1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, và là thành phố lớn nhất
nước, nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, nơi hội tụ nhiều thành
phần cư dân đến từ khắp nơi trong cả nước; ngoài người Kinh chiếm đa số, có
một nhóm không nhỏ người Hoa đến từ Trung Quốc, người Chăm xuống từ
miền Trung, người Khmer lên từ miền Tây Nơi đây cũng là một trong những
trung tâm Phật giáo lớn, với hơn một ngàn chùa, có nhiều chùa đã được Bộ Văn
hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hoá. Vì vậy, đời sống
văn hoá tinh thần người dân ở đây rất phong phú, đa dạng.
Từ Đại hội VI của Đảng, với chủ trương đổi mới do Đảng ta khởi xướng,
lãnh đạo, đã ảnh hưởng tích cực đến Thành phố Hồ Chí Minh, làm cho kinh tế
phát triển năng động, mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, cùng
với đó là sự thay đổi của đời sống chính trị, văn hoá, khoa học, tôn giáo… trong
đó có Phật giáo.
Với triết lý đạo đức, nhân sinh mang tính nhân văn sâu sắc, Phật giáo đã có
sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Phật giáo
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận nhân dân. Xu hướng
thế tục hoá của Phật giáo ngày càng đậm nét.
Với vai trò, chức năng và những giá trị văn hoá đặc sắc của mình, Phật giáo
đã trở thành chỗ dựa, bù đắp một phần những thiếu hụt về tinh thần của một bộ
phận quần chúng trong cuộc sống. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác
dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người; ảnh hưởng tích cực đến một bộ
phận trong quần chúng nhân dân, phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng tích cực, sự cấu kết của một số phần tử
cực đoan trong Phật giáo với các thế lực thù địch để chống phá chế độ; sự vi
phạm giới luật của một số chức sắc, tăng ni, phật tử; việc lợi dụng hoạt động của
Phật giáo để hành nghề mê tín dị đoan; sự xuống cấp, chắp vá của các công trình
kiến trúc Phật giáo…, đã làm phát sinh những hạn chế, có tác động tiêu cực đến
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Mặt khác, công tác tôn giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập như: Số lượng cán
bộ thiếu; chất lượng cán bộ còn hạn chế, chủ yếu chuyển từ các ngành khác sang
làm công tác tôn giáo; các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, Pháp lệnh… về t ôn
2
giáo chưa hoàn thiện nên đã ảnh hưởng nhất định đến công tác tôn giáo. Tình
hình đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng khắc phục cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn,
tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh” làm chủ
đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam
nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng từ lâu đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Với nhiều công trình khác nhau về Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể khá i quát các
công trình đó theo ba hướng sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu về quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật
giáo ở Việt Nam; về tư tưởng Phật giáo Việt Nam, những đóng góp của Phật
giáo Việt Nam cho xã hội có những tác giả sau: Nguyễn Đăng Thục (1974),
Phật giáo Việt Nam, Sài Gòn xuất bản; Lê Mạnh Thát (1975), Khương Tăng hội
toàn tập, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; Trần Văn Giàu (1975), Sự phát
triển của tư tưởng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; Lê
Mạnh Thát (1979), Toàn nhật thiền sư toàn tập, Viện Phật học Vạn Hạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh; Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam
(1986), Viện triết học, Hà Nội; Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử Phật giáo Việt
Nam, Viện triết học, Hà Nội; Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật giáo Đàng
trong, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Doãn Chính (1998), Lịch sử tư
tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Duy Hinh (1999), tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
Hà Nội; Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo Sử luận I-II-III, Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội; Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt
Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; Minh Chi (2003), Truyền thống
văn hoá và Phật giáo Việt Nam , Nhà xuấ t bản Tôn giáo, Hà Nội; Mật Thể
(2004), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội; Trần Hồng
Liên (2004), Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, Hà Nội
Thứ hai: Đó là các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng triết học
Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam. Tác giả Lê Hữu Tuấn
3
(1999), Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn
hoá tinh thần ở Việt Nam, luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội ; tác giả Nguyễn Tài Thư (chủ biên - 1997), Ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Thứ ba: Đó là các công trình tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo
đối với đời sống văn hoá tinh thần ở một số địa phương, trong đó có Thành phố
Hồ Chí Minh. Tác giả Phạm Thị Xê (1996), Ảnh hưởng của tư tưởng triết học
Phật giáo trong lối sống của người Huế hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hoá
Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc bộ, Nhà xuất
bản Văn hoá Tư tưởng, Hà Nội; Trần Cao Phong (1999), Phật giáo Huế và ảnh
hưởng của tư tưởng Phật giáo đến sự hình thành nhân cách con người Huế hiện
nay, luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội; Võ Thị Bích Thuý (2001), Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn
hoá tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến
đời sống văn hoá tinh thần cũng được thực hiện trong một số cuốn sách, luận án,
tạp chí, kỷ yếu.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến n hiều khía cạnh khác nhau
của chủ đề này, cung cấp nhiều ý kiến có thể tham khảo. Song, do mục đích và
nhiệm vụ cụ thể của từng bài viết, luận văn, luận án, cuốn sách, các công trình
đó chưa tập trung đi sâu bàn về “Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong quá trình nghiên
cứu, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích:
Luận án làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định
hướng để giữ gìn, phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ:
4
Thứ nhất, làm rõ cơ sở xã hội, tiền đề lý luận và quá trình du nhập, phát
triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, phân tích thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh vực
trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra
nguyên nhân, dự báo và những vấn đề đặt ra trong quá trình ảnh hưởng của Phật
giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian tới.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp có tính định hướng nhằm giữ gìn, phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống
văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, như: Quan niệm, tư
tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án giới hạn việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh
vực chủ yếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Ngoài ra, luận án còn sử dụng tổng hợp một số
phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra xã hội học ; phương pháp
phân tích và tổng hợp ; phương pháp kết hợp lịch sử và lôgíc, qui nạp và diễn
dịch, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu, phỏng vấn…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần vào việc xây dựng những cơ sở, luận cứ khoa học để
củng cố, hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và
công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Luận án được vận dụng có thể giúp cho thực hiện công tác quản lý Phật
giáo của Thành hội Phật giáo, Ban Tôn giáo và Dân tộc ở Thành phố Hồ Chí
5
Minh được tốt hơn; góp phần nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá tinh thần của
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có
nội dung liên quan đến Phật giáo; cũng như có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo để nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tôn giáo học, Triết học, Chính trị
học, Văn hoá học trong các trường Đại học, Cao đẳng và các trường Chính trị
tỉnh, thành trong cả nước.
7. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh.
Thứ hai, làm rõ được ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo đến quan
niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật trong đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đưa ra được những dự báo xu hướng
biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Thứ ba, đưa ra được một số giải pháp có tính định hướng nhằm giữ gìn và phát
huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống
văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án được kết cấu 3 chương, 6 tiết.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA
PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO QUÁ TRÌNH
DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PH Ố HỒ CHÍ
MINH
1.1.1. Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội cho sự du nhập và phát triển của
Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
Về kinh tế: Từ năm 1698, trải qua hơn 300 năm tồn tại, Thành phố Hồ Chí
Minh đã trở thành đầu tầu kinh tế của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người
6
đạt 2.500 USD/người/năm (2010). Tuy nhiên, do những rủi ro của kinh tế đã tạo
điều kiện cho sự du nhập, phát triển của Phật giáo.
Về chính trị: Từ khi hình thành vùng đất mới đến nay, Thành phố Hồ Chí
Minh là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị phức tạp. Vì vậy, người dân đã dựa
vào Phật giáo để bù đắp sự thiếu hụt về tinh thần, củng cố niềm tin, cầu xin hoà
bình, thịnh vượng cho đất nước, là điều kiện cho Phật giáo du nhập, phát triển
trên vùng đất mới.
Về xã hội: Thế kỷ XVII - XIX, xã hội đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Lúc này, Phật giáo là cứu cánh về tinh thần, giúp ổn định xã hội cho những lưu
dân xa xứ.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, do chính sách chia
để trị, ru ngủ, đầu độc nhân dân ta đã làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, đã tạo
điều kiện cho Phật giáo tham gia nhiều hơn vào bài trừ tệ nạn, ổn định xã hội.
Đến nay, do mặt trái của kinh tế thị trường, xuất hiện những vấn đề xã hội
phức tạp, đã đẩy một bộ phận nhân dân vào trạng thái lo âu trước cuộc sống, để
tìm sự an tâm, che chở, người ta dễ đến với Phật giáo.
1.1.2. Tiền đề văn hoá, tư tưởng cho sự du nhập và phát triển của Phật
giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
Về văn hoá: Thành phố Hồ Chí Minh có 27 tộc người, m ỗi tộc người có
phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng khác nhau, tạo nên sự tiếp biến, đa
dạng văn hoá. Với sự du nhập, giao thoa mạnh mẽ về văn hoá, tín ngưỡng đã tạo
điều kiện cho sự xuất hiện, lan toả của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Về tư tưởng: Vì những hạn chế của Nho giáo và do sự thiếu thốn những
chuẩn mực trong luân lý đạo đức, xã hội trên vùng đất đa thành phần dân tộc,
mặt khác, Phật giáo là một tôn giáo có nhiều điểm gần gũi với quan niệm, tư
tưởng, tập tục, tâm lý người Việt, người Hoa, người Khmer nên rất dễ được chấp
nhận trên vùng đất mới.
1.2. KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC
ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.2.1. Khái quát các giai đoạn phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh
Phật giáo thời kỳ phong kiến: Từ năm 1698 đến trước khi thực dân Pháp
xâm lược, Phật giáo bắt đầu xuất hiện ở Gia Định, nhưng chưa phát triển.
7
Phật giáo thời kỳ thực dân Pháp xâm lược (1862 - 1954): Mặc dù bị đàn
áp nhưng Phật giáo vẫn phát triển mạnh mẽ, nhiều ngôi chùa được xây dựng
mới; một số hệ phái xuất hiện và du nhập. Phật giáo đã tham gia mạnh mẽ vào
đấu tranh chính trị chống thực dân Pháp.
Phật giáo thời kỳ Mỹ - Ngụy (1954 - 1975): Phật giáo có nhiều diễn biến
phức tạp, nổi bật là sự hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và sự
phân hoá của nó. Thời kỳ này các phong trào đấu tranh chống xâm lược, kỳ thị
Phật giáo đã bùng nổ mạnh mẽ. Ngoài những phần tử phản động, Phật giáo đã
trở thành một lực lượng chính trị to lớn góp phần lật đổ chính quyền Ngô Đình
Diệm.
Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay: Đến tháng
11 năm 1981, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc đã thống nhất bầu ra Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp với
nguyện vọng của tăng ni, phật tử cả nước. Từ đó đến nay, Phật giáo Thành phố
dần dần ổn định, nhưng các phần tử phản động trong Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất cũ vẫn cấu kết chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
Về mặt lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều đợt di cư
của nhiều tộc người khác nhau. Mỗi tộc người khi đến đây đều đem theo tín
ngưỡng của mình, trong đó có Phật giáo. Trong quá trình du nhập, phát triển, với
những nguyên nhân khách quan, chủ quan, Phật giáo nơi đây có những đặc điểm
riêng của nó.
Tính đa dạng, phong phú về hệ phái, tổ chức của Phật giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh: Do đặc thù về lịch sử của Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh,
Phật giáo đã được hình thành với nhiều hệ phái, chi phái, các Hội Phật học… So
với cả nư
ớc, Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức kỷ lục về sự ra đời của các tổ
chức Phật giáo. Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông, Hệ phái Khất Sĩ đều có
mặt ở đây. Mỗi chi phái có yêu cầu, đường hướng, mục tiêu khác nhau do sự
chuyển hướng của các yếu tố nội sinh, sự phân nhánh, sự khác biệt trong quan
niệm về giáo lý, giáo luật
1
1
Nguyễn Thanh Tuấn (2009), Phật giáo với văn hoá Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu, Nhà xuất bản
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.50.
.
