PHÒNG GIÁO D C VÀ ĐÀO T O HUY N TH CH ANỤ Ạ Ệ Ạ
TR NG PTCS TR NG CONƯỜ Ọ
CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MỞ RỘNG
VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
Người viết & Báo cáo: Nông Hùng Cường
Tổ chuyên môn THCS trường
PTCS Trọng Con
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Văn học là nhân học” .Văn học có vai trò rất quan
trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy
của con người
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội ,môn
văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan
điểm ,tư tưởng ,tình cảm cho học sinh. Bên cạnh
đó còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học
khác.Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các
môn học khác và ngược lại ,các môn học khác
cũng góp phần học tốt môn văn .Điều đó đặt ra
yêu cầu tăng cường tính thực hành ,giảm lí
thuyết ,gắn học với hành ,gắn kiến thức với thực
tiễn hết sức phong phú ,sinh động của cuộc sống .
Hiện nay, với xu thế phát triển và hội nhập, các
em học sinh có điều kiện để tiếp xúc với nhiều nền
văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Mạng Internet phát triển, việc truy cập dễ dàng,
đặc biệt là sự bùng nổ của các trang cá nhân như:
Facebook, Googler+…Giúp các em có thể được tự
do chia sẻ những suy nghĩ, thông tin… Tuy nhiên
trong những cái gọi là mới mẻ, không phải lúc nào
cũng có thể được coi là hay, là đẹp. Đặc biệt trong
ngôn ngữ giao tiếp, nó có tác động không nhỏ đến
các em, ảnh hưởng đến quan niệm và phong cách
sống. Thực tế các em vẫn chưa biết chọn lọc ngôn
từ cũng như cách học tập, vận dụng những "lời
hay, ý đẹp" vào trong các bài viết của bản thân và
trong giao tiếp hàng ngày.
Thực trạng học sinh sử dụng từ ngữ, đặt câu hay
viết văn chưa được chuẩn xác thậm chí là không
đúng cả về mặt nội dung và ngữ pháp đã và
đang là vấn đề được nhiều người, đặc biệt là các
giáo viên đang trực tiếp giảng giạy bộ môn văn
suy nghĩ và trăn trở.
Một bài viết hay trước hết từ ngữ phải hay,
nhiều từ ngữ hay thì câu văn sẽ hay, nhiều câu
văn hay thì đoạn văn sẽ hay và nhiều đoạn văn
hay thì tất bài văn sẽ hay. Để có được cái hay
đó, mỗi học sinh cần phải có cho mình một vốn
từ vựng tiếng Việt căn bản. Làm cách nào để các
em có được vốn từ vựng đó? đây cũng là câu hỏi
mà tôi muốn cùng các bạn đồng nghiệp đi tìm
lời giải đáp
II. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao vốn từ vựng tiếng Việt cho các em
học sinh là công việc tưởng chừng như đơn
giản nhưng lại rất khó thực hiện. Bởi lẽ giáo
viên tiếp xúc với học sinh chủ yếu là ở trường
với một khoảng thời gian ngắn ngủi. Vì vậy,
trong chuyên đề này, tôi muốn đặt ra kế hoạch
nâng cao vốn từ vựng tiếng Việt ngay trong
mỗi tiết học mà giáo viên lên lớp, bám sát vào
chính những bài học cụ thể để từ đó giúp các
em có thêm vốn từ vựng có thể vận dụng hợp lí
vào các bài viết cũng như trong "lời ăn tiếng
nói" hàng ngày.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: với đề tài này có thể áp dụng cho tất
cả học sinh các lớp trong khối THCS
- Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn
THCS cả năm học
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu phương pháp nâng cao vốn từ vựng
tiếng Việt.
- Giáo án áp dụng các phương pháp nâng cao vốn
từ tiếng Việt.
- Khảo sát thực tiễn, đánh giá kết quả
V. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
NỘI DUNG
I. cơ sở
1. Cơ sở lý luận
Giao tiếp trong cuộc sống là nhu cầu không
thể thiếu của con người. Trong giao tiếp có hai
hình thức chủ yếu: Nói và viết. Các em học
sinh đang ở trong độ tuổi dễ tiếp thu những cái
mới mà chưa thực sự hiểu được nó hay hoặc
không phù hợp thậm chí là sai. Mở rộng vốn từ
tiếng Việt sẽ giúp các em có được vốn từ vựng
cơ bản, điều kiện không thể thiếu để các em có
được những lời nói cũng như bài văn hay. Từ
đó các em nhận thức được một cách đầy đủ
hơn sự giàu đẹp của tiếng Việt và có ý thức giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Cơ sở thực tiễn
Lỗi xuất hiện nhiều nhất trong mỗi bài làm
văn của học sinh là lặp từ dẫn đến lủng củng.
Điều này chứng tỏ các em bị bí từ, thiếu vốn từ
vựng.
