Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột mì bằng công nghệ sinh học hybrid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.19 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tinh bột mì là sản phẩm tồn tại dưới dạng hydrat cacbon hữu cơ tự
nhiên với hàng ngàn công dụng khác nhau. Ước tính ngành sản xuất
tinh bột mì hàng năm thải vào môi trường 500.000 tấn bả thải và 15
triệu m
3
nước thải. Đây là nguồn thải ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng
cao với COD lên đến 20.000 mg/L, N khoảng 50 – 300 mg/L.
Hiện nay, các công nghệ xử lý chưa hiệu quả. Do vậy, cần thiết phải
xác định công nghệ xử lý đảm bảo hiệu quả về môi trường và đáp
ứng về mặt kinh tế, phù hợp với điều kiện các cơ sở sản xuất trong
nước.
Hệ sinh học hybrid kỵ khí USBF và hybrid hiếu khí Bio 2 Sludge lần
đầu được lựa chọn cho nghiên cứu nhờ tính khả thi về công nghệ, sử
dụng hệ vi sinh hỗn hợp với mật độ sinh khối dày đặc tham gia vào
quá trình phân hủy cơ chất, cho phép giảm khối tích công trình, tăng
tải trọng xử lý và phân hủy triệt để thành phần chất hữu cơ và dinh
dưỡng. Công nghệ trên còn có khả năng chịu sốc tải tốt, không bị ảnh
hưởng đáng kể bởi tải trọng và chế độ hoạt động gián đoạn do đặc
thù của ngành chế biến tinh bột mì.
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN
• Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột mì bằng công nghệ Hybrid
kỵ khí và hybrid hiếu khí.
• Đề xuất công nghệ phù hợp cho xử lý nước thải tinh bột mì và
ứng dụng triển khai thực tế.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột mì bằng công nghệ sinh học
hybrid bao gồm các nội dung chính sau:
• Đánh giá hàm lượng CN
-


trong thành phần nước thải, độc tính và
cơ chế chuyển hóa ở điều kiện kỵ khí (axit hóa và phân hủy tự
nhiên); ngưỡng nguy hại của CN
-
đối với hệ USBF
• Xử lý nước thải tinh bột mì bằng công nghệ hybrid kỵ khí
USBF:
1
- Xác định tải trọng hữu cơ, thời gian lưu nước, hàm lượng vi
sinh và mật độ xơ dừa.
- Tỉ lệ vùng UASB/AnF, Lượng khí sinh học phát sinh.
- So sánh hiệu quả xử lý của USBF và UASB.
- Mô hình động học và các thông số động học
• Xử lý nước thải tinh bột mì sau kỵ khí bằng công nghệ hybrid
hiếu khí Bio 2 sludge (aeroten + AF):
- Loại vật liệu phù hợp: Xơ dừa; than đá; bio ball 15; ống ruột gà
PVC; Bố trí cấu trúc lớp vật liệu lọc.
- Chế độ vận hành: Tải trọng hữu cơ, thời gian lưu nước.
- Mô hình động học và các thông số động học tương ứng.
• Nghiên cứu xử lý nước thải trên mô hình kết hợp hybrid kỵ khí
và hiếu khí
• Đề xuất công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì phù hợp và áp
dụng triển khai thực tế.
4. LUẬN ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
• Xác định giới hạn nguy hại của CN
-
đối với quá trình sinh học kỵ
khí.
• Xác định tỉ lệ phù hợp giữa vùng UASB và vùng lọc kỵ khí.
• Xác định thông số động học phù hợp và tải trọng vận hành tối ưu

phục vụ thiết kế các cộng trình xử lý thực tiễn.
• Xác định tính ưu việt và hàm lượng xơ dừa cần thiết đối với hệ
hybrid hiếu khí.
• Đề xuất quy trình xử lý nước thải phù hợp theo công nghệ sinh
học hybrid với chi phí đầu tư và vận hành thấp
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Các công nghệ xử lý nước thải hiện hữu chỉ xử lý một phần hàm
lượng ô nhiễm. Nghiên cứu chú trọng các giải pháp công nghệ liên
quan đến quá trình khử, chuyển hoá CN
-
cho công đoạn ban đầu. Sau
xử lý độc tố, áp dụng công nghệ sinh học hybrid kỵ khí kết hợp
hybrid hiếu khí, sử dụng hệ vi sinh lơ lửng và bám dính trên cùng
một hệ thống nên ưu điểm hơn so với các hệ thống sinh học truyền
thống.
2
Đối với hệ sinh học hybrid kỵ khí (USBF), tỉ lệ giữa vùng UASB và
vùng lọc kỵ khí sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu sốc tải và hiệu quả
phân hủy cơ chất. Do đó, nội dung luận án sẽ khảo sát tỉ lệ phù hợp
giữa vùng UASB và lọc sinh học.
Luận án còn tập trung vào việc lựa chọn vật liệu tiếp xúc, cách bố trí
và vận hành hệ thống. Trong đó, chú trọng đến các vật liệu lọc rẻ
tiền, có sẵn trên thị trường và độ bền cho phép mà xơ dừa, than hoạt
tính, nhựa tái sinh là những vật liệu đang được ứng dụng hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu, luận án xác định mô hình động học và các
thông số động học cho các hệ sinh học hybrid.
Từ kết quả khảo sát trên từng hệ hybrid riêng biệt, luận án nghiên
cứu kết hợp hai hệ hybrid USBF và bio 2 sludge, vận hành theo chế
độ tuần hoàn nước sau sinh học hiếu khí về vùng kỵ khí nhằm xử lý
hiệu quả hàm lượng hữu cơ và dinh dưỡng.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
a. Ý nghĩa khoa học
• Hệ thống hóa các quá trình hybrid theo công nghệ kỵ khí,
hiếu khí, kết hợp kỵ khí và hiếu khí; khử N.
• Xác định mô hình và các thông số động học phù hợp mô tả
đúng quá trình sinh học cho mô hình USBF và bio 2 sludge
• Đóng góp lý thuyết về công nghệ hybrid kết hợp USBF và
bio 2 sludge
• Xác định hệ số sinh khối đối với USBF, Bio 2 sludge và
hằng số sinh khí methane của hệ hybrid USBF.
• Mở ra hướng áp dụng hệ hybrid USBF và Bio 2 sludge cho
xử lý nước thải trong điều kiện gián đoạn và biến động mạnh
b. Ý nghĩa thực tiễn
• Đề xuất quy trình công nghệ, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Góp phần BVMT và tạo điều kiện ổn định sản xuất đối với
hoạt động chế biến tinh bột mì.
• Đưa ra thiết kế, tính toán kỹ thuật phục vụ xây dựng công
trình xử lý nước thải tinh bột mì ở nhiều công suất khác
nhau.
3
• Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao
học, cán bộ môi trường cũng như các chuyên gia trong lãnh
vực công nghệ xử lý nước thải.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT TINH BỘT MÌ VÀ
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT MÌ
1.1 TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI TINH BỘT MÌ VÀ CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ
Tinh bột mì là thực phẩm cho hơn 500 triệu người trên Thế giới. Ở
Việt Nam, số lượng các cơ sở sản xuất tinh bột mì bao gồm cả qui
mô hộ gia đình và qui mô công nghiệp, tập trung chủ yếu tại khu vực

