Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Khảo sát một số lỗi sai thường gặp khi sử dụng bổ ngữ xu hướng kép trong tiếng hán hiện đại của sinh viên chuyên ngành tiếng trung trường đại học hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.26 KB, 44 trang )


ĐỀ TÀI
Khảo sát một số lỗi sai thường gặp khi sử
dụng bổ ngữ xu hướng kép trong tiếng Hán
hiện đại của sinh viên chuyên ngành tiếng
Trung trường Đại học Hùng Vương
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình học tiếng Hán chúng tôi nhận thấy rằng ngữ pháp là một
phần vô cùng quan trọng đối với cả người dạy và người học tiếng Hán. Bổ ngữ là
một phần khó trong ngữ pháp tiếng Hán đặc biệt là bổ ngữ xu hướng. Bổ ngữ
trong tiếng Hán được phân loại khá rõ ràng mỗi loại bổ ngữ lại có thành phần cấu
tạo, chức năng biểu đạt riêng. Qua quá trình học chúng tôi phát hiện ra bổ ngữ xu
hướng kép có tần suất sử dụng tương đối cao, khi sử dụng rất dễ bị nhầm lẫn và
đang là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Vì bổ ngữ xu hướng kép không chỉ
mang lớp nghĩa thông thường mà nó còn bao gồm cả nghĩa mở rộng.
Với hình thức ý nghĩa và kết cấu “V/A + 复合趋向补语” vô cùng phức tạp
khiến cho việc học cũng như việc sử dụng tiếng Hán của các bạn sinh viên Việt
Nam gặp rất nhiều khó khăn.Trước đây cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã tiến
hành nghiên cứu về bổ ngữ xu hướng kép và đạt được nhiều kết quả đáng ghi
nhận, như nhà nghiên cứu Lưu Nguyệt Hoa (1988) đã xuất bản cuốn sách có liên
quan bổ ngữ xu hướng “ Giải thích bổ ngữ xu hướng ”, bên cạnh đó còn có một
số bài nghiên cứu của các anh chị sinh viên, như Báo cáo tốt nghiệp của Nguyễn
Minh Khải (2012) “Bổ ngữ xu hướng kép “ 起 来 ” và những từ ngữ tương
đương trong tiếng Việt”, Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Kiều Dung (2013)
“Nghiên cứu cách dùng của bổ ngữ xu hướng kép “ qilai ”, “ xialai ”, “ xiaqu ”
trong Tiếng Hán hiện đại”, ngoài ra còn có nhiều bài luận văn khác có liên quan
đến bổ ngữ xu hướng kép. Mỗi một bài nghiên cứu lại có cách nhìn nhận đánh
giá riêng về bổ ngữ xu hướng kép. Và qua đó cho thấy cách dùng của từng loại
bổ ngữ xu hướng kép có nét đặc thù riêng, còn tồn tại nhiều điểm khó.
Từ những lí do đó nhóm nghiên cứu cho rằng cần phải nghiên cứu khảo sát
một số lỗi sai thường gặp khi sử dụng bổ ngữ xu hướng kép để giúp cho sinh viên


học ngành ngoại ngữ nói chung và sinh viên chuyên ngành tiếng Trung nói riêng
có cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu biết và nắm chắc hơn phần ngữ pháp này nhằm giúp
cho các bạn sinh viên cũng như bản thân chúng tôi tránh được một số lỗi sai
thường gặp khi sử dụng bổ ngữ xu hướng kép, nâng cao, hoàn thiện hơn kiến thức
ngữ pháp của mình để phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập, phiên dịch và giao
tiếp bằng ngôn ngữ Trung Quốc. Xuất phát từ những lí do trên nhóm chúng tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Khảo sát một số lỗi sai thường gặp khi sử dụng bổ ngữ
xu hướng kép trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên chuyên ngành tiếng
Trung trường Đại học Hùng Vương” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi dựa trên cơ sở nghiên cứu của những người đi trước,
tiến hành tìm hiểu, phân tích cách dùng và một số nghĩa mở rộng của bổ ngữ xu
hướng kép, sau đó thông qua quá trình khảo sát thực tế nguồn ngữ liệu từ các tác
phẩm văn học mang tính điển hình, cuối cùng chúng tôi tổng kết lại và phân tích
những lỗi sai cơ bản mà sinh viên mắc phải trong khi sử dụng bổ ngữ xu hướng
kép, đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục. Để phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế sinh viên chuyên ngành
ngôn ngữ Trung Quốc năm thứ nhất và năm thứ hai của Trường Đại học Hùng
Vương về cách sử dụng bổ ngữ xu hướng kép nhằm tìm ra những lỗi sai thường
gặp nhất của sinh viên khi sử dụng trong tiếng Hán hiện đại.
Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ phần nào giúp cho sinh viên học
tiếng Trung hiểu rõ hơn về cách sử dụng, nghĩa mở rộng và tránh được những
lỗi sai cơ bản khi sử dụng bổ ngữ xu hướng kép.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Tổng quan về bổ ngữ xu hướng kép trong tiếng Hán hiện đại.
3.2. Hiểu về nghĩa mở rộng và cách dùng của một số bổ ngữ xu hướng
kép thường gặp trong tiếng Hán hiện đại.
3.3. Tìm và chỉ ra những lỗi sai thường gặp khi sử dụng bổ ngữ xu hướng
kép trong tiếng Hán hiện đại đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục.
3.4. Tìm ra được sự khác biệt của bổ ngữ xu hướng kép với các loại bổ

