Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử virus dịch tả vịt tại Việt Nam qua khảo sát các gen UL5, UL32 và DNA polymerase

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 71 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT




Hán Thị Hƣơng




Nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử virus dịch tả
vịt tại Việt Nam qua khảo sát các gen UL5, UL32
và DNA-polymerase





Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30









Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Thanh Hòa





Hà Nội – 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS.Lê Thanh Hòa
- Trƣởng phòng Miễn dịch học - Viện Công nghệ sinh học đã tận tình hƣớng
dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn TS.Lê Thị Kim Xuyến - phòng Miễn dịch
học - Viện Công nghệ sinh học đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn NCS.Tạ Hoàng Long - Giám đốc trung tâm
kiểm nghiêm thuốc thú y trung ƣơng 1 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn sự hỗ chợ kinh phí của đề tài nhánh “Giải mã gen đặc
trƣng xây dựng dữ liệu sinh học phân tử của 5 chủng virus gia cầm quốc gia”
do PGS.TS Lê Thanh Hòa làm chủ nhiệm thuộc đề tài “Ứng dụng kỹ thuật sinh
học phân tử để xây dụng danh mục giống virus gia cầm quốc gia” năm 2011 do

Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y chủ trì nằm trong “Chƣơng trình công
nghệ sinh học Nông nghiệp” của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Em xin chân thành cảm ơn Cơ sở đào tạo Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Ban lãnh đạo Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng các thầy cô
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Em xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cô chú, anh chị
phòng Miễn dịch học, Viện Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giúp đỡ trong
quá trình tiến hành thí nghiệm cũng nhƣ tạo mọi điều kiện để luận văn đƣợc
hoàn thiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ngƣời thân, gia đình và
bạn bè đã luôn khuyến khích, động viên cũng nhƣ chia sẻ những khó khăn
với em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu của mình.

Học viên



Hán Thị Hƣơng





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………….…….i
Mục lục………………………………………………………………………… iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ……………………………… ….…iv
Danh mục các bảng…………………………………………………………… …v
Danh mục các hình…………………………………………………………… …vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giới thiệu về bệnh dịch tả vịt và virus gây bệnh 3
1.1.1. Lịch sử và địa dƣ bệnh 4
1.1.2. Đƣờng xâm nhập, cách lây lan và cơ chế gây bệnh 5
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng 6
1.1.4. Bệnh tích 8

1.1.5. Vaccine phòng bệnh 9
1.2. Sinh học phân tử virus dịch tả vịt 11
1.2.1. Cấu trúc hệ gen của virus dịch tả vịt 11
1.2.2. Sự nhân lên của virus 16
1.3. Tình hình nghiên cứu virus dịch tả vịt trên thế giới và tại Việt Nam 18
CHƢƠNG 2 20
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Vật liệu 20
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp truyền 21
2.2.2. Phƣơng pháp tách chiết DNA tổng số 22
2.2.3. Kỹ thuật PCR 23
2.2.4. Phƣơng pháp tinh sạch sản phẩm PCR 24
2.2.5. Phƣơng pháp giải trình tự 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu sử dụng các phần mềm tin-sinh học 26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Kết quả tiếp truyền virus 28
3.2. Kết quả thu nhận chuỗi gen nghiên cứu 30
3.2.1. Kết quả thu nhận chuỗi gen DNA-polymerase và giải trình tự 30
3.2.2. Kết quả thu nhận chuỗi gen helicase (UL5) và giải trình tự 32
3.2.3. Kết quả thu nhận chuỗi gen kháng nguyên (UL32) và giải trình tự 35
3.3. Kết quả phân tích, so sánh thành phần gen của các chủng virus dịch tả vịt
Việt Nam với các chủng của thế giới dựa trên gen UL5 và UL32 39
3.3.1. Kết quả phân tích gen UL5 40
3.3.2. Kết quả phân tích gen UL32 46
3.4. Bàn luận chung 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC……………………………………………… ………………… 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
bp
base pair
Cặp bazơ
cDNA
complementary DNA
DNA bổ sung
Da
dalton

DEV
Duck Enteritis Virus
Virus gây bệnh dịch tả trên vịt
DNA
Deoxyribonucleic acid
Axit deoxyribonucleic
kDa
kilo dalton


nm
nanometer

ORF
Open Reading Frame
Khung đọc mở
RNA
Ribonucleic Acid
Axit ribonucleic
PCR
Polymerase chain reaction
Phản ứng trùng hợp chuỗi gen
UL
Unique long
Vùng dài
US
Unique short
Vùng ngắn
UTR
Untranslated region
Vùng không mã hóa
IRS
short internal repeat
vùng lặp ngắn trong
TRS
short terminal repeat
vùng lặp ngắn cuối





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Thành phần phản ứng PCR và chu trình nhiệt trong nghiên
cứu sinh học phân tử virus dịch tả vịt.
23
Bảng 2.2
Các cặp mồi (primer) đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
23
Bảng 3.1
Kết quả tiếp truyền virus cƣờng độc dịch tả vịt trên vịt
27
Bảng 3.2
Danh sách các chủng Dịch tả vịt của Việt Nam và thế giới sử
dụng trong phân tích so sánh
39
Bảng 3.3
Tỷ lệ (%) đồng nhất về nucleotide (trên đƣờng chéo) và
tƣơng đồng về amino acid (dƣới đƣờng chéo) của gen UL5
của chủng DTVCDKN (Việt Nam) với chủng DTVVXKN
(Việt Nam) và 07 chủng DTV của thế giới

44

Bảng 3.4

Tỷ lệ (%) đồng nhất về nucleotide (trên đƣờng chéo) và
tƣơng đồng về amino acid (dƣới đƣờng chéo) của gen UL32
của chủng DTVCDKN (Việt Nam) với chủng DTVVXKN
(Việt Nam) và 07 chủng DEV của thế giới

