Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

phong trào dân tộc dân chủ ở nam kỳ từ năm 1930 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.23 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------

PHẠM THỊ HUỆ

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ
Ở NAM KỲ
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số: 62.22.54.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011


Cơng trình được hồn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ HỮU PHƯỚC
TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG
Phản biện 1: ......................................................................................
Phản biện 2: ......................................................................................
Phản biện 3: ......................................................................................
Phản biện độc lập 1: .........................................................................
Phản biện độc lập 2: .........................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào
tạo họp tại: ............................................................................................
...............................................................................................................


Vào hồi …… giờ ……. Ngày ……. Tháng …… năm 2011
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
Trường Đại học KHXH & NV – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
từ 1930 đến 1945, phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ có nhiều điểm độc
đáo, nổi bật.
Nam Kỳ là nơi sớm có phong trào công nhân, nông dân diễn ra mạnh
mẽ, sôi nổi từ những năm trước khi thành lập Đảng.
Trong giai đoạn thoái trào cách mạng (1932-1935), nhiều đảng viên
cộng sản ở Nam Kỳ đã tìm mọi cách khơi phục tổ chức và lực lượng, để
ngay sau đó tiến hành cuộc vận động dân chủ 1936-1939 với nhiều hình
thức đấu tranh phong phú, sáng tạo, có quy mơ lớn nhất trong cả nước.
Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940) là sự kiện lịch sử có tiếng vang
mạnh mẽ, thể hiện tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Kỳ. Mặc dù bị
khủng bố ác liệt, nhưng bằng nỗ lực phi thường của những người cộng sản
và quần chúng cách mạng, phong trào dân tộc dân chủ tại đây đã nhanh
chóng phục hồi, phát triển, mở ra thời kỳ trực tiếp đấu tranh giành chính
quyền.
Đặc biệt, giai đoạn 1941-1945 ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử độc đáo ở
Nam Kỳ: sự hình thành hai Xứ uỷ Tiền Phong và Giải Phóng, sự lớn mạnh
nhanh chóng của lực lượng chính trị quần chúng, mà tiêu biểu là sự ra đời
và hoạt động của lực lượng Thanh niên Tiền phong. Mặc dù có một số khác
biệt về quan điểm, phương pháp đấu tranh cách mạng, Xứ uỷ Tiền Phong
và Xứ uỷ Giải Phóng đều tập trung vào nhiệm vụ phát động quần chúng
đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gịn và Nam Kỳ, kịp
với tiến trình Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện về phong trào
dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945 sẽ có những đóng góp về
mặt khoa học và thực tiễn đối với lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn
này. Với nhận thức đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Phong trào dân tộc
dân chủ ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945” để thực hiện luận án Tiến
sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, nhằm mục
đích:
+ Phục dựng một cách toàn diện phong trào dân tộc, dân chủ ở Nam Kỳ
giai đoạn 1930-1945 qua những tài liệu đáng tin cậy.
+ Làm rõ đặc điểm và ảnh hưởng của phong trào dân tộc, dân chủ ở
Nam Kỳ trong tiến trình dân tộc, dân chủ cả nước.

1


+ Khai thác tối đa nguồn tư liệu lưu trữ trong điều kiện cho phép, góp
phần xây dựng cơ sở tư liệu cho các cơng trình nghiên cứu khác có liên
quan.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ không phải là
một đề tài hoàn toàn mới. Từ trước đến nay, nội dung này đã được các nhà
nghiên cứu đề cập đến khá nhiều, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam và lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng có một số cơng trình của các nhà
nghiên cứu nước ngồi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, tùy vào mục đích
của từng cơng trình nghiên cứu cụ thể mà phong trào dân tộc dân chủ ở
Nam Kỳ 1930-1945 có cách tiếp cận từ những góc độ và mức độ khác
nhau.
Trước hết, có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu phong trào cách
mạng trong cả nước nói chung, trong đó có phong trào dân tộc dân chủ ở
Nam Kỳ như: Thời kỳ Mặt trận Bình dân, Tài liệu tham khảo Lịch sử Cách

