BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ðINH HỒ NAM
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG PHÂN GIUN QUẾ
TRÊN RAU SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ
TẠI GIA LÂM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60620110
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TIẾN DŨNG
HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của tôi. Toàn bộ số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012
Tác giả luận văn
ðinh Hồ Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Tiễn
Dũng, người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện ñề tài cũng như trong quá trình hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện ñào tạo sau ðại học,
Khoa Nông học, ñặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Phương pháp thí
nghiệm trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp và người thân ñã tạo
ñiều kiện giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến tất cả các
thành viên với sự giúp ñỡ quý báu này.
Tác giả luận văn
ðinh Hồ Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC VIẾT TẮT x
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 3
2.1.1. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng đối với cây dưa chuột 3
2.1.2. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng đối với cây cải bắp 6
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam 8
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam 8
2.2.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam 9
2.3. Nông nghiệp hữu cơ 13
2.3.1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ. 13
2.3.2. Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới 14
2.3.3. Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam 18
2.4. Tìm hiểu về phân giun quế 21
2.4.1. Đặc điểm chung của giun quế 21
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
2.4.2. Giá trị của phân giun quế đối với sản xuất nông nghiệp 24
2.4.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế trên
thế giới 27
2.4.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế ở Việt Nam 30
2.5. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho dưa chuột sản xuất theo
hướng hữu cơ 32
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 34
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 34
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 35
3.1.4. Thời gian nghiên cứu 35
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1. Nội dung nghiên cứu 35
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN 44
4.1. Thí nghiệm 1 44
4.1.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến thời
gian sinh trưởng cây dưa chuột 44
4.1.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến
chiều cao cây dưa chuột 46
4.1.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến số
lá trên thân chính cây dưa chuột 48
4.1.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến số
nhánh cấp một trên cây dưa chuột 50
4.1.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến biểu
hiện giới tính và khả năng ra hoa, đậu quả của cây dưa chuột 52
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
4.1.6. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống đến một số đặc
điểm hình thái và chất lượng quả dưa chuột 53
4.1.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống đến tình hình
sâu bênh hại cây dưa chuột 56
4.1.8. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất dưa chuột 57
4.1.9. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến
hiệu quả kinh tế 60
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến sinh
trưởng phát triển và năng suất rau cải bắp 62
4.2.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến thời gian sinh
trưởng của cây cải bắp 62
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới động thái tăng
trưởng chiều cao của cây cải bắp. 63
4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến động thái tăng
trưởng số lá cây cải bắp 65
4.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tố động thái tăng
trưởng đường kính bắp của cải bắp 67
4.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến tình hình sâu
bệnh hại trên rau cải bắp 68
4.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến một số yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất cây cải bắp 72
4.2.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến hiệu quả kinh tế
của rau cải bắp 73
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
5.1. Kết luận 75
5.2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi
PHỤ LỤC 80
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng để tạo ra 20 tấn quả dưa chuột 3
Bảng 2.2. Sự hút các chất dinh dưỡng của cây dưa chuột trong quá
trình sinh trưởng (% so với tổng lượng hút) 4
Bảng 2.3. Nhu cầu các chất vi lượng tính theo số ppm chất khô 5
Bảng 2.4. Sản lượng dưa chuột và giá trị sản xuất theo giá thực tế ở
Việt Nam từ 2005 – 2009 9
Bảng 2.5. Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2000 16
Bảng 2.6. Thành phần hoá học của garden compost và vermicompost 26
Bảng 2.7. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân giun và phân gia súc(%) 27
Bảng 3.1. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng phân giun quế 34
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến
