/6 làng.
+ Tổ chức tổng dọn vệ sinh tại khu vực làng là: 6 /6 làng
- Công tác gia đình:
+ Tổng số hộ gia đình tiếp tục đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”: 511 hộ
+ Tổng số hộ gia đình được công nhận “GĐVH” (trong 3 năm liền): 396 hộ
+ Tổng số hộ gia đình chưa đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”: 28 hộ
+ Tổng số hộ đạt “GĐVH tiêu biểu xuất sắc” cấp xã, (5 năm liền) là: 30
hộ/6 thôn
+ Tổng số hộ đạt “GĐVH tiêu biểu xuất sắc cấp tỉnh, (5 năm liền): 01
hộ/xã
- Hoạt động Văn hóa, Nghệ thuật:
+ Tổng số buổi tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật là: 18 buổi.
+ Tổng số người đến xem và cổ vũ là: 4.800 người / 06 thôn.
+ Tổ chức triển khai và chỉ đạo các thôn hái hoa “Dân chủ” tại Nhà sinh

hoạt cộng đồng của Làng. Tổng số 04 / 6 làng / 450 ĐVTN tham gia thực hiện.
- Công tác quản lý văn hóa, dịch vụ:
- Tình hình chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã:
Đối với đội ngũ cán bộ Trình độ chuyên môn: Đại học 02, chiếm 20% cao
đẳng 0, trung cấp 01, chiếm 10 %. Không có bằng chuyên môn chiếm 70%.
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 0; trung cấp 07, chiếm 70 %; 30 % chưa có
bằng lý luận chính trị.
Đối với đội ngũ công chức Trình độ chuyên môn: Đại học 03, chiếm
27,3% cao đẳng 01, chiếm 9 %; trung cấp 08, chiếm 81%. Trình độ lý luận
chính trị: Cao cấp 0, trung cấp 3, chiếm 37,5 %, chưa qua đào tạo lý luận chính
trị chiếm 62,5%.
Đối với cán bộ không chuyên trách luôn tham gia tốt các phong tào hoạt
động của xã tổ chức, có tinh thần phấn đấu học tập, rèn luyện và phát huy trong
lao động phát triển kinh tế gia đình bền vững.
14
- Lĩnh vực An ninh
Tình hình trật tự xã hội tổng số là 10 trường hợp, so với cùng kỳ năm trước
giảm 06 vụ. Công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu: hộ 539/2099 khẩu /1047 nữ.
Chuyển đến: 25 trường hợp. Chuyển đi: 24 trường hợp. Đăng ký tạm trú
là: 05 trường hợp. Đăng ký tạm vắng: 65 lượt người, tạm vắng qua biên giới
Việt Lào thăm người thân là 02 lượt, còn lại đa số các em đi học các trường
trong và ngoài tỉnh. Đã tổ chức Hội nghị triển khai tại xã về công tác“ Phòng,
chống có tội phạm năm 2014”.
1.1.8. Những tồn tại, hạn chế và biện páp khắc phục
a. những tồn tại hạn chế.
Ngoài những yếu tố khách quan, nguồn đầu tư còn hạn chế, diễn biến thời
tiết phức tạp, thị trường giá cả bất ổn làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
của xã nhà. Còn có những yếu tố chủ quan đó là:
Việc triển khai cây trồng, vật nuôi trọng điểm của xã chưa cao theo kế
hoạch đề ra, một bộ phận người dân chưa thực sự quan tâm đến công tác thâm

canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuồng trại, ý thức về tiêm phòng và phòng
chống dịch cho gia súc, gia cầm chưa cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh không
bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, ý thức vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân
còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật chưa sâu, ý
thức chấp hành luật giao thông đường bộ vẫn còn thấp. Mặt khác, do điều kiện
cơ sở, vật chất và phòng làm việc phân tán không thống nhất không ít làm ảnh
hưởng đến tiến độ công việc giải quyết hàng ngày của tập thể cán bộ, công
chức xã. Việc đi, lại và tiếp công dân khi đến giao dịch công việc gặp khó khăn
(bàn, ghế tuyến chờ đợi khi người dân đến không có).
b. Một số biện pháp khắc phục.
15
- Tiếp tục quán triệt nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND xã thành các chương
trình hành động, các kế hoạch, đề án triển khai cụ thể có phân công trách nhiệm
rỏ ràng ưu tiên nguồn lực cho các chương trình dự án trọng điểm tranh thủ các
nguồn lực của trung ương và tỉnh, huyện và các tổ chức đảm bảo hoàn thành
các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.
- Nêu cao hơn nữa trách nhiệm của từng thành viên trong UBND xã được
phân công phụ trách các lỉnh vực nhằm phát huy vai trò tập thể và trách nhiệm
từng cá nhân thực hiện nghiêm túc chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm
của UBND xã.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ từ xã đến các thôn. Thực
hiện tốt công tác cải cách hành chính thông báo cho cán bộ và nhân dân biết
lịch thời gian làm việc, nếu cán bộ và nhân dân làm việc với lãnh đạo UBND
phải đăng ký trước để Văn phòng bố trí thời gian.
- Giữ vững mối quan hệ giữa Đảng uỷ, Chính quyền, Mặt Trận và các
ngành đoàn thể thực hiện quy chế giao ban hàng tuần, thực hiện nghiêm túc sự
chỉ đạo của UBND huyện, của thường vụ Đảng uỷ xã.
- Đảm bảo quốc phòng an ninh, tập trung chỉ đạo và sẵn sàng phòng chống
các dịch bệnh gia súc gia cầm, làm tốt công tác phòng chống bão lũ năm 2014.
1.1.9. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục ở nước ta được nhiều người
quan tâm, suy nghĩ và bàn cãi. Số người quan tâm rất lớn và phạm vi quan tâm
rất rộng rãi, từ các bậc cha mẹ đến các thầy cô giáo, từ các cơ quan pháp luật
đến các tổ chức đoàn thể xã hội, từ các nhà khoa học, nhà giáo dục đến các nhà
lãnh đạo các cấp chính quyền.v.v
Từ góc độ tâm lý học, giáo dục học, có nhiều chương trình đã nghiên cứu
về giáo dục đạo đức cho học sinh của nhiều tác giả trong nước đã công bố.
Ở những thập kỷ cuối thế kỷ XX, các tác giả Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức
Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, và nhiều tác giả
16
khác đã có những công trình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, từ đó giáo dục
nhân sinh quan, thế giới quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện
các hành vi đạo đức cho học sinh.
- Phạm Minh Hạc nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc nhân cách và đề xuất
việc thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình giáo dục nhân cách,
xem đó là mục tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục.
+ Phạm Minh Hạc (2011) “Triết lý Giáo dục Việt Nam và Thế Giới”, NXB
Giáo dục
- Phạm Tất Dong nghiên cứu cơ sở tâm lý của việc giáo dục hướng nghiệp
gắn với hoạt động giáo dục đạo đức, nhằm hình thành lí tưởng nghề nghiệp cho
thế hệ trẻ.
+ Phạm Tất Dong,( 2014). Thuật ngữ về giáo dục người lớn và xã hội học
tập, Dân trí, 140 tr.
- Phạm Hoàng Gia nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục nhận thức khoa
học với giáo dục đạo đức, những biểu hiện nhân cáh trong lối sống từ đó đưa ra
dự báo mô hình nhân cách thanh niên năm 2000.
- Đề tài: Phạm Tất Dong (mã số NN7). “Cải tiến công tác giáo dục tư
tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh và sinh viên trong hệ thống
giáo dục quốc dân” .Đề tài này mang lại nhiều nội dung mới về giáo dục đạo

