Sinh học 12
Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng cách li tập
tính?
Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen
nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập
tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao
phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể
gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối
không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác
cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẫn đến sự cách li
sinh sản và hình thành nên loài mới.
Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng cách li sinh
thái?
- Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu
vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu
dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành
loài mới.
- Hình thành loài bằng con đường sinh thái là
phương thức thường gặp ở thực vật và động vật ít di
động xa như thân mềm, sâu bọ.
2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa:
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU ĐỊA LÍ
II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU ĐỊA LÍ
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh sản:
- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết
cho con lai bất thụ.
X
Ngựa (2n = 64)
La ( 2n = 63)
Lừa (2n = 62)
2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa:
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU ĐỊA LÍ
II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU ĐỊA LÍ
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh sản:
- Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất
thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố, mẹ
không tạo các cặp tương đồng quá trình tiếp hợp và giảm phân
diễn ra không bình thường.
- Lai xa và đa bội hóa tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của
cả 2 loài bố mẹ tạo được các cặp NST tương đồng quá trình
tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường con lai có khả năng
sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố
mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần
thể và có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái loài
mới hình thành.
+ VD: Thí nghiệm của Kapetrenco (1928)
x
x
Đa bội hoá
Triticum dicoccumAegilops squarrosa
Triticum eastivum
(Lúa mì trồng hiện nay)
Hệ gen BB với 2n = 14
Hệ gen AABB
4n = 28
Hệ gen DD
2n = 14
Hệ gen AABBDD 6n = 42
Loài lúa mì
(Triticum monococcum)
Lúa mì hoang dại
(Aegilops speitordes)
Con lai với hệ gen AB với 2n = 14, bất thụ
Hệ gen AA với 2n = 14
Con lai với hệ gen ABD với 3n = 21, bất thụ
Đa bội hoá
- Lai xa và đa bội hóa là con đường nhanh chóng để tạo nên loài
mới ở TV (75% TV có hoa và 95% dương xỉ) nhưng ít gặp ở ĐV.
2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa:
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU ĐỊA LÍ
II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU ĐỊA LÍ
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh sản:
Ví dụ: Sự hình thành thể song nhị bội ngoài tự nhiên
CỎ CHÂU ÂU 50 NST
CỎ MỸ 70 NST
x
P:
G:
F(LX):
(THỂ SONG NHỊ BỘI)
25 NST
35 NST
60 NST
(HỮU THỤ)
(TỨ BỘI
HOÁ)
120 NST
Cỏ Spartina của Anh
(BẤT THỤ)
Câu 1. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa
thường gặp ở:
A. Thực vật C. Động vật bậc thấp
B. Động vật D. Động vật kí sinh
Câu 2. Thể song nhị bội là cơ thể có tế bào chứa:
A. Hai bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ khác nhau.
B. Hai bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ khác nhau
C. Bộ NST đơn bội của bố và bộ NST lưỡng bội của mẹ
D. Bộ NST đơn bội của mẹ và bộ NST lưỡng bội của bố
Câu 3: Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa là phương
thức ít gặp ở động vật vì:
A. Cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp. ở nhóm có
hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hóa thường gây nên những
rối loạn về giới tính.
B. Động vật có số lượng NST của tế bào rất lớn.
C. Ở cơ thể lai khả năng thích nghi kém.
D. Cơ quan sinh sản của hai loài ít tương hợp.
Câu 4: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ
có thể sinh sản sinh dưỡng là
A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các
cá thể cùng loài.
B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số
lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.
C. có sự cách ly hình thái với các cá thể cùng loài.
D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài 31 “Tiến hoá lớn”.