Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí - ctcp - nhà máy đạm phú mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 154 trang )




Trƣờng Đại Học Lạc Hồng
Khoa Kế Toán - Kiểm Toán
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học












Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Chi Phí
Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm
Tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón
Và Hóa Chất Dầu Khí – CTCP – Nhà
Máy Đạm Phú Mỹ




Sinh Viên: Trần Thị Thu Thảo





Hƣớng Dẫn: Ts. Phan Đức Dũng
Lạc Hồng, Tháng 06 Năm 2014



Trƣờng Đại Học Lạc Hồng
Khoa Kế Toán - Kiểm Toán
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học








Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Chi Phí
Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm
Tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón
Và Hóa Chất Dầu Khí – CTCP – Nhà
Máy Đạm Phú Mỹ



Sinh Viên: Trần Thị Thu Thảo





Hƣớng Dẫn: Ts. Phan Đức Dũng
Lạc Hồng, Tháng 06 Năm 2014


i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón và Hóa Chất Dầu
Khí – CTCP – Nhà Máy Đạm Phú Mỹ.

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
STT
HỌ TÊN
MSSV
LỚP
NGÀNH
ĐIỆN THOẠI
1
TRẦN THỊ THU THẢO
110002755
10KT119
KẾ TOÁN
0164.9795.405

TÓM TẮT


- Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón và Hóa Chất
Dầu Khí – CTCP – Nhà Máy Đạm Phú Mỹ thông qua các phƣơng pháp nhƣ so
sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp.
- Xem xét và phân tích những thực trạng liên quan đến tình hình tổ chức
quản lý, tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi
Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí – CTCP – Nhà Máy Đạm
Phú Mỹ.
- Đi sâu vào nghiên cứu quy trình tính giá thành tại Nhà máy, việc phân bổ
và hạch toán chi phí vào giá thành từng loại bán thành phẩm và sản phẩm hoàn
thành. Đồng thời, tìm hiểu về thực trạng sử dụng nguyên vật liệu tại Nhà máy.
- Trên cơ sở những mặt hạn chế còn tồn tại để đƣa ra nhận xét và những
giảp pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí – CTCP –
Nhà Máy Đạm Phú Mỹ.




ii






Để có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay, lời đầu tiên em xin chân thành
cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trƣờng cùng quý thầy cô Khoa Kế Toán –
Kiểm Toán trƣờng Đại Học Lạc Hồng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức trong quá trình học tập và những kinh nghiệm quý báu

trong cuộc sống làm nền tảng cho em bƣớc vào cánh cửa của tƣơng lai.
Đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy TS. Phan Đức Dũng đã hết lòng giảng
dạy, hƣớng dẫn trực tiếp cho em hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu khoa
học này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc, Phòng Kế
Toán cùng các phòng ban tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón Và Hóa
Chất Dầu Khí – CTCP – Nhà Máy Đạm Phú Mỹ, đặc biệt là chị Vũ Thị
Ngọc Mỹ đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kỹ năng làm việc cho em trong
quá trình lao động thực tế và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cung cấp
các thông tin cho em trong quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, bản thân em là một sinh viên sắp ra trƣờng kiến thức còn
nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế chƣa nhiều nên không tránh khỏi những
thiếu xót trong quá trình thực hiện đề tài, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp
ý kiến của các đọc giả.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe đến quý thầy
cô và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân
Bón và Hóa Chất Dầu Khí – CTCP – Nhà Máy Đạm Phú Mỹ
Lạc Hồng, Tháng 06 năm 2014
Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ THU THẢO



iii
MỤC LỤC

Tóm tắt đề tài
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ và hình ảnh
Danh mục các từ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan đề tài 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phƣơng pháp nghiên cứu 3
6 Những đóng góp mới của đề tài 3
7 Bố cục của đề tài 3
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5
1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 5
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 5
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 5
1.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 9
1.1.2.1 Khái niệm 9
1.1 2.2 Phân loại 9
1.1.3 Mối quan hệ giữa kế toán cpsx và tính giá thành sản phẩm… 11
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm11


iv
1.2 ĐỐI TƢỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM 12
1.2.1 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất 12