thời gian sinh trưởng cây dưa chuột 44
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột 47
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống đến động thái
ra lá cây dưa chuột 49
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến số
nhánh cấp một trên cây dưa chuột 51
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến
biểu hiện giới tính và khả năng ra hoa, đậu quả của dưa
chuột 52
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống đến đến một
số đặc điểm hình thái quả 54
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống đến
chất lượng quả dưa chuột 55
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
viii
Bảng 4.8. Tình hình sâu bênh hại trên cây dưa chuột 56
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất dưa chuột 58
Bảng 4.10. Ảnh hưởng tương tác của các tổ hợp phân bón và giống đến
hiệu quả kinh tế từ cây dưa chuột 61
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới thời gian
sinh trưởng của cây cải bắp 62
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới động thái tăng
trưởng chiều cao cây cải bắp 63
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến động thái tăng
trưởng số lá (lá ngoài) của cây cải bắp 65
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới động thái tăng
trưởng đường kính bắp của cải bắp 67
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến tình hình sâu
bệnh hại trên rau cải bắp 70
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến một số yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất cải bắp 72
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến hiệu quả kinh
tế của rau cải bắp trên đơn vị diện tích 1ha 73
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dưa chuột 5 tháng/2009 9
Hình 2. Ảnh hưởng tương tác của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống
đến động thái tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột 47
Hình 3. Ảnh hưởng tương tác của các tổ hợp phân bón và giống đến
động thái ra lá cây dưa chuột 50
Hình 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới động thái tăng
trưởng chiều cao cây cải bắp 64
Hình 5. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến động thái tăng
trưởng số lá (lá ngoài) của cây cải bắp 66
Hình 6. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới động thái tăng
trưởng đường kính bắp của cải bắp 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
x
DANH MỤC VIẾT TẮT
ADDA : Tổ chức phát triển Nông nghiệp Đan Mạch - Châu Á
AVRDC : Tổ chức nghiên cứu phát triển rau Châu Á
BVTV : Bảo vệ thực vật
ĐHCT : Đại học Cần Thơ
FAO : Tổ chức nông lương Quốc tế
LHQ : Liên Hợp Quốc
IFOAM : Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ Thế giới
NN & PTNT : Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
xi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang quá lạm dụng phân bón hóa học
và là sự can thiệp thô bạo nhất vào chu trình tuần hoàn tự nhiên. Các nghiên
cứu cho thấy chỉ có 40-50% lượng đạm bón được cây hấp thu, phần còn lại
gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Đất trồng ngày càng chai
cứng, mất đi độ tơi xốp và bị chua hóa là những hậu quả rõ rệt của việc sử
dụng quá nhiều phân đạm hóa học. Đứng trước tình hình đó, hiện nay phân
giun quế đang nổi lên như một loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng
không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng duy trì giữ
nước trong đất và thậm chí còn có thể cải tạo đất.
Phân giun quế có nhiều tác dụng vì bản thân nó được tạo thành từ giun
quế hay còn gọi là giun đỏ (tên khoa học là Perionyx excavatus), lại được bổ
sung thêm hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải
lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh học. Do vậy phân giun quế không
những giàu chất mùn mà còn cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát
triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magic. Nó cũng chứa mangan,
đồng, kẽm, coban, borat, sắt Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được
cây hấp thu ngay, không như những phân hữu cơ khác phải được phân hủy
trong đất trước khi cây trồng hấp thụ.
Với những lợi ích to lớn mà phân giun quế mang lại, ở Việt Nam hiện
nay nhu cầu sử dụng phân giun quế đang ngày càng tăng và xuất hiện nhiều
công ty, hộ nông dân sản xuất, bán phân giun quế. Thực tế phân giun quế đã
đem lại giá trị kinh tế tương đối lớn cho cả nhà sản xuất lẫn người nông dân
tiêu dùng. Tuy nhiên tới nay nước ta vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể
nào về ảnh hưởng của phân giun quế cũng như lượng bón phân giun quế thích
hợp cho từng loại cây trồng. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2
nay, nhu câu về phân hữu cơ chất lượng cao là rất cấp thiết. Xuất phát từ
những lợi ích đó tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng phân
giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại Gia Lâm Hà Nội”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- Đánh giá khả năng thay thế và hiệu quả của phân giun quế so với
phân chuồng ủ trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ một cách hợp lý nhằm
nâng cao hiệu quả trong sản xuất hữu cõ.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ khác nhau đến
sinh trưởng và phát triển và năng suất của dưa chuột.
