Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tiểu luận miễn dịch học cơ sở bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.48 KB, 49 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Khoa Sinh Học
***
TIỂU LUẬN
MIỄN DỊCH HỌC CƠ SỞ
BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
GV Hướng Dẫn: GS.TS.NGƯT Đỗ Ngọc Liên
GV Hướng Dẫn: GS.TS.NGƯT Đỗ Ngọc Liên
Sinh Viên : Nguyễn Quỳnh Anh
Lớp : K53A Sinh Học
Hà Nội, 11/2010.
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Khoa Sinh Học
***
TIỂU LUẬN
MIỄN DỊCH HỌC CƠ SỞ
BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
GV Hướng Dẫn: GS.TS.NGƯT Đỗ Ngọc Liên
GV Hướng Dẫn: GS.TS.NGƯT Đỗ Ngọc Liên
Sinh Viên : Nguyễn Quỳnh Anh
Lớp K53A Sinh Học
Hà Nội, 11/2010.
NỘI DUNG CHÍNH
I. Giới thiệu chung về miễn dịch bệnh lý quá mẫn và bệnh tự miễn….4
II. Giới thiệu chung về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống………………….7


III. Lịch sử nghiên cứu bệnh Lupus ban đỏ hệ thống………………….9
IV. Lâm sàng……………………………………………………………11
V. Chẩn đoán cận lâm sàng…………………………………………….22
VI. Cơ chế bệnh sinh 31
VII. Tiên lượng… 41
VIII. Điều trị…………………………………………………….…… 43
IX. Lupus ban đỏ do thuốc…………………………………………….45
X. Tài liệu tham khảo…… 47
3
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MIỄN DỊCH BỆNH LÝ QUÁ
MẪN VÀ CÁC BỆNH TỰ MIỄN
1. Miễn dịch bệnh lý quá mẫn
Hệ miễn dịch của một cá thể đáp ứng lại với cùng một kháng nguyên ở
lần tiếp xúc thứ hai thường mạnh hơn rất nhiều so với tiếp xúc lần
đầu. Đáp ứng này mang tính đặc hiệu nhưng có thể diễn ra quá mức và
đưa đến sự tổn thương nghiêm trọng mô tế bào. Sự đáp ứng miễn dịch
quá mức thường được gọi là hiện tượng quá mẫn Hypersensitibility.
Cooms và Gell đã phân biệt 4 kiểu quá mẫn, Roitt và các cộng sự đã
đưa thêm một khái niệm quá mẫn thứ 5. Đó là:
Type I : quá mẫn phản vệ Anaphylactic hypersensibility
Type II: quá mẫn gây độc tế bào Cytotoxic hypersensitibility
Type III: quá mẫn do các phức hệ miễn dịch Immunocomplex
hypersensibility
Type IV: quá mẫn qua trung gian tế bào, hay quá mẫn muộn Delayed
type hypersensibility
Type V : quá mẫn do kích thích Stimulating hypersensibility
4
2. Bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn xảy ra khi cơ thể khởi phát đáp ứng miễn dịch đối với một trong
những cấu trúc cơ thể. Tổn thương tổ chức xảy ra do đáp ứng miễn dịch tuỳ

