Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Khảo sát ca dao về đề tài lịch sử của người Việt từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.44 KB, 91 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



Nguyễn Thị Thanh Hà





Khảo sát ca dao về đề tài lịch sử
của người Việt từ góc nhìn thể loại




1

MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
1.1 Từ xa xưa, ca dao là tiếng nói dân gian của người Việt. Ca dao phản ánh
tâm tư, tình cảm của người dân trong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ ở nơi
ñồng nội mà còn ở thành thị, kinh ñô. Tuy là ngôn ngữ dân gian, nhưng ca dao
không phải là tiếng nói bình thường mà là ngôn ngữ có vần ñiệu, ngắn gọn vì
vậy nó dễ phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Ca dao là văn chương biểu hiện
nhiều mặt sinh hoạt của quần chúng nhân dân, nhất là về mặt tình cảm, nên
trong ca dao rất phong phú về cảm xúc , ñó là những khúc hát trữ tình. Ngoài
ra, ñặc biệt ca dao còn biểu lộ thái ñộ của nhân dân ñối với những hành vi tốt,
xấu của con người trong xã hội khi giao tiếp với nhau, hay bình luận, phê phán,


ca ngợi những nhân vật lịch sử và các biến cố liên quan ñến vận mệnh dân tộc
và ñất nước.
Trường hợp này, ca dao có thể xem là một hình thức ngôn luận của quần
chúng ở thời ñại xưa, khi xã hội chưa phát triển, chưa có ñiều kiện phổ biến dư
luận của người dân như là báo chí hoặc các hình thức thông tin trong thời ñại
mới, mặc dù từ trước ñã có thư tịch nhưng chỉ là ñể chuyển tải văn chương, sử
liệu, mô phạm (thánh mô hiền phạm) v v
1.2 Trong kho tàng lớn lao ấy của người Việt, có một bộ phận gọi là ca dao
có liên quan ñến lịch sử. Số lượng các bài ca dao này không nhiều song giá trị
nội dung nghệ thuật của nó lại không giới hạn bởi số lượng. Chính ca dao có
liên quan ñến lịch sử ñã thể hiện ñược ñời sống tình cảm của nhân dân gợi nên
một cách rõ nét từ truyền thống lịch sử vẻ vang, ñáng tự hào của dân tộc Việt
Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Thế nhưng ñọc các công trình nghiên cứu về ca dao có liên quan ñến lịch sử
chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu chưa thực sự quan tâm ñúng mức cũng
như có những công trình tập trung nghiên cứu chuyên biệt ñối với ca dao có
liên quan ñến lịch sử từ góc nhìn thể loại.

2
1.3 Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Văn ở cấp Trung học cơ sở
càng cần có ñược hiểu biết cần thiết nhất về mảng ca dao liên quan ñến lịch sử
này ñể phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Trong số 4 tiết ca dao ở chương
trình lớp 7, học sinh phải nắm ñược cả diện mạo của ca dao trong văn học dân
gian và có cả những bài ca dao liên quan ñến lịch sử. Chính vì vậy, mong muốn
giúp học sinh nắm vững ñược về mảng ca dao về lịch sử ñể các em thêm yêu,
thêm tự hào về tổ quốc, quê hương mình cũng là mục ñích của luận văn này.
Từ những lí do trên, trong khuôn khổ luận văn chúng tôi mạnh dạn lựa chọn ,
nghiên cứu nhóm các bài ca dao có liên quan ñến lịch sử với ñề tài: “Khảo sát
ca dao về ñề tài lịch sử của người Việt từ góc nhìn thể loại”.
2. Lịch sử vấn ñề:

Thực trạng nghiên cứu ca dao có liên quan ñến lịch sử của các nhà nghiên
cứu chưa nhiều. Vì vậy chúng tôi ñã lược ñiểm những công trình nghiên cứu về
ca dao có liên quan ñến lịch sử như sau:
2.1 ðầu tiên là ý kiến của Nguyễn Văn Mại trong Việt Nam phong sử là cuốn
sách do ông biên soạn. Trong cuốn sách này, tác giả ñã có công trong việc thu
gom, lượm lặt ca dao rải rác trong nhân dân, trong các sách vở. Có một số bài
ñã phản ánh ñược lịch sử với những nhân vật và sự kiện lịch sử cụ thể. Tuy
nhiên, vẫn còn những sai lầm trong việc chọn lựa, chú thích ñiển tích và nghị
luận về ca dao.
2.2 Tiếp theo là Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Tục ngữ ca dao Việt Nam có bàn
ñến ca dao lịch sử . Ông băn khoăn về hiện tượng nhầm lẫn ñối với ca dao lịch
sử của người Việt. Ông ñã ñưa ra những dẫn chứng khá cụ thể và theo quan
ñiểm của ông việc xác ñịnh nội hàm của bài ca dao lịch sử không ñơn giản.
Ngoài ra, theo tác giả Vũ Ngọc Phan ca dao của ta có nhiều câu nhiều bài qua
nhiều thế hệ và tùy theo từng ñịa phương, ñã bị sửa chữa, cả về hình thức lẫn
nội dung không còn nguyên vẹn nữa. Chính vì những ñặc ñiểm như vậy mà tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
trạng nhầm lẫn hay gán ghép tùy tiện, thiếu cơ sở vững chắc giữa ca dao nói
chung và ca dao có liên quan ñến lịch sử nói riêng là khó tránh khỏi.
Mặt khác, ông vẫn còn chút băn khoăn, bởi thời gian xuất hiện của ca dao
lịch sử chưa ñược rõ ràng. Như vậy việc ñặt ca dao của ta vào từng thời kì lịch
sử là một việc chúng ta chưa làm ñược. Có thể thấy, công trình nghiên cứu của
tác giả Vũ Ngọc Phan trong Tục ngữ ca dao Việt Nam ñã chỉ ra ñược những
nhầm lẫn ñáng tiếc giữa ca dao về lịch sử với ca dao nói chung, chẳng những
không nắm vững nội hàm của khái niệm mà còn chưa phân ñịnh rạch ròi thời
gian xuất hiện của những bài ca dao có liên quan ñến lịch sử.
2.3 Sau Vũ Ngọc Phan, nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân Diên,
trong giáo trình Văn học dân gian (8) (tập 2) viết chung với ðinh Gia Khánh,

