BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***
NGUYỄN PHÚC HƯNG
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC
ðẬU DẢI THÍCH HỢP VỚI ðIỀU KIỆN
SINH THÁI TỈNH BÌNH ðỊNH
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Minh Tâm
HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
i
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự
hợp tác giúp ñỡ quí báu của giáo viên hướng dẫn, cơ sở ñào tạo, các nhà khoa học và các bạn
ñồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Minh Tâm, Viện trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ñã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và tập thể cán bộ Ban ðào tạo sau ñại học,
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các bạn bè, ñồng nghiệp và gia ñình
ñã ñộng viên và cổ vũ tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phúc Hưng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ trong việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều chính xác và ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phúc Hưng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Lời cam ñoan iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích và yêu cầu 3
2.1. Mục ñích 3
2.2. Yêu cầu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
3.1. Ý nghĩa khoa học 4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1. ðối tượng nghiên cứu 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 5
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài 5
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây ñậu dải 5
1.1.2. ðặc ñiểm hình thái và yêu cầu sinh thái cảu cây ñậu dải 9
1.1.2.1. ðặc ñiểm hình thái 9
1.1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây ñậu dải 11
1.2. Cơ sở thực tiễn của ñề tài 14
1.2.1. Tình hình sản xuất ñậu dải trên thế giới và Việt Nam 17
1.2.1.1. Tình hình sản xuất ñậu dải trên thế giới 17
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
1.2.1.2. Tình hình sản xuất ñậu dải ở Việt Nam 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ñậu dải trên thế giới và Việt Nam 22
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu ñậu dải trên thế giới 22
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ñậu dải ở Việt Nam 31
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Vật liệu nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.2. Thời gian thực hiện 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1. Phương pháp triển khai thí nghiệm ñồng ruộng 34
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp ñánh giá, xử lý số liệu 36
2.4.3. Các phương pháp phân tích 38
2.4.3.1. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế 38
2.4.3.2. Phân tích ñất ở khu vực nghiên cứu trước khi tiến hành thí nghiệm 39
2.4.3.3. Phân tích số liệu 39
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÁO LUẬN 40
3.1. ðiều kiện tự nhiên của tỉnh Bình ðịnh 40
3.1.1. Vị trí ñịa lý 40
3.1.2. ðặc ñiểm thời tiết, khí hậu 43
3.1.3. ðiều kiện ñất ñai 46
3.2. Thí nghiệm nghiên cứu tuyển chọn giống ñậu dải (thí nghiệm 1) 48
3.2.1. Thời gian sinh trưởng các giai ñoạn 48
3.2.2. ðặc ñiểm nông học và hình thái của các giống ñậu dải 50
3.2.3. Mức ñộ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của các giống ñậu dải 52
3.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ñậu dải 54
3.3. Ảnh hưởng của mật ñộ và khoảng cách gieo ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của giống ñậu dải Huyết Huế (thí nghiệm 2) 57
3.3.1. Ảnh hưởng của mật ñộ và khoảng cách gieo ñến thời gian sinh trưởng 57
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
3.3.2. Ảnh hưởng của mật ñộ và khoảng cách gieo ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất ñậu dải Huyết Huế 59
3.3.3. Hiệu quả kinh tế của các mật ñộ gieo trồng 61
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón P, K ñối với ñậu Huyết Huế (thí nghiệm 3) 63
3.4.1. Ảnh hưởng các mức bón P, K ñến thời gian sinh trưởng 63
3.4.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón P, K ñến khả năng chống chịu một số loại sâu,
bệnh hại chính của giống ñậu dải Huyết Huế 64
3.4.3. Ảnh hưởng của các múc bón P, K ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
giống ñậu dải Huyết Huế 65
3.4.4. Hiệu quả kinh tế của các mức bón P, K 68
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
Kết luận 71
Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC, DANH MỤC CÁC ẢNH 77
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Cụm từ
BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CT Công thức
CV% ðộ biến ñộng của thí nghiệm
ð/c ðối chứng
HT Hè Thu
ICRISAT Viện Nghiên cứu cây trồng cho vùng bán khô hạn Quốc tế
KHKT Khoa học kỹ thuật
K Ka li nguyên chất
LSD Sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất
Mð Mật ñộ
NXB Nhà xuất bản
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
N ðạm nguyên chất
P Lân nguyên chất
PB Phân bón
TCN Tiêu chuẩn ngành
TCTK Tổng Cục thống kê
XH Xuân Hè
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
1.1. Thành phần hóa học của hạt ñậu dải
15
1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số nước trồng ñậu dải chính
trên thế giới (1999-2000)
18
1.3. Sản xuất và tiêu thụ ñậu dải ở châu Phi
20
1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng của ñậu dải tại một số khu vực trên thế
giới năm 2006 và 2010
21
2.1. Phương pháp phân tích ñất
39
3.1. Một số ñặc trưng thời tiết ở khu vực nghiên cứu (2011-2012
44
3.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng ñất ở Bình ðịnh
47
3.3. ðặc ñiểm hóa tính mấu ñất phù sa ở khu vực thí nghiệm
48
3.4. Thời trưởng các giai ñoạn
49
3.5. ðặc ñiểm nông học và hình thái của các giống ñậu dải
51
3.6. Mức ñộ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của các giống ñậu dải
53
3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống ñậu dải
55
3.8. Ảnh hưởng của khoảng cách và mật ñộ ñến thời gian sinh trưởng
58
3.9. Ảnh hưởng của mật ñộ ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
giống ñậu dải Huyết Huế
60
3.10. Hiệu quả kinh tế của các mật ñộ gieo trồng
62
3.11. Ảnh hưởng của các mức bón P, K ñến thời gian sinh trưởng
64
3.12. Ảnh hưởng các mức bón phân P, K ñến khả năng chống chịu một số loại
sâu, bệnh hại chính của giống ñậu dải Huyết Huế.