thuộc vào vị trí của tự kháng nguyên. Nếu tự kháng nguyên này giới hạn ở tổ
chức hay cơ quan, thì biểu hiện lâm sàng cũng giới hạn ở tổ chức và gọi là
bệnh tự miễn cơ quan. Nếu tự kháng nguyên phân bố rộng rãi trong cơ thể , thì
tổn thương cũng phân tán ở những tổ chức khác nhau và gọi là bệnh tự miễn
không đặc hiệu cơ quan. Bệnh viêm tuyến giáp là bệnh tiêu biểu cho bệnh tự
miễn đặc hiệu cơ quan. Đáp ứng tự miễn chống lại tự kháng nguyên tuyến giáp
và dẫn đến phá huỷ chọn lọc tuyến giáp. Ngược lại, bệnh lupus ban đỏ hệ thống
là bệnh tự miễn không đặc hiệu cơ quan. Trong trường hợp này, đáp ứng miễn
dịch chống lại cấu trúc nhân và dẫn đến tổn thương lan toả, đa dạng, không giới
hạn ở tổ chức hay ở cơ quan đặc biệt; đặc trưng cho bệnh viêm tổ chức liên kết.
Thế giới đang phải đối mặt với tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn ngày càng tăng. Đây là một
trong những nhóm bệnh lý gây tử vong hàng đầu, làm giảm tuổi thọ trung bình 15
năm, với chi phí điều trị hàng năm ước tính trên 120 tỷ đô-la Mỹ.
Mỗi năm, có gần 10 triệu phụ nữ được chẩn đoán mắc mới một trong 7 bệnh tự miễn
hay gặp là lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng
rải rác, bệnh Sjogrens, bệnh viêm đường ruột và tiểu đường type 1.
Theo nghiên cứu tại Mỹ, trong bốn thập kỷ gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh lupus ban đỏ
hệ thống (SLE), xơ cứng bì hệ thống và viêm đa cơ đã tăng gấp 3 lần. Tại Trung tâm
Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, thống kê trong 10 năm gần đây
cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và các bệnh tự miễn đến khám và
5
điều trị có xu hướng ngày càng tăng, chiếm gần 60% tổng số bệnh nhân điều trị nội
trú.
6
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ
THỐNG
Lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus: SLE) Tổn
thương hệ thống của các cơ quan trong SLE gây nên bởi sự lắng đọng của
phức hợp miễn dịch: kháng nguyên - kháng thể tại các mạch máu, tổ chức
liên kết. Biểu hiện lâm sàng đa dạng, đặc trưng bởi các đợt vượng bệnh và

lui bệnh. Căn nguyên chưa rõ ràng. Tỷ lệ lưu hành từ 15-50 ca trên 100.000
dân.
Tổn thương của bệnh có cơ chế chung của miễn dịch bệnh lý, trong đó
vai trò của phức hợp miễn dịch (quá mẫn type III). Phức hợp này đặc biệt là
ái tính với thận nhưng vẫn có thể lắng đọng ở những nơi khác như khớp, da,
máu, tiêu hoá, gan, thần kinh, hô hấp. Sự hoạt hoá bổ thể và sự phóng thích
các enzym và hoạt chất trung gian của bạch cầu trung tính là tác nhân gây
tổn thương chủ yếu.
7
8
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ
THỐNG
Không ai biết chính xác tại sao bệnh lại được đặt tên là Lupus. Y văn
ghi lại rằng lupus là họ của một gia đình La mã cổ đại, và vào thế kỷ
thứ 4 sau công nguyên có một vị giám mục ở xứ Gaul mắc một căn bệnh
được gọi là Lupus. Từ lupus trong tiếng la tinh cổ có nghĩa là chó sói.
Nó liên tưởng tới tổn thương của bệnh giống như vết thương do sói cắn.
Năm 1851 Cazanave lần đầu tiên mô tả chi tiết triệu chứng ngoài da của
một bệnh nhân : ban đỏ, dày sừng, teo da và đưa ra thuật ngữ: Lupus đỏ
(lupus erythemateaux: LE). ông và tác giả Kaposi nhấn mạnh sự khác
biệt giữa LE và lupus vulgaris ( một thể của lao da).
Kaposi (1872) mô tả 11 trường hợp bệnh nhân lupus và là người đầu
tiên đưa ra thuật ngữ ‘discoid Lupus’’: lupus dạng đĩa. Trong 11 trường
hợp trên ông nhận thấy có 4 bệnh nhân có viêm phổi, đau khớp, sưng
hạch và đưa ra nhận xét tổn thương của LE có thể chia làm 2 thể: thể có
tổn thương da đơn thuần, khu trú, tiến triển lành tính và thể có tổn
thương da lan tỏa, kèm theo tổn thương phối hợp nhiều cơ quan : tim,
phổi, cơ quan tạo máu, thần kinh
Cũng trong năm 1872, Wiliam osler mô tả một trường hợp điển hình của
lupus đỏ hệ thống nhưng ông đặt tên là : ban đỏ đa dạng tiết dịch

