Tải bản đầy đủ (.pdf) (305 trang)

mối quan hệ giữa văn hóa chăm và văn hóa mã lai thông qua lễ raja praong và mak yong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 305 trang )































ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRƯƠNG VĂN MÓN


MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA CHĂM
VÀ VĂN HOÁ MÃ LAI THÔNG QUA
LỄ RAJA PRAONG VÀ MAK YONG




LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ









Thành phố Hồ Chí Minh – 2012





























DẪN LUẬN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRƯƠNG VĂN MÓN



MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA CHĂM
VÀ VĂN HÓA MÃ LAI THÔNG QUA
LỄ RAJA PRAONG VÀ MAK YONG

Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC
Mã số: 62227001


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.PGS. TS THÀNH PHẦN
2.TS. BÁ TRUNG PHỤ




Thành phố Hồ Chí Minh – 2012








BẢN CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, toàn bộ những nội dung của luận án này do chính tác giả
thực hiện. Nếu có ai thắc mắc, khiếu nại về bản quyền của luận án này tác giả
xin chịu trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ.

Tp. Hồ Chí Minh ngày 01/04/2012
Người cam đoan

NCS. TRƯƠNG VĂN MÓN
















BẢN ĐỒ CHAMPA VÀ THẾ GIỚI MÃ LAI (THẾ KỶ II- XIX)



























Nguồn: Tư liệu Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Kuala Lumpur, Malaysia,1999.



MỤC LỤC


DẪN LUẬN
Trang
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………01
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………… 01
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………….02
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….09
5. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………….10
6. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………………10
7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 11
8.Nguồn tư liệu………………………………………………………………… 12
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………………… 16
10. Đóng góp của luận án……………………………………………………… 17
11.Khung phân tích…………………………………………………………… 19
12. Bố cục luận án……………………………………………………………… 19
13. Những thuận lợi và khó khăn……………………………………………… 20
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LU
ẬN VÀ TỐNG QUAN
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA CHĂM VÀ VĂN HOÁ MÃ LAI
1.1. Cơ sở lý luận ……… …………………………………………………….22
1.1.1.Những khái niệm …………………………………………………… 22
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………….28
1.1.2.1.Thuyết loại hình kinh tế- văn hoá và khu vực văn hoá – lịch sử 29
1.1.2.2. Thuyết chức năng và cấu trúc……………………………………… 31
1. 2. Tổng quan về mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai 40
1.2.1. Nguồn gốc chủng tộc… ………………………………….………… 40
1.2.2.Ngôn ngữ………………………………………………………… 42
1.2.3. Lịch sử….………………………………………………………… 43



1.2.4. Văn hóa …………………………………………………… 46
1.3. Tiểu kết …………………………………………………………………… 72
CHƯƠNG 2
LỄ RAJA PRAONG VÀ LỄ MAK YONG:
MIÊU TẢ DÂN TỘC HỌC
2.1. Lễ Raja Praong của người Chăm ………………………………… 74
2.1.1.Nguồn gốc và bối cảnh ra đời …… ……… ………………………… 75
2.1.2.Truyền thuyết ………………………………………………………… 76
2.1.3. Khái niệm ……………………………………………………………… 79
2.1.4. Tên gọi ……… …….……………………………………………… 79
2.1.5. Mục đích……….…… ……………………………………………… 80
2.1.6. Địa điểm tổ chức và bước chuẩn bị cho nghi lễ ………………………81
2.1.7. Những điều kiêng cữ.…………… ………………………………………82
2.1.8. Lễ vật dâng cúng …………………………………………………………82
2.1.9. Các vị thần cầu cúng …………………………………………………….83
2.1.10. Diễn trình nghi lễ.………………………………………………… 83
2.2. Lễ Mak Yong của người Mã Lai ……………………………………… 96
2.2.1.Nguồn gốc hình thành và phát triển của lễ …… …………………… 97
2.2.2.Truyề
n thuyết …………….……………………………………… 99
2.2.3. Khái niệm….………….……………………………………………… 100
2.2.4.Tên gọi ………… …………………………………………………… 100
2.2.5.Mục đích ………………………………………………………………101
2.1.6. Địa điểm tổ chức và bước chuẩn bị nghi lễ…… …………………… 101
2.1.7. Những điều kiêng cữ…………………………………………………….102
2.1.8. Lễ vật dâng cúng ……………………………………………………… 103
2.1.9. Các vị thần cầu cúng ……………………………………………………103
2.1.10. Diễn trình nghi lễ …….………………………………………… 103
2. 3.Tiểu kết … 113