- Xác định mức phân giun quế thích hợp cho sinh trưởng phát triển,
năng suất của rau cải bắp.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
phân giun quế trong sản xuất rau.
- Góp phần xây dựng quy trình và kỹ thuật sử dụng phân giun quế trong
sản xuất dưa chuột và cải bắp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần bổ xung cho sản xuất nông nghiệp một loại phân sinh học chất
lượng cao, từ đó nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ đất canh tác lâu dài.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1. Yêu cầu về ñất và dinh dưỡng ñối với cây dưa chuột
Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu
cầu nghiêm khắc về đất hơn so với cây trồng khác trong họ. Dưa chuột ưa
thích đất đai màu mỡ, nhẹ, tơi xốp, độ pH từ 5,5 – 6,5. Thích hợp nhất là 6,5.
Dưa chuột cũng có thể sinh trưởng ở đất hơi kiếm (độ pH = 7,5)[1]. Đất trồng
cần được luân canh triệt để, xa những nơi ôi nhiễm. Dưa chuột gieo trồng trên
đất thịt nhẹ, đất pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trên đất cát
pha, đất thịt nhẹ thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Cây dưa chuột có yêu cầu cao đối với dinh dưỡng trong đất, do cây hút
được chất dinh dưỡng từ đất ít hơn so với cây rau khác. Trong 3 yếu tố dinh
dưỡng chính N, P, K cây dưa chuột cần nhiều nhất là kali rồi đến đạm và ít
nhất là lân. Khi bón N60 P60 K60 thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân
và 100% kali. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh
chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Để tạo được 10 tấn quả
cùng với thân lá, cây dưa chuột cần khoảng 18kg N, 14kg P
2
O
5
, 35kg K
2
O.
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng ñể tạo ra 20 tấn quả dưa chuột
Chất dinh dưỡng N P
2
O
5
K
2
O MgO Cao
Kg/ha 39 27 70 10 35
(Giáo trình phân bón và cách bón phân cho cây trồng)
* Nhu cầu về ñạm của cây dưa chuột
Đạm có vai trò quan trọng đối với cây dưa chuột. Ở các giai đoạn sinh
trưởng đầu, đạm cần thiết cho cây để ra rễ, phát triển thân lá, ra hoa và quả. Ở
giai đoạn sau đạm còn ảnh hưởng lớn đến số lượng quả và hàm lượng các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4
chất hữu cơ tích lũy trong quả nên có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất
lượng quả của dưa chuột.
Thiếu đạm làm cho cây sinh trưởng thân lá chậm, cây thấp bé, ra hoa và
quả ít, dễ bị rụng, năng suất và phẩm chất giảm mạnh, thừa đạm làm cho cây
phát triển thân lá mạnh, ra hoa quả chậm và ít, giảm khả năng chống chịu sâu
bệnh hại và điều kiện bất thuận.
* Nhu cầu về lân của cây dưa chuột
Lân có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bộ rễ để hấp thu dinh
dưỡng, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa đậu quả nên có ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa chuột. Lân có
tác dụng làm tăng khả năng chống chịu rét, hạn và sâu bệnh hại cho dưa
chuột. Lân còn có tác dụng thúc đẩy cây dưa chuột sớm ra hoa, đậu quả nên
sớm cho thu hoạch quả.
Ở giai đọa cây con trong các yếu tố dinh dưỡng cây dưa chuột có nhu
cầu về lân cao nhất dù chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nhu cầu lân của cây.
Nhu cầu lân của cây cao nhất trong thời gian ra hoa đậu quả.