( erythema exudativum multiform ).
1908 Kraus và Bohac đưa ra khái niệm lupus đỏ cấp tính và lupus đỏ
mãn tính để nói lên sự khác biệt giữa thể hệ thống và thể dạng đĩa.
1952 Harvey và cộng sự đưa ra thuật ngữ: Lupus ban đỏ hệ thống( SLE)
9
mà ngày nay nó được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
Với sự phát triển của cận lâm sàng, miễn dịch học, theo thời gian đã có
nhiều tiến bộ đạt được trong nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị SLE.
1948 Hargraves phát hiện ra tế bào Lupus ( ‘LE cell’’) trong máu bệnh
nhân SLE. Sau đó 1 năm (1949) Haserick tìm ra yếu tố Haserick trong
huyết thanh mà bản chất là kháng thể kháng nhân (anti nuclear
antibody-ANA).
1957 Seligman chứng minh trong huyết thanh bệnh nhân có yếu tố phản
ứng đặc hiệu với DNA. Tan và cộng sự (1966) đã xác định đó là kháng
thể kháng DNA.
Các phát hiện khác: kháng thể kháng histon có ý nghĩa trong việc định
hướng chẩn đoán lupus do thuốc, xét nghiêm miễn dịch huỳh quang -
Lupus band test, giúp chẩn đoán phân biệt SLE và DLE
Mối liên quan giữa SLE và DLE hiện vẫn còn đang tranh cãi. Hai bệnh
là biến thể của nhau hay là hai thể bệnh riêng biệt? Câu trả lời còn để
ngỏ! Dubois theo dõi 520 trường hợp SLE thấy có 10,8% tổn thương
ban đầu là dạng DLE. Ngược lại Beck và Rowell (1966) theo dõi 120 ca
DLE trong 5 năm không thấy trường hợp nào chuyển sang thể SLE!
Về phân loại, hiện nay theo các tác giả Mỹ(Dubois) tạm chia làm hai
thể: lupus đỏ hệ thống (SLE). lupus đỏ dạng đĩa (DLE) và 4 dưới nhóm:
Hội chứng kháng thể phospholipid, lupus đỏ da bán cấp, lupus đỏ trẻ sơ
sinh, lupus đỏ sâu dưới da.
10
IV. LÂM SÀNG
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (LBĐ) Systemic lupus erythematosus

(SLE) đặc trưng bởi tổn thương viêm ở nhiều tổ chức, từng đợt
và huyết thanh xuất hiện các tự kháng thể kháng nhân phản ứng
với các thành phần khác nhau của nhân tế bào, gọi chung là
kháng thể kháng nhân (ANA). Sự hiện diện của các tự kháng thể
đặc hiệu liên quan các cơ quan tổn thương và tiên lượng của
LBĐ và những rối loạn tự miễn khác.
Càng có nhiều biểu hiện lâm sàng, thì càng chẩn đoán dễ nhưng
càng tiên lượng nặng. Ngược lại, khi bệnh có triệu chứng đơn điệu hay
giả triệu chứng (pauci-symptom), chẩn đoán nghi ngờ và có thể nhầm
lẫn sau nhiều tháng. Ba biểu hiện thường gặp nhất là tổn thương ở
khớp, da và thận. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh LBĐ được đưa ra
năm 1982 và hoàn thiện năm 1997 bởi American College of
Rheumatology. Chỉ cho phép chẩn đoán chắc chắn khi có tối thiểu 4
tiêu chuẩn xuất hiện.
LBĐ xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ trong lứa tuổi 15-40 tuổi. Tỷ lệ
ở nữ mắc bệnh cao gấp 10 lần so với nam, đặc biệt ở bệnh nhân Châu
Phi và tiến triển thường nặng. Tại Mỹ tần suất khoảng 25-50/100.000
dân, cao nhất ở người da đen là 4/1.000 dân. Các mô hình thực nghiệm
cho thấy các nội tiết sinh dục nữ steroid có vai trò trong bệnh lý này.
Vấn đề di truyền có vai trò, cặp sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ mắc bệnh
là 30%, trong khi cặp sinh đôi khác trứng hoặc anh chị em ruột là 5%.
Những người có allen MHC HLA-B8, HLA-DR2 và HLA-DR3 có
nguy cơ cao mắc bệnh LBĐ, ngoài ra những người có thiếu hụt C4, sự
11
thay đổi về cấu trúc thụ thể FcIgG tại tế bào của cơ quan đích có liên
quan với LBĐ.
Bảng 1. 11 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh SLE (1982, sửa đổi năm
1997)
Ban đỏ dạng cánh bướm ở mặt (malar rash)
Ban đỏ lupus dạng dĩa (discoid rash)