ngữ xu khác.
3.5. Giúp nâng cao kiến thức cho bản thân.
3.6. Là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên học tiếng
Hán hiện đại.
4. Giả thuyết khoa học
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, lý do chọn đề tài này cùng với những
phát hiện trong quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra giả thuyết
khoa học cho đề tài mà chúng tôi nghiên cứu đó là sau khi nghiên cứu xong, kết
quả của đề tài này sẽ giúp cho các bạn học sinh, sinh viên theo học ngôn ngữ
Trung Quốc sẽ có thể hiểu sâu hơn nữa cách sử dụng bổ ngữ xu hướng kép. Từ đó
giúp các bạn học sinh, sinh viên nâng cao kĩ năng tiếng Hán của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu khoa học như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BỔ NGỮ XU HƯỚNG
TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
Hệ thống bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại rất phức tạp, là tiêu điểm chú ý
của các nhà nghiên cứu ngữ pháp, cũng là tâm điểm và điểm khó của người học
tiếng Hán vì tính phức tạp của nó. Định nghĩa và chức năng ngữ pháp của bổ
ngữ về cơ bản các nhà nghiên cứu đều có cách nhìn giống nhau: Bổ ngữ đứng
sau động từ hoặc tính từ bổ sung, tu sức cho động từ được gọi là bổ ngữ. Nhưng
thực ra bổ ngữ không chỉ hoàn toàn bổ sung, giải thích ý nghĩa cho động từ và

tính từ, hơn thế nữa nó còn bổ sung, giải thích cho chủ thể của động tác bị chịu
sự chi phối của người hoặc sự vật. Các nhà nghiên cứu khi phân loại bổ ngữ về
hình thức, ngữ nghĩa do góc nhìn và trọng tâm nghiên cứu là không giống nhau
dẫn đến kết quả phân loại không giống nhau, nội hàm cũng khác nhau. Phạm vi,
cách dùng, kết cấu của bổ ngữ xu hướng rất rộng lại phức tạp.
1.1. Sơ lược về bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại
1.1.1. Khái niệm bổ ngữ xu hướng
- T và t t  t sau   ng t hoc v ng tính t có tác dng b sung,
nói rõ v v ng…    c gi là b ng.
- Bổ ngữ là thành phần bổ sung nhằm nói rõ hơn về thời gian, số lượng, trình
độ, kết quả, xu hướng…của động tác đã nêu lên trước đó.
1.1.2. Đặc điểm bổ ngữ
- Bổ ngữ chủ yếu do những từ mang tính vị ngữ, từ tổ giới từ, từ tổ số
lượng đảm nhiệm
- Nhng t mang tính v ng làm b ng gm có:
1. Tính t: (台高) nâng lên,(走得快)i nhanh, (洗干净) ra sch, ( 说清
楚 nói rõ,(抓紧) nm chc…
2.   n g t: ( 写完) vit xong , (听懂) nghe hiu, (看得见) nhìn rõ , (听得)
nghe ra ,(学会) hc    c …
3. Cm ch v:
高兴得眼泪都快流出来了! Vui   n ni n c mt nh mun trào ra
气得脸都白了 Tc   n ni mt mày tái nht
4. Cm   ng tân:
急得想哭 Nóng rut   n phát iên
说得没有分寸  n nói không có chng mc
5. Cm liên hp:
他 长得又精干又潇洒 Anh ta va nhanh nhn tháo vát va
rt thân thin d gn
累得筋疲力尽 Mt   n ni sc cùng lc kit
6. Cm trng ng:

起得很早 Dy rt sm
睡得很晚 Ng rt mun
7. Cm liên v :
他气得流着眼泪跑了出来 Anh ta tc quá va khóc va chy ra ngoài
8. Cm kiêm ng :
奇怪得令人无法捉摸 K l quá khin ng i ta oán không ra
9. Cm t s l ng làm b ng :
看了三遍 Nhìn ba l t
走了一趟  i mt chuyn
住了半个月  na tháng
看了两眼 Nhìn bng hai mt
10. Gii t làm b ng:
出生在上海 Sinh ra  Th ng Hi
写于二十年代初期 Vit vào thi k   u nhng nm hai m i
始于上个世纪 Bt   u t th k tr c
Giữa bổ ngữ và trung tâm ngữ có trợ từ kết cấu “得”.
Trong ting Hán nói chung, gia b ng và trung tâm ng th ng có tr t
kt cu “de”.
Ví d: 他汉语说得流利。
Anh ta nói ting Hán rt lu loát.
1.1.3. Phân loại bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại
1.1.3.1. Bổ ngữ trình độ
- Là thành phần đứng sau động từ và tính từ nói rõ mức độ đạt đến gọi là bổ
ngữ trình độ.Phần lớn bổ ngữ trình độ do tính từ, động từ biểu thị hoạt động tâm
lý, phó từ cá biệt đảm nhiệm.
- Bổ ngữ trình độ có trường hợp: một loại có trợ từ “得”và một loại không có
“得”.
动词/形容词 + (得)+ 程度补语
(Động từ/Tính từ + (得) + Bổ ngữ trình độ)
Ví dụ:

