Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA CHĂM VÀ VĂN HOÁ MÃ LAI THÔNG QUA LỄ RAJA PRAONG VÀ MAK YON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.22 KB, 14 trang )




































ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRƯƠNG VĂN MÓN


MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA CHĂM
VÀ VĂN HOÁ MÃ LAI THÔNG QUA
LỄ RAJA PRAONG VÀ MAK YONG


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ







Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh).
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. THÀNH PHẦN

TS. BÁ TRUNG PHỤ
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở
đào tạo họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh) vào hồi …… giờ…… ngày
…… tháng ……năm………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Trường Đại học KHXH&NV TP HCM
- Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh










CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

1. Trương Văn Món (Sakaya) (1994), “Lễ Rija Nưgar của người
Chăm - Một tín ngưỡng dân gian Chăm độc đáo”, Tạp chí
Dân tộc học, Viện Dân tộc học, Số 3, tr. 42-50.

2. Trương Văn Món (1996), “Lễ Rija Praong - Một tín ngưỡng

Hồi giáo của người Chăm Ninh Thuận”, Tạp chí Văn hoá Dân
gian, Viện Văn hoá Dân gian, Số 3, tr. 41-45.

3. Trương Văn Món (Sakaya) (2002), “Saman giáo trong tín
ngưỡng và lễ hội Chăm”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, Viện
Văn hoá Dân gian, Số 5, tr. 41-43.

4. Trương Văn Món (2011), “Lễ Mak Yong ở Malaysia – Một di
sản văn hoá truyền thống được bảo tồn ở quốc gia Hồi giáo”,
Tạp chí Dân tộc học, Viện Dân tộc học, Số 2, tr. 62-66.

5. Trương Văn Món (2009), “Raja Praong Ritual: A Memory of
the Sea”, in Ocean and Earth Sciences, Institute of Ocean and
Earth Sciences, University of Malaya, 03/2009, pp. 97- 111.

6. Trương Văn Món (Sakaya) (2009),“Historical Relations
between Champa and Malay Personages in Raja Ritual
through Cham Manuscripts”, in International Seminar on
Historical Relations between Indochina and the Malay World,
organised by EFEO and Faculty of Arts and Social Sciences -
University of Malaya, Malaysia from 20-21October 2009.


24
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai diễn ra trong
suốt tiến trình lịch sử. Mối quan hệ này được biểu hiện trên tất cả lĩnh
vực như nguồn gốc tộc người, lịch sử và văn hoá. Đặc biệt, từ sau thế
XV, khi sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ phai dần thì mối quan hệ giữa

người Chăm và người Mã Lai càng gần hơn.
Trong những sản phẩm của mối quan hệ kể trên, nổi bật lên là hai
nghi lễ Raja Praong và lễ Mak Yong. Lễ Raja Praong là sản phẩm
của nền văn minh của tiểu vương quốc Panduranga - Champa, có
nguồn gốc từ lễ Mak Yong ở vùng Kelantan, ra đời trong quá trình
Mã Lai hóa Champa khi nền văn minh Ấn giáo suy tàn, cụ thể là vào
thời kỳ Po Rome thế kỷ XVII. Lễ Raja Praong thuộc loại hình tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thánh Alla, thờ những vị anh hùng lịch
sử -văn hóa dân tộc và tín ngưỡng Shaman là chính. Còn lễ Mak
Yong, đầu tiên xuất hiện ở vùng Patani (Malayu) vào thế kỷ XV (nay
là miền Nam Thái Lan). Sau đó truyền đến các tiểu bang khác như
Kelantan, Kedah, Perlik. Từ Kelantan, Mak Yong truyền đến vùng
khác ở vùng Đông Nam Á như Indonesia và Champa ở Việt Nam. Vì
vậy giữa lễ Raja Praong và Mak Yong có mối quan hệ với nhau trên
tất cả bình diện như tên nghi lễ, đồ vật dâng cúng, tu sĩ, trang phục,
nhạc cụ, hình thức Shaman, hệ thống thần linh cầu cúng. Tất cả
những yếu tố tương đồng này là kết quả của quá trình giao lưu, tiếp
biến giữa văn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai từ sau thế kỷ XV, đặc
biệt từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX.
Ngày nay, loại hình lễ Raja Praong và Mak Yong không chỉ tồn
tại ở người Chăm Việt Nam và người Mã Lai ở Malaysia mà loại
hình lễ nghi này còn có mặt một số quốc gia khác ở vùng Đông Nam
Á. Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy lễ Raja Praong và Mak Yong là một
việc làm cần thiết có một ý nghĩa trong quá trình giao lưu, hội nhập ở
vùng Đông Nam Á hiện nay./.
1
DẪN LUẬN

1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu
Người Chăm và người Mã Lai là hai tộc người cùng ngữ hệ Mã

Lai – Đa Đảo có mối quan hệ gần gũi lâu đời về lịch sử và văn hóa.
Trong những năm gần đây, nhiều công trình sách báo viết về người
Chăm đã xuất bản nhưng chủ yếu chỉ bàn về văn hóa Chăm ảnh
hưởng Ấn Độ, còn mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và Mã Lai chưa
được đề cập một cách toàn diện.
Hiện nay, bên cạnh sự ảnh hưởng Ấn Độ, văn hóa Chăm còn lưu giữ
nhiều nghi lễ, hội hè, trong đó có lễ Raja Praong chứa đựng nhiều
yếu tố văn hóa Mã Lai.Tuy nhiên khi bàn về nguồn gốc và nội dung
của nghi lễ này các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều nhận định khác nhau
chưa thống nhất.
Hơn nữa, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá Chăm và văn
hoá Mã Lai, các nhà khoa học thường chỉ bàn về nguồn gốc tộc
người, ngôn ngữ và một vài sự kiện lịch sử, còn về mảng văn hóa,
nhất là về lễ nghi, hội hè chưa được nghiên cứu sâu sắc. Trong khi
đó, lễ Raja Praong của người Chăm và lễ Mak Yong của người Mã
Lai phải chăng có mối quan hệ với nhau nhưng đang có xu hướng
biến mất, chưa ai nghiên cứu cũng như có kế hoạch để bảo tồn hai
nghi lễ này.
Chính vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài này để nghiên
cứu.
Mục tiêu luận án này nhằm làm rõ những vấn đề sau đây:
Làm rõ lý thuyết loại hình kinh tế -văn hoá và khu vực văn hoá –
lịch sử của MG. Lêvin và NN. Trêbốcxarốp trong việc xem xét mối
tương đồng và khác biệt trong nền văn hoá. Làm rõ lý thuyết chức
năng của Bronislaw Malinowski và thuyết cấu trúc của Claude Lévi
Strauss trong trường hợp nghiên cứu so sánh về nghi lễ trong Dân tộc
học/Nhân học.
Làm rõ nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa cũng như mối quan hệ
giữa lễ Raja Praong với lễ Mak Yong, từ đó góp thêm tư liệu làm rõ
mối quan hệ giữa văn hoá Chăm và văn hoá Mã Lai.

2
Làm rõ văn hóa Chăm chỉ ảnh hưởng Ấn Độ từ thế kỷ II – XV,
còn sau thế kỷ XV –XIX, bên cạnh văn hóa bản địa, tàn dư Ấn giáo,
văn hoá Chăm còn ảnh hưởng văn hóa Mã Lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa người Chăm và người Mã Lai
phải kể đến các tác giả như E. Aymonier (Les Tchames et Luers
Religions, 1981), L.Y.Manguin (L'introduction de l'Islam au Campa,
1979), Po Dharma (Le Pandurang -Campa,1987; Deux princes
malais au Campa. Leur role dans la vie socio-politique et religieuse
de ce pays 1990), D. Lombard (La Carrefour Javanais: Essai
d’Histoire Globale, 1990), P-B. Lafont (On relations between
Champa and Southeast Asia, 1988)…Tuy nhiên những tác giả này,
chủ yếu nghiên cứu về lịch sử Champa trong mối quan hệ với Thê
giới Mã Lai, ít đề cập đến mối quan hệ về văn hoá.
Sau năm 1975, một số tác giả Việt Nam như Phan Xuân Biên,
Phan An, Phan Văn Dốp (Người Chăm ở Thuận Hải, 1989; Văn hoá
Chăm, 1991), Ngô Văn Doanh (Lễ Rija Nưgar, 1998), Sakaya (Lễ hội
Chăm, 2003)…tiến hành nghiên cứu văn hoá Chăm và có đề cập sơ
lược về đến lễ Raja Praong.
Còn lễ Mak Yong của Mã Lai cũng được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu rất sớm. Người đầu tiên nghiên cứu về lễ Mak Yong là
người Pháp J.Cuisinie (Danses Magiques de Kelantan, 1936), sau đó
đến người Mã Lai như Bahari Bin Abdullah (Asal-Usul Mak
Yong,1965), Mubin Sheppard (Mak Yong - The Malay Dance Drama,
1969), William P.Malm (The Music of Malaysian Mak Yong, 1974)
và Umi Abdullah (Makyung, 2003)…
Tất cả những công trình nghiên cứu trên mặc dù còn sơ lược,
chưa công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về mối quan hệ
giữa văn hoá Chăm và văn hóa Mã Lai, đặc biệt là hai nghi lễ Raja

