Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.38 KB, 10 trang )

1

VĂN HÓA DÂN GIAN KOREA QUA TRUYỆN CỔ TÍCH
Lữ Thị Hoài Vi
Mỗi dân tộc đều có gia tài truyện cổ tích của mình. Từ những dân tộc còn đang ở trình
độ phát triển thấp, đến những dân tộc đã đạt được tới những nền văn minh rực rỡ, dân
tộc nào cũng có kho truyện cổ tích cực kỳ phong phú, nổi tiếng thế giới mà theo các nhà
nghiên cứu thuộc trường phái thần thoại học xem truyện cổ tích là “những mảnh vỡ của
thần thoại cổ”.
Qua truyện cổ tích Korea, người viết mong muốn làm rõ vấn đề về văn hóa dân gian của
người Hàn nhằm mang lại cho sinh viên ngành Hàn Quốc học cái nhìn cụ thể hơn về thế
giới cổ tích của người Hàn cũng như mang lại sự hiểu biết về những tín ngưỡng, phong
tục tập quán, những lễ hội, các trò chơi dân gian hay như một số nghề truyền thống của
người Hàn trên bán đảo Triều Tiên xa xưa. Thông qua thế giới truyện cổ tích của người
Hàn, người viết mong muốn đề cao tính nhân đạo, lòng hiếu thảo hay sự khoan dung của
thế hệ ông cha.
Phương pháp nghiên cứu người viết sử dụng trong đề tài này là: thu thập và đọc tài
liệu; dịch tài liệu và phân tích các chi tiết; tổng hợp và so sánh. Phương pháp tổng hợp
và phân tích được dùng để khảo sát nội dung cụ thể của các câu chuyện cổ tích. Phương
pháp so sánh dùng để làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong quan hệ giữa văn hóa tín
ngưỡng hai nước Việt- Hàn cũng như trong cách suy nghĩ của những con người buổi sơ
khai qua các mẫu truyện cổ của Việt Nam và Korea.
Ngoài ra người viết còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên
ngành: Tôn giáo học, Xã hội học, Sử học, Tâm lý học…
Trong đời sống tinh thần của người Hàn xưa chúng ta thấy tồn tại quan niệm vạn
vật hữu linh, vạn vật tương giao cho nên trong nhiều truyện cổ tích Korea có hình ảnh,
đối thoại sinh động giữa người với vật. Ở truyện Lời phán xử của thỏ, con người có thể
nói chuyện với các loài vật như hổ, bò, thỏ hay cũng có thể nói chuyện với cây thông. Ở
truyện Cục bướu biết hát, ông già có cục bướu nói chuyện được với yêu tinh. Hay như ở
2


truyện Lòng hiếu thảo của hổ, anh chàng tiểu phu và hổ đã nói chuyện với nhau mừng
mừng tủi tủi giống như hai anh em xa cách lâu ngày mới gặp lại.
Ngoài ra còn có những truyện tuy động vật không biết nói nhưng dân gian cho
rằng chúng có thể hiểu được tất cả những gì con người nói về chúng. Con người ứng xử
với thiên nhiên, muông thú, cỏ cây như thế nào thì sẽ nhận lại sự đáp trả từ thiên nhiên
như thế ấy được thấy trong truyện Chim ác là báo ân. Con người đối xử tốt với con vật
thì sẽ được con vật báo đáp là như thế ấy.
Xuất phát từ quan niệm mọi vật đều có linh hồn nên trong tư duy của người Hàn
cổ đâu đâu cũng có các vị thần cai trị. Nghĩa là trong mỗi dòng sông, trong những cánh
rừng rậm và hang núi… đang tồn tại những vị thần. Và trong cuộc sống của người Hàn
cổ bắt đầu xuất hiện tín ngưỡng thờ các vị thần. Vị thần cao nhất trong các vị thần được
gọi là Hanunim. Trong các truyện cổ tích người Hàn đã thể hiện niềm tin của mình vào
Hanunim. Truyện Vì sao mũi heo lại ngắn kể rằng: “Thuở rất xa xưa, Hanunim là đấng
cai quản cả thiên đình và hạ giới. Một ngày kia, Hanunim cho gọi Gà, Chó và Heo đến
và truyền lệnh cho Gà, Chó và Heo xuống trần gian giúp ích cho loài người”. Và khi Heo
không tuân lời của Hanunim “không giúp ích con người, chỉ ăn với ngủ nên Hanunim đã
dùng thanh kiếm chặt phăn cái mũi của Heo”.Hanunim có sức mạnh và quyền lực tối cao,
thấu hiểu mọi nỗi khổ, những tấm lòng, những khát khao của con người Mỗi khi rơi vào
cảnh khổ đau bất hạnh, không lối thoát, người dân thường cầu khấn Hanunim, mong
được cứu giúp. Đó là hai anh em trong truyện Sự tích mặt trăng, mặt trời là những số
phận bất hạnh, mồ côi, khi lâm hoạn nạn cũng chỉ biết phó thác số phận mình và trông
mong vào Hanunim
Như chúng ta đã biết núi chiếm 70% diện tích bán đảo Triều Tiên và có vai trò rất
quan trọng trong sản xuất cũng như trong đời sống của người dân trên bán đảo. Vì vậy
mà trong việc thờ thần Núi của người Hàn cổ ngoài ý niệm cầu mong mùa màng bội thu
còn mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thần Núi. Vì thế mà chúng ta không khỏi
3