1.2.2 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm 13
1.2.3 Kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 13
1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 14
1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14
1.3.1.1 Các loại nguyên vật liệu sử dụng 14
1.3.1.2 Đánh giá nguyên vật liệu sử dụng 15
1.3.1.3 Chứng từ sử dụng 17
1.3.1.4 Tài khoản sử dụng 18
1.3.1.5 Sơ đồ hạch toán 19
1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 19
1.3.2.1 Các hình thức trả lƣơng và cách tính lƣơng 19
1.3.2.2 Chứng từ sử dụng 20
1.3.2.3 Tài khoản sử dụng 21
1.3.2.4 Sơ đồ hạch toán 21
1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 22
1.3.3.1 Nội dung chi phí sản xuất chung 22
1.3.3.2 Chứng từ sử dụng 22
1.3.3.3 Tài khoản sử dụng 22
1.3.3.4 Sơ đồ hạch toán 23
1.3.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 23
1.3.4.1 Kế toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng 23
1.3.4.2 Kế toán các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất 25
1.3.5 Kế toán các khoản làm giảm giá thành 27
1.3.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 27
1.3.6.1 Kế toán tập hợp chi phí theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên . 27
1.3.6.2 Kế toán tập hợp chi phí theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ 28
1.3.7 Sản phẩm dở dang và đánh giá sản phẩm dở dang 30
1.3.7.1 Khái niệm 30



v
1.3.7.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 30
1.3.8 Tính giá thành sản phẩm 35
1.3.8.1 Khái niệm 35
1.3.8.2 Các phƣơng pháp tính giá thành 36
Tóm tắt chƣơng 1: 41
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG
TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP – NHÀ MÁY
ĐẠM PHÖ MỸ
2.1 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ –
CTCP- NHÀ MÁY ĐẠM PHÖ MỸ 42
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 42
2.1.1.1Tổng công ty Phân Bón và Hóa Chất Dầu khí( PVFCCO) 42
2.1.1.2 Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí – CTCP
– Nhà Máy Đạm Phú Mỹ 44
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy 47
2.1.2.1.Chức năng của Nhà máy 47
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Nhà máy 47
2.1.3 Quy mô hoạt động của Nhà máy 47
2.1.3.1 Tài sản 47
2.1.3.2 Diện tích nhà xƣởng 48
2.1.3.2 Số lƣợng lao động 48
2.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất 49
2.1.4.1 Giới thiệu sản phẩm 49
2.1.4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 49
2.1.4.3 Mô tả chi tiết sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 50
2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý 51

2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ 51
2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận 53


vi
2.1.6 Chiến lƣợc phát triển trong các năm tới 56
2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY ĐẠM
PHÖ MỸ……… 56
2.2.1Các chính sách và chế độ kế toán áp dụng 56
2.2.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán 57
2.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán 59
2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức 59
2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận 60
2.2.4 Hình thức tài khoản các phòng ban, phân xƣởng tại Nhà máy 64
2.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 66
2.3.1 Tổng quan về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Nhà máy 66
2.3.1.1 Phân loại chi phí và tính giá thành sản phẩm 66
2.3.1.2 Đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành 66
2.3.1.3 Kỳ tính giá thành 66
2.3.1.4. Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang 66
2.3.1.5 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 66
2.3.1.6 Sơ đồ tính giá thành Nhà máy Đạm Phú Mỹ 68
2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 69
2.3.2.1 Phân xƣởng Điện 69
2.3.2.2 Phân xƣởng Amoniac 78
2.3.2.3 Phân xƣởng Urê 88
2.3.2.4 Phân xƣởng Sản Phẩm 97
Tóm tắt chƣơng 2 105
CHƢƠNG 3

