Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.61 KB, 24 trang )


 
Suốt mấy nghìn năm qua, kể từ khi ra đời, học thuyết Ngũ hành là một
trong những học thuyết quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến triết học Trung
Quốc nói riêng, triết học và văn hóa phương Đông nói chung. Không bao lâu
sau khi ra đời, nó đã chiếm vị trí nổi bật, chứng tỏ đó là một học thuyết nhất
quán, hoàn chỉnh không chỉ giải thích nguồn gốc và cơ cấu của vũ trụ, mà còn
góp phần vào giải thích những hiện tượng trong cuộc sống của con người.
Là một học thuyết phát triển mạnh ở phương Đông và tồn tại hàng
nghìn năm trong lịch sử, Ngũ hành phát triển vượt ra ngoài phạm vi triết học
và đặt dấu ấn đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các nguyên lý
cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã
hội ở Trung Quốc và ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt
Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, hôn
nhân, gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, quân sự, y học cổ truyền, v.v ).
Nghiên cứu học thuyết Ngũ hành để không chỉ khám phá một lý luận
độc đáo khi luận bàn về bản nguyên và cấu trúc của vũ trụ, mà còn thấy được
tính ứng dụng cao của nó trong nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí có lĩnh vực
trừu tượng, huyền bí như: thiên văn, lịch số, phong thuỷ…trong đó đặc sắc và
hữu dụng nhất, phải kể đến y học cổ truyền phương Đông vốn đã tồn tại hàng
nghìn năm nay.
Trong lĩnh vực y học, các quy luật của Ngũ hành đã đặt dấu ấn ở
phương pháp quan sát, quy nạp, tìm sự tương quan của hoạt động sinh lý, bệnh
lý các tạng phủ để chẩn đoán bệnh tật, tìm tính năng, tác dụng của thuốc và
tiến hành hoạt động bào chế thuốc. Kể từ khi xuất hiện Hoàng đế Nội kinh tố
vấn và với ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, nền y học Trung Quốc và
nhiều nước phương Đông khác có những bước tiến đáng khâm phục.
Học thuyết Ngũ hành vào Việt Nam từ rất sớm. Các nhà tư tưởng Việt
Nam tích cực tiếp nhận và vận dụng học thuyết này một cách sáng tạo trong
nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển nền y học dân tộc cổ truyền cả trên phương


diện lý luận và thực tiễn lâm sàng. Một trong những tấm gương tiêu biểu là đại
danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với tác phẩm y
học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh. Y học cổ truyền Việt Nam được hình
thành ngay từ buổi đầu dựng nước và ngày càng phát triển trong cuộc đấu
tranh chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người. Cũng như y học
cổ truyền Trung Quốc, cơ sở để xây dựng lý luận y học cổ truyền Việt Nam
không tách rời thuyết Ngũ hành.
“Ngũ hành là chỉ vào thế lực tự nhiên, vì luôn luôn động nên gọi là
hành và phản chiếu vào tinh thần người ta thành ra có những biến thái, động
tác tâm lý, sinh lý” (Nguyễn Đăng Thục), nó đã giải thích từ sự hình thành vũ
trụ đến những vấn đề liên quan tới con người. Thiên Hồng Phạm đã mở đầu:
1
Sơ nhất viết Ngũ hành. Thứ nhị viết kính dụng Ngũ sự để khẳng định một
nguyên lý căn bản: Ở vũ trụ chỉ có Ngũ hành, ở con người chỉ có Ngũ sự; Ngũ
sự hoà với Ngũ hành, tức Thiên - Nhân hợp nhất. Đấy là Vạn vật nhất thể. Tư
tưởng này đã tồn tại mấy nghìn năm và Ngũ hành vẫn sừng sững bằng sự hiệu
quả trong thực tiễn từ hàng thiên niên kỷ.
Hơn nữa, ở Việt Nam việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã có hiệu
quả rõ rệt và được quần chúng nhân dân ngày càng tin dùng. Xuất phát từ nhu
cầu thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất mạnh vai trò của việc kết hợp y
học cổ truyền với y học hiện đại. Có thể nói đó là một trong những quan điểm
cơ bản về y tế của Đảng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn một số nhận thức sai
lệch khi cho rằng, y học cổ truyền chỉ là tập hợp những kinh nghiệm dân dã về
một số bài thuốc và vị thuốc thông thường; rằng y học này chưa có cơ sở lý
luận rõ ràng, vì vậy hiệu quả chữa bệnh còn hạn chế; hoặc là quan niệm thổi
phồng vai trò của Ngũ hành và y học cổ truyền, cho rằng với sự chỉ dẫn của
Ngũ hành, y học cổ truyền có thể “chữa bách bệnh”. Rõ ràng là, quan điểm kết
hợp y học cổ truyền với y học hiện đại của Đảng và Nhà nước ta chưa được
nhận thức đầy đủ, chưa được vận dụng một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả.
Để thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu

cầu của nhân dân về chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đồng thời góp phần
khẳng định y học cổ truyền là một khoa học với các phương pháp phòng và
chữa bệnh có hiệu quả, thì việc nghiên cứu cơ sở triết học của nó, mà trước hết
là nghiên cứu học thuyết Âm dương - Ngũ hành, là rất cần thiết. Vì chính học
thuyết Âm dương - Ngũ hành là cơ sở lý luận để giải thích nguyên nhân, cơ
chế phát sinh bệnh học, điều trị học và phòng bệnh của y học cổ truyền.
Đề tài luận án Học thuyết Ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ
truyền phương Đông góp phần nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện học
thuyết Ngũ hành và vai trò của nó đối với y học cổ truyền phương Đông, qua
đó làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa việc bảo tồn và phát triển bằng cách
ứng dụng các tri thức y học cổ truyền trong việc phòng bệnh, chữa bệnh.

Từ thời cổ đại đến nay, với ý nghĩa thực tiễn khá sâu sắc của học thuyết
Ngũ hành và sự vận chuyển của nó để giải thích những hiện tượng tự nhiên, xã
hội và con người đã được nhiều nhà nghiên cứu phương Đông – trong đó có
Trung Quốc và Việt Nam quan tâm và đã thu được những kết quả to lớn cho
cuộc sống, đặc biệt là những kết quả nghiên cứu về học thuyết Âm dương –
Ngũ hành với y học cổ truyền phương Đông. Nội dung trên đã được thể hiện
trong khối lượng tài liệu to lớn của nhiều tác giả theo hai hướng: hướng triết
học và hướng y học.
Một là, theo hướng thứ nhất, có các công trình tiêu biểu: Đại cương
triết học Trung Quốc; Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm - Nhiệm
Hoa - Uông Tử Tung (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1957); Đạo của Trương
Lập Văn chủ biên, Hồ Châu - Tạ Phúc Chinh - Nguyễn Văn Đức dịch (Nhà
2
xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998). Triết giáo Đông phương của Dương
Ngọc Dũng - Lê Anh Minh (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,
2003); Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, Lê Anh Minh dịch
(Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006); Trung Quốc triết học sử đại
cương của Hồ Thích, Huỳnh Minh Đức dịch (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin,

Hà Nội, 2004). Khi trình bày nội dung nghiên cứu này, các tác giả kể trên đều
khẳng định Âm dương và Ngũ hành là những phạm trù triết học quan trọng
trong thế giới quan của người Trung Quốc. Đó là những khái niệm trừu tượng
đầu tiên của người xưa đối với sự sản sinh và biến hóa của vũ trụ, là cội nguồn
của các quan điểm duy vật và biện chứng trong các tư tưởng triết học mang
màu sắc Trung Quốc. Chẳng hạn tác giả Ngô Vinh Chính đánh giá: “Việc sử
dụng các phạm trù Âm dương và Ngũ hành đánh dấu bước tư duy khoa học
đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng
đế, quỷ thần truyền thống. Đó là cội nguồn duy vật và biện chứng trong tư
tưởng triết học của người Trung Quốc”[17,43].
Ngược dòng lịch sử quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy việc đánh giá
và vận dụng học thuyết Âm dương – Ngũ hành đã từng được đề cập rộng rãi
trong các tác phẩm của người Trung Quốc cổ xưa. Từ đời Hán trở đi, nhiều tác
giả như Lưu Biểu, Quảng Lô, Vương Bật, Phí Trực (đời Hán); Trịnh Huyền
(đời Hán); Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Trình Hạo, Trình Di (đời Tống); Hoàng
Tôn Hy, Tôn Viêm, Mao Kỳ Linh, Hồ Vi, Huệ Đống, Trương Huệ Ngôn, Lý
Quang Địa (đời Thanh)… đều khẳng định tư tưởng chủ đạo trong Kinh Dịch là
tư tưởng về mối quan hệ giữa âm và dương. Trong những năm gần đây một
loạt các công trình nghiên cứu xuất bản ở Hồng Kông và Đài Bắc (Đài Loan)
như Chu Dịch tân giải của Tào Thăng; Chu Dịch cổ kinh kim chú của Cao
Hanh; Dịch học tân luận của Nghiêm Linh Phong… đều bàn về lẽ biến hóa
của Âm dương trong Kinh Dịch.
Kinh Dịch là sách nói về Âm dương, còn Kinh Thư là tác phẩm đầu tiên
của người Trung Quốc cổ đại đề cập tới khái niệm Ngũ hành, nghiên cứu và
dịch thuật về Kinh Thư ở Việt Nam đã được Thẩm Quỳnh biên dịch từ năm
1965 và là cơ sở cho nhiều tác giả Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và bàn luận
về thuyết Âm dương – Ngũ hành.
Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu riêng rẽ về các tác phẩm của người
Trung Quốc cổ đại xưa, khi đề cập về thuyết Âm dương – Ngũ hành như Kinh
Thư, Kinh Dịch các tác giả Việt Nam cũng đề cập về thuyết Âm dương –Ngũ