Praong và Mak Yong nhưng đó là những công trình nghiên cứu quý
giá mở đường để chúng tôi tiếp cận những vấn đề mới trong nghiên
cứu này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án
23
hai kịch nghệ của Raja Praong và Mak Yong đều giống nhau, nhất là
phong cách biểu diễn.
3.4.10. Những biểu tượng trong lễ Mak Yong và Raja Praong
Trong lễ Raja Praong và Mak Yong có những biểu tượng nổi bật
đáng chú ý. Biểu tượng trống Baranang/đàn Rebab; thôn trầu (thong
hala/puan sareh); biểu tượng tranh vẽ (paning/sulukan); biểu tượng
Cíet Atau (hương hồn tổ tiên) và hai chiếc thuyền Mã Lai. Đó là
những cặp biểu tượng mang yếu tố nhị nguyên nổi bật trong cấu trúc
lễ.
3.5. Sự kiện kết thúc lễ
Lễ Raja Praong và Mak Yong có mô típ giống nhau. Cả hai đều
diễn ra theo một diễn trình động, từ phần khai mạc một cách trịnh
trọng, trang nghiêm cho tới lúc kết thúc thì cởi mở, phóng khoáng.
Đặc trưng của các lễ này là cường độ tăng dần từ không khí trang
nghiêm ban đầu đến thoải mái và về sau càng sôi nổi.
3.6. Tiểu kết
Cả hai lễ Raja Praong và Mak Yong xét về cấu trúc nghi lễ có
nhiều yếu tố giống nhau về nguồn gốc, truyền thuyết, tên gọi, mục
đích, những kiêng cữ, lễ vật, các vị thần và phong cách hành lễ… Hai
lễ này chỉ có khác nhau vài chi tiết trong diễn trình nghi lễ. Đó là lễ
Raja Praong lấy sự tích hai chiếc thuyền Mã Lai bị lâm nạn ở biển
Champa làm chủ đề nghi lễ để thông qua đó họ thờ cúng tổ tiên, chữa
bệnh và thờ những vị thần linh Mã Lai- Hồi giáo. Ngược lại lễ Mak
Yong chủ yếu nghiêng về yếu tố lên đồng, nhập bóng (Shaman) để

cầu cúng tổ tiên, chữa bệnh và phục vụ giải trí. Vì thế trong diễn trình
của hai nghi lễ này có một số chi tiết khác nhau. Lễ Raja Praong diễn
ra qua nhiều công đoạn nghi lễ hơn lễ Mak Yong. Nhìn một cách
tổng thể hai nghi lễ này có đặc điểm chung giống nhau nhiều hơn.
Đây là kết quả của mối quan hệ lâu đời trong quá trình giao lưu, tiếp
biến giữa văn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai.

22
Praong và Mak Yong tương đối giống nhau, chủ yếu là bánh trái và
hoa quả. Riêng trong lễ Raja Praong có giết con vật cúng tế do Po
Acar – tu sĩ Chăm Awal/Bani phụ trách thực hiện theo nghi thức hiến
sinh của Hồi giáo (Halal, Akbar). Nói chung cấu trúc ẩm thực, đồ
dâng cúng trong hai nghi lễ, nhất là lễ Raja Praong thể hiện hai phần
rõ ràng: món mặn (kaya klam) và món lạt (kaya yuer). Điều này phản
ánh đặc trưng chung của cấu trúc nhị nguyên trong ẩm thực của nghi
lễ.
3.4.7. Trang phục trong nghi lễ
Trang phục của dân tộc biểu hiện rõ nét nhất trong nghi lễ và hội
hè.Trong lễ Raja Praong có ba loại trang phục đáng chú ý nhất là
trang phục bà Raja, thầy Maduen và ông Ja Pluai (người diễn hài) có
mối quan hệ với trang phục của các nhân vật trong lễ Mak Yong,
Mindok và Peran. Chẳng hạn trang phục bà Raja và Mak Yong rất
giống nhau. Cả hai đều mặc áo dài, không xẻ tà (loại áo phôncho),
đeo hoa tai có đính tua đỏ, mặc Sarong, choàng khăn hoặc đội mão
giống nhau. Ngoài ra còn đeo dây đai ở lưng và vai (talei kabak).
3.4.8. Âm nhạc và múa trong nghi lễ
Âm nhạc và múa trong lễ Raja Praong và Mak Yong có nhiều
thành phần tham gia. Cả hai dàn nhạc đều giống nhau về phong cách
biểu diễn, tiết tấu âm nhạc và cả các tên một số điệu trống lễ, chỉ có
khác nhau vài chi tiết không đáng kể. Đáng chú ý nhất những tên

điệu múa. Đặc biệt là những tên điệu trống Ginang trong lễ Raja
Praong trùng lặp với một số tên của điệu trống Gendang của lễ Mak
Yong. Những tên các điệu trống lễ này lại mang tên của những chiến
binh Mã Lai - Hồi giáo.
3.4.9. Kịch nghệ dân gian trong nghi lễ
Trong lễ Raja Praong và Mak Yong đều có kịch nghệ dân
gian.Trong lễ Raja Praong các nhân vật thường diễn cặp đôi với
nhau. Bà Raja thường đóng vai kép hoàng tử (Patra)/công chúa
(Patri); ông Mak Jal (nghệ nhân hát) đóng với Ja Pluai (vai hề).
Trong lễ Mak Yong cũng vậy, các nhân vật thường diễn cặp đôi với
nhau như Mak Yong và Pak Yong (hoàng tử - công chúa); Mak
Yong/Pak Yong (đại diện vua quan) đóng kép với Peran (vai hề). Cả
3
này là nghi lễ Raja Praong của người Chăm hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận ở Việt Nam và lễ Mak Yong của người Mã Lai ở
Kelantan và Kula Lumpur, Malaysia.
Phạm vi và giới hạn thời gian nghiên cứu: Mặc dù luận án này
chúng tôi chỉ mới tiến hành nghiên cứu, điền dã trong những năm gần
đây (2009-2012), nhưng khi phân tích, lý giải những vấn đề trong hai
nghi lễ này chúng tôi luôn đặt nó trong bối cảnh văn hoá– xã hội của
người Chăm và Mã Lai từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, thời điểm
ra đời và phát triển thịnh hành của hai nghi lễ Raja Praong và Mak
Yong.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Lễ Raja Praong có nguồn gốc từ đâu? Lễ này thuộc loại hình tín
ngưỡng và nền văn hoá nào? Lễ Raja Praong và Mak Yong có mối
quan hệ như thế nào trong quá trình giao lưu, tiếp biến giữa văn hoá
Chăm và văn hoá Mã Lai? Đó là ba câu hỏi chính mà luận án này cần
giải quyết.
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án này sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: Phương
pháp nghiên cứu lịch sử - so sánh và phương pháp dân tộc
học(phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu, phỏng vấn “hồi cố”, quan
sát tham dự). Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp phân
tích tư liệu, phương pháp thống kê, chụp ảnh và xử lý ảnh.
6. Đóng góp của luận án
Về lý thuyết, nghiên cứu này góp thêm tư liệu để bổ sung và làm
sáng rõ lý thuyết loại hình kinh tế -văn hoá và khu vực văn hoá - lịch
sử để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá Chăm
và văn hoá Mã Lai; làm rõ và bổ sung thêm cho thuyết chức năng và
cấu trúc trong việc nghiên cứu so sánh hai nghi lễ Raja Praong và
Mak Yong.
Về phương pháp luận: Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên làm nghiên
cứu so sánh giữa hai nghi lễ trong nền văn hóa Chăm và văn hoá Mã
Lai trong lĩnh vực Dân tộc học/Nhân học.Vì vậy, nó đóng góp không
những về mặt tư liệu mà còn cả về phương pháp luận và cách tiếp cận
lý thuyết trong việc nghiên cứu so sánh giữa văn hoá các dân tộc Mã
4
Lai – Đa Đảo ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Về tư liệu và những luận cứ khoa học: Nghiên cứu này góp phần
trong việc tập họp tư liệu về lễ Raja Praong và Mak Yong, đặc biệt là
văn bản chữ Chăm vào kho tư liệu nghiên cứu về nghi lễ, hội hè và cả
văn hóa Chăm trong mối quan hệ với văn hoá Mã Lai.
Góp phần giải mã rõ về nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa cũng như
mối quan hệ giữa lễ Raja Praong với lễ Mak Yong.
Góp phần chứng minh rằng: Văn hóa Chăm chỉ ảnh hưởng văn
hóa Ấn Độ từ thế kỷ II – XV, còn sau thế kỷ XV –XIX, vùng tiểu
vương quốc Panduranga – Champa bên cạnh văn hoá bản địa, tàn dư
Ấn Độ giáo, còn ảnh hưởng văn hóa Mã Lai.
7. Bố cục luận án

Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
án chia làm 3 chương như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan
về mối quan hệ văn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai; Chương 2: Lễ
Raja Praong và lễ Mak Yong: Miêu tả Dân tộc học; Chương 3: Mối
quan hệ giữa lễ Raja Praong và Mak Yong qua cách nhìn so sánh.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỐNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
VĂN HÓA CHĂM VÀ VĂN HOÁ MÃ LAI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm
Luận án trình bày và phân biệt rõ những khái niệm về quốc gia –
dân tộc cũng như những khái niệm liên quan đến nghi lễ
Champa là tên quốc gia ở miền Trung Việt Nam có biên giới từ
đèo Ngang cho đến Đồng Nai (Biên Hoà) hình thành từ thế kỷ II đến
đầu thế kỷ XIX thì hội nhập vào quốc gia Việt Nam thống nhất.
Chăm là một trong những tộc người của vương quốc Champa,
hiện nay đã trở thành tộc người thiểu số của Việt Nam sinh sống ở
một số tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Tp.
Hồ Chí Minh… với số dân khoảng 161.729 người (số liệu 2009).
Danh từ “Malaya/Malayu và Malaysia” được dùng tùy chọn trong
mỗi trường hợp.Với Malaya/Malayu là danh từ được dùng để chỉ bán
21
điểm nhân vật, trang phục và phong cách diễn kịch
3.4.5. Tín ngưỡng trong lễ Raja Praong và Mak Yong
3.4.5.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Chăm và Mã Lai là một tín
ngưỡng lâu đời mang đặc trưng chung của các dân tộc ở vùng Đông
Nam Á.Trong lễ Raja Praong và Mak Yong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên biểu hiện qua tục thờ linh hồn hoàng tử, công chúa (Patri-

Patra).Tuy nhiên dựa theo truyền thuyết lễ Raja Praong cho thấy hình
thức thờ cúng tổ tiên qua hình thức “Cíet Atau” của người Chăm hiện
nay chỉ mới ra đời vào thời kỳ Po Rome thế kỷ XVII.
3.4.5.2.Tín ngưỡng Shaman: Một hình thức lên đồng trong lễ
Raja Praong và Mak Yong
Bà Raja của người Chăm và Mak Yong của Mã Lai đều giống
nhau là những người thay mặt cho tộc họ hoặc dân làng để thờ cúng
tổ tiên, thần thánh và chữa bệnh cho dân làng qua hình thức lên đồng,
nhập bóng. Trong cúng lễ, bà Raja và bà Mak Yong thường lên đồng
nhập bóng để truyền tải những nguyện vọng tộc họ lên thần linh và
ngược lại nhằm cầu mong thần linh phù hộ độ trì con cháu có sức
khoẻ, bình an.
3.4.5.3. Tín ngưỡng nông nghiệp và thờ biển
Tín ngưỡng nông nghiệp trong lễ Raja Praong và Mak Yong thể
hiện trong thành phần lễ vật dâng cúng, chủ yếu là sản phẩm trồng
trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong hai lễ này còn biểu hiện tín
ngưỡng thờ biển như tục thờ cúng thần sóng biển, thờ cúng hai chiếc
thuyền và những thủy binh Hồi giáo Mã Lai
3.4.5.4. Tín ngưỡng đa thần và các vị thần thờ cúng trong lễ Raja
Praong và Mak Yong
Tín ngưỡng người Chăm và Mã Lai trong lễ Raja Praong và Mak
Yong còn là tín ngưỡng đa thần. Bên cạnh hướng về thánh Alla là
chính, các nghi lễ này còn có tục thờ tổ tiên và những vị thần tự
nhiên như thần đất, thần sông và những vị anh hùng dân tộc như Po
Rome, Po Rayak, Laksamana,v.v cũng được thờ cúng.
3.4.6. Ẩm thực trong nghi lễ
Các loại ẩm thực, đặc biệt là những lễ vật dâng cúng của lễ Raja
20
của diễn trình nghi lễ.
3.4. Cấu trúc nghi lễ

3.4.1. Nghi lễ và huyền thoại (truyền thuyết)
Trong lễ Raja Praong có truyền thuyết kể về “Sự tích về hai chiếc
thuyền Mã Lai ”. Còn trong lễ Mak Yong có truyền thuyết “Usal
Usul Mak Yong” (nguồn gốc của lễ Mak Yong). Cả hai truyền thuyết
mặc dù có nội dung, nhân vật khác nhau nhưng chủ đề và mô típ xây
dựng cốt truyện đều giống nhau. Đó là truyền thuyết xây dựng từ cốt
truyện tình yêu buồn, trái ngang để rồi qua những cái chết bất tử của
những nhân vật, truyền thuyết đã thần thánh hóa và kêu gọi dân
chúng tôn thờ những nhân vật ấy trong nghi lễ.
3.4.2. Mục đích lễ Raja Praong và Mak Yong
Mục đích lễ Raja Praong và Mak Yong cơ bản là giống nhau. Lễ
Raja Praong tổ chức sau những ngày mùa thu hoạch rảnh rỗi, nhằm
chữa bệnh, trả lễ, cầu cúng tổ tiên, thần linh. Lễ Mak Yong cũng vậy,
tổ chức nhằm thờ cúng tổ tiên, chữa bệnh, mừng đám cưới, sinh nhật
của vua chúa.
3.4.3. Diễn trình nghi lễ Raja Praong và Mak Yong
Lễ Raja Praong được biểu diễn bởi những nhân vật chính như bà
Raja và thầy Maduen. Bà Raja múa, lên đồng, thầy Maduen biểu diễn
trống Baranang và hát những bài kinh lễ bằng tiếng Mã Lai. Lễ Mak
Yong cũng vậy, bà Mak Yong và thầy Mindok biểu diễn là chính.
Thầy Mindok biểu diễn đàn Rebab, bà Mak Yong múa hát lên đồng.
Trong diễn trình nghi lễ giữa Raja Praong và Mak Yong đều dùng âm
nhạc để mở đầu và kết thúc diễn trình của nghi lễ.
3.4.4. Những người hành lễ trong lễ Raja Praong và Mak Yong
Giữa lễ Raja Praong và Mak Yong có nhiều điểm chung, có mối
tương đồng với nhau. Chúng ta thấy sự giống nhau rõ rệt giữa nhân
vật bà Raja và bà Mak Yong trong tục lên đồng, thờ cúng tổ tiên.Cả
hai nhân vật này đều đóng cả hai vai, vừa nam vừa nữ. Giữa thầy
Maduen và thầy Mindok cũng có điểm giống nhau về vai trò biểu
diễn, cả hai đều là người thầy (gru/guru) trong việc hướng dẫn hành