65
3.13. Ảnh hưởng của các mức bón P, K ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống ñậu dải Huyết Huế
67
3.14. Hiệu quả kinh tế của các mức bón P, K
69
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
3.1. Lượng mưa và ẩm ñộ không khí ở khu vực nghiên cứu
45
3.2. Năng suất thực thu của các giống ñậu dải
57
3.3. Năng suất thực thu của các công thức trong TN mật ñộ
60
3.4. Năng suất thực thu của các công thức trong TN phân bón
68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðậu dải là cây họ ñậu quan trọng của vùng nhiệt ñới với chức năng ña dạng
như làm thực phẩm, rau, thức ăn chăn nuôi và cả thức ăn khô. ðậu dải là nguồn
protein thực vật rẻ tiền và khó có một loại cây trồng nào có thể tương tác và phát
triển tốt với thời tiết khô hạn như loài ñậu này. Nó có thể trồng kết hợp với các
loại ngũ cốc hoặc cây họ ñậu khác và với khả năng che phủ ñất tốt, cố ñịnh ñược
nitơ và cải thiện môi trường ñất, ñậu dải trở thành thành phần không thể thiếu
trong hệ thống nông nghiệp ở những vùng bán khô hạn [18].
ðậu dải khô là nguồn cung cấp protein, vitamin B, các khoáng chất chủ
yếu cho người ăn kiêng trong cộng ñồng nông thôn ở Nam Phi và Malawi.
(Nationnal Statistics office Malawi, 2004)[13].
ðậu dải thường ñược khuyến khích ñể phục hồi ñất bị cạn kiệt như là yếu
tố ñầu tiên với chức năng là cây phân xanh. Nó có khả năng phát triển trên các
loại ñất nghèo hơn và cho kết quả tốt hơn ñối với cây trồng khác, ñặc biệt là
trong trường hợp ñất cực kỳ suy giảm. ðậu dải có thể cũng ñược sử dụng làm
thức ăn cho chăn nuôi.
Người ta thường trồng ñậu này trên những vùng ñất có ñộ chua cao với
mục ñích trung hòa chúng. Tuy nhiên, nó cũng không thích nghi với ñất kiềm.
Nó là cây ngày ngắn, ưa nóng, nhạy cảm với nhiệt ñộ lạnh và ñặc biệt là không
chịu ñược úng [25].
ðậu dải ñược coi là cây chịu hạn và có thể ñối phó với các loại ñất nghèo,
làm cho chúng rất thích nghi với khu vực nóng hạn. Một lợi thế của ñậu dải so
với nhiều cây họ ñậu khác là lá và quả xanh có thể ñược ăn trước khi thu hoạch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2
Nhờ vậy, chúng có thể cung cấp một nguồn thức ăn quan trọng trước khi hạt chín
- ñóng vai trò là một cây thực phẩm giải quyết “khoảng cách ñói” vào thời kỳ
giáp hạt [20].
ðậu dải là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng chứa hàm
lượng Protein cao từ 20-25% và cao hơn gấp hai lần so với các loại ngũ cốc khác
(Santanton, 1966), [22]
Ngoài ra, cây ñậu dải còn ñóng vai trò lớn trong việc luân canh cải tạo ñất,
thân lá ñể lại trong ñất chứa nhiều chất dinh dưỡng, rễ có nhiều nốt sần cố ñịnh
ñạm làm tăng ñộ phì của ñất: ðậu dải có khả năng ñể lại trong ñất khoảng 20-30
kg N/ha [15].
Ở Việt Nam, cây ñậu dải ñược gieo trồng ở cả 7 vùng sinh thái trên cả
nước. Các giống ñậu dải ở nước ta hiện nay rất phong phú, gồm các giống
nhập nội, giống lai tạo và tập ñoàn các giống ñịa phương. Các giống này ña
dạng và phong phú cả về kiểu hình và kiểu gen, ñây là nguồn nguyên liệu ñể
chọn tạo giống ñậu dải mới cho năng suất và chất lượng phù hợp với mục tiêu
chọn giống.
Nước ta có hệ sinh thái rất ña dạng, khí hậu cũng có sự phân hóa giữa các
vùng miền. ðịa hình có ñến‘3/4 là ñồi núi thường có mùa hanh khô ở miền Bắc,
mùa khô nóng ở Tây Nguyên … Những năm gần ñây diễn biến khí hậu ngày
càng phức tạp, lượng mưa phân bố không ñều giữa các vùng và các thời kỳ trong
năm nên hạn hán và nắng nóng kéo dài.
Tỉnh Bình ðịnh thuộc vùng sinh thái Duyên hải Nam Trung bộ. Tổng diện
tích ñất tự nhiên là 602.506 ha, trong ñó: ñất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ
ñến trung bình 45.634 ha, ñất glây 15.986 ha, ñất xám bạc màu nói chung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3
425.835 ha. Hiện nay, diện tích ñất ñã khai thác ñể sản xuất nông nghiệp vào
khoảng 117.569 ha [4].