hành từ góc độ nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc và phương Đông nói
chung. Có thể kể ra một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu những
năm gần đây như: Nguyễn Đăng Thục với Lịch sử triết học phương Đông
(Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn 1961); Nguyễn Tài Thư (chủ biên) với Lịch sử tư
tưởng Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993); Cao Xuân
Huy với Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (Nhà xuất
bản Văn học – Hà Nội, 1995); Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do
3
Doãn Chính (chủ biên) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997); Triết
lý phương Đông - Giá trị và bài học lịch sử của Doãn Chính (Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); Lịch sử triết học Trung Quốc của Hà Thúc
Minh (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tập 1; 1999 tập 2)[67]; Từ
điển triết học Trung Quốc của Doãn Chính (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2009),v.v…Trong những tác phẩm kể trên, các tác giả đánh giá cao
vai trò và ý nghĩa của học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong lịch sử phát
triển các tư tưởng triết học phương Đông, đồng thời coi nó là một trong các
dòng triết học quan trọng có từ thời kỳ “Bách gia chư tử”.
Hai là, theo hướng thứ hai, có những công trình nghiên cứu đề cập học
thuyết Âm dương – Ngũ hành trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển của
các khoa học và đời sống xã hội và con người như thiên văn học, dự đoán học,
nông học v.v… Trong lĩnh vực y học, học thuyết Âm dương - Ngũ hành đã
được các nhà tư tưởng và danh y nghiên cứu xưa nay đề cập hết sức rộng rãi
và sâu sắc. Từ đời Hán, ở Trung Quốc đã xuất hiện các bộ sách nổi tiếng như
Hoàng đế Nội kinh (chưa rõ tác giả); Thương hàn tạp bệnh luận; Kim Quỹ yếu
lược (của Trương Trọng Cảnh); Nạn kinh (của Tần Việt Nhận). Đây là những
tác phẩm lý luận y học đầu tiên của nền y học Trung Quốc cổ đại đã biết lấy lý
luận duy vật thô sơ là học thuyết Âm dương - Ngũ hành làm hệ thống lý luận
của y học. Dùng lý thuyết ấy để giải thích về mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên, quan hệ lẫn nhau giữa các tạng phủ trong thân thể và theo nguyên tắc
của quan niệm chỉnh thể đã phát minh được những vấn đề có quan hệ đến y

học như bệnh lý, chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh v.v…
Ở Việt Nam, những công trình vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ
hành vào y học đã xuất hiện ngay từ thời Trần. Các tác phẩm và tác giả tiêu
biểu phải kể tới Chu An với Y học giản yếu, Tuệ Tĩnh với Nam dược thần hiệu
và Hồng nghĩa giác tư y thư. Đến thế kỷ XVIII, xuất hiện nhà tư tưởng, nhà y
học nổi tiếng Lê Hữu Trác, với bộ sách Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh
nổi tiếng (Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1993), trong đó ông đã vận dụng học
thuyết Âm dương - Ngũ hành để giải thích đời sống xã hội, và phương pháp
bảo vệ sức khỏe cho con người. Sang nửa cuối thế kỷ XIX, nhà tư tưởng cũng
đồng thời là nhà y học Nguyễn Đình Chiểu cũng đã vận dụng học thuyết Âm
dương – Ngũ hành để diễn giải các vấn đề về lý luận y học trong tác phẩm
Ngư tiều y thuật vấn đáp.
Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đã có nhiều tác giả, nhiều công
trình nghiên cứu về học thuyết Âm dương - Ngũ hành trong lý luận y học cổ
truyền phương Đông. Chẳng hạn Lê Trần Đức với các công trình nghiên cứu
về Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác, Nguyễn Đình Chiểu…Hoàng Tuất [117-118] với
các công trình Học thuyết Âm dương và phương dược cổ truyền; Học thuyết
Tâm - Thận trong y học cổ truyền; Phó Đức Thảo [106] với Học thuyết Thủy
hỏa và mệnh môn trong y học cổ truyền; Lê Khánh Trai với Khảo cứu về tiền
đề Âm dương - Ngũ hành từ Kinh Dịch và mô hình kinh mạch trong cơ thể
người; Hoàng Phương [74] với Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến
lược giáo dục tương lai; Trần Thúy [98] với Nội kinh v.v Tất cả các tác giả
4
này đều khẳng định Âm dương – Ngũ hành là lý luận không thể thiếu đối với y
học cổ truyền.
Những năm gần đây, một số tác giả và các công trình nghiên cứu có xu
hướng đi sâu nghiên cứu tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, và
những bình luận, đánh giá học thuyết Âm dương – Ngũ hành dưới nhiều góc
độ khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Nguyễn
Tài Thư với Lê Hữu Trác, nhà tư tưởng lớn trưởng thành từ nghiệp y (in trong

cuốn: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993);
Nguyễn Đức Sự với Cơ sở triết học của bộ Lãn Ông tâm lĩnh và hiện thực lịch
sử nước ta thế kỷ XVIII (Tạp chí Triết học số 1-1974) và Bước đầu tìm hiểu y
lý của Hải Thượng Lãn Ông qua tập: “Ngoại cảm thông trị” (Tạp chí Đông y,
số 110 -111, 1970); Trần Sĩ Nghi với Học thuyết thủy hỏa của Đại y tôn Hải
Thượng Lãn Ông (Tạp chí Đông y số 1, năm 1971); Nguyễn Văn Thọ với
Quan niệm về thận của Hải Thượng Lãn Ông đối chiếu với Tây y (tạp chí
Phương Đông, số 17, năm 1952); Trần Văn Giàu với Sự phát triển của tư
tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng 8 (Tập 1, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1973); Nguyễn Đình Phủ với các công trình: Tìm hiểu và ứng
dụng triết lý Âm dương, Nxb. VHDT, Hà Nội, 1998, và Tìm hiểu và ứng dụng
học thuyết Ngũ hành, Nxb. VHDT, Hà Nội, 2001 v.v Trong các tác phẩm và
các công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã đề cập đến học thuyết Âm
dương – Ngũ hành và đều cho rằng: học thuyết Âm dương – Ngũ hành là một
trong những cơ sở triết học quan trọng để hình thành thế giới quan duy vật
phương Đông, đồng thời cũng là cơ sở triết học chủ yếu để xây dựng lý luận y
học cổ truyền phương Đông. Chẳng hạn, Trần Văn Giàu viết: “Nước ta ở thế
kỷ XIX từ triều đình cho tới thứ dân, qua các tầng lớp Nho sĩ, từ trong sách vở
cho tới những phong tục tập quán, đâu đấu cũng thấy dấu vết ảnh hưởng của
thuyết Âm dương – Ngũ hành”[ 34,tr.212], hoặc Đỗ Tất Lợi viết: “Nghề làm
thuốc không thể vượt ra ngoài nguyên lý Âm dương – Ngũ hành… Việc điều trị
bệnh tật là sự lặp lại cân bằng Âm dương trong con người, giữa con người với
trời đất” [54, tr.16]; Trần Văn Thụy trong bộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh với
sự vận dụng những tư tưởng triết học thời cổ (Luận án Tiến sĩ Triết học 1996)
đã đề cập tới học thuyết Âm dương – Ngũ hành và coi đó là một trong những
tư tưởng triết học quan trọng của bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh; Phạm Công
Nhất trong Tư tưởng triết học về con người qua tác phẩm y học của Hải
Thượng Lãn Ông (Luận án Tiến sĩ triết học – 2001); Trần Thị Huyên với
Thuyết âm dương – ngũ hành với tác phẩm Hoàng đế Nội kinh và Hải Thượng
Y tông tâm lĩnh (Luận án Tiến sĩ 2002); Nguyễn Thị Hồng Mai với Tư tưởng

triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng Y tông tâm lĩnh (Luận
án Tiến sĩ 2012). Với sự vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ hành vào y học
cổ truyền Việt Nam, đặc biệt học thuyết Thủy hỏa của danh y Lê Hữu Trác
trong tác phẩm Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh.
Nhìn chung, các tác giả và công trình nghiên cứu nói trên đều nói lên
mối quan hệ giữa Âm dương - Ngũ hành với các hoạt động sống của con người
và khẳng định lý thuyết này là cơ sở triết học chủ yếu cho việc hình thành và
5
phát triển lý luận và thực tiễn của nền y học cổ truyền phương Đông từ xưa tới
nay. Tuy vậy, các quan niệm trên còn rời rạc, tản mạn, chưa thành hệ thống
nhất quán. Có thể nói, cho đến nay, chưa có tác phẩm nào nghiên cứu một cách
tập trung và có hệ thống về sự hình thành và phát triển học thuyết Ngũ hành
trong y học cổ truyền phương Đông, đề tài “Học thuyết Ngũ hành với ý nghĩa
của nó đối với y học cổ truyền phương Đông” góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề trên.
 !!"!#$%
&'()'*+,* +'/0'12304+5+
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ lịch sử phát triển, nội dung
cơ bản của học thuyết Ngũ hành, và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển y
học cổ truyền của phương Đông.
*-678&+,* +'/0'12304+5+
Để đạt được mục đích trên, luận án triển khai thực hiện các nhiệm vụ như
sau:
Một là, phân tích nguồn gốc và lịch sử hình thành của học thuyết Ngũ
hành và những nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành;
Hai là, trình bày và phân tích việc vận dụng học thuyết Ngũ hành vào quá
trình giải thích các chức năng sinh lý của cơ thể con người theo Học thuyết Tạng
tượng;
Ba là, phân tích, rút ra ý nghĩa của học thuyết Ngũ hành trong lịch sử
triết học và trong quá trình phát triển của y học cổ truyền phương Đông.