xuất bản năm 1973 cũng ñề cập ñến vấn ñề ca dao về lịch sử. Ông ñã có những
nhận ñịnh khá hoàn chỉnh về ca dao có liên quan ñến lịch sử ñó là những câu
những bài ngắn lấy ñề tài ở những sự kiện lịch sử. Những biến cố lịch sử ñược
ghi lại trong ca dao lịch sử là những biến cố ít nhiều ảnh hưởng ñến ñời sống
nhân dân ñương thời. Trong nhóm ca dao có liên quan ñến lịch sử, nhân dân ta
chỉ nhắc ñến lịch sử ñể nói lên thái ñộ, quan ñiểm của mình. Theo ông trước
hết, có thể coi là ca dao lịch sử ñối với câu nào nói ñến lịch sử bằng một thứ
ngôn ngữ trực tiếp như: những danh từ riêng chỉ tên người, tên ñất, tên triều ñại
hay ít ra cũng phản ánh những ñặc ñiểm riêng biệt có thể nhận ra ngay ñược của
một giai ñoạn lịch sử nhất ñịnh nào ñó. Không những thế, tác giả Chu Xuân
Diên trong khuynh hướng, quan niệm nghiên cứu của mình còn mở rộng phạm
vi phản ánh lịch sử của ca dao, dân ca ñến sự “phản ánh lịch sử - xã hội nói
chung” . Theo ý kiến của ông: “Ca dao, dân ca Việt Nam phản ánh lịch sử Việt
Nam không chỉ với ý nghĩa là ghi lại những sự kiện ñột xuất trong lịch sử dân
tộc ”, mà còn phản ánh lịch sử - xã hội nói chung, và về mặt này, có thể coi ca
dao, dân ca Việt Nam là một kho tàng tài liệu phong phú về phong tục, tập quán
ở nông thôn ngày xưa”. ðây là những câu ca dao, bài ca dao phản ánh về lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
sử xã hội nhưng không phải ca dao về lịch sử. Có thể nhiều hay ít các câu, các
bài ca dao của người Việt có liên quan phản ánh về lịch sử: sự kiện, nhân vật,
cảnh quan nào ñó. Song ñể ñồng nhất những bài , câu ca dao này là ca dao về
lịch sử quả là chưa thật hợp lí.
2.4 Công trình nghiên cứu của tác giả Võ ðình Hường về ñề tài Ca dao của
người Việt về lịch sử ñã ñưa thêm ñược những ñiểm mới với ca dao về lịch sử
của người Việt. Ông có ý muốn chỉ rõ ñược về mặt lí thuyết sự khác biệt giữa
ca dao về lịch sử với ca dao nói chung trong ca dao của người Việt về nhiều
phương diện: nhân vật, sự kiện, thời gian, không gian, ñịa ñiểm. Theo ông trong
ca dao về lịch sử có những sự thực lịch sử có tính chất bao trùm nhưng ngắn

hơn vè và sử ca Ngoài ra, ca dao về lịch sử và các thể loại khác cũng có kết
cấu ngắn hơn, dung lượng phản ánh lịch sử ít hơn nhưng cô ñúc hơn, khái quát
hơn. Tuy nhiên, ý muốn ñó của tác giả chỉ dừng ở mức ñộ nhất ñịnh.
2.5 Còn ñối với nhà giáo nhân dân Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn Lịch sử Việt
Nam trong tục ngữ và ca dao cũng có những ý kiến nhận ñịnh khá xác ñáng với
ca dao về ñề tài lịch sử. Ông cho rằng: ca dao về lịch sử ñã phản ánh những
mốc son của lịch sử dân tộc ta ñồng thời góp phần tạo nên cốt lõi của nền văn
hóa Việt Nam ñậm ñà bản sắc dân tộc. Việc xác ñịnh tiêu chí của ca dao về ñề
tài lịch sử của người Việt phải căn cứ vào sự kiện, nhân vật, không gian và thời
gian lịch sử ñược phản ánh vào trong ca dao về lịch sử. Do ñối tượng phản ánh
là các sự kiện, nhân vật lịch sử nên ca dao về ñề tài lịch sử có ñặc ñiểm vô
cùng quan trọng là tính chân thực. Nội dung của ca dao về lịch sử ñậm ñà sắc
thái trữ tình nhất là yêu ghét, căm thù. Về mặt nghệ thuật, ca dao về ñề tài lịch
sử gần như không có ñặc trưng hư cấu, nếu có thì rất ít và không bao giờ xuyên
tạc sự thật lịch sử.
Cùng những nhà nghiên cứu trên, ñến nay có một số công trình nghiên cứu
ở cấp ñộ các bài báo, bài viết nhưng có thể khẳng ñịnh vấn ñề nghiên cứu ca
dao về ñề tài lịch sử của người Việt từ góc nhìn thể loại còn là một ñề tài mở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các bài ca dao về ñề tài lịch sử của người Việt từ góc nhìn thể loại.
Về tài liệu khảo sát, chúng tôi chọn:
- Ca dao của người Việt về lịch sử - Võ ðình Hường - Nhà xuất bản ðại học
quốc gia Hà Nội, 2001.
- Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao - Nguyễn Nghĩa Dân- Nhà xuất bản
Thanh niên, 2009.
3.3. Mục ñích nghiên cứu:
3.3.1 Khảo sát những bài ca dao về ñề tài lịch sử của người Việt theo phạm vi

ñã nói ở trên ñể làm rõ bản chất thể loại của bộ phận ca dao này.
3.3.2 Qua việc nghiên cứu, người viết muốn góp phần bảo tồn, giữ gìn và giới
thiệu những nét ñặc sắc của ca dao về ñề tài lịch sử trong kho tàng ca dao của
dân tộc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện ñề tài luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp thống kê:
Việc sử dụng phương pháp thống kê giúp chúng tôi ñi từ ñịnh lượng ñến ñịnh
tính ñược số lượng nhiều hay ít của các nhóm, tiểu nhóm … trong ca dao có
liên quan ñến lịch sử. Phương pháp này giúp ñưa ra ñược những số liệu cụ thể,
chính xác về vấn ñề cần khảo sát. Từ ñó dẫn ñến những kết luận khách quan.
4.2 Phương pháp hệ thống:
Phương pháp hệ thống là cách tiếp cận chỉnh thể hệ thống ca dao về lịch sử,
chỉ ra những ñặc ñiểm loại hình và ñặc thù của ca dao về ñề tài lịch sử trong hệ
thống ca dao nói chung của người Việt.
4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Từ việc khảo sát, phân tích, tổng hợp những bài ca dao có liên quan ñến lịch
sử, chúng tôi tìm ra những ñặc ñiểm về nội dung và nghệ thuật của ca dao về
ñề tài lịch sử với ca dao nói chung của người Việt.
5. Dự kiến ñóng góp của luận văn
5.1 Người viết hi vọng kết quả mà luận văn ñạt ñược là những ñóng góp mới
trong việc có thể phát hiện ra ñiểm ñặc thù của ca dao về lịch sử với ca dao nói
chung của người Việt từ góc nhìn thể loại .
5.2 Thấy ñược giá trị của ca dao về ñề tài lịch sử của người Việt trong kho
tàng văn học dân gian và ñời sống tinh thần của nhân dân ta.
5.3 Mặt khác, kết quả mà luận văn nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho

việc góp phần bảo tồn, phổ biến bộ phận ca dao lịch sử nói riêng và Văn học
dân gian cả nước nói chung.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở ñầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm 3
chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về ca dao có liên quan ñến lịch sử, ca dao về lịch
sử trong kho tàng ca dao của người Việt.
CHƯƠNG 2: Những ñặc ñiểm của ca dao về lịch sử từ phương diện nội
dung.
CHƯƠNG 3: Những ñặc ñiểm của ca dao về lịch sử từ phương diện nghệ
thuật.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CA DAO LIÊN QUAN ðẾN LỊCH SỬ,
CA DAO VỀ LỊCH SỬ TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT.
1.1 Cơ sở lí thuyết.
1.1.1 Vấn ñề khái niệm.
Ca dao là thể loại văn học dân gian ñược nhiều các nhà nghiên cứu quan
tâm ñến bởi những giá trị to lớn của nó trong nền văn học. Có thể thấy ca dao
chính là mảnh ñất màu mỡ, rộng rãi và hấp dẫn nhưng cũng không kém phần
bí ẩn ñối với những ai yêu thích và mong muốn khám phá vẻ ñẹp của ca dao.
Ban ñầu nhân dân gọi những bài hát của mình bằng những tên gọi khác
nhau: hò, hát ví, hát ñúm, lý, ngâm, ca, kể. Sau này các nhà nghiên cứu, sưu
tầm ñã dùng một số thuật ngữ khác nhau ñể chỉ cùng một ñối tượng những câu
hát dân gian: phong dao, dân ca, thơ ca dân gian, bài hát dân gian. Phong dao,
ca dao là những thuật ngữ Hán Việt. Nếu ñịnh nghĩa theo từ nguyên thì ca là

bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo, còn dao là bài hát trơn. Nói
như thế có nghĩa là ca dao và dân ca hầu như không có ranh giới rõ rệt. Sự phân
biệt giữa ca dao và dân ca chỉ là chỗ khi nói ñến ca dao, người ta nghĩ tới lời
thơ dân gian. Như vậy, ca dao thường ñược hiểu là lời bài hát dân ca, khi tách
lời ca ra khỏi ñiệu hát.
Ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao
dân ca Việt Nam (in lần ñầu năm 1956), cùng các ý kiến ñược ñề cập ñến trong
các giáo trình ðại học tổng hợp (năm 2001), ðại học sư phạm Hà Nội (năm
1990) ñưa ra thuật ngữ kép “Ca dao - dân ca” và cũng ñược nhiều công trình
biên soạn tiếp nhận và sử dụng. Theo các tác giả này thì ca dao là những bài có
hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc( thường là lục
bát) ñể miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn ñạt tình cảm. Còn dân ca là những bài hát
có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
ở từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị ñặc
biệt về nhạc.
Trước ñây, khi sưu tầm các câu hát và bài hát dân gian, các nho sĩ trí
thức (trong một số bộ sưu tập ca dao từ thế kỷ XVIII ñến ñầu thế kỷ XX) chỉ
chú ý ñến phần lời thơ của những sáng tác ấy, chỉ tuyển chọn những bài hay
nhất và có ý nghĩa khái quát nhất về mặt phản ánh ñời sống, tình cảm, ñạo ñức,
phong tục. Có một số nhà nghiên cứu ñưa ra giới hạn có phần chặt chẽ hơn và
cũng thể hiện một thực tế: không phải toàn bộ những hệ thống câu hát của các
loại dân ca (hát quan họ, hát trống quân, hát ghẹo, hát ví phường vải…) ñều là
ca dao cả. Khái niệm ca dao dùng ñể chỉ bộ phận cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất; ñó
là bộ phận những câu hát mang những ñặc ñiểm nhất ñịnh và bền vững về
phong cách, ñã trở thành cổ truyền của dân tộc.
Như vậy ca dao ñược quan niệm rộng hẹp khác nhau nhưng không mâu
thuẫn về bản chất. Có ba cách hiểu: Thứ nhất ca dao, dân ca là hai thuật ngữ

tương ñương ñể chỉ một ñối tượng là những câu hát dân gian có sự kết hợp lời
và nhạc, gắn với diễn xướng, thể hiện sâu sắc tính nguyên hợp của văn học dân
gian; thứ hai ca dao thường ñược hiểu là lời thơ của dân ca, khi tách rời ra khỏi
ñiệu hát, khi phân biệt ca dao và dân ca về mặt diễn xướng. Nói cách khác: Một
bài ca dao không cần tiếng ñệm, luyến láy nhạc ñiệu thì là ca dao; thứ ba còn
một bài ca dao ñược dùng ñể hát, có thêm tiếng nhạc ñệm, ñưa hơi thì sẽ thành
dân ca; ca dao - dân ca ñược sử dụng như một thuật ngữ kép. Như vậy, có thể
ñịnh nghĩa ca dao như sau: Ca dao là thơ ca dân gian tồn tại ở dạng lời thơ
hoặc ñiệu hát, gắn bó mật thiết với ñời sống sinh hoạt của nhân dân. Với bản
chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm
của nhân dân lao ñộng. [ 25 ]
Khái niệm lịch sử ñược hiểu là gì?Theo ñịnh nghĩa phổ thông thì lịch sử có
mấy nghĩa sau ñây: Thứ nhất, ñó là những gì thuộc về quá khứ, là toàn thể quá
trình chuyển biến từ khi phát sinh hoặc trong một thời gian nhất ñịnh; là các thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
hệ qua các thời ñại. Thứ hai, nói về một việc trọng yếu xảy ra có liên quan ñến
thời ñại. Theo từ nguyên, lịch là cái ñã trải qua, rõ ràng, sử là sách chép việc ñã
qua. Lịch sử là biên chép những sự biến thiên, diễn cách trải qua các ñời.
Với bản chất vốn có của ca dao dân tộc những bài ca dao có liên quan
ñến lịch sử tồn tại và phát triển cùng thời ñại. Trong kho tàng ca dao của người
Việt có một nhóm ca dao do nội dung lịch sử mà nó thể hiện trước nay thường
ñược tách riêng thành một loại gọi là những bài ca dao lịch sử. Có thể thấy
những bài ca dao có liên quan ñến lịch sử là những biến cố có ảnh hưởng ñến
ñời sống nhân dân ñương thời. Xét về thời ñiểm sáng tác, có thể thấy chưa có
cơ sở ñể xác ñịnh các sáng tác này ngay sau những biến cố vừa xảy ra hay xảy
ra ñã lâu, nhưng có lẽ ca dao có liên quan ñến lịch sử ñã phản ánh ñược những
sự kiện lịch sử của dân tộc. Nhưng ca dao về ñề tài lịch sử không khái quát hóa
các sự kiện lịch sử, không phát hiện quy luật lịch sử, cho dù qua hình tượng