Nhạy cảm ánh sáng (photosensitivity)
Loét miệng hay mũi họng (oral ulcers)
Viêm đa khớp (Arthritis)
Viêm màng phổi hay màng ngoài tim (serositis)
Tổn thương thận (proliferative lupus nephritis): protein niệu > 0,5g/24
giờ hay trụ niệu (renal casts)
Tổn thương thần kinh (seizures)
Rối loạn máu: thiếu máu tan máu với HC lưới tăng, giảm
BC<4000/mm3, giảm tiểu cầu < 100000/mm3, giảm
lympho<1500/mm3
Rối loạn miễn dịch: KT antidsNA(+), KT antiSm(+), KT
antiphospholipid (+) như anticardiolipin, anticoagulant lupus, VDRL
(+) nhưng TPHA (-)
ANA (+)
Ngoài ra, biến chứng này có thể xảy ra khi vắng mặt hội chứng
antiphospholipid vốn làm cho thuận lợi cho huyết khối mạch.
12
Những bệnh nhân than phiền về đau cơ và đồng thời tăng vừa các
enzym tổ chức cơ trong huyết thanh. Sinh thiết cơ cho thấy teo các sợi
cơ và đôi khi viêm mạch với thẩm nhuận tổ chức lympho.
Bảng 2. Tần suất các biểu hiện lâm sàng của bệnh lupus ban đỏ
Hệ thống (constitutional
systoms)
95% Lách lớn 15%
Sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn
nôn, sút cân
Hạch lớn 20%
Xương khớp
(muscoloskeletal)
95% Thần kinh 60%

Đau cơ/ đau khớp 95% Tâm thần (psychosis) 10%
Viêm đa khớp không phá huỷ 60% Trầm cảm 20%
Biến dạng bàn tay 10% Đau đầu thống 25%
Viêm cơ 40% Viêm thần kinh ngoại vi 15%
Hoại tử thiếu máu ở xương 15% Tim và phổi (serosal,
vasculitis)
60%
Tổn thương da
(mucocutaneous)
80% Viêm màng phổi 50%
Ban lupus dạng đĩa 15% Viêm màng ngoài tim 30%
Nhạy cảm ánh sáng 70% Viêm cơ tim 10%
13
Ban đỏ ở mặt 50% Viêm nội tâm mạc 10%
Loét miệng 40% Viêm phổi xơ kẻ 5%
Rụng tóc 40% HA tăng
Viêm mạch 20% Huyết khối động và tĩnh
mạch (thromboembolic
events)
15%
Panniculite 5% Thận 50%
Máu (hematologic) 85% Protein niệu, trụ niệu 50%
Thiếu máu tan huyết 10% Phù chi dưới
Giảm bạch cầu ((< 4./μl) 65% Tổn thương khác
Giảm tế bào lympho (<
1.500/μl)
50% Sẩy thai tự nhiên 30%
Giảm tiểu cầu (< 100.000/μl) 15% Tổn thương mắt 15%
Kháng đông trong máu 15% Dạ dày -Ruột (lupoid
hepatitis, pancreatitis)