*978-+,* +'/0'12304+5+
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nguồn gốc và nội dung cơ bản của
thuyết Ngũ hành; sự vận dụng học thuyết Ngũ hành vào y học cổ truyền Trung
Quốc và Việt Nam; không đi sâu nghiên cứu Ngũ hành với Thiên can, Địa chi,
tức ngũ vận lục khí và những lĩnh vực khác.
:;<#=#$!>;%#$%
:?@A3B304+'12304+5+
Luận án được thực hiện dựa trên thế giới quan và phương pháp luận
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là những nguyên lý về lịch sử Triết học, về
phép biện chứng duy vật; đồng thời sử dụng lý luận Triết học phương Đông về
Ngũ hành và lý luận y học cổ truyền phương Đông để hoàn thành mục tiêu và
nhiệm vụ của luận án.
:*C?+,D*5D+,* +'/0'12304+5+
Phương pháp luận chung
Vấn đề học thuyết Ngũ hành và sự ứng dụng nó trong y học cổ truyền
phương Đông được nghiên cứu theo phương pháp triết học lịch sử. Các nguyên
tắc phương pháp luận được quán triệt là quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể
và phát triển. Với phương pháp luận này cho phép nắm bắt và nhận thức các
khái niệm, phạm trù của học thuyết Ngũ hành được trình bày tương đối toàn
diện, chuẩn xác, như nó vốn có; việc khai thác tài liệu, thông tin phải thực hiện
6
phân tích phê phán một cách biện chứng, thấy được sự thống nhất và khác biệt
của luận đề mà các nhà triết học thời cổ đại Trung Quốc đặt ra và điều chỉnh,
bổ sung trong suốt quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc; thấy được tính
không đồng nhất về giá trị của học thuyết đó trong những những lĩnh vực khác
nhau.
Các phương pháp cụ thể
Vấn đề nghiên cứu được tiếp cận và phân tích trên cơ sở phương pháp
lôgic và lịch sử kết hợp với phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống
hoá để thấy được nguyên lý Ngũ hành và những vấn đề y học cổ truyền có liên

quan và mang tính độc lập tương đối trong sự phát triển, có lôgic nội tại và
được hình thành, phát triển từ những điều kiện lịch sử nhất định của xã hội
Trung Quốc từ thời thượng cổ.
Việc thu thập và xử lí thông tin được thực hiện thông qua phương pháp
nghiên cứu lí thuyết nhằm làm rõ một số khái niệm, phạm trù có liên quan và
nghiên cứu, khai thác tư liệu, văn bản; phương pháp so sánh cho thấy được sự
tương đồng và khác biệt khi trình bày sự biến đổi của Ngũ hành qua các thời
kỳ lịch sử; phương pháp thống kê số liệu thực tiễn từ 500 bệnh án góp phần
thực hiện những yêu cầu của nhiệm vụ luận án.
E=FGHI!JK
Nội dung và bản chất của Học thuyết Ngũ hành được phân tích qua các
đặc điểm, sự biến hoá của năm hành chất và quy luật vận động của chúng;
tương quan Ngũ hành với những biểu hiện của tạng tượng trong cơ thể sinh lý
con người.
Kết quả nghiên cứu của luận án có nhiều ý nghĩa:
=+,*L2M*N2*O'P
Luận án đưa đến một cách tiếp cận mới, một phương pháp nhận thức
mới về các nguyên lý của học thuyết Ngũ hành, về đặc điểm các hành chất cơ
bản của Ngũ hành trong triết học phương Đông biểu hiện ra các mặt tự nhiên,
xã hội và con người, nơi tạng tượng, nơi sinh lý cơ thể người. Đem tới một
hiểu biết tương đối có hệ thống về mối quan hệ giữa một vấn đề triết học với
một vấn đề thuộc về khoa học lý luận và thực hành y học cổ truyền phương
Đông trong lịch sử và hiện nay.
=+,*L2Q*R'Q-S+P
Thực hiện đề tài luận án là nhiệm vụ khoa học hết sức cần thiết. Kết
quả của luận án đem đến cơ sở y học cổ truyền một tài liệu không chỉ có giá trị
về lý luận mà còn cả thực tiễn để góp phần bảo vệ và phát huy giá trị y học cổ
truyển của dân tộc, trong đó có di sản y văn của các danh y Việt Nam từ việc
tiếp thu Ngũ hành đã xây dựng bộ sách quý báu về y thuật; đề xuất phương
pháp dưỡng sinh cho theo Ngũ hành, chẩn đoán và điều trị cho con người theo

Ngũ hành.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy môn lịch sử triết học phương Đông, môn y đức và đặc biệt là việc chẩn
đoán và hướng điều trị cũng như phòng bệnh, nâng cao sức khỏe con người.
7
TUUV
Luận án hệ thống hoá và có luận giải mới về sự ra đời và phát triển, đặc
trưng và nội dung của học thuyết Ngũ hành trong đời sống xã hội, trong y học
cổ truyền phương Đông; về những tư tưởng, quan niệm mà học thuyết kế thừa
thể hiện dưới các phạm trù, nguyên lý Ngũ hành; quan niệm về tạng tượng, cấu
tạo y sinh học cơ thể người; về sự tương quan giữa các yếu tố vật chất với cấu
trúc cơ thể người.
Luận án luận chứng tương đối đầy đủ về sự vận dụng sáng tạo học
thuyết Ngũ hành để phát triển tư duy triết học và phép dưỡng sinh, cuối cùng
là phương pháp chẩn đoán, điều trị theo y học cổ truyền theo nguyên lý Ngũ
hành, ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, luận án
làm sâu sắc hơn ý nghĩa của việc phòng bệnh, chữa bệnh nâng cao thể chất và
sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ một cách tích cực và cải tạo
giống nòi.
WG#$%
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục (đóng
riêng), luận án có 3 Chương, 10 tiết.
*C?+,
XY!%Z[
I\]
XYI\]
Xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa Trung Quốc cổ
đại đã hình thành và phát triển tư tưởng duy vật thô sơ với năm yếu tố Kim
Mộc Thủy Hỏa Thổ và tính biện chứng sơ khai với các quy luật của học thuyết
Ngũ hành.

Tiến trình lịch sử Trung Quốc cổ đại đó bắt đầu từ thời Hạ, Thương-
Ân, Chu, Xuân thu – Chiến quốc, nhà Tần.
Giai đoạn nhà Hạ (thời kỳ đồ đá): Vào khoảng gần cuối thiên niên kỷ
thứ ba tr.CN, ở Trung Quốc xuất hiện triều đại nhà Hạ, mở đầu cho chế độ
chiếm hữu nô lệ. Trước đó, lịch sử Trung Quốc đã trải qua thời kỳ xã hội
nguyên thủy với các truyền thuyết về thời thượng cổ như Bàn Cổ, Tam hoàng,
Ngũ đế.
Giai đoạn nhà Thương (thời kỳ đồ đồng): Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII
tr.CN, Thành Thang, vua một nước nhỏ (vốn thuộc Hạ) ở vùng hạ lưu sông
Hoàng Hà, vì nhà Hạ vô đạo nên nhà Thương hội quân chư hầu đã lật đổ triều
vua cuối cùng của nhà Hạ, lập nên nhà Thương đặt đô tại đất Bạc (thuộc tỉnh
Hà Nam ngày nay). Đến thế kỷ XIV tr.CN vua tiếp theo của nhà Thương là
Bàn Canh đã dời đô đến đất Ân (thuộc thành phố An Dương tỉnh Hà Nam
ngày nay). Vì thế, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân.
8
Giai đoạn nhà Tây Chu (thời kỳ đồ sắt): Khoảng thế kỷ XI tr.CN, con
của vua Chu Văn Vương là Chu Vũ Vương đã nổi dậy diệt vua Trụ nhà Ân
Thương lập ra nhà Chu, đóng đô ở Hạo Kinh (phía tây thành Tây An ngày
nay). Lịch sử gọi là Tây Chu.
Tư tưởng triết học Trung Quốc có mầm mống từ thời tiền sử, nhưng đến
thời Xuân thu – Chiến quốc mới thực sự trở thành một hệ thống. Xuân thu –
Chiến quốc, về niên đại, được xem là bắt đầu từ năm 770 và kết thúc vào năm
221 tr.CN. Thời kỳ Đông Chu còn gọi là thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc (770 –
221 tr.CN), là giai đoạn giao thời giữa hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô
lệ suy tàn và hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sơ kỳ. Thời kỳ Xuân thu –
Chiến quốc được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn Xuân thu và giai đoạn
Chiến quốc.
Chính từ các điều kiện lịch sử, chính trị - xã hội, vũ trụ, nhân sinh, đạo
đức con người đã đặt ra như trên đã làm xuất hiện một loạt các nhà tư tưởng,
các trường phái Nho, Lão, Mạc, Danh gia, trong đó có trường phái Âm dương

gia với học thuyết Ngũ hành đã góp phần xây dựng thế giới quan mới, đưa ra
cách giải thích mới về xã hội, con người.
%Z!%Z[I\]