MỘT SỐ N HẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ
HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP – NHÀ MÁY ĐẠM PHÖ MỸ


vii
3.1 Nhận xét những ƣu điểm, khuyết điểm về tổ chức bộ máy quản lý, tổ
chức công tác kế toán, công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Nhà máy 106
3.1.1 Nhận xét ƣu nhƣợc điểm về tổ chức bộ máy quản lý 106
3.1.1.1 Ƣu điểm 106
3.1.1.2 Nhƣợc điểm 107
3.1.2 Nhận xét ƣu nhƣợc điểm về tổ chức công tác kế toán 107
3.1.2.1 Ƣu điểm 107
3.1.2.2 Nhƣợc điểm 109
3.1.3 Nhận xét ƣu nhƣợc điểm về công tác tập hợp cp và tính giá thành
sp tại Nhà máy…………………………………………………………… 109
3.1.3.1 Ƣu điểm 109
3.1.3.2 Nhƣợc điểm 112
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ 113
3.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý. 113
3.2.2 Hoàn thiện công tác kế toán 114
3.2.3 Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Nhà máy 114
Tóm tắt chƣơng 3 116
KẾT LUẬN 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Bảng các khoản trích theo lƣơng 20
Bảng 2.1: Bảng biểu tình hình sử dụng lao động tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ 48
Bảng 2.2: Bảng hệ thống tài khoản từng phòng ban, phân xƣởng tại Nhà Máy
Đạm Phú Mỹ………………………………………. 65
Bảng 2.3: Bảng các khoản trích theo lƣơng tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ 72
Bảng 2.4: Phiếu tính giá thành tại Phân xƣởng Điện 78
Bảng 2.5: Bảng phân bổ chi phí của các phòng ban, phân xƣởng khác 85
Bảng 2.6: Phiếu tính giá thành tại Phân xƣởng Amoniac 88
Bảng 2.7: Phiếu tính giá thành tại Phân xƣởng Urê 97
Bảng 2.8: Phiếu tính giá thành tại Phân xƣởng Sản phẩm 104




ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tóm tắt chi phí sản xuất…………………… 07
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ chi phí nhân công trực tiếp 21
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ chi phí sản xuất chung 23
Sơ đồ1.5: Sơ đồ hạch toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức

có thể sửa chữa đƣợc 24
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức
không thể sửa chữa đƣợc 25
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán các khoản thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định
mức……………… 28
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất trong kế
hoạch……………. 26
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất ngoài kế
hoạch…………. 26
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo PP KKTX 28
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo PP KKĐK 30
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phƣơng pháp phân bƣớc có tính giá
thành bán thành phẩm 39
Hình ảnh 2.1: Hình ảnh Nhà Máy Đạm Phú Mỹ về đêm 44
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khối mô tả quy trình tổng hợp Amoniac 49
Sơ đồ2.2: Sơ đồ khối mô tả quy trình tổng hơp Urê 50
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Đạm Phú Mỹ. 52
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung 59
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức phòng Kế toán tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ 60
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tính giá thành Nhà máy Đạm Phú Mỹ 68
Sơ đồ2.7: Sơ đồ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại PX Điện 71
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tại PX Điện 73


x
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất chung tại PX Điện 75
Sơ đồ 2.10: Sơ đồ kết chuyển trị giá PX Điện 77
Sơ đồ2.11: Sơ đồ kết chuyển CP nguyên vật liệu trực tiếp tại PX Amoniac 80
Sơ đồ 2.12: Sơ đồ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tại PX Amoniac 81
Sơ đồ 2.13: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất chung tại PX Amoniac 84

Sơ đồ 2.14: Sơ đồ kết chuyển trị giá PX Amoniac 87
Sơ đồ2.15: Sơ đồ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại PX Urê 90
Sơ đồ 2.16: Sơ đồ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tại PX Urê 91
Sơ đồ 2.17: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất chung tại PX Urê 94
Sơ đồ 2.18: Sơ đồ kết chuyển trị giá PX Urê 96
Sơ đồ 2.19: Sơ đồ kết chuyển CP NVL trực tiếp tại PX Sản phẩm 99
Sơ đồ 2.20: Sơ đồ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tại PX Sản phẩm 100
Sơ đồ 2.21: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất chung tại PX Sản phẩm 102
Sơ đồ 2.22: Sơ đồ kết chuyển trị giá PX Sản phẩm 103















xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH: Bảo hiểm xã hội

CP: Chi phí
CTCP: Công ty Cổ Phần
DDCK: Dở dang cuối kỳ
DDĐK: Dở dang đầu kỳ
ĐVT: Đơn vị tính
HTNK: Hoàn thành nhập kho
HTTĐ: Hoàn thành tƣơng đƣơng
KH: Kế hoạch
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
NCTT: Nhân công trực tiếp
NVL: Nguyên vật liệu
NVLC: Nguyên vật liệu chính
NVLP: Nguyên vật liệu phụ
NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp
PSTK: Phát sinh trong kỳ
PX: Phân xƣởng
SP: Sản phẩm
SX: Sản xuất
SXC: Sản xuất chung
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TK: Tài khoản
TSCĐ: Tài sản cố định
Z: Giá thành


