Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

yếu tố ảnh hưởng tới nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.03 KB, 24 trang )

- 1 -
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thủy sản là ngành sản xuất có tính chất đặc thù, hoạt động sản xuất
thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên nguồn lợi hải
sản. Nghề cá Việt Nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng vẫn
có những đặc điểm đó là: quy mô nhỏ, đa nghề và sử dụng các ngư cụ
truyền thống. Nghề khai thác hải sản ven bờ này đang phải đối mặt với
nhiều nguy cơ, như: tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng và đánh
bắt hải sản, đói nghèo, những vấn đề về suy giảm nguồn lợi hải sản và ô
nhiễm môi trường.
Khu vực ven biển Nam Trung Bộ là khu vực tập trung nhiều cộng đồng
ngư dân hoạt động nghề khai thác hải sản ven bờ sinh sống và là một trong
những khu vực có nhiều xã nghèo ven biển đặc biệt khó khăn. Vì vậy, việc tìm
ra những giải pháp thiết thực, cơ bản, lâu dài để những hộ ngư dân nói chung,
ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ nói riêng thật sự thoát nghèo, chống tái
nghèo, được tiếp cận với những cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế vẫn là một thách thức lớn đối với khu vực này.
Trước thực tế và yêu cầu bức thiết đó mà đề tài được hình thành để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo đối với hộ gia đình
ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ nhằm giúp
cho cơ quan quản lý Nhà nước thấy được đâu là những vấn đề cần quan tâm
và tác động đến những yếu tố nào để mang lại hiệu quả và đảm bảo được
mục tiêu phát triển của mỗi địa phương trong tiến trình xóa đói giảm nghèo
tại khu vực này.
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN VÀ CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các phương pháp luận về phân tích đói nghèo, đồng thời
xây dựng phương pháp tiếp cận mới trong phân tích nghèo đối với hộ gia
đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ;
- 2 -


- Phân tích thực trạng nghèo trong các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản
ven bờ giai đoạn 2006 - 2010;
- Xác định rõ các yếu tố tác động đến nghèo của các hộ ngư dân (bao
gồm các yếu tố định lượng và phi định lượng);
- Xây dựng các mô hình kinh tế lượng (mô hình hồi quy và mô hình
phương trình phương trình cấu trúc - SEM) để kiểm định các yếu tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ;
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình trạng nghèo cho
các hộ ngư dân tại nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực này.
2.2. Các câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố điển hình nào và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao
tới tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ?
- Các phương pháp được sử dụng hiện nay có thực sự lượng hóa được
những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình, đặc biệt
là những yếu tố phi định lượng?
- Các đặc trưng nhân khẩu học của ngư dân nghề khai thác hải sản ven
bờ ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng nghèo của hộ?
- Làm thế nào để đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi
để giảm nghèo bền vững cho những hộ gia đình ngư dân?
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những hộ ngư dân hoạt động nghề
khai thác hải sản ven bờ thuộc các địa phương khu vực Nam Trung Bộ bao
gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa giai
đoạn 2006 – 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được thực hiện trên các khía cạnh sau:
- Phạm vi lý thuyết: Có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng
tới tình trạng nghèo của hộ ngư dân. Do vậy, nghiên cứu này ngoài việc
phân tích một số yếu tố điển hình về đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ ngư

- 3 -
dân, mà còn tập trung vào việc đo lường và đánh giá ảnh hưởng của một số
yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên.
- Phạm vi ngành: Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình ngư dân hoạt
động trong nghề khai thác hải sản ven bờ, bởi đây là đối tượng mà Nhà
nước đang đặc biệt quan tâm trong điều kiện nguồn lợi hải sản ven bờ đang
suy giảm nhanh chóng nên sự biến động về tình trạng nghèo của khu vực
này có thể có những thay đổi lớn.
- Phạm vi địa lý: Các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu
vực Nam Trung Bộ là một trong những khu vực được đánh giá là nghèo so
với cả nước nên luận án chỉ tập trung khảo sát các hộ ngư dân nghề khai
thác hải sản ven bờ tại các xã nghèo ven biển của các địa phương của khu
vực như đã được trình bày.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp về nghèo đói của các hộ ngư dân
hoạt động trong nghề khai thác hải sản ven bờ trong nghiên cứu được điều
tra trong thời gian từ tháng 03/2010 đến 10/2010. Số liệu thứ cấp về nghèo
đói liên quan được thu thập từ giai đoạn 2006 đến 2010.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
So với những công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã tổng hợp một
khối lượng lớn tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, đồng thời khái quát
một cách có hệ thống về lý thuyết cũng như các quan điểm, phương pháp
tiếp cận trong phân tích đói nghèo, đặc biệt luận án đã bổ sung về cơ sở lý
luận và xây dựng mô hình nghiên cứu trong việc đo lường yếu tố phi định
lượng, như: các đặc điểm điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi hải sản,
v.v… ảnh hưởng như thế nào và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao tới
tình trạng nghèo của hộ gia đình. Nhìn chung, điểm mới của luận án được
thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ
gia đình. Luận án nhận diện và xác định những yếu tố đặc trưng của hộ gia
đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ ảnh hưởng tới tình trạng nghèo