Học thuyết Ngũ hành nguyên thủy có từ bao giờ? Nội dung xưa nhất
của nó là gì? Hai câu hỏi này có thể trả lời như sau:
*^-+,0_.+Q*1_Ptư liệu tối cổ có ghi chép về Ngũ hành có lẽ là sách
Thượng Thư (hay Thư Kinh), nơi hai thiên: Cam thệ và Hồng phạm.
*^-`0a+Q*0PHọc thuyết Ngũ hành thời Xuân thu
Một là, Ngũ hành chỉ là năm loại vật chất thiết yếu trong sinh hoạt và
lao động của con người, như Hồng phạm đã viết. Quan điểm này được lập lại
trong Tả Truyện. Hai là, khi có thuyết ngũ hành tương khắc rồi, tất nhiên có
thuyết ngũ hành tương sinh. Nói chung, về thời đại của thuyết tương sinh,
phần đông học giả đều căn cứ thiên Thập Nhị Kỷ của sách Lã thị Xuân Thu và
thiên Nguyệt lệnh của sách Lễ ký. Ba là, vào thời Xuân thu, ngũ hành được kết
hợp thiên văn và lịch phổ để giải thích ảnh hưởng qua lại giữa thiên đạo và
nhân sự. Bốn là, sự phối hợp giữa ngũ hành, tứ phương, tứ thời, ngũ âm, 12
tháng, 12 luật, thiên can, địa chi và các con số để tạo thành một hệ thống vũ
trụ.
*^-*-b+c0d' 8e(^-f+5+P Học thuyết Ngũ hành tiếp tục
phát triển ở thời Chiến Quốc (475 - 221 trước Công nguyên), đời Tần (221 -
206 trước Công nguyên), đời Hán (206 trước Công nguyên - 23);
*^-405+PSự phát triển học thuyết Ngũ hành ở các ngành đời
Hậu Hán thể hiện các ngành sấm vĩ học, Nhân tướng học, Mệnh lý học y học
mà đặc biệt là bộ Hoàng đế nội kinh.
9
Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành ở các ngành đời Hậu Hán, đời
Lưỡng Tấn (220 – 420), đời Tùy Đường (581-907), đời Tống (966-1127), đời
Nguyên (1271-1362), đời Minh (1368-1644), đời Thanh (1616-1912). Mỗi đời
đều có các nhà mệnh lý học, các nhà y học, các nhà tư tưởng duy vật có liên

quan đến tư tưởng duy vật của ngũ hành. Kết cục các ngành ra đời được vận
dụng trong cuộc sống thực tiễn của người dân.
GbQ304+'*C?+,
Từ những vấn đề trình bày trên, ta có thể rút ra kết luận chương 1 là: Học
thuyết Ngũ hành là học thuyết lớn, phát hiện sớm về triết học thời kỳ cổ đại. Sự
xuất hiện học thuyết Ngũ hành không phải là sự ngẫu nhiên, mà là sự xuất hiện do
sự phản ánh đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội từ thời cổ đại Trung Quóc. Đặc
điểm lịch sử là sự biến chuyển của xã hội băng hoại, trật tự lễ nghĩa đảo lộn. Sự
xuất hiện của học thuyết Ngũ hành chỉ là nhu cầu giải thích thế giới mới xuất phát
từ sự bắt buộc khoa học ít ỏi của xã hội Trung Quốc cổ đại, của kinh nghiệm sản
xuất của người Trung Quốc cổ đại đã hình thành những yếu tố vật chất đầu tiên:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cùng với sự phát triển lịch sử xã hội Trung Quốc cổ
đại, đặc biệt sự phát triển sản xuất và nhận thức, học thuyết Ngũ hành đã trải qua
một quá trình hình thành và phát triển bất đầu từ thiên Hồng phạm, thiên Cam thệ
trong Thượng thư, Tả truyện, Lễ ký, Lã thị xuân thu, Xuân thu phồn lộ. Sự hình
thành và phát triển học thuyết Ngũ hành khởi đầu từ thời cổ đại, trải qua các thời
kỳ Xuân thu – chiến quốc, thời kỳ Tần Hán và thời kỳ Hậu Hán, nổi bật các đời
Tống Minh và người dân đã vận dụng vào nhiều ngành khác nhau trong cuộc sống
thực tiễn.
Về y học, học thuyết Ngũ hành đã được các nhà y thuật Trung Quốc
đều vận dụng qua các thời kỳ lịch sử Trung Quốc để lại nền triết học (tức là y
học với lý luận Âm dương – Ngũ hành) một di sản đồ sộ nhiều tác phẩm khác
nhau vẫn còn giá trị mãi theo thời gian cho đến ngày nay.
*C?+,
gh;ij!ki[ 
I\]
l-m0+,'?no+'12*O'Q*0_bQ,p*e+*
*q+,_b0Qd'?no+Q9N+.+*O'Q*0_bQ,p*e+*
Trước hết, cần có cái nhìn về ý nghĩa thuật ngữ “Ngũ hành”.
“Ngũ hành khái niệm triết học Trung Quốc cổ đại chỉ năm yếu tố cơ

bản của vũ trụ, trên cơ sở năm vật thể thân cận nhất với con người, mộc (gỗ,
cây, cối), hỏa (lửa), thổ (đất), kim (vàng, kim loại), thủy (nước).”
10
Ngũ hành là 5 biểu tượng, 5 giai đoạn, 5 vật chính, 5 khí, 5 đức, 5 trạng
thái của sự vận động phát triển.
e+*G-7: có tính chất thô cứng, hình thành mùa thu, khô khan, có
gió, lá rụng, là phương Tây và màu trắng. Hành này biểu hiện bên ngoài như
những quá trình thu gom tích lũy, năng lượng, tiền bạc, tài năng, đức độ, sức
mạnh, khối lượng, vật chất… Trong thời đại ngày nay Kim là sự học tập không
ngừng. Trong Phật học, Kim là “tinh tiến”. Tất cả các vòng Ngũ hành đều bắt
đầu từ tích Kim.
e+**1_: có tính chất giá lạnh, tượng trưng cho nước, tạo nên mùa
đông, là phương Bắc, có màu đen. Hành này biểu hiện bên ngoài như những
quá trình lan tỏa cái tinh túy thu góp mà giai đoạn Kim đã thực hiện được. Nó
lặng lẽ, từ tốn, thấm sâu, thử sai và sửa chữa.
e+*l': tượng trưng cho thực vật, có tính sinh trưởng, hình thành
mùa Xuân, là phương Đông, với màu xanh. Hành này là sự sáng tạo ra cái mới,
hoặc là một mô hình, một đối tượng, một quần thể, một tổ chức…Tính chất
của Mộc vô cùng mạnh mẽ và cứng rắn, đôi khi cũng rất mềm dẻo và uyển
chuyển.
e+*r2: có tính chất nón, tượng trưng cho lửa, hình thành mùa hạ,
chủ phương Nam và màu đỏ. Hành này có biểu hiện bên ngoài ở độ cao về số
lượng, mạnh về cường độ, ít sáng tạo, nhiều sao chép, thu nạp năng lượng từ
bên ngoài ít khắt khe. Biểu hiện ào ào, mãnh liệt, biến đổi nhanh về lượng.
e+**s: là hành chính của Ngũ hành, giúp cho các hành và các mùa
biến chuyển, nên nó được coi là vị trí trọng tâm của bốn mùa, hành mạnh vào
khoảng giữa mùa hạ và mùa thu, màu vàng. Hành này là quá trình lụi tàn của
Hỏa, sự xuống dốc, suy kiệt. Biểu hiện ra bên ngoài là nặng nề, chậm biến đổi,
cam chịu, chấp nhận…
Năm hành ấy nối tiếp nhau, xoay vòng vô tận, không ngừng không

nghỉ, lúc nhanh lúc chậm, lúc sinh lúc khắc.
*q+,c0_304Q'?no+'12,p*e+*
Trong học thuyết Ngũ hành, các hành chất không thụ động, tĩnh tại
giữa các hành chất mà chúng còn tác động lẫn nhau, đó là yếu tố biện chứng
trong học thuyết Ngũ hành bởi chữ “hành” có nghĩa là vận động. Sự tương tác
vận động của Ngũ hành được biểu hiện thành quy luật nhất định. Có 7 quy luật
tương tác vận động của Ngũ hành nhưng bắt đầu là 2 quy luật căn bản: Ngũ
hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc. Ngoài ra, do tính phong phú của vạn
11
vật trong vũ trụ và trong cuộc sống, quy luật Ngũ hành còn có quy luật khác
như: Ngũ hành tương thừa, Ngũ hành tương vũ, Ngũ hành phản sinh, Ngũ
hành phản khắc, hỗn mang của Ngũ hành. Sau đây, là sự trình bày các quy luật
của Ngũ hành.
QUY LUẬT NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH. “Tương” là quan hệ, tương tác, liên
hệ với nhau, tác động qua lại. “Sinh” 生 có nghĩa là hàm ý nuôi dưỡng, giúp
đỡ, sinh ra, là sống, là dựa vào nhau mà tồn tại. Tương sinh là quan hệ giúp đỡ
lẫn nhau, sinh ra, dựa vào nhau mà tồn tại. Quy luật Ngũ hành tương sinh là
quá trình các yếu tố của ngũ hành liên hệ, tác động, chuyển hóa, sinh thành lẫn
nhau giữa các hành chất, tức Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim
sinh Thủy, Thủy sinh Mộc; khẳng định một điều là mọi vật trong tự nhiên
không tự sinh ra và không tự mất đi, chúng được chuyển từ dạng này sang
dạng khác. Vì thế quy luật Ngũ hành đặc trưng cho sự chuyển hóa vật chất
trong vũ trụ. Bằng trực quan, cổ nhân đã đúc kết quy luật tương sinh như sau:
Nước (Thủy) là môi trường sinh ra sự sống (Mộc). Cây cối được sinh
từ nước (Thủy) tồn tại và phát triển tạo ra năng lượng (Hỏa). Đến lượt mình
lửa (Hỏa) sẽ đốt cháy mọi thứ thành đất (Thổ). Trong đất có đá (Thạch – Kim)
nên Thổ sinh Kim. Kim loại nấu chảy thành chất lỏng (thủy), do đó Kim sinh
Thủy.
QUY LUẬT NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC. Nếu mọi sự vật cứ tương sinh hoài
thì các sự vật tăng trưởng mãi đến một lúc nào sẽ bị phá hủy. Như vậy, mọi sự