mạng Cận đại Việt Nam, tập VII, Trần Huy Liệu - Văn Tạo - Nguyễn
Lương Bích (biên soạn); Giai cấp Công nhân Việt Nam giai đoạn 19361939, Cao Văn Biền; Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-1945, Nguyễn
Thành; Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, Nhiều tác giả; Việt Nam
những sự kiện lịch sử 1919-1945, Dương Trung Quốc; Trần Văn Giàu Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, (Quyển I, Quyển II); Lịch
sử cơng tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000), Nguyễn
Hữu Trí, Nguyễn Thị Phương Hồng; Lịch sử cuộc vận động vì các quyền
dân sinh dân chủ ở Việt Nam (1936-1939), Phạm Hồng Tung... Do không
đi sâu vào phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ, nên các tác phẩm này chỉ
giới thiệu, cung cấp một số tư liệu, sự kiện lịch sử có liên quan, chứ chưa
có những phân tích, đánh giá toàn diện, sâu sắc về phong trào dân tộc dân
chủ tại đây.
Bên cạnh đó, là những tác phẩm viết và nghiên cứu về phong trào cách
mạng ở Nam Kỳ như: Cuộc vận động Đông Dương Đại hội năm 1936,
Nguyễn Thành; Nguyễn An Ninh, Nguyễn An Tịnh (sưu tầm); Thanh niên
Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên trí thức Sài Gịn, Huỳnh
Văn Tiểng, Bùi Đức Tịnh; Cách mạng Tháng Tám và sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ chính quyền cách mạng trên địa bàn Nam Kỳ (1945- 1975) (Kỷ yếu
Hội thảo khoa học); Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh 300 năm, Nhiều tác giả;
Lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ, Hội đồng biên soạn lịch sử Khởi nghĩa Nam
Kỳ; Nguyễn Văn Tạo 1908-1970, Thu Thủy, Nguyễn Quế, Nguyễn Quế
Lâm; Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Sài Gòn – Chợ Lớn và Gia Định,

2


Phạm Ngọc Bích (chủ biên); Lịch sử nhà tù Cơn Đảo 1862-1975, Nguyễn
Đình Thống - Nguyễn Linh - Hồ Sĩ Hành; Lịch sử Nam Bộ kháng chiến
(bản thảo đã nghiệm thu - 2009), Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam
Bộ kháng chiến; Hội thảo Cách mạng Tháng Tám ở Nam Bộ, Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh.v.v… Tuy nhiên, các tác phẩm này chỉ đi sâu

nghiên cứu về những khía cạnh, vấn đề, nhân vật, sự kiện cụ thể, chứ cũng
chưa phục dựng bức tranh tổng thể về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam
Kỳ trong thời kỳ 1930-1945.
Các tập lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của các địa phương Nam
Bộ (như Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Kiên Giang, An
Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bến Tre, Long An v.v…) ở những góc độ và
mức độ khác nhau cũng góp phần phản ánh phong trào cách mạng ở Nam
Kỳ giai đoạn 1930-1945. Tất nhiên, các cơng trình này chỉ tập trung trình
bày sự kiện, tình hình của phong trào dân tộc dân chủ tại từng địa phương,
chứ không nghiên cứu toàn bộ phong trào cách mạng ở Nam Kỳ.
Mặt khác, trong các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố về Nam Kỳ thời
kỳ 1930-1945, việc khai thác và sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ - vì lý do
nào đó - chỉ mới được tiến hành ở mức độ hạn chế.
Chính vì vậy, việc tập trung khai thác triệt để nguồn tài liệu lưu trữ của
chính quyền thực dân Pháp, nhằm khắc họa rõ hơn, khách quan hơn quá
trình vận động cách mạng ở Nam Kỳ từ 1930 đến 1945 là điều hết sức cần
thiết.
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tài liệu có tính chất nền tảng, giữ vai trò quan trọng nhất là
Văn kiện Đảng và các tài liệu lưu trữ tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, phản
ánh chủ trương, đường lối của Trung ương và của các cấp uỷ Đảng, về các
sự kiện, nhân vật trong phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ thời kỳ 19301945.
Một nguồn tài liệu quan trọng sử dụng trong luận án được khai thác từ
kho tài liệu lưu trữ của người Pháp để lại tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II;
Cục hồ sơ Nghiệp vụ An ninh - Bộ Công an; Cục Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng; Phòng Tư liệu của Viện Lịch sử Đảng; Lưu trữ Quốc gia Hải
ngoại Pháp… với 221 hồ sơ lưu trữ về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam
Kỳ giai đoạn 1930-1945.
Luận án còn kế thừa và sử dụng có chọn lọc nguồn tài liệu từ các cơng
trình nghiên cứu đã cơng bố.

