Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số lỗi câu thường gặp trên báo in hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.96 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một số lỗi câu thường gặp trên báo in hiện nay
I. MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, con người thường có thói quen sử
dụng ngôn ngữ một cách nhanh hơn, thiếu cẩn thận hơn. Điều này đang làm mất
dần sự trong sáng của tiếng Việt. Vì thế, vấn chuẩn ngôn ngữ có tầm quan trọng
đặc biệt. Chuẩn ngôn ngữ được hiểu là tập hợp các quy tắc được cộng đồng chấp
nhận tại một thời điểm nào đó. Do đó, chuẩn ngôn ngữ mang tính cộng đồng và
tính lịch sử. Tiêu chí để đánh giá chuẩn ngôn ngữ là sự chấp nhận hay không chấp
nhận của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và việc phản ánh đúng hoặc sai trong tư
duy của con người.
Có thể nói, vấn đề chuẩn ngôn ngữ được đặt ra đối với mọi người, mọi
ngành, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khi nói đến chuẩn ngôn ngữ, nhiều người thường chỉ nghĩ đến việc sử dụng
từ ngữ. Thông thường, người ta hay quan tâm nhiều đến cách sử dụng từ, đến vấn
đề chính tả, mà ít quan tâm đến việc sử dụng câu cho chính xác, cho hợp với văn
cảnh. Lẽ ra, chuẩn ngôn ngữ cần phải được xem xét một cách toàn diện hơn, trong
mọi cấp độ ngôn ngữ: chính tả, từ, câu, văn bản.
Hiện nay, trên báo chí cũng như trong giao tiếp hàng ngày, xuất hiện nhiều
câu sai về hình thức và nội dung. Trong bài viết này, tôi xin đề cập tới một số lỗi
câu thường gặp trên báo in và đề xuất phương án khắc phục những lỗi đó.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. NỘI DUNG
1. Các quan niệm về câu tiếng Việt
Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến: Định nghĩa: “Câu là đơn vị của ngôn ngữ
có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang
một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái
độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư
cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất”. (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến). “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” - Nxb Giáo dục. 2005).


Phân loại:
Phân loại theo mục đích nói: Câu tường thuật
Câu nghi vấn
Câu cảm thán
Câu mệnh lệnh
Căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực:
Câu khẳng định
Câu phủ định
Phân loại theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép.
Theo tác giả Diệp Quang Ban:
Định nghĩa: “Câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp
của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung
quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)”. (Diệp
Quang Ban “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 2005).
Phân loại: Câu đơn, câu ghép.
Phân loại câu đơn theo cấu trúc ngữ pháp cú pháp và nghĩa biểu hiện:
- Câu chứa vị tố động từ tính, vị tố tính từ tính, vị tố danh từ tính.
- Câu chứa vị tố là từ chỉ quan hệ dùng không độc lập.
- Chủ ngữ chỉ nguyên nhân (là từ, cụm từ và câu bị bao).
- Câu “khiển động”.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Chủ ngữ chỉ phương tiện.
- Câu có cấu tạo “thuận nghịch”
- Câu chứa quan hệ chỉnh thể - bộ phận (chủ ngữ chỉ chỉnh thể).
- Câu có đề ngữ.
- Câu bị động
- Câu không có chủ ngữ: câu tồn tại.
- Câu không có chủ ngữ: câu gọi - đáp.
- “Câu cảm thán” là phát ngôn đặc biệt.

Phân loại câu ghép:
- Câu ghép chính phụ.
- Câu ghép bình đẳng:
+ Câu ghép liên hợp.
+ Câu ghép tương liên (qua lại)
+ Câu ghép tiếp liên (chuỗi)
Theo tác giả Cao Xuân Hạo:
Định nghĩa: “Hoạt động giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ học được gọi là
hoạt động ngôn từ. Ngôn từ có thể chia thành những đơn vị nhỏ tách biệt ít nhiều
gọi là những phát ngôn. Phát ngôn nhỏ nhất có thể dùng trong giao tế là một câu,
tuy thường thường một phát ngôn có thể gồm nhiều câu. Khi một người nói ra một
câu hay một số câu hướng vào một người nghe cụ thể, trong một tình huống cụ thể,
nhằm mục đích tác động nhất định, ta có một hành động phát ngôn” (Cao Xuân
Hạo. “Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng”. (Nxb Giáo dục. 2004).
Phân loại:
Theo cấu trúc cú pháp:
- Câu hai phần (câu đề - thuyết)
- Câu một phần (câu không đề)
- Câu đặc biệt.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Việc phân loại câu theo cấu trúc cú pháp cũng phần nào đề cập đến vấn đề:
câu đơn, câu phức, câu ghép.
Theo nghĩa biểu hiện: - Câu tồn tại.
- Câu hành động
- Câu quá trình
- Câu trạng thái
- Câu quan hệ
Theo hành động ngôn trung:
- Câu trần thuật.

- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Câu khẳng định và câu phủ định
Theo tôi, trong ba quan điểm trên thì quan điểm của GS Hoàng Trọng Phiến
là phù hợp nhất. Bởi cách định nghĩa và phân loại của GS, đáp ứng được các tiêu
chí về cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
2. Các lỗi cầu thường gặp trên báo chí
Hiện nay, tôi thấy có nhiều cách phân loại, nhận diện các lỗi câu.
Co Xuân Hạo và Trần Thị Tuyết Mai, trong “Sổ tay sửa lỗi hành văn” (Nxb
Trẻ. H.2005) đã khảo sát các lỗi ngữ pháp trong câu có trạng ngữ mở đầu và chia
thành những lỗi cụ thể như:
- Những lỗi kiểu “Qua kinh nghiệm cho nên ta thấy rằng”.
- Những lỗi kiểu “Qua kinh nghiệm cho ta thấy rằng”
- Những lỗi kiểu “Là đoàn viên nên ta phải cố gắng”
- Những lỗi kiểu “Muốn thành công buộc ta phải hành động gấp rút”.
- Những lỗi kiểu “Vừa chạy đến nơi mũ nó đã bay”.
- Những lỗi kiểu “Tay nó cầm cuốn sách, bước ra sân”
hay “Nó bước ra sân, tay nó cầm cuốn sách”.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Những lỗi kiểu “Về vấn đề này ta đã giải quyết xong”.
Hồ Lê và Lê Trung Hoa, trong “Sửa lỗi ngữ pháp (Nxb KHXH.H.2003), đã
chia các lỗi thường gặp về kết cấu câu thành 39 tiểu loại như:
- Nhầm lẫn hai tiểu loại câu điều kiện - hệ quả.
- Nhầm lẫn câu chủ - vị với câu điều kiện - kết quả.
- Nhầm lẫn tư cách của đồng chủ ngữ.
- Nhầm lẫn danh ngữ với câu chủ - vị,…
Các cách nhận diện và phân loại như trên rất cụ thể và tỉ mỉ. Tiếp thu những
cách nhận diện và phân loại trên, đồng thời với quan điểm riêng, tôi chia lỗi sai về

cầu thành hai loại: Câu sai về hình thức và câu sai về nội dung.
- Trong loại lỗi câu sai về hình thức, tôi phân thành các tiểu loại lỗi:
+ Thiếu thành phần nòng cốt câu.
+ Thiếu một về câu ghép.
- Trong loại lỗi câu sai về nội dung, tôi phân thành các tiểu loại lỗi:
+ Câu sai lôgic của tư duy.
+ Câu mơ hồ.
+ Câu phản ánh sai hiện thực.
2.1. Câu sai về hình thức
*Thiếu thành phần nòng cốt câu:
Các thành phần nòng cốt câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong
câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
Một câu độc lập về nội dung nghĩa là chúng ta có thể hiểu được câu đó mà
không cần dựa vào văn cảnh (những câu xung quanh nó), hay dựa vào hoàn cảnh
giao tiếp. Một câu hoàn chỉnh về hình thức có nghĩa là nó có đủ các thành tố cần
thiết theo nguyên tắc ngữ pháp. Các câu được coi là sai về ngữ pháp khi trong câu
thiếu chủ ngữ, hoặc vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ, câu thiếu bổ ngữ bắt buộc.
Các ví dụ:
TT Số báo Câu sai Điểm sai Cách chữa
5

×