vật cần có sự kềm chế để tạo sự quân bình. Đó là quy luật tương khắc tất yếu
tồn tại trong mọi sự vật.
“Tương” là quan hệ, tác động qua lại.
“Khắc” 克 có nghĩa là hàm ý ức chế, đối lập, bài xích, chế ước với nhau,
ngăn trở. [Còn gọi là “thắng”, đồng nghĩa với “khắc” 克 trong quy luật tương
khắc]
Ngũ hành tương khắc (tương thắng) là quá trình các yếu tố của ngũ
hành chế ước, bài xích, khắc chế lẫn nhau; hay là sự bài xích, chế ước, triệt
tiêu lẫn nhau giữa các hành chất. Trong đó Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim,
Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Ngũ hành tương sinh, bên Ngũ hành tương khắc,

trong có lồng tương khắc bao vòng ngoài tương
sinh
12
QUY LUẬT TƯƠNG THỪA. Thừa nghĩa là dư lấn át, thái quá, vượng,
thịnh quá. Quy luật Tương Thừa là quy luật khắc khác thườngPHành khắc quá
mạnh, vượng (thừa) nên quy luật khắc xảy ra một cách dữ dội.
QUY LUẬT TƯƠNG VŨ. Vũ là khinh lờn, không có sự kiềm chế, quy luật
khắc xảy ra trong trường hợp bất cập, suy yếu. Quy luật tương vũ là quy luật
hạn chế tương khắc.
Quy luật phản sinh là quan hệ một hành quá vượng gián tiếp sinh ra
một hành khác cũng vượng theo.
Quy luật phản khắc là quan hệ một hành quá vượng khắc mạnh (tương
thừa) làm hành bị khắc bất cập nên sinh ra hành con suy yếu không khắc lại
nổi hành vượng nói trên.
QUY LUẬT HỖN MANG, là sự tổng hợp tất cả các quy luật.
Ta xét một mô hình hỗn mang khi hai hành Mộc và Hỏa có chiều
ngược nhau: Mộc (suy) sinh ra Hỏa (vượng). Mô hình này như hình vẽ :
Ta có: 3 hành: MỘC, KIM, THỦY suy.

2 hành : HỎA, THỔ vượng.
O'Q*0_bQ,p*e+*8t-*O'Q*0_bQu7hC?+,
Sự quan hệ giữa học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ hành là Âm
Dương phát triển ra Ngũ hành qua trung gian của tứ tượng, tứ tượng nhờ có yếu tố
trung tâm là hành Thổ hòa hợp Tứ tượng hay bốn mùa, hay 4 hành Mộc, Hỏa, Kim,
Thủy tạo ra Ngũ hành và ngược lại trong Ngũ hành có chứa đựng (bao quát) Âm
Dương.
5'*,-o-Q*)'*7t-8vQ*b,-t-'12*O'Q*0_bQ,p*e+*
w02+(-x7m0_84Q'*yQD*5'QzN+,Q*0_bQ,p*e+*8v@R
+*4+Q*/'8e,-o-Q*)'*Q*b,-t-
Nội dung học thuyết Ngũ hành đầu tiên là giải thích thế giới tự nhiên
bằng chính thế giới tự nhiên. Người Trung Quốc trong một quá trình lâu dài họ
sống, lao động sản xuất và bằng quan sát trực quan họ nhận thấy cây ăn vào
lòng đất (thổ), lửa (hỏa) có thể đốt cháy kim loại, đất (thổ) có thể giảm được
dòng nước (thủy), dao búa (kim loại) có thể chặt phá cây cối (mộc). Cứ như
thế, họ khái quát thấp năm loại hành chất (mộc, hỏa, thổ, kim, thủy) là năm
13
loại vật chất trong thế giới tự nhiên có thể giải thích toàn bộ thế giới tự nhiên,
xã hội đến con người.
Tư duy nhận thức của tư tưởng Ngũ hành với nội dung năm hành chất
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thể hiện thế giới quan duy vật tiến bộ khắc phục thế
giới quan thần quyền, đề cao Thượng đế thống trị trong đời sống tinh thần
Trung Hoa bấy giờ. Tư tưởng Ngũ hành với năm hành chất là phạm trù khoa
học đầu tiên, đột phá về mặt thế giới quan,về cách giải thích thế giới mới trong
triết học Trung Quốc. Tuy nhiên nó vẫn còn rất thô sơ, chất phác bởi lý do đầu
tiên con người quan sát trực quan kinh nghiệm trong quá trình lao động sản
xuất, trình độ khoa học kém chưa phân tích bên trong của sự vật, chỉ dừng ở
quan sát hiện tượng bên ngoài các yếu tố vật chất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nói
lên năm hành chất.
w<R({+,,{D'12*O'Q*0_bQ,p*e+*8v+*4+Q*/'Q*b,-t-8t-

c02+(-x7n-6+'*/+,@?M*2-
- Học thuyết Ngũ hành đã không chỉ thể hiện thế giới quan duy vật chất
phác, mà còn thể hiện tư duy biện chứng trong việc nhận thức thế giới, xã hội
và con người: Học thuyết Ngũ hành đã giải thích quá trình hình thành, tồn tại,
phát triển thế giới qua sự phát triển năm hành chất. Nó vạch ra quá trình tác
động, phát triển các hành chất, trên cơ sở hai quy luật tương sinh và tương
khắc.
Tư tưởng “sinh, khắc” là tư tưởng đầu tiên về sự vận động biện chứng của
các sự vật của học thuyết Ngũ hành. Nó thể hiện một thế giới quan có tính cách
mạng và tiến bộ hơn so với quan niệm nguyên sơ trước đó về thế giới. Sự vận
động “sinh, khắc” còn thể hiện phương pháp luận mới, tiến bộ vì nó chỉ ra rằng các
sự vật, hiện tượng trong thế giới, xã hội, con người không đứng yên, không tĩnh
tại, mà luôn vận động, biến đổi và luân chuyển không ngừng.
Học thuyết Ngũ hành chỉ mang tính tiến hóa bằng sự lặp đi lặp lại, tuần
hoàn bên ngoài; do đó, nó không tạo phủ định của phủ định biện chứng, không tạo
ra sự biến đổi về chất bên trong, cho nên không tạo ra sinh khí cho sự vận động.
Học thuyết Ngũ hành do chỉ miêu tả sự vận động bằng một vòng tròn khép kín
không vẽ lên được sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng theo đường xoắn
ốc đi lên.
Về sự hạn chế của tính biện chứng sơ khai trong học thuyết Ngũ hành,
Đổng Trọng Thư đã có tư tưởng sau: “Ông xem quân đội và bộ máy trừng phạt
của nhà vua là biểu hiện của thế lực “Kim”, quần chúng nhân dân là biểu hiện thế
lực của hành “Mộc”. Cho nên chính phủ trấn áp nông dân bạo động là thể hiện
đúng theo quy luật “kim khắc mộc”. Tuy Đổng Trọng Thư đã cố gắng đưa ra
phương pháp các phạm trù “khí”, “âm dương”, “ngũ hành” v.v… để giải thích quy
luật biến hóa của thế giới, nhưng với quan điểm duy tâm thần bí. Ông lại cho rằng
tất cả những thứ ấy đều bị ý chí của Thượng đế chi phối, ý chí của trời thông qua
các thế lực “âm dương”, “ngũ hành” v.v…để chỉ huy giới tự nhiên và vận mệnh
loài người. Vì thế, triết học của ông mang đậm màu sắc mục đích luận. Đổng
14

Trọng Thư còn đưa vũ trụ quan siêu hình “Trời không đổi, đạo cũng không đổi –
Thiên bất biến, đạo diệc bất biến” (Hán thư, Truyện Đổng Trọng Thư). Ông đã phủ
nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan” [10, tr.385,386).
Tóm lại, sự đóng góp về nhận thức triết học của học thuyết Ngũ hành có
hai nội dung: đầu tiên là sự đóng góp về vận hành chất để giải thích thế giới từ tự
nhiên, xã hội đến con người, kế tiếp là sự đóng góp về nhận thức thế giới luận vận
động với luận chứng sơ khai với các quy luật của học thuyết Ngũ hành.
<Rn-x0*-6+'12,p*e+*QzN+,QR+* +|}*l-8e'N++,C^-
Ngũ hành biểu hiện trong lĩnh vực tự nhiên
,p*e+* l' r2 *s G-7 *1_
Số Hà Đồ 3 2 5 4 1
Cửu cung 3,4 9 5,8,2 7,6 1
Giai đoạn
phát triển
Âm Dương
sinh
Dương
cực
hoàn
chỉnh
Dương
cực
Âm -
Dương
cân bằng
sinh Âm
cực
hoàn
chỉnh
Âm cực

Tình trạng
Năng lượng
nảy sinh mở rộng cân bằng thu nhỏ bảo tồn
Không khí
thời tiết
Ấm Nóng Ẩm Mát Lạnh
Thế đất Dài Nhọn Vuông Tròn Ngoằn
ngoèo
Quá trình
phát triển
sinh trưởng hóa thâu tàn
Vật biểu thanh long chu tước kỳ lân bạch hổ huyền vũ
Quả tử Mận Mơ Táo,
Chà là
Đào Hạt dẻ
Ngũ cốc lúa mì đậu gạo hạt gai
dầu
hạt kê
Thiên văn Mộc tinh
(Tuế tinh)
Hỏa tinh
(Huỳnh
tinh)
Thổ tinh
(Trấn
tinh)
Kim tinh
(Thái
Bạch)
Thủy

tinh
(Thần
15
tinh)
Quẻ Bát
quái
Tốn, Chấn Ly Khôn,
Cấn
Càn, Đoài Khảm
Thập can Giáp, Ất Bính,
Đinh
Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm,
Quý
Thập nhị
chi
Dần, Mão Tỵ, Ngọ Thìn,
Tuất, Sửu,
Mùi
Thân, Dậu Tí, Hợi
Thời gian
trong ngày
rạng sáng giữa trưa chiều tối nửa đêm
Bốn
phương
hướng
Đông Nam Trung tâm Tây Bắc
Bốn mùa Xuân Hạ Tháng
cuối quý,
mùa
trưởng hạ