CHƯƠNG 3
MỐI QUAN HỆ GIỮA LỄ RAJA PRAONG VÀ MAK YONG
QUA CÁCH NHÌN SO SÁNH
3.1. Nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ Raja Praong và Mak Yong…………… 116
3.2. Thành phần tham gia nghi lễ …………………………………….… 117
3.3. Sự kiện mở đầu nghi lễ…………………………………………………… 123
3.4. Cấu trúc nghi lễ …………………………………………… 124
3.4.1. Nghi lễ và huyền thoại (truyền thuyết) ………………………….…… 124
3.4.2. Mục đích lễ Raja Praong và Mak Yong …………………………… 126
3.4.3. Diễn trình lễ Raja Praong và Mak Yong…… …………………….… 127
3.4.4. Những người hành lễ trong lễ Raja Praong và Mak Yong.…………… 129
3.4.5. Tín ngưỡng trong lễ Raja Praong và Mak Yong.……………………….132
3.4. 6. Ẩm thực trong nghi lễ …………………………………………………149
3.4. 7. Trang phục trong nghi lễ ………………………………………………151
3.4. 8. Âm nhạ
c và múa trong nghi lễ.….…………………………………… 153
3.4. 9. Kịch dân gian trong nghi lễ.… ……………………………………… 158
3.4.10. Những biểu tượng trong lễ Raja Praong và Mak Yong.……… 160
3.5. Sự kiện kết thúc lễ …………………………………… 164
3.6. Tiểu kết …………………………………… 165
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Những nhận định chung về giá trị văn hóa - lịch sử 168
2. Khuyến nghị và giải pháp…… …………… 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt …………………………… 183
2. Tài liệu tiếng nước ngoài ………………………… 190
3. Tài liệu tiếng Chăm ………………………… 204






PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Văn bản Chăm về lễ Raja Praong…… 214
Phụ lục 2. Danh mục các điệu trống trong lễ Raja Praong và Mak Yong 223
Phụ lục 3. Danh mục khảo sát lễ Raja Praong và cộng tác viên 226
Phụ lục 4. Biên bản phỏng vấn 237
Phụ lục 5. Bảng so sánh hệ thống nghi lễ của người Chăm và Mã Lai 268
Phụ lục 6. Một vài hình ảnh lễ Raja Praong và Mak Yong 278-290

























BẢNG 1: CHỮ VIẾT TẮT

Số TT
Chữ viết tắt Từ nguyên
1
Ar Ả Rập

BEFEO Bulletin Ecole Francaise d’Extreme Orient (Thông báo
của Viện Viễn Đông Pháp)
2
CAM Kí hiệu văn bản Chăm của Viện Viễn Đông Pháp.
3
EFEO Ecole Francaise d’Extreme Orient (Viện Viễn Đông
Pháp)

ĐNA Đông Nam Á
4
KL Kuala Lumpur
5 KHXH Khoa học xã hội
6
Mal Mã Lai
7
Nxb Nhà xuất bản
8
Skr Sanskrit (Phạn ngữ)

9
UNESCO United-Nations- Educational, Scientific, and –Cultural-
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hiệp Quốc)

10
VHDT Văn hóa Dân tộc
11
Vol Volume (Tập).
12 VMST Văn bản Chăm do Văn Món sưu tầm





BẢNG 2: QUY ƯỚC THỐNG NHẤT CÁCH VIẾT DANH TỪ -THUẬT
NGỮ

Bảng 2.1: Quy ước thống nhất cách viết các danh từ/thuật ngữ thông dụng trong
văn hoá Champa

Số
TT
Danh từ / thuật ngữ
Champa

Cách viết thống
nhất trong
luận án
Giải thích

1
Cam/Chăm/ Chàm Chăm dân tộc Chăm
2
Champa/Campa/Chiêm
Thành
Champa quốc gia Champa cổ.
3
Chăm Ahier/ Chăm Cuh/
Chăm Bàlamôn/
Chăm Ahier Nhóm Chăm ảnh hưởng
Bàlamôn giáo ở Ninh –
Bình Thuận.

4
Chăm Awal/Bini/Bani Chăm Awal Nhóm Chăm ảnh hưởng
Hồi giáo ở Ninh – Bình
Thuận.

5
Chăm Islam/ Chăm Hồi/
Chăm Hồi giáo/ Chăm
Barau/Birow

Chăm Islam Chăm Hồi giáo ở Ninh
Thuận, Tây Ninh, ĐEồng
Nai, Tp Hồ Chí Minh, An
Giang,.
6
Kadhar/ thầy Kanhi/thầy
Cò ke

Kadhar Một chức sắc Chăm (đàn
ông) thường biểu diễn đàn
Rabap (kanyi) và hát các
bài thánh ca trong nghi lễ.

7
Ka –ing/ Ka-in Ka-ing Một nghệ nhân (đàn ông)
chuyên múa lễ trong các lễ


Raja của người Chăm
Ahier và Chăm Awal.

8
Maduen/Madôn/Mưduôn Maduen Một chức sắc Chăm (đàn
ông) chuyên vỗ trống
Baranang và hát bài thánh
ca trong lễ Raja cho cả
cộng động Chăm Ahier và
Awal.

9
Muk Raja (bà Raja)/vũ
sư/ bà vũ nữ
Muk Raja Phụ nữ được tộc họ cử ra
để giữ “Ciét Atau” – vật
thiêng và cũng là biểu
tượng cho hương hồn tổ
tiên của tộc họ. Muk Raja
thường cúng lễ và múa

trong lễ Raja Praong.

10
Po Gru/ Cả sư Po Gru Thường gọi là Cả sư (đàn
ông) – một chức sắc cao
nhất trong hàng ngũ tu sĩ
của người Chăm Awal
chuyên điều hành các lễ
nghi của người Chăm
Awal.