Như vậy, ñiều kiện ñất ñai và khí hậu ở tỉnh Bình ðịnh thích hợp ñể phát
triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung ñối với các loại cây trồng nguồn
gốc ở vùng nóng có giá trị kinh tế cao, trong ñó có cây ñậu dải.
Tuy nhiên, mặc dù cây ñậu dải ở tỉnh Bình ðịnh nói riêng và cả nước nói
chung ñã phát triển khá lâu nhưng chỉ ở một số ít ñịa phương với diện tích nhỏ
lẻ, không tập trung, năng suất thấp khoảng 10-15 tạ/ha. Các nghiên cứu về ñậu
dải cũng ít ñược các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Vì thế hiện nay có rất ít
công trình nghiên cứu về cây ñậu dải.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi ñã tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên
cứu tuyển chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật canh tác ñậu dải thích hợp
với ñiều kiện sinh thái tỉnh Bình ðịnh”.
2. Mục ñích và yêu cầu
2.1. Mục ñích
- Tuyển chọn ñược một số giống ñậu dải năng suất cao, chất lượng tốt, thích
nghi với ñiều kiện sinh thái tỉnh Bình ðịnh;
- Xác ñịnh ñược mật ñộ và xây dựng ñược công thức bón phân thích hợp
cho ñậu dải với ñiều kiện sinh thái tỉnh Bình ðịnh.
2.2. Yêu cầu
-Tuyển chọn ñược một ñến hai giống ñậu dải mới có năng suất từ 15-
18tạ/ha, chất lượng tốt, thích nghi với ñiều kiện sinh thái tỉnh Bình ðịnh;
- Xác ñịnh ñược liều lượng phân bón N, P, K hợp lý, cho năng suất
và hiệu quả kinh tế cao cho vùng ñịa phương;
- Xác ñịnh ñược mật ñộ trồng thích hợp cho cây ñậu dải.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài về ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển và
năng suất bộ giống ñậu dải triển vọng; ảnh hưởng của liều lượng phân bón
N, P, K và mật ñộ trồng thích hợp cho cây ñậu dải. Các kết quả này sẽ là tư
liệu khoa học tham khảo quý giúp ích cho những ai quan tâm ñến phát
triển cây ñậu dải.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Chọn lọc ñược giống ñậu dải năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình sản
xuất phù hợp sẽ góp phần tích cực trong việc phát triển sản xuất cây ñậu dải ở
Bình ðịnh nói riêng và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nói chung.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 ðối tượng nghiên cứu:
- ðất: ñất phù sa ñược bồi hàng năm;
- Giống ñậu dải: gồm có 10 giống: Huyết Huế, ðỏ Gia Lai, L4G5, ðen
Nghệ An, Trắng Gia Lai, ðỏ Huế, ðen Bình ðịnh, CO-4, trắng Bình ðịnh,
L2G7. Trong ñó giống ðen Bình ðịnh ñược lựa chọn làm ñối chứng;
- Các loại phân NPK.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài ñược tiến hành trong 4 vụ (Xuân hè 2011, Hè Thu 2011, Xuân hè
2012 và Hè Thu 2012) tại cơ sở II Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam
Trung bộ, xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, tỉnh Bình ðịnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây ñậu dải.
ðậu ñen, ñậu ñỏ, ñậu trắng là những giống ñậu ăn hạt cùng thuộc một loài
có tên khoa học là Vigna unguiculata (L.) Walp., phân loài Vigna unguiculata
Walp. subspp. cylindrica (L.) Verdc. (Catjang bean), chi Vigna một chi lớn và ña
dạng của họ ðậu (Fabaceae) (Nguyễn ðăng Khôi, 1997). Trên thế giới ñậu ñen,
ñậu ñỏ, ñậu trắng có cùng tên gọi chung và phổ biến nhất trong tiếng Anh là
Cowpea. Ở Việt Nam, cây ñậu ăn hạt này ñược chia ra thành các nhóm ñậu ñen,
ñậu ñỏ, ñậu trắng dựa vào màu sắc vỏ hạt và theo Nguyễn ðăng Khôi (1997) có
tên chung trong tiếng Việt là ñậu dải. Vì thế sau ñây xin ñược gọi chung nhóm
ñậu ăn hạt (ñậu ñen, ñậu ñỏ, ñậu trắng) là ñậu dải [8].
ðậu dải có một số tên thông thường như: ñậu Crowder, ñậu blackeyed,
ñậu phía nam, và lubia. Tên quốc tế là: niebe, coupe hay frijole. Tuy nhiên, tất cả
là các loài Vigna unguiculata (L.) Walp, mà trong tài liệu tham khảo xưa có thể
ñược xác ñịnh là Vigna sinensis (L.) [24].