Thu Đông
Màu sắc Xanh đỏ vàng trắng đen
Mùi vị Chua đắng ngọt cay mặn
Khí hậu Phong thử thấp táo Hỏa
Ngũ âm Giốc Chùy Cung Thường Vũ
Ngũ hành biểu hiện trong lĩnh vực xã hội
,p*e+* l' r2 *s G-7 *1_
Thú nuôi Chó Dê cừu Gia súc
nói chung
Gà Heo
Thú loài
động vật
Có vảy Lông vũ Da nhăn Lông mao Mai cứng
Tân nhạc Mi Sol Đô Rê La
Ngũ đức Nhân Trí Tín Nghĩa Lễ
Ngũ chí
(xúc cảm)
Giận Mừng Lo Buồn Sợ
Tình cảm hô hào,
cổ súy
yêu
thương
thảo thơm luyến tiếc thủ thỉ,
yếu ớt
Thái độ giận dữ mừng rỡ,
vui
suy nghĩ buồn
thương
sợ hãi
16

Ngũ hành biểu hiện trong con người
,p*e+* l' r2 *s G-7 *1_
Ngũ thể
của cơ thể
gân mạch thịt da lông xương
Ngũ tạng can
(gan)
tâm (tim) tỳ (lá
lách)
phế (phổi) thận
Lục phủ đảm
(mật)
tiểu trường
(ruột non)
vị (dạ
dày)
đại
trường
(ruột già)
bàng
quang
(bọng
đái)
Ngũ khiếu mắt lưỡi miệng mũi tai
Ngũ tân bùn
(dịch
mật)
mồ hôi nước dãi nước mắt nước
tiểu
Giọng hét, thét cười, nói ca, hát khóc rên

Bào chế sao dấm sao
đường
mật
sao gừng sao
muối
Huyệt âm
kinh
tĩnh vinh sự kinh hợp
Huyệt
dương kinh
du kinh hợp tỉnh vinh
Ngũ sự hình
dáng
tướng mạo lời nói lắng nghe tư duy
Hành động nắm
chặt, co
quắp
nhăn nhó nôn ọe ho, hen run, sợ
GbQ304+'*C?+,
Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại, nhân dân
Trung Quốc đã đấu tranh sinh tồn và phát triển. Các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ
sắt là cơ sở cho sự phát triển sản xuất, kinh tế, cuộc sống. Họ lần lượt khám
phá nước (thủy), lửa (hỏa), cây cối (mộc), rồi kim loại (kim), bao trùm là đất
(thổ) trong thực tế cuộc sống. Từ thực tế kinh nghiệm dần dần họ rút ra lý luận
17
về vật chất trong cuộc sống đều cấu tạo bởi năm thành tố vật chất cơ bản là
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và các sự vật này không tồn tại độc lập mà nó luôn
vận động không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau tạo thế tồn tại cân bằng. Sự
vận động và chuyển hóa lẫn nhau luôn theo hai quy luật cơ bản là tương sinh
và tương khắc. Trên cơ sở hai quy luật cơ bản đó phát triển thêm năm quy luật

tương ứng tiếp theo là: tương thừa, tương vũ, phản khắc và hỗn mang. Đó là
nền tảng của học thuyết Ngũ hành.
Học thuyết Ngũ hành đã có hai đóng góp về mặt nhận thức mới về thế
giới. Thứ nhất, học thuyết Ngũ hành đã giải thích thế giới bằng các hành chất
cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Biểu hiện đặc trưng tính chất các yếu tố
vật chất và các đặc tính của tự nhiên như: phương hướng, không khí, quá trình
phát triển, thể đất, thời gian, bốn mùa trong năm; các đặc tính của xã hội: các
thú loài, xúc cảm, thái độ…; các biến đổi đời sống con người như: các huyệt
đạo, ngũ tạng – lục phủ, các hành độnh con người…
Thứ hai, học thuyết Ngũ hành đã giải thích thế giới động: bởi các hành
chất không phải yếu tố tĩnh tại mà nó luôn luôn tác động, liên hệ với nhau,
chính sự tác động nói lên hiện tượng xã hội luôn vận động biến đổi.
*C?+,
=FI\]
!V\IZ\>;~
*q+,n-x0*-6+'12*O'Q*0_bQ,p*e+*QzN+,n6+*3B+,C^-
Học thuyết Ngũ hành không những thề hiện tư duy triết học biện chứng
tự phát mà nó còn được ứng dụng trong đời sống con người, đặc biệt là ứng
dụng trong phương pháp dưỡng sinh, số sinh thành của Ngũ hành ẩn chứa
trong sự hình thành và kết thúc của vạn vật, tự nhiên, có quan hệ mật thiết với
đặc trưng sinh lý của tạng phủ cơ thể người. Do đó, y học cổ truyền phương
Đông đã vận dụng những tính chất đặc trưng của các hành chất và sự liên hệ,
tương tác giữa chúng đã giải thích bệnh lý người như là phương pháp luận của
y học như sau:
,p*e+*8t-n-x0*-6+n6+*3BAQ9+,*4+
Sau đây là biểu hiện bệnh lý của thận thủy: Theo Thái cực đồ, phương
Bắc, mùa đông, buổi tối khuya là dấu hiệu của Thái âm, âm khí ngự trị hoàn
toàn, trời đất u tối, lạnh lẽo, cảnh vật điêu tàn, thê lương, tất cả đang đi vào cõi
chết, trong khi đó, mọi sinh vật đều lo ẩn núp, trốn tránh cái lạnh lẽo giá buốt
của âm khí để cố duy trì và bảo tồn dương khí còn lại, tránh khỏi bị tiêu diệt,để

chờ đợi mùa xuân (khởi đầu Thiếu dương) để phát triển dương khí đem lại sức
sống. Dương khí ở nơi người chính là Thủy khí. Thủy khí là nguồn năng lực
tàng trữ trong con người, nhằm duy trì sự sống trong tình trạng Thái âm hủy
diệt. Thủy khí tương ứng với Thái âm, là do nguồn năng lực phát xuất từ thận,
do đó Thận có liên hệ nhiều đối với Thủy khí. “bắc phương sinh hàn; hàn sinh
ra hành Thủy, Thủy sinh ra vị hàm, hàm sinh ra Thận; Thận sinh ra cốt tủy; tủy
sinh ra Can (cứng), ở Tàng là Thận”.
,p*e+*8t-n-x0*-6+n6+*3BAQ9+,a7
18
Tiếp theo sự tương ứng ngũ hành và ngũ tạng là can mộc đó là tâm hỏa bởi
vì hành hỏa là hành chất thứ hai trong ngũ hành. Bởi nguyên lý “Thiên địa vạn vật
đồng nhất thể” nên ngũ hành có sự tương ứng với ngũ tạng, vì thế suy ra hành hỏa
mang tính “trưởng” trong năm giai đoạn phát triển “Sinh, trưởng, hóa, thu, tàng”;
đồng thời hành Hỏa tương ứng Tâm khí.
,p*e+*8t-n-x0*-6+n6+*3BAQ9+,2+
Đổng Trọng Thư trình bày thứ tự các hành chất của Ngũ hành : “Một là
Mộc, hai là Hỏa, ba là Thổ, bốn là Kim, năm là Thủy”. Vậy, hành chất đầu tiên
trong ngũ hành là Mộc và tương ứng năm giai đoạn phát triển là giai đoạn sinh.
Giai đoạn sinh tương ứng tính phát sinh của can khí trong cơ thể người.
Tính chất của hành chất Mộc tương ứng của tạng can ở tính chất cũng
là thời phát.
:,p*e+*8t-n-x0*-6+n6+*3BAQ9+,*b
Kim có nghĩa là kim loại. Kim có tính năng thu liễm. Trong lòng đất, đất
cát mềm, lâu ngày sẽ kết dính lại thành khoáng chất, trong chất có kim loại. Vậy
tương ứng ngũ hành là ngũ tạng Phế. “Tây phương sinh ra táo; táo sinh ra hành
kim, kim sinh ra tân, tân sinh ra Phế; Phế sinh ra bì mao, bì mao sinh ra Thận. Ở
trời là táo, ở đất là kim; ở thể là bì mao; ở khí là thành; ở Tàng là Phế; Tính của nó
là lương (mát), đức của nó là thanh (trong trẻo); công dụng của nó là trắng; hóa của
nó là liễm (thâu, liễm lại) thuộc về trùng là loài giới (loài có vỏ cứng bên ngoài
như trai, sò); chính của nó là Kinh (cứng cáp); lệnh của nó là vụ lộ (mù, móc); biến