* Nhu cầu về kali của cây dưa chuột
Kali có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp các chất
gluxit trong cây, đồng thời cũng có tác dụng hạn chế những ảnh hưởng của việc
thừa đạm, phát huy tác dụng của đạm. Vì vậy kali có tác dụng rõ rệt đến sự phát
triển thân, lá, ra hoa, quả, năng suất và chất lượng của cây dưa chuột.
Bảng 2.2. Sự hút các chất dinh dưỡng của cây dưa chuột trong quá trình
sinh trưởng (% so với tổng lượng hút)
Số ngày sau nảy mầm N P
2
O
5
K
2
O
16 6 8 3
30 28 24 16
44 56 47 41
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5
58 78 75 69
75 100 100 100
(Giáo trình phân bón và cách bón phân cho cây trồng)
Lượng bón khác nhau của NPK có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất
dưa chuột. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Muhammad
Saleem Jilani Bakar, Kashif Waseem và Mehwish Kiran (2007) khi tiến hành
thí nghiệm bón phân cho dưa chuột với 5 mức NPK khác nhau cho thấy: Mức
bón 100-50-50 kg NPK/ha tăng năng suất lên đến 60,2/ha tấn, tiếp theo là
mức bón 120-60-60 kg NPK/ha và mức bón 80-40-40 kg NPK/ha với năng
suất tương ứng là 57,15 và 52,52 tần/ha. Năng suất đạt thấp nhất (45,72
tấn/ha) khi không bón NPK.
Bên cạnh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai
trò hết sức quan trọng. Khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào dung dịch
phân đa lượng bón cho cây sẽ thu được quả có chất lượng cao, đặc biệt trộn
hạt dưa chuột với phân vi lượng sẽ làm tăng năng suất từ 50 – 60 tạ/ha
(Nguyễn Như Hà, 2002).
Bảng 2.3. Nhu cầu các chất vi lượng tính theo số ppm chất khô
Bộ phận cây Giai đoạn tăng trưởng Fe Mn Zn Cu Bo
Lá non đã trưởng thành
Lúc ra quả 108 60 23 8 25
(Giáo trình phân bón và cách bón phân cho cây trồng)
Theo tác giả Aidy và Moustafa: tỷ lệ bón 1N: 1P
2
O
5
: 2K
2
O có hiệu quả tốt
nhất đến sinh trưởng và năng suất dưa chuột. Tuy nhiên sự chênh lệch về
năng suất là không khác nhau ở mức ý nghĩa, cũng theo 2 nhà khoa học thì
ngoài phân bón, mật độ cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất dưa
chuột. Ở mật độ 40 (cm) (cây x cây) năng suất đạt cao hơn ở mật độ khác.
Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại rất nhạy cảm với sự
thiếu dinh dưỡng đặc biệt phân hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất dưa
chuột rõ rệt. Theo Giurbixki (1954), cây phát triển thân lá mạnh nếu tăng liều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6
lượng đạm, do vậy làm hạn chế quá trình tạo quả dưa chuột. Ngoài ra, các
nghiên cứu khác của tác giả cho thấy: khi cây đạt 10-15 ngày tuổi nên bón
tăng lượng đạm, thời kỳ sau đó nên tăng lượng lân, thời kỳ ra hoa, tạo quả nên
bón nhiều kali. Kali thích hợp cho ra hoa cái trong khi phân đạm có tác dụng
ngược lại (Trần Khắc Thi, 1985) [15].