phía Nam.
Đặc điểm và thành phần của nước thải tinh bột mì
Bình quân 4 tấn củ mì tươi sẽ sản xuất ra được 1 tấn tinh bột mì khô
tương ứng thải vào môi trường 12 – 20 m
3
nước thải. Trong thực tế có
sự chênh lệch lưu lượng nước thải giữa quy mô lớn và nhỏ. Thành
phần tính chất nước thải tinh bột mì được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1 Thành phần nước thải tinh bột mì
STT Thông số
Đơn
vị
Tây Ninh Bình Định
Đồng
Nai
1 pH - 4,00 – 4,16 5,60 3,6
2 TDS mg/L 1.758 – 2.120 1.587 1.819
3 SS mg/L 1.477 – 2.585 1.197 1.413
4 COD mg/L
14.323 –
17.764
13.068
20.340
5 BOD
5
mg/L
8.858 –
11.005
7.381
15.188

6 CN
-
mg/L 5,8 3,4 - 16 2.5 - 96
Bảng 1. 2 Một số quy trình công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì
trong nước
STT Nhà máy Quy trình công nghệ
1 Tân Châu Song chắn rác → lắng → trung hòa → Hồ
4
STT Nhà máy Quy trình công nghệ
kỵ khí 1,2,3 → Hồ tùy nghi 1,2 → Hồ hiếu
khí
2 Hoàng Minh
Song chắn rác → lắng bột → trung hòa →
điều hòa → UASB → Aeroten → Lắng 2
3 Trường Hưng
Song chắn rác → lắng cát → lắng bột →
Lắng ly tâm →Aeroten → Khử trùng
4
Vedan Bình
Thuận
Song chắn rác → lắng → trung hòa → Hồ
kỵ khí 1,2,3 → Hồ tùy nghi 4,6 → Hồ hiếu
khí 6
5 Phước Long
Lọc cát → tách cặn → Hồ kỵ khí 1,2,3,4,5
→ Hồ tự nhiên → hồ hoàn thiện
6
Cty Nông sản
Ninh Thuận
Song chắn rác → lắng → trung hòa → Hệ

thống các hồ sinh học
7
Vedan Phước
Long
Song chắn rác → bể chứa → ngăn keo tụ →
Bể phản ứng → bể lắng → ngăn trung hòa
→ điều hòa → UASB → Hồ sinh học
8 Bình Định
Song chắn rác → lắng bột → trung hòa →
UASB → Hồ sinh học có sự tham gia thực
vật nước
9 Tây Ninh
Song chắn rác → lắng → trung hòa → hệ
thống các hồ sinh học (15,8 ha)
10
Hộ gia đình
Hoài Hảo,
Hoài Nhơn
Lắng bột → Điều hòa → Axit hóa → lọc kỵ
khí → lọc hiếu khí
Nguồn: Khoa Môi Trường, ĐHBK.Tp HCM 2005
Mặc dầu hàng loạt nhà máy sản xuất tinh bột mì đã xây dựng hệ
thống xử lý nước thải nhưng hầu hết các hệ thống được thiết kế chưa
phù hợp. Kết quả là nước sau xử lý không thể đạt tiêu chuẩn thải
QCVN 24:2009/BTNMT cột B.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ HYBRID
Hệ sinh học hybrid là mô hình phản ứng sinh học có sự hiện diện kết
hợp của các chủng loại vi khuẩn khác nhau bao gồm: vi khuẩn sinh
trưởng lơ lửng và vi khuẩn sinh trưởng bám dính phát triển trong
5

điều kiện kỵ khí, hiếu khí hoặc kết hợp kỵ khí và hiếu khí. Từ đó tận
dụng những ưu điểm của một số hệ thống hệ thống hiện có, kết hợp
và sử dụng chúng hiệu quả sao cho chi phí đầu tư thấp, thu gọn hệ
thống, vận hành đơn giản, tăng hiệu quả xử lý, chịu sốc tải tốt và
ngăn ngừa sự suy giảm của hệ vi sinh vật hiện diện.
Có thể phân biệt hệ hybrid thành 3 dạng cơ bản: hybrid kỵ khí, hiếu
khí và hybrid kỵ khí kết hợp hiếu khí.
1.2.1 Công nghệ hybrid kỵ khí
Một số hệ hybrid kỵ khí sinh trưởng lơ lửng gồm: Hệ hybrid ABR và
UASB, UASB – septic tank, hybrid septictank – ABR, hybrid axit
hóa + UASB.
Một số hệ hybrid kỵ khí sinh trưởng lơ lửng và bám dính gồm: Hệ
hybrid UASB + lọc sinh học, hybrid EGSB kết hợp AF, hybrid sinh
học kỵ khí kết hợp lọc màng.
1.2.2 Công nghệ hybrid hiếu khí
Một số công nghệ hybrid hiếu khí: Lọc sinh học hoạt tính (activated
biofilter), lọc nhỏ giọt/tiếp xúc chất rắn, hybrid bùn hoạt tính + lọc
sinh học, hybrid bùn hoạt tính + RBC, hybrid bùn hoạt tính + chất
mang, hybrid bùn hoạt tính kết hợp lọc màng và hybrid lọc nhỏ
giọt/bùn hoạt tính.
1.2.3 Công nghệ hybrid kỵ khí kết hợp hiếu khí
Một số công nghệ hybrid kỵ khí kết hợp hiếu khí gồm: hệ hybrid
UANF + UAF, mô hình kết hợp kỵ khí và hiếu khí dạng ống, bể phản
ứng sinh khối cố định kỵ khí - hiếu khí kết hợp hình trụ tròn-
RAAIB, hệ thống sinh học kỵ khí và hiếu khí đồng thời- SAA, bể
phản ứng sinh học dạng vách ngăn, bể phản ứng sinh học kết hợp
giữa UA và AFB, bể MBR kết hợp kỵ - hiếu khí, mô hình FFR.
1.3 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
Bản chất của các giải pháp công nghệ đáp ứng một số yêu cầu chính
bao gồm:

• Xử lý CN
-
: Đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ
thống sinh học; Loại bỏ triệt để chất hữu cơ, đảm bảo nước sau
xử lý đạt quy chuẩn thải cho phép. Xử lý hiệu quả N, P.
• Chịu biến động về lưu lượng, tải lượng ô nhiễm và chế độ vận
hành không liên tục.
6
• Quy trình đơn giản, chi phí thấp.và phát triển công nghệ theo
hướng tái sinh năng lượng và tái sử dụng nguồn thải.
Với luận điểm trên, một số mô hình được lựa chọn cho nghiên cứu
trong luận án bao gồm: Mô hình axit hóa khử CN
-
; hai hệ thống sinh
học hybrid: kỵ khí (USBF: kết hợp UASB + AnF) và hiếu khí (Bio 2
sludge – kết hợp bùn hoạt tính và lọc hiếu khí)
Mô hình USBF lựa chọn tỉ lệ vùng hoạt động, tải trọng hữu cơ, thời
gian lưu nước, thành phần khí sinh học. Xác định hiệu quả xử lý và
các thông số động học.
Mô hình Bio 2 sludge (bùn hoạt tính kết hợp lọc sinh học): Lựa chọn
loại vật liệu, chế độ vận hành, tải trọng hữu cơ, mô hình động học và
các thông số thiết kế. Sau cùng, kết hợp mô hình USBF và Bio 2
sludge.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 HỆ SINH HỌC HYBRID USBF
Công nghệ USBF được nghiên cứu từ năm 1984, sau đó tiếp tục phát
triển bởi nhiều nhà khoa học ở các quốc gia khác nhau để xử lý nước
thải của nhiều ngành như nước thải dệt nhuộm, nước thải chế biến cà
phê, nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm dầu… Ưu điểm chính của
công nghệ hybrid USBF là khả năng chịu tải cao, ngăn ngừa trường

hợp bị sốc tải.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hybrid kỵ khí: Thời gian lưu
bùn, pH, SS, tải trọng hữu cơ, thời gian lưu nước, sunfat và độc tính.
Động học của quá trình hybrid kỵ khí
Nhiều nghiên cứu trên các dạng mô hình động học đã chứng minh
mô hình Stover Kincannon và động học bậc hai của Grau là những
mô hình toán học được sử dụng phổ biến nhất để xác định các hằng
số động học hệ sinh học có vi sinh tăng trưởng bám dính.
Luận án định hướng áp dụng mô hình bậc 2 và Stover Kincannon cho
xử lý nước thải tinh bột mì trên mô hình hybrid kỵ khí USBF. Mô
hình cho hệ số tương quan cao nhất là mô hình được lựa chọn.
2.2 HỆ SINH HỌC HYBRID BIO 2 SLUDGE
Các nghiên cứu được thực hiện trên mô hình bio 2 slugde từ năm
1982 đến nay đã chứng minh rằng hybrid bio 2 sludge có khả năng
7
chịu biến động về tải lượng ô nhiễm đồng thời xử lý chất dinh
dưỡng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học hiếu khí: Ngoài các
yếu tố cơ bản như pH; nhiệt độ, hàm lượng cặn lơ lửng, chế độ vận
hành: Oxy cung cấp, tuần hoàn bùn… Một số vấn đề khác cần lưu
tâm bao gồm:, tỉ lệ C/N, nồng độ các chất gây độc
Động học mô hình hybrid bio 2 sludge: Định hướng của luận án là
áp dụng mô hình kết hợp Monod, Stover Kincannon và mô hình bậc
2 cho xử lý nước thải tinh bột mì trên mô hình hybrid Bio 2 sludge.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
3.1 MÔ HÌNH AXIT HÓA
Mô hình là các bể nhựa có cánh khuấy, dung tích 20 L. Thí nghiệm
trên mẫu nước thải có bùn tự hoại và mẫu đối chứng không bổ sung
bùn. Các chỉ tiêu phân tích pH, COD, VFA, N-NH
4

+
, CN
-
.
Hình 3.1 Mô hình axit hóa (mô hình tĩnh)
3.2 MÔ HÌNH HYBRID SINH HỌC KỊ KHÍ
3.2.1 Mô hình USBF (tỉ lệ UASB/AF = 1/2)
Mô hình gồm 2 vùng: Phía dưới là UASB cao 400mm, chiếm thể tích
là 5L, phía trên là phần lọc kỵ khí có chiều cao làm việc 800mm,
chiếm thể tích là 10L. Khối lượng xơ dừa trong mô hình 250g.
8
3.2.2 Mô hình USBF 2/1
Mô hình gồm 2 vùng: Vùng UASB (bố trí dưới đáy) cao 800mm,
đường kính: 125 mm, chiếm thể tích là 10L, vùng lọc kỵ khí (bố trí
phía trên) cao 400mm, chiếm thể tích là 5L, khối lượng xơ dừa trong
mô hình 125 g.
3.2.3 Mô hình UASB
Cấu tạo giống mô hình USBF nhưng toàn bộ mô hình không bố trí
lớp vật liệu lọc.
3.2.4 Tiến trình thí nghiệm
Giai đoạn thích nghi bắt đầu với COD = 1000mg/L, pH ở giá trị
khoảng 7. Bùn kỵ khí cho vào mô hình với nồng độ khoảng
15gVSS/L
Với HRT=2 ngày, mô hình được vận hành với các tải trọng: 1; 2; 3
kgCOD/(m
3
.ngày) tương ứng với COD: 2000mg/L; 4000mg/L;
6000mg/L. Sau đó giảm HRT = 1 ngày, mô hình sẽ vận hành với tải
trọng 6 kgCOD/(m
3