50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Triệu chứng vịt bị bệnh dịch tả
8
Hình 1.2
Bệnh tích vịt bị bệnh dịch tả vịt
9
Hình 1.3
Cấu trúc không gian của Herpesviruses
11
Hình 1.4
Cấu tạo hạt virus dịch tả vịt
12
Hình 1.5
Chu trình nhân lên của Herpesvirus trong tế bào vật chủ

18
Hình 3.1
Triệu chứng và bệnh tích vịt bệnh dịch tả vịt
28
Hình 3.2
Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên thạch
agarrose 1%
29
Hình 3.3
Trình tự gen DNA-polymerase của chủng DTVCDKN
30
Hình 3.4
Trình tự gen DNA-polymerase của chủng DTVVXKN
31
Hình 3.5
Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên thạch
agarrose 1%
32
Hình 3.6
Trình tự gen UL5 của chủng DTVCDKN
33
Hình 3.7
Trình tự gen UL5 của chủng DTVVXKN
34
Hình 3.8
Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên thạch
agarrose 1%
35
Hình 3.9
Trình tự gen UL32 của chủng DTVCĐKN

36
Hình 3.10
Trình tự gen UL32 của chủng DTVVXKN
37
Hình 3.11
Kết quả so sánh thành phần nucleotide của các chủng dịch
tả vịt Việt Nam với các chủng của thế giới dựa trên gen
Helicase (UL5)
42
Hình 3.12
Kết quả so sánh thành phần amino acid của các chủng
dịch tả vịt Việt Nam với các chủng của thế giới dựa trên
gen Helicase (UL5)
43
Hình 3.13
Kết quả so sánh thành phần nucleotide của các chủng dịch
tả vịt Việt Nam với các chủng của thế giới dựa trên gen
kháng nguyên (UL32)
48
Hình 3.14
Kết quả so sánh thành phần amino acid của các chủng
dịch tả vịt Việt Nam với các chủng của thế giới dựa trên
gen kháng nguyên (UL32)

49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẶT VẤN ĐỀ


Dịch tả vịt (duck plague) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan
nhanh, gây bệnh cho nhiều loài thuỷ cầm, trƣớc hết là loài vịt, ngỗng, ngan,
thiên nga, ở hầu hết mọi lứa tuổi từ vài ngày cho đến vài tháng tuổi, thậm chí
ở vịt giống nuôi hàng năm (Wobeser, 1997), gây nhiều thiệt hại cho ngành
chăn nuôi trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam.
Virus dịch tả vịt (duck enteritis virus-DEV) là thành viên của họ
Herpesviridae, có hệ gen là DNA sợi đôi có độ dài khoảng 150-170kb giống nhƣ
nhiều loại virus thuộc họ Herpesviridae khác. Phân bố thành phần nucleotide
trong hệ gen thiên về G+C (Guanine và Cytosine), chiếm tỷ lệ 64,3%, cao hơn
rất nhiều so với các Herpesvirus khác của gia cầm (Gardner và cs., 1993). Mặc
dù cho đến nay, virus gây bệnh dịch tả vịt đƣợc phân nhóm vào dƣới họ
Alphaherpesvirinae (Shawky và Schat, 2002) nhƣng do đặc tính sinh học và
phân loại học của loại virus này còn gặp nhiều vấn đề, nên hiện nay Ủy ban phân
loại virus học quốc tế (ICTV) đã tạm thời xếp vào nhóm virus chƣa xác định cụ
thể thuộc họ Herpesviridae (Fauquet và cs., 2005; Liu và cs., 2008).
Về cấu trúc phân tử, hệ gen của DEV chia làm hai vùng gen quan trọng
hay còn gọi là vùng độc nhất (unique region, U), bao gồm UL (vùng dài) và
US (vùng ngắn), và bao bọc hai đầu của vùng ngắn là hai vùng lặp ký hiệu
IRS và TRS. Vì hệ gen của virus dịch tả vịt tƣơng đối lớn nên đến nay mới
chỉ có một vài hệ gen đƣợc giải mã (Wang và cs., 2011), tuy nhiên một số hợp
phần gen quan trọng đã đƣợc giải mã và phân tích. Trong số các gen của hệ
gen virus dịch tả vịt, ngƣời ta thƣờng sử dụng một số gen đặc thù để làm chỉ thị
phân tử chẩn đoán, giám định và xác định đặc tính sinh học hệ gen virus dịch tả
vịt, trƣớc hết là gen DNA-polymerase (DNA-pol), gen UL32 mã hoá cho
glycoprotein vỏ hay còn đƣợc coi là gen kháng nguyên (Hansen và cs., 2000)
và gen UL5 (Pan và cs., 2008).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Cho đến nay virus dịch tả vịt vẫn diễn biến hết sức phức tạp và gây
nhiều ổ dịch ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Tuy nhiên, tại Việt Nam lại
chƣa có một nghiên cứu đầy đủ nào về đặc tính phân tử, nguồn gốc phả hệ, tính
tƣơng đồng giữa các chủng virus cƣờng độc và các chủng virus vaccine.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử virus dịch tả vịt tại Việt Nam qua
khảo sát các gen UL5, UL32 và DNA-polymerase”.
- Đối tƣợng nghiên cứu:
- Chủng virus cƣờng độc dịch tả vịt do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc
thú y Trung ƣơng cung cấp, đƣợc kí hiệu là DTVCDKN.
- Chủng virus nhƣợc độc vaccine do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú
y Trung ƣơng cung cấp, đƣợc kí hiệu là DTVVXKN.
- Mục tiêu của đề tài là: Giải mã các gen UL5, UL32 và DNA-polymerase
của chủng virus cƣờng độc và nhƣợc độc vaccine tại Việt Nam; phân tích và
so sánh đặc điểm sinh học phân tử với các chủng của thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về bệnh dịch tả vịt và virus gây bệnh
Dịch tả vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh của loài
thuỷ cầm do một loại Herpesvirus thuộc họ Herpesvirideae gây ra với đặc
điểm là xuất huyết nội tạng và ỉa chảy nặng nề (Nguyễn Đức Hiền, 1999;
Pritchard và cs., 1999).
Dịch tả vịt (duck plague) còn có tên gọi khác nhƣ viêm ruột truyền nhiễm ở
vịt (duck enteritis), nhiễm herpes loài vịt (anatid herpes) là bệnh truyền nhiễm cấp
tính, rất ít khi xảy ra mãn tính, lây lan nhanh gây bệnh cho nhiều loài thuỷ cầm,