(1) 他吃得很高兴。
Bổ ngữ trình độ thêm “得”, trước bổ ngữ trình độ thường cần các từ như “ 很,
太, 非常, 特别 ”.
1.1.3.2. Bổ ngữ kết quả
- Là thành phần đứng sau động từ vị ngữ, bổ sung nói rõ kết quả của động tác
gọi là bổ ngữ kết quả.
(动词谓语+结果补语+(了/过)+(宾语)+了)
( Vị ngữ động từ + Bổ ngữ kết quả + (了/过)+ ( Tân ngữ ) +了)
Ví dụ:
(2) 我买到那本书了。
Cuối câu bổ ngữ kết quả thường có “了”. Có tác dụng biểu thị động tác đã
hoàn thành.
1.1.3.3. Bổ ngữ xu hướng
- Là thành phần đứng sau động từ, hình dung từ, biểu thị xu hướng của động
tác hoặc xu hướng phát triển của sự vật gọi là bổ ngữ xu hướng.
- Bổ ngữ xu hướng bao gồm bổ ngữ xu hướng đơn, bổ ngữ xu hướng kép.
+ Bổ ngữ xu hướng đơn bao gồm hai nhóm:
(a)
动词谓语+来/去
(Vị ngữ động từ +来/去)
Ví dụ:
(3) 你们都进屋去吧。
- Tân ngữ chỉ nơi chốn nhất định đặt trước “来/去”.
Chú ý: Điều mà “来/去” biểu thị không phải là phương hướng thực sự của
động tác. Khi động tác rời xa người nói nhất định dùng “ 去 ” , khi động tác
hướng về người nói nhất định phải dùng “来”.
(b)
动词谓语+“上、下、进、出、回、过、起”
(Vị ngữ động từ +上, 下, 进, 出, 回, 过, 起)
Ví dụ:

(4) 啊里买回了一本新书。
Chú ý:“上,下, 进, 出, 回, 过, 起”biểu thị phương hướng thực của động tác,
nó không liên quan đến vị trí của người nói. Khi dùng nhất định phải phân biệt
với cách dùng của “来/去”.
+ Bổ ngữ xu hướng kép do “上, 下, 进, 出, 回, 过, 起”kết hợp với “来/去”
tạo thành, tất cả có 13 bổ ngữ.
上 下 近 出 回 过 起
来 上来 下来 近来 出来 回来 过来 起来
去 上去 下去 近去 出去 回去 过去
动词谓语+复合趋向补语
(Vị ngữ động từ + Bổ ngữ xu hướng kép)
Ví dụ:
(5) 他把书包拿上楼去了。
- Tân ngữ chỉ nơi chốn chỉ có thể đặt giữa bổ ngữ xu hướng phức hợp “了”
nhất định phải đặt ở cuối câu.
Chú ý: Xu hướng của bổ ngữ xu hướng kép luôn có quan hệ với phương
hướng thực tế của động tác và vị trí của người nói, cho nên khi chọn bổ ngữ xu
hướng kép cần phải xem xét hai mặt này.
1.1.3.4. Bổ ngữ khả năng
Thành phần đứng sau động từ, tính từ, biểu thị có hay không có khả năng,
có thể hay không thể, gọi là bổ ngữ khả năng.

肯定式:动+得+形容词(动词)
(Hình thức khẳng định: Động từ +得+ Tính từ (Động Từ))
Ví dụ:
(6) 作业我写得完。

否定式: 动+不+形容词(动词)
(Hình thức phủ định: Động từ +不+ Tính từ (Động Từ))
(7) 我吃不了这些反。

Chú ý: 1. Từ làm bổ ngữ khả năng, thường là động từ hoặc tính từ riêng lẻ,
không thêm từ ngữ khác. Ví dụ: 完 ,了 .
2. Câu có bổ ngữ khă năng,không dùng “了, 着, 过”
3. Tân ngữ của câu có thể đặt ở cuối, như ví dụ (7) “这些反”, cũng
có thể đặt ở đầu câu, như ví dụ (6) “作业” ; Còn có thể đặt sau chủ ngữ trước
động từ.
Ví dụ:
(8) 我这些反吃不了。
1.1.3.5. Bổ ngữ số lượng
- Là thành phần đứng sau vị ngữ động từ , tính từ, bổ sung nói rõ tình hình số
lượng của vị ngữ gọi là bổ ngữ số lượng.
- Bổ ngữ số lượng bao gồm bổ ngữ danh lượng, bổ ngữ động lượng, bổ ngữ
thời lượng.
(动词/形容词谓语+(了/过)+数量补语))
(Động từ / Vị ngữ tính từ + (了/过)+ Bổ ngữ số lượng)
Ví dụ:
(9) 这座桥比那座桥宽三米。
 “三米” là bổ ngữ danh lượng
(10) 这本书我都看过两遍了。
 “两遍” là bổ ngữ động lượng. Trước động từ có thể có trạng ngữ
như “都”.
(11) 我们打太极拳打了打了一个早晨。
 “一个早晨” là bổ ngữ thời lượng.
Chú ý: 1. Giữa vị ngữ và bổ ngữ số lượng có thể có “了/过”.nhưng không thể
có “着”. Cũng có thể thêm từ khác.
2. Câu mang bổ ngữ số lượng, động từ không thể láy lại.
3. Trạng ngữ nhất định phải đặt trước vị ngữ động từ, không thể đặt
giữa động từ và bổ ngữ. Nếu có trạng ngữ thì đặt trạng ngữ trước động từ lặp lại.
1.2. Sơ lược về bổ ngữ xu hướng trong tiếng Hán hiện đại
1.2.1. Khái niệm của bổ ngữ xu hướng