lễ Raja Praong/MakYong. Giữa những nhân vật hề Ja Pluai của người
Chăm và nhân vật hề Peran của người Mã Lai giống nhau về đặc
5
đảo Mã Lai (Peninsular Malay) thời kỳ tiền độc lập (giai đoạn trước
1963), ngụ ý để chỉ cư dân bản địa người Mã Lai; trong khi đó
“Malaysia” được dùng trong giai đoạn sau ngày độc lập, từ sau 1963
với sự hợp nhất của các tiểu bang Sabah và Sarawak…
Malay (Mã Lai) là một dân tộc theo tôn giáo Islam, định cư ở
bán đảo Mã Lai, có nguồn gốc tổ tiên từ thời đế chế Malacca và một
phần của lãnh thổ khác nằm trong quần đảo Mã Lai (Malay
Archipelago). Dân số Malaysia có khoảng 27.565.821 (số liệu 2010).
Nghi lễ (ritual): là hành vi được qui định có tính chất nghi thức
dành cho những dịp không liên quan đến công việc có tính chất kỹ
thuật hàng ngày, mà có quan hệ với các niềm tin vào đấng tối cao hay
có sức mạnh thần bí (Victor W. Turner).
Biểu tượng (symbol): là đơn vị nhỏ nhất của nghi lễ, cái giữ lại
những thuộc tính cụ thể của hành vi nghi lễ; nó là đơn vị cơ bản của
một cấu trúc cụ thể trong bối cảnh nghi lễ (Victor W. Turner).
Diễn trình nghi lễ (ritual process): là những tình huống hành động
của nghi lễ với những kích động mang tính xã hội và khích thích tâm
lý trực tiếp như nhạc, hát hò, nhảy múa, dâng rượu, hương, nhang,
những bộ trang phục kì quái Tất cả những yếu tố này hình thành
nên một “diễn trình”nghi lễ toàn vẹn (Victor W. Turner).
Shaman giáo (Shamanism): là một hình thức tín ngưỡng cổ, ám
chỉ về người (đàn ông hoặc đàn bà) có khả năng lên đồng nhập bóng
để cầu cúng, chữa bệnh cho cộng đồng, đặc biệt là có khả năng giao
tiếp với thần linh để chuyển tải nguyện vọng của cộng đồng lên thần
linh và ngược lại (Sharllotte Seymour - Smith).
Giao lưu văn hoá (cultural exchange) và tiếp biến văn hóa
(acculturation): Theo các nhà nhân học Mỹ, giao lưu văn hóa

(cultural exchange) là quá trình tiếp xúc, trao đổi, ảnh hưởng qua lại
lẫn nhau giữa hai nền văn hoá.Trong đó một nền văn hóa có thể thích
nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều
nét đặc trưng của n
ền văn hóa ấy. Sự giao lưu văn hóa cũng là một cơ
chế khác của biến đổi, dẫn đến sự tiếp biến văn hóa (acculturation),
6
đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng
tiếp xúc trực diện và liên tục. Các hình mẫu văn hóa nguyên thủy của
một cộng đồng hoặc cả hai cộng đồng có thể bị tiếp biến, biến đổi
thông qua quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa này (Philip Smith).
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết để tiếp cận và giải mã cho công trình nghiên
cứu là cần thiết. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng hai nhóm lý
thuyết sau:
1.1.2.1.Thuyết loại hình kinh tế- văn hoá và khu vực văn hoá -
lịch sử
Đây là trường phái lý thuyết của các nhà Dân tộc học xô viết mà
đại diện là hai học giả MG. Lêvin và NN.Trêbốcxarốp đưa ra nhằm
giải thích sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá, nhấn
mạnh đến yếu tố giao lưu ảnh hưởng lâu dài giữa các tộc người trong
một khu vực để tạo nên sự thống nhất cơ bản của vùng văn hoá.
1.1.2.2. Thuyết chức năng và cấu trúc
Thuyết chức năng gắn liền với tên tuổi của Bronislaw Malinowski
(1884-1942) và sau đó Radcliffe Brown (1881-1955). Quan điểm của
Bronislaw Malinowski cho rằng các tập tục là dùng để thỏa mãn nhu
cầu sinh học của cá nhân thông qua phương tiện văn hoá. Radcliffe
Brown xem tập tục có vai trò duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xã hội.
Còn thuyết cấu trúc gắn liền với tên tuổi Claude Lévi - Strauss (1908-
2009) được hình thành trên cơ sở của khái niệm nhị nguyên, tương

phản và cuối cùng sự đối lập nhị nguyên đã trở thành nền tảng cơ bản
trong thuyết cấu trúc.
1.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hóa
Mã Lai
1. 2.1. Nguồn gốc chủng tộc
Người Chăm và Mã Lai là hai tộc người cùng loại hình nhân
chủng Indonesia. Đến nay, người Chăm và người Mã Lai nói riêng và
các tộc người Mã Lai – Đa Đảo nói chung, các nhà nghiên cứu còn
có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc cư trú ban đầu của
họ.Tuy nhiên đa số cho rằng, tổ tiên của người Chăm và người Mã
Lai có chung nguồn gốc xuất phát từ vùng Vân Nam Trung Quốc di
19
2.3. Tiểu kết
Lễ Raja Praong tuy diễn ra trong một thời gian 4 ngày 4 đêm hoặc
8 ngày, 8 đêm với nhiều tình tiết phức tạp và lôi cuốn nhiều thành
viên trong xã hội tham gia nhưng chỉ xoay quanh chủ đề về sự tích
hai chiếc thuyền Mã Lai.Lễ Raja Praong và Mak Yong mang nhiều
yếu tố văn hóa, nổi bật là yếu tố tín ngưỡng và nhu cầu giải trí con
người. Trong lễ Mak Yong cổ, phong cách biểu diễn mang đậm nét
yếu tố tín nguỡng hơn là nhu cầu giải trí như Mak Yong trên sân
khấu nghệ thuật hiện nay.

CHƯƠNG 3
MỐI QUAN HỆ GIỮA LỄ RAJA PRAONG
VÀ LỄ MAK YONG QUA CÁCH NHÌN SO SÁNH
3.1. Nguồn gốc và nghĩa của từ Raja Praong và Mak Yong
Tổng hợp lại những tư liệu, chúng ta thấy cả 3 từ: Rajas, Mak
Yong và Raja có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa và nội dung. Cả
3 từ đầu tiên có nguồn gốc xuất phát từ một từ “Rajas” trong lễ Rajas
ở vùng Patani và Kelantan ở Malayu có mang nghĩa là “ma thuật”.

3.2. Thành phần tham gia nghi lễ
Raja Praong và Mak Yong là lễ nghi do một tộc (một nhóm
người) đứng ra tổ chức. Những thành viên của tộc họ này là những
người cùng máu mủ, được tính theo dòng họ mẹ, thờ cúng chung tổ
tiên và các vị thần linh. Nghi lễ này, ngoài những cá nhân trong tộc
họ, còn có những thành viên khác trong làng tham gia.
3.3. Sự kiện nghi lễ
Ở lễ Raja Praong và lễ Mak Yong có nghi thức mở đầu lễ được
xem là sự kiện đáng chú ý trong toàn bộ nội dung, tiến trình của nghi
lễ. Đó là trước khi vào nghi lễ chính, một nghi lễ nhỏ với dàn nhạc
trống Giang/Gendang được diễn ra trước nửa giờ tại một đà sảnh gần
rạp lễ Raja Praong và Mak Yong nhằm để khai trương rạp lễ, kích
thích tinh thần của bà Raja và bà Mak Yong và gọi hồn tổ tiên (Patri -
Patra) về dự lễ. Đây là sự kiện quan trọng báo hiệu với cộng đồng tổ
tiên xác nhận nghi lễ chính thức có hiệu lực trong xã hội, cộng đồng
làng và tộc họ, buộc mọi người phải tuân thủ những qui tắc, nề nếp
18
thống cũng theo một nghi thức lễ nhất định. Tất cả những người thực
hiện lễ đều ngồi hướng mặt về hướng đông – hướng mặt trời mọc.
Trước khi vào nghi lễ chính, một nghi lễ được diễn ra trước nửa giờ
tại một đà sảnh gần rạp lễ Mak Yong nhằm để khai trương rạp lễ
cũng như kích thích tinh thần và gọi hồn Mak Yong. Nghi lễ được
thực hiện bởi MakYong hoặc là những chuyên gia về nghi lễ có sự
tham gia của nhạc lễ như đàn Rebab, trống Gendang và chiêng
(tetawa, ceng). Rebab là nhạc cụ quan trọng trong phần âm nhạc của
Mak Yong, sản xuất ra Angin (năng lượng) để kích thích Samangat
(linh hồn) nhập đồng tạo nên sức mạnh tâm lý để chữa bệnh cho
người bị bệnh.
* Biểu diễn nghi lễ
Lễ Mak Yong được biểu diễn theo diễn trình nhất định. Nghi lễ