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nền kinh tế thị trƣờng ngày một mở rộng, phát triển và đặc biệt trong
xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn

tồn tại, phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thƣơng trƣờng đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tiếp thu, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đầu tƣ máy
móc thiết bị, nâng cao tay nghề, trình độ quản lý đồng thời phải biết tự chủ về
mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra những sản phẩm chất
lƣợng với giá cả hợp lý nhất cho ngƣời tiêu dùng và đồng thời vẫn thoải mãn
mục tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp.
Một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh một
cách trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh, phản ánh đầy
đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm từ đó giúp cho các nhà quản trị đƣa ra
đƣợc các phƣơng án, các lựa chọn thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh,
xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời
dựa vào kết quả của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhà quản
trị sẽ đề ra các biện pháp cũng nhƣ những mục tiêu nhằm tiết kiệm chi phí sản
xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm , tối đa hóa lợi nhuận.
Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn đƣợc nhà
quản trị xác định là một trong những khâu trọng tâm của công tác kế toán trong
doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Đó là lý do em chọn
đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón Và Hóa Chất Dầu Khí – CTCP
– Nhà Máy Đạm Phú Mỹ.”
2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Kế toán là một trong các công việc quản lý kinh tế quan trọng phục vụ cho
công tác quản lý kinh tế ngày càng hoàn thiện, trong đó kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đối tƣợng không thể thiếu trong quá trình
sản xuất kinh doanh.


2

Mục đích cuối cũng của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận , do đó làm thế nào
để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng tốt và đồng thời tối thiểu hóa chi phí tạo ra sản
phẩm luôn là câu hỏi đƣợc đặt ra. Với sự thiết yếu nhƣ vậy nên đã có rất nhiều
tác giả chọn loại đề tài về chi phí và giá thành sản phẩm làm đối tƣợng nghiên
cứu. Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp tại mỗi thời điểm đề tài nghiên cứu sẽ có
một ý nghĩa khác nhau, đồng thời mỗi ngƣời lại có nhận thức, cách nhìn nhận
vấn đề riêng.
Ở trƣờng Đại học Lạc Hồng cũng đã có nhiều bạn sinh viên nghiên cứu về đề
tài tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhƣ:
 Vũ Hoàng Tuyết Nhung, Báo cáo nghiên cứu khoa học(2010): “Hoàn
thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp
ắc quy Đồng Nai”.
 Trần Thị Thu Thủy, Báo cáo nghiên cứu khoa học(2013): “Hoàn thiện
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DNTN Đỉnh Kim
Ngọc”.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Phân tích và nghiên cứu phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón Và Hóa Chất Dầu
Khí- CTCP - Nhà Máy Đạm Phú Mỹ.
- Phân tích những ƣu điểm và nhƣợc điểm về việc hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
- Từ đó đƣa ra những biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm tại công ty.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tƣợng nghiêu cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
 Số liệu nghiên cứu: các số liệu công tác kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp trong tháng 03 năm 2014.


3
 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/1/2014 đến ngày 15/5/2014.
+ Phạm vi về không gian nghiên cứu: Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân
Bón Và Hóa Chất Dầu Khí - CTCP - Nhà Máy Đạm Phú Mỹ. Địa chỉ: Khu Công
nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Báo cáo đƣợc thực hiện dựa trên các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phƣơng pháp thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu.
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp phân tích so sánh đối chiếu.
- Phƣơng pháp miêu tả.
- Phƣơng pháp phỏng vấn.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
 Cung cấp cơ sở lý thuyết liên quan đến kế toán hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm , nhờ đó có thể hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong công ty một cách chính xác và hợp lý nhất.
 Tìm ra những ƣu và nhƣợc điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty.
 Đề ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng
cao chất lƣợng sản phẩm. Góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón Và Hóa Chất
Dầu Khí - CTCP - Nhà Máy Đạm Phú Mỹ, nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị
trƣờng, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Tuy nhiên bên cạnh đó đề tài vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
 Phần mở đầu.