- Là thành phần đứng sau động từ, tính từ, biểu thị xu hướng của động tác
hoặc xu hướng phát triển của sự vật gọi là bổ ngữ xu hướng.
1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa ngữ pháp của bổ ngữ xu hướng
- Ý nghĩa xu hướng: ý nghĩa xu hướng là ý nghĩa cơ bản của bổ ngữ xu
hướng. Ý nghĩa xu hướng của bổ ngữ xu hướng biểu thị sau khi người hoặc sự
vật thực hiện động tác sẽ làm thay đổi vị trí của động tác đó.
Ví dụ:
“上” biểu thị động tác di chuyển từ thấp lên cao
“下” biểu thị động tác di chuyển từ cao xuống thấp
“来” biểu thị động tác hướng về phía người nói
“去” biểu thị động tác hướng ra xa người nói
- Ý nghĩa kết quả: bổ ngữ xu hướng đôi khi không biểu thị phương hướng,
mà biểu thị kết quả của động tác hay là đạt được mục đích. Đa số bổ ngữ xu
hướng có ý nghĩa kết quả.
Ví dụ:
(12) 你把刚才说的话写下来。 (引自刘月花)
- Ý nghĩa trạng thái của bổ ngữ xu hướng biểu thị ý nghĩa hoàn toàn khác so
với bổ ngữ kết quả: biểu thị sự bắt đầu, sự tiếp tục, sự dừng lại.
Ví dụ:
(13) 有些人大声议论了起来。 (老舍《鼓书艺人》)
1.2.3. Phân loại của bổ ngữ xu hướng
- Bao gồm bổ ngữ xu hướng đơn, bổ ngữ xu hướng kép và cách dùng mở
rộng của bổ ngữ xu hướng.
1.2.3.1. Bổ ngữ xu hướng đơn
- Bổ ngữ xu hướng đơn bao gồm 2 loại sau:
(1) 动词谓语 + 来/去
Vị ngữ động từ + 来/去
(2) 动词谓语 + 上/下/近/出/回/过/起
Vị ngữ động từ +上/下/近/出/回/过/起
1.2.3.2. Bổ ngữ xu hướng kép

Bổ ngữ xu hướng kép do “上/下/近/出/回/过/起”kết hợp với “来/去” tạo
thành, tất cả có 13 bổ ngữ.
上 下 近 出 回 过 起
来 上来 下来 近来 出来 回来 过来 起来
去 上去 下去 近去 出去 回去 过去

动词谓语+复合趋向补语
(Vị ngữ động từ + bổ ngữ xu hướng kép)
Tiểu kết

Bổ ngữ là một phần ngữ pháp khó trong tiếng Hán hiện đại. Trong chương
này chúng tôi đã tìm hiểu về một số loại bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại. Qua
đó cho thấy bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại rất đa dạng. Đặc biệt là bổ ngữ xu
hướng có tần xuất sử dụng tương đối cao, kết cấu phức tạp. Hy vọng qua chương
này sẽ giúp chúng tôi cũng như các bạn chuyên ngành tiếng Trung nắm được
kết cấu cũng như cách dùng của một số loại bổ ngữ.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU CÁCH DÙNG MỞ RỘNG CỦA BỔ NGỮ XU HƯỚNG
KÉP TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
2.1. Cách dùng mở rộng của bổ ngữ xu hướng kép
2.1.1. Cách dùng mở rộng của bổ ngữ xu hướng kép 下去
动词/形容词谓语+下去
(Động từ /Vị ngữ tính từ +下去)
*Giải thích: Cách dùng mở rộng của “下去”có hai cách:
A. Biểu thị động tác, trạng ngữ tiếp tục tiến hành hoặc tồn tại.
Ví dụ:
(14) 你应该好好学下去。
(15) 这得气候能这样好下去吗?
Chú ý: 1. Cách nói này đề cập đến tình hình trong tương lai, do đó thường
trong câu không có trợ từ “了”.

2. Trong câu không có tân ngữ, khi nói đến tân ngữ có thể đặt tân ngữ
ở đầu câu, hoặc dùng câu chữ “把” đưa lên trước.
B. Biểu thị kết quả động tác từ trên xuống dưới, người nói là cấp trên.
Ví dụ:
(16) 书发下去了。
(17) 今天必须把这件事传达下去。
Chú ý: 1. Tình huống mà cách dùng này nói tới có thể là quá khứ, cũng có
thể là tương lai.
2. Trong câu không có tân ngữ, khi nói tới tân ngữ thì đặt ở đầu
câu, hoặc dùng câu chữ “把” đưa lên trước.
2.1.2. Cách dùng mở rộng của bổ ngữ xu hướng kép 下来
动词/形容词谓语 + 下来
(Động từ/vị tính từ+ 下来)
*Giải thích: Cách dùng mở rộng của “下来” có năm cách.
A. Biểu thị động tác khiến cho sự vật cố định, không chuyển động, cũng
không thay đổi.
Ví dụ:
(18) 红灯一亮,车都停下来了。
 “了” có thể đặt sau “停”。
(19) 他说的,你都记下来了吗?
Chú ý: 1. Cuối câu thường không có tân ngữ, tân ngữ thường đặt ở đầu câu
như ví dụ (37)“他说的”cũng có thể dùng câu chữ “把”đưa lên trước. Những
cũng có khi có thể đặt tân ngữ vào giữa “下来”.
2. Cách dùng này, trước “下来”chỉ có thể là động từ.
B. Biểu thị động tác khiến sự vật tách rời.
Ví dụ:
(20) 快把湿衣服脱下来。
(21) 这张画是从墙上撕下来的。
Chú ý: 1. Trước “下来”chỉ có thể là động từ, ví dụ: 脱, 撕, 剪, 拆……
1.Tân ngữ thường được đặt ở phía, nhưng cũng có thể đặt giữa “下来”.