45%
14
1. Da và lớp nhầy
Dấu hiệu da thay đổi từ ban đỏ cánh bướm (vespertilio) nằm ở hai
cánh mũi, gò má, trán và cằm (15% ban đỏ da), cho đến loét như vết
cắn của chó sói (loup). Ban đỏ khởi phát do tiếp xúc tia cực tím B.
Ban đỏ có thể không giới hạn ở mặt mà có thể có ở tất cả những vùng
tiếp xúc mặt trời.
15
Có khoảng 15% bệnh nhân LBĐ không có biểu hiện ban dạng
cánh bướm, nhưng một lupus dạng đĩa mạn tính (LDC), điển hình bởi
tổn thương nhú có vảy (papulosquameuse) thẩm nhuận, có thể để lại
những sẹo không mất đi. Cũng có thể LDC đơn thuần, không kèm theo
những tổn thương hệ thống. Chỉ 5% trong số này tiến triển LBĐ.
Một thể đặc biệt là lupus da bán cấp, đặc trưng bởi dấu hiệu sinh
học hơn là lâm sàng. Tổn thương ban đỏ dạng nhú lan toả, thường có
vảy, có bờ viền nhiều vòng và khuynh hướng hợp lại với nhau. Sau khi
16
chúng biến mất, để lại tình trạng mất sắc tố và đôi khi có teo lớp bì.
Lupus da bán cấp thường kèm theo anti Ro/SSA và thiếu hụt yếu tố bổ
thể C2.
Những tổn thương khác không đặc hiệu có thể xảy ra ở những
phần khác của cơ thể, đáng kể ở các chi. Có thể là những tổn thương
ban đỏ hiếm là các bọng nước, ban đỏ đa dạng đồng tiền, mày đay, tổn
thương li ken hoá hay loét hoại tử đầu chi (panniculite).
Ngoài những tổn thương riêng của da, viêm mạch đặc trưng của
lupus có thể dẫn đến hoại tử ở mạch máu da. Những tổn thương đôi
khi kín đáo, hình chấm, luôn luôn thể hiện bệnh tiến triển. Phải tìm
kiếm ở bờ chung quanh móng và mu ngón tay và ngón chân và chúng
xuất hiện dưới dạng mảng tím bầm và đôi khi bị loét.

Tổn thương lớp nhầy, chú ý ở miệng, nhưng cũng có thể ở mũi,
đường tiết niệu và trực tràng. Chúng giống như loét ap tơ nhưng ít tạo
rãnh. Trong hệ sừng thì tóc là nơi dễ tổn thương. Rụng tóc thành từng
mảng, hoặc lan toả, có thể kèm theo những đợt khởi bệnh và giảm khi
lui bệnh
Người ta thấy có sự lắng đọng dãi Ig và các bổ thể dọc theo màng
cơ bản bì thượng bì (dermo-epidermal junction hay còn gọi là test
băng lupus (Lupus band test) đặc trưng cho LBĐ khi lắng đọng gồm
IgG, C1q. Test băng lupus dương tính khoảng 75% trường hợp sinh
thiết ở da bệnh lý và 50% ở vùng da lành. Test (+) gợi ý tiến triển
bệnh. Các IgM, C3 có thể lắng đọng nhưng ít đặc trưng ở LBĐ.
2. Thận
17
- Hầu hết bệnh nhân LBĐ đều có sự lắng đọng Ig tại các cầu thận, nhưng chỉ
có 50% có biểu hiện viêm thận. đặc trưng bởi Protein, hồng cầu, bạch cầu,
trụ niệu. Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, về sau xuất hiện phù,
hội chứng thận hư.
- Trên những bệnh nhân có nồng độ kháng thể Anti Ds DNA cao và giảm bổ
thể. Tổn thương thận thường nặng nề, tiến triển nhanh chóng đến suy thận
nếu không điều trị kịp thời.
- Tổn thương thận dẫn đến bởi tăng huyết áp, tăng creatinin máu,
protein niệu và hồng cầu niệu vi thể với tăng bạch cầu niệu.
- Sinh thiết thận được chỉ định khi bệnh nhân có tăng huyết áp hiện
diện trong bối cảnh lupus, hay dấu hiệu sinh học của bệnh thận:
protein niệu và hồng cầu niệu không giải thích được bởi các nguyên
nhân khác, sự tăng creatinin máu.
Bảng 3. Tiêu chuẩn đánh giá tiến triển của LBĐ
Lâm sàng (dấu hiệu toàn thân và chức năng)
Tốc độ lắng máu
Chỉ số huyết thanh của CH50, C3, C4 (không có thiếu