“ðậu dải (Vigna unguiculata (L.) Walp) là một trong những nguồn thực
phẩm cổ xưa nhất của con người và có thể ñược sử dụng như một cây trồng từ
thời kỳ ñồ ñá mới” [
30]
ðậu dải có nguồn gốc ở Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ (Johnson, 1970;
Summerfield và cs., 1974; Tindall, 1983; Coetzee, 1995). Việc thiếu những bằng
chứng khảo cổ học cho kết luận về quan ñiểm trái ngược với quan ñiểm nguồn
gốc của ñậu dải là Châu Phi, Châu Á, và Nam Mỹ (Johnson, 1970; Summerfield
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6
và cs., 1974; Tindall, 1983; Coetzee, 1995). Một số tài liệu cho thấy ñậu dải ñã
ñược giới thiệu từ châu Phi tới tiểu lục ñịa Ấn ðộ khoảng 2000 - 3500 năm trước
ñây, ñồng thời là sự ra ñời của cây lúa miến và kê, trong khi những người khác
nói rằng vào trước 300 năm trước Công nguyên, ñậu dải ñã phát triển ñến châu
Âu và Bắc Phi và có thể bắt nguồn từ châu Á. Vào thế kỷ 17, người Tây Ban
Nha ñã ñưa cây trồng này tới Tây Ấn. Buôn bán nô lệ từ Tây Phi dẫn ñến cây
trồng này ñến miền nam nước Mỹ nửa ñầu thế kỷ 18. Quan ñiểm khác cho rằng
khu vực Transvaal của nước Cộng hòa Nam Phi là trung tâm của sự hình thành
loài V. unguiculata, do ñó có sự có mặt của các giống hoang dại nguyên thủy
nhất (Padulosi and Ng, 1997) [31].
Quá trình tiến hóa của V. unguiculata, ñã có những thay ñổi về kiểu sinh
trưởng, từ giống lâu năm thành giống hàng năm và từ chỗ chủ yếu là giao phối
thành tự phối, trong khi loài ñậu dải trồng (subsp. unguiculata) tiến hóa thông
qua sự thuần hóa và chọn lọc từ loài ñậu dải hoang dại hàng năm (var.
dekindtiana). Trong quá trình thuần hóa và sau khi các loài ñược mang về trồng
trọt thông qua chọn lọc, có sự mất ñi sự ngủ nghỉ của hạt và sự tự tách của quả,
ñồng thời tăng kích thước quả và hạt. ðịa ñiểm chính xác nơi ñậu dải ñược thuần
hóa ñầu tiên vẫn còn ñang ñược nghiên cứu. Sự phân bố về mặt ñịa lý rộng của
var. dekindtiana qua bán sa mạc Sahara, Châu Phi ñược cho rằng các loài có thể
ñược mang về trồng ở bất kỳ phần nào của vùng này. Tuy nhiên, trung tâm ña
dạng nhất của loài ñậu dải trồng ñược phát hiện ở Tây Phi, trong vùng bao quanh
thảo nguyên của Nigeria, nam Niger, phần của Burkina Faso, Nam Benin, Togo,
và phía Tây Bắc Cameroon (Ng và Marechal, 1985). Xác ñịnh niên ñại carbon
hóa thạch của ñậu dải (loài ñậu dải hoang dại vẫn còn tồn tại ở trong ñá
Kimtampo ở miền Trung Ghana) ñã ñược tiến hành (Flight, 1976), và bằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7
chứng khảo cổ học lâu ñời nhất của ñậu dải ñược tìm thấy ở Châu Phi. ðiều này
chứng tỏ sự tồn tại và sự quy tụ (có thể không phải loài trồng) của ñậu dải bởi
những người ñi săn Châu Phi hoặc ñược sử dụng làm thức ăn ở ñầu những năm
1500 trước công nguyên [31].
Dù có nhiều luận ñiểm khác nhau, nhưng các tác giả ñều thống nhất cây
ñậu dải xuất phát từ vùng nóng và có khả năng chịu hạn tốt. Hiện nay, ñậu dải ñã
phát triển trên khắp các vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới và ñã trở thành một phần
của chế ñộ ăn uống của khoảng 110 triệu người [15].
ðậu dải có nhiều vai trò khác nhau trong ñời sống. ðậu dải (Vigna
unguiculata (L.) Walp) là một trong những nguồn thực phẩm cổ xưa nhất của
con người và có thể ñược sử dụng như một cây trồng từ thời kỳ ñồ ñá mới
(Summerfield và cộng sự, 1974). Ngày nay nó là một loại cây trồng thích ứng
rộng rãi với những ñiều kiện khác nhau và ñược trồng trên khắp thế giới với các
chức năng khác nhau: rau, cây che phủ và làm thức ăn cho gia súc. ðậu dải là
một trong những cây họ ñậu lấy hạt quan trọng nhất ñược trồng trên những vùng
bán khô hạn ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới ñối với tiêu dùng con người và
ñộng vật. Tây và Trung Phi là hai vùng trồng ñậu dải quan trọng nhất trên thế
giới, ñậu dải trở thành nguồn protein dành cho người ăn kiêng rẻ nhất cho bộ
phận dân cư thu nhập thấp [21].
Từ năm 1998 tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) trên cơ sở tổng hợp các tư
liệu của các quốc gia trên thế giới ñã thông báo cụ thể các vùng ña dạng của các
loài cây trồng chính. Theo ñó, ñậu dải thuộc vùng ña dạng cây trồng Tây Phi [6].