8
Tính dung hợp về văn hoá của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Tìm hiểu tính dung hợp về văn hoá của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh,
chúng ta làm rõ khái niệm dung hợp.
Dung hợp là dung hoà, điều hoà với nhau trong một thể thống nhất
1
Cho dù các phật tử tu tập the o hệ phái Phật giáo nào đi nữa thì những hệ
phái này vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hoá Việt Nam, tín ngưỡng dân
gian, nghệ thuật cổ truyền
. Còn
dung hợp về văn hoá là sự thẩm thấu, dung hoà với nhau của các giá trị văn hoá
trong một thể văn hóa thống nhất. Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh là một
thực thể văn hoá nên cũng mang tính dung hợp về văn hoá.
Tính dung hợp về văn hóa biểu hiện ở những khía cạnh nội dung giáo lý,
giới luật, kiến trúc, sinh hoạt… của Phật giáo: Thành phố Hồ Chí Minh là địa
bàn phát triển của ba hệ phái Bắc tông, Nam tông, Khất Sĩ. Trong ba hệ phái, do
quan niệm về giáo lý có đôi chút khác biệt mà hệ phái Bắc tông mang yếu tố mở
và năng động hơn. Từ quan niệm về giáo lý, cách hành đạo, thờ cúng tương đối
khác biệt, Phật giáo Bắc tông đã thể hiện được tính chất “tuỳ thuận”, tinh thần
“khế lý, khế cơ” (phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, mọi lúc, mọi nơi) của Phật giáo
rõ nét hơn.
Trong bộ “Chơn Lý đại đồng” của hệ phái Khất Sĩ đã dung hợp hai đường
lối Bắc tông và Nam tông, với mục tiêu mở đường cho sự trở về gần gũi hơn với
đời sống đức Phật.
2
Tính linh hoạt và tính nhập thế tích cực của Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh: So với Phật giáo miền Bắc, miền Trung, Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh ít giáo điều, cởi mở, dân chủ, có tính linh hoạt cao. Tính linh hoạt của
Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua nội dung giáo lý, giới luật,
hình thức biểu hiện, sự tiếp thu, thích ứng với hoàn cảnh. Tính nhập thế của Phật
giáo biểu hiện ở việc tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào các hoạt động từ
thiện xã hội, quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất của phật tử.
. Mỗi ngọn tháp, kiến trúc chùa, một pho tượng… đều
có dấu ấn của yếu tố văn hoá Khmer, Hoa, Ấn Độ, Tây phương, tạo nên bức
tranh Phật giáo sinh động.
1
Nguyễn Như Ý (Chủ biên - 2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.435.
2
Phan Xuân Biên (2006), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh con người và văn hoá trên đường phát triển, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.513.
9
Những đặc điểm trên làm nổi bật lên sự đa dạng trong bức tranh tổng thể
của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó, có thể giúp cho việc tìm hiểu
ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân một cách
đúng đắn, khách quan; mặt khác, là cơ sở để các cấp chính quyền, trong đó có
Ban Tôn giáo và Dân tộc, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thành hội Phật
giáo… đưa ra những giải pháp đối với Phật giáo, khai thác những giá trị của
Phật giáo, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, góp phần vào việc giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của Thành phố trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ năm 1698, theo chân những lưu dân đến vùng đất mới Gia Định lập
nghiệp, Phật giáo đã du nhập, tồn tại, phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội; tiền đề văn hoá, tư tưởng. Trong hơn 300 năm hiện hữu ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Phật giáo đã có những bước thăng trầm, biến động lớn
do tác động của lịch sử, biểu hiện qua những giai đoạn sau:
Phật giáo thời kỳ phong kiến: Phật giáo du nhập theo các đợt di cư của lưu
dân, là thời kỳ đặt nền móng; thời kỳ thực dân Pháp xâm lược (1862 - 1954):
Phật giáo phát triển mạnh mẽ theo hướng yêu nước; Phật giáo thời kỳ Mỹ -
Nguỵ (1954 - 1975): Phật giáo phát triển mạnh mẽ, thông qua các cuộc đấu
tranh. Tuy nhiên, Phật giáo có nhiều diễn biến phức tạp; Phật giáo ở Thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay: Phật giáo dần dần ổn định, phát triển, gắn
bó, đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước.
Với sự cộng cư của nhiều thành phần dân tộc, đã tạo cho Phật giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh có những đặc điểm sau: Tính đa dạng biểu hiện ở nhiều hệ
phái, nhiều tổ chức; tính dung hợp về văn hoá; tính linh hoạt và tính nhập thế
tích cực về nội dung giáo lý, giới luật, hình thức biểu hiện
Qua những đặc điểm trên, làm nổi bật sự đa dạng trong bức tranh tổng thể
của Phật giáo. Điều đó, làm tiền đề để nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH
THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGUYÊN NHÂN
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
10
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC
CHỦ YẾU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Những khái niệm liên quan tới sự ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Để hiểu rõ khái niệm văn hoá tinh thần, phải tìm hiểu khái niệm văn hoá.
“Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra
trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong
lịch sử phát triển xã hội”
1
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc và phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
sự sinh tồn”
.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm văn hoá như sau:
2
Quay trở lại khái niệm văn hoá tinh thần. Trong từ điển triết học của Liên
Xô cũ đã định nghĩa văn hoá tinh thần là: “Toàn bộ những hình thức của đời
sống tinh thần của xã hội”
.
Ở khái niệm trên, Bác Hồ đã nhấn mạnh văn hoá là do con người sáng tạo
ra, văn hoá đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống của con người và gắn với quá trình
phát triển của lịch sử xã hội loài người.
3
Văn hoá tinh thần là sự thâu tóm, phản ánh sự phát triển của tất cả các lĩnh
vực tinh thần. Vậy, đời sống tinh thần và văn hoá tinh thần không đồng nhất,
nhưng có quan hệ khăng khít với nhau, mà quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa
quá trình hoạt động tinh thần ( đời sống tinh thần) và chất lượng đã đạt tới của
quá trình đó (văn hoá tinh thần). Trong đó, đời sống tinh thần đề cập đến toàn bộ
lĩnh vực hoạt động tinh thần, còn văn hoá tinh thần chỉ đề cập đến chất lượng
của đời sống tinh thần
.