 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp.
 Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân Bón Và Hóa Chất Dầu Khí - CTCP
- Nhà Máy Đạm Phú Mỹ.


4
 Chƣơng 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Phân
Bón Và Hóa Chất Dầu Khí- CTCP - Nhà Máy Đạm Phú Mỹ.
 Kết luận.
Ngoài ra, còn có các danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh
mục sơ đồ, danh mục biểu đồ, danh mục viết tắt và phụ lục đính kèm.








5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, phân loại và nhiệm vụ của chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm.
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất. [1]

1.1.1.1. Khái niệm.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp sản xuất đã
bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. Trong đó chi
phí về lao động sống nhƣ: tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng,… chi phí lao
động vật hóa bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, khấu
hao tài sản cố định…
1.1.1.2. Phân loại.
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chi phí sản xuất gồm nhiều
loại tùy thuộc vào tính chất kinh tế, công dụng và mục đích sử dụng. Vì tính chất
đa dạng và phong phú của chi phí sản xuất nên công tác quản lý chi phí sản xuất
trong các doanh nghiệp cũng rất đa dạng. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý và
hạch toán chi phí sản xuất thì cần phải tiến hành phân loại chi phí theo các tiêu
thức, các mục đích sử dung.
Có nhiều tiêu thức để phân loại chi phí sản xuất, dƣới đây là một số tiêu
thức phân loại chủ yếu:
 Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị( gồm giá mua,
chi phí mua) của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ
tùng thay thế, công cụ dụng cụ… xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ.


6
- Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lƣơng phải trả cho
ngƣời lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn đƣợc trích theo quy định trên tiền lƣơng của ngƣời lao động
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ
tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã
chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài nhƣ tiền điện, nƣớc, điện thoại và
các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo.
- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc phản ánh ở các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền
trong kỳ nhƣ: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo…
 Căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( TK 621): Là chi phí cấu thành trong
sản phẩm sản xuất, thành phẩm của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp là chi phí không bao gồm chi phí gián tiếp nhiên liệu và đƣợc tính thẳng vào
đối tƣợng sử dụng chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ
những khoản chi phí liên quan đến chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp
trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp( TK 622): Là chi phí gắn liền với việc tạo
ra sản phẩm. Do đó khả năng và kỹ năng của ngƣời lao động ảnh hƣởng trực tiếp
đến số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Chi phí nhân
công trực tiếp đƣợc tính thẳng vào đối tƣợng sử dụng. Chi phí nhân công trực
tiếp bao gồm tiền lƣơng công nhân trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất. Các
khoản trích theo lƣơng tính vào chi phí sản xuất của công nhân trực tiếp thực
hiện quá trình sản xuất nhƣ kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội…tỷ lệ các khoản trích theo lƣơng tùy thuộc vào quy định hiện hành.
- Chi phí sản xuất chung( TK 627): bao gồm những chi phí sản xuất còn
lại tại phân xƣởng, không thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân
công trực tiếp nhƣ chi phí nhân công gián tiếp, chi phí nguyên vật liệu dùng


7
trong máy móc thiết bị, chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất, chi phí
khấu hao TSCĐ, máy móc thiết bị, chi phí khác bằng tiền dùng trong hoạt động

sản xuất
Trong 3 loại chi phí trên có thể kết hợp với nhau để hình thành chi phí ban
đầu (chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu sản xuất sản phẩm) và chi phí chuyển
đổi (chi phí cần thiết để chuyển nguyên vật liệu thành thành phẩm)