Ví dụ :
(22) 他脱下湿衣服来。
C. Biểu thị động tác từ quá khứ đến hiện tại.
(23) 这是我们的祖先传下来的。
(24) 虽然学汉语很难,可他坚持下来了。
 “了 ”có thể đặt sau “坚持”.
Chú ý: 1. Trước “下来”chỉ có thể là động từ, ví dụ: 传, 坚持, 听, 讲, 跑……
2. Thời gian mà cách dùng này nói là từ một lúc nào đó của quá khứ
đến hiện tại, do vậy trong câu thường có “了”.
3.Thường không có tân ngữ.
D. Biểu thị trạng thái xuất hiện và dần dần phát triển, xu thế tổng thể từ mạnh
đến yếu.
Ví dụ:
(25) 教室里安静下来了。
 Từ không yên lặng đến yên lặng, về tổng thể không yên lặng, ồn ào là
thế mạnh, yên lặng, không có tiếng động là thế yếu.
(26) 天色渐渐暗下来了。
 Từ sáng đến tối, về tổng thể sáng là thế mạnh, tối là thế yếu.
Chú ý: 1. Vị ngữ đứng trước “下来”trong cách dùng này đều là các tính từ
có sự thay đổi từ mạnh đến yếu, ví dụ: 安静, 暗, 黑, 冷… Từ biểu thị từ yếu
đến mạnh không thể đứng trước “下来”, ví dụ: 漂亮, 红, 重, 乱, 快等.
2. Từ mạnh đến yếu được nói ở đây là đem so sánh hai tình hình trước
và sau những thay đổi, tình hình trước khi thay đổi so với tình hình sau khi thay
đổi đưa lại cho người ta cảm giác mạnh hơn.
E. Biểu thị kết quả của động tác là từ trên xuống dưới, người nói là cấp dưới.
Ví dụ:
(27) 新书发下来了吗?
 Người nói là học sinh, chứ không phải thầy giáo.
(28) 工作已经分配下来了,我们开始干吧。
 Người nói là người lao động chứ không phải là người sắp xếp lao động.

Chú ý: 1. Vị ngữ trong cách dùng này là động từ, không thể là tính từ.
2. Đặc biệt cần chú ý người nói chỉ có thể là cấp dưới.
3. Nhìn chung không có tân ngữ.
2.1.3. Cách dùng mở rộng của bổ ngữ xu hướng kép “下去”
动词谓语+下去
(Vị ngữ động từ + 下去)
*Giải thích : Cách dùng mở rộng của “上去” có hai cách .
A. Kết quả mà động tác biểu thị là từ cấp dưới lên cấp trên, người nói là cấp
dưới.
Ví dụ:
(29) 作业交上去了吗?
 Người nói là học sinh, không phải là thầy giáo.
(30) 我们的问题已经反映上去了。
 Người nói là quần chúng, không phải là lãnh đạo.
Chú ý: 1.Vị ngữ trong cách dùng này là động từ, không thể là tính từ.
2. Đặc biệt cần chú ý, người nói chỉ có thể là cấp dưới.
3. Không có tân ngữ.
B. Biểu thị kết quả của động tác là khiến cho sự vật từ trình độ thấp đến trình độ
cao, nhưng chưa thực hiện.
Ví dụ:
(31) 生产一定要搞上去。
(32) 我希望农民们的生活水平也能提高上去。
Chú ý: 1. Động tác trong cách dùng này đều là chưa thực hiện, phía trước
thường có các từ như “一定, 要, 希望”.…
2. Đằng sau động từ không được dùng “了”.
3. Không có tân ngữ.
2.1.4. Cách dùng mở rộng của bổ ngữ xu hướng 上来
动词谓语 + 上来
(Vị ngữ động từ+上来)
*Giải thích: Cách dùng mở rộng của “上来”có hai cách:

A. Biểu thị kết quả của động tác đi từ dưới lên trên, người nói là cấp trên.
Ví dụ:
(33) 下课后,请大家把作业交上来。
 Người nói là thầy giáo, không phải là học sinh.
(34) 学费已经收上来了。
 Người nói là thầy giáo hoặc lãnh đạo, không phải là học sinh.
Chú ý: 1. Vị ngữ trong cách dùng này đều là động từ, không thể là tính từ.
2. Đặc biệt cần chú ý, người nói chỉ có thể là cấp trên.
3. Không có tân ngữ.
B. Biểu thị kết quả của động tác là khiến cho sự vật từ trình độ thấp đến trình độ
cao, đã thực hiện được.
Ví dụ:
( 35) 经过努力,生产抓上来了。
(36) 他已经跟上来了。
Chú ý: 1. Vị ngữ trong cách dùng này đều là động từ, không thể là tính từ.
2. Động từ là tình huống đã được thực hiện, cuối câu thường có “了”.
3. Không có tân ngữ.
2.1.5. Cách dùng mở rộng của bổ ngữ xu hướng 起来
动词 / 形容词谓语 + 起来
( Động từ/Tính từ +起来 )
*Giải thích: Cách dùng mở rộng của “起来”có ba cách.
A. Biểu thị động tác hoặc trạng thái đã bắt đầu, mức độ ngày càng mạnh.
Ví dụ :
( 37) 天亮了起来。
 “了”còn có thể đặt sau “起来”.
(38) 他俩一见面就吵起架来了。
 Tân ngữ “架”nhất định đặt giữa “起来”,“了”chỉ có thể đặt cuối
câu.
Chú ý: Vị ngữ trong cách dùng này có thể là tính từ, cũng có thể là động từ.
B. Biểu thị sự vật từ phân tán đến tập trung.