của hộ (bao gồm các yếu tố định lượng và phi định lượng), như: (i) Những
- 4 -
đặc trưng của hộ gia đình ngư dân, (ii) Đặc điểm về nguồn lợi hải sản và
môi trường ven biển, v.v…
Thứ hai, luận án phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tình
trạng nghèo của hộ gia đình: (i) Xây dựng phương pháp tiếp cận mới trong
phân tích nghèo, đồng thời vận dụng phương pháp này để lượng hóa yếu tố
ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải
sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ; (ii) Xây dựng các mô hình kinh tế
lượng (mô hình hồi quy và mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính - SEM)
để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới
tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ.
Thứ ba, những giải pháp mà luận án đề xuất được dựa trên kết quả
nghiên cứu, phù hợp với ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực
Nam Trung Bộ hiện nay.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
5.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ bản chất của
nghèo đói nói chung và tình trạng nghèo của ngư dân nghề khai thác hải sản
ven bờ nói riêng. Đồng thời tổng hợp, so sánh, đánh giá hệ thống các lý
thuyết về nghèo. Thứ hai, luận án bổ sung cho cơ sơ lý luận về phương
pháp tiếp cận trong việc đo lường và đánh giá nghèo thông qua xây dựng
các thang đo nhằm lượng hóa các yếu tố định tính để làm nền tảng cho việc
phân tích tình trạng nghèo của hộ. Thứ ba, luận án đã tổng kết công tác
giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua, đồng thời tổng kết thành tựu giảm
nghèo của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới để rút ra những bài học
kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi các chính sách giảm nghèo đối
với Việt Nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng trong những
giai đoạn tới.
5.2. Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, để thực hiện luận án tác giả đã tiến hành điều tra thực địa với
quy mô mẫu lớn hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu
- 5 -
vực Nam Trung Bộ, đồng thời thu thập và tổng hợp một khối lượng lớn các
tài liệu liên quan đến phân tích nghèo đối với hộ gia đình nói chung và hộ
gia đình ngư dân nói riêng. Đây là những tài liệu không chỉ phục vụ cho
việc nghiên cứu và thực hiện luận án mà còn cung cấp một bức tranh chi
tiết về thực trạng nghèo đói tại Việt Nam và vùng Nam Trung Bộ từ trước
tới nay. Thứ hai, luận án đã khái quát khá toàn diện về thực trạng nghèo của
cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung
Bộ, xác định và làm rõ những yếu tố gây ra tình trạng nghèo cho hộ gia
đình ngư dân tại khu vực này. Thứ ba, luận án đã đi sâu phân tích yếu tố
ảnh hưởng tới tình trạng nghèo đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của
chúng tới tình trạng nghèo của các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven
bờ tại khu vực này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cơ bản và đặc thù
nhằm giảm tình trạng nghèo cho các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải
sản ven bờ hiện nay.
Cuối cùng, luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, cán bộ giảng dạy và học viên sau đại học
trong các cơ sở giáo dục đại học khi nghiên cứu về đói nghèo nói chung và
đối tượng ngư dân nói riêng.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
án được kết cấu thành bốn chương. Nội dung chủ yếu các chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về nghèo
Chương 3: Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia
đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ.
Chương 4: Giải pháp nhằm giảm nghèo cho các hộ gia đình ngư dân

nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ.
- 6 -
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu điển hình liên quan
tới luận án
Một số đặc điểm chính của những mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh
hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình trong các nghiên cứu này đó là:
(i) trong phân tích tình trạng nghèo của hộ gia đình chủ yếu được tiếp cận
trên khía cạnh kinh tế, thông qua quá trình điều tra về thu nhập hoặc chi tiêu
của hộ gia đình. Các chỉ số đo lường và đánh giá tình trạng nghèo của hộ
gia đình được dựa trên khung lý thuyết do Blackwood [136], Foster và đồng
nghiệp [175], Wagle [256], Walle và đồng nghiệp [257], Ravallion [230] đề
xuất; (ii) các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ được xem xét từ
các đặc điểm của vùng, đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm cá nhân của chủ hộ
và đặc điểm phân bổ nguồn lực. Tùy vào bối cảnh, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu mà những đặc điểm này được xem xét và đưa vào mô hình
nghiên cứu các yếu tố khác nhau; (iii) đối với hộ gia đình ngư dân, vấn đề
nghèo đói của hộ gia đình còn phụ thuộc vào đặc điểm của ngư dân, điều
kiện tự nhiên, môi trường và nguồn lợi hải sản.
Từ kết quả khái quát về những công trình điển hình này cho thấy, phạm
vi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu chưa đi sâu
phân tích những tác động cụ thể của các yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ,
đặc biệt là việc lượng hóa những đặc điểm điều kiện tự nhiên, như: môi
trường, nguồn lợi thủy sản, v.v… ảnh hưởng ở mức độ nào tới tình trạng

nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ, phương pháp
phân tích dữ liệu còn hạn chế.
- 7 -
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp
như: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu để tổng hợp, phân tích, so
sánh, phân loại, khái quát, hệ thống các nguồn tài liệu có liên quan đến đề
tài luận án; phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để tiến hành điều tra
khảo sát và đánh giá tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai
thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ và phương pháp thống kê,
kinh tế lượng để xử lý các dữ liệu nhằm hỗ trợ, giải quyết các mục tiêu của
luận án. Các nội dung cụ thể về phương pháp nghiên cứu bao gồm:
1.2.1. Quy trình nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của luận án, quy trình nghiên cứu của đề tài được
tổ chức hai bước bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
1.2.2. Nghiên cứu định tính
1.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ là bước đầu nhận dạng những yếu
tố nào ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ ngư dân nghề khai thác
hải sản ven bờ tại các địa phương khu vực Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó,
phương pháp xây dựng thang đo về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường
và suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ cũng được xem xét thảo luận như: Sự
cần thiết phải đo lường các khái niệm liên quan đến sự biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường và suy giảm nguồn lợi hải sản, tổng quan về việc sử dụng
thang đo để đo lường các yếu tố biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
1.2.3. Nghiên cứu định lượng
1.2.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
1.2.3.2. Nghiên cứu chính thức
 Chọn mẫu điều tra
- Kích thước mẫu cần thu thập

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
 Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu
- Nguồn số liệu sơ cấp
- 8 -
Số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp
các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ.
- Nguồn số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Tổng Cục Thống kê, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của các địa phương
trên địa bàn Nam Trung Bộ, v.v…
 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Các phần mềm thống kê được sử dụng để mô tả, phân tích và kiểm định
giả thuyết đối với các biến số cần nghiên cứu. Hai công cụ chính để tóm tắt
và trình bày các kết quả nghiên cứu là việc xây dựng các bảng biểu thống
kê và sử dụng công cụ phân tích hồi quy và phân tích nhân tố và phân tích
khẳng định. Tất cả các thủ tục trên đều được thực hiện bằng phần mềm
thống kê SPSS 16.0, Amos 16.0 và MS Excel 2003 để hỗ trợ cho việc giải
quyết vấn đề nghiên cứu.
- 9 -
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO
2.1. KINH TẾ HỌC HỘ GIA ĐÌNH
2.1.1. Kinh tế hộ gia đình
2.1.1.1. Khái quát về kinh tế hộ gia đình
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình
2.1.2. Độ thỏa dụng và chi tiêu hộ gia đình
2.1.2.1. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu của hộ gia đình
Trong mô hình đơn giản về hành vi hộ gia đình [221], các thành viên
cần tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ khác nhau để tối đa hóa độ thỏa dụng.
Hàm thỏa dụng của hộ gia đình khi tiêu dùng K hàng hóa có dạng:

1
( , , )
K
u u q q=
(2.1)
Trong đó (q
1
, , q
K
) là một tập hợp những hàng hóa K mà hộ tiêu dùng.
Để đáp ứng được nhu cầu của mình trong việc tiêu dùng hàng hóa, hộ
gia đình cần có mức thu nhập nhất định để trang trải cho các hoạt động chi
tiêu. Tổng thu nhập của hộ gia đình là một hàm số có dạng:
1
K
k k
k
y p q
ψ
=
= +

(2.2)
Trong đó: Ψ: là thu nhập phi lao động.
q
k
: là số lượng hàng hóa k (k = 1,…, K) mà hộ tiêu dùng.
p
k
: là giá cả của hàng hóa k tương ứng (k = 1,…, K)

Giả sử rằng, ban đầu thu nhập phi lao động bằng không. Hộ gia đình sẽ
tối đa hóa độ thỏa dụng của mình. Điều này có nghĩa rằng:
1
K
k k
k
p q y
=


(2.3)
u (q
k
)  Max, với k = 1, , K
Phương trình trên phản ánh hành vi của hộ gia đình khi lựa chọn tiêu
dùng hàng hóa trong điều kiện ràng buộc về ngân sách nhằm tối đa hóa
- 10 -
mức độ thỏa dụng (u) của hộ gia đình. Đây sẽ là cơ sở nền tảng trong việc
tiếp cận và phân tích nghèo đói của hộ gia đình trên khía cạnh kinh tế học.
2.1.1.2. Hàm chi tiêu, độ thỏa dụng và ngưỡng nghèo
Để xác định ngưỡng nghèo, cần thiết phải xem xét độ thỏa dụng của hộ
trong quá trình tiêu dùng hàng hóa với ràng buộc về ngân sách để đảm bảo
cho hộ gia đình đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, như ăn, mặc, ở, v.v…
Mức thỏa dụng thực tế mà hộ gia đình nhận được thông qua chi tiêu là e (p,
x, u) với tổng chi tiêu thực tế chính là y = pq, để một hộ gia đình tối đa hóa
độ thỏa dụng. Nếu gọi u
z
là mức thỏa dụng cần thiết để hộ thoát nghèo thì
ngưỡng nghèo là một hàm có dạng:
z = e (p, x, u