biểu hiện, mà những bài ca dao này chỉ một phần nào ñó thể hiện những biến
cố lịch sử có liên quan nhiều ñến ñời sống nhân dân ñương thời. Ngoài ra, khi
ñề cập ñến một hiện tượng lịch sử cụ thể, cá biệt, ca dao về ñề tài lịch sử không
miêu tả hay kể chuyện chi tiết nghĩa là không phản ánh hiện tượng lịch sử trong
quá trình ñang diễn biến của nó như vè dân gian, diễn ca lịch sử. Trong ca dao
về ñề tài lịch sử, nhân dân thường nhắc ñến sự kiện lịch sử ñể thể hiện thái ñộ
quan ñiểm của mình ñối với những biến cố lịch sử ñó.
ðối chiếu với ca dao Việt Nam ñã ñược sưu tầm ghi lại thành văn bản thì ca
dao Việt Nam về lịch sử là sự phản ánh có chọn lọc theo quan ñiểm của nhân
dân về các hiện tượng, sự kiện văn hóa chính trị kinh tế xã hội từ khi có nòi
giống dân tộc Việt Nam từ xa xưa ñến ngày nay. Những hiện tượng, sự kiện ñó
tương ñối ñộc lập, có phần rời rạc, không kết nối thành quá trình, thành giai
ñoạn lịch sử cụ thể. Ca dao là những lời hát dân gian thiên về tình cảm, biểu
hiện cảm nghĩ của người dân thường trong quan hệ với thiên nhiên, với con
người và với xã hội. Như vậy, những hiện tượng, sự kiện lịch sử chỉ có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
ñược phản ánh qua chủ quan của tác giả dân gian, tính chất chủ quan này nói
chung phù hợp với tính chất khách quan của nhân dân, theo quan ñiểm của
nhân dân nên mới tồn tại ñược lâu dài, ñược truyền miệng và ñược ghi nhớ.
Như vậy, không thể gọi là ca dao lịch sử mà gọi là Ca dao Việt Nam về ñề tài
lịch sử, gọn lại là Ca dao Việt Nam về lịch sử ñể chỉ rõ mối liên hệ của ca dao
Việt Nam với lịch sử dân tộc. Về vấn ñề này, có thể nêu ý kiến của Vũ Ngọc
Phan trong mục “Ca dao lịch sử” (ñặt trong ngoặc kép) thực chất là thế nào?”.
Tác giả viết: “Trong ca dao của ta, có một số ca dao người ta quen gọi là “ca
dao lịch sử”. Sự thật thì văn học nói chung… ñều là sự phản ánh chính trị và
kinh tế một thời ñại, cho nên ca dao của ta, một bộ phận lớn trong văn học dân
gian truyền miệng, cũng có tác dụng phản ánh như trong văn học thành văn”.
Trong ý kiến của Vũ Ngọc Phan là ca dao với chức năng phản ánh ở ñây là

phản ánh lịch sử chứ không phải là ghi chép lịch sử. Như vậy cũng có nghĩa là
ca dao về ñề tài lịch sử, về lịch sử chứ không phải là “ca dao lịch sử”. Trong
“lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian”, sau khi phê phán sự gán ghép
một số sự kiện lịch sử vào một số ca dao theo quan ñiểm chủ quan của Nguyễn
Văn Mại, ðinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên viết: “… Có một nhóm ca dao,
do nội dung lịch sử của nó, có thể ñược xếp riêng thành một loại mà chúng ta
có thể gọi là những câu ca dao lịch sử. Ca dao lịch sử là những câu, những bài
ca ngắn lấy ñề tài ở những sự kiện lịch sử”. [18, 21] Với các ý kiến trao ñổi trên
ñây, có thể thấy các nhà nghiên cứu chưa mạnh dạn gọi thẳng là “ca dao lịch
sử” (với nghĩa không thật chính xác nên ñóng ngoặc ñơn như Vũ Ngọc Phan
hoặc dùng cụm từ “có thể gọi là” như ðinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên), cho
nên kế thừa các công trình ñã nghiên cứu về nhóm ca dao có liên quan ñến lịch
sử chúng tôi nhận thấy dùng cách gọi ca dao về lịch sử theo cách hiểu ñầy ñủ
như trên ñã nói là ca dao có liên quan ñến lịch sử sẽ hợp lí hơn.
Lịch sử mà ca dao Việt Nam phản ánh nói chung là lịch sử ñời sống văn
hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của dân tộc Việt Nam, do ñó phạm vi phản ánh rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
rộng nếu xét ñến những hiện tượng liên quan ñến lịch sử. Khi xem xét nội dung
những ca dao liên quan ít nhiều ñến lịch sử có thể dựa vào những căn cứ ñể xác
ñịnh bao gồm:
- Căn cứ vào hiện tượng, sự kiện mà ca dao Việt Nam phản ánh.
ðó là các hiện tượng về sinh hoạt ñời sống văn hóa, chính trị, kinh tế, xã
hội trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam ñược truyền miệng và
ñược phản ánh lại.
Sinh con rồi mới sinh cha,
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.
phản ánh chế ñộ mẫu hệ hay sự chuyển biến từ chế ñộ mẫu hệ sang chế ñộ phụ
hệ của dân tộc Việt Nam ta.

Chàng về thiếp một theo mây,
Con thơ ñể lại chốn này ai nuôi?
Theo các nhà nghiên cứu trước ñây câu ca dao này bắt nguồn từ sự kiện về
nguồn gốc nòi giống dân tộc ta phản ánh trong thần thoại Lạc Long Quân - Âu
Cơ. Hiện tượng chống bão lụt ñể sản xuất nông nghiệp phản ánh trong truyền
thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh ñược biểu hiện:
Núi cao sông hãy còn dài,
Năm năm báo oán ñời ñời ñánh ghen.
- Căn cứ vào tên các nhân vật lịch sử ñược thể hiện trong ca dao.
Nhân vật ñược phản ánh, ghi tên lại trong ca dao về lịch sử phần lớn là
các danh nhân lịch sử, văn hóa như vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh
Gióng, Bà Triệu, Mai Hắc ðế, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… Như nói
về nông nghiệp phát triển dưới triều ñại các vị vua này:
ðời vua Vĩnh Tộ lên ngôi,
Cơm trắng ñầy nồi trẻ chẳng ăn cho.
Hay :
Có chàng Công Tráng họ ðinh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Dựng lũy Ba ðình chống giặc ñánh Tây.
nói về cuộc khởi nghĩa của ðinh Công Tráng chống Pháp. Hay trong cả ca dao
hiện ñại, tài năng của ñại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà ngoại giao Phạm Văn
ðồng ñược ca ngợi khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)
Nước non hàng vạn anh tài,
Võ tài ông Giáp văn hay ông ðồng.
Ông Giáp ñánh giặc nhiều công,
Tây gặp ông ðồng, Tây cũng phải thua.
Nhân vật lịch sử ñược phản ánh trong ca dao về lịch sử cũng có không ít
nhân vật xấu bị nhân dân lên án như sau ñây là sự phê phán mỉa mai các quan