(39) 经验都是一点点积累起来的。
 Tập hợp từng kinh nghiệm một lại.
(40) 她的头发扎起来好看。
 Cũng có thể nói: 她扎起头发来好看。
Chú ý: 1. Vị ngữ trong cách dùng này chỉ có thể là động từ, không thể là tính từ.
2. Các động từ thường dùng có: 存, 收, 攒, 收集, 汇集, 收拾, 堆…….
C. Biểu thị sự tiến hành của động tác, tương đương với “ 的时候”.
(41) 说起来这件事,我就生气。
 Cũng có thể nói: 说起这件事来。
(42) 这件事听起来,挺神的。
Chú ý: 1.“说起来”“听起来”đều có ở nửa câu trước, động từ (tính từ) ở
nửa câu sau mới là vị ngữ chủ yếu của toàn câu.
2. Động từ trước “起来”đều là động từ chỉ sự mạnh của động tác, các
động từ thường thấy có: 想, 谈, 算, 回忆, 看…….
2.2. So sánh chức năng ngữ pháp của động từ xu hướng tiếng Việt.
Động từ xu hướng tiếng Việt lúc làm động từ vị ngữ biểu thị nghĩa xu
hướng, lúc làm bổ ngữ biểu thị nghĩa xu hướng ra còn biểu thị nghĩa bóng khác.
Dưới đây đề tài của chúng tôi phân ý nghĩa của động từ xu hướng làm hai
loại:nghĩa xu hướng và nghĩa bóng.
2.2.1. Nghĩa xu hướng.
Nghĩa xu hướng của động từ xu hướng tiếng Việt khá phức tạp. Ngoài biểu
thị phương hướng di chuyển trong không gian khách quan ra, trong quá trình vận
dụng phương hướng di chuyển còn có đặc điểm không gian địa lý Việt Nam
hoặc nhân tố lịch sử, văn hóa Nghĩa xu hướng này theo cách nói Lê biên
(1999) là “vị trí của nhận thức”.
Để làm rõ ý nghĩa xu hướng của tiếng Việt, phần nghĩa xu hướng sẽ phân
thành hai loại để phân tích:
Thứ nhất là nghĩa gốc, ý nghĩa của nó là nghĩa của từ, có thể vận dụng vào
phương hướng hoạt động, chuyển động của bất kỳ nơi nào trên thế giới. Bao
gồm 12 động từ xu hướng.

Thứ hai là nghĩa không gian văn hóa, nghĩa phương hướng của nó chỉ có thể
vận dụng vào trong không gian địa lý Việt Nam, có cả địa lý Việt Nam, đặc
trưng văn hóa.Bao gồm 6 từ “lên”(上/起来),“xuống ”(下),“ra”(出),
“vào”(入/进),“sang”(往),“qua”(过).
2.2.2. Nghĩa gốc
- Đi
Trong tiếng Việt lấy động từ vị ngữ “đi”(去)làm tiêu chuẩn, mức độ sử
dụng rất cao. Sở dĩ như vậy vì “đi” là động từ hoạt động, giống như các động từ
hoạt động khác như bay (飞), bò (爬), chạy (跑), bơi (游泳), đồng thời cũng là
động từ xu hướng giống như lên (上), xuống (下), ra (出), vào (进). Chúng ta
xem ví dụ dưới đây:
Ví dụ:
(43) Em bé tập đi
1
小孩练习走。
小孩练习走路。
(44) Anh Nam đi
2
Hà Nội.
南哥去河内。
南哥去河内。
Nguyễn Lai (1981) cho rằng đi
1
có thể dùng để thay thế các động từ hoạt
động khác như bay(飞), bò(爬), chạy(跑), bơi(游泳), nhưng không
được dùng để thay thế động từ chỉ phương hướng, cho nên đi
1
thuộc về động từ
hoạt động. Đi
2

lại có thể dùng để thay thế những động từ phương hướng khác
như: lên(上/起来), xuống(下), ra(出), vào(入/进), sang(过, qua
(过), đến(到), tới(到),về(回), mà không được dùng để thay thế
động từ hoạt động. Do đó đi
2
là một trong những động từ xu hướng. Động từ
hoạt động đi
1
có thể có hai tiêu chuẩn để xác định:
1. Động từ hoạt động đi
1
không thể trực tiếp kết hợp với động từ chỉ nơi
chốn, nói cách khác đi
1
không thể trực tiếp mang tân ngữ chỉ nơi chốn.
2. Nếu mang tân ngữ chỉ nơi chốn thì đi
2
cần phải kết hợp với động từ chỉ
phương hướng khác.Bởi vì đi ( 去 ) là động từ hoạt động cũng là độngtừ
phương hướng, hơn nữa động từ phương hướng vốn nó cũng có nghĩa di chuyển
vị trí, cho nên liên động là ý nghĩa cốt lõi của đi (去). Trong 12 từ phương
hướng, phương hướng biểu thị động tác đi ( 去 ) là mơ hồ, phương hướng
chuyển động cũng trừu tượng, không cụ thể, hình thức chuyển độ ng cụ thể
phải dựa vào thuộc tính của đối tượng thực hiện.
- Dậy
Nghĩa của “dậy” là biểu thị thức dậy, hoặc biểu thị di chuyển vị trí từ ngồi,
nằm mà đứng dậy hoặc từ ngồi mà đứng dậy, có thể tương đương với “ 起/起
来”trong tiếng Hán. Trong đó, biểu thị ý nghĩa thức dậy khá phổ biến, từ trạng
thái yên tĩnh (ngủ) đến trạng thái động (tỉnh).
- Lên, xuống, ra, vào.