z
) (2.4)
Như vậy, ngưỡng nghèo là chi phí tối thiểu tại một mức độ thỏa dụng
nhất định với giá hiện hành và đặc điểm hộ gia đình. Đây chính là cơ sở để
nhận diện được khía cạnh nghèo từ mức độ thỏa dụng đến nghèo trong khía
cạnh tiền tệ.
2.2. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO
2.2.1. Quan điểm về nghèo
2.2.2. Khái niệm nghèo
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập
quán của địa phương” [25].
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG NGHÈO
2.3.1. Cơ sở xác định nghèo
Trong nội dung này, luận án đề cập tới các phương pháp để xác định
ngưỡng nghèo, bao gồm: phương pháp dựa vào thu nhập, phương pháp dựa
vào chi tiêu hộ gia đình, phương pháp phân loại của địa phương, phương
pháp xếp hạng giàu nghèo.
- 11 -
2.3.2. Các chỉ số đo lường và đánh giá nghèo
Trong nội dung này, luận án đề cập tới các chỉ số đo lường và đánh giá
nghèo, bao gồm: chỉ số đếm đầu người (Headcount index), khoảng cách
nghèo đói (Poverty gap), mức độ nghiêm trọng của nghèo đói (Bình phương
khoảng cách nghèo đói).
2.4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ
GIA ĐÌNH
2.4.1. Đặc điểm từ cấp độ quốc gia
2.4.2. Đặc điểm của cấp độ vùng
2.4.3. Những đặc tính từ cấp độ cộng đồng

2.4.4. Những đặc điểm của hộ gia đình
2.4.5. Đặc điểm cá nhân của chủ hộ
2.5. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
TỔ CHỨC, QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
2.5.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của Việt Nam
2.5.2. Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế
2.5.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
2.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ cơ sở lý thuyết về nghèo và tổng quan các công trình
nghiên cứu về đói nghèo nói chung và trong ngành thủy sản nói riêng cũng
cho thấy những yếu tố chính có thể gây ra tình trạng nghèo cho hộ gia đình
ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ bao gồm
những đặc điểm của hộ gia đình, đặc điểm về phân bổ nguồn lực và đặc
điểm về điều kiện tự nhiên. Mô hình những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng
nghèo của hộ gia đình được đề xuất thông qua Hình 2.1.
2.6.1. Mô hình kinh tế lượng đối với nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm hộ
gia đình và phân bổ nguồn lực
- 12 -
2.6.1.1.Mô hình hồi quy về các yếu tố thuộc về đặc điểm hộ gia đình và
phân bổ nguồn lực
Để xem xét những yếu tố thuộc về đặc điểm của hộ gia đình và phân bổ
nguồn lực ảnh hưởng tới sự thay đổi trong chi tiêu của hộ gia đình, nhiều tổ
chức và nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng mô hình các yếu tố ảnh hưởng
tới chi tiêu của hộ [184], [228], [230]. Mô hình kinh tế lượng phân tích
những yếu tố tác động đến chi tiêu của hộ có dạng hàm logarit. Biến phụ
thuộc là logarit của chi tiêu bình quân đầu người, với mô hình lý thuyết
tổng quát như sau:
Ln(C) = β

0
+ β
i
X
i


+ ε

(2.5)

Trong đó: C là chi tiêu bình quân đầu người hàng năm
β
0
, β
i
là hệ số hồi quy của mô hình
X
i
là các biến độc lập (các yếu tố có ảnh hưởng đến chi tiêu
bình quân)
2.6.1.2. Mô hình hồi quy logistic về đánh giá tác động biên của từng yếu
tố tới xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ gia đình
Để định lượng ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về đặc điểm hộ gia
đình và phân bổ nguồn đối với vấn đề hộ gia đình ngư dân được đánh giá
nghèo hay không, tác giả thiết lập một mô hình hồi quy Binary logistic mà
biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 (nếu hộ gia đình nghèo) và bằng 0 (cho tất
cả các hộ gia đình khác) để đánh giá tác động biên của từng yếu tố tới xác
suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ.
2.6.2. Mô hình về ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự

nhiên
Đối những yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, do không thể đánh giá và
thu thập được các dữ liệu trực tiếp nên nghiên cứu sử dụng phương pháp đo
lường gián tiếp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này tới
tình trạng nghèo của hộ, như: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự suy thoái
và ô nhiễm môi trường ven biển, sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ và
những rủi ro do thiên tai. Các thang đo lường cho các biến số nghiên cứu
này được thảo luận và trình bày cụ thể trong nội dung phương pháp nghiên
cứu của luận án.
- 13 -
Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân
nghề khai thác hải sản ven bờ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- 14 -
Chương 3. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH
TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯ DÂN NGHỀ
KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.2. Nguồn lợi hải sản và môi trường biển
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
3.2.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế
3.2.2. Dân số và lao động
3.2.3. Giáo dục và đào tạo
3.2.4. Tình hình đời sống của dân cư
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
NGHÈO CỦA HỘ NGƯ DÂN NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN
BỜ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
3.3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu
3.3.2. Đo lường mức độ nghèo