11
Po Acar/ Achar/ thầy
Chan
Po Acar Chức sắc (đàn ông) thấp
nhất trong hàng ngũ tu sĩ
Chăm Awal, chuyên phục


vụ lễ nghi cho cộng đồng
Chăm Awal và Chăm
Ahier theo sự phân công
của Po Gru.

12
Po Adhia/ Po Dhia/Cả sư Po Adhia Chức sắc (đàn ông) có cấp
bậc cao nhất trong hàng
ngũ tu sĩ Chăm Ahier
chuyên phục vụ các lễ đám
tang, lễ nhập kut và lễ nghi

ở đền tháp của người
Chăm Ahier.

13
Po Basaih/Baséh/paséh Basaih Chức sắc (đàn ông) có cấp
bậc thấp trong hàng ngũ tu
sĩ Chăm Ahier, chuyên
phục vụ lễ nghi cho cộng
đồng Chăm Ahier theo sự
phân công của Po Adhia.

14
Po Yang /Yang Yang Thần

15 Yang Aklak/ Yang Klak/
Yang Bimong
Yang Aklak
Thần cũ, vị thần Chăm ảnh
hưởng Bàlamôn được thờ
cúng ở đền tháp.

16
Yang Barau/Yang Biraw/
Yang/Barou
Yang Barau Vị thần của Hồi giáo hoặc
những vị thần Chăm nhưng
ảnh hưởng Hồi giáo được


cúng tế trong lễ Raja và

trong thánh đường.


Bảng 2.2: Quy ước thống nhất cách viết các danh từ- thuật ngữ thông dụng trong
văn hoá Mã Lai

Số
TT
Danh từ- thuật ngữ Mã
Lai
Từ sử dụng thống
nhất trong luận án

Giải thích
1
Allah/Alla Alla

Thượng đế tối cao của Hồi
giáo.
2
Awluah/Âuluah/Aulaoh Awluah

Danh từ Chăm chỉ thượng
đế Alla của Hồi giáo.
3
Islam/ Hồi /Hồi giáo Hồi giáo Hồi giáo.

4
Kalantan/Kelantan Kelantan Tiểu bang Kelantan của Mã
Lai.


5
Qur’an/ Kuran/ Koran Koran Kinh Koran của Hồi giáo.

6
Mak Yong/Muk
Yong/Ma’Yong/Mok
Yang/Bomoh

Mak Yong Phụ nữ múa bóng, lên
đồng trong lễ Mak Yong.

7






Mindok/Minduk Mindok Ông nghệ nhân kéo đàn
Rebab.



8
Rebab/ Rabap Rebab Loại đàn 3 dây có cần kéo
giống như đàn nhị.


9

Serunai/Surunai Serunai Kèn thổi bằng hơi làm
bằng gỗ dài khoảng 30 cm
có 7 lỗ dùng để điều khiển
âm thanh.

10
Pa’Yong/Pak Yong Pak Yong Nhân vật (nam/nữ) đóng
vai hoàng tử trong lễ Mak
Yong.

11
Putera/Putra Putra Hoàng tử

12
Puteri/Putri/Main Puteri Putri Công chúa, nhân vật múa
bóng, lên đồng trong lễ
Putri và Mak Yong.




















1
DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài
Người Chăm và người Mã Lai là hai tộc người cùng ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo
(Malayo – Polynesia) có mối quan hệ gần gũi lâu đời về lịch sử và văn hóa. Trong
những năm gần đây, nhiều công trình sách báo viết về người Chăm đã xuất bản
nhưng chủ yếu chỉ bàn về văn hóa Chăm ảnh hưởng Ấn Độ, còn mối quan hệ giữa
v
ăn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai chưa được đề cập một cách toàn diện.
Hiện nay, bên cạnh sự ảnh hưởng Ấn Độ, văn hóa Chăm ở Ninh – Bình Thuận
(Panduranga) còn lưu giữ nhiều nghi lễ, hội hè, trong đó có lễ Raja Praong chứa
đựng nhiều yếu tố văn hóa Mã Lai khác hẳn với các lễ nghi ở đền tháp Chăm ảnh
hưởng Ấn Độ. Tuy nhiên, khi bàn về nguồn gốc và nội dung của nghi lễ
này các nhà
nghiên cứu đưa ra nhiều nhận định khác nhau chưa thống nhất. Có tác giả cho rằng,
lễ Raja Praong là nghi lễ bản địa hoặc lễ nghi có nguồn gốc Ấn Độ. Ngược lại, cũng
có tác giả cho rằng, lễ Raja Praong có nguồn gốc từ lễ Mak Yong của người Mã
Lai. Đó là những vấn đề đang còn nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu.
Hơn nữa, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa v
ăn hoá Chăm và văn hoá Mã Lai,
các nhà khoa học thường chỉ bàn về nguồn gốc tộc người, ngôn ngữ và một vài sự
kiện lịch sử, còn về mảng văn hóa, nhất là về lễ nghi, hội hè chưa được nghiên cứu
sâu sắc. Trong khi đó, lễ Raja Praong của người Chăm và lễ Mak Yong của người

