Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

498 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.16 KB, 74 trang )

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1-4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TRONG VIỆC THÚC ĐẨY KINH TẾ PHÁT TRIỂN. 5-21
1.1. Tín dụng ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng
của NHTM. 5-13
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng. 5-8
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM. 8-13
1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với tín dụng ngân hàng trong việc góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 13-14
1.3. Tác động của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy kinh tế phát triển.
14-16
1.3.1. Tín dụng ngân hàng góp phần đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế. 14
1.3.2. Tín dụng ngân hàng đáp ứng yêu cầu vốn cho chuyển dòch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 15
1.3.3. Tín dụng ngân hàng đáp ứng yêu cầu vốn cho ứng dụng tiến bộ khoa
học-công nghệ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. 15-16
1.4. Chất lượng và hiệu quả tín dụng 16-21
1.4.1. Chất lượng tín dụng 16-19
1.4.2. Hiệu quả tín dụng 19-21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT BẾN TRE TRONG THỜI GIAN
QUA 22-39
2.1. Tình hình phát triển kinh tế trên đòa bàn tỉnh Bến Tre thời gian qua.
22-27
2.2. Tình hình đầu tư tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre giai


đoạn 2003-2005 27-31
2.2.1. Giới thiệu sơ nét về chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre 27-28
2.2.2. Tình hình huy động vốn 28
2.2.3. Tình hình đầu tư tín dụng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
đòa phương 28-31
2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh
NHCT Bến Tre 31-34
2.3.1. Những mặt đạt được 31-32
2.3.2. Một số hạn chế 33-34
2
2.4. Những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức trong họat động tín
dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre thời gian tới. 35-39
2.4.1. Những cơ hội, thuận lợi 35-36
2.4.2. Những khó khăn, thách thức 36-39

CHƯƠNG III: GỈAI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT TỈNH BẾN TRE, GÓP
PHẦN THÚC ĐẨY KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN 40-64
3.1. Đònh hướng phát huy vai trò tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế trên đòa bàn tỉnh Bến Tre. 40-48
3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre giai đoạn
2006-2010 40-43
3.1.2. Mục tiêu, đònh hướng phát triển hoạt động tín dụng của hệ thống NHCT
Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 43-46
3.1.3. Mục tiêu, đònh hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh
NHCT tỉnh Bến Tre 46-48
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của
chi nhánh NHCT Bến Tre. 48-64
3.2.1. Giải pháp của các cơ quan quản lý Nhà nước 48-56
3.2.2. Giải pháp tại chi nhánh 56-64


KẾT LUẬN 65-66

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC








3
PHẦN MỞ ĐẦU

1.
Tính cấp thiết của đề tài:
Ngân hàng là một lọai hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của
xã hội, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng
đồng đòa phương nói riêng. Sự họat động hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn liền
với sự hưng thònh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, lónh vực ngân hàng
đã có những thay đổi quan trọng, thể hiện ở chỗ các giao dòch quốc tế chiếm một
phần ngày càng lớn trong họat động của các ngân hàng. Họat động ngân hàng đang
không ngừng phát triển trên tất cả các phương diện, từ sự ra đời của các sản phẩm
dòch vụ mới cho tới sự xuất hiện của các tập đòan ngân hàng có quy mô tòan cầu.
Hệ thống ngân hàng với những phương tiện giao dòch hiện đại đã từng bước xóa bỏ
sự ngăn cách về đòa lý, không gian và thời gian.
Trong những năm qua hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHCT Việt
Nam nói riêng-trong đó có chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre-đã có những đóng góp

đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Để đẩy nhanh quá
trình phát triển kinh tế nước ta nói chung và Bến Tre nói riêng theo hướng CNH-
HĐH, cần phải có nhiều nguồn lực tác động, trong đó tín dụng ngân hàng là một
trong những nguồn lực quan trọng, là kênh dẫn vốn linh họat và hiệu quả nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn cho phát triển.
Thời gian qua, họat động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre luôn đảm
bảo mục tiêu: phát triển an tòan và hiệu quả, đã có những đóng góp đáng kể trong
việc cung ứng vốn cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre. Họat động tín
dụng trong thời gian tới vẫn đóng vai trò chủ lực trong họat động kinh doanh của
NHCT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHCT Bến Tre nói riêng. Tuy nhiên trong
bối cảnh hiện nay, đăïc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực,
4
những tác động của thò trừơng trở nên đa dạng và phức tạp hơn đã làm nảy sinh
nhiều khó khăn và hình thái rủi ro mới đối với mọi chủ thể kinh tế, đặc biệt là đối
với các NHTM. Trong nội dung đàm phán gia nhập WTO giữa Việt Nam và Mỹ về
lónh vực ngân hàng, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngòai nắm giữ cổ phần
tối đa là 49%; các ngân hàng nước ngòai sẽ được phép thành lập các chi nhánh
100% vốn nước ngòai tại Việt Nam và được hưởng chế độ đối xử không phân biệt
(chế độ đãi ngộ quốc gia) ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều này sẽ đặt
các ngân hàng trong nước vào thế cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Riêng tại Bến
Tre, cầu Rạch Miễu sẽ hòan thành việc xây dựng vào khỏang đầu năm 2008 tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư từ nhiều kênh khác nhau để tăng tốc
phát triển kinh tế đòa phương. Tất cả những vấn đề này sẽ mở ra cho các NHTM
trên đòa bàn tỉnh Bến Tre thêm nhiều thời cơ thuận lợi nhưng đồng thời cũng tạo ra
không ít khó khăn, thách thức trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong họat
động, giữ vững và phát triển thò phần của mình do áp lực cạnh tranh rất lớn. Do đó,
việc nghiên cứu đề ra các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả họat
động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre là một nhu cầu cấp bách nhằm đảm
bảo cho họat động kinh doanh tiền tệ-tín dụng của chi nhánh trên đòa bàn tỉnh tiếp
tục phát triển an tòan-hiệu quả, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho nền