triều:
Nước Nam có bốn anh hùng,
Tường ñiêu, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu.
Còn:
ðồn rằng Khải ðịnh nịnh Tây,
Nghề này thì lấy ông này tiên sư.
Dân gian ñã dùng hình thức “tập Kiều” ñể phê phán vua Khải ðịnh…
- Căn cứ vào ñịa danh nơi xảy ra sự kiện lịch sử hoặc tên các ñịa phương nổi
tiếng có liên quan ñến các hiện tượng, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa nổi
tiếng ñã ñược ghi lại trong lịch sử dân tộc. Bộ phận ca dao này là chủ yếu phản
ánh trong ca dao lịch sử này. Nói về di tích Cổ Loa:
Ai về thăm huyện ðông Ngàn,
Ghé thăm thành Ốc, Rùa Vàng tiên xây.
Rồi:
Nhong nhong ngựa ông ñã về,
Cắt cỏ Bồ ðề cho ngựa ông ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
nói về quân khởi nghĩa của Lê Lợi ñã về Bồ ðề (Gia Lâm, ðông Quan) vào
cuối năm 1427. Liên quan ñến việc phản ánh các nhà tù của thực dân Pháp tù
ñày các chiến sĩ cách mạng Việt Nam thì có các ñịa danh trong câu:
Ngó ra Phú Quốc, ngó lại Côn Lôn
Gió rao rao sóng bủa hết hồn
Bền gan sắt ñá trừ phường tà gian.
- Căn cứ vào thời ñiểm cụ thể của sự kiện lịch sử ñã xảy ra.
Các bài ca dao ñược xác ñịnh theo ngày tháng ñược ghi cụ thể (thường là
âm lịch). ðó là những ngày hội, ngày giỗ, những năm tháng khó quên trong
ký ức của nhân dân: hội ðền Hùng
Dù ai ñi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
Và :
Nhâm Ngọ thì có sao ñuôi,
ðến năm Quý Mùi giặc liền phá ra.
Nhà vua thân với Lãng Sa,
ðể Tây ăn cướp trứng gà An Nam.
Nói về sao chổi năm 1882 (ñiềm không tốt) năm 1883 giặc Pháp ñánh cửa biển
Thuận An (Huế). Hay nói về ngày thương binh liệt sĩ bắt ñầu từ 27/7/1947 của
nước ta.
Dù ai ñi ñông về tây,
Hăm bảy tháng bảy nhớ ngày thương binh.
ðây là những căn cứ chính có thể ñược dùng làm tiêu chí ñể xác ñịnh ca
dao Việt Nam về lịch sử. Trong một câu ca dao, các tiêu chí ñó thường ñược
kết hợp với nhau ñể phản ánh về một sự kiện, một hiện tượng hoặc một hay
nhiều nhân vật lịch sử có liên quan, trong ñó việc kết hợp giữa sự kiện, hiện
tượng lịch sử với nhân vật lịch sử là chính, là hữu cơ, cần thì có thêm thời
ñiểm, ñịa danh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Ai lên Biện Thượng Lam Sơn,
Nhớ vua Thái Tổ chặn ñường quân Minh.
phản ánh sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn với Lê Thái Tổ có ghi thêm ñịa danh.

Khách cười, Tây khóc, Nhật no,
Việt Nam ñộc lập nằm co chết ñường.
Phản ánh nhiều sự kiện lịch sử của nước ta trong thời gian cuối năm 1944 ñầu
1945 về chính trị, kinh tế, xã hội rất phức tạp.
1.1.2 Vấn ñề ca dao về lịch sử từ góc nhìn thể loại.
Ca dao dân ca Việt Nam cũng như các loại hình nghệ thuật khác ñược sáng

tạo nên do nhu cầu của hiện thực ñời sống lịch sử, xã hội của các thành phần cư
dân trên lãnh thổ Việt Nam qua các thời ñại. Mặt khác nó cũng nằm trong quỹ
ñạo sáng tạo nghệ thuật của loại hình trữ tình dân gian các dân tộc trên thế giới.
Những sáng tác trữ tình dân gian mà trong ñó ca dao có mối quan hệ với
thực tại khác hẳn các thể loại tự sự, và dùng những biện pháp khác ñể truyền
ñạt cái thực tại ấy. ðối tượng của nó là con người, hiện thực, là cuộc sống và
những cảm xúc của con người hiện thực. Những sáng tác trữ tình dân gian mà
ñiển hình là ca dao phản ánh thế giới nội tâm của con người, phạm vi hiện thực
bị lôi cuốn vào sáng tác nghệ thuật. Thực tại mà thơ ca trữ tình chiếm lĩnh bao
gồm lĩnh vực ñời sống lịch sử của nhân dân, ñời sống chính trị. Nhân dân
không chỉ miêu tả biến cố trong lịch sử vào ca dao mà còn biểu thị thái ñộ ñánh
giá ñối với biến cố ấy.
Về bản chất nghệ thuật có thể thấy thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ, là
tiếng hát trữ tình của con người, là tấm gương ñể phản chiếu tâm hồn dân tộc.
Ý nghĩa cơ bản nhất của thơ ca trữ tình là biểu ñạt ñời sống tình cảm, cảm xúc
của nhân dân. Bản chất nghệ thuật của ca dao chính là thơ ca trữ tình. Ca dao
diễn tả ñược tâm trạng , biểu hiện tình cảm trong quan hệ gia ñình: người mẹ,
người chị; trong quan hệ xã hội ñó là tình cảm, cách ñối xử giữa con người với
con người; trong tình bạn, tình yêu ñó là quan hệ tình bạn, tình yêu. Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
giống với thơ trữ tình trong văn học viết mang dấu ấn của tác giả còn ca dao thì
có ñiều ñó vì nó là tình cảm, cảm xúc của một tập thể, một cộng ñồng. F.
Hêghen ñã nhận xét: “Thơ ca dân gian hợp thành một trong những dòng chính
của thơ trữ tình” và “Bài hát dân gian dù có biểu hiện một nội dung cô ñọng
nhất cũng không cho ta thấy, qua cái biểu ñạt ấy, một cá nhân riêng biệt. Ở ñây
cá nhân còn gắn bó không tách rời cộng ñồng Với tư cách là chủ thể trữ tình,
cái tiếng nói qua ñó (qua ca dao) biểu hiện cảm hứng trữ tình của ñời sống dân
tộc”.[9] Khá nhiều những ý kiến ñã ñánh giá cao giá trị nhiều mặt của thơ ca

dân gian. “Thơ cổ ñiển có những ưu ñiểm lớn lao khác nhưng chưa dễ trong
thơ cổ ñiển ñã có ñược cái chất tâm hồn người mới cày xới lên, còn tươi rói,
bốc hơi chảy máu.” [4]
Như thế với bản chất xã hội, bản chất nghệ thuật ca dao về lịch sử có phải
là thơ ca trữ tình hay không? Chắc chắn câu trả lời là có bởi ca dao về lịch sử
mượn sự kiện lịch sử ñể bày tỏ nỗi lòng, phản ánh thực tại xã hội:
Vạn Niên là Vạn Niên nào,
Thành xây xương lính hào ñào máu dân.
ñã phản ánh tình trạng tiêu pha lãng phí vô ñộ của Tự ðức - ông vua ñã cắm ñất
xây lăng Vạn Niên hao tổn rất nhiều nhân lực, vật lực. Hay khi phong trào khởi
nghĩa Tây Sơn lan rộng ra cả nước rất nhanh chóng, nhân dân Thanh Hóa ñã
lưu truyền câu ca dao là lời kêu gọi thanh niên gia nhập nghĩa quân:
Anh ñi theo chúa Tây Sơn,
Em về cày cuốc mà thương mẹ già.
Tuy nhiên, trên thực tế các thành tựu nghiên cứu từ trước tới nay về ca dao về
lịch sử chưa từng trả lời câu hỏi: ca dao về lịch sử trong sự khu biệt với vè lịch
sử. Vè là một thuật ngữ văn học dân gian có liên quan với từ vè trong “vần vè”.
Vè có nghĩa là tiếng nói có vần. Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ giàu thanh ñiệu.
Nhân dân ta trong lời ăn tiếng nói hàng ngày lại thích dùng những câu văn nhịp
nhàng, ñối xứng, thích nói ví von. Cho nên bên cạnh lối tự sự bằng văn xuôi ñã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
xuất hiện lối tự sự bằng văn vần. Vè xuất hiện ñể kể chuyện một cách có vần
nhịp, khi tác giả dân gian thấy kể chuyện bằng văn xuôi chưa ñáp ứng ñầy ñủ
ñược cho việc biểu hiện nội dung của vấn ñề muốn nêu lên. Vè là một thể loại
văn vần dân gian ñược nhân dân sử dụng ñể ghi chép có kèm theo bình luận về
thời sự ñịa phương hoặc biến cố lịch sử. Vè ít nhiều giống như phóng sự, kí sự,
bút kí trong văn học thành văn. Vè ñược xem là thứ “báo chí” dân gian. Căn cứ
vào chủ ñề, có thể chia vè thành hai loại chính: vè thế sự và vè lịch sử. Vè lịch