2.1.2 Yêu cầu về ñất và dinh dưỡng ñối với cây cải bắp
* Yêu cầu về ðất
Cải bắp có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất nhưng loại đất nhẹ, tơi
xốp, giàu mùn sẽ cho năng suất cao. Nên chọn đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình
để sản xuất cải bắp. Đất dùng để trồng cải bắp phải luân canh với cây trồng
khác họ, phải xa nơi bị ô nhiễm. Độ pH từ 6-7,5.[4]
* Dinh dưỡng
Cải bắp là loại rau ăn lá, cho nên có nhu cầu đối với các nguyên tố dinh
dưỡng khá cao. Với năng suất 30 tấn/ha bắp cải, cây lấy đi từ đất 125kg N, 33
kg P
2
O
5
, 109 kg K
2
O[44]. Hiện nay ở một số cơ sở sản xuất , nông dân đã đạt
đuợc các năng suất 80-100 tấn/ha bắp cải, thì lượng các chất dinh dưỡng được
hút đi từ đất lại càng nhiều hơn rất nhiều. Ngoài các nguyên tố đa lượng, cải
bắp cũng hút đi từ đất một lượng canxi đáng kể: với mức năng suất 30 tấn/ha,
cây lấy đi 2 kg CaO/ha.
Đối với bắp cải, nông dân thường sử dụng phân bón không hợp lý về
liều lượng, chưa phù hợp về chủng loại, không đúng về thời gian làm ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất và phẩm chất bắp cải. Thường nông dân sử
dụng lượng phân bón khá cao, nhất là phân đạm. Phân hữu cơ thường được
bón tươi không ủ. Phân đạm được bón không cân đối với phân lân và kali.
Các loại phân thường được bón quá muộn. Phân hữu cơ rất cần thiết đối với
bắp cải để nâng cao năng suất và chất lượng bắp cải. có nhiều người cho rằng
chỉ bón phân hữu cơ thì có thể hạn chế được việc tích luỹ nitrat trong lá bắp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7
cải. Nhưng thực ra càng bón nhiều phân hữu cơ thì khả năng tích luỹ nitrat
(NO
3
) trong đất và trong bắp cải càng lớn [44].
Việc sử dụng đạm vô cơ không đúng cũng tạo ra nguy cơ tích luỹ nitrat
trong lá bắp cải. Vì vậy, vấn đề sử dụng phân đúng liều lượng, đúng lúc và
cân đối đối với bắp cải rất quan trọng.
Để đảm bảo cho cải bắp đạt năng suất cao cần cung cấp cho cây 250-
300kg N/ha. Trong đó khoảng 30-40% N được lấy từ phân hữu cơ (20-25
tấn/ha). Các loại phân hữu cơ đều tốt cho bắp cải, tuy nhiên phân hữu cơ cần
được ủ hoai mục trước khi bón để tiêu diệt các nguồn trứng giun và vi sinh
vật gây bệnh.
Bón cân đối đạm-kali là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao
chất lượng bắp cải. Tăng liều lượng phân đạm làm tăng năng suất bắp cải,
song cũng làm tăng lượng nitrat trong lá bắp cải, đặc biệt là khi bón cao hơn
mức 200kgN/ha.
Bón kali làm tăng năng suất không nhiều (8-12%) nhưng lại nâng cao
đáng kể chất lượng bắp cải: giảm tỷ lệ thối nhũn, tăng độ chặt và giảm đáng
kể hàm lượng nitrat trong lá cải bắp. Kali đặc biệt phát huy tác dụng tốt khi
đạm được bón với liều lượng cao. Lượng kali trung bình bón cho cải bắp là
100-150 kg K
2
O/ha. Ở mức bón kali này, hàm lượng nitrat trong lá bắp cải
không vượt qua ngưỡng cho phép (150mg/kg bắp cải).
Với bắp cải: Phân hữu cơ và phân lân cần được bón lót toàn bộ. Phân
đạm được chia ra để bón 3 lần: bón lót, bón thúc vào thời kỳ trải lá bàng và
lúc bắt đầu cuộn bắp.
Bón thúc phân cho cải bắp có thể thực hiện đến lần thứ 3, nhưng nhất
thiết phải kết thúc vào trước thời gian thu hoạch là 15-20 ngày, để đảm bảo
hàm lượng nitrat trong bắp cải không vượt quá giới hạn cho phép.