kinh tế đòa phương.
Vì vậy tôi đã chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động tín
dụng của chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế đòa phương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2.
Mục đích nghiên cứu:
Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về vai trò
của họat động tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, các yếu tố
ảnh hưởng đến họat động tín dụng của ngân hàng, những rủi ro và nguyên nhân rủi
5
ro của tín dụng ngân hàng, từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp khả thi và
những điều kiện đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả họat động
tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối
cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, góp phần tích cực thực hiện thành công
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đòa phương trong giai đọan 2005-2010.
3.
Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo các giáo trình giảng dạy, tài liệu, tạp chí, các văn bản pháp luật
của Việt Nam …có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thu thập số liệu thống kê từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết họat
động của chi nhánh NHCT Bến Tre từ năm 2003 đến năm 2005.
- p dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối, dùng lý luận để phân
tích, đánh giá thực tiễn.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các lý thuyết kinh tế học hiện đại cùng
với những tư tưởng và quan điểm đổi mới của Nhà nước Việt Nam về ngân hàng;
những quy đònh pháp luật hiện hành của Việt Nam về họat động tín dụng ngân
hàng; thực trạng công tác tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre trong 03 năm gần
đây (2003-2005)

5.
Những đóng góp của luận văn:
Luận văn thể hiện một cách tiếp cận mới để khái quát, hệ thống hóa những
căn cứ lý luận, thực tiễn về vai trò, tác động của tín dụng ngân hàng trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế đòa phương nói riêng.
Luận văn nêu ra những quan điểm, phương hướng xác thực và đề xuất những
giải pháp có tính khả thi, với những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng, hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre, nâng cao năng
lực cạnh tranh để phát triển bền vững trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
6

CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TRONG VIỆC THÚC ĐẨY KINH TẾ PHÁT TRIỂN
1.1.Tín dụng ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến họat động tín dụng
của NHTM:
1.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa. Khái niệm tín dụng nói
chung có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh: Creditium có nghóa là sự tin tưởng, tín
nhiệm. Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hòan trả cả vốn và lãi sau
một thời gian nhất đònh, là quan hệ chuyểûn nhượng tạm thời quyền sử dụng một
lượng giá trò (tiền tệ hay hiện vật), là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi
(mang tính thỏa thuận). Chủ thể tham gia trong giao dòch tín dụng gồm một bên là
ngừơi cho vay (trái chủ) và một bên là người đi vay (người thụ trái).
Tín dụng có nhiều hình thức khác nhau. Nếu phân lọai tín dụng theo tính chất
hoặc chủ thể trong quan hệ tín dụng ta có: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại,
tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng. Nếu phân lọai tín dụng
theo phạm vi phát sinh tác dụng ta có: tín dụng trong nước, tín dụng quốc tế. Nếu
phân lọai tín dụng theo nội dung, thực chất, đặc điểm và phạm vi phát sinh của
nguồn vốn tín dụng ta có: tín dụng hàng hóa, tín dụng tiền tệ…

Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng nói
chung. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong cho vay và đi vay giữa các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân khác; là một nghiệp vụ
tài sản Có của ngân hàng, được thực hiện theo nguyên tắc :
• Vốn vay phải được hòan trả cả vốn gốc và lãi đúng hạn cam kết.
7
• Vốn vay phải đựơc sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển trên cơ sở hình thành và phát triển
của nền sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa-tiền tệ; trải qua một quá trình phát
triển từ đơn giản đến phức tạp về kỹ thuật nghiệp vụ, về hình thức; từ phạm vi hẹp
đến phạm vi rộng lớn về không gian.
Họat động tín dụng ngân hàng có ba chức năng cơ bản là:
- Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên nguyên tắc có hòan
trả. Chức năng này xuất phát từ hai nghiệp vụ cơ bản: huy động vốn tạm thời nhàn
rỗi và cho vay đối với những nhu cầu vốn đang tạm thời thiếu hụt. Chức năng này
có tác dụng làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn trong phạm
vi tòan xã hội
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Họat động tín
dụng tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu,
kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gởi...; các phương tiện thanh toán hiện đại như
thẻ ATM, thẻ tín dụng, …cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành, nhờ
đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo
quản tiền và giảm rủi ro về tiền giả. Với sự họat động của tín dụng ngân hàng đã
mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khỏan và giao dòch thanh tóan thông qua
ngân hàng dưới các hình thức chuyển khỏan hoặc thanh toán bù trừ cho nhau.
- Chức năng phản ánh và kiểm sóat các họat động kinh tế thông qua các
quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân, xuất phát từ
nguyên tắc vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Ngân hàng kiểm sóat được
quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, còn người đi vay bắt buộc phải quan