sử có ñiểm giống truyền thuyết lịch sử - một thể loại có sự phản ánh sự kiện,
nhân vật lịch sử thông qua hư cấu “thơ và mộng” (lời của thủ tướng Phạm Văn
ðồng). Vè lấy ñề tài ở những sự kiện lịch sử nhưng thường vượt ra khỏi phạm
vi ñịa phương nên vè ñược phổ biến rất rộng rãi ở nhiều nơi trong nước. Sự
kiện lịch sử lùi dần vào quá khứ, nhưng vè lịch sử có tác ñộng mạnh ñến ñời
sống văn hóa dân tộc cho nên nó tồn tại lâu dài trong kí ức nhân dân. Vè lịch sử
ñược sáng tác sau sự kiện lịch sử có thể xảy ra tương ñối lâu và những người
sáng tác chắc là những người chứng kiến những sự kiện lịch sử ñó. Trong vè
lịch sử thường hòa quyện hai yếu tố: sự chân thực lịch sử và sự hư cấu thần kì.
Người sáng tác không phải là nghệ sĩ hoặc trí thức dân gian ñứng về phía nhân
dân. Qua vè lịch sử chúng ta nhận diện thấy bóng dáng của hai loại anh hùng
lịch sử: anh hùng nông dân khởi nghĩa và sĩ phu chống Pháp. Hình tượng ñiển
hình của người nông dân khởi nghĩa chống chế ñộ phong kiến thối nát ñó là
chàng Lía, trong bài vè người kể khẳng ñịnh:
Truyện chàng Lía nay kể như y,
Giúp vui cô bác những khi việc rồi.
ðầu ñuôi có thế mà thôi,
Xin chào chư vị, quê tôi, tôi trở về.
Chàng Lía sinh ra chỉ biết mẹ không biết cha:
Giậm chân ba tiếng kêu trời,
Thân tôi có mẹ suốt ñời không cha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Cuối cùng, Lía không chỉ cướp của nhà giàu chia cho người nghèo mà còn
ñánh tan cả quân chúa Nguyễn ở Quy Nhơn:
Lừng danh chàng Lía tài cao,
Thâu ñược thành nọ tiếng hào ñồn ran.
Vỗ về chiêu dụ trăm dân,
Trước sau yên ổn mười phần làm ăn.

Những diến biến trong cuộc ñời chàng Lía là hình ảnh thu nhỏ của lịch sử xã
hội Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII. Câu chuyện “ñược kể như y” trong vè chàng
Lía là cuộc tập dượt cho sự thắng lợi của người anh hùng áo vải Quang Trung,
Nguyễn Huệ sau này. Những bài vè lịch sử có sự gia công về xây dựng cốt
truyện, gọt giũa câu thơ. Vè sử dụng yếu tố chủ ñạo là tự sự. Bên cạnh ñó vè
cũng sử dụng yếu tố trữ tình xen lẫn trong mạch tự sự. Có thể thấy vè là thể loại
văn học dân gian rất gần gũi với các thể loại văn học dân gian khác. Nó giống
truyền thuyết bởi sự gắn bó với các nhân vật và sự kiện lịch sử, giống thần
thoại ở nét siêu phàm của hành ñộng nhân vật và các sự kiện lịch sử, giống với
cổ tích ở cốt cách kể chuyện, giống với ca dao, dân ca ở hình thức thơ và
phương thức diễn xướng Nhưng vè phân biệt với các thể loại văn học dân gian
khác ở tính “khẩu báo” mạnh và tính chiến ñấu cao của nó. Trong vè bao giờ
cũng có hiện lên nhân vật thứ ba là người kể chuyện.
Còn trong ca dao cũng có yếu tố tự sự nhưng là tự sự trữ tình. Cũng là câu
chuyện song không ñi vào mở ñầu cho ñến kết thức, mà kể chuyện ñể rồi nhân
vật bộc lộ tâm trạng , tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Bài ca dao:
Sáng ngày tôi ñi hái dâu,
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.
Hai anh ñứng dậy hỏi han,
Hỏi rằng cô ấy vội vàng ñi ñâu.
- Thưa rằng tôi ñi hái dâu
Hai anh mở túi ñưa trầu cho ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
-Thưa rằng bác mẹ tôi răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
thì sáu câu ñầu là câu chuyện, có sự việc, có nhân vật, tưởng như là một lời kể.
Song hai câu cuối mang ý nghĩa sâu sắc: là nét kín ñáo gìn giữ của cô gái. Yếu
tố tự sự trữ tình trong ca dao người Việt thể hiện trong thời gian ước lệ, hoàn

cảnh phù hợp với mọi ñối tượng, và ñặc biệt ñể chỉ tình cảm, cảm xúc của chủ
thể trữ tình nói chung. Như vậy, trong ca dao nói chung và ca dao về lịch sử nói
riêng nội dung vẫn thiên về biểu hiện lòng người. Những bài ca dao có liên
quan ñến lịch sử ấy vẫn mang phong cách , thi pháp của ca dao. Với thể loại vè,
ca dao có liên quan ñến lịch sử có ñiểm giao thao gặp gỡ nhau về ñề tài, chủ ñề
về nhân vật, sự kiện lịch sử. Về chức năng sinh hoạt thực hành về cơ bản vè có
tính chất phản ánh còn ca dao là biểu hiện. Phương thức diễn xướng: vè chỉ ñể
kể còn ca dao nói chung cũng như ca dao về lịch sử có thể hát, kể. Còn về thi
pháp: kết cấu vè là kết cấu trần thuật, còn ca dao là kết cấu ñối ñáp, Nhân vật
trữ tình trong vè là chủ thể, người chứng kiến sự việc ghi lại còn ca dao nhân
vật trữ tình là khách thể không cụ thể là ai, thời gian không gian của ca dao
không phải là thời gian không gian của lịch sử Như vậy, cần phân biệt vè lịch
sử với ca dao về lịch sử từ góc nhìn thể loại.
ðề tài của luận văn này chúng tôi kế thừa những công trình nghiên cứu có
trước. Xác ñịnh ca dao trong nhóm ca dao thường gọi là “ca dao về lịch sử”,
xác ñịnh những ñiểm chung, riêng, những nét ñặc thù ñể thấy nó là một biệt
loại.
1.2 ðịnh lượng về lịch sử trong kho tàng ca dao người Việt.
1.2.1 Vấn ñề nghiên cứu ca dao về lịch sử trong kho tàng ca dao của người
Việt.
Khai thác nội dung lịch sử trong văn học dân gian là công việc người xưa
vẫn làm. Ngô Sĩ Liên sử dụng các truyền thuyết thời kì dựng nước ñể viết phần
ngoại kỷ của ðại Việt sử kí toàn thư, các gia sử triều Nguyễn cũng sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
chất liệu văn học dân gian ñể viết phần tiền biên trong Việt sử thông giám
cương mục. Nhưng việc làm ñó rất khó và có nhiều ñiều cần bàn về nội dung
và phương pháp luận. Trong cuốn Việt Nam phong sử tác giả Nguyễn Văn Mại
có ý thức “lấy phong dao làm gương sáng mà chiếu tinh thần quốc sử, lại lấy