trƣớc hết là loài vịt, ngỗng, ngan, thiên nga và hầu hết các loài thuộc bộ
Anseriformes, họ Anatidae, ở hầu hết mọi lứa tuổi từ vài ngày cho đến vài tháng
tuổi, thậm chí ở vịt giống nuôi hàng năm (Wobeser, 1997). Tác nhân gây bệnh là
một loại Herpesvirus, thuộc dƣới họ Alphaherpesvirinae, nằm trong họ
Herpesviridae.
Virus dịch tả vịt (duck enteritis virus-DEV) hay anatid herpesvirus 1
(AnHV-1), là thành viên của họ Herpesviridae, trong đó có nhiều loại
Herpesvirus gây bệnh trên ngƣời, điển hình là Herpes simplex virus type 1
(HSV-1). Về hình thái và cấu tạo tất cả mọi Herpesvirus đều giống nhau, đều
có lớp vỏ bọc ngoài cùng mẫn cảm với ether và chloroform. Herpesvirus là
loại virus DNA, có hệ gen là DNA sợi đôi có độ dài khoảng 150-170kb giống
nhƣ nhiều loại virus thuộc họ Herpesviridae khác. Phân bố thành phần
nucleotide trong hệ gen thiên về G+C (Guanine và Cytosine), chiếm tỷ lệ
64,3%, cao hơn rất nhiều so với các Herpesvirus khác của gia cầm, ví dụ nhƣ
virus gây bệnh Marek chẳng hạn, hay virus gây bệnh viêm thanh khí quản
truyền nhiễm (Gardner và cs., 1993).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Virus gây bệnh dịch tả vịt gồm duy nhất một serotype, nhƣng có nhiều
chủng có độc lực khác nhau tồn tại trong tự nhiên, một số chủng có độc lực cao,
một số có độc lực trung bình và còn lại là các chủng có độc lực thấp (Nguyễn Nhƣ
Thanh và cs., 2001).
Mặc dù cho đến nay, virus gây bệnh dịch tả vịt đƣợc phân nhóm vào
dƣới họ Alphaherpesvirinae (Shawky và Schat, 2002), nhƣng do đặc tính sinh
học và phân loại học của loại virus này còn gặp nhiều vấn đề, nên hiện nay Ủy
ban phân loại virus học quốc tế (ICTV) đã tạm thời xếp vào nhóm virus chƣa
xác định cụ thể thuộc họ Herpesviridae (Fauquet và cs., 2005).
1.1.1. Lịch sử và địa dư bệnh

Bệnh dịch tả vịt xuất hiện từ rất sớm vào năm 1923 tại Hà Lan ở một
đàn vịt nhà với triệu chứng ủ rũ, khát nƣớc và chết sau 1 ngày. (Baudet, 1923)
khi nghiên cứu về bệnh này không tìm thấy vi khuẩn nhƣng đã gây đƣợc bệnh
cho vịt khỏe bằng nƣớc chiết phủ tạng của vịt ốm sau khi qua nến lọc
Chamberland L
3
. Sau đó ông tiếp tục gây bệnh cho thỏ và gà nhƣng không
thành công. Ông kết luận có thể nguyên nhân do một loại virus (Trần Minh
Châu, 1987).
Năm 1930, bệnh xảy ra tại Hà Lan ở một đàn vịt 150 con. Năm 1942,
dịch lại tái phát ở Hà Lan làm chết 2600 vịt. Vịt ốm ỉa phân xanh, mổ khám
vịt chết thấy xuất huyết cơ tim, cuống mề, tá tràng, viêm kiểu bạch hầu ở
cuống họng và lỗ huyệt. Lần này, (Boss, 1943) đã phân lập ra virus, cấy
truyền 18 đời trên vịt và giữ đƣợc chủng virus này. Năm 1949, Jansen và
Kunst đã đề nghị gọi tên bệnh là dịch tả vịt, tên tiếng anh là duck enteritis hay
duck plague và virus gây bệnh là Duck virus enteritis (DVE) (OIE, 2000)
Tại Châu Âu, bệnh dịch tả vịt đã đƣợc phát hiện ở Bỉ năm 1964. Năm
1970, phát hiện bệnh dịch tả vịt ở Pháp, Anh. Tiếp theo, Bela Toth và
Voxapeer công bố bệnh dịch tả vịt ở Đức (Trần Minh Châu, 1980).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Tại Mỹ, bệnh dịch tả vịt cũng đƣợc phát hiện năm 1967 và 1984
(Leibovitz và Hwang, 1967 ; Brand và Docherty, 1984; Janson, 1968).
Tại Châu Á, năm 1944 bệnh xảy ra ở Ấn Độ và tái phát năm 1963.
Năm 1968, bệnh dịch tả vịt xảy ra ở Trung Quốc. Năm 1976 - 1977, bệnh đã
phát ra ở Thái Lan gây thiệt hại lớn tới 650.000 vịt (Vorapee, 1978).
Ở Việt Nam, bệnh đƣợc phát hiện lần đầu tiên ở Cao Bằng vào năm
1963 làm thiệt hại trên 3000 vịt. Bệnh tiếp tục lan rộng và có mặt ở hầu khắp