tâm đến việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả để hòan trả nợ và lãi cho ngân hàng.
Với chức năng này, tín dụng ngân hàng góp phần ngăn chận các hiện tượng tiêu cực
8
như lãng phí, vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng vốn vay của các chủ thể
vay vốn.
Tín dụng ngân hàng có các hình thức cơ bản sau:
- Nếu phân chia theo thời hạn cho vay ta có tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung
hạn, tín dụng dài hạn. Sự phân chia này có tính chất tương đối, mỗi nước có một
quy đònh về thời gian của từng lọai tín dụng. Ở Việt Nam, tín dụng ngắn hạn có thời
hạn cho vay tối đa đến 12 tháng, trung hạn là trên 12 tháng đến 60 tháng, dài hạn là
trên 60 tháng.
- Nếu phân chia theo mục đích sử dụng vốn ta có cho vay phục vụ sản xuất
kinh doanh, cho vay tiêu dùng…
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng ta có cho vay có bảo đảm
bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
- Nếu phân chia theo lọai hình, kỹ thuật nghiệp vụ cho vay-thu nợ ta có: cho
vay thông thường, cho vay luân chuyển theo hạn mức, thấu chi, cho vay hợp vốn, tài
trợ theo dự án, bao thanh tóan, cho thuê tài chính, bảo lãnh, chiết khấu các chứng từ
có giá…
Theo đà phát triển của nền kinh tế thò trường, các hình thức của tín dụng
ngân hàng ngày càng phong phú và hiện đại, vai trò của tín dụng ngân hàng ngày
một tăng lên. Ở nước ta thời gian qua cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý
từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thò trường có sự quản lý của Nhà nước đã
làm thay đổi cơ bản tính chất và vai trò của tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân
hàng không còn là kênh dẫn vốn của Chính phủ phục vụ các DNNN mà là công cụ
tài trợ cho các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau. Môi trường và
điều kiện hoạt động của tín dụng ngân hàng cũng thay đổi:
9
- Vai trò của Ngân hàng đã trở về đúng chức năng của nó – trung gian tài
chính. Phương châm “đi vay để cho vay” đã được xác lập, nguồn vốn vay của

NHNN bò hạn chế.
- Đối tượng được vay vốn của NHTM không còn giới hạn ở các DNNN mà
được mở rộng cho tất cả các thành phần kinh tế khác. Hơn nữa trong cơ chế quản lý
mới, hoạt động của các DNNN cũng có những bước thay đổi cơ bản: mọi ưu đãi và
bao cấp của Nhà nước đã bò xoá bỏ, quyền tự chủ tự chòu trách nhiệm về tài chính
được xác lập.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến họat động tín dụng của NHTM:
Họat động tín dụng NHTM chòu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản sau:
1.1.2.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên: Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
như vò trí đòa lý, khí hậu, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên, tình trạng dân số (nguồn
nhân lực)…có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế và tín dụng ngân hàng. Nếu
một nước hay một tỉnh nằm trong vùng lạc hậu, chậm phát triển, vò trí đòa lý xa xôi,
cách trở với các nước/các tỉnh khác, giao thông- liên lạc không thuận tiện thì việc
phát triển kinh tế vô cùng khó khăn. Từ đó họat động tín dụng ngân hàng cũng
không có môi trừơng thuận lợi để phát triển.
1.1.2.2. Yếu tố về môi trường kinh tế trong nước: môi trường kinh tế bò chi
phối bởi chính sách kinh tế vó mô của Nhà nước (ở các quốc gia có sự tham gia
điều tiết kinh tế của Nhà nước-cơ chế bàn tay hữu hình), hay bò chi phối bởi các quy
luật của thò trường như quy luật cung-cầu (cơ chế bàn tay vô hình không có sự điều
tiết của Nhà nước), hoặc bò chi phối bởi cả chính sách kinh tế vó mô của nhà nước
và các quy luật của thò trường (kết hợp bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình). Với
chính sách phát triển kinh tế đúng đắn sẽ cho phép khai thác được các tiềm năng,
thế mạnh, nguồn lực của đất nước, tranh thủ được các cơ hội do môi trường hòa
nhập kinh tế quốc tế mang lại đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và
10
bền vững. Như vậy, nếu môi trường kinh tế tạo được điều kiện thuận lợi cho họat
động của tất cả các thành phần kinh tế thì họat động tín dụng ngân hàng cũng sẽ
tăng trưởng an tòan và hiệu quả. Trình độ phát triển kinh tế của một nước hay một
đòa phương quyết đònh cả cung và cầu về tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu về thò
trường vốn sẽ thể hiện rõ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của trình độ phát triển kinh tế đến

họat động tín dụng ngân hàng. Chẳng hạn, nếu như nền kinh tế của Bến Tre phát
triển mạnh thì tích lũy sẽ lớn, tạo nguồn vốn cho tín dụng ngân hàng; đồng thời sản
xuất kinh doanh phát triển sẽ xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư cần cả vốn cố đònh lẫn
vốn lưu động, nghóa là tạo ra “cầu về tín dụng” với những dự án khả thi.
1.1.2.3. Yếu tố về môi trường điều kiện quốc tế: họat động tín dụng ngân
hàng không chỉ chòu tác động của yếu tố môi trường kinh tế trong nước mà còn chòu
tác động của những yếu tố môi trường, điều kiện quốc tế, đặc biệt là trong điều
kiện hội nhập kinh tế thế giới. Họat động tín dụng ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với
những biến động chính trò-kinh tế-xã hội xảy ra trên phạm vi quốc tế do ảnh hưởng
dây chuyền giữa các nước. Họat động của các ngân hàng luôn phải đối diện với
nguy cơ xảy ra những cú sốc từ bên trong (như sự thay đổi không mong muốn về
cầu tiền, đầu tư và tiết kiệm trong dân chúng) cũng như những cú sốc từ bên ngòai
(như khủng hỏang kinh tế, chiến tranh…)
Sự hội nhập với khu vực và quốc tế đã mang lại cho các ngân hàng Việt
Nam cơ hội hợp tác quốc tế và tiếp cận với các nguồn vốn đa dạng để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế (đặc biệt là nguồn vốn dài hạn), có điều kiện tranh
thủ công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và đào tạo đội ngũ cán bộ; đồng thời
các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn về vấn đề phòng
ngừa, hạn chế rủi ro và cạnh tranh.
1.1.2.4. Yếu tố trình độ quản lý, điều tiết vó mô và quản lý họat động tín
dụng ngân hàng của Nhà nước: Hiệu quả-an tòan-bền vững luôn là mục tiêu chính
11
của mỗi đònh chế tài chính. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong những yêu cầu
quan trọng đặt ra là cần phải có một hệ thống giám sát tài chính-ngân hàng hữu
hiệu. Đây cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng tài chính
quốc tế nói chung và hệ thống ngân hàng-tài chính Việt Nam nói riêng.
Những lý do để họat động tín dụng ngân hàng trở thành đối tượng quản lý
chính của Chính Phủ là:
• Bảo đảm sự an tòan cho các khỏan tiết kiệm của công chúng.
• Kiểm sóat mức cung ứng tiền tệ và tín dụng, phục vụ mục tiêu kinh tế chung