của nó là túc sái; tai sảnh của nó là úa rụng; vị của nó là tân; chí của nó là ưu. Ưu
làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu; nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt; tân
và thương bì mao, khổ sẽ thắng tân” [73,419]. Sau khi Tỳ vị nghiền nát thức ăn thì
tạng phế kết thu lại các tinh ba trong thức ăn để đưa vào nuôi dưỡng cơ thể. Vậy
phế kim có tính năng thu liễm. Do bởi nguyên lý “nhất thể” của trời đất và vạn vật
tạo sự nhất thống của ngũ hành và ngũ tạng, cụ thể giữa hành kim và tạng phế.
E,p*e+*8t-n-x0*-6+n6+*3BAQ9+,•
Thổ có ý nghĩa là Đất. Đất có tính năng tiêu hóa tất cả các vật chất, thức ăn
vào nơi này để tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể ở vai trò là Tỳ. vậy trong tướng
Ngũ hành Thổ ở ngũ tạng là Tỳ. Như trên nói, Tỳ có khả năng tiêu hóa mọi thức
ăn, tỳ sẽ tiêu hóa hết các thức ăn đó thành chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể
người.
Sự tương ứng của ngũ hành và ngũ tạng trong Tâm hỏa là Tỳ Thổ. Bởi
vì hành Thổ là hành chất thứ ba trong ngũ hành. Hành Thổ mang tính hóa
trong năm giai đoạn phát triển “Sinh, trưởng, hóa, thu, tàng”. Do tính tương
ứng, tương quan của nguyên lý “nhất thể” của triết lý phương Đông cho nên
hành thổ tương ứng thổ khí.
I\]!V>;%h>€<•
i !ki 
O'Q*0_bQ,p*e+*8t-D*C?+,D*5DmC‚+,@-+*P
19
Học thuyết Ngũ hành không chỉ thể hiện tư duy triết học biện chứng tự
phát khá đặc sắc mà nó còn được thông qua học thuyết Tạng tượng, sinh lý con
người được ứng dụng trong đời sống con người, đặc việt là học thuyết Ngũ
hành ứng dụng trong phép dưỡng sinh.
Số sinh thành của Ngũ hành ẩn chứa trong sự sinh thành và kết thúc
của vạn vật tự nhiên có quan hệ mật thiết với đặc trưng sinh lý của tạng phủ cơ
thể người, do đó có thể ứng dụng thuyết Ngũ hành trong phép dưỡng sinh, như
phương pháp luận của y học cổ truyền phương Đông như sau:
wƒ* ++*yQ@-+*Q*1_„ 8t-Q*4+3eQ*1_Q9+,Sinh mệnh cơ thể người

đều là vật chất cực kỳ quan trọng, thận âm là gốc âm ngũ tạng, thận âm quan hệ
đến cân bằng âm dương toàn thân, vạch rõ bảo hộ thận âm (tinh) có vai trò quan
trọng số một trong khoa học sinh mệnh cơ thể người. Bảo hộ gồm có 2 ý nghĩa:
- Đối kháng hao tinh tức bế tinh, tức tránh phòng dục.
- Dùng thức ăn, thuốc bổ thận âm, luyện tinh dịch để bổ thận âm.
wƒ…2+*…@-+**r2„8t-Qa73e*r2Q9+,Tâm giữ chức phận chủ tể
trong toàn thân, nếu sáng suốt thì các tạng được yêu và được sống thọ. Giữ tâm
cho thanh, Thanh tâm là một yếu tố quan trọng cho thiền sinh.
wƒ* +Q27@-+*7l'„8t-'2+3eD*N+,Q9+, Cần bớt sự ham
muốn để không bị mất mình dẫn đến tức giận, tức giận dễ dẫn đến mắt mờ.
wƒ…2Q/@-+*G-7„8t-D*b3eQ9+,G-7Lấy khí, thu khí là biện pháp
quan trọng để bảo vệ khí của phế, có ý nghĩa quan trọng trong sinh mệnh học cơ
thể. Dương khí là một phương pháp dưỡng sinh.
wƒ* ++,p@-+*Q*s„ 8t-•3eQ*sQ9+, Giảm ăn để cho Tỳ vị
nghỉ ngơi, nghỉ ngơi để lành mạnh Tỳ vị. Vì thế, tiết chế ăn uống (tiết thực) là
một phương pháp dưỡng sinh.
*†+n6+*Q*‡N*O'Q*0_bQ,p*e+*
Tứ chẩn gồm 04 phương pháp khám bệnh (Vọng chẩn, Văn chẩn, Vấn
chẩn và Thiết chẩn) và dựa trên mối quan hệ tương sinh và tương khắc của
Ngũ hành để kết luận bệnh.
*q2n6+*Q*‡N*O'Q*0_bQ,p*e+*
Sau khi đã chẩn đoán đúng bệnh, biết được nguyên nhân do đâu, lien quan
đến tạng phủ nào, cơ quan bộ phận nào… Phân tích và tổng hợp được bệnh lý,
20
thầy thuốc có thể dung một hay nhiều y thuật cần thiết để chữa bệnh. Cơ sở y lý
của nền y học cổ truyền phương Đông đã được xây dựng trên nền tảng của triết
học phương Đông: Âm Dương và Ngũ hành, vì thế khi dùng y thuật nào đó cũng
cần lưu ý hai phương pháp: chữa bệnh theo Tiên thiên và chữa bệnh theo Hậu
thiên.
:O'Q*0_bQ,p*e+*8e'0l'(-v0Qz2Eˆ:n6+*5+Q9-G*N2

\*O''sQz0_v+Q*0l'i6+*8-6+9-*O'\mC‰'*e+*D*dŠ*)-+*
Q‹ˆˆŒ•ˆˆ8e,-5Qz…•*s'12*O'Q*0_bQ,p*e+*'*N@/'M*r‡
'0l'@d+,'N++,C^-
Đặc biệt qua điều tra 504 bệnh án tại Khoa Y học cổ truyền của Bệnh
viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho phép ta thấy bệnh lý của
năm tạng trong cơ thể người đều biểu hiện thiên hướng ở tạng Tỳ. Tạng Tỳ
biến hóa ở vấn đề tiêu hóa ăn uống. Hễ biểu hiện ăn uống kém cỏi, là dấu hiệu
quan trọng cho việc phát ra các bệnh cho các tạng trong cơ thể. Về phát hiện
dấu hiệu tiêu hóa kém gây ra nhiều bệnh khác nhau, nền y học cổ truyền từ
xưa và đến nay đã xác tín, và y văn Tây y đã từng đề cập. Vậy học thuyết Ngũ
hành một lần nữa đã vận dụng rất hiệu quả trong y học để bảo vệ sức khỏe cho
con người trong cuộc sống được tốt đẹp.
<J%Z[I\]!H! 
Học thuyết Âm dương – Ngũ hành cũng đã được các thế hệ thầy thuốc
Việt Nam trước đó vận dụng dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, ngay từ
đời Lý, một nhà sư kiêm thầy thuốc Nguyễn Minh Không đã biết dựa vào
nguyên tắc “sinh khắc” của Ngũ hành để đề ra một phép chữa bệnh mà ông gọi
là “dẫn hỏa quy nguyên” để chữa khỏi bệnh điên loạn cho vua Lý lúc bấy giờ
là Lý Thần Tông. Đến thời Trần, Chu Văn An, một nhà Nho nổi tiếng, một nhà
lý luận y học uyên thâm, trong các tác phẩm y học của mình, thường chú ý tới
các nguyên tắc cơ bản trong học thuyết Âm dương – Ngũ hành để trình bày
các vấn đề lý luận y học. Trong tác phẩm Y học yếu giải tập chú di biến, Chu
An đã trình bày khá hệ thống những hiểu biết của mình đối với học thuyết Âm
dương – Ngũ hành, đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu được của
thuyết này trong việc xây dựng lý luận y học đương thời. Đặc biệt thời kỳ này
đã xuất hiện nhà y học nổi tiếng Tuệ Tĩnh (tức thiền sư Nguyễn Bá Tĩnh rất
tinh thông về y thuật, nhất là khả năng chữa bệnh bằng thuốc nam, được người
đời tôn xưng là “ông Thánh của thuốc Nam”. Tuệ Tĩnh cũng là một nhà lý luận
y học khá sâu sắc. Ông để lại nhiều tác phẩm y học rất nổi tiếng như Nam
dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư trong đó cho thấy ông có một trình

độ hiểu biết và khả năng vận dụng khá nhuần nhuyễn học thuyết Âm dương –
Ngũ hành trong thực tiễn chữa bệnh hằng ngày. Chỉ đến thế ký XVIII, khi bộ
Hải Thượng Y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác xuất hiện thì thuyết Âm dương –
Ngũ hành mới thật sự được đề cập một cách sâu sắc toàn diện, có thể xem xét
được mọi vấn đề của y học đương thời với tư cách là một cơ sở triết học quan
trọng của y học. Ngoài ra ở thế kỷ 18 có nhiều nhà tư tưởng đã vận dụng học
thuyết Âm dương – Ngũ hành để trình bày quan điểm của mình, như Lê Quý
21
Đôn, Ngô Thì Nhậm, Bùi Dương Lịch v.v… Chẳng hạn, Lê Quý Đôn đã dùng
học thuyết Âm dương – Ngũ hành để chứng minh mối quan hệ giữa “khí” và
“lý”. Bùi Dương Lịch dùng Âm dương – Ngũ hành mà thuyết minh cho những
lẽ tử sinh, họa phúc, tai dị, v.v
GbQ304+'*C?+,
Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết triết học lớn xuất phát từ thời
Trung Quốc cổ đại và hoàn thiện trong thời Xuân thu – Chiến quốc và thời Tần
Hán. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt triết học, tư tưởng là đưa ra cách giải thích
có tính duy vật chất phát với việc đưa ra năm yếu tố và đưa ra tư tưởng biện chứng
tự phát thể hiện ở chỗ sự vận động tương tác của năm hành chất là các quy luật
Ngũ hành: Ngũ hành tương sinh, Ngũ hành tương khắc, Ngũ hành tương thừa,
Ngũ hành tương vũ, Ngũ hành phản sinh, Ngũ hành phản khắc và quy luật hỗn
mang của Ngũ hành. Nội dung học thuyết Ngũ hành còn giải thích các đặc điểm
tính chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người. Đặc biệt,
học thuyết Ngũ hành còn giải thích về cơ cấu cấu tạo, đặc điểm cơ thể con người
có ý nghĩa trong y học cổ truyền phương Đông. Những ý nghĩa nổi bật của học
thuyết Ngũ hành đối với y học cổ truyền phương Đông là sự biểu hiện bệnh lý
người. Thông qua các biểu hiện của Ngũ hành chỉ ra bệnh lý của các tạng: Tâm,
Can, Tỳ, Phế, Thận liên quan đến: Hỏa, Mộc, Thổ, Kim, Thủy qua học thuyết
Tạng tượng. Nó còn có ý nghĩa trong dưỡng sinh, chẩn bệnh, trị bệnh.
Đặc biệt qua điều tra 504 bệnh án tại Khoa Y học cổ truyền của bệnh
viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho phép ta thấy bệnh lý của

