Đề tài: THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY.
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Hơn 15 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực đời sống xã hội,
đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị XHCN, xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhận thức rõ yêu cầu đó, đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện
quỳen làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật".
Trong quá trình kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và
học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì
những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở phương Đông và phương
Tây, đều là sản phẩm trí tuệ con người, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử.
Chúng có giá trị nhất định trong việc giúp chúng ta tìm ra những giải pháp hữu
hiệu để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Trong đó, thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử, một trong những tư
tưởng chính trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung quốc cổ đại, đã để lại nhiều
kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản lý xã hội bằng pháp
luật của nhà nước.
1
Xuất phát từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiền nêu trên, việc nghiên cứu
thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là thực sự cấp thiết. Đó là lý do mà tập thể nhóm
học viên cao học chúng em lựa chọn đề tài: "Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý
nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện
nay" làm công trình nghiên cứu của mình.
2. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài nghiên cứu nội dung thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử (một học thuyết
chính trị - xã hội nổi bật trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại) vì vậy đề tài
thuộc loại hình nghiên cứu cơ bản thuần tuý.
Hơn thế nữa, đề tài còn nghiên cứu ý nghĩa của thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử
đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, vì vậy
đề tài thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng.
3. PHƯƠNG PHÁP CHÍNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về vấn đề nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau như: phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, lôgic - lịch sử... trong
quá trình giải quyết các vấn đề nêu ra.
4. QUY TRÌNH CHUNG ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
4.1 BƯỚC 1: LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.
Trước hết, xác định nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa
của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích của đề tài cần- phải:
- Trình bày những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử.
- Làm sáng tỏ giá trị lịch sử của thuyết Pháp trị đối với việc xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
4.2 BƯỚC 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
2
- Tên đề tài: Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
- Lý do chọn đề tài: đã nêu ở phần trên.
- Lịch sử nghiên cứu:Trong hơn mười năm trở lại đây, thực tiễn công cuộc đổi
mới đất nước nói chung, quá trình cải cách hoạt động quản lý xã hội bằng pháp
luật của nhà nước, tăng cường pháp chế XHCN nói riêng, đã và đang đặt ra những
vấn đề cấp bách, đòi hỏi pháp chế XHCN nói riêng, đã và đang đặt ra những vấn
đề cấp bách, đòi hỏi các nhà khoa học phải giải đáp. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều
công trình khoa học nghiên cứu về nhà nước và quản lý nhà nước trong nền kinh tế
thị trường, về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN. về cải cách bộ
máy hành chính nhà nước...
Tuy nhiên, việc nghiên cứu kế thừa tinh hoa và di sản tư tưởng và học thuyết
chính trị - xã hội của nhân loại trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nhà khoa học mới chỉ dừng lại
ở việc nghiên cứu từng vấn đề cụ thể theo hai hướng chính:
+ Hướng nghiên cứu tập trung vào quá trình cải cách nhà nước.
+ Hướng nghiên cứu hoặc dịch thuật tập trung vào nội dung các tư tưởng chính
trị -xã hội.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đều đã làm sáng những vấn đề
hoặc về quá trình cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới; hoặc về những tư tưởng chính trị, pháp lý trên thế giới trong lịch sử. Do
vậy, việc kế thừa hai hướng nghiên cứu trên sẽ mang lại những ý nghĩa lý luận và ý
nghĩa thực tiễn nhất định cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử (một học
thuyết chính trị - xã hội nổi bật trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại) thông qua
bộ Hàn Phi Tử.
- Lựa chọn luận cứ và phương pháp thu thập thông tin.
- Lập danh sách cộng tác viên.
3
- Tiến độ thực hiện đề tài.
- Dự toán kinh phí nghiên cứu.
- Chuẩn bị kế hoạch nghiên cứu.
- Chuẩn bị phương tiện nghiên cứu.
4.3 BƯỚC 3: THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN.
- Lập danh mục tư liệu
- Lập phiếu thư mục
- Xử lý kết quả nghiên cứu
4.4 BƯỚC 4: VIẾT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
4.5 BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ VÀ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI
4
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
--- ---
bài tập nhóm
ĐỀ TÀI
THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC
PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GVHD: PGS.TS MAI XUÂN HỢI
NHÓM HỌC VIÊN THỰC HIỆN:
1. CHU NGA THANH
2. NGUYỄN HỒNG THANH
3. NGUYỄN NGUYỆT QUẾ
4. PHƯƠNG VĂN SƠN
5. CHÍ THỊ NỤ
6. NGUYỄN HỒNG PHƯỢNG
7. PHẠM MINH PHÚ
LỚP: CHK15P
Hà nội - 2007
5