các tỉnh thành trong cả nƣớc. Theo thống kê của OIE (2006): Việt Nam là một
trong những nƣớc bị bệnh dịch tả vịt hoành hành dữ dội nhất. Năm 1999,
bệnh đã làm chết 51.752 trong tổng số 123.851 vịt. Năm 2000, có 2.964 vịt
chết vì bệnh dịch tả vịt trong tổng số 6.747 vịt. Năm 2001 phát hiện có 24.478
vịt chết trong 46.993 vịt và năm 2002 số vịt chết vì bệnh dịch tả vịt là 15.680.
Năm 2008, bệnh tả ở vịt đang bùng phát mạnh và lan ra diện rộng ở nhiều địa
phƣơng của tỉnh Phú Yên nhƣ Tuy An, Tây Hòa, Phú Hòa.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy trong những năm gần đây bệnh
dịch tả vịt xảy ra nhiều và trầm trọng hơn ở các nƣớc châu Á, làm ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế và đời sống của ngƣời chăn nuôi.
1.1.2. Đường xâm nhập, cách lây lan và cơ chế gây bệnh
Trong tự nhiên, đƣờng xâm nhập chủ yếu của virus dịch tả vịt là
đƣờng tiêu hoá. Vịt bệnh bài xuất căn bệnh theo phân, nƣớc mắt, nƣớc mũi
làm ô nhiễm thức ăn nƣớc uống và bệnh lây lan sang vịt khoẻ và các động vật
cảm nhiễm khác (Jansen,1964). Bệnh lây lan rất nhanh và mạnh theo phƣơng
thức truyền lây gián tiếp nhƣng phƣơng thức truyền lây trực tiếp từ mẹ sang
con cũng có thể xảy ra (Burgess và Yuill, 1981).
Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh bằng cách tiêm dƣới da, bắp
thịt, tiêm tĩnh mạch hoặc nhỏ mũi hỗn dịch có chứa virus cƣờng độc dịch tả vịt.
Phương thức truyền lây của virus dịch tả vịt:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


- Lây qua thức ăn, nƣớc uống bị nhiễm mầm bệnh
- Lây qua đƣờng hô hấp do hít thở
- Lây qua trứng (chủ yếu ở vịt trời). Còn vịt ta do độc lực virus cao nên
phôi bị chết trƣớc khi nở.
- Vịt trời và ngỗng đều mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Nhƣng cơ thể có sức
đề kháng cao nên không bị chết. Mầm bệnh có ở trong cơ thể vịt trời tồn tại

tới 4 năm. Vì vậy nó là nguồn dịch lƣu cữu và lây lan khắp nơi do sự di
chuyển của nó.
- Vịt ta khi khỏi bệnh đều có miễn dịch, nhƣng vẫn mang mầm bệnh.
Do vậy dễ lây lan sang đàn mới nhập về.
Cơ chế sinh bệnh:
Ở vịt bị nhiễm bệnh, virus có trong máu, các cơ quan phủ tạng, nhiều
nhất ở gan, lách và óc. Tại Việt Nam đã nghiên cứu sự nhân lên của virus ở cơ
thể vịt bị gây nhiễm nhân tạo: Sau khi gây nhiễm virus 24 giờ, vịt còn đang
trong thời kỳ mang bệnh thì virus đã nhân lên, xâm nhập vào máu nhƣng số
lƣợng còn ít. Đến 48 giờ, khi vịt chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi thì virus đã xuất
hiện trong các dịch này. Và đến 72 giờ, khi vịt bị bệnh nặng, bắt đầu ỉa chảy thì
tế bào niêm mạc đƣờng tiêu hoá do virus tác động bị huỷ hoại, tróc ra cùng với
dịch tiết có nhiều virus, theo phân bài xuất ra ngoài (Trần Minh Châu, 1987).
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian nung bệnh đối với bệnh dịch tả vịt là 3 - 4 ngày, có thể dài
hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào bệnh lần đầu tiên xảy ra hay đã từng xảy ra
đối với đàn vịt. Sau khi xuất hiện triệu chứng vịt chết nhanh, đột ngột, tỉ lệ
chết cao. Ở đàn vịt con bệnh thƣờng bắt đầu bằng những dấu hiệu: Nhiều con
tự nhiên lờ đờ, không thích vận động, đi lại khó khăn, không muốn xuống
nƣớc. Ở vịt lớn khi lùa ăn một số con rớt lại sau đàn, uể oải, nằm bẹp trên mặt
đất, cánh sã, đi lại chậm chạp, không bơi lội theo đàn, chân có dấu hiệu liệt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


thân nhiệt cao. Ở đàn vịt đẻ tỉ lệ đẻ giảm, có khi ngừng đẻ hẳn. Vịt bệnh
thƣờng ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh. Vịt rụng lông và trong
đàn vịt nhiều con có tiếng kêu khản đặc (do vòm họng bị tổn thƣơng). Vịt
thƣờng sƣng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ. Lúc đầu chảy nhiều nƣớc mắt làm ƣớt
cả vùng lông dƣới mi mắt. Sau nƣớc mắt đặc lại có màu vàng nhƣ mủ đóng

