Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 63 trang )


Giảng viên: Nguyễn Đức Tuân
Sinh viên : duong thi lan
Lớp : K39 - BQCB

Mục lục
1. Giới thiệu chung về bệnh tiểu đường.
2. Dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh tiểu đường
2.1. Dinh dưỡng cho người mắc bệnh
2.2. Ăn kiêng với người mắc bệnh.
2.3. Dinh dưỡng để tránh bệnh
3. Thực phẩm ngừa bệnh tiểu đường
4. Kết luận
5. Tài liệu tham khảo

1.Giới thiệu chung về bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường,
là một bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc
môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ
thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.
Có 2 thể đái đường chính:
+ Thể đái đường phụ thuộc insulin
+ Thể đái đường không phụ thuộc insulin


Đái đường phụ thuộc insulin
Chủ yếu gặp ở trẻ em, thiếu niên và người dưới 30
tuổi do tuyến tụy bị tổn thương gây thiếu insulin. Loại
đái đường phụ tuộc insulin chiếm khoảng 10% trường
hợp đái đường.
 Đái đường không phụ thuộc insulin


Phần lớn bệnh nhân đái đường thuộc thể này,
thường hay gặp ở người trung niên trở lên. Béo phì là
nguy cơ chính của đái đường không phụ thuộc inslin,
nguy cơ càng tăng lên theo thời gian và mức độ béo.

Có 80% bệnh nhân mắc bệnh này là
người béo.

 Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất
hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên
gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia
tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu
đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.

Tại Mỹ, năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người được
chẩn đoán là bệnh tiểu đường, chiếm tỷ lệ 3,1% tăng gấp
5 lần so với năm 1958; trong đó có đến 90-95% người
thuộc tiểu đường típ 2 (là loại tiểu đường xuất hiện ở
tuổi trung niên hay lớn hơn).
Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) năm
2000 số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là 177
triệu, dự tính đến năm 2025 con số này sẽ là 300 triệu.
Riêng tại Việt Nam, năm 1991 tỉ lệ người mắc
bệnh ở Hà Nội là 1,1%; ở Huế 0,96%; ở TP. HCM 2,3%.
Năm 2002, tỉ lệ bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%;
riêng tại các thành phố tỉ lệ mắc là 4,4% trong khi ở các
khu vực khác dao động từ 2,1 - 2,7%.

 Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra

bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có 2 yếu tố
chính:
+ Yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi
gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại có
nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn).
+ Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh
tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt
động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện
được.
Theo: BS. Lâm Thị Mai Liên
Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM

 Ai dễ mắc bệnh tiểu đường?
- Người mập phì
- Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường
- Cao huyết áp
- Rối loạn mỡ trong máu.
- Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối
loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa
đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người
bình thường).

Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?
- Tiểu đường típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có
các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy
nhiều.
- Tiểu đường típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có
các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm
giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong
đa số các trường hợp triệu chứng bệnh thường âm ỉ nên

bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ.

Trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh
nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát
nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên
nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là
bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù
mắt, suy thận ….

- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến
mạch máu não, nhồi máu cơ tim
- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận
- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt
- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân
- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng
bàn chân…
- Tử vong
Theo: BS. Lâm Thị Mai Liên
Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM


Ngoài ra ông Mike Wilson, Viện nghiên cứu bệnh tiểu
đường ở trẻ em cho biết:
"Chúng ta cần biết rằng sự nỗ lực chống chọi với
bệnh tật ngày này qua ngày khác cùng với những lo âu về
những biến chứng có thể xảy ra về lâu dài sẽ khiến bệnh
nhân tiểu đường dễ lâm vào tình trạng suy kiệt về tinh
thần. Và do vậy, bệnh nhân rất dễ có thiên hướng mắc
bệnh trầm cảm".


 Điều trị tiểu đường cần phải có:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Rèn luyện cơ thể
- Chương trình huấn luyện bệnh nhân
-Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc
uống, insulin

 Vai trò của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường như thế
nào?
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị
tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định
mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử
dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến
chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy
thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách
biệt trong đời sống xã hội.

2. Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
2.1 dinh dưỡng cho người mắc bệnh
 Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người tiểu đường cũng cần thoả
mãn các yếu tố cơ bản sau:
1. Đủ chất Đạm - Béo - Bột - Đường - Vitamin - Muối
khoáng - Nước với khối lượng hợp lý.
2. Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
3. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn (Theo hiệp
hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên
duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl
( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l ))


4. Duy trì được hoạt động thể lực bình thường
hàng ngày.
5. Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng
hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
6. Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn
mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận
7. Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc
của bản thân và gia đình.
8. Đơn giản và không quá đắt tiền.
9. Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu
cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

 Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn
của người tiểu đường nên gần giống với người bình
thường:
1. Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với
mức người bình thường (50-60%)
2. Cho phép người tiểu đường được sử dụng
đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn,
cho vào các loại thức uống…)
3. Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ
cá): 20-30%
4. Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).



2.2 Ăn kiêng với người bị bệnh tiểu đường
Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong
việc điều trị bệnh tiểu đường ở bất kỳ tuổi nào.
>> Ở bệnh nhân béo phì (tiểu đường phụ thuộc Insulin

hay không phụ thuộc Insulin) thì chế độ ăn kiêng phải
làm giảm cân.
>> Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ
thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn
kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và
lipit) và cố định về số lượng.

Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng:
Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động
Thể
trạng
Lao động
nhẹ
Lao động
vừa
Lao động
nặng
Gầy 35 Kcal/kg 40 Kcal/kg 45 Kcal/kg
Trung bình 30 Kcal/kg 35 Kcal/kg 40 Kcal/kg
Mập 25 Kcal/kg 30 Kcal/kg 35 Kcal/kg

>> Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, gạo
25g, mì sợi 30g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái
chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái
thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g
gluxit.


×