thường diễn ra về đêm. Bà Mak Yong là một trong những nhân vật
được diễn chính trong lễ. Nhân vật này đóng cả hai vai (lưỡng tính)
vừa nam vừa nữ có khả năng múa, hát lên đồng nhập bóng để chữa
bệnh, cầu cúng tổ tiên và các vị thần linh. Cùng với bà Mak Yong
còn có những nhân vật khác như thầy Mindok và những nhạc công
biểu diễn cũng tham gia hành lễ. Trong lễ Mak Yong, nhân vật Mak
Yong (Putri) và Mindok thường đóng cặp đôi. Bà Mak Yong (Putri)
ngồi dâng lễ vật, múa hát kể chuyện về hoàng tử, về vua. Còn thầy
Mindok vừa là người hướng dẫn hành lễ vừa biểu diễn đàn Rebab
hoặc trống Rebana và hát phụ họa.
* Kịch nghệ của Mak Yong
Trong Mak Yong, ngoài phần nghi lễ được thực hiện bởi những
nhân vật chính như bà Mak Yong và thầy Mindok còn có khoảng 7-
10 nhân vật biểu diễn tuồng theo cốt truyện bao gồm các nhân vật
như Pak Yong Muda - Raja, Pak Yong Tua và Peran (diễn viên hài)
Mỗi nhân vật có một đặc tính và phong cách hành lễ riêng.Thầy
Mindok biểu diễn đàn Rebab, bà Mak Yong khi hành lễ hoặc lên
đồng hay cầm bó cây lau để múa; vai hề (peran) mặc áo rách rưới,
cầm quạt theo hai nhân vật Pak Yong vừa hầu, vừa chế diễu Pak
Yong (đại diện vua, quan lại) để gây tiếng cười cho khán giả.
7
cư xuống phía nam bán đảo Đông Dương, người Chăm dừng chân ở
miền Trung Việt Nam tạo nên nền văn hoá Sa Huỳnh và người Mã
Lai vượt biển đến vịnh Xiêm bằng tre nứa, sau đó đến các bán đảo
Mã Lai.
1.2.2. Ngôn ngữ
Người Chăm và Mã Lai cùng một dòng ngôn ngữ Austronesia
(thường gọi là Malayo - Polynesia). Dòng ngôn ngữ này mặc dù tạm
được phân chia làm nhiều nhánh khác nhau như Chamic, Malay và
Acehnese nhưng giữa người Chăm và Mã Lai có tiếng nói và lớp từ

vựng chung gần giống nhau.
1.2.3. Lịch sử
Nằm chung trên địa bàn Đông Nam Á, người Chăm và Mã Lai
là hai dân tộc đã hình thành nền văn minh và quốc gia rất sớm từ thế
kỷ II- III sau công nguyên và ảnh hưởng Ấn Độ giáo, Phật giáo đến
thế kỷ XV. Sau thế kỷ XV, khi Ấn giáo, Phật giáo suy vi thì Hồi giáo
cũng xâm nhập vào Champa và Malayu. Lịch sử mối quan hệ của hai
quốc gia này có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ. Chẳng hạn, đầu thế kỷ
XIV (1308), khi thất thủ trong cuộc chiến tranh với Đại Việt, vua
Champa Chế Năng đã chọn Jawa làm nơi ẩn náu; vào thế kỷ XVII
vua Po Rome (1627-1651) viếng thăm Kelantan; thời điểm này
những vị tướng lĩnh, nhà truyền giáo của Mã Lai như Tuen Phaow
cũng viếng thăm Champa Nói chung, người Chăm và người Mã Lai
có mối quan hệ lâu đời, đặc biệt từ sau thế kỷ XV họ quan hệ mật
thiết với nhau hơn cho đến đầu thế kỷ XIX thì chấm dứt khi vương
quốc Champa tan rã hội nhập vào quốc gia Việt Nam thống nhất.
1.2.4. Văn hoá
1.2.4.1. Văn hóa vật chất
* Về nhà cửa : Ngày nay, mặc dù giữa người Chăm và người Mã
Lai đã có nhà xây, ngói hóa. Tuy nhiên, những yếu tố truyền thống
về nhà cửa vẫn còn tồn tại và có một số nét tương đồng với nhau.
Người Mã Lai có nhà sàn truyền thống, người Chăm có nhà nửa sàn
nửa đất gọi là Sang Ye. Cả hai loại nhà này có kỹ thuật xây dựng
giống nhau, nhất là kĩ thuật lắp ráp các vì kèo cột, không phải là kỹ
thuật ráp mộng, “lỗ ngõm” mà chỉ dùng kèo gác trên đầu cột có
8
“chán hai”. Đó là đặc trưng chung trong kỹ thuật xây dựng nhà
truyền thống của người Chăm và Mã Lai.
*Về trang phục : Trang phục là sản phẩm của nghề dệt. Khung
dệt của người Chăm hiện nay tương tự như loại khung dệt khắc trên

vách đền Cani Trowulan ở phía đông Jawa.Trang phục người Chăm,
ngoài những nét riêng còn có một số yếu tố chung với trang phục của
người Mã Lai. Đầu tiên ta thấy giữa phụ nữ Chăm và Mã Lai đều
mặc áo dài loại phôncho (aw dua bhaong/kurung), mặc Sarong và
dùng khăn choàng đầu, ngày xưa phụ nữ lớn tuổi có đeo hoa tai có
đính tua. Đàn ông Chăm Islam và Mã Lai đều mặc Sarong, áo quạ và
đội loại mũ Fez hình ống của người Hồi giáo. Đó là những đặc điểm
chung trong trang phục của người Chăm và Mã Lai.
*Về ẩm thực: Hai dân tộc Chăm và Mã Lai đều ăn cơm nấu chín
từ gạo với cách chế biến giống nhau.Cơm ăn cùng với mắm, cá biển
hoặc cá sông. Các loại thịt được ưa chuộng như thịt trâu, dê, cừu, gà,
vịt, Cách chế biến truyền thống chủ yếu là nướng, luộc, riêng động
vật trước khi ăn thịt phải do chính tay người Hồi giáo cắt tiết. Cả hai
người Chăm và người Mã Lai đều có truyền thống ăn bốc, kiêng cữ
(haram) không ăn thịt heo, chó, mèo, rắn, đặc biệt người Chăm Islam
và người Mã Lai không ăn thịt động vật chết tự nhiên.
*Về nhạc cụ : Âm nhạc truyền thống của người Chăm và Mã Lai
có những điểm chung. Trong nghi lễ, hội hè cả hai dân tộc Chăm và
Mã Lai đều sử dụng chung loại nhạc cụ như trống Ginang/Gendang,
trống Baranang/Rebana, Ceng/Tuvat, kèn Saranai/Surunai và đàn
Rabap/Rebap… Đặc biệt trống Ginang của người Chăm và Gendang
của người Mã Lai là nhạc cụ chủ đạo, đều có 65 điệu cơ bản như
nhau. Phong cách biểu diễn nhạc cụ đều giống nhau theo tư thế ngồi
biểu diễn là chính.
1.2.4.2. Văn hóa xã hội
*Tổ chức gia đình - làng - xã hội - quốc gia: Tổ chức làng palei
hay quốc gia giữa người Chăm và Mã Lai đều có những điểm tương
đồng. Ngày xưa vương quốc Champa và Malayu được hợp thành bởi
nhiều tiểu vương quốc. Mỗi tiểu vương quốc đều có vua đứng đầu
gọi là Raja/Agong. Về làng giữa người Chăm và Mã Lai có cách bố