đức chính trị, tư tưởng trong các trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học.
- Đề tài: Phạm Minh Hạc “Giá trị định hướng giá trị, giáo dục giá trị” chủ
trì (mã số KX07, 1991-1995). Đề tài này nghiên cứu con người với tư cách là
mục tiêu và động lực của sự phát triển, trong đó có đề cập khá nhiều đến vấn đề
giáo dục đạo đức, nhân cách con người.
Ngoài ra còn rất nhiều chương trình nghiên cứu và nhiều bài viết khác về
đề tài giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, khó có thể liệt kê ra hết được.
17
Trong niên luận của mình, tôi đã cố gắng kế thừa kết qủa nghiên cứu của
các công trình trên để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài của mình, góp tiếng nói
khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ tiếp nối.
1.3. Một số khái niệm liên quan
1.3.1. Khái niệm giáo dục.
Giáo dục là hoạt động đặc trưng của xã hội nhằm hình thành và phát
triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định, thuật ngữ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng
và nghĩa hẹp.
Trong nghĩa rộng, bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các
tác động sư phạm khác diễn ra ở trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường
cũng như trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là quá trình hình thành nhân cách
con người, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các
hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm
bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, phát triển trí tuệ, thể lực
và tình cảm lao động, thẩm mỹ, chuẩn bị cho con người tham gia tích cực vào
đời sống xã hội.
Giáo dục theo nghĩa hẹp: Đó là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt đạo
đức, tư tưởng và hành vi Nhằm hình thành lên những nhân cách này đến
những nhân cách khác, tác động của giáo dục đến người được giáo dục cũng
như tác động của những người được giáo dục với nhau.
1.3.2. Khái niệm đạo đức.

*Đinh nghĩa đạo đức:
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt
nguồn từ bản thân củaộc sống con người. Trong đời sống mỗi con người, quy
luật xã hội tất yếu đòi hỏi họ phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của
mình trong qua khứ, hiện tại và nhu cầu phải làm gì trong tương lai. Vì vậy, có
thể hiểu đạo đức một cách khái quát theo một vài định nghĩa sau:
18
- Theo cuốn từ điển Bách khoa Việt Nam thì đạo đức là một trong những
hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã
hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với
lợi ích hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người
với con người, giữa cá nhân và xã hội.
- Đạo đức là hệ thống những quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong
quan hệ giữa con người với con người với cộng đồng xã hội với tự nhiên và với
cả bản thân mình.
- Có thể nói đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành rất
sớm trong lịch sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi
thời đại quan tâm. Sự phát triển của đạo đức xã hội từ thấp lên cao như những
nấc thang giá trị của văn minh con người trên cơ sở phát triển của sức sản xuất
vật chất và thông quá sự đấu tranh gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày
càng phong phú và hoàn thiện hơn.
Do đó, việc giáo dục đạo đức phải bao gồm cả ba mặt nhằm hình thành
những dạng đạo đức luôn luôn mang tính tích cực xã hội.
*Chức năng của đạo đức:
- Chức năng định hướng giáo dục: Con người muốn làm được điều thiện,
tránh được điều ác, muốn cho những hành vi của mình được mọi người chấp
nhận, không bị dư luận xã hội lên án thì họ phải nắm được những quan điểm,
những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản, từ đó con người có thể
tự do lựa chọn cho mình những hành vi phù hợp, đồng thời mới có khả năng
đánh giá đúng đắn các hiện tượng hành vi trong quan hệ xã hội theo quan niệm