Theo Nguyễn ðăng Khôi, ñậu dải có nguồn gốc ở châu Phi, là một cây
ñậu ăn hạt quan trọng, ñược trồng nhiều ở khắp các vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới
(từ 30
0
B ñến 30
0
N) [8].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
ðậu dải ñược trồng với diện tích lớn nhất là ở châu Phi, với Nigeria và
Niger chiếm ưu thế, bên cạnh ñó Brazil, West Indies, Ấn ðộ, Hoa Kỳ, Miến
ðiện, Sri Lanka, Nam Tư, và Úc ñều sản xuất với diện tích và sản lượng ñáng
kể. Sản xuất hạt giống khô ước tính là 1.240.000 tấn mỗi năm, [24]. Là nhóm
cây thực phẩm họ ñậu quan trọng và ñóng vai trò thiết yếu trong các hệ thống
nông nghiệp tại các vùng khô hạn và bán khô hạn của vùng nhiệt ñới Châu Á,
Châu ðại Dương, khu vực Trung ðông, Nam Âu, Châu Phi, miền Nam nước Mỹ
và khu vực Trung và Nam Mỹ. Diện tích trồng ñậu dải lớn nhất thế giới ở Châu
Phi, tập trung ở các nước như Nigeria và Niger, bên cạnh ñó Braxin, Tây Ấn, Ấn
ðộ, Mỹ, Burma, Sri-Lanka và Australia cũng có sản lượng ñậu ñen ñáng kể. Khu
vực Nam Á, ðông Nam Á trong ñó có Việt Nam cũng là khu vực trồng và tiêu
thụ ñậu dải lớn trên thế giới
Ở Việt Nam, ñậu dải là một trong những cây ñậu ăn hạt chính, ñược trồng
khắp các tỉnh ñồng bằng, trung du và miền núi. Có rất nhiều giống với những tên
gọi khác nhau tùy theo ñịa phương. Có thể kể ra những giống sau ñây.
- ðậu dải trắng rốn nâu: hoa màu trắng, quả giống ñậu ñũa nhưng rộng
hơn 20-30cm x 1cm; vỏ già màu trắng; hạt to, hơi dẹt, màu trắng, có vết nâu
quanh rốn. Nó ñược trồng nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
- ðậu dải ñen (ñậu ñen): Hoa màu tím, hạt màu ñen, ñược trồng khắp các
vùng trong cả nước.
- ðậu dải ñỏ (ñậu ñỏ): hoa màu tím, hạt màu ñỏ, ñược trồng nhiều ở các
tỉnh vùng trung du và ñồng bằng.
- ðậu dải trắng (ñậu trắng): hoa màu tím, hạt màu trắng, ñược trồng
nhiều ở các tỉnh vùng trung du và ñồng bằng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
- ðậu dải mắt cua (ñậu mắt cua): hoa màu tím, hạt màu xám tro, ñược
trồng ở một số các tỉnh vùng trung du và ñồng bằng.
- ðậu dải trứng quốc (ñậu trứng quốc): hoa màu tím, hạt màu trứng của
con quốc, ñược trồng nhiều ở các tỉnh vùng trung du và ñồng bằng.
- ðậu dải trắng Lạng Sơn (ñậu trắng Lạng Sơn): hoa màu trắng, hạt to hơi
dẹt, màu trắng, có viền ñen quanh rốn. Nó ñược trồng nhiều ở Lạng Sơn, Cao
Bằng.
- ðậu dải trắng rốn ñỏ (ñậu trắng rốn ñỏ): hoa màu trắng, hạt màu trắng,
có viền ñỏ quanh rốn, ñược trồng nhiều ở Cao Bằng.
- ðậu dải trắng rốn ñen (ñậu trắng rốn ñen): hoa màu trắng, hạt màu
trắng, có viền ñen quanh rốn, ñược trồng nhiều ở Cao Bằng.
1.1.2. ðặc ñiểm hình thái và yêu cầu sinh thái của cây ñậu dải
1.1.2.1. ðặc ñiểm hình thái
Rễ cây: ñậu dải có rễ cái mạnh mẽ và lan rộng nhiều rễ bên trong tầng ñất bề
mặt.
Lá: Cặp ñầu tiên của lá là cơ bản và và sắp xếp ñối ngược nhau, trong khi các lá
còn lại ñược sắp xếp thành chùm ba lá trên cùng một cuống. Các lá thường có
màu xanh ñậm. Kích thước lá thay ñổi ñáng kể trong khoảng 6 ñến 16 x 4 ñến 11
cm và hình dạng thay ñổi từ hình mũi mác ñến hình trứng. Cuống lá dài từ 5 ñến
25 cm.
Thân: Thẳng, mịn hoặc hơi lông với một số ñiểm trên thân có màu tím.
Hoa: Hoa ñược xếp thành chùm hoa. Mỗi cụm hoa thường chỉ có 2 hoa. ðậu dải
là cây có hoa tự thụ phấn. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, vàng,
hồng, xanh nhạt hoặc màu tím.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
Quả và hạt: các giống khác nhau có hạt khác nhau ñáng kể về hình dáng, kích
thước và màu sắc. Hạt ñậu dải là tương ñối lớn (dài 2 ñến 12 mm) và cân nặng 5
ñến 30 g/100 hạt giống. Màu vỏ bên ngoài có thể mịn hoặc nhăn nheo, trắng,
xanh lá cây, ñỏ, nâu, ñen, lốm ñốm, hoặc vằn; Vỏ quả khác nhau về kích thước,
màu sắc, hình dạng và kết cấu. Chúng có thể là dạng thẳng ñứng, hình lưỡi liềm
hoặc cuộn. Thường có màu vàng khi chín, nhưng cũng có thể là màu nâu hoặc
màu tím [21].
Summerfield và cs. 1974, Kay (1979), Fox và Young (1982), ñã mô tả ñậu
dải là cây thân thảo hàng năm, chiều cao cây ñạt tới 80 cm với bộ rẽ chùm rất
khỏe và có nhiều các rễ phụ phân tán trong bề mặt ñất. Kiểu sinh trưởng ña dạng
và phổ biến là dạng thẳng ñứng, bò, leo hoặc bụi, luôn sinh trưởng vô hạn dưới
các ñiều kiện thuận lợi. Lá ñối nhau và là lá kép 3. Cặp lá ñầu tiên là lá ñơn và
ñối nhau. Lá có kích thước rất ña dạng với các kích thước khác nhau (6-16 x 4-
11 cm) và hình dạng cũng ña dạng (từ oval ñến lưỡi mác) và có màu xanh thẫm.