của quốc gia (như giải quyết nạn thất nghiệp, kiểm sóat lạm phát).
• Bảo đảm sự bình đẵng và công khai trong việc tiếp cận các khỏan tín dụng
của dân chúng.
• Tăng cường lòng tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính, đảm bảo các
khỏan tiết kiệm được tập trung cho đầu tư sản xuất .
• Ngăn chận sự tập trung tiềm lực tài chính vào tay một số ít cá nhân hay tổ
chức.
• Cung cấp cho Chính Phủ các khỏan tín dụng.
• Trợ giúp các khu vực của nền kinh tế có nhu cầu tín dụng đặc biệt (như hộ
gia đình, doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp)
Tuy nhiên, sự quản lý của Chính Phủ phải cân đối và có giới hạn, đảm bảo
quyền tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng, để các ngân hàng có thể duy trì
và phát triển sứùc cạnh tranh trong một thò trường hướng tới cạnh tranh hòan hảo.
Thực tiễn nước ta thời gian qua đã chứng minh các nhân tố như đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và trình độ quản lý, điều tiết vó mô của Nhà nước
trong từng thời kỳ đều có liên quan đến họat động tín dụng ngân hàng. Mặt khác,
chất lượng và hiệu quả của họat động tín dụng ngân hàng cũng chòu sự tác động từ
phía cơ chế thanh tra của NHNN với NHTM. Tuy nhiên, theo nhận đònh chung của
12
các chuyên gia kinh tế thì các chính sách của Việt Nam luôn có độ trễ, chậm phát
huy tác dụng.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế họach hóa tập
trung sang cơ chế thò trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ chế, chính sách về
tiền tệ, ngân hàng và thanh tra, giám sát ngày càng được hòan thiện, phù hợp hơn
với thực tiễn Việt Nam cũng như các thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm tạo môi
trường thuận lợi cho ổn đònh kinh tế vó mô, tăng trưởng kinh tế, đồng thời hạn chế
rủi ro, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng.
1.1.2.5. Yếu tố môi trường pháp lý: kinh doanh tiền tệ nói chung và họat
động tín dụng ngân hàng nói riêng là lọai hình kinh doanh đòi hỏi rất khắt khe về
sự hòan thiện môi trường pháp lý.

Hành lang pháp lý cho họat động tín dụng ngân hàng không chỉ là những văn
bản quy đònh cụ thể về nghiệp vụ tín dụng mà còn có nhiều văn bản pháp quy khác
có liên quan. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, công tác kiểm tra, giám sát
thi hành luật kém hiệu quả sẽ là một trở ngại rất lớn đối với họat động tín dụng
ngân hàng. Ở Việt Nam thời gian qua, họat động tín dụng ngân hàng bò chi phối bởi
rất nhiều văn bản luật như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự, Luật đất đai,
Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã…, ngòai ra còn
phải tuân thủ các quy đònh của Thống đốc NHNN Việt Nam về cho vay, bảo lãnh
ngân hàng, các biện pháp bảo đảm tiền vay, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro,
phân lọai nợ và trích lập dự phòng rủi ro…
Trong bối cảnh ngành ngân hàng ngày càng mở cửa, tự do hóa sâu rộng để
hội nhập, mức độ cạnh tranh trong lónh vực họat động ngân hàng sẽ trở nên quyết
liệt hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, ngòai những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong lónh vực ngân hàng được quy đònh tại điều 16 Luật các tổ chức tín dụng và
công văn số 339 ngày 07/4/2004 của NHNN Việt Nam thì Việt Nam vẫn chưa có
13
những quy đònh khác cụ thể hơn về vấn đề này. Trong khi đó, Luật Cạnh tranh và
Nghò đònh 116/2005/NĐ-CP quy đònh chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh
tranh đã có hiệu lực thi hành gần 01 năm, bao gồm rất nhiều quy đònh về cạnh tranh
liên quan đến lónh vực ngân hàng. Vì vậy, vấn đề cấp bách trước ngưỡng của gia
nhập WTO của ngành ngân hàng Việt Nam chính là sớm xây dựng một khung pháp
lý cụ thể, đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn các quy đònh đã được nêu trong Luật
Cạnh tranh để quản lý họat động cạnh tranh đang ngày càng tăng, hạn chế tối đa
cạnh tranh không lành mạnh trong lónh vực ngân hàng nhằm đảm bảo một sân chơi
công bằng cho các thành viên thò trường.
1.1.2.6. Một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến họat động tín
dụng ngân hàng chính là khách hàng. Trong họat động tín dụng ngân hàng, khách
hàng được coi như người bạn gần gũi, tạo nên môi trường thuận lợi, ổn đònh để
ngân hàng trở thành một trung gian tài chính quan trọng đối với nền kinh tế. Đương
nhiên, đó phải là những khách hàng “có chất lượng”, thể hiện ở uy tín, đạo đức tốt