Mã Lai phải chăng có mối quan hệ với nhau nhưng đang có xu hướng biến mất,
chưa ai nghiên cứu c
ũng như có kế hoạch để bảo tồn hai nghi lễ này.
Chính vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài này làm luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu luận án này nhằm làm rõ những vấn đề sau đây:
Làm rõ lý thuyết loại hình kinh tế -văn hoá và khu vực văn hoá – lịch sử của
MG. Lêvin và NN. Trêbốcxarốp trong việc xem xét mối tương đồng và khác biệt
trong nền văn hoá Chăm và văn hoá Mã Lai. Làm rõ lý thuyết chức năng c
ủa
Bronislaw Malinowski và thuyết cấu trúc của Claude Lévi Strauss trong trường hợp



2
nghiên cứu so sánh về hai nghi lễ Raja Praong và lễ Mak Yong trong Dân tộc
học/Nhân học.
Làm rõ nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa cũng như mối quan hệ giữa lễ Raja
Praong với lễ Mak Yong, từ đó góp thêm tư liệu làm rõ mối quan hệ giữa văn hoá
Chăm và văn hoá Mã Lai.
Làm rõ văn hóa Chăm chỉ ảnh hưởng Ấn Độ từ thế kỷ II – XV, còn sau thế kỷ
XV –XIX, bên cạnh văn hóa bản địa, tàn dư Ấ
n giáo, văn hoá Chăm còn ảnh hưởng
văn hóa Mã Lai.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu người Pháp đã bắt
tay nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, kiến trúc Chăm như E. Aymonier (1890), A.
Cabaton (1901), L. Pinot (1901), M. Durand (1903), G. Maspero (1928) Trong đó,
đáng chú ý nhất là cuốn Le Royaume de Champa [Vương quốc Champa] của G.
Maspero. Dựa vào những nguồn tư liệu Trung Quốc và bia ký Phạn ngữ Chăm, G.

Maspero đ
ã nghiên cứu lịch sử Champa từ thế kỷ II sau công nguyên đến năm 1471
và cho rằng sau năm 1471 khi Vijaya – kinh đô Champa ở Bình Định bị thất bại
trước sự tấn công của Đại Việt thì Champa không còn tồn tại như một quốc gia nữa.
Về phía Đại Việt cũng quan niệm tương tự như vậy, do đó từ khi kinh đô Vijaya –
Champa sụp đổ trở về sau tư liệu Đại Việ
t không đề cập đến Champa. Mãi đến thế
kỷ XVI (1558-1786), sách Đại Nam thực lục tiền biên mới đề cập lại đến Champa.
Tiếp tục những công trình nghiên cứu trên, những nhà nghiên cứu người Pháp
sau này đã cố gắng nghiên cứu lại lịch sử Champa và gắn mối quan hệ giữa Champa
với thế giới Mã Lai - Đa Đảo. Người đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực này phải
kể đến D. Lombard. Vào năm 1987, tác gi
ả bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu mối quan
hệ giữa Champa ở phía Nam với thế giới Mã Lai – Đa Đảo, đặc biệt là Jawa từ thế
kỷ VII – XVII [170]. Cũng giống như L.Y. Manguin, tác giả D. Lombard đã nhấn
mạnh sau năm 1471 Champa vẫn còn tiếp tục tồn tại như một quốc gia bị lệ thuộc
vào nhà Nguyễn. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu ấy chỉ nhấn mạnh đến sự

ly tán của người Chăm đến các quốc gia thuộc thế giới Mã Lai – Đa Đảo và nhấn



3
mạnh đến mối quan hệ về nguồn gốc dân tộc hơn là mối quan hệ giữa văn hoá
Chăm và văn hoá Mã Lai.
Tiếp tục lý thuyết của L.Y. Manguin và D. Lombard, tác giả Po Dharma đã
xuất bản một công trình nghiên cứu mang tên Le Panduranga (Campa):1802-1835,
vào năm 1987 ở Pháp. Công trình này đã đưa ra nhiều vấn đề mới của lịch sử
Champa kể từ sau 1471. Bằng nguồn văn bản chữ Chăm đang lư
u trữ tại Thư viện