Sơ đồ 1.1: Tóm tắt chi phí sản xuất
(Nguồn: Tài liệu giảng dạy trường Đại Học Lạc Hồng[5])
- Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh
cần thiết để đảm bảo việc thực hiện các đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách
hàng. Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí về lƣơng và các khoản trích theo lƣơng
của toàn bộ lao động phục vụ cho hoạt động bán hàng, chi phí bốc vác, vận
chuyển và các chi phí khác bằng tiền nhƣ chi phí quảng cáo tiếp thị…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ những khoản chi phí
chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp. Đó là
những chi phí nhƣ: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, đồ dùng quản lý,
chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ
mua ngoài nhƣ điện, nƣớc, các chi phí về văn phòng phẩm…
Chi phí
nguyên
vật liệu
Trực tiếp
Gián tiếp
Chi phí
khác
Chi phí
nhân
công
Gián tiếp

Trực tiếp


Chi phí nhân
công trực tiếp
(TK 622)
(TK622)
Chi phí sản
xuất chung
(TK627)


Chi phí
nguyên vật
liệu trực tiếp
(TK621)
Chi phí
ban đầu
Chi phí
chuyển đổi


8
 Căn cứ vào tính chất của chi phí:
- Chi phí trực tiếp: là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản
phẩm hoặc dịch vụ nhất định đã hoàn thành, các chi phí này có liên hệ trực tiếp
đến số lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm. Chúng thay đổi tỷ lệ thuận với số
lƣợng và chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng sử dụng chi
phí, không làm tăng giá trị sản phẩm. Chi phí gián tiếp đƣợc tính cho các đối
tƣợng sử dụng chi phí khác nhau thông qua phƣơng pháp phân bổ.
 Căn cứ vào mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh:

- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đƣợc
tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc sản xuất
hoặc mua các sản phẩm, chúng chỉ trở thành phí tổn của hoạt động sản xuất kinh
doanh khi những đơn vị sản phẩm mà chúng liên quan tới đƣợc đem đi tiêu thụ.
Các chi phí này gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung.
 Căn cứ vào cách ứng xử của chi phí:
- Chi phí khả biến: là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo
sự tăng giảm về mức độ hoạt động theo tỷ lệ thuận. Tổng số của chi phí khả biến
sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngƣợc lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn
vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù
hợp. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động.
- Chi phí bất biến: Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi
khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì vậy nên khi mức độ hoạt động tăng thì phần
chi phí tính trên một đơn vị mức độ hoạt động sẽ giảm đi và ngƣợc lại.
- Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố
bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thƣờng
thể hiện các đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vƣợt quá mức căn
bản nó thể hiện đặc điểm của chi phí khả biến.



9
 Căn cứ vào tính kinh tế của chi phí:
- Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phƣơng
án này thay cho phƣơng án khác. Khái niệm chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng
và chủ yếu khi tính toán hiệu quả của dự án mặc dù chúng không đƣợc phản ánh
trong số sách của kế toán tài chính.

- Chi phí chìm: là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và không thể
tránh đƣợc dù chúng ta lựa chọn bất cứ phƣơng án nào, chúng thƣờng là những
chi phí đƣợc đầu tƣ để mua sắm TSCĐ…
- Chi phí chênh lệch: Là những chi phí có trong phƣơng án này nhƣng
lại không có hoặc chỉ có một phần trong phƣơng án khác do đó tạo ra chênh lệch
chi phí và chính chúng sẽ là căn cứ để ngƣời quản lý lựa chọn phƣơng án kinh
doanh có lợi nhất.
- Chi phí biên: Là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm.
- Chi phí trung bình: đƣợc tính bằng cách lấy tổng chi phí để sản xuất
các sản phẩm chia cho số lƣợng sản phẩm sản xuất đƣợc.
- Chi phí kiểm soát đƣợc: Là những chi phí mà một cấp quản lý cụ thể
có thể quyết định sự phát sinh của chúng và chịu trách nhiệm về chúng.
- Chi phí không kiểm soát đƣợc: Là những chi phí nằm ngoài phạm vi
quyết định của một cấp quản lý cụ thể.
1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành. [1]
1.1.2.1. Khái niệm.
Giá thành sản phẩm là tổng hợp tất cả các chi phí đƣợc biểu hiện bằng tiền
mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất một khối lƣợng sản phẩm. Nó là chỉ tiêu tổng
hợp để phản ánh chất lƣợng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý
kinh tế tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là phản ánh kết quả sử dụng các loại
tài sản, vật tƣ, nguồn vốn.
1.1.2.2. Phân loại.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lƣợng
hoạt động và quản lý sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tƣ, lao động,
tiền vốn…trong quá trình sản xuất kinh doanh, là căn cứ quan trọng để xác định