đạo đức tiến bộ xã hội.Vì vậy công tác giáo dục đạo đứcgóp phần quan trọng
vào việc hình thành, phát triển nhân cách.
Nhờ có chức năng giáo dục và khả năng tự giáo dục mà người ta học tập
được ở những tấm gương đạo đức cao cả xả thân làm việc nghĩa, hi sinh quên
mình cho đất nước, kiên cường đấu tranh cho chân lí Nhiều quan điểm cho
19
rằng đạo đức là gốc của nhân cách, vì thế “tiên học lễ, hậu học văn”, hoặc như
tục ngữ phương Tây “người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong
đạo đức coi như không thành đạt”.
- Chức năng điều chỉnh hành vi.
Để đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp, tất yếu phải có một hệ
thống quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp cách này hay cách khác lợi
ích của cá nhân và xã hội. Vì vậy chức năng điều chỉnh của đạo đức gắn bó mật
thiết với chức năng quản lí xã hội. Trong củaộc sống hiện thực, con người có
nhiều mối quan hệ rất đa dạng phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết. Giải quyết mối
quan hệ không chỉ ở trong suy nghĩ mà phải bằng hành động. Nhất là các mối
quan hệ có liên quan đến lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã
hội, chúng luôn có những mâu thuẫn cấu xé nhau, cho nên chủ thể của đạo đức
phải đấu tranh bản thân vô cùng quyết liệt, nếu không dựa vào một hệ thống
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của xã hội thì cá nhân không thể lựa chọn cân
nhắc, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
- Chức năng kiểm tra, đánh giá.
Trên cơ sở của những điều kiện kinh tế vật chất xã hội nhất định, thời đại
nào cũng có những yêu cầu về tri thức đạo đức tương ứng làm nền tảng cho
củaộc sống. Mỗi cá nhân vì củaộc sống của mình, vì hoạt động cho tiến bộ của
xã hội đều phải có những phẩm chất đạo đức và năng lực nhất định. Vì vậy họ
phải nắm được những tri thức phản ánh đời sống xã hội một cách tích cực, đó
là những quan điểm tư tưởng, những nguyên tắc những chuẩn mực hành vi đạo
đức tiến bộ. Nhờ đó mà chủ thể đạo đức phân biệt được cái tốt cái xấu, cái
thiện, cái ác trong thực tiễn củaộc sống thường xuyên biến đổi và định hướng

chính xác, tin tưởng vào hành vi của mình.
Những quan điểm đạo đức sai lầm, lạc hậu không giúp cho con người
nhận thức đúng quy luật phát triển xã hội dẫn đến những hành vi sai lạc làm
20
cho con người bi quan, chán nản, bế tắc trước củaộc sống hiện tại, mất định
hướng trong tương lai.
Những tri thức đạo đức và những phẩm chất đạo đức tiến bộ không phải tự
nhiên mà có, mà phải thông qua quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện trong
lao động và đấu tranh bền bỉ hàng ngày như Bác Hồ đã dạy “ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong” mới có thể giữ vững và nâng cao được
những phẩm chất tốt đẹp của cá nhân, phù hợp với lợi ích chung của xã hội.
1.3.3. Khái niệm gia đình.
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên của mỗi người là tế bào hợp thành
xã hội. Tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu, cho đến nay có nhiều quan niệm khác
nhau về gia đình:
* Định nghĩa gia đình:
- Từ góc độ xã hội học, gia đình được xem như một nhóm nhỏ của xã hội,
gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân huyết thống. Xã hội chủ yếu nghiên cứu
những vấn đề xã hội của gia đình như mối quan hệ bên trong gia đình tác động
qua lại giữa gia đình, xã hội.
- Từ góc độ kinh tế học, gia đình được coi là một đơn vị kinh tế, đơn vị
tiêu dùng nhằm thoả mãn các nhu cầu ăn, mặc, học hành, chăm sóc sức khoẻ
của các thành viên trong gia đình.
- Từ góc độ của văn hoá học, gia đình là một thiết chế xã hội mang màu
sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hoá.
- Từ góc độ tâm lý học xã hội, gia đình được định nghĩa như sau:
“Gia đình là một nhóm nhỏ của xã hội, các thành viên trong nhóm có quan
hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, cùng có chung các giá trị
vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định” (theo Lê Công
Hoàn, tâm lý giáo dục).