Cuống lá dài từ 5-25 cm. Thân có sọc, nhẵn hoặc có lông mịn và ñôi khi có khía
tím. Hoa mọc thành cụm hoặc kiểu vô hạn ở ñiểm cuối của cuống mang hoa dài
5-60 cm. Hoa ñược sinh ra thành từng cặp ñối xứng và luôn chỉ có 2 hoa trên
một cụm hoa. Các hoa mọc trên tán ở vị trí dễ thấy và tự thụ, ñược mang trên các
cuống nhỏ ngắn và màu tràng hoa có thể là màu trắng, vàng xỉn, xanh nhợt hoặc
màu tím. Hoa nở vào sáng sớm và ñóng vào khoảng giữa ngày. Sau khi nở hoa
(nở 1 lần), chúng sẽ héo và rụng xuống. Quả là các ngăn ña dạng về kích thước,
hình dạng, màu sắc và cấu trúc. Chúng có thể thẳng, cong lưỡi liềm hoặc xoắn.
Chúng khi chín có màu nâu, màu vàng hoặc màu tím. Thường có từ 8-20 hạt mỗi
quả. Hạt rất ña dạng về kích cỡ, hình dạng và màu sắc. Hạt có ñộ lớn khác nhau
từ 2-12 mm và trọng lượng từ 5-30g/100 hạt. Hình dạng hạt có tương quan với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
hình dạng quả. Các hạt riêng rẽ tồn tại tách biệt từ các ngăn hạt liền kề nhau
trong quá trình phát triển, chúng trở thành dạng quả thận nhưng khi lớn căng lên
bên trong quả thì hạt trở thành dạng hình cầu. Vỏ hạt có thể bóng hoặc nhăn,
màu trắng, màu xanh, màu nâu ñậm, màu ñỏ, màu nâu, màu ñen, có ñốm, vân, có
mắt (rốn hạt trắng xung quanh có viền màu ñen) hoặc có chấm ở màu.
Theo Nguyễn ðăng Khôi, ñậu dải là cây dây leo một năm, lá kép, có 3 lá
chét; lá chét tận cùng hình mác, hai lá chét bên hình tam giác lệch. Chùm hoa
mang ít hoa to màu vàng hoặc màu tím. Quả ñậu hình dải, nhiều hạt hình thận
xếp dọc trong quả. Tùy theo giống mà quả, hạt có kích thước, trọng lượng và
màu sắc khác nhau [8].
1.1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây ñậu dải
* Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ tối thiểu cho sự nảy mầm là 8,5
0
C và cho sự sinh trưởng của lá là
20
0
C. ðậu dải là một loại cây ưa nhiệt và chịu hạn. Nhiệt ñộ tối ưu cho sự tăng
trưởng và phát triển là khoảng 30°C và ñiều này tùy thuộc vào từng giống khác
nhau. Thời ñiểm ra hoa của giống phụ thuộc vào thời gian và ñịa ñiểm gieo trồng
và có thể có nhiều hơn 100 ngày. Ngay cả trong các giống ra hoa sớm, thời kỳ ra
hoa có thể ñược gia hạn bởi ñiều kiện ấm và ẩm ướt, dẫn ñến sự trưởng thành
không ñồng bộ [21].
Sự hiện diện của vi khuẩn nốt sần (Bradyrhizobium spp.), ở cây ñậu dải
làm cho nó thích hợp ñể canh tác ở các khu vực nóng của Nam Phi, cũng như
trong mát - khu vực có lượng mưa cao hơn. Tuy nhiên, ñậu dải lại ít chịu ñược
ñất lạnh và phát triển tốt nhất trong mùa hè [21].
ðậu dải là cây trồng ưa ấm, thích hợp trồng ở các vùng nhiệt ñới ẩm và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
vùng có nhiệt ñộ cao. Nó là cây chống chịu tốt với ñiều kiện nóng và khô nhưng
không chịu ñược vùng nhiều sương. ðậu dải nảy mầm nhanh ở nhiệt ñộ 20
o
C,
nhiệt ñộ thấp hơn sẽ làm chậm quá trình nảy mầm. ðậu dải ñược trồng ở cả vùng
chủ ñộng tưới và vùng không tưới. Sự thích ứng của cây trồng tỉ lệ thuận với
việc chủ ñộng tưới nhưng cũng trồng tốt trong các ñiều kiện khô hạn. ðậu dải
chịu hạn tốt hơn các loại ñậu khác. Kháng hạn là lý do ñể ñậu dải trở thành cây
trồng quan trọng ở nhiều khu vực chưa phát triển trên thế giới (Davis và cs.,
1991). Việc tưới nước phải ñảm bảo không quá nhiều, ñặc biệt ở các vĩ ñộ phía
Bắc vì ñiều này sẽ ngăn cản sự phát triển của cây do hạ thấp nhiệt ñộ ñất. ðộ ẩm
rất quan trọng và là yêu cầu khắt khe vào thời kỳ trước và trong quá trình nở hoa.
ðậu dải là cây trồng họ ñậu quan trọng ở Nam nước Mỹ với diện tích hàng
năm vào khoảng 200.000 ha. Trong ñó các bang Georgia, California, Texas
chiếm khoảng 65% sản lượng của vùng. ðậu dải có khả năng thích ứng với
nhiều ñiều kiện ñất ñai và khí hậu. Nhưng ñể có sản lượng tối ña thì nó yêu cầu
ñiều kiện nhiệt ñộ cao và ñặc biệt mẫn cảm với nhiệt ñộ thấp [22].