Phân bón cho cải bắp, nhất là bón thúc, cần được vùi sâu vừa đảm bảo tăng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
hiệu quả sử dụng phân của cây, vừa làm giảm khả năng đạm trong phân
chuyển sang dạng nitrat.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam
Sản xuất dưa chuột ở Việt Nam: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
năm 2009, năng suất dưa chuột của nước ta hiện nay đạt 181,1 tạ/ha cao hơn
so với trung bình toàn thế giới (173,2 tạ/ha). Như vậy với bình quân đầu
người về lượng dưa chuột sản xuất được của Việt Nam khoảng xấp xỉ 7
kg/người/năm tương đương với trung bình toàn thế giới khoảng 7,4
kg/người/năm.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa
chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột 5 tháng đầu năm 2009 đạt hơn
22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với cùng kỳ 2008. Tháng 6 năm 2009, kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch
xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD. Trong đó, tỷ
trọng xuất khẩu sang 3 thị trường là Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm ưu thế
vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim ngạch) rau hoa quả [].
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong đó Liên Bang
Nga đạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ.
Đây cũng là thị trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến nay.
Sản phẩm dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột được người tiêu
dùng Nga rất ưa chuộng.
(Tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
Hình 1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dưa chuột 5 tháng/2009
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, sản lượng dưa chuột cả nước cũng như
một số vùng sản xuất chính thường biến động tăng giảm bất thường, nguyên nhân
không phải do năng suất không đều mà là do sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc nhu
cầu xuất khẩu nên dịên tích biến động (năm 2005 sản lượng là 484.479 tấn, năm
2006 sản lượng tụt xuống còn 400.677 tấn, số liệu tiếp tục biến động tăng giảm ở
những năm sau). Tuy vậy, giá trị sản xuất theo giá thực tế lại tăng đều theo các
năm theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Chi tiết tại bảng 2.7
Bảng 2.4 Sản lượng dưa chuột và giá trị sản xuất theo giá thực tế ở
Việt Nam từ 2005 – 2009
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009
Cả nước 484.479 400.677 529.965 445.538 577.218
Miền bắc 151.216 168.673 184.257 186.040 158.643
Sản lượng
(tấn)
ĐBSH 102.672 111.571 122.311 122.461 110.847
Cả nước 738.686 734.497 1.266.424 1.295.495 1.983.224
Miền bắc 226.657 288.530 380.130 511.500 515.341
Giá trị sản
xuất theo
giá thực tế
(Tr.đồng)
ĐBSH 155.245 199.267 255.427 315.110 360.227
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2005 - 2009)
2.2.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam
Đối với điều kiện sản xuất hiện nay của Việt Nam, chủ yếu dưa chuột
được canh tác ngoài đồng, do vậy công tác chọn giống dưa chuột ở Việt Nam
tập trung chọn giống cho ăn tươi và chế biến công nghiệp theo hướng năng
suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp trồng cả vụ đông, vụ
xuân ở miền Bắc và trồng được quanh năm ở miền Nam.
Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trong nước còn rất
khiêm tốn, từ những năm thập kỷ 90 trở về trước, phương thức chủ yếu là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
nhập nội các giống thụ phấn tự do và tuyển chọn những giống thích ứng đưa
ra sản xuất. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các cơ quan nghiên cứu, các
trường đại học đã bắt đầu quan tâm đến công tác chọn tạo giống ưu thế lai đối
với cây dưa chuột và bước đầu đã có một số thành công nhất định.
Trong thời gian 1993 - 1995, Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan đã
tiến hành thí nghiệm đánh giá tính thích ứng của một số giống dưa chuột quả
nhỏ, bao tử của công ty Kogal (Hà Lan). Kết quả đã xác định được giống lai
F
1
Marinda sinh trưởng phù hợp với điều kiện miền Bắc, có thời gian sinh
trưởng ngắn (55-80 ngày), ra hoa sớm, gai trắng, tạo vỏ sần, màu xanh đậm,
không bị đắng, chống bệnh virus và sương mai khá. Giống dưa chuột này sinh
trưởng khá ổn định trong điều kiện miền Bắc Việt Nam trên 10 năm nay.