Tỉ lệ nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác ven bờ là 31,2% ở
mức chuẩn nghèo là 400 nghìn đồng/người/tháng. Khoảng cách giữa hộ
nghèo và hộ không nghèo là 6,0634; độ sâu của tình trạng nghèo là 1,8336.
Khoảng cách nghèo và hố sâu ngăn cách của tình trạng nghèo trong cộng
đồng ngư dân tại khu vực này đã khá xa và sâu, với khoảng cách nghèo là
28,2098 và độ sâu của tình trạng này là 13,2342.
3.3.3. Đặc điểm nghèo trong hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản
ven bờ
Nội dung của phần này, luận án đã xem xét và đánh giá mối quan hệ
của một số đặc điểm kinh tế - xã hội tới tình trạng nghèo của hộ gia đình,
như: đặc điểm nghề khai thác, công suất tàu thuyền, trình độ học vấn, qui
mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, giới tính của chủ hộ, tình trạng
- 15 -
việc làm và khả năng tiếp cận các nguồn lực. Kết quả phân tích cho thấy
những đặc điểm này đều có mối liên hệ với tình trạng nghèo của hộ gia
đình, có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
3.3.4. Yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai
thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ
3.3.4.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm hộ gia đình
và phần bổ nguồn lực chính phủ tới tình trạng nghèo của hộ
 Kết quả phân tích mô hình hồi qui về yếu tố ảnh hưởng tới chi
tiêu của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ
Kết quả ước lượng cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích được 49,7% sự
biến thiên của các biến độc lập đối với chi tiêu của hộ gia đình, trong đó
hầu hết các biến giải thích đều có dấu như dự đoán và có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, ngoại trừ biến giới tính của chủ hộ không có
ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu của
hộ gia đình ngư dân bao gồm: tuổi (chủ hộ), thời gian đi học (chủ hộ), tỷ lệ
sống phụ thuộc, trình độ học vấn những người trưởng thành, tình trạng việc
làm, tiếp cận tín dụng, công suất tàu thuyền, nghề khai thác mành, vó và

nghề khai thác cố định (đăng, đáy). Trong đó, tình trạng việc làm của những
người trưởng thành trong hộ có ảnh hưởng mạnh nhất tới chi tiêu của hộ,
công suất tàu thuyền có tác động yếu nhất.
 Ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng rơi vào tình
trạng nghèo của hộ
Kết quả phân tích đã cho thấy, có ba yếu tố có khả năng làm trầm trọng
thêm tình trạng nghèo của hộ, bao gồm: vấn đề tiếp cận tín dụng, nghề khai
thác cố định, nghề mành vó và tỷ lệ người sống phụ thuộc trong hộ gia đình
ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ hiện nay.
Trong đó, vấn đề tiếp cận tín dụng có nhiều khả năng làm cho xác suất rơi
vào tình trạng nghèo của hộ là cao nhất. Bên cạnh đó, có bốn yếu tố có khả
năng làm giảm tình trạng nghèo của hộ: thời gian đi học của chủ hộ, trình
độ học vấn của những người trưởng thành, tình trạng việc làm và cải thiện
- 16 -
công suất tàu thuyền. Trong đó, tình trạng việc làm của người trưởng thành
trong hộ là yếu tố có khả năng làm giảm nghèo cho hộ nhiều nhất.
3.3.4.2. Mô hình ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
tới tình trạng nghèo của hộ gia đình
 Đánh giá các thang đo bằng phương pháp hệ số Cronbach Alpha
Các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha cao, vượt qua mức
đề nghị đối với nghiên cứu kiểm định lý thuyết [195]. Hơn nữa, các hệ số
tương quan biến tổng đều khá cao và lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo
lường của các thành phần sau khi đã loại biến ENVI _6, ENVI _3, RESR
_6, CLIM _4 sẽ được sử dụng trong phân tích khám phá EFA tiếp theo.
 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích tổ hợp 20 biến quan sát đã rút trích được 4 nhân tố, hệ số
KMO = 0,890 ở mức ý nghĩa Sig. = 0,000. Các hệ số tải nhân tố đều lớn
hơn tiêu chuẩn cho phép. Các yếu tố được trích ra đáp ứng được kỳ vọng
trong nghiên cứu bao gồm: sự biến đổi của khí hậu – thời tiết, rủi ro do
thiên tai, sự suy giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ, sự suy thoái và ô nhiễm

môi trường biển ven bờ và biến nghèo.
 Phân tích hồi qui về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về điều kiện tự
nhiên tới tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai thác ven bờ
Kết quả phân tích hồi qui bằng phương pháp ước lượng OLS với biến
phụ thuộc là POVE và các biến độc lập CLIM; RISK; RESR; ENVI cho
thấy bộ dữ liệu mẫu điều tra đã giải thích được 35,6% mức độ ảnh hưởng
của các biến độc lập đối với tình trạng nghèo của hộ, chỉ số thống kê F =
120,45 ở mức ý nghĩa bằng 0,000 với các giả định về hồi qui bội đều được
thỏa mãn.
 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình
phương trình cấu trúc SEM
- Kiểm định thang đo
Việc kiểm định thang đo được thực hiện thông qua phân tích độ tin cậy,
phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định. Kết quả phân
- 17 -
tích cho thấy các thang đều đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ. Tuy nhiên các
thang đo này không đạt được tính đơn hướng.
- Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu
Sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để kiểm định mối quan hệ giữa
các khái niệm nghiên cứu (yếu tố) làm cơ sở để kiểm định ảnh hưởng của
các yếu tố này tới tình trạng nghèo hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven
bờ tại khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả phân tích CFA cũng cho thấy, các
giá trị đánh giá mức độ phù hợp của mô hình tới hạn là khá tốt với giá trị
Chi-Square = 1266,854; giá trị P = 0,000; hệ số RMSEA = 0,066; các chỉ số
GFI, TLI và CFI lần lượt là 0,897, 0,910 và 0,920. Các chỉ số thống kê này
cho phép kết luận rằng mô hình là phù hợp tốt với bộ dữ liệu điều tra.
- Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về điều kiện tự
nhiên tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân
Kết quả kiểm định cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp tốt với bộ
dữ liệu điều tra. Điều này được khẳng định thông qua các chỉ số đánh giá:

Chỉ số Chi-Square = 1191,619; giá trị P= 0,000, chỉ số CFI (Comparative
Fit Index) = 0,926; chỉ số TLI (Turkey & Lewis Index) = 0,916 và chỉ số
RMSEA (Root Mean Square Error Approximation) = 0,064. Trong bốn yếu
tố thuộc về điều kiện tự nhiên, có ba yếu thực sự ảnh hưởng tới tình trạng
nghèo của hộ gia đình ngư dân tại khu vực này có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 1% và 5% phù hợp với kết quả phân tích hồi qui đã được trình bày.
Như vậy, kết quả cuối cùng cho thấy rằng trong bốn yếu tố được lượng hóa
có ba yếu tố thực sự có tác động tới tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề
khai thác ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 1% và 5%. Mức độ giải thích của các yếu tố này tới tình trạng nghèo
của hộ là 42,1%. Kết quả này là phù hợp và đã phản ánh xác thực hơn kết
quả từ phân tích bằng mô hình hồi qui.
- Kiểm định tính ổn định của mô hình bằng phương pháp Boostrap
Trong nghiên cứu này sử dụng Boostrap với số lượng mẫu lặp lại là
N=2000 lần. Kết quả kiểm định cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích tốt mức
- 18 -
độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên tới tình trạng
nghèo của hộ, phù hợp với mẫu nghiên cứu. Các chỉ số đánh giá mô hình
phương trình cấu trúc thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Do vậy, có thể khẳng
định rằng các giá trị ước lượng trong mô hình hoàn toàn có thể tin cậy
được.
- 19 -
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ NGƯ
DÂN NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ KHU VỰC
NAM TRUNG BỘ
4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VỀ GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ
NGƯ DÂN NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ KHU VỰC NAM
TRUNG BỘ
4.1.1. Quan điểm về giảm nghèo cho các hộ ngư dân nghề khai thác hải
sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ

4.1.1.1. Cơ sở đề xuất các quan điểm về giảm nghèo cho các hộ ngư dân
nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ
4.1.1.2. Các quan điểm giảm nghèo cho các hộ ngư dân nghề khai thác
hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ
4.1.2. Mục tiêu giảm nghèo cho các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản
ven bờ khu vực Nam Trung Bộ
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ NGƯ DÂN
NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
4.2.1.Việc làm
Thứ nhất, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông –
khuyến ngư tại các địa phương. Thứ hai, giải quyết sinh kế cho cộng đồng
và thực hiện đa dạng hóa thu nhập.
4.2.2. Giáo dục và đào tạo
Thứ nhất, tuyên truyền để làm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng
của giáo dục và đào tạo. Thứ hai, có chính sách miễn học phí và các khoản
đóng góp cho con em các hộ nghèo. Thứ ba, tiếp tục đầu tư cho hệ thống
các trường phổ thông tại các khu vực ven biển. Thứ tư, vận động và khuyến
khích các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể tại địa phương trong việc giúp
đỡ và tài trợ cho trẻ em của các hộ nghèo và cuối cùng là ngành giáo dục -
đào tạo cần thiết phải có những giải pháp để nhanh chóng ổn định nội dung
và chương trình đào tạo đối với bậc học phổ thông.
- 20 -
4.2.3. Dân số và qui mô hộ gia đình
Thứ nhất, cần tăng cường các biện pháp để giảm mức sinh cần phải
thực hiện song song với các chương trình xóa đói giảm nghèo. Thứ hai, có
những biện pháp tuyên truyền thiết thực hơn để làm thay đổi quan niệm
sinh đẻ. Thứ ba, chính quyền địa phương cùng với Hội phụ nữ và các đoàn
thể khác cần có những biện pháp tích cực để tạo cơ hội cho người phụ nữ,
tạo việc làm thay.
4.2.4. Tín dụng