4
1
Cung Kim Tiến (2001), Từ điển triết học, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr.1329.
2
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.431.
3
Từ điển triết học (1976), Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, tr.973.
4
Trần Khắc Việt (1992), Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội,
tr.16-17.
.
11
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến một số lĩnh vực
trong đời sống văn hoá tinh thần với sự ảnh hưởng của Phật giáo, cụ thể là: Quan
niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta phải làm rõ khái niệm ảnh hưởng.
Theo nghĩa danh từ, ảnh hưởng là tác dụng đối với người hoặc sự vật nào đó.
Theo nghĩa động từ, ảnh hưởng là tác động để gây nên tác dụng đối với người
hoặc sự vật nào đó
1
Quan niệm là sự hiểu, nhận thức như thế nào đó về một vấn đề
.
2.1.2. Một số nội dung cơ bản trong giáo lý, giới luật, lễ nghi, các hoạt
động của Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân
Trong giáo lý của đạo Phật thể hiện hai khí a cạnh cơ bản, đó là, thế giới
quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo.
Thứ nhất, thế giới quan Phật giáo là một hệ thống những quan điểm của
Phật giáo về vũ trụ, vạn vật. Gồm các quan niệm về nhân duyên, nhân quả,
nghiệp báo luân hồi, vô thường, vô ngã…
Thứ hai, cùng với quan niệm về thế giới, Phật giáo còn quan niệm về con
người, cuộc đời con người (nhân sinh quan) thông qua học thuyết “Tứ diệu đế”
bàn về “khổ” và con đường “cứu khổ”, biểu hiện tập trung trong 4 chân lý mầu
nhiệm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Ngoài ra triết lý Phật giáo còn thể hiện
trong ngũ giới, thập thiện, lục độ…
2.1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến quan niệm, tư tưởng
Trong ý thức của con người luôn tồn tại quan niệm, tư tưởng. Nhờ có quan
niệm, tư tưởng, con người mới có niềm tin, tìm ra được định hướng đúng cho
cuộc sống.
2
. Theo một
cách khác thì quan niệm là nhìn nhận về một sự vật, một vấn đề; là cách nhìn
nhận, đánh giá
3
1
Nguyễn Như Ý (Chủ biên - 2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.29.
2
Hoàng Phê (Chủ biên - 1998), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà
Nẵng, tr.771.
3
Nguyễn Như Ý (Chủ biên - 2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.1287.
. Vậy, quan niệm là sự hiểu biết, nhận thức, là cách nhìn nhận,
đánh giá của con người về một vấn đề nào đó.
12
Tư tưởng là “sự suy nghĩ: Tập trung tư tưởng làm việc. Quan điểm và ý
nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội: Có tư tưởng tiến
bộ, đấu tranh tư tưởng”
1
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một hệ thống những quan điểm,
quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại, biến
đổi từ nhu cầu của xã hội. Từ đó, con người tự giác điều chỉnh lời nói, hành vi
của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, sự tiến bộ của xã
hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội
. Suy cho cùng thì tư tưởng là những quan điểm và ý
nghĩ chung của con người về thế giới.
Tìm hiểu sự ảnh hưởng của Phật giáo đến quan niệm, tư tưởng của nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta làm rõ quan niệm, tư tưởng của người Sài
Gòn.
Người Sài Gòn quan niệm đã sống thì phải cho ra sống, tức là yêu hết mình,
làm hết sức, luôn có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng làng xóm, quê hương
đất nước.
Trên cơ sở những quan niệm, tư tưởng như vậy mà một bộ phận lớn người
Sài Gòn rất dễ dàng tiếp thu, chấp nhận, vận dụng tư tưởng nhân bản, bình đẳng,
từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha, yêu chuộng hoà bình… của đạo Phật. Mặt khác, bằng
chủ trương đồng hành với dân tộc, với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và
những hoạt động thiết thực của mình, Phật giáo đã chiếm được tình cảm của
người dân; ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng của nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh.
Trong hơn 300 năm tồn tại, với tư tưởng bình đẳng, từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị
tha, yêu chuộng hoà bình… Phật giáo đã tác động tích cực đến quan niệm, tư
tưởng của nhân dân; đóng góp công sức không nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc; giúp củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định xã
hội. Bên cạnh đó, do chủ trương bất bạo động, xuất hiện một số kẻ đội lốt Phật
giáo làm chính trị đã tác động tiêu cực đến quan niệm, tư tưởng của nhân nhân.
2.1.4. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống
2
Về lối sống, trong quan niệm của người Việt, lối sống là một danh từ ghép.
Lối là phương thức, kiểu cách, lề lối. Sống là sinh hoạt, là quá trình hoạt động
.
1
Nguyễn Như Ý (Chủ biên - 2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.1704.
2
Trần Hùng Hậu (chủ biên - 1996), Giáo trình đạo đức học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.12.
13
sinh vật, xã hội của mỗi cá thể hoặc một cộng đồng người. Lối sống chỉ cách
thức, kiểu, mô típ của toàn bộ quá trình hoạt động của con người. Lối sống gắn
với hệ thống giá trị văn hoá tinh thần. Lối sống cũng là cách ứng xử của chủ thể
để đáp ứng các nhu cầu sống của con người từ ăn, uống, mặc, đi lại, sinh hoạt tái
tạo nòi giống… cho đến vui chơi, học hành, giao tiếp, thoả mãn nhu cầu thẩm
mỹ, trí tuệ… hay hoạt động sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, tham gia hoạt
động chính trị - xã hội…
1
1
Nguyễn Nghĩa Trọng (2003), Văn hoá văn nghệ trong đổi mới, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí
Minh, tr.58- 60.
.