hụt bẩm sinh)
Đánh giá anti ds DNA lớp IgG
18
* CRP không tăng trong đợt tiến triển bệnh
3. Hô hấp
Tổn thương thường gặp là tràn dịch màng phổi (50%) một bên hay
hai bên, đôi khi mở đầu bệnh lý gây ho và đau ngực. Chọc hút màng
phổi cho thấy dịch viêm giàu albumin và tế bào lympho, đôi khi chứa
kháng thể kháng nhân. Hiếm hơn người ta có thể thấy trên phim XQ,
các thẩm nhuận kẻ mà chụp cắt lớp cho thấy thay đổi theo thời gian.
Bản chất lupus của tổn thương phổi là 20% vậy chỉ được cho phép
chẩn đoán với sự thận trọng và khi test vi sinh học âm tính. Thẩm
nhuận lupus thường thoái lui nhanh nhờ corticoid, nhưng người ta sợ
rằng trong một số trường hợp này có thể tiến triển xơ phổi kẻ (5%) và
suy phổi mạn tính và sẽ không còn đáp ứng với corticoid. Test thăm
dò chức năng hô hấp cho thấy hội chứng giới hạn thông khí và giảm
khả năng vận chuyển CO
2
theo thời gian. Tăng áp lực động mạch phổi
xảy ra ngoại lệ trong LBĐ.
4. Tim mạch
4.1. Tim: Viêm màng ngoài tim thường gặp nhất 30%, viêm cơ tim
10%, viêm nội tâm mạc Libman – Sacks là hiếm. Chủ yếu xảy ra van
hai lá và van động mạch chủ.
4.2. Mạch: 20% trong số bệnh nhân có hội chứng Raynaud ở ngón tay,
hiếm ở chân và hiếm hơn là ở mũi. Những rối loạn vận mạch có thể
19
ảnh hưởng đến chức năng nhưng thường hay hoại tử ở các chi. Soi
mao mạch cho thấy tăng kích thước mạch nhưng không có dấu hiệu
riêng của xơ cứng bì.