Lên(上/起来): Biểu thị phương hướng di chuyển từ thấp đến cao, từ trên
xuống dưới.
Xuống(下): Phương hướng di chuyển xuống” ngược lại với “lên”.
Ra(出): Biểu thị phương hướng di chuyển từ trong ra ngoài, từ chỗ tối,
chỗ chật hẹp đến chỗ sáng sủa, rộng rãi.
Vào: Phương hướng di chuyển “vào” ngược lại với “ra”.
Đặc trưng giống nhau của những từ này ở chỗ là biểu thị phương hướng di
chuyển đều rất rõ ràng. Nói cách khác, qua từ phương hướng có thể xác định
tính chất của điểm xuất phát và điểm đến (đích) cao hay thấp, rộng rãi hay chật
hẹp, chỗ tối hay chỗ sáng. Ngoài ra, từ ý nghĩa của nó có thể thấy được bốn từ
này hình thành hai cặp mà ý nghĩa trái ngược nhau: “ra ” ( 出 ) - “vào ”
(进)biểu thị hướng ngang, “lên”(向上)- “xuống”(往下)biểu thị hàng
dọc.
Ví dụ:
(45) Ngẩng đầu lên nhìn nó không nói gì.
抬头起来看他不说什么。
抬起头来看着他而不说什么。
(46) Nó đi xuống nhà rồi.
他 走下楼了。
他下楼去了。
Từ những ví dụ trên có thể thấy rằng bốn từ này đều biểu thị ý nghĩa của
phương hướng di chuyển, chính là nghĩa từ. Cách dùng của nó giống so với các
loại ngôn ngữ khác (ví dụ như tiếng Hán).
- Sang, Qua
“Sang”,“qua” là từ đồng nghĩa, có thể tương ứng với động từ “过”trong
tiếng Hán, biểu thị phương hướng di chuyển ngang qua. Tân ngữ của nó là địa
hình hoặc địa vật như: suối, sông, cầu, đường. Chủ thể của hành động ngang
qua địa hình địa vật, tân ngữ chỉ nơi chốn không phải là đích của hành động mà
là vượt qua, ngang qua địa điểm không gian.
Ví dụ:

(47) Một đoàn quân đang sang/qua sông.
一团兵哥在过河。
一团兵哥在过河。
- Đến, Tới
Hai từ này là từ đồng nghĩa, tân ngữ đều là đểm đến, nghĩa tiếp cận điểm
kết thúc rất rõ ràng, trái ngược với từ “đi”(去).
Ví dụ:
(48) Nó đi Hà Nội.
他去河内。
 他去河内。
( 49) Nó đến Hà Nội.
她 来河内。
她来河内。
Tân ngữ của hai câu ví dụ trên đều là điểm đến, nhưng ví dụ (19) bao hàm
cả tính chất liên động của người nói, ví dụ (20) thông báo cho người nghe đã
tiếp cận hoặc đạt đến điểm mà mình muốn đến, đồng thời là phương hướng của
người nói.
Ví dụ:
(50) Nó lên Hà Nội.
她上河内。
她来/去河内。
Nguyễn Lai (2001) trong động từ xu hướng tiếng Việt “đi”(去)chỉ mang
ý nghĩa người nói rời xa, có điểm đến cũng chỉ biểu thị phương hướng hướng về
đích, mà không biểu thị nghĩa tiếp cận đích. “lên”(上/起来), “xuống”(下),
“ra”(出), “vào”(入/进), “sang”(过), “qua”(过), “về”(回)đều
tương tự, chỉ biểu thị phương hướng di chuyển, không có nghĩa tiếp cận đích.
Do đó, hai từ “đến”(到), “tới”(到)có thể đặt ở sau 8 từ “đi”(去),
“lên”(上/起来)“xuống”(下), “ra”(出), “vào”(入/进), “sang”(往),
“qua”(过), “về”(回).
Động từ xu hướng “dậy”(起/起来)biểu thị chuyển động nhưng không di

chuyển vị trí, không có nhân tố điểm đầu và điểm kết thúc; ( 来 ) biểu thị
khoảng cách giữa điểm đầu và điểm kết thúc rất gần, cũng có nghĩa đạt đến.
Ví dụ:
(51) Nó đã lên tới Thái Nguyên rồi.
他已上到太原了。
他已经来到太原了。
(52) Sang đến nơi thì gọi điện nhé.
过 到地方就打电话喔。
到达的时候就要电话喔。
-Về
“Về”(回)biểu thị phương hướng di chuyển từ một nơi nào đó trở về lại
điểm xuất phát trước đó. “Về”(回)thường mang tân ngữ, tân ngữ của nó là
từ chỉ nơi chốn của điểm xuất phát trước đó.
Ví dụ:
(53) Ngày mai, tôi về Hà Nội.
明天我回河内。
明天我回河内。
Trong ví dụ (24) bởi vì xuất hiện từ chỉ thời gian trong tương lai, cho nên
câu này mang ý nghĩa xuất phát hoặc rời xa, nhưng người nói muốn cung cấp một
thông tin quan trọng là anh ấy sẽ tiếp cận Hà Nội, cũng là nơi trước đây anh ấy đi.
-Lại
“Lại”(来 /过来) biểu thị phương hướng di chuyển của động tác hướng về
phía người nói, hoặc chỉ phương hướng từ một nơi nào đó quay lại gần nơi
xuất phát trước đó. “Về” ( 回 ) cũng biểu thị trở về nơi xuất phát trước đó,
nhưng có điểm khác nhau ở chỗ, điểm xuất phát và điểm đến của “lại”(来/过
来) rất gần.
Ví dụ:
(54) Kẻ đi người lại .
人去人来。
人来人往。