ngạc nhiên khi thấy trong truyện cổ tích Hàn Quốc tín ngưỡng thờ thần Núi được nhắc
tới nhiều.

Hàn Quốc là nơi nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng sông kỳ vĩ, ở những ngọn núi
ấy có nhiều loài cây thuốc quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho người Hàn trong đó
đặc biệt là nhân sâm. Và truyện Món quà của thần núi vừa cho ta thấy được vẻ đẹp
thiên nhiên lại vừa thể hiện niềm tin lớn vào thần Núi của những người dân lương thiện.
Mỗi khi gặp khó khăn, mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, dân chúng lại cầu xin thần núi
giúp đỡ.
Cùng với tín ngưỡng dân gian, các yếu tố Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo chi phối
sự sáng tạo và trở thành một nội dung trong các truyện cổ tích của người xưa. Cũng như
người Việt, người Hàn cũng mang tính cách, phẩm chất của người phương Đông, sống
coi trọng tình nghĩa, và người xưa nghĩ rằng xã hội cũng như một gia đình lớn.
Phật giáo hay còn gọi là đạo Phật là một tôn giáo ngoại lai. Có nguồn gốc từ Ấn
Độ, là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Phật giáo có tính triết lý và kỷ luật cao.
Đây là một tôn giao có vị trí quan trọng đối với người Hàn Quốc bởi người Hàn rất đề
cao tính kỷ luật, nhấn mạnh sự rèn luyện của bản thân mỗi người. Qua các truyện cổ tích
của Hàn Quốc chúng ta có thể tìm hiểu thêm về niềm tin của người Hàn vào Phật giáo.
Truyện Shim Ch’ong- cô gái hiếu thảo phản ánh niềm tin vào đức Phật của hai cha con.
Và dân gian tin vào Phật giáo, tin rằng Phật sẽ giúp đỡ họ giải quyết mọi khó khăn, hoạn
nạn, trừng phạt kẻ gian ác, ban thưởng người hiền lành, lương thiện, đem lại cuộc sống
yên bình cho dân chúng.
Bên cạnh sự ảnh hưởng của Phật giáo là ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống
tâm linh của dân gian Hàn Quốc. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, lấy đạo đức
làm đầu trong mọi ứng xử gia đình, xã hội, người Hàn rất tin tưởng vào việc con người
sẽ được thưởng hay phạt tùy theo hành động của họ có hợp với nguyên tắc đạo đức hay
không và tùy theo mức độ tin tưởng vào trật tự đạo đức trong xã hội. Ở Hàn Quốc, với sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, chữ hiếu luôn được đề cao, nên nội dung cơ bản
trong truyện cổ tích cũng đã được biến đổi theo nhận thức truyền thống này. Nho giáo từ
4

xưa có ảnh hưởng lớn tới tư duy chính trị và đời sống tinh thần của người Hàn nên người
Hàn rất coi trọng gia đình, đề cao tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, đối xử