3.2. Dựa trên phương pháp luận sử học mácxít, tác giả sử dụng chủ yếu
hai phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử là kết hợp phương pháp lịch

3


sử với phương pháp logic; tiến hành các thao tác sưu tầm, thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu…; chú trọng sử dụng phương pháp sử
liệu học để khai thác nguồn tài liệu lưu trữ từ trong nước và nước ngoài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong trào đấu tranh nhằm mục
tiêu dân tộc và dân chủ diễn ra trên địa bàn Nam Kỳ, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp là của Xứ uỷ Nam Kỳ và các tổ
chức Đảng ở các địa phương Nam Kỳ.
Phạm vi không gian của đề tài là địa bàn Nam Kỳ theo địa giới hành
chính thời kỳ 1930-1945; trong đó chú trọng các địa bàn trọng điểm, đặc
biệt là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định. Đồng thời, luận án đặt phong trào dân
tộc dân chủ ở Nam Kỳ trong mối liên hệ mật thiết với phong trào cách
mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
Phạm vi thời gian của đề tài là từ 1930 đến 1945.
5. Những đóng góp của luận án
5.1. Luận án là cơng trình nghiên cứu tương đối toàn diện về phong trào
dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-1945.
5.2. Luận án cung cấp nhiều tư liệu mới, đặc biệt là tư liệu lưu trữ về
phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-1945.
5.3. Dựa trên nguồn tư liệu mới được khai thác, luận án góp thêm một
hướng tiếp cận và nhận định về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ, làm
rõ thêm một số đặc điểm của phong trào cách mạng tại đây trong những
năm 1930-1945.
5.4. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên

cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam cận hiện đại.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần Phụ lục, nội dung chính của luận
án gồm ba chương.

4


Chương Một: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ
Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1930-1935
1.1. VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT NAM KỲ TRƯỚC NĂM 1930

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Nam Kỳ (tức Nam Bộ) đã
trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Nam Kỳ là tên gọi phổ biến trước Cách
mạng Tháng Tám 1945 của vùng đất Nam Bộ hiện nay.
Địa hình xứ Nam Kỳ được chia thành hai vùng rõ rệt là miền Đông
Nam Kỳ và miền Tây Nam Kỳ. Vùng đất này được khai phá mạnh mẽ từ
thế kỷ XVII trở đi và là nơi chung sống của cộng đồng người Việt, người
Khơme, người Hoa và người Chăm.
Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định. Năm 1862, triều đình
nhà Nguyễn ký hiệp ước cắt nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp.
Đến năm 1867, quân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây. Toàn bộ Nam Kỳ
thuộc quyền kiểm soát và cai trị của thực dân Pháp. Cuối thế kỷ XIX, thực
dân Pháp chính thức tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa. Miền Đông
Nam Kỳ chủ yếu phát triển các đồn điền, nhất là đồn điền cao su. Còn miền
Tây Nam Kỳ trở thành vựa lúa khổng lồ. Từ đó, bên cạnh các giai cấp cũ,
xã hội Nam Kỳ hình thành thêm các giai cấp và tầng lớp mới (công nhân,
tư sản, tiểu tư sản…).
- Phong trào hội kín ở Nam Kỳ kéo dài gần 20 năm đầu thế kỷ XX, là
phong trào nông dân có quy mơ lớn nhất trong cả nước vào thời điểm này.

- Các hoạt động yêu nước theo xu hướng tư sản diễn ra trong gần 30
năm đầu thế kỷ XX dưới ảnh hưởng của các phong trào Đông Du, Duy Tân
và các tổ chức Thanh niên cao vọng, Tân Việt cách mạng đảng…
- Các phong trào đấu tranh của cơng nhân, nơng dân, thợ thủ cơng, trí
thức… dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thập niên 20 của
thế kỷ XX.
Cùng với những địa phương khác trong cả nước, chủ nghĩa Mác-Lênin
được truyền bá vào Nam Kỳ thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, của
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và của các trí thức yêu nước, tiến bộ.
1.2 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM
1930-1931

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản 1929 - 1933 tác động sâu sắc
và nhiều mặt đến tình hình Đơng Dương. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân
dân Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng phát động tháng
2-1930 bị đàn áp khốc liệt.