Đức là cái biểu hiện tốt đẹp của đạo lý như: Tính nết, tư cách, hành động,
lối sống của con người. Lối sống là một mặt biểu hiện của đạo đức. Nói đạo
đức, lối sống là muốn nhấn mạnh rằng, trong sự tu dưỡng về đạo đức của con
người, phải chú trọng đến lối sống. Như vậy, giữa đạo đức và lối sống mặc dù
khác biệt nhưng có quan hệ khăng khít với nhau, đức là cái gốc, lối sống là cái
biểu hiện ra bên ngoài. Cho nên, trong mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống chỉ
mang ý nghĩa tương đối.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống của nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta tìm hiểu phong cách đạo đức, lối sống của
con người Thành phố Hồ Chí Minh, biểu hiện ở những đặc điểm sau: Tin hết
lòng, làm hết sức; yêu ghét rõ ràng, chính tà phân minh; tính cách dung hợp, hài
hoà; trọng nghĩa, phóng khoáng hiếu khách; tính linh hoạt, năng động sáng tạo;
tính thực tế.
Trên cơ sở những đặc trưng về đạo đức, lối sống của nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, Phật giáo đã ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh với những lý do sau đây: Thứ nhất, với tinh thần từ bi, hỉ xả,
bình đẳng, vô ngã, vị tha; với triết lý nhân quả, luân hồi nghiệp b áo, bát chính
đạo, lục độ, thập thiện, ngũ giới… trong giáo lý, giới luật của đạo Phật rất phù
hợp với tính cách con người Thành phố Hồ Chí Minh nên được người dân tin
theo. Thứ hai, những giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức xã hội chủ nghĩa,
những giá trị đạo đức khác chưa bao phủ được hết đạo đức xã hội, thì đạo đức
Phật giáo đã góp phần bổ sung nền đạo đức xã hội. Từ đó tạo tiền đề cho Phật
giáo ảnh hưởng sâu rộng đến đạo đức, lối sống của nhân dân.
14
Vậy là, Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực đến đạo đức, lối sống của nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, như: Điều chỉnh hành vi, nhân cách của chức sắc, tăng
ni, phật tử, một bộ phận nhân dân theo những chuẩn mực của giáo lý, giới luật
nhà Phật. Phật giáo răn dạy tín đồ tăng cường làm việc thiện, tránh việc ác bằng
những việc làm thiết thực, hữu ích cho xã hội. Nhiều giá trị đạo đức của đạo
Phật phù hợp với nền đạo đức dân tộc và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
ngoài những ảnh hưởng tích cực, Phật giáo và việc lợi dụng Phật giáo vì mục
đích tư lợi của một số cá nhân đã ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, lối sống của
nhân dân.
2.1.5. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá - nghệ thuật
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, Phật
giáo cũng phản ánh hiện thực thông qua các hình tượng nghệ thuật được thể hiện
ở kiến trúc các ngôi chùa, ở văn học, thơ ca Phật giáo Hình tượng nghệ thuật
chứa đựng trong nó cả khối óc, tình cảm và con tim của con người. Cho nên,
nghệ thuật “là phương thức phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm
bằng hình tượng nghệ thuật”
1
Văn hoá của người Sài Gòn vừa mang những giá trị văn hoá của dân tộc
Việt Nam, vừa tiếp thu văn hoá phương Đông, phương Tây, văn hoá xã hội chủ
nghĩa. Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố của đa thành phần dân
tộc, đa tín ngưỡng, đa tôn giáo, đa văn hoá. Trong khi đó, nhiều giá trị văn hoá -
nghệ thuật của Phật giáo phù hợp với văn hoá dân tộc, giao thoa, thẩm thấu vào
văn hoá dân tộc . Khi du nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh, những giá trị văn
hoá - nghệ thuật của Phật giáo đã thẩm thấu, giao thoa với các giá trị văn hoá
.
Giữa tôn giáo và nghệ thuật có quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua các
tác phẩm nghệ thuật, tôn giáo mới thể hiện được ý nguyện của mình. Phật giáo,
sinh hoạt của Phật giáo được biểu hiện trong nghệ thuật mang những giá trị văn
hoá riêng có của Phật giáo, nhưng nó không thể tách rời truyền thống văn hoá -
nghệ thuật dân tộc, nó là một phần của truyền thống ấy.
Phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá - nghệ thuật trong đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta tìm hiểu
văn hoá của con người Sài Gòn.
1
Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr.193.
15
khác; thay đổi, thích ứng với người dân ở đây. Cho nên, những giá trị văn hoá -
nghệ thuật của Phật giáo đã được người dân đón nhận dễ dàng.
Như vậy, Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực đến văn hoá - nghệ thuật trong
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thông qua văn
học, thơ ca, hệ thống chùa tháp, tượng thờ, pháp khí, các lễ hội. Những giá trị
văn hoá - nghệ thuật của Phật giáo góp phần thoả mãn nhu cầu chân - thiện - mỹ,
vui chơi giải trí của nhân dân; không chỉ đáp ứng phần nào đời sống văn hoá tinh
thần cho một bộ phận nhân dân, mà còn góp phần làm phong phú hơn nền văn
hoá - nghệ thuật dân tộc. Ngoài những giá trị trên, trong Phật giáo đã phát sinh
những tiêu cực như: Loạn kiến trúc trong xây, sửa chùa; phát sinh mê tín dị đoan
trong chùa; một số nơi buông lỏng quản lý các hoạt động của Phật giáo; hiện
tượng phi văn hoá trong chùa vẫn tồn tại… Những hiện tượng này làm hoen ố sự
tinh khiết của Phật giáo, cần phải dẹp bỏ.
2.2. NGUYÊN NHÂN, DỰ BÁO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TRONG QUÁ TRÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Nguyên nhân những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo
đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên nhân những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đến đời sống
văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Phật giáo tác động tích cực đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân bởi
hai mặt.