* Yêu cầu về nước
ðể sinh trưởng tốt và có năng suất cao, cây trồng cần ñược cung cấp ñủ 5
yếu tố sau: Dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt ñộ không khí và nước. Trong các yếu tố
trên trừ ánh sáng, nước có thể ảnh hưởng ñến các yếu tố còn lại. Lượng nước
trong ñất ít hay nhiều ñều có ảnh hưởng tới việc cung cấp dinh dưỡng, chế ñộ
nhiệt, ñộ thoáng khí của ñất và ñiều ñó ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất
cây trồng [11].
ðậu dải là một loại cây chịu hạn cao hơn so với nhiều cây trồng khác. Vì
là loại cây ưa nóng và không chịu ñược ngập úng nên lượng mưa phân phối tốt là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
rất quan trọng cho sự phát triển bình thường và phát triển của ñậu dải. ðậu dải sử
dụng ñộ ẩm ñất có hiệu quả và có khả năng chịu hạn tốt hơn so với lạc, ñậu nành
và hoa hướng dương. ðậu dải có thể ñược sản xuất tốt với một lượng mưa hàng
năm dao ñộng từ 400 và 750 mm. Nơi có lượng mưa hàng năm cao, ñậu dải có
thể ñược trồng sao cho thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng trùng vào thời gian cao
ñiểm của mưa, còn giai ñoạn phát triển (sinh thực, ra hoa, kết quả) diễn ra trong
thời tiết khô. ðủ lượng mưa là rất quan trọng trong giai ñoạn ra hoa/ra quả. ðậu
dải phản ứng chặt chẽ với ñộ ẩm trong ñất bằng cách hạn chế sự phát triển (ñặc
biệt là lá tăng trưởng) và giảm diện tích lá bằng cách thay ñổi hướng lá và ñóng
các lỗ khí. Hiện tượng rụng hoa và quả trong ñất ẩm cao cũng là một cơ chế hạn
chế tăng trưởng [21].
* Yêu cầu về ñất
ðậu dải ñược trồng trên nhiều loại ñất, kể cả ñất có ñộ chua lớn mà ít có
hạn chế về khả năng tăng trưởng. pH ñất thích hợp cho cây ñậu dải sinh trưởng
và phát triển là từ 5,6-6 [21]. ðậu dải ñược trồng trên nhiều loại ñất nhưng ñất
thích hợp nhất ñể trồng là ñất thịt nhẹ ñể hạn chế sự ảnh hưởng xấu ñến sự phát
triển của bộ rễ. ðậu dải ít chịu ñược ñất lạnh hơn so với các loại ñậu phổ biến
khác và phát triển mạnh hơn trong ñất thoát nước tốt và phát triển kém hơn trên
các loại ñất nặng. ðậu dải thường ñạt năng suất cao nhất là trồng ở vùng ñất cát
pha cho ñến thịt nhẹ và ñiều kiện tưới tiêu tốt [28].
ðậu dải có khả năng chịu mặn tốt hơn ngô và có thể cho năng suất khoảng
1tấn/ha ở ñất có ñộ bảo hòa kiềm 70%. Lân là yếu tố quan trọng cho hạt giống
nảy mầm và có thể ñược bón ở mức 40kgP/ha, Nitơ ñược bón khoảng 20kg/ha và
cung cấp cho ñến khi vi khuẩn nốt sần hoạt ñộng. Mặc dù có nhiều vi khuẩn nốt
sần tự nhiên có trong ñất có thể ký sinh vào cây ñậu, nhưng người ta vẫn khuyến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14
khích nên cấy vào hạt trước khi gieo ñể ñảm bảo sự cố ñịnh Ni tơ ñạt hiệu quả.
ðậu dải có khả năng ñể lại trong ñất khoảng 20-30 kg N/ha [15].
ðậu dải có thể phát triển ở những vùng có lượng mưa thấp, hoặc những vùng
có ẩm ñộ bên bờ suối, hồ hoặc các con sông trong suốt mùa khô. ðậu dải có thể sinh
trưởng tốt ở những vùng sinh thái nông nghiệp có lượng mưa hàng năm từ 500-
1200mm. Nó có thể chịu ñược ñiều kiện nóng và thích nghi tốt với những vùng ñất
cát, hoặc nghèo dinh dưỡng. ðậu dải không thích nghi với những vùng có ñiều kiện
quá ướt hoặc những vùng thường xuyên ngập nước [28].
* Yêu cầu về ánh sáng
Ở những vùng cận nhiệt ñới với ñộ ngày dài có thể làm thay ñổi cấu trúc
hình thái, nhưng với vùng nhiệt ñới ñộ ngày dài tương ñối ổn ñịnh, sự tương tác
giữa giống và thời gian trồng là nhỏ nhất và ñặc tính cơ bản của giống ñược bảo
toàn. Khi ñộ ngày dài lớn xảy ra có thể ảnh hưởng ñến sinh trưởng sinh thực ñó
là sự kéo dài thời gian nở hoa và chậm quá trình chín của quả dẫn ñến hiện
tượng trên cùng một cây có cả nụ, hoa, quả xanh và quả chín [10].
1.2. Cơ sở thực tiễn của ñề tài
ðậu dải là cây trồng có tầm quan trọng rộng lớn và sử dụng ña mục ñích.