Tôi có thể chắc chắn một điều rằng: Chúng
ta bắt gặp không ít những câu" không thể hiểu
" được mà các em học sinh nói trong sự vô tư
và hồn nhiên, đại loại như:
- " Hôm qua, chú ấy phê nặng
- " Thằng A ở lớp bên nhảy hiphop thật là
Pro vv
Hoặc:
- " Thầy của em có dáng người thấp, lùn, béo tốt,
có giọng nói to vang như một chú Bec-
Giê vv ( Bài làm văn của học sinh)
Xem qua những tin nhắn hay những dòng chia sẻ
trên Facebook của các em, chúng ta sẽ cảm thấy
như mình đang đọc một ngôn ngữ không phải là
tiếng Việt
- Ví dụ: “Zeu ngey sen na tui choi, 3h ne, ko pit
dg thi pao pen den de”, tôi đã không thể dịch
nổi tin nhắn này.
Có một thực trạng học sinh đang cổ súy cho thứ
ngôn ngữ quái dị này và xem như đó là mốt.
Bên cạnh đó các em bị ảnh hưởng rất nhiều từ
các câu nói, các thành ngữ cải biên tuy nhiên
lại làm cho các em rất thích thú tạo thành một
phong cách nói phổ biến.
Ví dụ như: “Buồn như con chuồn chuồn, Chán như
con gián, Biển học là vô bờ quay đầu là
hiphop…”
Thậm chí còn có nhiều ấn phẩm trên mạng được
các em phổ biến và coi đó là những “kiệt tác”:
Những câu nói, thành ngữ cải biên như trên khiến
người đọc bật cười dưới góc độ giải trí hài hước.
Nhưng điều đáng nói ở đây là các em học sinh hồn
nhiên mang cả cách nói ấy vào bài văn và trong
các tình huống giao tiếp với mọi hoàn cảnh và mọi
đối tượng.
Sử dụng từ ngữ không đúng nghĩa, "lai căng hóa",
thậm chí cả những từ ngữ đầy tính bạo lực, vô
nghĩa từ những trò chơi điện tử, phim ảnh,… đã và
đang ảnh hưởng trực tiếp đến các em. Nhiệm vụ
của các giáo viên, trước hết là những giáo viên
dạy văn là giúp cho các em nhận ra được nghĩa
của từ, biết được nhiều từ vựng, biết cách sử dụng
nó trong các hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với ngữ
cảnh.
Đối với đề tài này, giáo viên hoàn toàn có thể áp
dụng trong hầu hết các tiết của môn ngữ văn.
- Với tiết dạy văn bản: Nhấn mạnh cho các em
thấy những từ ngữ hay, tiêu biểu, thể hiện
được dụng ý của tác giả.
- Tiết tiếng Việt: Hướng dẫn các em tìm hiểu về
nghĩa của từ trong các bài học. Kỹ năng sử
dụng câu, đặt câu hoặc viết đoạn văn đúng với
nội dung và ngữ pháp.
- Tiết tập làm văn: Giúp các em sử dụng các từ
ngữ phù hợp với thể loại văn bản, biết cách sử
dụng từ ngữ để tạo nên các biện pháp nghệ
thuật.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những mặt hạn
chế khi sử dụng phương pháp này vào bài
giảng vì mặt bằng nhận thức của các em không
đồng đều. Giáo viên mất nhiều thời gian vào
việc mở rộng vốn từ sẽ chiếm thời gian của tiết
học và không làm rõ được nội dung bài giảng.
II. Quá trình thực hiện
Để thực hiện có hiệu quả các phương pháp mở
rộng vốn từ tiếng Việt, trước hết, bản thân giáo
viên phải tự trao dồi cho mình vốn từ tiếng Việt
phong phú. Sự trau dồi đó không phải là " ngày
một, ngày hai" mà có được mà nó là cả một
quá trình lĩnh hội từ các văn hóa phẩm, các
phương tiện thông tin đại chúng hay từ những
giao tiếp đời thường.
* Tiết văn bản:
Các tác phẩm thơ, văn của các nhà văn, nhà thơ
không thể thiếu biện pháp nghệ thuật. Từ ngữ
góp phần quyết định tạo nên các biện pháp
nghệ thuật đó. Giáo viên cho các em nhận ra
những từ ngữ đặc biệt, cùng các em phân tích
nghĩa, tìm ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa,
cách sử dụng hợp lí trong các ngữ cảnh.
Ví dụ: "Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chằng chịt
như mạng nhện" ( văn bản : sông nước Cà Mau
- Đoàn Giỏi)
- Hệ thống câu hỏi phát hiện:
? Sông ngòi, kênh rạch Cà Mau được ví với hình
ảnh nào?
? Em hiểu " chi chít như mạng nhện" nghĩa là như
thế nào?
? Qua đó em thấy tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật nào?
? Tìm thêm những câu gợi hình ảnh giống như "
chi chít như mạng nhện"?
? Đặt câu cụ thể với những câu vừa tìm được?
* Tiết tiếng Việt:
Phương pháp mở rộng vốn từ tiếng Việt cũng
giống như tiết học văn bản. Nghĩa là cho học
sinh phân tích nghĩa từ ngữ -> tìm thêm các từ
đồng nghĩa, trái nghĩa -> Khái niệm về từ loại
-> Đặt câu với từ vừa tìm được
Liên hệ với những từ Hán Việt đồng nghĩa
Ví dụ: " Bạn chưa về à ?"