EFEO, biên niên sử Đại Việt và tư liệu châu Âu, tác giả Po Dharma đã chứng minh
rằng sau 1471, khi thành Vijaya - kinh đô Champa bị thất thủ thì Champa vẫn còn
tồn tại ở Việt Nam như là một quốc gia độc lập nhưng lệ thuộc vào triều đình nhà
Nguyễn cho đến năm 1832. Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu EFEO tại
Kuala – Lumpur bắt đầu mở rộng nghiên cứu lịch s
ử và văn hóa Chăm từ sau thế kỷ
XV đến cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đến nay nhóm này vẫn chưa nghiên cứu
toàn diện về mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai mà chỉ mới bắt
đầu nghiên cứu về lịch sử và văn chương của người Chăm và người Mã Lai với
những tác phẩm tiêu biểu như Akayét Dewa Mano, Akayét Inra Patra [209, 210],
còn vấn đề phong tục tập quán, nghi lễ, hội hè v
ẫn là lĩnh vực còn đang bỏ ngỏ.
Sau năm 1975, các học giả Việt Nam khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt
Nam và Đông Nam Á cũng đề cập đến văn hóa Chăm như Cao Xuân Phổ (1993),
Phạm Đức Dương (1996), Nguyễn Duy Thiệu (1997), Mai Ngọc Chừ (1999),
Nguyễn Quốc Lộc (2007), Nguyễn Tấn Đắc (2010) Cụ thể như sau:
Cao Xuân Phổ (1993) và Phạm Đức Dương (1996) là hai tác giả có nhiều bài
viế
t về Việt Nam và Đông Nam Á, trong đó có đề cập sơ lược đến mối quan hệ giữa
văn hoá Chăm và văn hoá Mã Lai bên cạnh văn hoá người Việt (Kinh) với văn hóa
các nước Đông Nam Á [22, tr. 191-205], [57, tr. 49].
Nguyễn Duy Thiệu (1997), trong cuốn Các dân tộc ở Đông Nam Á cũng có đề
cập đến văn hoá Chăm gần 1 trang (tr. 287) trong phần bàn về ngôn ngữ và không
gian cư trú của tộc người Mã Lai – Đa Đảo ở
Việt Nam.



4
Mai Ngọc Chừ (1999), với Văn hóa Đông Nam Á có nêu một vài ví dụ về văn

hóa Chăm để so sánh với lịch sử và văn hóa các nước Đông Nam Á, trong đó có đề
cập sơ lược về lễ Raja của người Chăm [7, tr.161, 171, 178 và 211].
Nguyễn Quốc Lộc (2007), Góp phần nghiên cứu dân tộc Đông Nam Á có đề
cập sơ lược về các dân tộc ở phía Nam Việt Nam, trong đó có viết về Chă
m Hroi
(tr. 138-142) và Chăm ở Tp. Hồ Chí Minh (tr. 216-226) nhưng thiếu vắng văn hoá
Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, một bộ phận rất quan trọng để góp phần
nghiên cứu Đông Nam Á.
Nguyễn Tấn Đắc (2010), Văn hóa Đông Nam Á đã đề cập đến một bức tranh
rộng lớn về văn hóa Đông Nam Á.Trong sách này tác giả không đề cập đến văn hoá
Chăm nhưng chỉ có đăng bảng mẫ
u tự tiếng Chăm khoảng 5 trang (tr. 82-87) để làm
so sánh với một vài mẫu tự chữ viết của các dân tộc khác ở Đông Nam Á.
Đó là những công trình nghiên cứu điển hình về mối quan hệ giữa Việt Nam
và Đông Nam Á. Mặc dù tất cả những công trình nêu trên, chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa văn hoá Chăm với văn hoá Đông Nam
Á nhưng đó chính là nguồn tư liệu ban đầu quý giá, mở
đường cho chúng tôi tiếp
cận về mối quan hệ giữa văn hoá Chăm và văn hoá Mã Lai.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu chung chung như trên, một số tác giả
còn quan tâm nghiên cứu đến một số trường hợp riêng biệt về lễ Raja Praong của
người Chăm và gắn nó trong mối quan hệ với văn hoá Mã Lai. Cũng như những
mảng khác trong nền văn hóa Chăm, lễ Raja Praong được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu sớm ngay từ đầ
u thế kỷ XIX. Đến hôm nay, có thể nói, chưa có
công trình khoa học nào trình bày được rõ nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa của lễ
Raja Praong cũng như mối quan hệ của nó với thế giới bên ngoài. Vì thế, lễ Raja
Praong vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra và là đề tài tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu
về Champa học ở trong và ngoài nước.
Cụ thể, cuối thế kỷ XIX (năm 1891), tác giả E. Aymonier, một sĩ quan người

Pháp có bài mô tả v
ề “Các lễ RADJAI (Raja) của người Hồi giáo”ở Bình Thuận đã
nhận xét như sau: “Vài cái trong số các nghi lễ này hình như đưa chúng ta đến Jawa