Thân các mạch máu lớn như quai động mạch chủ không có tổn
thương. Ngược lại, nhất là khi có hội chứng anti phospholipid kèm
theo, thuyên tắc động mạch và tĩnh mạch, trung ương hay ngoại vi có
thể xảy ra.
5. Hệ thống thần kinh
Có thể xảy ra tổn thương hệ thống thần kinh trung ương và ngoại
vi
5.1 Hệ thống thần kinh trung ương: Biểu hiện thường gặp là nhức đầu,
đôi khi dạng đau đầu thống (migrain) trong 25% trường hợp. Biểu hiện
thứ hai là comitialité toàn thân, với dấu hiệu động kinh trên điện não
đồ. Comitialité này đôi khi kèm theo rối loạn tâm thần. Những cơn
bệnh lý thần kinh có thể độc lập với cơn kích phát của LBĐ.
Những rối loạn vận động trung ương như liệt bán thân, nửa người
hay liệt nhẹ do viêm tuỷ ngang, có thể xuất hiện đột ngột 15%.
Thưòng kèm theo đợt kịch phát LBĐ và tiên lượng xấu.
5.2 Hệ thống thần kinh ngoại vi: tổn thương ở 15% trường hợp có thể
xảy ra ở dây thần kinh sọ như dây thần kinh vận nhãn. Bệnh lý thần
kinh ngoại vi có thể dẫn đến toàn thân do viêm một hay nhiều dây thần
kinh do viêm mạch. Chẩn đoán có thể khắng định sinh thiết thần kinh-
cơ , định hướng bởi điện cơ đồ.
20
5.3. Hội chứng màng não: có thể xảy ra trong cơn kịch phát. Dịch não
tuỷ viêm với chủ yếu là tế bào lympho. Chẩn đoán gián biệt với viêm
màng não có nguồn gốc nhiễm trùng là khó khăn, có thể quan tâm
CRP bình thường trong LBĐ hay viêm màng não virus
5.4. Biến chứng tâm thần: có thể là hội chứng trầm cảm, mất trí nhớ,
mất định hướng, ảo giác, có thể tâm thần phân liệt. Nếu vắng mặt các
dấu hiệu lâm sàng khác hay hội chứng viêm thì chẩn đoán là khó khăn.
5.5. Mắt: bao gồm tổn thương thần kinh, biến chứng mắt, trước hết là
viêm kết mạc và viêm mào màng cứng (épiesclerite) nhưng mặt khác

liệt vận động nhãn cầu do bệnh lý thần kinh ngoại vi, có thể có viêm
mạch võng mạc. Dẫn đến xuất tiết dạng bông gòn điển hình viêm võng
mạc dysorique. Nó không điển hình cho LBĐ và thường kèm xuất
huyết (5%). Hiếm hơn là phát hiện huyết khối ở động mạch trung tâm
của võng mạc.
6. Gan và hệ tiêu hoá
6.1 Gan: chẩn đoán gián biệt giữa một viêm gan tự miễn và viêm gan
lupus đôi khi rất khó khăn. Dấu hiệu lâm sàng và sinh học của ly giải
tế bào gan là như nhau. Một sự tăng đơn thuần transaminase huyết
thanh được phát hiện ở 40% trường hợp. Kết hợp với các triệu chứng
lâm sàng khác của LBĐ như tổn thương da hay thận, có thể làm rõ
chẩn đoán. Khi vắng mặt chúng, có thể tìm kiếm các dấu hiệu sinh học
giúp định hướng bệnh căn: viêm gan tự miễn type I kèm kháng thể
kháng cơ trơn; type II có kháng thể kháng LKM-1. Trong hai trường
21
hợp này cũng có kháng thể kháng nhân, nhưng không bao giờ có
kháng thể anti-ds DNA và anti-Sm. Ngược lại trong tổn thương gan
LBĐ thì những kháng thể anti ds- DNA và anti- Sm là thường có mặt.
Nếu các kháng thể của viêm gan tự miễn xuất hiện thì nồng độ cũng
trung bình. Sinh thiết tổ chức gan không bao giờ giúp chẩn đoán gián
biệt
6.2. Hệ tiêu hoá: Tổn thương hệ tiêu hoá xảy ra trong qúa trình LBĐ
thường do thuốc như việc sử dụng thuốc kháng viêm. Bệnh nhân nôn
30%, đau bụng và đi chảy. Triệu chứng gắn liền viêm mạch là hiếm và
thay đổi tuỳ theo vị trí cắt lớp. Trong trường hợp tổn thương thân
động mạch lớn, hôi chứng giả ngoại khoa có thể xảy ra dẫn đến thủng
ruột. Viêm vi mạch có thể dẫn đến hội chứng kém hấp thu.
7. Tổ chức lympho:
Gan lớn và hạch lớn có thể sờ thấy 15% trường hợp
V. CHẨN ĐOÁN CẬN LÂM SÀNG