Cùng với việc đánh giá các giống dưa chuột nhập nội, công tác nghiên
cứu và chọn tạo giống trong nước cũng đã đạt được các thành tựu đáng kể.
Tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, từ năm 1974, Trần Khắc Thi
(1981)[14] đã tiến hành lai giống dưa chuột có nguồn gốc từ Nhật Bản có tên
Nau Fuximari (giống mẹ) với giống Quế Võ, giống dưa chuột địa phương của
Việt Nam (giống bố), con lai này được lai lại với giống Nau Fuxirami, sau đó
chọn lọc cá thể đến đời F
8
(năm 1980) đã chọn ra được một giống dưa chuột Hữu
Nghị đáp ứng được nhu cầu sản xuất thời kỳ đó.
Từ tổ hợp lai HN-1 x CPL 572, Vũ Tuyên Hoàng và cs đã áp dụng
phương pháp chọn dòng của Guliaev, kết hợp với phương pháp thụ phấn đồng
dạng, sau 4 năm nghiên cứu, năm 1993 đã chọn ra được giống H
1
. Giống có
thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, đạt năng suất 25 - 30 tấn/ha; quả dài 18 -
20cm, đường kính quả 3,5 - 4,0 cm, quả có màu xanh sáng, sử dụng cho ăn
tươi và chế biến. Giống này có ưu điểm hạt ít bị bong khi chế biến và tỷ lệ
quả biến vàng sau thu hoạch thấp (Trần Khắc Thi và Vũ Tuyên Hoàng, 1979;
Vũ Tuyên Hoàng và cs., l995) [13], [5].
Từ tổ hợp TL1 x C95, nhóm tác giả Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
(1998) đã tạo được giống dưa chuột lai F
1
PC1 có đặc điểm thích hợp cho chế
biến, chịu bảo quản, đặc biệt có thể thu quả non như dưa bao tử. Từ cặp lai
DL15 x CP1583, tác giả Vũ Tuyên Hoàng và Vũ Thị Dung đã chọn tạo thành
công giống dưa chuột F
1
Sao xanh 1 rất phù hợp cho ăn tươi, trộn xa lát hoặc
xuất khẩu tươi, thích hợp trồng hai vụ xuân và đông. Giống có thời gian sinh
trưởng 85 - 95 ngày, thời gian cho thu hoạch dài 45 - 50 ngày, năng suất từ 35
- 40 tấn/ha. Đặc biệt, giống Sao xanh 1 có khả năng chống chịu khá với bệnh
sương mai, phấn trắng, héo xanh vi khuẩn và bệnh virus (Vũ Tuyên Hoàng và
cs., 1999, “Giống dưa chuột sao xanh”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Số 55).
Trong một nghiên cứu khác, từ tổ hợp DL7 x TL15, Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai PC4.
Giống có đặc điểm: chín sớm, cho thu hoạch quả kéo dài từ 40 - 45 ngày, tổng
thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày. Quả có dạng hình đẹp, màu xanh đậm,
gai quả đen, kích cỡ quả 20 – 24 cm x 2,8 - 3,0 cm, độ dày thịt quả 1,22cm,
ăn giòn, phù hợp cho ăn tươi và chế biến muối mặn. Năng suất có thể đạt từ
1,34 - 1,54 kg/cây (khoảng 47,54 tấn/ha) với số lượng quả trung bình/cây đạt
6,5 quả (vụ thu đông) và 7,2 quả (vụ xuân hè), khối lượng trung bình quả đạt
200 - 220 gam. Đây là giống có thể trồng cả trong 2 vụ thu đông và xuân hè
(Đào Xuân Thảng và cs, (2005) [11].