5


Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930), phát động một cao trào dân
tộc dân chủ trong cả nước.
1.3. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1930-1931)

1.3.1. Những cuộc đấu tranh đầu tiên ở Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản
Cùng với Trung Kỳ và Bắc Kỳ, phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn
ra mạnh mẽ ở Nam Kỳ, mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền
cao su Phú Riềng và của các địa phương Tân An, Chợ Lớn, Gia Định, Sa

Đéc, Long Xuyên, Cần Thơ … với sự tham gia của nhiều thành phần giai
cấp, dân tộc, tôn giáo.
Không phổ biến hình thức đấu tranh bạo động như ở Nghệ - Tĩnh, phong
trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ những năm 1930-1931 dừng lại ở mức độ
đòi những quyền lợi thiết thực, nhưng phát triển rộng và liên tục. Hình thức
đấu tranh phong phú, đa dạng với quy mô và mức độ khác nhau. Luận án
dẫn tài liệu lưu trữ của thực dân Pháp để khẳng định: phong trào dân tộc
dân chủ của nhân dân Nam Kỳ ngay từ năm 1930 đã có sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản.
1.3.2. Thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng 1930-1931 ở
Nam Kỳ
Phong trào đấu tranh 1930-1931 bị chính quyền thực dân thẳng tay
khủng bố, ngăn chặn. Nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến
địa phương bị bắt, bị lưu đày, nhiều cơ sở quần chúng bị phá vỡ.
Lực lượng cách mạng bị thiệt hại nghiêm trọng. Ở Nam Kỳ, Xứ ủy phải
tái lập nhiều lần; cơ sở Đảng nhiều địa phương bị tổn thất nặng nề; phong
trào đấu tranh của quần chúng tạm thời lắng xuống.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cực kỳ khó khăn của cách mạng Việt Nam,
những người cộng sản vẫn khơng nhụt chí, vẫn kiên trì đấu tranh nhằm khơi
phục lực lượng cách mạng, chờ thời cơ mới.
1.4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1932-1935)

1.4.1. Khôi phục, củng cố tổ chức và lực lượng cách mạng
Bằng những tư liệu tin cậy từ văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và
tài liệu của mật thám ở Nam Kỳ, luận án phản ánh q trình khơi phục lực
lượng cách mạng ở Nam Kỳ, nêu những số liệu cụ thể về sự đánh phá khốc
liệt của thực dân Pháp dẫn tới hậu quả là việc phục hồi tổ chức Đảng ở

6



Nam Kỳ khó khăn, đội ngũ đảng viên mỏng hơn Bắc Kỳ và Trung Kỳ,
nhưng phong trào đấu tranh ở Nam Kỳ giai đoạn này vẫn diễn ra mạnh nhất
so với Bắc và Trung Kỳ.
Ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, từ tháng 1-1932, Đặc ủy Long - Châu Rạch - Hà đã tích cực củng cố tổ chức, huấn luyện đảng viên, tuyên truyền
vận động quần chúng, củng cố các chi bộ chưa bị đánh phá và xây dựng lại
các chi bộ bị tổn thất nặng. Ban cán sự Vĩnh – Trà – Bến được thành lập
đầu năm 1932.
Ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, tổ chức Đảng Cộng sản cũng
dần dần khôi phục. Tháng 4-1932, Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ được thành lập
lại.
1.4.2. Các phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ (1932-1935)
Trong giai đoạn này, Đảng bộ Nam Kỳ đã lãnh đạo các lực lượng cách
mạng tổ chức nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện sự sáng tạo
của cán bộ, đảng viên và quần chúng:
+ Đấu tranh của tù chính trị
Ở khắp các nhà tù Nam Kỳ như Côn Đảo, Châu Đốc, Bà Rịa và Cap
Saint Jacques (Vũng Tàu), Khám Lớn (Sài Gòn), … phong trào đấu tranh
đều phát triển mạnh, với nhiều hình thức phong phú. Đội ngũ đảng viên
cộng sản trong lao tù nỗ lực khôi phục tổ chức Đảng, đấu tranh chống chế
độ lao tù hà khắc, tổ chức vượt ngục, cung cấp cán bộ về cho phong trào.
Sự kết hợp giữa phong trào đấu tranh của những người cộng sản ở bên
ngoài và bên trong nhà tù, cùng với cuộc đấu tranh cơng khai trước tịa án
của chính quyền thực dân đã gây được tiếng vang trong dư luận.
Đây là nét mới trong cuộc đấu tranh cách mạng của những người cộng
sản giai đoạn 1931-1935. Những người cộng sản đã biến nhà tù đế quốc
thành trường học cách mạng, đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên, giác ngộ
quần chúng yêu nước và đảng viên các đảng phái khác ngay trong nhà tù đế
quốc.
+ Đấu tranh bằng sách báo, truyền đơn