trong kinh doanh cũng như trong đời sống cá nhân, năng lực SXKD, năng lực tài
chính và tiềm năng phát triển của họ bởi vì tất cả những rủi ro từ phía khách hàng
đều là rủi ro của ngân hàng. Chính vì vậy, hầu như tất cả các NHTM đều xác đònh
phương châm họat động của mình là “Vì sự thành đạt của khách hàng”.
1.1.2.7. Yếu tố nội tại của bản thân NHTM: về phía NHTM cũng phải có
thương hiệu tốt, có uy tín để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đủ cung ứng
cho nền kinh tế. NHTM phải có chính sách tín dụng phù hợp với môi trừơng kinh
doanh từng thời kỳ, có cẩm nang tín dụng được thiết kế khoa học, dễ dàng bổ sung
điều chỉnh khi cần thiết, có quy trình quản lý tín dụng chặt chẽ bằng văn bản, có trụ
sở khang trang với các thiết bò làm việc hiện đại; phải thay đổi tư duy lạc hậu để có
phương pháp quản lý tiên tiến, phù hợp nhằm mở rộng và đa dạng hóa các lọai hình
tín dụng. Điều quan trọng là NHTM phải có đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, am
14
hiểu chính sách tín dụng và quy trình tín dụng, quy trình huy động vốn; năng lực
trình độ cán bộ ngân hàng phải tương thích với trình độ công nghệ.
Các yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau, đều có tác động và ảnh hưởng
rất lớn đến họat động tín dụng ngân hàng.

1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với tín dụng ngân hàng trong việc góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế:
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ của một quốc gia là phát triển kinh
tế, gia tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm và kiểm soát lạm phát. Chính sách tiền
tệ của quốc gia phải đảm bảo giữ cho quan hệ cung-cầu về vốn tín dụng đạt được
điểm tòan dụng, đảm bảo cho vai trò của tín dụng ngân hàng được phát huy nhằm
kích thích, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, yêu cầu quan trọng có tính bao trùm
đối với tín dụng ngân hàng là phát huy mạnh mẽ vai trò cầu nối giữa tiết kiệm và
đầu tư, huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, thực hiện tốt phương châm “đi
vay để cho vay”, góp phần tạo vốn và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. Các NHTM
phải thể hiện được khả năng vượt trội của một đònh chế trung gian tài chính trong
việc giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng trên thò trừơng tài chính, tạo ra kinh tế

quy mô (Economy of scale) thông qua việc tập trung những khỏan tiết kiệm có quy
mô nhỏ của từng cá nhân thành đồng vốn sinh lời, đa dạng hóa các nghiệp vụ sử
dụng vốn từ đó phân tán rủûi ro, giảm chi phí giao dòch của xã hội, mang lại lợi ích
cho cả ngừơi tiết kiệm lẫn ngừơi đi vay.
Về huy động vốn: phải làm cho tín dụng ngân hàng đủ sức khơi trong, hút
ngòai. Phải khai thác tối đa vốn trong nước, thu hút qua kênh tín dụng ngân hàng
bằng nhiều biện pháp và hình thức huy động. Cần hòan thiện và phát triển thò
trừơng vốn để các NHTM và các doanh nghiệp, dân cư có nơi để mua bán quyền sử
dụng vốn. Ngành ngân hàng phải tạo được lực hướng tâm của các dòng vốn nước
15
ngòai như FDI, ODA, phát hành trái phiếu vay bên ngòai, bảo lãnh cho các doanh
nghiệp thực hiện tín dụng thương mại…
Về cho vay: NHNN phải là đầu mối trong việc tạo lập và phát triển cơ sở hạ
tầng tài chính bao gồm các thành phần như: hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý
nhà nước, nguồn lực và thông lệ giám sát, cung cấp thông tin, hệ thống thanh tóan
và hỗ trợ giao dòch; từ đó hỗ trợ và thúc đẩy sự họat động có hiệu quả của các
NHTM, kiểm sóat được khối lượng và chất lượng đầu tư tín dụng, tác động linh họat
đến lãi suất nhưng đảm bảo tuân thủ các quy luật trên thò trường tiền tệ và thò
trường vốn.

1.3. Tác động của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy kinh tế phát triển:
Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng. Họat động cho
vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu
vực mà ngân hàng đó họat động, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các
doanh nghiệp, tạo sức sống cho nền kinh tế. Đối với nước ta, tác động của tín dụng
ngân hàng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển thể hiện trên các khía cạnh sau:
1.3.1.Tín dụng ngân hàng góp phần đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế:
Vốn cho việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo yêu cầu công
nghiệp hóa có ý nghóa đặc biệt quan trọng bởi vì kết cấu hạ tầng yếu kém sẽ gây

nhiều trở ngại cho công cuộc CNH-HĐH đất nước. Do đó cần phải có một lượng
vốn đáng kể để cải tạo, mở rộng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đã có, đồng thời xây
dựng mới ở những khâu ách tắc nhất đang cản trở sự phát triển.
Trong thời gian qua, kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung-
Bến Tre nói riêng- phát triển không tương xứng với tiềm năng; trong đó có nguyên
nhân là do kết cấu hạ tầng kém phát triển. Nếu phát triển kết cấu hạ tầng chỉ chủ
yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách thì sẽ không đáp ứng kòp yêu cầu, cần phải có sự
16
tham gia của tín dụng ngân hàng để tạo được khả năng mạnh mẽ về vốn, đủ sức
phát triển bứt phá về lónh vực này.
1.3.2. Tín dụng ngân hàng góp phần đáp ứng yêu cầu vốn cho chuyển dòch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa:
Tín dụng ngân hàng điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư vào các ngành, các
doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi cao, làm thay đổi cung- cầu hàng hóa, thay đổi cơ
cấu ngành kinh tế. Tín dụng ngân hàng là kênh dẫn vốn hiệu quả nhất, đảm bảo
yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả, bởi vì tín dụng ngân hàng chỉ cung cấp vốn cho
những phương án/dự án có hiệu quả cao, buộc người vay phải năng động, sáng tạo,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để có thể tồn tại và phát triển vững vàng trong môi
trường cạnh tranh. Thông qua các khỏan cho vay của ngân hàng, thò trường tài chính
sẽ có thêm thông tin của từng khách hàng, nhờ đó giúp cho họ có khả năng tiếp cận
với các nguồn vốn khác với chi phí thấp hơn.
Đối với chuyển dòch cơ cấu ngành: tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để nông
sản trở thành hàng hóa thông qua việc cho vay phát triển nông nghiệp và nông
thôn, cho vay chế biến nông phẩm xuất khẩu. Trong công nghiệp, tín dụng ngân
hàng cho vay phát triển những ngành theo qui mô hợp lý, công nghệ hiện đại. Tín
dụng ngân hàng thúc đẩy ngành dòch vụ phát triển nhanh, nhất là những ngành có
liên quan đến thu hút đầu tư nước ngòai như hàng không, bưu chính viễn thông…
1.3.3. Tín dụng ngân hàng góp phần đáp ứng yêu cầu vốn cho ứng dụng tiến
bộ khoa học-công nghệ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh:
Vốn đầu tư cho việc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ tạo động lực