năm tạng trong cơ thể người đều biểu hiện thiên hướng ở tạng Tỳ. Tạng Tỳ
biến hóa ở vấn đề tiêu hóa ăn uống có liên quan mật thiết với bệnh lý 5 tạng
trong cơ thể người.
Vận dụng nền y học cổ truyền khi đến Việt Nam đã có bộ Hải Thượng
Lãn Ông Y tông tâm lĩnh. Tác giả Lê Hữu Trác đã có công lớn tiếp theo bộ
Hoàng đế Nội kinh một lần nữa vận dụng tài tình lý luân Âm dương - Ngũ
hành vào nền y học cổ truyền phù hợp phong thổ đất Việt, người Việt đã góp
công điều trị, giữ gìn sức khỏe cho nhân dân Việt Nam.
G#$
Nền văn hóa Trung Quốc cổ đại cùng với một số nền văn hóa khác như
Hy Lạp, Ấn Độ… hợp lại là những nền văn hóa đầu tiên có giá trị lớn trên
hành tinh này. Chiếc nôi của Trung Quốc cổ đại có giá trị lớn là do quá trình
sống đấu tranh sinh tồn bền bỉ trong cuộc chinh phục thiên nhiên của nhân dân
Trung Quốc cổ đại. Quá trình đấu tranh sinh tồn bền bỉ của nhân dân Trung
Quốc cổ đại đã trải qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt… và dẫn đến cuộc
sống phát triển phong phú ngày càng hoàn thiện. Cơ sở kinh tế - xã hội của
22
Trung Quốc ngày càng được hoàn thiện cũng kéo theo sự phát triển của nền
triết học phương Đông nói chung và học thuyết Ngũ hành nói riêng.
Từ thời cổ đại, con người đã khám phá nước lửa, rồi đến mộc, kim loại, đồ
đồng rồi đồ sắt, bao quát khắp nơi là đất. Đó là sự phát hiện của con người từ thực
tế cuộc sống và dần dần họ khái quát lên thành lý luận học thuật. Từ đó, thuật ngữ
Ngũ hành xuất hiện trên văn bản đầu tiên trong các thiên Hồng phạm, Cam thệ
trong Kinh thư. Tồn tại song song theo một trục khác, các tư tưởng của Kinh Dịch
và âm dương, tứ tượng, bát quái, 64 quẻ… cũng do từ sự quan sát của con người
trong thực tế cuộc sống, rồi đúc kết dần thành lý luận. Hai trục tư tưởng trên đã bổ
sung, hoàn thiện lẫn nhau về nhận thức nên đã được Đổng Trọng Thư đời Hán
hoàn thiện. Sau đời Hán cho các thời kỳ lịch sử của Trung quốc cho đến tận ngày
nay nó đã được vận dụng rất nhiều lĩnh vực từ sấm vĩ, dự trác học, mệnh lý học,
nhân tướng học… và đồng thời trải qua các thời kỳ ngày càng hoàn thiện để hoàn

thiện áp dụng trong cuộc sống.
Học thuyết Ngũ hành còn làm cơ sở lý luận cho các học phái khác nhau:
Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Tuân Tử, Lão Tử… đặc biệt là y học với quyển sách tổ là
Hoàng đế Nội kinh, vẫn còn giá trị như kinh điển của y học cổ truyền phương
Đông.
Học thuyết Ngũ hành đã ảnh hưởng sâu đậm trong y học, và sách Hoàng
đế Nội kinh có giá trị đối với nền y học cổ truyền. Nhưng riêng Lê Hữu Trác, với
tinh thần tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo, Cụ đã viết bộ Hải Thượng Lãn Ông Y tông
tâm lĩnh để lại nền lý luận đồ sộ cho y học cổ truyền Việt Nam.
Học thuyết Ngũ hành được xây dựng trên sự lao động sáng tạo của
nhân dân lao động thời Trung Quốc cổ đại, dần phát triển thành lý luận, bao
gồm nhiều nhà tư tưởng rồi trải qua thời gian rất dài kết hợp các tư tưởng khác
như kinh dịch, âm dương, tứ tượng, bát quái, 64 quẻ… đã tạo thành một nền
triết học Trung Quốc gốc là cấu hình tư tưởng Trung Quốc. Riêng học thuyết
Ngũ hành đã đóng góp về mặt nhận thức ở hai điểm tiến bộ là: (1) Nó nhận
thức thế giới ở dạng vật chất với năm thành tố cơ bản: kim, mộc, thủy, hỏa,
thổ. (2) Các dạng vật chất đó không đứng yên mà nó luôn vận động theo các
quy luật nhất định. Tuy còn ở dạng lý luận thô sơ và biện chứng chất phác,
nhưng Học thuyết Ngũ hành đã góp phần giải phóng con người ra khỏi thế giới
quan duy tâm và tư tưởng thần quyền tôn giáo.
Từ đó luận án rút ra những kết luận sau:
1. Từ sự vận dụng học thuyết Ngũ hành vào y học cổ truyền phương
Đông, thì hành thổ là hành trung tâm, có chức năng chi phối các hành còn lại.
2. Hành Thổ vận dụng vào học thuyết Tạng tượng là tạng Tỳ và tạng
Tỳ liên quan đến vấn đề ăn uống tiêu hóa. Mà ăn uống, tiêu hóa là yếu tố chính
cho toàn bộ sức khỏe con người.
3. Công trình nghiên cứu 500 bệnh án tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh, cho nhận định các bệnh án các tạng đều có sự xuất hiện triệu chứng đầu
tiên là vấn đề ăn uống, tiêu hóa. Các vấn đề ăn uống – tiêu hóa: bỏ ăn, ăn nhiều
hoặc ăn ít hơn bình thường, không tiêu hóa, bị ói mữa hoặc chậm tiêu.

23
Từ lý luận Ngũ hành vận dụng vào y học, sách Hoàng đế Nội kinh và
tiếp theo sau bộ y thuật Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh đã góp phần
quan trọng vào việc giải thích cơ cấu các bộ phận cơ thể người là năm tạng:
Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, gọi chung là Tạng tượng. Học thuyết Ngũ hành vận
dụng vào học thuyết Tạng tượng đã giải thích chức năng hoạt động của từng
tạng. Học thuyết Ngũ hành đã giúp cho việc giải thích mối quan hệ giữa các
tạng theo quy luật sinh khắc. Từ đó làm cơ sở cho nền y học cổ truyền đánh
giá nếu các tạng phủ kinh lạc diễn biến sinh, khắc bình thường là sức khỏe tốt,
còn các tạng xảy ra chuyện khác thường hay làm mất thế quân bình so quy luật
sinh khắc của Ngũ hành thì đó là bệnh lý. Nếu sự bất thường đó là thái quá thì
đó là bệnh thực. Nếu bệnh đó là bất cập đó là bệnh hư. Nếu bệnh thực thì tả
(đánh nguyên nhân gây bệnh), bệnh sẽ trở lại bình thường thì khỏi bệnh. Nếu
bệnh hư thì bổ (bổ sung sự thiếu hụt của nguyên nhân gây bệnh) thì sẽ khỏi
bệnh. Riêng Lê Hữu Trác đã sáng tạo bộ y thuật của Việt Nam là Hải Thượng
Lãn Ông Y tông tâm lĩnh đã nêu, người bệnh thường đa phần là hư, cho nên
cần bổ mà bổ tạng thận (trong năm tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) vì bổ thận
(bổ thận hay bổ Hỏa) sẽ vựt dậy con bệnh, trị được hư chứng và sẽ khỏi bệnh.
Việc vận dụng nền triết – y của y học cổ truyền, cụ thể là Ngũ hành
vào cơ thể, ta có năm tạng trong cơ thể sẽ mất cân đối gây bệnh. Năm tạng:
Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận cần chú ý ở tạng nào để biết dấu hiệu sẽ nguy cơ sinh
ra bệnh? Đó là tạng Tỳ với chức năng là tiêu hóa. Quan sát 504 bệnh án tại
Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
thống kê cho thấy các biểu hiện gây ta dẫn đến các bệnh ở các tạng còn lại. Ý
nghĩa này, giúp cho mọi người lưu ý dấu hiệu tiêu hóa kém kéo theo nhiều thứ
bệnh. Ăn ít, ăn nhiều quá trái bình thường sẽ là họa gây ra nhiều loại bệnh. Các
bệnh lý của các tạng theo y học cổ truyền cần nghiên cứu đối chiếu với các
chức danh bệnh lý của Tây y để từ đó có những phương pháp cận lâm sàng
thích hợp để chẩn đoán bệnh và hướng điều trị như: dụng dược, chế độ dưỡng
sinh luyện tập, chọn huyệt, châm cứu thích hợp.

Tóm lại, học thuyết Ngũ hành là lý luận rất có giá trị từ xưa đến nay,
làm cơ sở cho nhiều ngành, đặc biệt là nền y học cổ truyền. Nó không bao giờ
mất đi mà nó hòa quyện với các tư tưởng khác nhau như Kinh Dịch, âm
dương, tứ tượng… tạo thành một cấu hình tư tưởng của phương Đông.
24

×