*Đặc điểm của gia đình.
- Từ định nghĩa trên ta thấy gia đình có các đặc điểm sau đây:
21
+ Gia đình là một nhóm xã hội, một đơn vị kinh tế, là nơi tái sản xuất ra
con người, các thành viên trong gia đình sống chung một mái nhà. Các thành
viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ, gắn bó với nhau bởi quan hệ tình
cảm, huyết thống, chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp với nhau về nếp sống,
sinh hoạt, phong tục tạo nên bản sắc văn hoá riêng của gia đình.
+ Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý,
cha mẹ truyền lại cho con cái những đặc điểm thể chất qua kênh gen di chuyền
sinh học và giáo dục con cái hình thành nếp sống theo văn hoá riêng của mỗi
gia đình.
+ Các thành viên trong gia đình có quan hệ kinh tế, sống và hoạt động
bằng một ngân sách chung do các thành viên trong gia đình lao động đem lại.
* Chức năng của gia đình:
Từ góc độ tâm lý học và giáo dục học, gia đình có chức năng sau đây:
- Chức năng sinh sản ra con người duy trì nòi giống:
Đây là một chức năng rất quan trọng của gia đình, vì con người là “sản
phẩm” quý nhất của xã hội, là điều kiện và nhân tố không thể thiếu để xã hội
tồn tại và phát triển. Việc sinh con không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu, mong
ước của người chồng, người vợ còn là một vấn đề xã hội, vấn đề duy trì tính
liên tục của xã hội loài người.
- Chức năng xã hội hoá và giáo dục con cái.
Trong lịch sử phát triển nhân loại, gia đình là nhân tố đầu tiên giáo dục thế
hệ trẻ, góp phần quan trọng làm cho họ lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội lịch
sử, có thái độ hành động phù hợp với yêu cầu của xã hội. Chính trong quá trình
này mỗi cá nhân được xã hội hoá. Theo G.Andreeva đây là một quá trình gồm
hai mặt, mặt cá nhân tiếp nhận khái niệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi
trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác cá nhân tái sản xuất
một cách chủ động các mối quan hệ xã hội qua chính việc họ tham gia vào các

hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội. Như vậy, trong quá trình
22
xã hội hoá, cá nhân không chỉ đơn thuần thừa nhận kinh nghiệm xã hội mà còn
chuyển nó thành giá trị tâm thế, xu hướng của cá nhân và trên cơ sở đó tham
gia tái tạo sản xuất chúng trong xã hội.
Không thể phủ nhận vị trí quan trọng của giáo dục gia đình, bởi gia đình là
môi trường xã hội, môi trường giáo dục đầu tiên, quan trọng vào bậc nhất của
mỗi cá nhân. Trong quá trình sống, trước khi tiếp thu những yếu tố văn hoá
chung của xã hội, mỗi người tiếp nhận đặc điểm văn hoá của gia đình mình.
Những kinh nghiệm sống, các quy tắc ứng xử, các giá trị đầu tiên của con
người được tiếp nhận từ chính quá trình quan hệ với các thành viên trong gia
đình (với bố, mẹ, ông, bà). Vì vậy, “tấm gương toàn diện trong nhân cách của
ông bà, cha mẹ, anh, chị” có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của trẻ.
Củaộc sống đời thường qua nói năng ứng xử, đi lại, những thói quen quan trọng
trong gia đình đều có thể được trẻ “sao chép nguyên mẫu” trong nhận thức của
trẻ, dần xuất hiện thói quen trong nói năng, ứng xử của trẻ mà không ít người
ngộ nhận đó là sự “duy truyền tâm lý”. N.I.Noricôp đã từng nói rằng: “không gì
có thể tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm
gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không có gì gây ấn tượng sâu sắc và
bền chặt bằng sự mẫu mực của bố mẹ”.
- Chức năng kinh tế:
Gia đình là một đơn vị kinh tế, đồng thời cũng là một đơn vị tiêu dùng của
xã hội, có trách nhiệm tổ chức cuộc sống cho mọi thành viên trong gia đình,
đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cá nhân trong gia đình sống chung
dưới một mái nhà.
- Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình:
Để thoả mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình thì trước
hết, gia đình phải là tổ ấm, tổ ấm gia đình chứa đựng nội dung tình cảm rõ nét.
Nơi đây mọi thành viên được thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức
tối đa có thể có được.

23

×