(55) Nó lại bên cửa sổ.
他来旁边窗户。
他来到窗户旁边。
2.2.3. Nghĩa bóng
Lúc động từ xu hướng tiếng Việt làm bổ ngữ, nghĩa gốc của nó biểu thị
phương hướng di chuyển của không gian vật lý, ngoài ra nó còn có nghĩa bóng
mở rộng ra đó là biểu thị phướng hướng thời gian và tâm lý, là phương hướng
mang tính trừu tượng. Nếu quan sát nhân tố vận động từ bên trong, chúng
ta cho rằng ý nghĩa phương hướng trừu tượng này có thể quy chúng thành nghĩa
trạng thái và nghĩa kết quả.
2.2.4. Xu hướng thời gian tâm lí
Động từ xu hướng tiếng Việt đặt sau động từ, ngoài việc biểu thị phương
hướng ra, tùy vào tính chất kết hợp mà những động từ này còn mang nghĩa trừu
tượng, không có nghĩa chỉ phương hướng không gian. Nguyễn Lai (2001) cho
rằng khái niệm phương hướng vận động không chỉ dùng ở phương hướng không
gian, mà còn kết hợp với khái niệm trong phạm vi khác nữa như: Phương hướng
thời gian, tâm lý.
Con người có ý muốn đánh giá, so sánh đồng thời phản ánh các mặt đối lập
trong thế giới khách quan. Thông qua hoạt động nhận biết chủ quan của con
người mà hình thành nhiều loại phương hướng: Phương hướng không gian, thời
gian, tâm lý…
1. Phương hướng không gian: Phương hướng không gian ở điểm này
chính là phương hướng di chuyển của người hoặc sự vật trong không gian vật lý
con người nhận biết được những hoạt động này.
2. Phương hướng thời gian: Sự nhận biết của con người từ phương hướng
di chuyển trong không gian vật lý liên tưởng đến thời gian, đồng thời làm nên
phương hướng thời gian. Ví dụ: “gợi lên / 提到” (“lên / 起” mang màu sắc
bắt đầu hoạt động thuộc nghĩa thời gian)hoặc “làm tới /做到” (“tới /到” biểu
thị màu sắc duy trì quá trình hoạt động thuộc nghĩa thời gian; “tìm ra/找出”
( “ra/出” thông qua kết quả cũng chỉ rõ quá trình hành động thuộc nghĩa thời

gian đã kết thúc).
3. Về mặt tâm lý : Sự nhận biết của con người tạo nên thông tin có màu sắc
cảm tình chủ quan: “đẹp ra/变漂亮”
, “khỏe ra/变健康”( “ra/出”có nghĩa tích cực);
“nghèo đi/变贫穷”; “xấu đi/变丑”(
“đi/去” có nghĩa tiêu cực); “ốm lại/又发旧病”
; “khỏe lại/恢复健康” (“lại/来”có nghĩa trung tính).
2.2.5. Nghĩa trạng thái, nghĩa kết quả
Nghĩa phương hướng không gian của động từ xu hướng tiếng Việt còn mang
cả nghĩa chỉ thời gian, tâm lý, là do tác giả Nguyễn Lai (2001) đưa ra việc
phân tích nghĩa bóng của động từ xu hướng tiếng Việt. Nhưng xuất phát từ nhân
tố vận động bên trong chúng ta còn có hướng giải thích không giống nhau.
Ví dụ:
(56) Nó hét lên.
他喊起来。
他喊起来。
(57) Lửa cháy lên rồi.
火着起来了。
火着起来了。
(58) Nó nghĩ ra cách rồi.
他想出办法了。
他想出办法来了。
(59) Mở cửa ra cho sáng.
开门出让亮。
打开门亮着房间。
(60) Cất những lá thư này đi.
藏些封信这去。
把这些信藏起来。
Ví dụ (56 - 60) biểu thị ý nghĩa một dạng tình huống, trạng thái bắt đầu và tiếp
tục.

Ví dụ (56-58) đều biểu thị kết quả, có nghĩa là kết thúc động tác.
Nguyễn Lai (2001) cho rằng giống như các từ “béo lên (胖起来), ấm
lên(暖和起来), trắng ra(变白)” biểu thị nghĩa tích cực; các từ “gầy đi
(变瘦)”, “hạ xuống(降下)” biểu thị nghĩa tiêu cực. Nhưng chúng ta nhận
thấy “béo lên( 胖 起 来 ) không nhất định là nghĩa tích cực, đối với người
không thích mập thì đó không tích cực rồi. Ngược lại “gầy đi(变瘦)”
cũng chưa chắc mang nghĩa tiêu cực. Tiếp đến cũng đều là biểu thị sự thay đổi
của trạng thái như (sức khỏe, thời tiết, giá cả ). Trạng thái thay đổi chính là một
loại trạng thái mới bắt đầu và tiếp tục duy trì, ý nghĩa này giống với nghĩa bắt
đầu và tiếp tục của phương hướng chỉ thời gian, đó là nghĩa bắt đầu.
Do đó, tổng kết lại Nguyễn Lai (2001) đưa ra hướng chỉ thời gian tâm lý,
chúng ta chia nghĩa bóng của động từ xu hướng tiếng Việt thành 2 loại: Nghĩa
trạng thái và nghĩa kết quả. Đương nhiên 12 từ bổ ngữ xu hướng ngoài việc
mang nghĩa xu hướng ra, không phải cái nào cũng mang nghĩa trạ ng thái và
nghĩa kết quả.
Tiểu kết

Bổ ngữ xu hướng kép là loại bổ ngữ có tần suất sử dụng tương đối cao
trong tiếng Hán hiện đại hơn nữa lại có kết cấu phức tạp. Trong chương này
chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra cách dùng mở rộng của một số loại bổ ngữ xu
hướng kép trong tiếng Hán hiện đại. Cùng với những kết cấu kèm theo ví dụ
sinh động dễ hiểu giúp chúng tôi cũng như các bạn chuyên ngành tiếng Trung
hiểu rõ hơn về cách dùng mở rộng của một số loại bổ ngữ xu hướng kép trong

×