.ngày) tương ứng COD = 6000mg/L và khi HRT
= 12h, tải trọng là 12kgCOD/(m
3
.ngày).
Ở mỗi tải trọng, tiến hành phân tích các chỉ tiêu COD, pH, N-NH
4
+
,
độ kiềm, VFA.
Ảnh hưởng của CN
-
Ở tải trọng tối ưu, thay đổi nồng độ CN
-
từ 25mg/L; 50mg/L; 75mg/L.
Các chỉ tiêu cần theo dõi: COD tổng, pH, N-NH
4
+
, độ kiềm, VFA,
VSS, xác định ảnh hưởng của độc tố CN
-
9
Hình 3.2 Mô hình USBF (tỉ lệ UASB/AnF = 1/2)
3.3 MÔ HÌNH HYBRID SINH HỌC HIẾU KHÍ
3.3.1 Xác định vật liệu lọc tối ưu: Nghiên cứu trên bốn loại vật liệu
bao gồm: Xơ dừa, than, ống nhựa PVC, Bio Ball BB15.
Kích thước 4 mô hình: D x H (0,16 m x 0,35 m); chiều cao vật liệu
lọc: 200mm, thể tích làm việc: 3L. Mầm bùn ban đầu có
MLVSS/MLSS = 0,6; Với hàm lượng MLVSS = 4.600 mg/L. Lưu
lượng cấp khí là 5L/phút.
Vận hành với COD ban đầu 500 mg/L sau đó tăng dần 1.000 mg/L;

1.500 mg/L và 2000 mg/L. Các thông số khảo sát: COD, TKN, N-
NH
4
+
, N-NO
2
-
, N-NO
3
-
theo thời gian. So sánh hiệu quả xử lý của 4
mô hình theo thời gian để đề xuất được loại vật liệu lọc phù hợp.
Hình 3.7 Mô hình lọc sinh học hiếu khí
3.3.2 Xác định kết cấu xơ dừa
Thực hiện trong 3 thùng nhựa (20 L), kích thước Dxh=20cmx50cm,
thể tích làm việc 15L, MLVSS = 4.600 mg/L. Khí cấp: 12 L/phút.
Ba kết cấu xơ dừa được nghiên cứu gồm:
• Kết cấu I: đặt ngẫu nhiên và nén lại ở một mức nhất định, khối
lượng riêng của xơ dừa là 15 kg/m
3
.
• Kết cấu II: kết thành từng tấm và các tấm này đặt có khoảng cách
với nhau, khối lượng riêng của xơ dừa là 7,5 kg/m
3
• Kết cấu III: đặt cố định và phân bố đều, các sợi xơ dừa được để ở
dạng sợi tơi không nén, khối lượng riêng của xơ dừa là 3 kg/m
3
.
Vận hành với COD tăng dần 500 mg/L, 1.000 mg/L, 1.500 mg/L,
2.000 mg/L, 2500 mg/L. Ứng với mỗi COD, khảo sát sự phân phối

10
nước và khí, màng lọc sinh học, hiệu quả xử lí sinh học. Các chỉ tiêu
phân tích gồm: COD, MLSS.
3.3.3 Mô hình Bio 2 Sludge
Mô hình 9 lít; gồm: ngăn lắng (2,16L), Aeroten (4,74L); lọc sinh học
(2,1L). Xơ dừa khối lượng 34g. Bùn ban đầu có tỉ lệ VSS/SS = 0,54;
độ ẩm 85%. Vận hành với tải trọng: 0,7; 1; 1,5; 2 kg COD/(m
3
.ngày).
Các chỉ tiêu phân tích: pH, COD, N-NH
4
+
, N-tổng, P-tổng, N-NO
3
-
,
N-NO
2
-
.
Hình 3.11 Mô hình Bio 2 sludge
3.3.4 Mô hình USBF kết hợp Bio 2 Sludge
Kết nối USBF và bio 2 sludge, vận hành trên nước thải nguyên thủy
ở Tải trọng 6 kg COD/(m
3
.ngày) với 3 chế độ: không tuần hoàn; hệ
số tuần hoàn α =1 và tuần hoàn α=2
Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH, COD, N – NH
4
+

, N – NO
2
-
, N –
NO
3
-
, độ kiềm ở 3 vị trí: đầu vào, sau kỵ khí, đầu ra.
11
Hình 2.1 Cấu tạo mô
Hình 3.13 Cấu tạo mô hình USBF + Bio 2 Sludge
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1 KẾT QUẢ MÔ HÌNH AXIT HÓA
Khả năng phân hủy CN
-
trong mô hình axit hóa cao hơn so với mô
hình đối chứng. Khi hàm lượng CN
-
nhỏ hơn 12 mg/L, 90-100% CN
-
được xử lý chỉ sau 5 ngày, khi hàm lượng CN
-
khoảng 16 – 35 mg/L
thì 70% CN
-
được xử lý sau 5 ngày.
Đối với mô hình đối chứng, pH tăng chậm, CN
-
tự phân hủy nhưng
cần thời gian dài (30% CN