5
và có lẽ phải chăng ở đấy mà ta phải tìm nguồn gốc của các lễ Radja (Raja) này?”.
Tuy vậy, bài này cũng chưa phải là bài nghiên cứu lễ Raja Praong một cách cụ thể
mà chỉ đưa ý kiến mang tính cách gợi mở [113, tr.85]. Đến đầu thế kỷ XX, E.
Aymonier đã phát hiện mới thêm về lễ Raja của người Chăm, trong Từ điển Chăm –
Pháp xuất bản năm 1906 ông chỉ ra rằng: “Raja là một lễ múa l
ớn có nguồn gốc từ
lễ Mak Yong trong gia đình hoàng gia Mã Lai” [115, tr. 225]. Tuy nhiên, ở đây E.
Aymonier chưa chỉ rõ loại lễ Raja nào ảnh hưởng Mak Yong của người Mã Lai, vì
ở ở người Chăm có đến 4 lễ Raja khác nhau.
Năm 1990, Po Dharma tiếp tục công bố một bài về “Hai hoàng tử Mã Lai
trong lễ Raja Praong”. Tác giả cho rằng lễ Raja Praong bắt nguồn từ tục thờ hai
hoàng tử Mã Lai và công chúa Chăm. Thế nhưng, bài viết này của Po Dharma chỉ
mang tính cách giới thiệu và gợ
i mở. Hai hoàng tử Mã Lai trong lễ Raja Praong có
phải là nhân vật thật trong lịch sử của người Mã Lai hay không? Hay đó là những
câu truyện huyền thoại? Nếu hai hoàng tử là nhân vật thật thì vai trò của họ như thế
nào trong lễ Raja Praong và trong nền văn hóa Chăm và Mã Lai. Vấn đề này, Po
Dharma chưa trả lời, vẫn còn đang bỏ ngỏ [204, tr.19-27].
Sau năm 1990 có một số tác giả Việt Nam như Phan Xuân Biên, Phan An,
Phan Văn Dốp (1989, 1991), Ngô Văn Doanh (1999), Hải Liên (1999), Sakaya
(2003a) b
ắt đầu nghiên cứu văn hoá Chăm, trong đó có đề cập đến lễ Raja Praong.
Những tác giả này có hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau về lễ Raja Praong.

Nhóm tác giả Ngô Văn Doanh [11, tr. 309-328] và Hải Liên [39, tr.110-144] đặt
nghi lễ Raja Praong trong mối quan hệ với văn hoá Ấn Độ; còn nhóm tác giả Phan
Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp [5, tr.273] và Sakaya [65, tr.100-117] thì đặt
nghi lễ này trong mối quan hệ với văn hoá Mã Lai.
Dẫu có những quan điểm, các tiếp cận vấn đề khác nhau nhưng
đó là những
công trình nghiên công phu, có ích đã để lại nhiều nguồn tư liệu quí giá cho chúng
tôi kế tục, mở đường cho nghiên cứu mới trong luận án này.
Cùng với lễ Raja Praong là lễ Mak Yong của người Mã Lai. Đây là nghi lễ mà
E. Aymonier cho rằng có quan hệ với lễ Raja Praong. Nghi lễ này được các học giả



6
người Pháp và Mã Lai quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX đến nay. Cũng như ở
Việt Nam, người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Việt Nam vẫn là
người Pháp, sau đó mới đến người Việt. Ở Malaysia cũng vậy, người Pháp vẫn là
người tiên phong nghiên cứu di sản văn hóa Mã Lai sau đó mới đến người Mã Lai.
Sau đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu của lễ Mak Yong:
- Năm 1936, J. Cuisinie, người Pháp đã viế
t cuốn Danser magiques de
Kelantan [Những điệu múa ma thuật ở Kelantan] khoảng 180 trang. Đây cuốn
sách tập hợp nhiều nghi lễ truyền thống của người Mã Lai, trong đó có nghi lễ
Putri – một loại nghi lễ cổ của Mak Yong, chủ yếu là múa ma thuật, lên đồng
để cầu cúng tổ tiên và chữa bệnh cho dân chúng.
- Năm 1965, một tác giả người Mã Lai là Bahari Bin Abdullah xuất bản cuốn
Asal- Usul Mak Yong [Nguồn gốc Mak Yong] dày 24 trang. Đây là cuốn sách
kể
về nguồn gốc (huyền thoại) ra đời của Mak Yong và Rebab - một nhạc cụ
chính được sử dụng trong lễ Mak Yong của người Mã Lai.

- Năm 1969, Mubin Sheppard trình bày bài viết “Mak Yong - The Malay Dance
Drama”[Mak Yong: Kịch múa Mã Lai] trong hội thảo Di sản văn hóa Mã Lai
giới thiệu sơ lược về nghi lễ Mak Yong của người Mã Lai trên các phương
diện như lịch sử, nghệ thuật biểu diễn, trang phục, âm nhạc, nghi lễ củ
a Mak
Yong.
- Năm 1974, William P.Malm công bố bài “The Music of Malaysian Mak
Yong”[Âm nhạc Mak Yong của người Mã Lai]. Đây là bài tham luận viết bằng
tiếng Anh có 9 trang nói về âm nhạc Mak Yong của người Mã Lai.
- Năm 1976, Ghulam Sarwar (Ghulam Sarwar Yousof) công bố luận án tiến sĩ
với chủ đề The Kelantan Mak Yong Dance Theatre: A study performance
structure [Kịch múa Mak Yong ở Kelantan: Một nghiên cứu cấu trúc biểu
diễn] nhấn mạnh và tập trung phân tích về múa hát, âm nhạc, nghi lễ trong cấu
trúc biểu diễn của Mak Yong.
-
Năm 1978, Herani Ismail Suki, người Mã Lai nghiên cứu về đề tài Mak Yong
Dan Wayang Kulit [Mak Yong và Wayang Kulit]. Đây là tập tư liệu chưa xuất