đầy khoé mắt và có khi làm 2 mi mắt dính lại với nhau, không mở mắt đƣợc,
vịt có thể bị mù. Vịt bệnh có khi khó thở, tiếng thở khò khè. Từ mũi chảy ra
chất niêm dịch lúc đầu trong, sau đặc lại. Nƣớc mũi khô, quánh lại quanh
khoé mũi, lƣỡi bị loét (Hình 1.1). Nhiều con đầu sƣng to, sờ nắn có cảm giác
đầu mềm nhƣ quả chuối chín. Hầu, cổ cũng có thể sƣng do tổ chức liên kết
dƣới da bị phù thũng. Lúc mới bị bệnh, vịt khát nên uống nhiều nƣớc. Sau vài
ngày vịt ỉa chảy, phân rất loãng, có mùi khắm và có màu trắng xanh, hậu môn
bẩn, lông dính bết đầy phân (Nguyễn Nhƣ Thanh và cs, 2001). Vịt bệnh lông
xù, ỉa chảy, phân vàng xanh nhạt, đôi khi lẫn máu. Con vật bỏ ăn nhƣng rất
khát nƣớc.
Ngoài ra, bệnh dịch tả vịt cũng có một số triệu chứng khác đáng chú ý
nhƣ: Vịt sợ ánh sáng, có biểu hiện thần kinh. Vịt tì mỏ xuống đất. Vịt đực bị
sa dƣơng vật, niêm mạc có những vết loét, có khi phủ lớp màng trắng đục.
Vịt đẻ giảm sản lƣợng trứng mạnh (Phạm Quang Hùng, 2003). Sau khi xuất
hiện triệu chứng đƣợc 5 - 6 ngày, vịt bệnh gầy rạc, tứ chi liệt, nằm một chỗ,
rũ cánh, thân nhiệt giảm dần rồi chết. Vịt đẻ mắc bệnh thì sản lƣợng giảm từ
30-60%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


A BA BB

Hình 1.1. Triệu chứng vịt bị bệnh dịch tả.
A: Máu và niêm dịch chảy ra ở mũi; B: Lƣỡi bị loét.
(Nguồn:www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=287&detail=16)

1.1.4. Bệnh tích
Bệnh tích của vịt phụ thuộc vào độc lực của virus gây bệnh, phụ thuộc
vào tuổi và giới tính. Thƣờng những vịt bị bệnh, xác chết gầy, bẩn, da vùng

đầu, cổ, ngực, bụng, đùi xuất huyết lấm tấm. Tổ chức liên kết dƣới da vùng đầu
cổ thuỷ thũng, có dịch trong suốt hơi hồng hoặc hơi vàng. Mổ khám các cơ
quan nội tạng nhƣ gan, lách, thận, cơ tim thì thấy ở các cơ quan này đều biểu
hiện bệnh tích sƣng, tụ huyết hoặc xuất huyết, ở gan có những điểm màu trắng
đục, to bằng đầu đinh ghim hoặc to hơn (Hình 1.2) (Trần Kim Anh, 2004).
Đƣờng tiêu hoá bị xuất huyết nặng, niêm mạc thực quản cuối lƣỡi có
màng giả trắng đóng bựa thành mảng, khi gạt lớp bựa trắng ra, phía dƣới loét
hoặc xuất huyết lấm tấm (Hình 1.2) (Trần Minh Châu 1996).
Các biến đổi bệnh lý cũng thấy ở mắt, mũi, hậu môn, phù nề dƣới da
vùng ngực, trong xoang bụng có chứa nhiều dịch thẩm xuất. Các cơ quan phủ
tạng khác đôi khi cũng xuất huyết nhƣ màng bao tim, cơ tim, lách, gan, thận
và tuyến tụy. Tuy nhiên, ở mỗi lứa tuổi vịt, bệnh lại thể hiện những đặc trƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


riêng: Vịt bố mẹ bệnh tích chủ yếu là ở tuyến ức, xuất huyết mô và tổn
thƣơng bộ máy sinh sản. Còn ở vịt con thì bệnh tích chủ yếu ở các lymphoid
(Nguyễn Đức Hiền, 2005).


















Hình 1.2. Bệnh tích vịt bị bệnh dịch tả vịt
A:Thực quản xuất huyết phủ màng giả ; B: Ruột bị xuất huyết
C: Gan bị xuất huyết ;D: Tim bị xuất huyết
(Nguồn:www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=287&detail=16)

1.1.5. Vaccine phòng bệnh
Biện pháp quan trọng nhất để khống chế dịch bệnh là dùng vaccine tạo
miễn dịch cho đàn vịt. Vaccine phòng bệnh dịch tả vịt có 2 loại: vaccine
nhƣợc độc và vaccine vô hoạt.
- Vaccine nhƣợc độc:
BBB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Virus cƣờng độc dƣới tác động của các yếu tố sinh học: tiêm truyền
nhiều lần qua động vật ít cảm thụ, qua phôi, thì độc lực của virus giảm đi.
Virus vẫn có khả năng nhân lên trong cơ thể vật chủ nhƣng không gây bệnh
nên đƣợc dùng để làm vaccine. Có hai cách để sản xuất vaccine nhƣợc độc,
bao gồm: tiếp truyền giống virus trên phôi và nuôi cấy virus trên môi trƣờng
tế bào xơ phôi gà một lớp. Cả hai loại vaccine trên đều có độ an toàn cao và
hiệu lực tốt, thời gian miễn dịch dài sau khi tiêm vaccine (9 tháng vịt vẫn còn
miễn dịch). Vaccine sử dụng an toàn với cả vịt con một ngày tuổi. Vaccine
đƣợc chế biến dƣới 2 dạng vaccine tƣơi và vaccine đông khô.