tốt với người xung quanh, sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Nho giáo thường
luôn nhắc đến bổn phận của con người đối với cha mẹ tổ tiên, nhất là giữ chữ hiếu với
mẹ cha qua truyện Cô út bị bỏ rơi .
Nếu như ước mơ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc bên cha mẹ, được báo
hiếu đối với những bậc sinh thành, dưỡng dục luôn là động lực giúp con người hoàn
thiện về phẩm chất, đạo đức thì ước muốn được trẻ mãi không già, được trường sinh, bất
tử khi đó con người sẽ không phải đối mặt trước những đau thương như sự ra đi vĩnh
viễn của người thân ruột thịt cũng là một trong những nội dung được tác giả dân gian
phương Đông phản ánh rất rõ nét. Vì tài liệu tham khảo có hạn nên người viết cũng
không chắc rằng truyện cổ Hàn Quốc có đề cập đến thuốc trường sinh bất tử hay không
nhưng người viết khẳng định rằng truyện cổ Hàn Quốc có chịu sự ảnh hưởng của Đạo
giáo vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đó chính là tư tưởng tin vào thần tiên cùng với
khao khát cuộc sống ấm no hạnh phúc được thể hiện rõ ở các truyện Nàng tiên ốc hay
Anh tiều phu và cô tiên nữ
Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một phong tục cưới hỏi riêng, mang đậm bản
sắc của dân tộc mình. Đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Taerye.
Lễ cưới được tổ chức linh đình và sang trọng với nhiều thủ tục, nghi lễ. Một trong những
nghi thức không thể thiếu trong cưới hỏi đó là thách cưới. Thách cưới có thể là những lễ
vật cũng có thể là những lời thách đố. Trong truyện Hôn nhân tiền định, có một cô gái
có tài dệt vải rất khéo và rất nhanh. Đến tuổi trưởng thành người cha muốn tìm cho con
mình một tấm chồng xứng đáng nên đã treo một tấm bảng thách cưới cho những chàng
trai nào muốn cưới con gái ông. Hay câu chuyện Kén dâu của nhà quý tộc cũng cho
chúng ta thấy tục thách cưới không chỉ dành cho chú rể mà người ta cũng muốn tìm cho
con trai mình một người con dâu hiền và người vợ đảm đang. Vì cũng muốn cưới một
người vợ thông minh, lanh lợi và đảm đang cho con trai nên nhà quý tộc đã loan tin khắp
làng rằng mình đang kén dâu “cô gái nào có thể chỉ bằng một thùng gạo mà nuôi sống
5

được ba người trong ban tháng thì sẽ lập tức chọn làm con dâu.” Bằng những lời thách
đố đó, những bậc cha mẹ đã chọn được cho mình những chàng rể giỏi giang và những

nàng dâu tốt.
Sau lễ cưới chú rể sẽ phải đến nhà cô dâu và ở lại ở đó ba ngày trước khi đón cô dâu về
nhà mình. Điều này được nhắc đến trong truyện Ai mà không đánh rắm, truyện viết rõ
rằng: Ngày xưa có một tục trong ngày cưới gọi là “Tam nhật tân hôn” theo đó thì tân
lang phải ngủ ở nhà tân nương trong ba ngày liền. Ngoài ra, trong hôn nhân còn tồn tại
một quy luật rất độc đáo mà cũng rất buồn cười. Quy luật đó được người xưa nói rất rõ
trong câu chuyện Ai mà không đánh răm.
Trong những nghi lễ vòng đời của con người thì nghi lễ đưa linh cữu về nơi an
nghỉ là nghi lễ quan trọng của người sống tiễn đưa người quá cố. Với niềm tin mọi vật
đều có linh hồn và linh hồn của con người là bất diệt nên người nguyên thủy rất chú ý
đến việc mai táng người chết. Họ đã đặt ra hàng loạt các nghi thức khi mai táng người
đã mất với nhiều ý nghĩa độc đáo.
Trong truyện Lòng hiếu thảo của hổ, hổ cha tin mình là con cái của người nên
khi biết tin mẹ anh tiều phu qua đời nên đã khóc thương tiếc mà cũng chết theo “từ ngày
bà nội mất, cha chúng tôi không ăn gì mà chỉ nằm trong hang vừa khóc vừa gọi mẹ nên
đã bị bệnh và đã qua đời”. Những con hổ con vì cha mất nên chúng đã buột khăn ở đuôi.
Như vậy là ở dân gian người Hàn có phong tục khi người thân qua đời thì con cháu buột
khăn trên đầu để tang và tưởng nhớ đến người đã khuất. Ở đây, tác giả nhân gian đã
nhân cách hóa con vật như con người. Con hổ cũng biết buột đuôi để tang cho cha. Còn
truyện Cô út bị bỏ rơi, khi phú ông qua đời thì có ba mươi tên khiêng quan tài hô hò và
nâng quan tài lên. Sáu người con gái và sáu người con trai thì mặc áo tang đi theo sau
quan tài than khóc “ôi cha ơi, cha ơi là cha”. Và khi cô gái út tìm thuốc về cho cha đúng
lúc người ta khiêng quan tài đi. Lúc này cô út nhờ người khiêng quan tài đặt quan tài
xuống và nói: “Các anh làm ơn mở nắp quan tài ra dùm tôi.” Rồi lại nhờ họ mở nắp hòm
ra dùm. Sau khi mở nắp hòm ra cô út bắt đầu sử dụng các loài hoa chà sát lên người cha
để cứu ông. Qua đây, ta thấy xác người chết được đặt trong một cái hòm và cái hòm này
6