10
giá bán và xác định hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuỳ

theo yêu cầu quản lý cũng nhƣ các tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành
đƣợc chia thành các loại tƣơng ứng
 Căn cứ vào thời điểm xác định giá thành:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm đƣợc tính trên cơ sở chi
phí sản xuất kế hoạch và sản lƣợng kế hoạch. Việc tính toán xác định giá thành
kế hoạch đƣợc tiến hành trƣớc khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ
phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ
giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm đƣợc tính trên cơ sở chi
phí định mức. Việc tính giá thành định mức cũng đƣợc thực hiện trƣớc khi tiến
hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định
mức của doanh nghiệp, đƣợc xem là thƣớc đo để đánh giá kết quả sử dụng tài
sản,vật tƣ, tiền vốn, lao động trong sản xuất, giúp đánh giá đúng đắn các giải
pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm đƣợc tính dựa trên cơ sở chi
phí sản xuất thực tế đã phát sinh. Giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính
toán đƣợc khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực
tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
 Căn cứ vào nội dung cấu thành sản phẩm:
- Giá thành sản xuất(còn gọi là giá thành công xƣởng) : Là toàn bộ chi
phí sản xuất liên quan đến khối lƣợng sản phẩm hoàn thành trong quá trình sản
xuất, bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực
tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm…Giá thành sản xuất đƣợc sử
dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là
căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ ở các đoanh nghiệp sản xuất.



11
- Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến khối
lƣợng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm, bao gồm
giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản
phẩm đã bán. Công thức dùng để tính giá thành toàn bộ nhƣ sau:
 Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý
1.1.3. Mối quan hệ giữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm. [1]
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình
sản xuất, một bên là yếu tố “đầu vào”, một bên là yếu tố “đầu ra” là kết quả
đƣợc tập hợp từ các chi phí sản xuất do đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có
bản chất tƣơng tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt
động sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác
nhau về phạm vi và hình thái biểu hiện:
- Chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí,
liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Giá thành sản phẩm gắn liền với khối lƣợng sản phẩm sản xuất đã hoàn
thành, bao gồm chi phí sản xuất kỳ trƣớc chuyển sang kỳ này và chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ này (sau khi đã trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ).
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm,
dịch vụ đã hoàn thành.
Tổng giá
thành sản
phẩm
=

Chi phí
sản xuất dở
dang đầu kỳ



Chi phí phát
sinh
trong kỳ

-

Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ

-

Phế liệu
thu hồi
( nếu có)
áàđơịảẩ 
ổáàảẩàà
ốƣợảẩàà

1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm. [1]
Để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
đáp ứng đầy đủ, trung thực, hợp lí và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và


12
giá thành của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện đƣợc các nhiệm vụ chủ yếu
sau:

- Xác định đúng đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phƣơng pháp
tính giá thành sản phẩm thích hợp cho doanh nghiệp. Vận dụng đúng các tài
khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp
với phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thƣờng xuyên hoặc kiểm kê định
kỳ).
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo
đúng đối tƣợng chịu chi phí đã xác định, cung cấp kịp thời và trung thực những
số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí đã quy
định, xác định đúng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phƣơng pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và
giá thành đơn vị của các đối tƣợng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định
và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định.
- Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
cho các cấp quản lý doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành sản phẩm từ đó giúp phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất
các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và lập giá thành kế hoạch
cho kỳ sau.
1.2. Đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
1.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. [1]
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất thực tế là phạm vi, giới hạn nhất định để
tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh
Để xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất thƣờng kết hợp hài hòa các
cơ sở:
- Căn cứ vào đặc điểm của tổ chức sản xuất (tổ chức tập trung hay phân tán
trên nhiều khu vực)
- Đặc điểm của quá trình, công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp)
- Loại hình sản xuất
Các đối tƣợng tập hợp CPSX thƣờng dùng trong thực tế nhƣ: nhóm sản
phẩm, từng loại sản phẩm, từng công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất,

×