17
2.2.6. Địa điểm tổ chức và bước chuẩn bị nghi lễ
Lễ Mak Yong được tổ chức ở trong làng hoặc trong cung đình
hoàng gia.Nếu tổ chức trong cung đình do hoàng gia tổ chức thì nhà
lễ được trang trí lộng lẫy, được chuẩn bị chu đáo để phục vụ
vua,hoàng gia thưởng thức. Nếu lễ tổ chức ở làng quê (kampung) do
dân làng tổ chức thì nhà lễ làm đơn giản bằng tre nứa,chỉ có trang trí
một tấm tranh vẽ đơn sơ. Gia đình người tổ chức lễ này phải chuẩn bị
mọi chi phí, tộc họ chỉ giúp đỡ, phụ thêm về vật chất và tinh
thần.Ngày nay Mak Yong đã biến mất ở cung đình và làng quê, chỉ
còn biểu diễn trên sân khấu mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.
2.2.7. Những kiêng cữ
Lễ MakYong có nhiều kiêng cữ. Trước khi nghi lễ được diễn ra,
người Mã Lai kiêng cữ không ai được bước vào nhà lễ khi tiếng đàn
Rebab của thầy Mindok chưa được réo lên. Những người bình
thường, không phải là người thực hiện lễ thì không được mặc áo
trắng, áo vàng hoặc áo đỏ đến chỗ đang thực hành lễ.
2.2.8. Lễ vật dâng cúng
Trong lễ Mak Yong cung đình không có nhiều lễ vật nhưng
ngược lại trong lễ múa Mak Yong/Putri ở làng quê Kelantan có nhiều
lễ vật dâng cúng rất phong phú như: gạo, cơm nấu nghệ, trứng luộc,
trầu cau, chuối, mía, hoa, dầu dừa, nước, trầm hương và đặc biệt có 2
khay trầu lễ cho thầy Mindok.
2.2.9. Các vị thần cầu cúng
Ngoài hướng về thượng đế Alla, các vị vua, lễ Mak Yong còn thờ
cúng hai vị thần đại diện cho tổ tiên (Putri- patra); các vị thần ở cõi
trên (Po yang); các tùy viên của các vị thần (Jinying raja); các vị
tướng và chiến binh Hồi giáo hy sinh trên biển (Laksamana, Hulu
Bulang).Ngoài ra còn cầu cúng các vị thần đất, thần sông, thần ma
hoang Những vị thần này trong tục thờ cúng Mak Yong vừa thể

hiện tính độc thần vừa đa thần, thể hiện tín ngưỡng cổ truyền của cư
dân nông nghiệp hơn là tín ngưỡng của Hồi giáo.
2.2.10. Diễn trình lễ Mak Yong
* Nghi thức hành lễ
Cũng như lễ Raja Praong, diễn trình nghi lễ Mak Yong truyền
16
cúng tổ tiên, các vị thần cầu mong những điều lành đến với cộng
đồng. Tín ngưỡng này có trước khi Hồi giáo du nhập vào Malayu.
2.2.2. Truyền thuyết Mak Yong
Truyện kể rằng lễ Mak Yong ra đời là có tích từ một kết quả của
mối tình trái ngang giữa cô gái xinh đẹp cưới một con chó thần
Belang sinh ra một đứa con trai tên là Awang. Vì không có chồng mà
mang thai nên cô gái xinh đẹp này bị gia đình và làng xóm xua đuổi
đến một nơi xa xôi để sống. Một hôm, chó thần Belang đi tìm mồi để
nuôi vợ con nhưng bị thợ săn bắn chết. Cha đi săn lâu ngày nhưng
không thấy về, Awang quyết định lên đường đi tìm cha. Qua nhiều
ngày trèo đèo lội suối, Awang tìm được hài cốt của cha trong hang
động. Xúc động trước cái chết của cha mình, Awang lấy hộp sọ của
cha (con chó thần Belang) sáng chế ra một nhạc cụ gọi là đàn Rebab.
Nhạc cụ này có âm thanh như tiếng khóc não nề của Awang nhớ
thương, hối tiếc cha mình đã mất. Khi nhạc cụ cất lên, mẹ Awang lại
nhập đồng nhảy múa, dân làng kéo đến xem mỗi lúc một đông. Từ sự
tích này hình thành lễ Mak Yong. Mẹ của Awang trở thành bà Mak
Yong và cây đàn Rebab là nhạc cụ quan trọng trong lễ Mak Yong.
2.2.3. Khái niệm Mak Yong
Lễ Mak Yong là một loại hình biểu diễn nghệ thuật tổng hòa bao
gồm múa, hát, âm nhạc và kịch gắn liền với nghi thức Shaman để cầu
mùa màng, sức khỏe và chữa bệnh.
2.2.4. Tên gọi Mak Yong
Mak Yong: nghĩa là “người mẹ nuôi hay người mẹ tinh

thần”(mak: mẹ; yong: nuôi nấng). Theo J. Cuisinier từ yong còn ám
chỉ sự chăn nuôi động vật trong nhà.
2.2.5. Mục đích lễ Mak Yong
Mak Yong được tổ chức sau những mùa vụ thu hoạch nhằm để tạ
ơn thần linh nhằm thỏa mãn đời sống tâm linh của dân chúng. Mak
Yong còn được tổ chức như là một hình thức cầu cúng tổ tiên, lên
đồng để chữa bệnh. Bên cạnh đó, Mak Yong còn được tổ chức để
phục vụ hoàng gia trong những dịp sinh nhật vua, đám cưới cung
đình và những dịp lễ hội lớn của quốc gia.
9
trí và tổ chức giống nhau. Tất cả làng palei Chăm và kampung Mã
Lai đều có cách định cư như nhau. Nếu làng làm nghề nông thì
thường định cư ở đồi gò giữa đồng; nếu làm nghề biển thì định cư
ven biển hoặc đánh cá sông thì định cư ven sông hoặc làng nổi. Mỗi
làng đều có chủ làng (người Chăm gọi là Po palei và người Mã Lai
gọi là Ketua kampung). Gia đình người Chăm gọi là sang và người
Mã Lai gọi là keluaga. Gia đình có gia đình lớn nhiều thế hệ sinh
sống chung hoặc gia đình nhỏ chỉ có vợ chồng và con cái. Chủ nhà
người Chăm gọi là Po sang và người Mã Lai gọi là Ketua keluaga.
Trong làng Chăm Bani, Chăm Islam và người Mã Lai đều có nhà cầu
nguyện (sang magik, majih hoặc surau).
*Lễ thành đinh, cưới gả và tang ma: Lễ thành đinh giữa người
Chăm Awal, Chăm Islam và người Mã Lai cơ bản giống nhau. Trước
khi con trai, con gái trưởng thành khoảng 5-16 tuổi đều làm lễ Katat
(đối với nam) và Kareh (đối với nữ). Đây là lễ chính thức nhập đạo
người Chăm gọi là “tama bani, tama asulam hoặc tama jawa”, còn
người Mã Lai cũng gọi là “masuk melayu hoặc masuk islam”.
Lễ cưới: Cưới gả truyền thống của người Chăm và Mã Lai
tương đối giống nhau. Trước khi chưa có Islam, họ đều theo chế độ
mẫu hệ, con gái cưới chồng, và con trai cư trú bên nhà gái sau hôn

nhân. Con cái sinh ra theo họ mẹ, con út thừa kế tài sản và thờ cúng
tổ tiên. Lễ cưới diễn ra theo các bước sau: lễ dạm hỏi, lễ chuẩn bị
cưới, lễ cưới, lễ chú rể thăm nhà cô dâu. Nói chung, nếu loại bỏ đi
những yếu tố ảnh hưởng tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo thì hôn
nhân truyền thống giữa người Chăm và Mã Lai cơ bản đều giống
nhau về quan điểm hôn nhân, qui tắc hôn nhân, lễ hỏi và lễ cưới.
Tang ma truyền thống : Khi chưa ảnh hưởng tôn giáo, tang ma
truyền thống bản địa giữa người Chăm và Mã Lai có nét chung. Khi
có người chết, xác không được để trong nhà lâu ngày, mà phải đem đi
chôn. Nghi lễ chỉ được tiến hành đơn giản bởi một thầy pháp (Chăm
gọi là Gru urang ; Mã Lai gọi là Batin). Người chết được chôn ở
nghĩa địa (tanah pendang). Khi Hồi giáo xâm nhập, đám tang của
người Chăm và Mã Lai biến đổi theo nghi thức Hồi giáo.
*Luật tục và chế độ mẫu hệ : Người Chăm và Mã Lai đều có luật
10
tục gọi là adat phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống,
trong đó nổi bật là chế độ mẫu hệ, ma chay và cưới xin được đề cập
một cách chi tiết. Hiện nay, mặc dù người Mã Lai theo Hồi giáo,
nhưng luật tục vẫn còn tồn tại, bên cạnh luật Hồi giáo, đặc biệt ở tiểu
bang Sembilan, Malaysia vẫn còn duy trì luật tục mẫu hệ rất giống
người Chăm ở Việt Nam.
1.2.4.3. Văn hóa tinh thần
*Văn chương: Trong kho tàng văn chương người Chăm hiện nay,
ngoài một số tác phẩm riêng, giữa người Chăm và Mã Lai có một số
tác phẩm chung có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau như tác phẩm Akayet
Dewa Mano (Mã Lai gọi Hikayat Dewa Mandu), Akayet Inra Patra
(Mã Lai gọi Hikayat Indera Putera) và Dalim Matasik (Mã Lai gọi
Hikayat Dharma Matasiak). Những tác phẩm này chủ yếu là có
nguồn gốc từ người Mã Lai được truyền đến người Chăm khoảng thế
kỷ XVII.