Người ta có thể phân biệt các xét nghiệm cho phép đặt ra chẩn
đoán LBĐ và các xét nghiệm cho phép đánh giá tiến triển bệnh.
Những xét nghiệm bổ sung cho phép phát hiện những biến chứng phủ
tạng đặc trưng cho mỗi tổn thương
Xét nghiệm sinh học đầu tiên cho phép phân biệt bệnh LBĐ là tế
bào Hargraves thực hiện in vitro. Mặc dầu ngày nay xét nghiệm này đã
22
bị bỏ quên và thay thế bởi các kháng thể kháng nhân (ANA), tế bào
Hargraves phản ảnh hiện tương sinh lý bệnh có lẽ liên quan đợt khởi
phát của bệnh. Hiện tượng này thể hiện hậu quả của sự thực bào các
bằng cơ chế apoptose, khởi phát hiện tượng tự miễn dẫn đến sản xuất
kháng thể kháng nhân và các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Sơ đồ . Sinh học của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
1. Kháng thể kháng nhân (ANA)
Kháng thể kháng nhân là các dấu ấn huyết thanh rất đặc hiệu cho
LBĐ. Đó là những globulin miễn dịch đặc hiệu đối với các cấu trúc
khác nhau của nhân tế bào: axit nhân, histon, ribonucleoprotein. Các
kỹ thuật phát hiện thông thường hiện nay là kỹ thuật miễn dịch huỳnh
quang gián tiếp trên tiêu bản tế bào Hep2 là các tế bào ung thư khí
quản ở người được nuôi cấy có nhân lớn và đặc hiệu cho việc phát
23
hiện ANA. Các kết quả có thể đánh giá qua sự pha loãng huyết thanh.
Biện luận kết quả của ANA có thể khó khăn do những lý do sau:
Sự hiện diện ANA trong huyết thanh không phải luôn luôn là bệnh
tự miễn. Sự xuất hiện ANA nhất là lớp IgM có thể có trong hội chứng
viêm không tự miễn.
Sự bàn luận khó khi nồng độ ANA không cao lắm. Một nồng độ
thấp ANA ở người trưởng thành nhất là người > 70 tuổi. Tuy nhiên
nồng độ thấp vẫn có thể gặp ở giai đoạn đầu của bệnh lý, và ở trẻ em.
Sự hiện diện ANA trong huyết thanh phải được bàn luận với triệu

chứng lâm sàng vì 99% ANA được phát hiện ở bệnh nhân LBĐ có đợt
kịch phát, một số bệnh lý viêm khác, tự miễn hay không cũng có thể
có ANA. Cho phép giải thích kết quả ANA, đối chiếu sinh học – lâm
sàng phải được tiến hành để quyết định. Các kháng thể đặc hiệu cho
LBĐ là anti-dsDNA, anti-Sm.
Bảng. Kháng thể kháng nhân trong LBĐ
Loại kháng thể %
Kháng thể kháng nhân toàn bộ (ANAt) 98
KT anti axit nhân KT anti ds DNA 90*
KT anti Histon 70
24
KT anti ECT KT anti Sm 30*
KT anti RNP 35
KT anti Ro/SSA 30
KT anti La/SSB 10
Bảng. Mối liên quan giữa kháng thể kháng nhân và biểu hiện lâm sàng
KT Lâm sàng
anti -DNA
anti - Sm
anti - RNP
anti - SSA (La, Lane)
anti - SSB (Ro, Robert)

anti - PCNA
anti - Po
anti - SL
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư, loét miệng
Hội chứng Raynaud
Nhạy cảm ánh sáng

Tổn thương da
Viêm khớp, hội chứng khô tuyến
Giảm tiểu cầu
Tổn thương tâm thần kinh
Tổn thương da, thận và giảm bạch cầu
Hình ảnh huỳnh quang của tế bào Hep2 gợi ý : kháng thể anti-
dsDNA cho hình ảnh huỳnh quang đồng chất, kháng thể anti
ribonucleoprotein (anti- Sm) có hình ảnh đốm….
1.1. Kháng thể anti DNA natif (nDNA) hoặc ds DNA: Định lượng
anti-dsDNA có giá trị trong trường hợp dương tính vì sự hiện diện của
25

×