Về phía Phật giáo. Một là, bản thân đạo Phật c ó những ưu điểm, đó là hệ
thống giáo lý, những quan điểm về đạo đức, nhân sinh gần gũi, hướng thiện, yêu
thương con người, cho nên tác động tích cực đến nhân dân. Vì vậy, trong Nghị
quyết số 24 (1990) của Bộ Chính trị đã nêu: Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù
hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Hai là, trong quá trình xây dựng, phát triển
Thành phố, Phật giáo đã chủ động tham gia tích cực vào lịch sử đấu tranh, xây
dựng Thành phố. Bởi vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đưa ra phương châm
hoạt động là “Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. Về phía Đảng bộ, chính
quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Một là, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, Ban
Tôn giáo và Dân tộc thông qua chính sách tôn giáo đã tạo những điều kiện thuận lợi
cho Phật giáo tác động đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Hai là, đa số
16
nhân dân Thành phố đã nhận thức được những giá trị của Phật giáo, có thái độ ứng
xử đúng đắn với Phật giáo.
Nguyên nhân những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ Phật giáo đến đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, biểu hiện ở hai
mặt.
Về phía Phật giáo. Một là, lạm dụng thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo,
tuyệt đối hoá đời sống tâm linh, làm cho con người dễ chuyển sang duy tâm, dễ
phát sinh mê tín dị đoan. Hai là, từ triết lý nhân sinh, Phật giáo dễ bị lợi dụng cho
các mục đích tư lợi. Phật giáo đã bị lợi dụng cho mục đích chính trị. Một số cá
nhân nhà tu hành không giữ được chân tu, bị lôi kéo vào các hoạt động chính trị. Về
phía chính quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Một là, một bộ phận cán bộ
đảng viên còn nhận thức lệch lạc về Phật giáo, từ đó dẫn đến thái độ không đúng,
biện pháp không đúng đối với Phật giáo. Hai là, một bộ phận nhân dân chưa hiểu
hết được triết lý sâu sắc của đạo Phật, chỉ đến với Phật giáo bằng niềm tin, chú
trọng cầu xin Phật phù hộ mà ít quan tâm nghiên cứu giáo lý, giới luật của Phật
giáo để vận dụng vào cuộc sống.
2.2.2. Dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống
văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
tới
Cơ sở sự biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
Do sự đổi mới nhận thức dẫn
đến sự đổi mới về chính sách tôn giáo ở nước ta; do sự biến đổi nhanh chóng của
đời sống kinh tế - xã hội kéo theo sự thay đổi của Phật giáo; do sự thay đổi trong
nhận thức của Phật giáo; do tác động của toàn cầu hoá; do tác động của quá trình
dân chủ hoá đời sống xã hội; do sự nâng cao mặt bằng dân trí.
Xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Phật giáo ngày càng gắn bó hơn với dân tộc: Những năm gần đây, Phật giáo
tổ chức các hoạt động cầu siêu cho vong linh của các anh hùng liệt sĩ; giáo dục phật
tử chăm lo truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc… gắn bó hơn
với dân tộc.
Phật giáo tăng cường thế tục hóa: Hơn chục năm qua, Phật giáo tham gia
nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế, hoạt động từ thiện xã hội; quan tâm nhiều
hơn đến cuộc sống của tín đồ nơi trần thế.
17
Phật giáo tiếp tục hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình: Nhờ
thành tựu của khoa học và công nghệ, Phật giáo đã thay đổi theo hướng hiện đại
hóa, tín đồ Phật giáo đã ứng dụng, vận hành những thành tựu của khoa học kỹ thuật
và công nghệ vào hoạt động tôn giáo
1
Về quan niệm, tư tưởng: Thứ nhất, với tư tưởng thế tục, theo chủ nghĩa hậu
hiện đại phương Tây của một bộ phận các tăng ni trẻ đi du học ở nước ngoài, chịu
ảnh hưởng của thế tục đã đánh mất bản sắc, diện mạo của Phật giáo Việt Nam
; thứ
hai, một số phần tử phản động của Phật giáo thời chế độ cũ vẫn chưa từ bỏ âm
mưu khôi phục lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chống phá Giáo hội
Phật giáo Việt Nam hiện nay; thứ ba, còn một số ít tăng ni, vài tự viện có những
biểu hiện trong sinh hoạt chưa phù hợp với Hiến chương, nội quy tăng sự, pháp
luật hiện hành, làm cản trở hoạt động sự vụ ở một số nơi. Tình trạng khất thực
phi pháp vẫn còn tồn tại. Tăng ni cư trú bất hợp pháp ở nhà trọ, nhà phật tử, sử
dụng giấy tờ giả… vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa
.
2.2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
2
. Việc giải quyết khiếu tố,
khiếu nại, tranh chấp quyền trụ trì chùa, đất chùa… còn chậm
3
1
Phạm Thị Xuân Hương (2010), Ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo đến đời sống của các tín đồ đạo Phật tại Thành
Phố Hồ Chí Minh hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II, Thành
phố Hồ Chí Minh, tr.33.
2
Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự, Văn phòng
Thành hội Phật giáo chùa Ấn Quang, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.9.
3
Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V
(1997-2002), Văn phòng Thành hội Phật giáo chùa Ấn Quang, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.32.
.
Về đạo đức, lối sống: Thứ nhất,
đạo đức Phật giáo không thể phản ánh được
hết yêu cầu của nền đạo đức mới, không phải là những chuẩn mực hoàn thiện của
cuộc sống, đạo đức Phật giáo trở nên hạn hẹp, khô cứng, không bao quát được sự
đa dạng, phong phú của cuộc sống; không linh hoạt, to àn diện như đạo đức hiện
đại, dẫn đến những chệch hướng và lệch chuẩn trong đạo đức nói chung, đạo đức
Phật giáo nói riêng;
thứ hai, một số ít tăng ni trẻ đã bị cuốn hút theo những cám
dỗ xấu, những nhu cầu vật chất tầm thường đã không giữ được chân tu, vi phạm
giới luật; thứ ba, một bộ phận phật tử vẫn chưa thấm nhuần đạo pháp, chạy theo
lợi ích kinh tế, theo đạo Phật chỉ mang tính hình thức, dễ theo đạo và cũng dễ bỏ
đạo; thứ tư, đời sống của một số tăng ni trong các ngôi chùa hẻo lánh, ít phật tử
còn gặp nhiều thiếu thốn. Còn một số Gia đình Phật tử đời sống rất khó khăn
chưa được khắc phục.