quốc sử làm căn bản ñể cắm cái hoa lá phong dao”. [21] Nguyễn Văn Mại ñã
cố gán ghép các câu ca dao vào từng thời kì lịch sử từng sự kiện và nhân vật
lịch sử từ Kinh Dương Vương cho ñến nhà Nguyễn. Trong những bài ca dao
ñược Nguyễn Văn Mại giải thích như là sự phản ánh của các sự kiện lịch sử
nhất ñịnh, thực ra có nhiều câu chỉ là liên tưởng xa xôi, không có cơ sở vững
chắc. Và sự liên tưởng này thường xuất phát từ sự tương ứng ngẫu nhiên giữa
hình ảnh của bài ca dao với một sự kiện lịch sử nào ñó. Có khi chỉ là hiện
tượng phổ biến trong ñời sống lại ñược ông ñã gán cho một ý nghĩa:
Thương chồng nên phải gắng công,
Nào ai xương sắt da ñồng chi ñây.
ông viết “Bà Trưng là ñàn bà, vì chồng mà báo thù, ñánh ñuổi Tô ðịnh, thực là
gan vàng dạ sắt”. Thực chất ở ñây chỉ nói về người phụ nữ lao ñộng Việt Nam,
có lẽ có cách hiểu ấy là do có sự tương ứng về mặt hình ảnh. Còn câu:
Hoa thơm thơm lạ thơm lùng,
Thơm cành thơm rễ, người trồng cũng thơm.
lại ñược Nguyễn văn Mại giải thích: “vua Lí Huệ Tông thấy con gái thuyền
chài có sắc ñẹp mà lấy, rồi cả họ Trần cũng ñược hiển quý. ðó chỉ là vua Lí
Huệ Tông say ñắm vì sắc hoa”. Có lẽ trong những trường hợp này, nhà nho ñã
mượn ca dao ñể nói lên ý kiến của riêng mình nên nội dung bài ca dao ñược lí
giải chưa hợp lí.
Thế nhưng thực tế, di sản ca dao có những bài khách quan phản ánh các
hiện tượng lịch sử ñáng tin cậy.
Cự An thì có thành Dền,
Hạ Lôi thì có ngôi ñền thờ vua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Lạc Hồng xây ñắp nền xưa,
Hà Dền công ñức nghìn thu vẫn còn.
Làng Cự An, xã Tam ðồng huyện Mê Linh (Hà Nội) còn di tích thành Dền do

quận Hai Bà Trưng ñắp. Làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh có ñền thờ
Trưng Trắc. ðối chiếu các ñịa danh, sự kiện trên với các hiện thực lịch sử chắc
chắn kết luận ñược bài ca dao này phản ánh và ca ngợi cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng vào thế kỉ I ñầu Công nguyên. Bài ca dao quen thuộc:
Ru con con ngủ cho lành,
Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi ñánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng,
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ñi quân.
Bài ca dao này chắc chắn nói lên tình cảm và sự hưởng ứng của nhân dân với
cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vào thế kỉ thứ III. Hay cảm quan lịch sử của nhân dân
không chỉ ở sự ngợi ca mà còn là sự phê phán:
Tằm sao tằm chẳng ăn dâu,
Tằm ñòi ăn ruộng, ăn trâu, ăn nhà.
Nhiều người cho rằng bài ca dao phê phán việc Lê Thái Tông ñánh thuế nặng
vào các bãi dâu.
1.2.2 Phân loại ca dao về lịch sử :
Trong các công trình nghiên cứu về ca dao có liên quan ñến lịch sử của những
người ñi trước chúng tôi nhận thấy:
Công trình của nhà nghiên cứu Võ ðình Hường - Ca dao của người Việt
về lịch sử - Nhà xuất bản ðại học quốc gia , Năm 2001 ñã khảo sát từ Kho
tàng ca dao của người Việt, tác giả Nguyễn Xuân Kính, Phan ðăng Nhật, Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin, 2001, ông ñã chọn ra 75 bài ca dao có liên quan
ñến lịch sử. Tiếp ñến, năm 2009, công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Nghĩa Dân - Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao - Nhà xuất bản Thanh
Niên ñã dựa trên 75 bài ñã chọn của tác giả Võ ðình Hường, ñồng thời ông ñã

sưu tầm thêm 176 bài ca dao có liên quan ñến lịch sử.
Kế thừa các công trình ñã nghiên cứu trong khuôn khổ ñề tài này chúng tôi
tiến hành khảo sát 251 bài ca dao có liên quan ñến lịch sử. Chúng tôi nhận thấy
ñể làm rõ ñược ca dao có liên quan ñến lịch sử dưới góc nhìn thể loại cần ñược
phân chia thành các tiểu nhóm các bài ca dao về ñề tài lịch sử:
- Các bài ca dao có liên quan ñến các sự kiện dựng nước của dân tộc.
- Các bài ca dao có liên quan quá trình giữ nước của dân tộc.
- Các bài ca dao phản ánh quá trình ñấu tranh giữa các tầng lớp, bộ phận
trong xã hội phong kiến.
Tiểu kết chương 1: Như vậy, một nhóm ca dao gọi là ca dao về lịch sử trong ca
dao nói chung ñã phản ánh những sự kiện lịch sử, những biến cố lịch sử. Mà
những sự kiện, biến cố ấy trong lịch sử có ít nhiều ảnh hưởng ñến ñời sống
nhân dân ñương thời, từ ñó ñể “biểu hiện trong lòng người”. Sáng tỏ ñược ñặc
ñiểm này chính là chúng ta ñã tìm hiểu ca dao về lịch sử từ góc nhìn thể loại ñể
vừa tìm ñược những ñiểm tương ñồng cũng như ñặc thù của ca dao về lịch sử.
Cho ñến hiện nay bộ phận ca dao này vẫn tồn tại trong kho tàng ca dao người
Việt và có ý nghĩa sâu sắc về cả nội dung và nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
CHƯƠNG 2: NHỮNG ðẶC ðIỂM CỦA CA DAO VỀ LỊCH SỬ TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG.
Nhà văn Gôgôn nói về dân ca Nga: “Dân ca là lịch sử nhân dân sinh
ñộng, sáng lạn, ñầy màu sắc và sự thật phơi bày toàn bộ cuộc sống của nhân
dân Phía dưới dân ca là những túp nhà nông dân dựng bằng gỗ thông trên
khắp nước Nga. Phía dưới dân ca là những viên gạch chuyền từ tay người này
qua tay người khác và những thành thị mọc lên như nấm. Phía dưới dân ca là
những người phụ nữ nông dân, con người Nga chào ñời, kết hôn và mai táng ”
[34] Nhà văn ñã khẳng ñịnh chất hiện thực sinh ñộng và khả năng biểu hiện