Trong giai đoạn 2000 - 2010, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo
thành công hai giống dưa chuột F
1
ăn tươi CV5 và CV11, đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là các giống chính thức và giống cho
sản xuất thử, hiện đang phát triển rộng trong sản xuất. Đối với công tác chọn
tạo giống dưa chuột lai F
1
, nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu là rất quan
trọng. Từ tập đoàn 55 mẫu giống được thu thập có định hướng phục vụ chế
biến từ nguồn địa phương trong nước cũng như nhập nội, các tác giả Trần Khắc
Thi và Ngô Thị Hạnh (2006)[20], [3], đã phân loại mẫu giống theo đặc điểm
sản phẩm sử dụng như: dạng muối chua gồm quả bao tử, quả nhỏ; quả muối
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
mặn. Ngoài ra, các tác giả còn phân theo đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm ra hoa
và khả năng chống chịu sâu bệnh của các mẫu giống. Nghiên cứu nguồn vật
liệu khởi đầu dưa chuột đơn tính cái phục vụ chọn giống dưa chuột ưu thế lai,
Viện Nghiên cứu Rau quả đã tạo 17 dòng dưa chuột đơn tính cái
(Gynoecious) ổn định về khả năng sinh trưởng và thể hiện giới tính (Nguyễn
Hồng Minh và cs., 2010) [10]. Dựa trên các kết quả nghiên cứu tạo dòng tự
phối dưa chuột, các tác giả đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai F
1
quả
dài CV29 từ tổ hợp lai D1/DK1 và hai giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế
biến CV209 -1 (ND3-2-5 x NA4-1-2) và CV209-2 (NB1-3-2 x NC5-2-3). Hai
giống dưa chuột CV29 và CV209 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận là giống sản xuất thử tháng 3 năm 2010 (Ngô Thị Hạnh và cs.,
2009) [3]; (Phạm Mỹ Linh và cs., 2009) [8].
Theo hướng phục tráng giống, trong thời gian 2000 - 2003, Viện
Nghiên cứu Rau quả đã phục tráng được giống Phú Thịnh, đây là giống dưa
chuột địa phương chủ lực trồng cho chế biến đóng lọ và rất phổ biến tại các
vùng nguyên liệu phục vụ chế biến như Hưng Yên, Hà Nam…. Giống dưa
chuột Phú Thịnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận
là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004 (Phạm Mỹ Linh và cs., 2005) [7].
Hiện nay rất nhiều giống dưa chuột lai F
1
được nhập vào nước ta và
đã được xác định phù hợp với các điều kiện sinh thái vùng trồng như:
giống 266 được nhập từ Đài Loan, có khả năng sinh trưởng khỏe, thời gian
sinh trưởng từ 84 - 85 ngày, sai quả (17 - 19 quả/cây), khối lượng quả 124 -
125 gam, năng suất trung bình đạt 65 - 70 tấn/ha. Chất lượng quả tốt, giòn,
thơm, có thể dùng để ăn tươi, trộn xa lát và chế biến muối mặn. Giống
thích hợp trồng trong cả hai thời vụ đông và xuân (Tạ Thu Cúc, 2007) [2];
(Đoàn Ngọc Lân, 2004) [6].
Các công ty giống Đông Tây, Hoa Sen, Trang Nông, Công ty Giống
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
cây trồng miền Nam đã nhập nội và khảo nghiệm nhiều giống dưa chuột ưu
thế lai khác nhau từ nhiều nước trên thế giới và kết luận các giống F
1
Happy
14, DN-3, DN-6 có nguồn gốc từ Đài Loan cho năng suất và chất lượng cao
(Phạm Mỹ Linh, 2010) [9].
2.3. Nông nghiệp hữu cơ
2.3.1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy
định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây
trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử
dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó
là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một
loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt
cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến
cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Các nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ do IFOAM (International Federation
of Organic Agriculture Movements) trình bày năm 1992 như sau [38]
- Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng;
- Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao
gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi;
- Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn;
- Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông
nghiệp có tổ chức tại địa phương;
- Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông
nghiệp gây ra.
- Duy trì đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực
quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống
thiên nhiên hoang dã.