*Tín ngưỡng, tôn giáo : Sau thế kỷ XV, Champa phai dần ảnh
hưởng Ấn Độ và bắt đầu ảnh hưởng văn minh Hồi giáo do người Ả
Rập và người Mã Lai truyền đến. Trước khi tiếp nhận Ấn Độ giáo và
Hồi giáo, giữa người Chăm và Mã Lai đã có nhiều yếu tố tương đồng
trong tín ngưỡng cổ. Hiện nay, một bộ phận người Chăm và Mã Lai ở
vùng nông thôn vẫn còn tin vào những vị thần siêu nhiên có linh hồn
(semangat) và ma (bhut/buta). Vì vậy, họ còn tôn thờ thần gọi chung
là Yang để che chở họ. Ngoài những yếu tố chung về tín ngưỡng,
người Chăm và Mã Lai còn một thời tiếp nhận Ấn giáo thờ các vị
thần Siva, Brahma, Vishnu ở các đền tháp. Sau thế kỷ XV, cả người
Chăm và Mã Lai đều theo Hồi giáo dòng Sunni – Shiites. Vì thế,
người Chăm Bani ngoài việc tôn thờ thượng đế Alla họ còn tôn thờ
các vị thần địa phương; còn Chăm Islam giống người Mã Lai hiện
nay công nhận Alla là đấng tối cao và thực hiện 5 giáo điều của Hồi
giáo để lại đó là mengucap (lời nói), sambahyang (cầu nguyện),
puasa (nhịn đói), zakat (bố thí) và haji/umrah (thăm thánh địa
Mecca).
*Nghi lễ, hội hè : Người Chăm và Mã Lai hiện nay vẫn còn lưu
giữ nhiều yếu tố chung về nghi lễ, hội hè. Người Chăm có lễ Paper
15
đoạn lễ này, lễ đón rước và tiễn đưa hai chiếc thuyền của người Mã
Lai là quan trọng liên quan nhiều đến yếu tố văn hoá Mã Lai và cũng
là chủ đề chính trong lễ Raja Praong dòng Biển.
Lễ múa đón rước hai chiếc thuyền người Mã Lai được diễn ra
trước nhà lễ do thầy Maduen và hai người đàn ông thực hiện, đối
thoại bằng tiếng Mã Lai.Trước khi diễn ra nghi lễ một ngày, hai chiếc
thuyền được nghệ nhân làm sẵn đặt ở nơi trang trọng bên ngoài nhà
lễ. Thuyền được làm bằng gỗ kích thước khoảng 0,8m x 0,3m. Ở trên
mỗi chiếc thuyền có đặt hai tượng gỗ nhỏ (1 nam, 1 nữ) tượng trưng
cho người Mã Lai (Jawa). Xung quanh chiếc thuyền có gắn 4 trụ

bằng que gỗ nhỏ và mỗi trụ có gắn 2 lông chim. Thuyền được sơn
phết bằng những đường sọc màu xanh, đỏ, vàng. Sau khi thuyền được
rước vào nhà lễ bà Raja múa mừng xung quanh hai chiếc thuyền rồi
kết thúc đoạn lễ này. Vào buổi sáng ngày thứ tư của lễ, người Chăm
làm lễ tiễn đưa hai chiếc thuyền Mã Lai ra sông biển để về lại xứ
Malayu. Trước khi tiễn đưa hai chiếc thuyền, họ thực hiện nhiều nghi
lễ, trong đó có một nghi lễ chính cúng 5 mâm cơm diễn ra tại bờ sông
do thầy Po Acar và bà Raja thực hiện. Cuối cùng thầy Maduen hát
bài thánh ca về thần sóng biển (Po Rayak) để tiễn đoàn thuyền ra
sông biển về lại Malayu (paralao ahaok nao mang kah).
* Kịch nghệ dân gian: Hát vãi chài (Puec Jal)
Hát vãi chài trong lễ Raja Praong do hai nghệ nhân phụ trách (ông
Mak Jal và Ja Pluai). Trước khi ông Mak Jal và Ja Pluai diễn kịch,
thầy Maduen và bà Raja làm nghi thức khai lễ. Sau đó ông Mak Jal
cầm một cái váy tượng trưng cho lưới, chài và ông Ja Pluai cầm rổ
đựng cá. Hai người vừa đi vừa hát, kể nhiều truyện cười vòng quanh
mâm lễ vật trong nhà lễ, đặc biệt là diễn tả lại cảnh cứu vớt đoàn
thuyền Malayu bị chìm ở biển theo truyền thuyết lễ Raja Praong.
2.2. Lễ Mak Yong của người Mã Lai
2.2.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển lễ Mak Yong
Tác giả William. P. Malm và J.Cuisinier cho rằng Mak Yong là
loại hình tín ngưỡng cổ và mang tính sân khấu ma thuật có từ thời xa
xưa, thời mà người Mã Lai còn tin rằng thần linh có sức mạnh quấy
phá con người. Từ đó, Mak Yong được biểu diễn như một nghi lễ thờ
14
cúng tổ tiên (Patri và Patra); các vị thần tự nhiên như thần đất, thần
sông, thần biển ; các vị thần Chăm ảnh hưởng Hồi giáo như Po
Rome, Po Rayak, Po Tang Ahaok, Po Haniim Par ; và những vị thần
(nhân vật) Mã Lai (Hồi giáo) hy sinh trên biển trong chuyến viếng
thăm Champa như thần Bana Ja Masen, Bana Ja Matai, Tal Tali,

Jawa Than Mata
2.1.10. Diễn trình nghi lễ Raja Praong
* Nghi thức hành lễ
Diễn trình nghi lễ Raja Praong theo một nghi thức lễ nhất định
được qui định khá chặt chẽ theo phong tục. Tất cả thầy cúng chính
thực hiện lễ đều ngồi hướng mặt về hướng đông – hướng mặt trời
mọc. Thầy Maduen thì vỗ trống Baranang, đọc kinh lễ bằng tiếng Mã
Lai (puec Jawa ahaok), tu sĩ Chăm (Po Acar) đọc kinh cầu Awlauh
(Alla), bà Raja ngồi ở bàn tổ chính hầu đồng, múa và dâng lễ vật lên
thần linh. Trước khi vào nghi lễ chính, một nghi lễ nhỏ được diễn ra
nhằm khai trương rạp lễ cũng như kích thích tinh thần bà Raja và gọi
hồn tổ tiên (Po Praok, Patri, Patra). Nghi lễ được thực hiện bởi thầy
Maduen và bà Raja có sự tham gia của các nhạc công biểu diễn nhạc
lễ như trống Baranang, trống Ginang, Chiêng và kèn Saranai.
*Biểu diễn nghi lễ
Lễ Raja Praong được biểu diễn theo diễn trình nhất định trải qua 4
ngày 4 đêm hoặc có lễ lớn diễn ra 8 ngày 8 đêm. Lễ bắt đầu kể từ lúc
dựng rạp lễ cho đến sự kiện kết thúc lễ tiễn đưa hai chiếc thuyền
người Mã Lai ra sông biển về lại xứ Malayu bao gồm các công đoạn
lễ nhỏ cụ thể như sau: lễ dựng rạp lễ (padang kajang); lễ khai trương
(barau kajang); lễ rước Ciét Atau (Ciét Praok), lễ tẩy thể bà Raja
(racaow muk raja); lễ múa tôn chức bà Raja dòng Núi (Pok Raja
Atau Cek); lễ tôn chức bà Raja dòng Biển (Pok Raja Atau Tasik); lễ
đón rước và ti
ễn đưa hai chiếc thuyền của người Mã Lai về xứ
Malayu (raok saong paralao ahaok nao mang kah). Trong những
11
kalang (lễ thả diều) rất gần gũi với lễ Cik siti wau bulan ở khu vực
miền đông Malaysia, nhất là ở Kelantan. Lễ múa Tamia karit của
người Chăm trong lễ Raja rất giống lễ múa Tarian keris của người