thúc đẩy phát triển kinh tế đang là nhu cầu rất cấp bách, đặc biệt là đối với một
tỉnh nghèo như Bến Tre. Vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc thay
đổi thiết bò công nghệ cũ, lạc hậu và xây dựng những cơ sở mới, hiện đại; từ đó
giúp cho các doanh nghiệp đứng vững, phát triển và hội nhập trong môi trường kinh
17
tế hiện đại. Nếu việc đầu tư nghiên cứu, sáng chế chủ yếu dựa vào vốn ngân sách
nhà nước và vốn của bản thân doanh nghiệp thì vốn cho ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ để phát triển SXKD cần có sự tham gia tích cực của tín dụng ngân hàng.
1.4. Chất lượng và hiệu quả tín dụng:
1.4.1. Chất lượng tín dụng: chất lượng tín dụng được đánh giá bằng các chỉ
tiêu đo lường rủi ro tín dụng.
1.4.1.1. RRTD là gì?
Họat động kinh doanh của ngân hàng là họat động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.
Những rủi ro trong họat động ngân hàng bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khỏan, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đóai, rủi ro thò trường, rủi ro họat động; trong đóù
RRTD là lọai rủi ro quan trọng nhất vì nó liên quan đến các lọai rủi ro còn lại.
RRTD là rủi ro phát sinh trong suốt quá trình cho vay của NHTM, đó là khả
năng xảy ra tổn thất cho NHTM do người đi vay không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghóa vụ trả nợ (bao gồm cả gốc
và lãi) đã cam kết với ngân hàng.
1.4.1.2. Biểu hiện cụ thể của RRTD là:
• Khách hàng vay không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ.
• Khách hàng vay trả nợ không đầy đủ.
• Khách hàng vay trả nợ không đúng hạn.
1.4.1.3. Nguyên nhân dẫn đến RRTD:
RRTD bắt nguồn từ hai nhóm nguyên nhân:
• Nhóm nguyên nhân bên ngòai: nguyên nhân phát sinh từ tình hình kinh tế-
chính trò-xã hội trong và ngòai nước (suy thóai, khủng hỏang, chiến tranh,
thiên tai, hỏa họan..) làm cho khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh thua
lỗ, mất vốn, không có khả năng trả nợ; do hệâ thống pháp lý thiếu đồng bộ;

18
do gặp phải khách hàng xấu không có thiện chí trả nợ, cố tình lừa đảo ngân
hàng.
• Nhóm nguyên nhân bên trong: nguyên nhân từ phía ngân hàng bao gồm
những sai sót trong quá trình quản lý, chính sách cho vay không hợp lý, cho
vay không tuân thủù đúng nguyên tắc tín dụng, xem xét không kỹ trước khi
quyết đònh cho vay, không nhận biết được các rủi ro có thể xảy ra và không
theo dõi, kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng do cán bộ
ngân hàng hạn chế về năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngòai ra rủi ro
tín dụng còn bắt nguồn từ những họat động bất hợp pháp do nhân viên tín
dụng của ngân hàng cố ý vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng có thể phân đònh thành hai nhóm là:
nhóm nguyên nhân có thể kiểm soát được (nguyên nhân chủ quan) và nhóm
nguyên nhân không thể kiểm sóat được (nguyên nhân khách quan, bất khả kháng).
Tuy nhiên, việc tách bạch nguyên nhân chủ quan hay khách quan chỉ có ý nghóa
tương đối vì giữa các nguyên nhân này hầu như đều có mối quan hệ nhân quả với
nhau. Trong thực tế, dù rủi ro xảy ra do nguyên nhân nào thì thiệt hại trước tiên
thuộc về bản thân ngân hàng cho vay, cho nên các NHTM cần phải luôn cảnh giác
với rủi ro tín dụng trên tinh thần mọi nguyên nhân đều có thể kiểm soát được.
1.4.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại Việt Nam: (theo Quy đònh về phân
lọai nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong họat động ngân
hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết đònh số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
• “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là khỏan nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng.
• “Nợ quá hạn” là khỏan nợ mà một phần hoặc tòan bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn.
19
• Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) gồm các khỏan nợ quá hạn dưới 90 ngày; các
khỏan nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại.