- Hệ thống câu hỏi phát hiện:
? Trong câu trên, nếu bỏ đi từ ngữ nào thì nội
dung vẫn không thay đổi?
? Từ " à" trong câu trên có tác dụng gì?
? Tìm thêm những từ có chức năng giống như từ "
à"?
? Đặt câu với từ vừa tìm được? Những từ ngữ đó
nên sử dụng và không nên sử dụng trong
trường hợp nào? vì sao?
-> Những từ đó gọi là tình thái từ.
? Chỉ ra các trường hợp sử dụng tình thái từ không
đúng với đối tượng và ngữ cảnh?
? Cách sửa chửa?
* Tiết tập làm văn:
Cho các em luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là thực
hành viết.
Giáo viên cho các em đọc bài viết của mình trước
lớp, cùng cả lớp phát hiện các từ, câu chưa
hay, không đúng. Tìm ra các từ, câu có thể
thay thế.
Khuyến khích các em tìm hiểu nhiều hơn nữa các
phương tiện thông tin đại chúng,chú ý cách
dùng câu, từ. Mỗi học sinh cần có một quyển từ
điển tiếng Việt.
Ví dụ: " Sáng bố em đi làm sớm, về muộn"
- Hệ thống câu hỏi phát hiện:
? Thế nào thì được cho là sớm?
-> Lúc mặt trời lên
? Từ hay cụm từ nào có thể thể hiện được điều
đó?
-> Bình minh, ban mai
Vậy thế nào thì được cho là muộn?
-> Lúc mặt trời lặn
? Từ hay cụm từ nào có thể thể hiện được điều
đó?
-> Hoàng hôn
Sau đây là một số bài soạn cụ thể có sử dụng
phương pháp mở rộng và nâng cao vốn từ vựng
tiếng Việt. Vì phương pháp này cần được thực hiện
trong cả quá trình học của các em ở trường THCS
nên trong mỗi tiết dạy, giáo viên chỉ nên đưa vào
một số ít câu hỏi nhằm mở rộng và nâng cao vốn
từ tiếng Việt. Chủ yếu cho các em tìm ra thêm các
câu, từ đồng nghĩa:
Để tạo hứng thú cho các em, giáo viên nên đưa
thêm một số bài tập dưới dạng trò chơi.
Có rất nhiều trò chơi giúp các em mở rộng vốn từ,
ví dụ:
-
Cho học sinh làm động tác, các em còn lại đoán
hành động.
-
Bình luận tranh, ảnh.
-
Thi hát với các từ vựng.
-
Giải ô chữ.
III. kết quả điều tra khảo sát thực tiễn
1. Kiểm chứng
Trong những năm học vừa qua, với việc áp
dụng phương pháp mở rộng vốn từ tiếng Việt,
tôi đã thu được một số kết quả khả quan. Chất
lượng bài viết của học sinh được nâng cao. Các
em có ý thức hơn, sáng tạo hơn, linh hoạt và
lưu loát hơn trong việc dùng từ. Cách dùng
câu, từ của các em trong giao tiếp có những
cải thiện đáng kể, hạn chế được việc sử dụng
các câu, từ không phù hợp hoặc "lai căng hóa".
2. Hiệu quả đạt được
Phương pháp này không đem lại hiệu quả "tức
thì" và thực hiện nó trong cả một thời gian rất
dài thậm chí là thực hiện trong cả quá trình
giảng dạy của một giáo viên đối với các thế hệ
học sinh. áp dụng phương pháp này các em sẽ
có được những vốn từ căn bản để có thể ứng
dụng vào trong văn nói và văn viết. Giúp các
em nhận ra câu, từ hay, dở, biết cách sử dụng
nó, "tẩy chay" các câu, từ phản cảm, không
đúng mực. Bước đầu tạo cho các em có ý thức
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
V. Bài học kinh nghiệm
1. Đối với giáo viên
- Thường xuyên tự trau dồi vốn từ vựng cho mình.
- Cho học sinh tự mở rộng vốn từ thông qua bài
học cụ thể.
- Cho học sinh thực hành nhiều hơn nữa để giáo
viên nhận ra cách viết của từng em từ đó có
hướng chỉnh sửa.
- Ngoài giờ học, có những cuộc nói chuyện thân
mật với các em khi để nhận ra cách sử dụng
câu, từ trong giao tiếp, chỉnh sửa kịp thời.
- Phương pháp này cần được sử dụng nhiều hơn
với học sinh lớp 6.
- Chú trọng đến câu, từ khi nói hoặc viết ở khi
giao tiếp với học sinh.
2. Đối với học sinh
- Cần trang bị cho mình cuốn từ điển tiếng Việt.
- Thường xuyên đọc sách, báo, nghe đài, xem
truyền hình tiếp thu cách sử dụng câu, từ
đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh.
- Nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, luôn
phát hiện, tìm tòi thêm các từ ngữ, câu văn
hay để học tập.