- Vaccine vô hoạt:
Để vô hoạt virus dịch tả vịt, trƣớc đây thƣờng dùng hoá chất là formol,
gần đây sử dụng chất BPC (Beta propiolactore). Tại Việt Nam đã chế thử
vaccine vô hoạt nhƣ: vaccine dịch tả vịt gan máu glyxin tím, vaccine formol
gan. Theo OIE, (2000) vaccine vô hoạt tạo đƣợc miễn dịch cho đàn vịt nhƣng
hiệu lực thấp hơn so với vaccine nhƣợc độc, hiện nay vaccine vô hoạt chỉ sử
dụng trong phòng thí nghiệm, chƣa đƣợc áp dụng trong sản xuất.
Những vaccine dịch tả vịt hiện đang được lưu hành ở Việt nam:
1. Vaccine dịch tả vịt nhƣợc độc đông khô do phân việ n thú y miề n
trung - Việ n thú y sản xuất.
2. Vaccine dịch tả vịt nhƣợc độc do Công ty TNHH một thành viên
thuố c thú y trung ƣơng NAVETCO 2 (Thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất.
3. Vaccine dịch tả vịt nhƣợc độc do Công ty TNHH một thành viên
thuố c thú y trung ƣơng NAVETCO 2 (Thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất trên
môi trƣờng tế bào xơ phôi gà một lớp.
4. Vaccine dịch tả vịt nhƣợc độc đông khô Nobilis Duck Plague nhập
khẩu từ Hà Lan.
5. Vaccine dịch tả vịt đông khô Vaxiduk chủng Jansen nhập khẩu từ Pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1.2. Sinh học phân tử virus dịch tả vịt
Virus dịch tả vịt (duck enteritis virus-DEV) hay anatid herpesvirus 1
(AnHV-1), là thành viên của họ Herpesviridae. Tuy nhiên do đặc tính sinh học và
phân loại học của loại virus này còn chƣa thống nhất, nên Tổ chức phân loại thế
giới (ICTV) đã tạm thời xếp virus dịch tả vịt vào nhóm virus chƣa xác định
(unclassified), thuộc họ Herpesviridae (Fauquet và cs., 2005) và cho đến nay vẫn

chƣa thể xếp virus dịch tả vịt vào một chi nào cụ thể (Wang và cs., 2011).






Hình 1.3. Cấu trúc không gian của Herpesviruses
(Nguồn:www.scribd.com/doc/ /Vectơ-liệu-phap-từ-Herpes-Simplex-Virus-H )
Virus dịch tả vịt có chứa hệ gen là DNA sợi đôi có độ dài khoảng 150-170kb
phân bố thành phần nucleotide trong hệ gen thiên về G+C (Guanine và Cytosine),
chiếm tỷ lệ 64,3%, cao hơn rất nhiều so với các Herpesvirus khác của gia cầm
(nhƣ virus gây bệnh Marek, hay virus gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
(Gardner và cs., 1993). Mặc dù cho đến nay, virus gây bệnh dịch tả vịt đƣợc phân
nhóm vào dƣới họ Alphaherpesvirinae (Shawky và Schat, 2002).
1.2.1. Cấu trúc hệ gen của virus dịch tả vịt
Virus dịch tả vịt có kích thƣớc khoảng 160.000bp (Li và cs., 2009; Wu
và cs., 2012), bao gồm hai vùng gen là vùng gen dài (UL) và vùng gen ngắn
(US) với tổng số 78 khung đọc mở (ORF).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Hình 1.4. Cấu tạo hạt virus dịch tả vịt
Ngoài cùng là các protein vỏ, hệ gen là DNA nằm bên trong capsid; chiều mũi tên chỉ
hƣớng sao chép của gen (Liu và cs., 2007; Lian và cs., 2010).

Ở hai đầu hệ gen là hai vùng không mã hóa 5’UTR và 3’UTR. Vùng
không mã hóa 5’UTR có độ dài 5.686 bp, chứa 25 hộp gen TATA, 8 hộp gen

CAAT, một hộp gen GC và 8 trình tự poly A; trong khi vùng không mã hóa
3’UTR chứa 3 hộp gen TATA, 13 hộp gen CAAT, 7 hộp gen GC và 4 trình
tự poly A (Wu và cs., 2012). Các cấu trúc này có vai trò trong việc điều hòa
quá trình phiên mã (Richard và cs., 2008; Wiley và cs., 2009).
Ở hai đầu của vùng gen US có chứa hai vị trí lặp IRS và TRS, tạo nên
cấu trúc hệ gen của DEV là: UL-IRS-US-TRS giống với đặc điểm hệ gen của
các virus thuộc chi Varicellovirus và Iltovirus (Li và cs., 2009). Vùng UL
chứa 65 khung đọc mở, vùng US chứa 11 khung đọc mở, trong khi hai khung
đọc mở còn lại nằm tại hai vùng cấu trúc lặp IRS và TRS (Wu và cs., 2012).
Một trong số các hệ gen đƣợc giải mã toàn bộ là hệ gen của virus dịch
tả vịt chủng Clone-03. Kết quả phân tích cho thấy nó chứa 67 gen có sự tƣơng
đồng cao với hầu hết các thành viên của họ Alphaherpesvirinae, nhƣng lại có
03 gen không giống bất kỳ một Herpesviruses nào (Li và cs., 2009). Trật tự
sắp xếp các gen trong hai vùng gen cũng mang những đặc trƣng riêng. Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


gen trong vùng gen UL có tính chất bảo tồn, giống với các virus khác thuộc
Alphaherpesvirinae, trong khi sự sắp xếp của các gen trong vùng US lại tƣơng
tự nhƣ virus gây bệnh Marek và Herpesviruses ở ngựa (Spatz và cs., 2007; Li
và cs., 2009). Kết quả trên đƣa ra phỏng đoán rằng virus dịch tả vịt (DEV)
thuộc về một chi mới trong phân họ Alphaherpesvirinae (Lee và cs., 2007; Li
và cs., 2009).
Trong số 78 khung đọc mở của virus dịch tả vịt, 24 khung đọc mở có
tính bảo tồn cao, không có bất cứ một thay đổi nào về trình tự amino acid khi
so sánh giữa các chủng với nhau (bao gồm UL7, UL11, UL16, UL26, UL30,
UL44, UL45, UL46, UL8, UL14, UL24, UL32, UL33, UL35, UL38, UL49.5,
UL50, UL51, UL53, US1, US2, US3 and US6); 39 khung đọc mở có sự thay
đổi về trình tự nucleotide và 15 khung đọc mở có xảy ra sự đột biến thêm vào