7
bản viết bằng tiếng Mã Lai lưu trữ ở Thư viện Đại học Malaya viết về Mak
Yong 11 trang (tr. 2- 11) và phần viết về Wayang Kulit (tr. 12 – 30).
- Năm 1985, Jawatankusa trình bày một bài viết về “Mak Yong” bằng tiếng Mã
Lai gồm có 5 trang. Phần mở đầu (pengenalan) tác giả giới thiệu về các nghi
lễ ở Kelantan như lễ Mak Yong, Wayang Kulit, Menera, Main Putri Tuy
nhiên, tác giả chỉ nhấn mạnh Mak Yong là loại sân khấu kịch múa đặc sắc
(drama tari) bao gồm nghi lễ Unsur -Unsur, múa (tarian), nhạc cụ (muzik
vokal) và truyện kể (cerita)
- Năm 1992, M. Pudentia viết bài “Mak Yong Di Riau” [Mak Yong ở đảo Riau

(Indonesia)] bằng tiếng Mã Lai đăng trên tạp chí Mã Lai bao gồm 12 trang.
Bài viết có 3 phần: phần lịch sử của Mak Yong (Sejarah Mak Yong), phần quá
trình phát triển của Mak Yong đến vùng Riau (Perkembanga Mak Yong di
Riau) và phần nghệ thuật Mak Yong (Pembinaan Mak Yong).
- Năm 1992-1995, Mohd. Ghouse Nasuruddin xuất bản cuốn Malay Traditional
Music [Âm nhạ
c truyền thống Mã Lai] và Malay Traditional Dances [Múa
truyền thống Mã Lai]. Đây là hai cuốn sách không phải viết chuyên về Mak
Yong mà chủ yếu viết về âm nhạc và múa truyền thống của Mã Lai nhưng cả 2
cuốn đều có phần giới thiệu sơ lược về lễ Mak Yong.
- Năm 1996, Sunetra Fernando có bài Lagu menghadap Rebab in the Mak Yong
theatre of Kelantan and South Thailand: An interpretive musical analysis
[Những bài hát theo đàn Rebab trong sân khấu Mak Yong của Kelantan và
miền Nam Thái Lan: Một phân tích về trình diễn âm nhạc]. Đây là một luận án
th
ạc sĩ bao gồm 4 chương và 356 trang. Nội dung luận án trình bày và phân
tích mối quan hệ biểu diễn những bài hát truyền thống với đàn Rebab của Mak
Yong.
- Năm 1999, Habshah Mohd Noordin có trình một luận án tiến sĩ với chủ đề
Mak Yong Kelantan: Satu Kajian Estetika Seni [Mak Yong ở Kelantan: Một
nghiên cứu về nghệ thuật thẩm mỹ] bao gồm 6 chương, 164 trang chính văn,



8
nghiên cứu về khía cạnh thẩm mỹ của Mak Yong trên tất cả lĩnh vực như lịch
sử, cấu trúc, âm nhạc, múa, hát và nhạc cụ của Mak Yong.
- Năm 1999-2000, Normy Othman có trình một luận văn cử nhân mang tựa đề:
Mesej Lagu- Lagu Mak Yong Dalam Masyarakat Melayu [Những bài hát của
Mak Yong trong cộng đồng Melayu] bằng tiếng Mã Lai bao gồm 64 trang.

- Năm 2001, Sunetra Fernando có bài “Angin and Music in Lagu Menghadap
Rebab: Energy, Aesthetics and the Making of Music in Kelantan and South
Thailand’s Mak Yong Theatre”[Angin và âm nhạc trong bài hát theo đàn
Rebab: Năng lượng, thẩm mỹ và sự
sản sinh âm nhạc trong lễ Mak Yong ở
Kelantan và miền Nam Thái Lan].
- Năm 2003, Umi Abdullah (editor) xuất bản tập sách giới thiệu Makyung (Mak
Yong) bằng tiếng Mã Lai dày 20 trang với nhiều hình ảnh đẹp bao gồm các
phần như lời mở (Pengenalan); trang phục (Pakaian); nhạc cụ (Alat-alat-
muzik); cấu trúc Mak Yong (Structur Makyung); phong cách múa (Pergerakan
asas tarian Makyung); nhân vật, diễn viên (Watak); cốt truyện
(Perbendaharaan cerita); phần tóm tắt cốt truyện Anak Raja Godang và diễn
viên Makyung (Tokoh Mayung)
Tấ
t cả những công trình về lễ Mak Yong nêu trên được chúng tôi sưu tầm và
nghiên cứu tại Thư viện Đại học Malaya, Thư viện Bảo tàng Quốc gia Malaysia và
Thư viện EFEO tại Kuala Lumpur từ năm 2005-2008. Đó là những cơ sở dữ liệu
khoa học quý giá chúng tôi trình bày về nội dung của lễ Mak Yong của người Mã
Lai để so sánh với lễ Raja Praong của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trên chưa có hệ thố
ng mà đa số là những tư liệu rời rạc, nhìn
Mak Yong với nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu là bàn về âm nhạc, giá trị thẩm
mỹ và sân khấu Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu và hệ thống lại tư liệu Mak Yong
theo góc nhìn Dân tộc học/Nhân học để làm sáng rõ nguồn gốc và nội dung của
Mak Yong cũng như mối quan hệ của Mak Yong với một số lễ nghi khác ở
Malaysia và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Cụ
thể so sánh lễ