Thứ nhất, tiếp tục cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong
việc xin vay vốn và giảm thời gian thẩm định. Thứ hai, nâng mức cho vay
cao hơn, thời hạn dài hơn và cho vay kết hợp với hỗ trợ trong sản xuất và
thị trường. Thứ ba, vốn vay và các chương trình tín dụng ưu đãi cho người
nghèo cần được đánh giá phân loại đối tượng cần vay một cách rõ ràng,
công khai, minh bạch. Thứ tư, đa dạng hóa các nguồn vốn vay bằng cách
mở rộng nhiều hình thức tín dụng vi mô. Thứ năm, chính sách tín dụng ưu
đãi nhằm vào những đối tượng ngư dân để phát triển hoạt động khai thác
hải sản xa bờ cũng là vấn đề rất cần sự quan tâm
4.2.5. Chuyển đổi nghề
Thứ nhất, thực hiện thu thập và điều tra dữ liệu từ hoạt động nghề khai
thác ven bờ. Thứ hai, xác định được ngành nghề phù hợp với nguyện vọng
của người dân. Thứ ba, tổ chức hoạt động sản xuất của các nghề lựa chọn vào
thực tiễn sản xuất và đời sống trong cộng đồng. Thứ tư, đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của các nghề lựa chọn trong một số chu kỳ sản
xuất kinh doanh. Thứ năm, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các nghề lựa chọn đảm bảo tính lâu dài. Ngoài ra,
những giải pháp hỗ trợ để thực hiện được công tác chuyển đổi nghề.
4.2.6. Xây dựng các phương án ứng phó và giảm nhẹ thiên tai trong
cộng đồng ngư dân ven biển
Thứ nhất, quy hoạch lại khu vực dân cư ven biển, tập trung vào những
địa bàn xung yếu có nguy cơ cao. Thứ hai, cần có những nguồn lực thích
- 21 -
đáng để đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá như các khu neo đậu tàu thuyền, khu
vực tránh trú bão, thời tiết nguy hiểm cho những cộng đồng ngư dân tại khu
vực này. Thứ ba, tăng cường khả năng dự báo. Thứ tư, cần tổ chức thành
lập các đội cứu hộ, cứu nạn mà nòng cốt là những ngư dân và cuối cùng là
cung cấp miễn phí cho những hộ ngư dân khai thác hải sản nghèo một số
phương tiện an toàn thiết yếu v.v
4.2.7. Phát triển và cung cấp các loại hình bảo hiểm cho những đối

tượng làm nghề khai thác hải sản
Thứ nhất, mở rộng các đối tượng khai thác hải sản tham gia các loại bảo
hiểm bắt buộc để giảm bớt rủi ro khi có thiên tai, v.v Thứ hai, tuyên
truyền, vận động để các hộ ngư dân tích cực tham gia các loại bảo hiểm.
Thứ ba, cần có chính sách thỏa đáng khuyến khích phát triển các sản phẩm
bảo hiểm phù hợp với đặc điểm của nghề khai thác hải sản. Thứ tư, Thành
lập qũy dự phòng rủi ro cho ngư dân thông qua Hội nghề cá của các địa
phương.
4.2.8. Tăng cường quản lý tàu thuyền khai thác, nâng cao năng lực
quản lý nguồn lợi hải sản và môi trường biển ven bờ
Thứ nhất, nâng cao năng lực trong việc quản lý tàu tốt hoạt động của
tàu thuyền khai thác và duy trì số lượng tàu thuyền đối với nghề khai thác
hải sản ven bờ một cách hợp lý.Thứ hai, việc xây dựng một đội ngũ đủ về
số lượng và chất lượng để có thể quản lý tốt đội tàu khai thác cũng là vấn đề
đáng quan tâm. Thứ ba, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, nguồn lợi
hải sản và phòng chống thiên tai cho cộng đồng ngư dân.
- 22 -
KẾT LUẬN
Trước yêu cầu của thực tiễn, luận án đã nghiên cứu và hoàn thành được
các nội dung cơ bản:
Thứ nhất, trình bày cơ sở lý thuyết về nghèo, yếu tố ảnh hưởng tới
nghèo, các chỉ số đo lường và đánh giá tình trạng nghèo của hộ gia đình để
làm cơ sở và nền tảng cho quá trình nghiên cứu, phân tích. Kết quả nghiên
cứu cho thấy một số yếu tố nhân khẩu học và phân bổ nguồn lực thực sự
ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ gia đình bao gồm: tuổi của chủ hộ, thời gian
đi học của chủ hộ, tỷ lệ người sống phụ thuộc, trình độ học vấn những
người trưởng thành, tình trạng việc làm, tiếp cận tín dụng, công suất tàu
thuyền, nghề khai thác cố định (đăng, đáy) và nghề khai thác mành, vó.
Mức độ giải thích về ảnh hưởng của các yếu tố này tới chi tiêu của hộ gia
đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ là