18
Về văn hoá - nghệ thuật: Thứ nhất, việc xây sửa chùa không theo quy
hoạch, đặt để, sơn phết tượng thờ tuỳ theo ý thích, hiện tượng đánh cắp cổ vật
vẫn tồn tại; thứ hai, hiện tượng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, tệ nạn xã
hội, thiếu văn minh, lịch sự trong chùa, sự vô ý, thờ ơ trong việc bảo vệ kiến
trúc, cảnh quan di tích của một số phật tử, nhân dân vẫn còn tồn tại. Đồng thời,
xuất hiện một số cuốn sách liên quan đến Phật giáo, sách tử vi, bói toán, băng,
đĩa chưa được kiểm duyệt chặt chẽ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trải qua hơn 300 năm du nhập, tồn tại, phát triển, Phật giáo đã gắn bó chặt
chẽ với nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng những giá trị nhân bản, nhân
văn sâu sắc, Phật giáo đã khẳng định được vị trí của mình, ảnh hưởng sâu rộng
đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trên các
lĩnh vực: Quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật…
Ngoài những đóng góp tích cực, trong Phật giáo đã phát sinh những hạn chế
nhất định: Lợi dụng Phật giáo vì mục đích kinh tế, chính trị; sự vi phạm giới luật
của một bộ phận người có đạo; các công trình kiến trúc của Phật giáo bị nguy
hại… Những hạn chế đó của Phật giáo đã tác động không tốt đến đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân.
Xuất hiện những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân tác động. Đặt ra một
số vấn đề cho các cấp chính quyền, cùng tăng ni, phật tử, nhân dân cần phải giải
quyết.
Vì vậy, để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Thành hội Phật giáo, chức sắc, tăng ni,
phật tử, nhân dân phải đưa ra, thực hiện những giải pháp mang tính định hướng
để khai thác những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát
sinh từ Phật giáo. Cán bộ, đảng viên, nhân dân cần nhận thức đúng, có thái độ
ứng xử phù hợp với Phật giáo, giúp cho Phật giáo thực hiện tốt đường hướng
hành đạo của mình, đóng góp cho sự phát triển của Thành phố trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chương 3
QUAN ĐIỂM XUẤT PHÁT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CÓ TÍNH
ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT
TIÊU CỰC ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
19
3.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM XUẤT PHÁT VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG
TÁC TÔN GIÁO CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
3.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo
Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo.
Nguồn gốc của tôn giáo:
Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo: Phản ánh sự bế tắc của con người
trước sức mạnh của tự nhiên và các lực lượng xã hội.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Khi nhận thức của con người về thế
giới, xã hội và chính bản thân con người còn hạn chế thì một bộ phận nhân dân
vẫn còn tin vào sự tồn tại của thần thánh.
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Khi con người sợ hãi trước sức mạnh của tự
nhiên, những bất ổn của xã hội mới dẫn con người nhờ cậy thần thánh, mà ngay
cả những tình cảm, tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng, lòng yêu
thương… trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với
con người cũng được thể hiện qua hình thức tín ngưỡng, tôn giáo.
Bản chất của tôn giáo:
Từ những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất của tôn giáo, có
thể khẳng định, xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt,
phản ánh lệch lạc, hoang đường, hư ảo thế giới khách quan vào đầu óc của con
người.
Chức năng của tôn giáo:
Chức năng thế giới quan: Đó là những quan niệm của tôn giáo về thế giới.
Chức năng điều chỉnh hành vi: Tôn giáo góp phần điều chỉnh hành vi, đạo
đức của con người.
Chức năng đền bù hư ảo: Tôn giáo đã bù đắp cho những khoảng trống về
tinh thần của con người, sự bù đắp ấy chỉ là hư ảo nhưng có tác dụng thực, giúp
con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Chức năng liên kết cộng đồng: Thông qua tổ chức, các hoạt động, tôn giáo
củng cố tính cộng đồng, củng cố các mối quan hệ xã hội, giải quyết các mối
quan hệ xã hội đặt ra.
20
Chức năng chuyển giao văn hoá: Các tôn giáo sau khi ra đời, thường lan toả
đến các vùng đất mới, kết hợp với văn hoá bản địa, làm phong phú, sâu sắc hơn
văn hoá bản địa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người biết khai thác những tinh hoa trong học
thuyết Mác, những giá trị trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với
tôn giáo là nền tảng lý luận cơ bản để Người tiếp thu, kế thừa, phát triển sáng tạo
học thuyết của các nhà kinh điển về tôn giáo vào điều kiện cụ thể Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.
Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo được Người nêu
lên ở các khía cạnh sau: Đoàn kết là thường trực, thường xuyên; đoàn kết phải
toàn diện; đoàn kết phải rộng rãi; đoàn kết phải lâu dài.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và
không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Thứ nhất, xác lập được quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân; thứ hai, cụ thể
hoá quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo thành luật;
thứ ba, nghiêm cấm sự vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo; thứ tư, nhất quán thừa nhận, thực hiện triệt để quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Ngoài ra, chủ tịch Hồ Chí Minh còn đưa ra vấn đề giải quyết mối quan hệ
giữa tôn giáo với một số lĩnh vực của đời sống xã hội; chống âm mưu lợi dụng
tôn giáo; bài trừ mê tín dị đoan…
Tôn giáo là một thực thể khách quan, còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây
dựng đất nước. Vì vậy, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng trong
giai đoạn mới, Đảng, Nhà nước ta nhất thiết phải vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo.
3.1.2. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối
với tôn giáo
Những quan điểm cơ bản của Đảng ta đối với tôn giáo.
Thông qua nội dung các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Pháp
lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo, chúng ta có thể rút ra những quan điểm cơ bản của
Đảng ta đối với tôn giáo như sau: Thứ nhất, coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của
21
khối đại đoàn kết dân tộc. Thứ hai, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính
sách đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn
kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Thứ ba, nội dung
cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Thứ tư, làm tốt
công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.
Thứ năm, vấn đề theo đạo, truyền đạo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Những chính sách cơ bản của Nhà nước ta đối với tôn giáo.
Chính sách đối với tôn giáo do Nhà nước ban hành là sự cụ thể hoá quan
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tôn giáo, biểu hiện ở những khía cạnh
dưới đây:
Đối với tín đồ các tôn giáo: Đồng bào có đạo được sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo pháp luật. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi công dân.