-
bị phân hủy sau 5 – 7 ngày).
4.2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HYBRID KỊ KHÍ
4.2.1 Mô hình USBF ½ (tỷ lệ vùng UASB/vùng lọc kỵ khí là 1/2)
Bảng 4. 1 Kết quả khảo sát hiệu quả xử lý COD và tốc độ sinh khí
CH
4
ở các tải trọng hữu cơ khác nhau
Tải trọng hữu cơ
kgCOD/m
3
.ngày
E COD,
%
Tải trọng hữu
cơ bị loại bỏ
kgCOD/m
3
.ngày
m
3
CH
4
/kgCOD
1 96 0.96 0.25
2 97 1.96 0.35
3 96 2.91 0.3
6 90 5.4 0.36
12 75 9 0.355
Khi vận hành, ở các tải trọng 1 kg COD/(m

3
.ngày), 2kg COD/
(m
3
.ngày), 3 kg COD/(m
3
.ngày) và 6 kg COD/(m
3
.ngày), hiệu quả xử
12
lý COD ổn định và rất cao, đạt 90 – 97%. Tuy nhiên, khi tăng tải
trọng lên 12 kg COD/(m
3
.ngày), hiệu quả xử lý chất hữu cơ giảm còn
58 – 72%.
Lượng khí CH
4
sinh ra tăng dần từ 3,82 lên 4,82 L CH
4
/ngày khi tăng
tải trọng hữu cơ từ 1 lên 12 kg COD/(m
3
.ngày). Tương ứng, tốc độ
sinh khí riêng gần như ổn định, 0,25 – 0,36 m
3
CH
4
/kgCOD.
Tải trọng càng cao, N-NH
4

+
sau xử lý càng tăng. Tuy nhiên N tổng
giảm không đáng kể, chỉ khoảng 20 – 30%. Amonia thay đổi do quá
trình phân hủy N hữu cơ và CN
-
thành amonia và một lượng cố định
amonia tham gia vào các phản ứng tổng hợp tế bào theo phản ứng:
4CO
2
+ HCO
3
-
+ NH
4
+
+ H
2
O  C
5
H
7
O
2
N + 5O
2

Hình 4.8 Sự biến thiên độ kiềm, VFA, tỉ lệ VFA/độ kiềm và lượng
khí sinh học phát sinh trong mô hình USBF 1/2 theo thời gian
Diễn biến các thông số ô nhiễm theo chiều cao
COD giảm nhanh (khoảng 70% - 90%) tại vùng UASB (Vị trí 1 – 3)

và giảm chậm (khoảng 7,2 – 26,64%) tại vùng lọc sinh học kỵ khí (vị
trí 3 – 8). Trong toàn bộ chiều cao cột, độ kiềm tăng nhanh đến
13
2.100mg CaCO
3
/L ở vùng UASB, sau đó tăng nhẹ khoảng 120 mg
CaCO
3
/L ở vùng lọc kỵ khí và hàm lượng amonia sau xử lý: 58,46 –
212,04 mg/L.
VFA ban đầu tăng 5 – 23 đơn vị tại vùng UASB sau đó giảm mạnh
28 – 61 đơn vị tại vùng lọc kỵ khí. Có sự tương quan giữa sự biến
thiên pH, độ kiềm, COD, VFA và amonia theo chiều cao cột.
Ảnh hưởng của nồng độ CN
-
ban đầu
Kết quả khảo sát hiệu quả xử lý CN
-
trong mô hình USBF được trình
bày ở đồ thị hình 4.11.
Hình 4.11 Sự biến thiên CN
-
trong mô hình hybrid USBF
Với CN
-
vào: 25 mg/L; 50 mg/L và 75 mg/L, hiệu quả xử lý CN
-
dao
động từ 48 – 92,7%. Ở tải trọng hữu cơ 3kgCOD/(m
3

.ngày), hệ thống
USBF vẫn hoạt động hiệu quả khi nồng độ CN
-
≤ 50mg/L. CN
-

ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của hệ sinh học kỵ khí nếu hàm
lượng lên đến 75 mg/L, khi đó, hiệu quả quả xử lý COD giảm đáng
kể, chỉ đạt khoảng 72,7% .
4.2.2 Mô hình USBF 2/1 (tỷ lệ vùng UASB/vùng lọc kỵ khí là 2/1)
và mô hình UASB
Kết quả nghiên cứu trên 2 mô hình cũng cho kết quả tương như mô
hình USBF tỉ lệ 1/2 song hiệu quả xử lý thấp hơn. Kết quả so sánh về
hiệu quả xử lý COD và sự biến đổi độ kiềm trên 3 mô hình được
thống kê ở bảng 4.2
14
Bảng 4.2 So sánh hiệu quả xử lý COD và sự biến đổi độ kiềm trong
3 mô hình
Tải
trọng
E (COD)% Độ kiềm
USBF
(1/2)
USBF
(2/1)
UASB
USBF
(1/2)
USBF
(2/1)

UASB
1
90,5-
95,2
89-93,5
89-
92,7
228 -
490
337-
500
203-329
2
91,4-
94,5
91,8-
94,6
89,7-
91,6
552-
1070
580-
950
226-644
3 90-95,7 90-92,8
89,4-
91,4
2006-
2646
998-

1348
1058-
1642
6 85,7-93
78,6 –
92
84-90
980-
2466
790-
1510
779-
1291
12
57,5 –
72,1
55,6-67
50-
65,1
740-
2620
900-
1523
679-
1118
Kết quả so sánh cho thấy: hệ hybrid USBF (tỉ lệ 1/2) có thể xử lý
COD cao hơn so với hai mô hình còn lại, với tải trọng vận hành phù
hợp là 3 – 6 kg COD/(m
3
.ngày).