hoặc mất đi nucleotide. Đặc biệt 5 khung đọc mở UL2, UL12, US10, UL47
và UL41 đƣợc chứng minh là vùng có nhiều thay đổi và quyết định tính độc
lực của virus (Wu và cs., 2012). Các protein sản phẩm của virus dịch tả vịt
đƣợc chia làm hai nhóm chính: nhóm protein cấu trúc tạo nên vỏ capsid của
virus và các protein nền, các protein liên quan đến quá trình sao chép hoặc các
protein xúc tác (Wu và cs., 2012). Các sản phẩm gen liên quan đến quá trình
trao đổi DNA virus và các protein chức năng có sự tƣơng đồng cao về trình tự
giữa các chủng trong liên họ Alphaherpesvirinae (Li và cs., 2009).
Glycoprotein đóng vai trò quan trọng đối với sự xâm nhập của virus vào tế
bào vật chủ cũng nhƣ góp phần quyết định mức độ lây nhiễm của vật chủ
(Jarosinski và cs., 2010; Li và cs., 2009; Osterrieder, 1999).
Một số hệ gen của virus dịch tả vịt đã đƣợc giải trình tự trong những năm
gần đây, bao gồm 3 chủng virus nhƣợc độc vaccine và một chủng cƣờng độc
(Wang và cs., 2011). Các tổ hợp gen và protein của từng vùng gen dựa trên phân
tích đối chiếu với tổ hợp gen tƣơng tự của virus Herpes simplex virus type 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


(HSV-1) đã đƣợc giải mã và phân tích khá đầy đủ (McGeoch và cs., 1988; Ngân
hàng gen số NC001806). Trật tự sắp xếp các gen trong DEV tƣơng tự nhƣ trong
HSV-1 và các Herpesvirus khác. Bằng phƣơng pháp phân tích phả hệ sử dụng
hợp phần gen có độ dài 25.625 bp chứa 16 khung đọc mở của virus dịch tả vịt,
Liu và cs (2008) đã chính thức công bố DEV vẫn thuộc phân họ
Alphaherpesvirinae trong họ Herpesviridae, nhƣng có xu hƣớng đứng riêng ra
thành một nhóm virus mới, có vẻ gần với các virus thuộc chi Mardivirus (Liu và
cs., 2008; Wu và cs., 2012). Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2011) cũng đã
chỉ ra có sự khác nhau rõ rệt về nguồn gốc giữa các chủng của Châu Á và châu
Âu (Wang và cs., 2011).
Trong số các gen của hệ gen virus dịch tả vịt, ngƣời ta thƣờng sử dụng

một số gen đặc thù để làm chỉ thị phân tử chẩn đoán, giám định và xác định đặc
tính sinh học hệ gen virus dịch tả vịt, trƣớc hết là gen DNA-polymerase (DNA-
pol), gen Thymidine kinase (TK), gen UL5 và gen UL32 (Pritchard và cs., 1999;
Hansen và cs., 2000).
Gen UL5 chứa một khung đọc mở gồm 2568bp với thành phần hệ gen
chứa 29.9% Adenine, 21.65% Cytosine, 20.76% Guanine và 27.65% Thymine,
mã hóa cho việc tổng hợp 855 amino acid. UL5 là một trong ba tiểu đơn vị của
phức hợp Helicase-primase. Các tiểu đơn vị của Helicase - primase gồm
UL5/UL8/UL52, là những enzyme hoạt động, bao gồm một helicase từ đầu 5' -
3', một DNA đơn có chức năng nhƣ một NTPase và mồi hoạt động. Helicases
đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình sinh học quan trọng của virus nhƣ
quá trình sao chép, sửa chữa, tái tổ hợp, sao mã và dịch mã DNA của
Herpesvirus. (Marintcheva và Weller, 2001). UL8 không có khả năng quyết
định hoạt tính của enzyme nhƣng có khả năng làm tăng tỷ lệ tổng hợp mồi của
phức hợp UL5/UL52 thông qua việc làm tăng tỷ lệ mồi gốc ban đầu (2NTPs –
pppNpN). Phức hợp UL5/UL52 chứa cấu trúc và chức năng chính cho các hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


tính enzyme của helicase, mặc dù nếu đứng riêng rẽ, thì cả UL5 hoặc UL52 đều
không có khả năng biểu hiện hoạt tính enzyme (Pan và cs., 2008). UL5 chứa bảy
motif bảo tồn đƣợc tìm thấy trong tất cả các thành viên của trên họ helicase. UL5
chịu trách nhiệm cho việc tháo xoắn chuỗi cũng nhƣ quá trình sao chép DNA và
hoàn thiện chu kỳ sống của virus (Zhu và Weller, 1992). Các thay đổi nhỏ về cấu
trúc trong tiểu đơn vị UL5 cũng có thể ảnh hƣởng đến hoạt động của primase
(Biswas và Weller, 2001).
Gen UL5 tƣơng đối ổn định trong tiến hóa phân loại và có thể đƣợc sử
dụng là một chỉ thị di truyền tin cậy cho phân tích phả hệ nguồn gốc (Pan và
cs., 2008).