Đối với chức sắc các tôn giáo: Mọi chức sắc tôn giáo được pháp luật thừa
nhận đều có quyền bình đẳng trước pháp luật
1
Đối với cơ sở hoạt động kinh tế, xã hội từ thiện của tôn giáo: Khuyến khích
những chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tham gia thực hiện các chương trình kinh tế
- xã hội, từ thiện, nhân đạo
.
Đối với các tổ chức tôn giáo: Đường hướng hành đạo phải gắn bó với dân
tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp của Nhà nước.
2
Đối với quan hệ quốc tế của tôn giáo: Các tổ chức tôn giáo muốn đặt quan
hệ chính thức hoặc tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài phải xin phép Nhà
nước
.
3
3.2.1. Tiếp tục đổi mới nhận thức về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng
đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên, nhân dân Thành phố Hồ
.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC TÔN
GIÁO ĐỂ PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1
Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên - 2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo,
Hà Nội, tr.311.
2
Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên - 2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo,
Hà Nội, tr.311.
3
Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên - 2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo,
Hà Nội, tr.312.
22
Chí Minh theo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công
tác tôn giáo
3.2.2. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố
nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào Phật
giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách tôn giáo của Nhà
nước cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; đảm bảo cho Phật giáo ở Thành phố
Hồ Chí Minh thực hiện tốt đường hướng hành đạo: “Đạo pháp - Dân tộc và Chủ
nghĩa xã hội”
3.2.5. Định hướng cho công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo, thông qua
trách nhiệm công dân của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo ở Thành phố
Hồ Chí Minh
3.2.6. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng tín ngưỡng của Phật giáo làm
phương hại đến lợi ích của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân Thành phố
3.2.7. Bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp
của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong hơn 300 năm du nhập, tồn tại, phát triển, Phật giáo đã ảnh hưởng tích
cực đến quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật trong đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong
quá trình ảnh hưởng, Phật giáo, sự lợi dụng Phật giáo đã phát sinh những biểu
hiện không theo kịp với sự đổi mới do nhiều nguyên nhân, đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết cho các cấp quản lý.
Dựa trên nền tảng lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối
với tôn giáo. Đồng thời, trên cơ sở sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ Phật giáo đối với
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong công tác tôn giáo hiện nay, Thành
23
hội Phật giáo, Ban Tôn giáo và Dân tộc, các cơ quan liên quan cần thực hiện một
số giải pháp định hướng sau, đó là:
Tiếp tục đổi mới nhận thức về tôn giáo nói
chung, Phật giáo nói riêng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên,
nhân dân theo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công
tác tôn giáo; thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào
phật tử ở Thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Phật giáo; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục chính sách tôn giáo của Nhà nước cho nhân dân; đảm bảo
cho Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tốt đường hướng hành đạo “Đạo
pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”; định hướng cho công tác quản lý Nhà nước
đối với Phật giáo, thông qua trách nhiệm công dân của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ
Phật giáo; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo; đấu tranh ngăn
chặn các hành vi lợi dụng tín ngưỡng của Phật giáo làm phương hại đến lợi ích của
đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vi phạm quyền tự do tôn
giáo của công dân Thành phố; bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hoá,
đạo đức tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
Những giải pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ, hiệu quả sẽ
góp phần nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh trong những năm tới.
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở những điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội; tiền đề văn hoá, tư tưởng; Phật giáo đã du nhập, tồn tại, phát triển, ảnh
hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân suốt hơn 300 năm qua, tính
từ năm 1698, khi chúa Nguyễn Phước Chu đã cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu
Cảnh cùng với lưu dân vào khai phá vùng đất phương Nam của Tổ quốc, trong
đó có Gia Định.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá của khu
vực Đông Nam Á, thế giới, cùng với sự hợp cư của nhiều thành phần dân tộc,
nhiều tín ngưỡng, đã tạo cho Phật giáo nơi đây có tính độc đáo, đa dạng biểu
hiện ở nhiều hệ phái, nhiều tổ chức; tính dung hợp mạnh về văn hoá; tính linh
hoạt cao và tính nhập thế tích cực trong nội dung giáo lý, giới luật, kiến trúc, hệ
thống điện thờ, hoạt động.
24
Từ khi xuất hiện đến nay, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến một số lĩnh
vực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân như: Quan niệm, tư tưởng;
đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật…
Tuy nhiên, trong thời gian qua Phật giáo đã phát s inh những hạn chế nhất
định do nhiều nguyên nhân tác động. Từ đó, đặt ra một số vấn đề cho các cấp
chính quyền, tăng ni, phật tử, nhân dân phải giải quyết.
Từ thực tế trên, để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực phát sinh từ Phật giáo, Thành Ủy, các cấp chính quyền, Thành
hội Phật giáo, chức sắc, tăng ni, phật tử, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần
thực hiện một số giải pháp định hướng sau:
Một là, tiếp tục đổi mới nhận thức về
tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán
bộ, đảng viên, nhân dân theo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về công tác tôn giáo. Hai là, thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội của Thành phố nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hoá
tinh thần cho đồng bào phật tử ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ba là, tăng cường công
tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác
Phật giáo. Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách tôn giáo
của Nhà nước cho nhân dân; đảm bảo cho Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện tốt đường hướng hành đạo “Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
Năm là, định hướng cho công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo, thông qua
trách nhiệm công dân của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ Phật giáo; tăng cường công
tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo. Sáu là, đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi
dụng tín ngưỡng của Phật giáo làm phương hại đến lợi ích của đất nước nói chung
và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân
Thành phố. Bảy là, bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức
tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh.
Những giải pháp này nếu được thực hiện đồng bộ, hiệu quả sẽ đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân; thỏa mãn nhu cầu tâm linh
của một bộ phận nhân dân; xóa bỏ lợi dụng Phật giáo vì mục đích kinh tế, chính
trị; góp phần ổn định xã hội, nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá tinh thần của
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
hiện nay.