• “Nợ xấu” là các khỏan nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quy dònh về phân lọai nợ.
Đó là:
- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gồm các khỏan nợ quá hạn từ 90 ngày đến
180 ngày; các khỏan nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại.
- Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gồm các khỏan nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360
ngày; các khỏan nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) gồm các khỏan nợ quá hạn trên 360
ngày; các khỏan nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý; các khỏan nợ cơ cấu lại thời hạn
trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn 01 khỏan nợ mà có bất kỳ khỏan
nợ bò chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng phải phân lọai tòan
bộ các khỏan nợ của khách hàng đó vào nhóm nợ rủi ro cao hơn .
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ
chức tín dụng. Tổng dư nợ bao gồm: các khỏan cho vay, ứng trước, thấu chi và cho
thuê tài chính; các khỏan chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
khác; các khỏan bao thanh tóan; các hình thức tín dụng khác. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ tối đa có thể chấp nhận được là 5%.
• Ngòai ra, RRTD còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu hệ số RRTD, là tỷ lệ
giữa tổng dư nợ và tổng tài sản “Có” của tổ chức tín dụng. Nếu hệ số này
càng gần bằng 1 thì RRTD càng lớn.
1.4.1.5. Hậu quả của RRTD:
20
RRTD không những gây thiệt hại trực tiếp cho ngân hàng cho vay mà còn
gây thiệt hại đối với cả nền kinh tế. Khi RRTD xuất hiện thì nợ quá hạn gia tăng,
nợ khó đòi gia tăng, lợi nhuận của ngân hàng cho vay bò giảm và đến một mức nào
đó ngân hàng cho vay sẽ bò mất khả năng thanh toán, mất khả năng trả nợ do lỗ và
đi đến phá sản. Khi một ngân hàng bò phá sản thì nó sẽ kéo theo sự phá sản của
các ngân hàng khác dẫn đến sự khủng hỏang tiền tệ, tài chính và khủng hỏang kinh

tế.
1.4.2. Hiệu quả tín dụng:
Hiệu quả tín dụng được đánh giá trên 03 góc độ: đối với nền kinh tế, đối với
khách hàng của NHTM và đối với bản thân NHTM.
1.4.2.1. Hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế:
Hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng có quan hệ trực tiếp đến chất
lượng tăng trưởng kinh tế. Nói đến chất lượng tăng trưởng kinh tế là nói đến mức
độ đạt được của các mục tiêu kinh tế-xã hội qua mỗi thời kỳ phát triển, quan trọng
nhất là các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người,
tình hình thu-chi ngân sách, tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tín
dụng, chất lượng đầu tư tín dụng, chỉ số lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Chất lượng tăng
trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố từ họat động tín
dụng ngân hàng có vai trò rất lớn. Khi đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế,
người ta thường đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chỉ
số lạm phát. Hiệu quả của đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chính là kinh tế tăng
trưởng, sức mua của đồng tiền ngày càng ổn đònh và đời sống của người lao động
không ngừng được cải thiện.
1.4.2.2. Hiệu quả tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng:
Họat động tín dụng ngân hàng luôn gắn bó với họat động sản xuất, kinh
doanh và các nhu cầu về đời sống của các khách hàng thông qua các nghiệp vụ huy
21
động vốn, cho vay, thanh toán và các dòch vụ hỗ trợ khác. Với chức năng thu hút
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng là một hình thức
đầu tư vốn khá an tòan, mức sinh lời tương đối chấp nhận được đối với những người
có nhu cầu tiết kiệm và hưởng lãi. Với chức năng cho vay, tín dụng ngân hàng đáp
ứng vốn kòp thời và hợp lý cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm
thực hiện thành công các kế họach kinh doanh, các dự án đầu tư nhằm nâng cao
năng lực sản xuất, cung cấp cho ngừơi tiêu dùng ngày càng nhiều sản phẩm hàng
hóa- dòch vụ mới lạ, tiện ích, chất lượng cao, từ đó phát triển và mở rộng thò trường
tiêu thụ, mở rộng ngành hàng, tạo thêm nhìều công ăn việc làm cho người lao động

và mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận cao trong họat động sản xuất kinh
doanh.
1.4.2.3. Hiệu quả tín dụng đối với bản thân ngân hàng cho vay:
Các NHTM hiện nay có rất nhiều hoạt động sinh lợi nhưng hoạt động tín
dụng vẫn là nguồn gốc quan trọng nhất tạo ra lợi nhuận cho các NHTM, khỏang 2/3
lãi ròng của các NHTM có được từ tiền lãi cho vay.
Lợi nhuận của NHTM được đo lường bằng các chỉ tiêu sau:
• Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA- Return On Asset): được tính bằng cách
chia lãi ròng cho tài sản bình quân của một ngân hàng. Đây là tiêu chuẩn so
sánh doanh lợi của ngân hàng này với ngân hàng khác.
• Lợi nhuận trên vốn (ROE-Return On Equity): được tính bằng cách chia lãi
ròng cho vốn tự có bình quân của một ngân hàng. Đây là tiêu chuẩn đo lường
khả năng sinh lợi quan trọng nhất đối với các cổ đông của một ngân hàng cổ
phần.



22


Tóm lại: Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế có vai trò rất quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Họat động tín dụng ngân hàng có
một vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với nền kinh tế đồng thời cũng là là họat
động nhạy cảm và dễ tác động đến nền kinh tế. Với các chức năng của họat động tín
dụng, họat động ngân hàng có tính xã hội hóa cao cũng như tính quốc tế hóa rất cao.
Một ngành ngân hàng phát triển mang tính cạnh tranh và tự do đồng nghóa với việc
gia tăng rủi ro, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn, xuất hiện nhiều rủi ro mới là hệ quả tất yếu
của sự phát triển và hội nhập. Chính vì vậy, đảm bảo sự phát triển an tòan, hiệu quả
của họat động tín dụng ngân hàng cũng là đảm bảo sự phát triển bền vững của nền
kinh tế quốc gia.


Thời gian qua, cùng với sự phát triển mang tính đột phá của nền kinh tế thì
ngành ngân hàng Việt Nam cũng có sự lớn mạnh, thay đổi cả về chất và lượng.
Trong bối cảnh kinh tế đất nước hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai,
kiểm sóat được rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng và
là thách thức lớn nhất đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.