cuộc sống của ca dao dân ca. Nhưng không chỉ dân ca Nga mới phản ánh cuộc
sống “thực hơn sự thực ở ñời” (Vũ Trọng Phụng) mà dường như tất cả những
gì diễn ra hàng ngày của nhân dân lao ñộng Việt Nam ñều có trong ca dao dân
ca. Bởi vậy, bức tranh của xã hội Việt Nam ñược phản ánh khá rõ nét trong ca
dao về lịch sử.
2.1 Tính hiện thực.
Có thể thấy, ñể xác ñịnh thời ñiểm xuất hiện của ca dao về lịch sử thì có
những bài ca dao xuất hiện ngay trong khi một sự kiện lịch sử xảy ra nhưng
cũng có những bài ca dao xuất hiện về sau. Dù xuất hiện cùng lúc với sự kiện
lịch sử xảy ra hay xuất hiện sau ñó, ca dao về lịch sử ñều là sự phản ánh của
những sự kiện lịch sử theo ñặc thù nghệ thuật của ca dao. Như vậy, chúng ta
chỉ có thể thấy ñược nội dung cơ bản của sự kiện lịch sử ñược phản ánh, khác
với truyền thuyết lịch sử hoặc vè lịch sử có khả năng phản ánh chi tiết hơn
nhiều về các sự kiện lịch sử. ðể bàn về nội dung mà văn học dân gian phản
ánh, M.Go-rơ-ki viết: “Từ thời viễn cổ, văn học dân gian luôn là người bạn
ñồng hành khăng khít và ñặc thù của lịch sử”.[6] Trong văn học dân gian Việt
Nam, ý kiến của Go-rơ-ki ñược chứng minh qua nội dung phản ánh của mọi thể
loại, tùy theo ñặc trưng từng thể loại, sự phản ánh ấy có thể khác nhau nhưng
ñều xoay quanh trục thời gian của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong bài viết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
“Văn học dân gian Việt Nam, một biểu hiện ñộc ñáo và xuất sắc sức sống mãnh
liệt của dân tộc”, tác giả Nguyễn Khánh Toàn ñã nêu một quan ñiểm xác ñúng:
“Muốn ñạt tới một sự hệ thống hóa chặt chẽ trong việc lý giải tiến trình phát
triển lịch sử văn học dân gian thì cần nắm vững các cái nút, cái sợ chỉ ñỏ của
con ñường tiến hóa của dân tộc từ cội nguồn tới nay”.[29] Mốc quan trọng của
quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, quá trình ñấu tranh giữa các tầng
lớp, bộ phận phong kiến ñược thể hiện, ñược phản ánh trong các thể loại của
văn học dân gian Việt Nam dựa theo sự phát triển của lịch sử dân tộc qua các

thời kỳ.
2.1.1. Ca dao về lịch sử phản ánh quá trình dựng nước.
Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Khoa khảo cổ
học Việt Nam ñã phát hiện nhiều công cụ thuộc buổi ñầu của thời ñại ñồ ñá cũ
ở núi ðọ (Thanh Hóa) nhờ ñó mà ta biết ñược về giai ñoạn bầy người nguyên
thủy trên ñất nước ta và tổ chức xã hội ñang hình thành. Tiếp ñó, con người tiến
vào chế ñộ thị tộc nguyên thủy cách ngày nay khoảng ba bốn vạn năm ñã có kỹ
thuật làm dụng cụ bằng ñá, tre, gỗ, ñất nung dùng vào sinh hoạt săn bắt, hái
lượm. Cùng thời, có các tập ñoàn người nguyên thủy sống ở ven biển với nền
văn hóa Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) biết bắt sò ốc, ñánh cá. Vào thời
ñại ñồ ñồng, cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm, xã hội Việt Nam có bước
nhảy vọt quan trọng với thuật luyện kim. Vào thời ñại ñồng thau phát triển,
nước Văn Lang ñược xây dựng, bắt ñầu thời kỳ Hùng Vương. Tổ chức xã hội
phát triển với nền văn hóa tương ñối cao là kết quả của nền văn minh Sông
Hồng dài hàng nghìn năm. Theo sử cũ và các truyền thuyết, bấy giờ có khoảng
15 bộ lạc Lạc Việt sống ở vùng trung du, ñồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung bộ.
Hàng chục bộ lạc Âu Việt sống ở Việt Bắc, có nhiều nơi người Lạc Việt và Âu
Việt sống xen kẽ với nhau. Trong các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang hùng
mạnh hơn cả, lãnh thổ trải dài từ chân núi Ba Vì ñến sườn núi Tam ðảo, có
Sông Hồng chảy xuyên giữa. Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang ñứng ra thống nhất các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, xưng vua gọi là Hùng Vương, sau
con cháu tiếp tục mang danh hiệu ñó. Họ nói tiếng Việt cổ, sinh sống thành
công xã, ñoàn kết tương thân, tương ái, phát triển nông nghiệp, trồng dâu nuôi
tằm, chăn nuôi, làm các công cụ bằng ñồng, ñúc trống ñồng, mũi tên ñồng, rìu
ñồng, rèn cuốc sắt…
Văn hóa dân gian phát triển trong ñó văn học dân gian cũng hình thành
và phát triển với thần thoại, sử thi, truyền thuyết lịch sử ñặc biệt là truyền

thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ:
Chàng về thiếp một theo mây,
Con thơ ñể lại chốn này ai nuôi.
Và sự ra ñời của nhà nước Văn Lang chính là một bước tiến dài của xã
hội Việt Nam thời cổ ñại. Ngày nay mỗi ñộ xuân về , nhân dân khắp mọi miền
ñất nước lại nô nức kéo nhau về ñất Tổ, thăm ñền Hùng, tưởng niệm các vua
Hùng, con cháu cùng nhau ôn lại dòng dõi con Rồng cháu Tiên. Và ñây cũng là
dịp các cặp tài tử giai nhân hàn huyên tâm sự, cùng chúc nhau giàu sang, sống
lâu mạnh khỏe. Và ca dao về lịch sử ñã ghi lại như sau:
ðến ñây sum họp vui cười,
Trước là lễ Tổ viếng nơi mộ phần,
Sau là tài tử giai nhân,
Hàn huyên kể nỗi kẻ gần người xa.
Gần xa ta cũng một nhà,
Cùng dòng Hồng Lạc cùng là viêm bang.
Chúc rằng phú quý thọ khang,
Tổ cho phúc trạch bình an muôn nhà.
Sơ lược quá trình hình thành và phát triển thời kỳ tiền sử và bước vào
lịch sử của dân tộc Việt Nam, có thể thấy “vào thời kỳ Hùng Vương dựng nước,
xã hội Văn Lang - Âu Lạc không còn là xã hội nguyên thủy mà ñã xuất hiện
trên ñất nước ta một nền văn minh nông nghiệp rực rỡ”, bờ cõi ñược phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×