Động học mô hình USBF
Kết quả ứng dụng mô hình bậc hai
Bảng 4.3 Các thông số động học cho mô hình USBF, ứng dụng mô
hình bậc 2
Thông số UASB AF USBF
a 0,1286 0,4032 0,1685
b 0,9493 1,1999 0,9513
k
2(S)
1,999 0,126 1,717
R
2
0,9354 0,7253 0.9963
Kết quả ứng dụng mô hình Stover Kicannon
Bảng 4.4 Các thông số động học cho mô hình USBF, ứng dụng mô
hình Stover Kincannon
Mô hình UASB AF USBF
15
U
max
(g/L) 250 6,57 67,57
K
B
(g/L) 313 9,559 68,63
R
2
0,9821 0,914 0,999
Nhận xét: Hệ số tương quan trong mô hình Stover Kincannon lớn
hơn so với hệ số tương quan trong mô hình bậc 2
Bảng 4.5.Thông số động học cho mô hình USBF

UASB AF USBF
Y 1,8679 0,6081 0,5146
K
d
0,4233 0,0414 0,0279
R
2
0,8962 0,7031 0,9038
Phương trình động học có dạng:
4.3 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HYBRID HIẾU KHÍ
4.3.1 Mô hình xác định loại vật liệu tối ưu
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở H.4.27.
Hình 4.27 So sánh hiệu quả xử lý COD- TKN-P tổng theo tải trọng
Hiệu quả xử lý COD đạt giá trị cực đại ở tải trọng 1 kgCOD/
(m
3
.ngày) cho tất cả các mô hình và đạt cao nhất trong mô hình xơ
dừa (98%), kế tiếp là mô hình nhựa Bio ball (97,3%), cuối cùng là 2
16








+
−=
0

0
0148.00157.1
1
S
SS
θ
θ
mô hình nhựa PE và mô hình than đá (97%). Khi tăng tải trọng lên
1,5 và 2 kgCOD/(m
3
.ngày), hiệu quả xử lý COD giảm dần.
Hiệu quả xử lý TKN trên mô hình xơ dừa ở các tải trọng khoảng
90%. Ba mô hình còn lại, hiệu quả xử lý giảm còn khoảng 60 - 85%.
Mô hình xơ dừa cũng xử lý P hiệu quả với hiệu suất đạt giá trị 60-
81,5%; trong khi các mô hình còn lại chỉ xử lý 28 – 60%. Tron g mô
hình xơ dừa, đường cong tốc độ phân hủy dốc, thŒng đứng, đặc biệt
trong 4 giờ đầu với tốc độ phân hủy trong giờ đầu tiên có thể đạt giá
trị 2,5 kg COD/(m
3
.h). Rõ ràng, việc lựa chon loại vật liệu phù hợp
cho phép giảm thời gian lưu nước, đồng nghĩa với việc giảm thể tích
bể, tiết kiệm chi phí xây dựng và gia tăng hiệu quả xử lý.
4.3.2. Mô hình xác định kết cấu xơ dừa
Thời gian đầu, trên 3 mô hình đều hình thành một lớp màng vi sinh
mỏng. Thời gian để tạo được lớp màng vi sinh dày ở 3 mô hình
tương ứng là 2 tuần, 3 tuần và 5 tuần. Tải trọng càng cao hàm lượng
vi sinh càng tăng, hàm lượng MLSS cao nhất tại mô hình 3 ứng với
lượng xơ dừa là 3 kg/m
3
.

Hình 4.31 Đồ thị biến thiên sinh khối theo tải trọng ở các mô hình
Khảo sát hiệu quả xử lý sinh học
Các mô hình đều đạt hiệu quả xử lí tối ưu ở tải trọng 1.0
kgCOD/m
3
.ngày, mô hình I: 94,7 %, mô hình II: 94,2 %, mô hình III:
97,0%. Khi tải trọng tăng hiệu quả xử lý giảm dần.
4.3.3. Mô hình Bio 2 Sludge
17
Hình 4.34 Hiệu quả xử lý COD; N – tổng theo tải trọng hữu cơ
Hiệu quả xử lý COD đạt giá trị cao nhất (96%) ở tải trọng
1kgCOD/m
3
.ngày cho trường hợp lọc. Hiệu quả xử lý COD lọc cao
hơn (0,9 – 4,6%) so với trường hợp COD không lọc. Ở các tải trọng
hữu cơ 0,7; 1,5 kgCOD/(m
3
.ngày), hiệu suất xử lý COD cao, xấp xỉ
94%. Tương ứng, hiệu quả xử lý TKN, P – tổng cũng khá cao lần
lượt là 67,5% và 69,7%. Tuy nhiên, chất lượng nước sau xử lý với N
– tổng > 30 mg/L, P – tổng > 6 mg/L vẫn cao hơn quy chuẩn thải
cho phép (QCVN 24: 2009/BTNMT). Do vậy, nên kết hợp bổ sung
công nghệ xử lý dinh dưỡng nhằm xử lý triệt để thành phần N và P.
Hàm lượng sinh khối trong mô hình
Vi sinh vật trong hệ hybrid bio 2 sludge đã thích nghi và tăng trưởng,
với tỷ lệ MLVSS/MLSS = 0,66 –0,7 (ban đầu là 0,642). Tốc độ sử
dụng cơ chất của vi sinh vật trong mô hình hybrid trung bình khoảng
0.25 kg COD/kgVSS tại tải trọng 1 kgCOD/m
3
.ngày.

Hình 4.35, 4.36 Sự biến thiên MLVSS và tốc độ tiêu thụ COD trên
một đơn vị sinh khối theo tải trọng
Sinh khối trong hệ hybrid cao. Ở tải trọng 1 kgCOD/(m
3
.ngày), hàm
lượng sinh khối trong vùng bùn hoạt tính, lọc sinh học và toàn bộ hệ
thống lần lượt là 1.000 – 5.550 mg/L; 5.100 – 7.000 mg/L và 2.100 –
18
6.000 mg/L. Như vậy, với mật độ sinh khối cao, các chủng vi sinh
vật đa dạng kết hợp cả kỵ khí và hiếu khí tạo điều kiện thuận lợi cho
phân hủy triệt để hàm lượng hữu cơ.
Động học mô hình Bio 2 Sludge
Kết quả mô hình Stover Kincannon: U
max
= 20 g/L ngày và hằng số
bão hòa K
B
là 22,58 g/L ngày với R
2
= 0,999.
Kết quả mô hình Monod: k = 1,412 (1/ngày); K
s
= 308,54 (g/l); R
2
=
0,9771.
Cân bằng vật chất: Thông số động học: Y= 0,3263 mgVSS/mgCOD,
k
d
= 0,0267 ngày