9
Mak Yong với một số lễ nghi của người Chăm ở Việt Nam – một dân tộc có mối
quan hệ mật thiết lâu đời với người Mã Lai là điều cần thiết.
Nói chung, những vấn đề vừa trình bày trên cho ta thấy, mối quan hệ giữa văn
hóa người Chăm và văn hoá Mã Lai, trong đó có lễ Raja Praong và Mak Yong chưa
có tác giả nào đề cập một cách toàn diện, vẫn còn một khoảng trống mặc dù những
công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai trong những năm gần
đây ra đời tương đối nhiều.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án này là hai nghi lễ: Lễ Raja Praong của
người Chăm ở Việt Nam và lễ Mak Yong của người Mã Lai ở Malaysia.
Lễ Raja Praong được nghiên cứu trên địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình
Thuận từ 1992 đến 2011. Vì hiện nay, mặc dù người Chăm ở Vi
ệt Nam còn sinh
sống rải rác nhiều nơi như Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Tp. Hồ
Chí Minh… nhưng chỉ có hai địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là nơi người
Chăm sinh sống lâu đời và có dân số đông nhất. Theo thống kê năm 2009, tổng số
người Chăm ở Việt Nam là 161.729 người. Trong đó Chăm ở Ninh Thuận có
67.274 người và Chăm ở Bình Thuận có 34.690 người. Tổng số người Chăm của
hai tỉnh trên là 101.964 ngườ
i, chiếm khoảng 63% trong tổng số người Chăm tại
Việt Nam
1
. Hiện nay, họ vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống, trong
đó có lễ Raja Praong.
Lễ Mak Yong của người Mã Lai được nghiên cứu trên địa bàn tiểu bang
Kelantan và thành phố Kuala Lumpur – Malaysia từ 2005-2010. Vì ở Malaysia,
Mak Yong tồn tại ở nhiều vùng khác nhau như Kelantan, Kedah, Perlis Do hoàn
cảnh lịch sử, thời điểm tiếp nhận Mak Yong có khác nhau cho nên Mak Yong ở mỗi
vùng có nội dung khác nhau nhưng không đáng kể. Tiểu bang Kelantan là vùng

người Mã Lai tiếp nhận Mak Yong đầ
u tiên từ tiểu bang Patani (nay miền Nam Thái
Lan) sau đó truyền tải đến các vùng khác. Hơn nữa, hiện nay ở Malaysia không còn

1
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục thống kê.



10
vùng nào thực hiện lễ Mak Yong nữa mà chỉ có ở Kelantan là nơi còn biểu diễn
Mak Yong. Bên cạnh Kelantan, thành phố Kuala Lumpur còn là địa bàn nghiên cứu
Mak Yong. Vì nơi đây còn lưu giữ, trưng bày nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật về lễ
Mak Yong trong các thư viện, viện nghiên cứu, nhà văn hóa, bảo tàng, các đoàn
nghệ thuật biểu diễn Mak Yong. Với lý do này chúng tôi chọn Mak Yong ở tiểu
bang Kelantan và Kuala Lumpur để nghiên cứu và khảo sát là chính.
Mặc dù khi nghiên cứu, đi
ền dã về lễ Raja Praong và lễ Mak Yong chúng tôi
chỉ mới tiến hành trong những năm gần đây nhưng khi phân tích, lý giải những vấn
đề trong hai nghĩ lễ này chúng tôi luôn đặt nó trong bối cảnh văn hoá– xã hội của
người Chăm và Mã Lai từ sau thế kỷ XV là chính, cụ thể là từ thế kỷ XVII đến đầu
thế kỷ XIX, thời điểm ra đời và phát triển thịnh thành của hai nghi lễ Raja Praong
và Mak Yong.
5. Câu hỏ
i nghiên cứu
Từ những vấn đề đặt ra như trên, với góc nhìn Dân tộc học/ Nhân học, chúng
tôi muốn hiểu rõ nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa và mối quan hệ của lễ Raja Praong
với lễ Mak Yong. Từ xuất phát điểm này, luận án đặt ra ba câu hỏi như sau:
1. Lễ Raja Praong có nguồn gốc từ đâu?
2. Lễ này thuộc loại hình tín ngưỡng và nền văn hoá nào?

3. Lễ Raja Praong và Mak Yong có mố
i quan hệ như thế nào trong quá trình
giao lưu, tiếp biến giữa văn hoá Chăm và văn hoá Mã Lai?
Đó là ba câu hỏi chính mà luận án này cần giải quyết.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Đầu tiên giả thuyết của luận án này đặt ra là: Phải chăng lễ Raja Praong là một
nghi lễ có ảnh hưởng văn hoá, tôn giáo Ấn Độ?
Cuối cùng kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết trên là không phù hợp. Lễ
Raja Praong của ngườ
i Chăm thực chất là thuộc loại hình tín ngưỡng bản địa với tục
thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng văn hoá dân tộc và những vị thần Hồi giáo qua
hình thức Shaman. Lễ này có ảnh hưởng đậm nét từ lễ Mak Yong, thuộc nền văn
hoá của người Mã Lai, chứ không phải của Ấn Độ.

×