lại được đặt trong quan tài. Có ba mươi người khiêng quan tài và dù con gái hay con rể
cũng mặc áo tang đi theo sau quan tài mà khóc gọi cha. Ở Hàn Quốc còn có phong tục

khi chết thì lại muốn chết bên cạnh tổ tiên hay cũng muốn chôn bên cạnh mộ tổ tiên. Điều
đó được nhắc đến trong câu chuyện Con chuột huyền bí,
Trong quan niệm truyền thống, con người dù sinh sống và làm việc ở bất kỳ nơi đâu, khi
đến ngày giỗ họ đều quy tụ về. Truyện Tài sản kế thừa của ba anh em trai, sau khi
người cha qua đời, ba anh em chia tay nhau, mỗi người một nơi tự lập cuộc sống riêng.
Họ hẹn nhau đến ngày giỗ cha thì quay trở về
Hình thức thờ cúng tổ tiên của Hàn Quốc được gọi là Chesa. Các nghi lễ này nhằm nhấn
mạnh trật tự từ trên xuống dưới, từ người cao tuổi nhất đến người ít tuổi nhất, và là sự
xác nhận mối quan hệ máu mủ giữa người đang sống và người đã chết. Có ba loại Chesa
cơ bản là Kije, Charye va Myoje.
1

Việc xem phong thủy đã tồn tại từ rất lâu trên bán đảo Triều Tiên.
Câu chuyện Giả làm thần núi đã nhắc đến vai trò của thầy phong thủy như thế này:
“Nhắc đến thầy phong thủy thì ai mà chả biết đó là người chuyên đi thăm thú khắp hang
cùng ngõ hẻm tìm những khu đất mộ, ngôi nhà có địa thế tốt nhất.”
Trong cuộc sống, người nông nghiệp tiếp xúc với đất trồng trọt, cây nuôi sống con
người, nước tưới cây, lửa đối tro nuôi đất, sắt đá cho ta công cụ nhưng làm cây cối cằn
cỗi không mọc được Từ những vật chất cụ thể và thiết thực ban đầu, ý nghĩa của chúng
được phức tạp hóa dần thành các ý niệm trừu tượng, đa nghĩa kết hợp trong hai bộ tam
tài “ Thủy-Hỏa-Thổ” và “Mộc-Kim-Thổ”, trong đó có thổ là yếu tố chung, kết hợp
chúng lại ta được Bộ Năm hay còn gọi là Ngũ Hành với số mối quan hệ đa dạng và
phong phú hơn hẵn, trong đó “Thủy-Hỏa” là cặp âm dương đối lập nhau rất rõ rệt,
“Mộc-Kim” là cặp thứ hai, “Thổ” ở giữa điều hòa. Giữa các hành có quan hệ tương
khắc, và cũng có quan hệ tương sinh.
Do sản xuất nông nghiệp lúa nước nên trong phong tục ăn uống của người Hàn thì cơm
nấu bằng gạo hoặc độn thêm lúa mạch, bắp hay những loại hạt khác là lương thực chính