-1
, R
2
= 0,958.
4.4 KẾT QUẢ MÔ HÌNH USBF KẾT HỢP BIO 2 SLUDGE
i. Kết quả vận hành ở tải trọng 6kgCOD/m
3
.ngày, hệ số
tuần hoàn α=2


Hình 4.46 Sự biến thiên pH; COD, độ kiềm; N theo thời gian
Nghiên cứu đã xác định thí nghiệm 3: tuần hoàn 200% (α=2) cho
hiệu quả xử lý cao nhất.
Nước sau xử lý có COD giảm 92,7-96,1%; N – NH
4
+
giảm trên 80%;
N – NO
2
-
, N – NO
3
-
giảm sau xử lý kỵ khí sau đó tăng lên sau xử lý
19
hiếu khí. Trong đó, hàm lượng N – NO
2
-
sau hiếu khí dao động trong

khoảng 4,57-5,39 mg/L và N – NO
3
-
sau hiếu khí khoảng 14,25-17,02
mg/L. Tổng nitơ sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.
Trong mô hình Bio 2 sludge đã diễn ra quá trình xử lý đồng thời
COD và amoni. Theo thực nghiệm, khả năng phát triển của loại vi
sinh tự dưỡng hiếu khí thấp hơn nhiều so với loại dị dưỡng hiếu khí
(hiệu suất sinh khối của vi sinh tự dưỡng là 0,16 và của vi sinh dị
dưỡng là 0,6). Do vậy, với tỉ lệ tuần hoàn là 2, hệ thống đã xử lý hiệu
quả N thì hầu như hàm lượng hữu cơ cũng được xử lý triệt để.
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ
5.1 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ
Hình 5.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì qui mô vừa
và nhỏ
Thuyết minh qui trình công nghệ
Nước thải sau công đoạn ngâm, tách bột được xả thŒng xuống bể lắng
(bể đào, đầm nén chống thấm), với một loạt các hồ lắng nối tiếp. Tại
đây, sau thời gian lắng 24 – 48 giờ, phần lớn bột mịn lắng sẽ được thu
hồi, tận dụng làm thức ăn gia súc, còn phần nước trong trên bề mặt
được bơm về bể trung hòa.
Tại bể trung hòa, nước vào hòa trộn với nước tuần hoàn sau hồ sinh
học (pH trên 7,5) với tỉ lệ tuần hoàn 2:1. Tại đây, tảo và vi sinh vật
20
tham gia quá trình quang hợp và phân hủy cơ chất, hấp thu CO
2
, tiêu
thụ NO
3
-

, giải phóng oxi và hình thành HCO
3
-
làm tăng pH.
Kế tiếp, để duy trì pH trung tính (pH = 7); nước sau điều hòa được bổ
sung một lượng nhỏ NaOH trước khi bơm vào bể USBF.
Bể USBF cấu tạo gồm 2 phần: vùng kỵ khí lơ lửng (đáy bể, chiếm
25%), vùng kỵ khí bám dính (lọc sinh học chiếm 50%). Vật liệu lọc
là xơ dừa dạng sợi tơi, thời gian lưu nước duy trì trong bể USBF là 2
ngày. Lượng bùn ban đầu được cho vào là bùn tự hoại có tỉ lệ VS/TS
= 0,5 – 0,6. Nước thải sau xử lý qua USBF tự chảy vào bể lọc sinh
học Bio 2 Sludge. Đây là bể hybrid hiếu khí bao gồm vi sinh lơ lửng
và bám dính phát triển trong cùng một hệ thống. Vật liệu lọc chiếm
1/3 thể tích bể. Thời gian lưu nước: 1 – 2 ngày. Hiệu suất xử lý COD,
N, P đạt đến 75 – 95%. Nước sau xử lý cho phép đạt tiêu chuẩn (quy
chuẩn nước thải công nghiệp).
Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn của hệ thống, nước thải cuối
cùng được xử lý bằng hồ sinh học nhằm xử lý triệt để hàm lượng các
chất hữu cơ và thành phần dinh dưỡng (N, P).
5.2 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC TẾ
Quy trình công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì đề xuất, đã được
triển khai áp dụng để xử lý nước thải tại 7 hộ sản xuất tinh bột mì
thuộc Huyện Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh.
Bảng 5.1 Kết quả phân tích nước thải sau các giai đoạn xử lý
điển hình
Lần lấy
mẫu
Đầu
vào
Điều hòa Kỵ khí

Hiếu
khí
Hồ sinh
học
N tổng (mg/L)
1 48,3 40,8 41,5 33,04 28,3
2 32,4 31,7 28,6 24,6 20,3
3 49,3 41,6 38,9 29,8 25,5
4 48,8 40,8 39,3 25,8 19,1
P tổng(mg/L)
1 4,2 4,3 4,1 3,2 1,6
2 3,9 2,2 2,1 1,07 0,67
3 5,6 4,3 4,1 2,8 1,05
21
Lần lấy
mẫu
Đầu
vào
Điều hòa Kỵ khí
Hiếu
khí
Hồ sinh
học
4 4,2 4,38 4,2 2,01 0,9
COD(mg/L)
1 6614 6115 536 90 61
2 6928 6216 385 97 59
3 6135 6248 483 76 73
4 6768 6232 224 82 62
Bảng 5.2 Kết quả phân tích nước thải sau xử lý

TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả phân tích QCVN 24:
2009/BTNM
T (cột B)
M1 M2 M3
Hộ Nguyễn Thanh Tân
1 pH - 7,36 7,40 7,28 5,5 – 9,0
2 COD mg/L 92 82 59 80
3 BOD
5
mg/L 40 37 21 50
4 SS mg/L 52 46 28 100
5 Tổng N mg/L 22,9 20,7 20,2 30
6 Tổng P mg/L 0,67 0,46 0,52 6
7 CN
-
mg/L 0,14 0,11 0,09 0,1
Kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu sau hệ thống Hybrid
đều đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (cột B).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Luận án đã nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì bằng
công nghệ sinh học hybrid kỵ khí USBF; sinh học hybrid hiếu khí
Bio 2 sludge trong điều kiện PTN và ứng dụng thực tế trên quy mô
nhỏ, công suất 100 m
3
/ngày. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính
hiệu quả của công nghệ kết hợp so với công nghệ vận hành riêng lẻ,
với nhiều ưu điểm nổi bật. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
22