Mã Lai. Lễ Ramawan của người Chăm Awal/Bani và Chăm Islam có
mối tương đồng với lễ Ramadan của người H
ồi giáo Mã Lai. Lễ
Talaih ék (lễ xả chay) của người Chăm và lễ Hari raya puasa (đại lễ)
của người Mã Lai. Đặc biệt lễ Raja Praong của người Chăm rất giống
lễ Mak Yong của người Mã Lai.
*Nghệ thuật ca múa nhạc : Người Chăm và Mã Lai có truyền
thống ca múa nhạc. Ngoài yếu tố riêng, giữa người Chăm và Mã Lai
có một số nhạc cụ chung như trống Ginang/Gendang , trống
Baranang/Rebana, kèn Saranai/Surunai…và một số điệu múa như
điệu múa bayen (chim trĩ, con gà lôi), tiaong (chim sáo), kaman
(chim công) Một đặc điểm khác của múa nhạc Chăm cũng như Mã
Lai là ít phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày mà nhạc múa đa số
gắn với tín ngưỡng, gắn với nghi lễ và hội hè.
1. 3. Tiểu kết
Cùng với việc phân tích lý thuyết, qua trình bày về những khái
niệm và những tư liệu liên quan đến văn hóa Chăm và văn hoá Mã
Lai cho thấy, giữa người Chăm và Mã Lai có mối quan hệ lâu đời
trong lịch sử. Cả hai cùng chung gia đình ngôn ngữ, văn hóa và chịu
chung một bối cảnh lịch sử. Đó là cả hai cùng chịu sự ảnh hưởng văn
hóa Ấn Độ từ thế kỷ VIII-XV và sau thế kỷ XV cùng ảnh hưởng Hồi
giáo.Cả hai nền văn hoá của hai dân tộc này có mối tương đồng với
nhau.

CHƯƠNG 2
LỄ RAJA PRAONG VÀ LỄ MAK YONG:
MIÊU TẢ DÂN TỘC HỌC
2.1. Lễ Raja Praong của người Chăm
2.1.1. Nguồn gốc và bối cảnh ra đời
Champa là một vương quốc chịu ảnh hưởng nhiều nền văn minh

khác nhau như Ấn Độ, Ả Rập và Malayu. Hiện nay người Chăm còn
lưu giữ nhiều hệ thống nghi lễ, hội hè, trong đó có hai hệ thống nghi
12
lễ lớn. Hệ thống nghi lễ đền tháp ra đời trong quá trình người Chăm
giao lưu, tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ và hệ thống lễ Raja ở các làng
Chăm ra đời trong quá trình người Chăm giao lưu, tiếp xúc với văn
hoá Mã Lai.
2.1.2. Truyền thuyết lễ Raja Praong
Truyền thuyết về lễ Raja Praong có nhiều dị bản khác nhau.
Người Chăm kể rằng, ngày xưa vua Po Rome có mời đoàn khách
Malayu về thăm Champa. Không may đoàn thuyền đến biển Phú Hài-
Phan Thiết bị bão đánh chìm. Một số thuỷ thủ đoàn thuyền người Mã
Lai bị mất tích. Po Rome ra lệnh cho dân chúng vớt xác những thuỷ
thủ đó và tổ chức lễ Raja Praong để tiễn đưa linh hồn của họ về
Malayu. Từ đó có tích làm lễ Raja Praong ở người Chăm.Truyền
thuyết khác kể rằng, lễ Raja Praong ra đời là kết quả của cuộc tình
chia ly của hoàng tử Mã Lai và công chúa Chăm. Hoàng tử Mã Lai
khi mới kết hôn đã thề một lòng sống chung thuỷ với công chúa
Chăm nhưng chỉ sống được một thời gian, hoàng tử đã bỏ công chúa
Chăm và đứa con về lại xứ sở Malayu.Công chúa Chăm cùng với đứa
con không chịu nổi cuộc chia ly này nên quyết định tự tử, linh hồn
của họ thành bất tử, linh thiêng.Từ đó vua ra lệnh cho dân chúng làm
một Cíet Atau để thờ trong mỗi tộc họ và trong lễ Raja Praong để
tưởng nhớ linh hồn họ. Về sau Cíet Atau trở thành vật thiêng, biểu
tượng cho hương hồn tổ tiên của người Chăm.
2.1.3. Khái niệm lễ Raja Praong
Lễ Raja Praong là một tín ngưỡng dân gian của người Chăm
mang tính ma thuật, nghiêng về phương thức trình diễn, múa hát,
kịch nghệ nhằm để chữa bệnh, cầu cúng tổ tiên và vị thần.
2. 1.4. Tên gọi lễ Raja Praong

Từ Raja trong tiếng Chăm-Phạn ngữ có nghĩa là “vua”, từ Praong
có nghĩa là “lớn”. Tuy nhiên xét thấy từ Raja còn có mối quan hệ với
từ Rajas của Phạn ngữ có nghĩa là “bùa chú, ma thuật”, cho nên Raja
Praong được tạm dịch ở đây là “lễ ma thuật”(rites magiques).
2.1.5. Mục đích lễ Raja Praong
Lễ Raja Praong tổ chức có 4 mục đích chính là nhằm tôn chức bà
Raja để trông coi Ciét atau (hương hồn tổ tiên của tộc họ); nhằm để
13
trả lễ cho các vị thần ; nhằm để chữa bệnh, cầu may; và nhằm tôn
chức thầy Maduen và các nghệ nhân sử dụng nhạc cụ.
2.1.6. Địa điểm tổ chức và bước chuẩn bị cho nghi lễ
Nhà lễ được làm bằng tre nứa ở bãi đất trống trong làng hoặc
trong khuôn viên gia đình. Nhà lễ trang trí đơn giản, nổi bật là tấm
tranh trang trí (panin) treo ở gian chính của nhà lễ. Trước khi nghi lễ
diễn ra, gia đình và tộc họ của người Chăm chuẩn bị chu đáo về mặt
vật chất và tinh thần, tổ chức họp các thành viên trong tộc họ nhiều
lần để quyên góp tiền, phân công, phân nhiệm để thực hiện nghi lễ.
2.1.7. Những điều kiêng cữ
Trước khi thực hiện lễ, tộc họ vàgia đình người tổ chức lễ phải
kiêng cữ ít nhất một năm không tổ chức lễ nghi nào khác như đám
tang, lễ nhập Kut…Trong thời gian thực hiện nghi lễ, thành viên của
tộc họ không được gây gỗ, lớn tiếng với nhau; phải có người canh giữ
cẩn thận nhà lễ, không cho chó, mèo, gà nhảy qua những đồ dùng
trong nghi lễ… Trong lễ Raja Praong kiêng cữ tu sĩ Basaih (tu sĩ
Chăm Ahier) bước vào rạp lễ. Vì lễ này là nơi cúng tế của vị thần
linh Hồi giáo (Awluah).
2.1.8. Lễ vật dâng cúng
Lễ vật chính đặt ở bàn tổ chính trong lễ Raja Praong bao gồm 5
khay trầu lễ (thong hala) và một khay khác đựng chén lửa đốt trầm
hương (gahlau), chén đồng đựng nước và khoảng 20 cây nến… Bên

cạnh đó còn có những lễ vật như gồm gạo, cơm nếp, bánh đúc
(kadaor, baoh ut), hoa điệp (bingu), chuối (patei), mía (tabau), dừa
(li –u) ; gà (manuk), dê (pabaiy), cá (ikan), trứng gà (baoh manuk)
Tât cả những lễ vật này trước khi cúng tế đến thần linh trong lễ Raja
Praong đều qua nghi thức hiến tế của Hồi giáo (Halal, Akbar) do tu sĩ
Po Acar (người Chăm Awal/Bani) thực hiện.
2.1.9. Các vị thần cầu cúng
Ngoài hướng về thượng đế Awlauh (Alla), lễ Raja Praong còn thờ

×