7

của người Hàn xưa. Người Hàn Quốc thường dùng gạo tròn hạt và trong để nấu cơm
dính và dẻo. Người ta vo gạo, đổ nước vào và bắc lên bếp đun. Khi sôi, hạ bớt lửa trong
khoảng 10-15 phút rồi tắt. Trong câu chuyện Chiếc bầu kỳ lạ có kể rằng: “Ngày xưa, ở
một làng nọ có anh nông dân nghèo, gặp năm hạn hán không kiếm được cái ăn nên đã
bán hết những đồ vật trong nhà chỉ trừ cái nồi, đôi đũa và cái muỗng để đổi lấy một đấu
gạo. Nhưng trên đường đi anh đã đổi đấu gạo duy nhất của mình để cứu những con ếch
đang nằm thoi thóp trong cái gáo của một người đàn ông nọ. Để cảm tạ ơn cứu mạng
của anh nông dân nghèo, những chú ếch đã tặng cho anh một chiếc bầu hồ lô. Anh nông
dân mang bầu hồ lô về để trong nhà bếp và thật ngạc nhiên trong bầu hồ lô có đầy ắp
những hạt gạo trắng muốt. Anh bèn lấy số gạo đó đem nấu cơm ăn”.
Ngoài ra, có một loại bánh mà người Hàn thường hay đặt trên bàn thờ cúng gia tiên
hoặc được ăn trong các ngày lễ tết. Đó là bánh gạo hay còn gọi là bánh Ttok. Bánh Ttok
đã có trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc từ rất sớm. Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng
người dân Hàn Quốc đa biết làm bánh Ttok để ăn từ rất lâu đời. Nguyên liệu chủ yếu
được dùng để làm bánh là các loại lương thực và ngũ cốc mà người dân trồng và thu
hoạch được. Trong sách 100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc không ít truyện nói về
loại bánh làm bằng gạo này. Truyện Con hổ đạp cối xay có kể rằng ngày xưa, ở một ngôi
làng trên miền núi xa xôi hoang vắng có một đôi vợ chồng trẻ sống cùng các con. Một
ngày kia vợ chồng họ phải đi ăn tiệc ở nhà một người họ hàng. Họ định đưa bọn trẻ theo
nhưng vì đường xa quá nên đành phải dỗ ngon ngọt để bọn trẻ ngoanmặt trời có nhắc
đến một loại bánh gạo có tên là bánh gạo kiều mạch
Lễ hội Phật là lễ hội mang tính chất thực hành tín ngưỡng ở Hàn Quốc nói riêng
và ở một số các quốc gia Châu Á nói chung. Đối với người dân Hàn Quốc việc tới chùa
lễ Phật, cầu mong sự may mắn, mong ước về điều gì đó thành hiện thực hay muốn có
hạnh phúc lứa đôi cũng được phản ánh qua truyện cổ tích.
Có một cô gái trẻ trong truyện Sự ngạc nhiên của nhà sư thường xuyên lên chùa lễ Phật
bằng cả trái tim chân thành, cô có nguyện vọng lấy được một người chồng tốt, có địa vị
xã hội là một vị quan châu nhưng khi lên chùa lễ Phật, cô đã bị kẻ xấu lập mưu hãm hại.

Hình 3.7
8

Truyện Shim Ch’ong - cô gái hiếu thảo. Shim Ch’ong đã khấn đức Phật rằng: “ nam
mô a di đà Phật con không biết có thể cúng giường món quà to tát như vậy hay không
nhưng con sẽ cố gắng bằng cách nào đó sẽ kiếm đủ số gạo để dâng lên đức Phật” và khi
lòng hiếu thảo của Shim Ch’ong đã làm động lòng Long Vương nên đã được Long Vương
làm nghĩa nữ. Nhưng dù được sống ở nơi đẹp lộng lẫy và được làm công chúa sống một
cuộc sống sung sướng nhưng Shim Ch’ong vẫn u sầu và lo lắng cho cha già. Long Vương
không cầm được lòng nên đã cho cô lên trần gian. Ngài đặt Shim Ch’ong trong một đóa
hoa sen khổng lồ và đưa cô lên mặt nước. Như vậy là đóa hoa sen mà trong Phật giáo
cho là biểu tượng của sự thuần khiết cũng được xuất hiện trong cổ tích Hàn Quốc như
muốn nhấn mạnh hơn về sự ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Hàn Quốc thời bấy
giờ.
Múa mặt nạ lưu hành rộng rãi dưới thời Joseon (1392-1910). Múa mặt nạ xuất
hiện trong nghi thức tôn giáo Shaman ở làng Hahoe, thành phố Andong. Trong tiếng Hàn
Quốc múa mặt nạ được gọi là Talchum có nghĩa là đeo mặt nạ vào nhảy múa. Những
chiếc mặt nạ bằng gỗ được đục đẽo và tô vẽ qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân
lớn tuổi. Những gương mặt đơn giản nhưng mang nhiều cảm xúc. Lễ hội múa mặt nạ là
một sân khấu biểu diễn của giới bình dân, mỗi điệu múa chứa đựng những câu chuyện đa
dạng về cuộc sống hằng ngày, pha thêm chút châm biếm để tạo nên những tiếng cười
sảng khoái cho người xem. Múa mặt nạ cũng là cách người chơi che dấu bản thân mình
trong chiếc mặt nạ để thỏa sức giải tỏa những bức xúc, uất hận hàng ngày.
Lễ hội nhân sâm Kumsan là một sự kiện văn hóa truyền thống để bày tỏ hy vọng
thu hoạch được thật nhiều nhân sâm và khuyến khích sử dụng nhân sâm trên toàn thế
giới. Tại lễ hội diễn ra nhiều sự kiện văn hóa dân gian như lễ tế thần Núi, lễ khai mạc và
các trò chơi truyền thống. Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn Quốc vì điều kiện khí
hậu đất đai ở đây rất thích hợp. Nhân sâm được sử dụng như là liều thuốc tăng cường
sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng
của các của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường

9

chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh. Câu chuyện Nhân sâm núi và con trăn cho
thấy Hàn Quốc là đất nước của xứ sở nhân sâm. Ngoài ra vào những ngày xuân hay dịp
tết Nguyên đán, nhân dân các nước phương Đông bao giờ cũng có những lễ nghi thiêng
liêng đồng thời cũng thật vui vẻ, ý nghĩa như: tế lễ đất trời, làm các món ăn, các loại
bánh truyền thống, tổ chức các trò chơi dân gian…
Nói đến Lễ hội thì có hai phần đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ như chúng ta đã biết
nó mang ý nghĩa tạ ơn và cầu khấn thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Còn phần
hội gồm các trò vui chơi, gải trí hết sức phong phú. Nên ta có thể nói Trò chơi là một
phần không thể thiếu trong các lễ hội như thả diều, đánh đu, bập bênh, kéo co, trò chơi
rùa, trò nuôi bò Một nước có dấu ấn của nền nông nghiệp như Hàn Quốc thì việc
thường xuyên tiếp xúc với những gì có liên quan đến người nông dân là lẽ đương nhiên.
Trong truyện cổ tích Hàn Quốc, người ta hay nhắc đến việc cày cấy cùng với con bò hay
con trâu. Điều đó chứng tỏ rằng người Hàn rất xem trọng con bò hay con trâu như là
một tài sản quý nhất của người làm nông. Có lẽ vì vậy mà người Hàn xưa có những trò
chơi rất “nông nghiệp”.
Tìm hiểu văn hóa dân gian với một số tín ngưỡng, phong tục và lễ hội của người
Hàn thể hiện qua truyện cổ tích, người viết muốn nhìn văn học, cụ thể là truyện cổ tích,
bằng cái nhìn văn hóa để nhận thức sâu sắc hơn về con người và văn hóa dân gian Hàn
Quốc. Qua cổ tích chúng ta thấy, văn hóa dân gian chính là những gì thuộc về lĩnh vực
tinh thần, trải qua thời gian đã trở thành quy ước, thành những hình thức mang tính cố
định chi phối tới nếp cảm, nếp nghĩ sâu đậm, bền vững của con người. Tìm hiểu văn hóa
dân gian thể hiện trong truyện cổ tích liên quan đến tính ngưỡng, phong tục-tập quán, lễ
hội…bài nghiên cứu hướng tới sự hiểu biết sâu săc thêm về văn hóa của Hàn Quốc đồng
thời thấy được vẻ đẹp văn hóa dân gian, thấy được sự giao thoa giữa hai nền văn hóa
Việt-Hàn, và điều này có ý nghĩa trong công cuộc hội nhập hôm nay.


10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahn Kyong Hwan (2006), Truyện cổ Hàn Quốc, Trần Hữu Kham biên dịch, NXB
HCM: Trẻ.
2. Hàn Quốc lịch sử và văn hóa (1995), NXB Chính trị Quốc gia
3. 100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc (2011), Đỗ Ngọc Luyến dịch, NXB Hội Nhà
Văn.
4. Nguyễn Trường Tân (2011), Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà
Nội.

LÃNH ĐẠO KHOA SINH VIÊN THỰC HIỆN


×