CN
-
có thể xử lý đến 90-100% trên mô hình axit hóa. Mô hình hybrid
kỵ khí USBF không bị ảnh hưởng bởi độc tính CN
-
với nồng độ CN
-
nhỏ hơn 50 mg/L. Khi tăng nồng độ CN
-
đầu vào lên đến 75 mg/l,
ảnh hưởng của độc tính thể hiện rõ qua hiệu quả xử lý COD và CN
-
thấp, còn 72,7% và nhỏ hơn 50%.
Mô hình USBF tỉ lệ 1/2 được chọn cho thiết kế với hiệu quả xử lý
COD trên toàn mô hình USBF là 96%. Trong đó, vùng UASB đã xử
lý 60-90% COD, vùng lọc kỵ khí xử lý 3,13 - 21,6% COD ở tải trọng
phù hợp là 3- 6 kgCOD/(m
3
.ngày) tương ứng thời gian lưu nước là 1
-2 ngày. Lượng khí sinh học trong mô hình USBF thu hồi khá cao
dao động khoảng 0,3 – 0,36 kg CH
4
/kg COD phân hủy. Trong thành
phần khí sinh học, khoảng 65-71% là metan.
Các thông số động học cho mô hình USBF, tối ưu theo mô hình
Stover Kincannon là (U
max
) là 67.57 g/L ngày, K
B
là 68.63 g/L ngày.

Có sự tương thích giữa số liệu thực nghiệm và số liệu tính toán và
mô hình Stover Kincannon đã lựa chọn tải trong tối ưu là 3,6 kg
COD/(m
3
.ngày) với thời gian lưu nước 1,68 ngày.
Mô hình hybrid hiếu khí Bio 2 sludge xử lý COD, N đạt lần lượt là
98%; 90%, cao hơn so với mô hình bùn hoạt tính hoặc lọc sinh học
riêng lẻ nhờ mật độ vi sinh vật dày đặc và sự tồn tại của nhiều chủng
vi sinh bao gồm: kỵ khí, tùy nghi và hiếu khí.
So sánh 4 loại vật liệu lọc thông thường thì xơ dừa đã thể hiện tính
ưu việt cả về đặc tính kỹ thuật và tính kinh tế. Với mật độ xơ dừa
thấp: 3 kg /m
3
diện tích bể; hiệu quả xử lý COD; N; P đạt 98%; 90%;
60 – 81,5%; cao hơn so với các loại vật liệu lọc được khảo sát. Kết
quả nghiên cứu đã xác định nên bố trí hợp lý, khối lượng xơ dừa cho
phép (3 kg/m
3
) nhỏ hơn đến 8 lần so với các nghiên cứu trước đây
(25 kg/m
3
).
Mô hình Stover Kincannon đã xác định hằng số tốc độ tiêu thụ cơ
chất (U
max
) là 20 g/L ngày và hằng số bão hòa K
B
là 22,58 g/L
ngày.R
2

= 0,999 và
1=
θ
ngày
Mô hình hybrid cho hiệu quả xử lý COD, N-NH
4
+
cao hơn mô hình
Aeroten và lọc sinh học thông thường. Với tải trọng tăng dần từ 0,5;
0,8; 1; 1,5; 2; 3 kg COD/(m
3
.ngày), hiệu quả xử lý COD trong mô hình
hybrid tăng từ 91% lên 93%; 95% sau đó giảm còn 91%. Hiệu quả xử lý
23
của mô hình hybrid cao hơn so với Aeroten từ 2 - 5% và lọc sinh học từ 1-
4%.
Hệ hybrid kỵ khí kết hợp hiếu khí, hệ số tuần hoàn α= 2 (nước sau xử
lý tuần hoàn về bể sinh học kỵ khí) cho phép xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn nước thải loại B.
Đề tài đã triển khai công nghệ hybrid kết hợp kỵ khí và hiếu khí và
hồ sinh học cho các hộ sản xuất tinh bột mì có công suất 25-100
m
3
/ngày. Kết quả thực tế đã chứng minh, hệ sinh học kết hợp hybrid
kỵ khí và hiếu khí xử lý hiệu quả COD (trên 97%), N (trên 90%) và P
(trên 75%). Nước sau xử lý trong, không màu, không mùi đạt giá trị
quy định theo QCVN 24:2009/BTNMT.
KIẾN NGHỊ
• Nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế chuyển hóa các sản phẩm
trung gian và thành phần vi khuẩn hiện diện trong mô hình

USBF và Bio 2 Sludge.
• Phát triển các mô hình động học phù hợp cho hệ sinh học
hybrid trong xử lý N, P trên một số loại nước thải ô nhiễm
hữu cơ và dinh dưỡng cao.
• Phát triển mô hình hybrid kỵ khí kết hợp MBR, bùn hạt trên
một số loại nước thải ô nhiễm hữu cơ cao với mục tiêu gia
tăng tải trọng vận hành và thu hồi khí sinh học.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Các công trình nghiên cứu khoa học
1. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp và áp dụng công nghệ sản xuất
sạch hơn cho các hộ sản xuất tinh bột sắn ở xã Hoài Hảo, Huyện
Hoài Nhơn, đề tài cấp tỉnh, đã nghiệm thu (2008).
2. Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột mì bằng công nghệ hybrid, đề
xuất phương án xử lý thích hợp cho các cơ sở sản xuất quy mô
công nghiệp và hộ gia đình. Đề tài cấp bộ, đã nghiệm thu (2009).
3. Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột khoai mì bằng công nghệ
Hybrid, đề xuất phương án xử lý thích hợp cho các cơ sở sản xuất
quy mô công nghiệp và hộ gia đình, đề tài cấp trường, Đại Học
Bách Khoa TP.HCM, đã nghiệm thu (2007).
24
4. Giải ba hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm
2005 (Xử lý nước thải tinh bột mì quy mô hộ gia đình).
25

×