Helicases đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình sinh học quan
trọng của virus nhƣ quá trình sao chép, sửa chữa, tái tổ hợp, sao mã cắt ghép
và dịch mã DNA của Herpesvirus.(Marintcheva và Weller, 2001). Bên cạnh
gen UL5, gen UL32 cũng đóng vai trò quan trọng, liên quan đến việc phân cắt
DNA và bao gói virus (An và cs., 2008; Chang và cs., 2009; Zhu và cs., 2011),
tuy nhiên những nghiên cứu về gen này chƣa nhiều. Việc bổ sung các thông tin
về gen này đối với quần thể virus dịch tả vịt hiện nay là điều cần thiết.
DNA-polymerase là enzyme chính tham gia vào quá trình tổng hợp DNA.
Những enzyme này xúc tác cho quá trình polymer hóa các deoxiribonucleotid
nhờ sự hỗ trợ của các mồi, là các đoạn oligonucleotide gồm các base của RNA
và DNA. Các mồi này đƣợc tổng hợp nhờ hoạt động của một loại enzyme khác,
gọi là primase.
Tất cả DNA-polymerase đều tổng hợp DNA theo hƣớng từ đầu 5' đến đầu
3' của DNA. Cho đến nay không có enzyme DNA-polymersae nào có khả năng
tổng hợp chuỗi mới mà không cần nhóm OH ở đầu 3' có sẵn (tính chất này chỉ
có ở RNA-polymerase). Vì lý do này mà DNA-polymerase cần đến sự có mặt
của các primer, từ đó enzyme DNA-polymerase có thể gắn các nucleotid tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


theo. Các primer này chính là các đoạn oligonucleic gồm các base của RNA và
DNA trong đó 2 base đầu tiên luôn là base của RNA. Các primer này đƣợc tổng
hợp nhờ hoạt động của một loại enzyme khác gọi là primase.
Các DNA-polymerase thƣờng có tính bảo thủ cao về mặt cấu trúc, nghĩa là
cấu trúc bộ phận tham gia xúc tác của enzyme này nhìn chung thay đổi rất ít giữa
các loài. Nó còn đƣợc xem nhƣ là holoenzyme vì nó cần có một ion Mg làm vai
trò một Co-factor giúp cho hoạt động chuẩn xác. Khi không có nguyên tử Mg
này thì phần còn lại của enzyme gọi là apoenzyme.
Chỉ có một vài DNA-polymerase có khả năng sửa chữa những sai hỏng

trên sợi DNA mới tổng hợp trong quá trình nhân đôi. Khi phát hiện một cặp
base liên kết không đúng theo nguyên tắc bổ xung DNA-polymerase sẽ trƣợt
ngƣợc trở lại và thực hiện hoạt tính exonuclease để cắt bỏ base ngoài cùng
của chuỗi nucleic acid theo hƣớng 3' - 5' cho đến vị trí của cặp base sai hỏng
(hoạt động này đƣợc gọi là hoạt tính đọc sửa). Sau khi cắt bỏ cặp base sai,
enzyme DNA-polymerase sẽ thay thế bằng base thích hợp và quá trình sao
chép lại đƣợc tiến hành.
Một vài loại virus cũng mã hoá những phân tử DNA-polymaerase đặc
biệt có khả năng sao chép chọn lọc DNA của vius thông qua nhiều cơ chế
khác nhau, các retrovirus mã hoá một loại DNA-polymerase sử dụng khuôn là
RNA để tổng hợp những chuỗi phân tử DNA đó là các enzyme phiên mã
ngƣợc (reverve trancriptase).
Các DNA-polymerase thƣờng có tính bảo thủ cao về mặt cấu trúc, nên
đƣợc lựa chọn để phân tích phả hệ nguồn gốc.
1.2.2. Sự nhân lên của virus
Quá trình nhiễm virus vào tế bào vật chủ diễn ra khi virus bám vào thụ
thể của tế bào chủ, sau đó có sự dung hợp giữa vỏ của virus vào màng của tế
bào vật chủ. Qua đó, capsid nhân của virus đƣợc lọt vào bên trong tế bào rồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


chuyển tới nhân của tế bào. Lúc này quá trình mất vỏ của capsid nhân diễn ra.
Các thành phần của virus sẽ ức chế các quá trình tổng hợp các thành phần cao
phân tử của tế bào chủ. Có 3 dạng mRNA:
- Dạng α: Xuất hiện sớm, chúng mã hóa 5 protein điều hòa.
- Dạng β: Dạng chậm của dạng sớm, chúng mã hóa protein cho sự sao
chép DNA ( Thymidine kinaza, DNA-polymase)
- Dạng γ: Mã hóa protein cấu trúc của virus.
Quá trình tổng hợp DNA Herpesvirus của xảy ra trong nhân. Sau khi

nhiễm, hệ gen của Herpesvirus chuyển sang dạng vòng (giống Bacteriophage
λ) và phiên mã theo cơ chế vòng quay.
Herpesvirus sinh sản ở trung ƣơng thần kinh của tế bào vật chủ. Khi tế
bào vật chủ bị nhiễm các vỏ ngoài virion hấp thụ, lúc màng sinh chất tế bào vật
chủ hòa hợp với vỏ thì virion chui vào trong tế bào chất, sau đó DNA chuyển
dịch vào nhân. Ở đây xảy ra phiên mã để tạo thành mRNA. Sau đó RNA đi đến
tế bào chất đến lƣới nội chất. Ở đây nhờ ribosome của tế bào vật chủ, nó tạo
thành các mạch polypeptide cho virus. DNA ở trong nhân đƣợc nhân lên. Các
nucleocapsid đƣợc tạo thành ở trong nhân và giải phóng từ nhân qua màng
nhân ra ngoài. Các virion tập trung ở giữa lớp ngoài và trong của màng nhân và
ở lƣới nội chất. Nhƣ vậy tế bào nhiễm virus này có quá trình tổng hợp DNA ở
ngoài nhân, điều đó thƣờng không xảy ra, nếu có thì trong các bào quan nhƣ ty
thể mà thôi. (Nguyễn thị Chính, Ngô Tiến Hiển, 2001).

×