***********









23

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT BẾN TRE TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Tình hình phát triển kinh tế trên đòa bàn tỉnh Bến Tre.
Bến Tre là một trong 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được hợp thành bởi 3
cù lao lớn (cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh) và do phù sa của 4 nhánh sông
Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên) bồi tụ hình
thành.
Là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, được bao bọc bởi bốn bề sông nước, Bến

Tre có một hệ thống giao thông đường thủy gồm những con sông lớn nối từ biển
Đông ngược về thượng nguồn đến tâïn biên giới Campuchia và một hệ thống kênh
rạch chằng chòt nối liền 3 dãy cù lao. Tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh đi miền
Tây và ngược lại đều đi qua Bến Tre. Bến Tre còn có một vò trí đặïc biệt về hệ
thống đường bộ, các tỉnh như Trà Vinh, Vónh Long, Cần Thơ có thể đi tắt qua Bến
Tre để lên thành phố Hồ Chí Minh với đọan đường gần hơn rất nhiều, tuy nhiên
hiện nay còn chưa thuận tiện vì phải qua 2 con phà: Hàm Luông và Rạch Miễu.
Diện tích tự nhiên của Bến Tre là 2.315,01km
2
, dân số độ khỏang trên 1,3
triệu người. Tòan tỉnh Bến Tre được phân chia thành 08 đơn vò hành chính trực
thuộc: 01 Thò xã và 07 huyện (bao gồm 7 thò trấn, 10 phường và 144 xã). Bến Tre
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Thời tiết
Bến Tre nhìn chung rất thuận lợi, ít có những diễn biến đột ngột bất thừơng.
Với 65 km bờ biển, đòa hình có nhiều sông ngòi chằng chòt, đất đai đa dạng-
phong phú, Bến Tre thích hợp cho nhiều loại vật nuôi, cây trồng như thủy sản, gia
súc, gia cầm, dừa, lúa, cây ăn quả … tạo nên nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú
24
để chế biến hàng xuất khẩu. Bến Tre còn có nhiều ngành nghề truyền thống, sản
xuất ra các sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm…góp phần phát triển
ngành du lòch đòa phương, tạo ra nét đặc trưng của tỉnh như: nghề nuôi ong mật,
nghề thủ công các sản phẩm từ dừa, nghề làm bánh tráng, bánh phồng, nghề dệt
chiếu…
Bên cạnh đó Bến Tre còn có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ
chiếm đa số, với những đức tính vốn có của ngườiø nông dân là chăm chỉ, thông
minh, chòu khó. Bến Tre hiện đang đẩy mạnh khai thác những lợi thế về điều kiện
tự nhiên để trong tương lai trở thành điểm đến cho khách du lòch, là miền đất nhiều
hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bến Tre đã xây dựng nhiều dự án
đầu tư trên nhiều lónh vực, đăïc biệt quan tâm các dự án chế biến thủy sản, trái cây,
các sản phẩm từ dừa, khu công nghiệp, khu du lòch, cầu đường….

Trên đà phát triển nhanh và với những thành tựu đạt được của 20 năm đổi
mới, nhất là trong 05 năm gần đây, Bến Tre đã chủ động hội nhập với các tỉnh
trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành của Việt Nam; tiếp tục có
những chính sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn, thu hút nhân tài nhằm đưa kinh tế tỉnh
nhà phát triển nhanh và bền vững hơn. Trong những năm tới, khi cầu Rạch Miễu và
cầu Hàm Luông được xây dựng xong, hệ thống giao thông đường bộ Bến Tre sẽ
hòa nhập với các tỉnh trong khu vực; hạ tầng khu công nghiệp sẽ được triển khai
xây dựng hòan chỉnh. Đây là cơ sở và tiền đề quan trọng cho bước phát triển vững
chắc trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Những thành tựu kinh tế-xã hội quan trọng trong 5 năm 2001-2005:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm sau luôn cao hơn năm trước, bình
quân đạt 9,38%/năm; giá trò sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,86%/năm, công
nghiệp-xây dựng tăng 16,38%/năm, dòch vụ tăng 13%/năm; GDP bình quân đầu
người từ 380 USD năm 2001 tăng lên 461 USD năm 2005.
25
- Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, đạt 14.766,8 tỷ đồng, vượt chỉ
tiêu 47,4%. Nhiều công trình giao thông-thủy lợi quan trọng như cống đập Ba Lai
(công trình thủy lợi lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), các công trình giao thông
huyết mạch như quốc lộ 57, quốc lộ 60, các công trình điện khí hóa nông thôn được
đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; đang xây dựng cầu Rạch Miễu nối liền hai
tỉnh: Tiền Giang và Bến Tre, đã khởi công xây dựng cầu Hàm Luông nối liền Thò
xã Bến Tre với các huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú và mở rộng giao thông nối liền với
tỉnh Trà Vinh, Vónh Long. Khi hòan thành các công trình này sẽ giúp Bến Tre phá
thế biệt lập về đòa lý, mở rộng giao lưu thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Cầân Thơ và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dòch đúng hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây
dựng và dòch vụ trong GDP tăng lên, khu vực nông nghiệp giảm dần. Đến năm
2005, tỷ trọng giá trò nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 58,11%, công nghiệp-xây dựng
chiếm 17,62% và dòch vụ chiếm 24,27%.

- Trong nông nghiệp: cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dòch theo
hướng chất lượng, hiệu quả; tiềm năng nông nghiệp là thủy sản và kinh tế vườn
được khai thác tốt hơn. Phần lớn diện tích vườn dừa được thâm canh, cải tạo và
trồng xen các lọai cây khác như măng cụt, ca cao, chanh, bòn bon…góp phần gia
tăng giá trò sản xuất trên một đơn vò diện tích đất gấp nhiều lần. Chăn nuôi bò phát
triển mạnh, quy mô chăn nuôi gia đình được mở rộng, bước đầu hình thành nhiều hộ
chăn nuôi trang trại. Thủy sản từng bước vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn;
mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh đã thành công và được nhân rộng
ở 3 huyện miền biển, thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong, ngòai tỉnh tham
gia đầu tư sản xuất.

×