49,7%. Dữ liệu phân tích của luận án chủ yếu từ kết quả điều tra thực địa và
đây là loại dữ liệu chéo nên giá trị của R
2
Adjust không cao là hoàn toàn
phù hợp với đặc điểm của loại dữ liệu này [53, tr. 374].
Kết quả phân tích cũng cho thấy, một số yếu tố có nhiều khả năng làm
tăng xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ, bao gồm: tỷ lệ người sống
phụ thuộc, tiếp cận tín dụng, nghề khai thác mành, vó và nghề khai thác cố
định (đăng, đáy). Bên cạnh đó, một số yếu tố có nhiều khả năng cải thiện
tình trạng nghèo của hộ bao gồm: thời gian đi học của chủ hộ, trình độ học
vấn những người trưởng thành, tình trạng việc làm và công suất tàu thuyền.
Trong các yếu tố trên, tình trạng việc làm của những người trưởng thành
trong hộ có ảnh hưởng lớn nhất, trong khi giới tính và tuổi của chủ hộ
không có mối liên hệ rõ rệt tới tình trạng nghèo của hộ.
Thứ hai, luận án đã bổ sung phương pháp tiếp cận mới để đo lường một
số yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ
gia đình. Việc sử dụng phương pháp tiếp cận này đã giúp cho việc lượng
hóa mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này tới tình trạng nghèo của hộ
- 23 -
gia đình ngư dân một cách cụ thể và chính xác hơn. Kết quả kiểm định giả
thuyết nghiên cứu bằng mô hình phương trình cấu trúc cho thấy, thang đo
các khái niệm nghiên cứu đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Tuy
nhiên, các thang đo này không đạt được tính đơn hướng. Bên cạnh đó, kết
quả kiểm định CFA còn khẳng định rằng, ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về điều kiện tự nhiên đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân phù hợp
với giả thuyết nghiên cứu ban đầu đặt ra và phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Trong bốn yếu tố nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của chúng tới tình trạng
nghèo, có tới ba yếu tố ảnh hưởng thực sự tới tình trạng nghèo của hộ có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Kết quả nghiên cứu trên đã cho
thấy những bằng chứng rất rõ ràng về mức độ ảnh hưởng của sự biến đổi

khí hậu, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường biển ven bờ và suy giảm nguồn
lợi hải sản ven bờ đang là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
của cộng đồng ngư dân ven biển, và trực tiếp là những đối tượng hoạt động
trong nghề khai thác hải sản ven bờ. Những vấn đề này đã gây ra tình trạng
nghèo cho những đối tượng ngư dân này.
Thứ ba, luận án đã tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm giảm nghèo của
một số quốc gia điển hình được đánh giá là thành công trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo, có nhiều đặc điểm tương đồng về kinh tế, xã hội và địa lý
gần với Việt Nam, như: Trung Quốc, Bangladesh, Hàn Quốc, Malaysia hay
các tổ chức phi Chính phủ (NGO
s
) để phân tích và rút ra các bài học kinh
nghiệm thành công, những hạn chế trong các chính sách giảm nghèo nhằm
giúp cho Việt Nam nói chung, các địa phương khu vực Nam Trung Bộ nói
riêng có được những chính sách hữu hiệu trong tiến trình thực hiện chiến
lược giảm nghèo tại địa phương mình trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã mạnh dạn đề xuất
những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng nghèo đối với hộ gia đình ngư
dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực này, đó là: Giải quyết việc
làm, đẩy mạnh công tác giáo dục phổ thông, đào tạo nghề cho con em các
hộ nghèo, tiếp tục thực hiện chính sách dân số một cách hiệu qủa hơn, đổi
- 24 -
mới chính sách tín dụng, thực hiện chuyển đổi nghề cho các hộ gia đình
ngư dân hoạt động trong nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, chính sách
phát triển và cung cấp các loại hình bảo hiểm cho những đối tượng làm
nghề khai thác hải sản; xây dựng các phương án về phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tàu thuyền khai thác; nâng cao năng lực
quản lý nguồn lợi hải sản và môi trường biển.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu thập và điều tra dữ liệu
về tình trạng nghèo của các hộ ngư dân nghề khai thác ven bờ tại khu vực

Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, quy mô điều tra mẫu nhỏ so với quy mô hộ gia
đình hoạt động trong nghề khai thác hải sản ven bờ của khu vực này vì sự
giới hạn về thời gian và nguồn lực tài chính mặc dù đã tận dụng lợi thế kế
thừa từ các nghiên cứu trước đó. Bên cạnh đó, việc đo lường dưới góc độ
định lượng về tình trạng nghèo trong việc giải thích ảnh hưởng của các yếu
tố thuộc về điều kiện tự nhiên mới dừng lại ở mức độ khảo sát tại các địa
phương ven biển khu vực Nam Trung Bộ trong một giai đoạn chưa dài.
Ngoài ra, sự biến đổi của khí hậu diễn ra không phải chỉ trong thời gian
ngắn nên việc nhận biết và đánh giá của ngư dân về yếu tố này tới thu nhập
của mình vẫn còn những khó khăn nhất định. Hơn nữa, những giải pháp mà
tác giả gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu dưới góc độ tiếp cận phân tích định
lượng và thiết nghĩ rằng còn những phương pháp và cách tiếp cận khác
đáng giá và thuyết phục hơn, chẳng hạn như đánh giá nghèo đa chiều, v.v
khi nghiên cứu về nghèo.
Nhìn chung, phương pháp tiếp cận định lượng là cần thiết và hữu ích,
song vẫn là chưa đủ để khái quát toàn bộ bức tranh nghèo trong cộng đồng
ngư dân nghề khai thác ven bờ tại khu vực này. Do vậy, vẫn rất cần thiết
cho những nghiên cứu khác khi nghiên cứu về tình trạng nghèo trong cộng
đồng ngư dân của khu vực này nói chung và nghề khai thác hải sản ven bờ
nói riêng.

×