Vì giá trị dinh dưỡng cao và cân ñối các thành phần dưỡng chất thiết yếu cho con
người, nên ñậu dải ñược dùng rất nhiều ñể chế biến các loại thực phẩm như nấu
súp ñậu, nấu xôi, nấu chè, làm nước tương, tương khô, chế biến thành bột dinh
dưỡng ăn liền, làm bánh Chất ñạm và các dưỡng chất khác có trong ñậu dải
hoàn toàn có thể thay thế cho chất ñạm ñộng vật ở những người ăn chay và ăn
kiêng ñặc biệt ở các vùng Tây Phi, Mỹ La-tinh và ðông Nam Á, những nơi mà
nó cung cấp hơn một nửa thành phần bữa ăn và một số dưỡng chất thiết yếu cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
15
những người ăn kiêng (Oluwatosoin, 1997 và 1998). ðậu dải cũng ñược tiêu
dùng theo nhiều dạng khác nhau: ăn lá non, quả non, hạt xanh làm rau; hạt khô
ñược sử dụng ñể chế biến rất nhiều loại thức ăn cho con người, làm thức ăn chăn
nuôi, thân cây dùng ñể ủ phân xanh. Tại Tây và Trung Phi, ñậu dải ñóng vai trò
quan trọng nhất trong sinh kế của hàng triệu người giúp họ có cơ hội tăng thu
nhập. Buôn bán các sản phẩm tươi và các thực phẩm chế biến tạo cho phụ nữ ở
các vùng nông thôn và ngoại ô cơ hội kiếm tiền và là nguồn cung cấp protein,
vitamin và khoáng chất chính cho những bữa ăn kiêng hàng ngày của họ, giúp cải
thiện sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Khi mà cây lương thực chính trong bữa ăn
hàng ngày của người dân Châu Phi là sắn, khoai lang, chuối, kê, cao lương và ngô
thì việc bổ sung một lượng nhỏ ñậu dải có thể ñảm bảo cân bằng cho bữa ăn kiêng
là rất cần thiết.
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của hạt ñậu dải (Loge, 1980)
Thành phần % ðường %
Ẩm ñộ 10.4 Glucoso 0.2
Protein thô 28 Fructozo 0.4
Chiết xuất chất béo 1.9 Sac ca ro 1.6
Sợi thô 3.8 Raffinoso 0.7
Tro 3.1 Stachyoso 2.7
Tinh bột 40.6 Verbascoso 3.6
Globulin là nhân tố chính trong protein của hạt ñậu dải, nó chiếm khoảng
48.2-90% của tổng khối lượng protein (Chan& Phillips, 1994; Freitas, Teixeira &
Ferreira, 2004). Glutelin và Promalin chỉ chiếm một phần nhỏ trong Protein ñậu dải,
từ 5.16-6.74% và 0.8-1.05% [17].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
16
Tại các nước phát triển, công tác chế biến ñậu dải ñang từng bước thay thế
một phần bột ngũ cốc bằng bột ñậu dải nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng cho
thực phẩm hàng ngày. Cơ sở dinh dưỡng cho việc bổ sung này chủ yếu dựa trên
ñặc ñiểm về sự thiếu hụt các aminoaxit chứa S trong ñậu dải ñược bổ sung S từ
các aminoaxit trong ngũ cốc, ñồng thời sự thiếu hụt lyzin trong ngũ cốc ñược bổ
sung bằng lyzyn trong bột ñậu dải.
Cũng như các cây họ ñậu khác, ñậu dải là cây cải tạo ñất rất tốt. ðậu dải
có khả năng sinh trưởng nhanh nên bao phủ bề mặt ñất rất tốt, chống xói mòn
ñất. Ngoài ra nó có khả năng cố ñịnh ñạm, cải tạo lý tính của ñất, bồi dưỡng ñất
trồng. ðậu dải trồng xen với sắn, ngô ở vùng ñất dốc làm tăng thu nhập cho các
hộ nông dân nghèo. Ngoài ra nó còn là cây trồng góp phần vào chuyển ñổi cơ
cấu cây trồng và ña dạng cây trồng cho vùng trung du, miền núi. ðậu dải có khả
năng thích nghi cao và trồng ñược ở các chân ñất khác nhau, có thể ở vùng ñất
trũng hoặc trên gò ñồi tuy nhiên ñậu dải rất kị mưa úng. ðậu dải có khả năng
chịu hạn cao hơn ñậu tương và ñậu xanh nhờ có cấu trúc bộ rễ ăn sâu nên thích
hợp trồng ở những vùng nông nghiệp khó khăn không chủ ñộng ñược nước tưới
ở vùng khô hạn và bán khô hạn, vùng ñất cao.
Cây ñậu dải là một cây thực phẩm dễ trồng lại có khả năng thích ứng rộng,
khả năng chịu hạn tốt. Sản phẩm cây ñậu dải ñược sử dụng hết sức ña dạng như
sử dụng trực tiếp bằng hạt thô hoặc qua chế biến ép thành dầu, làm bánh kẹo, ñặc
biệt là các món ăn bổ dưỡng ñáp ứng nhu cầu tăng thêm chất ñạm trong cơ cấu
bữa ăn hàng ngày. Không những thế cây ñậu dải còn có tác dụng cải tạo ñất tăng
năng suất các cây trồng khác ở vụ tiếp theo… ðồng thời do khả năng thích ứng
rộng của nó cho nên việc mở rộng diện tích sản xuất là hoàn toàn có cơ sở.