Báo chí cách mạng giai đoạn 1934-1935 hoạt động khá sôi nổi, tập trung
vào các nội dung liên quan đến nhiệm vụ dân tộc dân chủ, về công tác tổ
chức Đảng, công tác thanh niên, công tác vận động quần chúng; quan tâm

7


phản ánh thực tế đời sống nhân dân, kêu gọi quần chúng cơng nơng đấu
tranh địi cải thiện đời sống, chống các loại thuế vơ lý. Báo chí, truyền đơn
cũng chính là kênh thơng tin quan trọng, để từ đó những chủ trương chính
sách của Đảng Cộng sản, của Xứ ủy Nam Kỳ đến được các cơ sở Đảng, và
ngược lại, Xứ ủy nắm được tình hình hoạt động, sự phát triển của phong
trào ở các địa phương.
Nổi bật nhất trên diễn đàn báo chí ở Nam Kỳ là tờ La Lutte (ra đời năm
1933, do sự phối hợp của những người cộng sản và nhóm Troskist). Tờ báo
có ảnh hưởng khá rộng rãi trong các tầng lớp dân chúng, khơi dậy phong
trào đấu tranh mạnh mẽ trong quần chúng Nam Kỳ.
Hoạt động của báo chí cách mạng giai đoạn 1934-1935 cịn góp phần
quan trọng đối với cuộc vận động nghị trường và vận động đón tiếp phái
đồn Cứu tế đỏ Quốc tế.
+ Đấu tranh của quần chúng lao động
Từ năm 1935, phong trào đấu tranh của quần chúng ở Nam Kỳ bắt đầu
khởi sắc, đặc biệt là phong trào cơng nhân với các hình thức đấu tranh tiêu
biểu: bãi cơng, lãn cơng. Bên cạnh đó là phong trào của nông dân và các
tầng lớp nhân dân ở đô thị, có sự tham gia của đội ngũ trí thức u nước và
một bộ phận địa chủ, tư sản có tinh thần dân tộc. Các cuộc đấu tranh này
kết hợp hình thức cơng khai, hợp pháp với bí mật, bất hợp pháp.
+ Đấu tranh nghị trường và vận động chính trị
Đấu tranh nghị trường là nét mới trong phong trào ở Nam Kỳ giai đoạn
này. Lần đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đưa cán bộ,

đảng viên hoạt động công khai tham gia tranh cử Hội đồng Thành phố Sài
Gòn (1933). Phát huy thắng lợi, những người cộng sản lại tiếp tục vận động
tranh cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (2-1935) và Hội đồng Thành phố
Sài Gòn (1935).
Thông qua các diễn đàn này, tổ chức Đảng ở Nam Kỳ phổ biến rộng rãi
các chủ trương, lời kêu gọi… của Đảng, mở rộng việc tập hợp lực lượng
quần chúng. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng được củng cố,
tổ chức của Đảng Cộng sản được kiện tồn. Đó là những điều kiện quan
trọng để Đảng Cộng sản lãnh đạo, thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh đòi
dân sinh, dân chủ trong những năm 1936-1939.

8


Tiểu kết Chương Một:
Trong giai đoạn 1930-1935, với chủ trương và phương pháp đấu tranh
đúng đắn, sáng tạo, những người cộng sản ở Nam Kỳ đã phát động phong
trào đấu tranh sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, lôi kéo được hầu hết các thành
phần nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú nhằm
mục tiêu dân tộc, dân chủ. Sự phục hồi hệ thống tổ chức Đảng và phong
trào cách mạng những năm 1932-1935 là tiền đề then chốt cho cuộc vận
động dân chủ bùng lên mạnh mẽ ở Nam Kỳ trong những năm 1936-1939.
Chương Hai: PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ
Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1936-1939
2.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRƯỚC CUỘC VẬN
ĐỘNG DÂN CHỦ 1936-1939

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (1935) đề ra chủ trương xây
dựng Mặt trận thống nhất phản đế để tập hợp các lực lượng dân chủ và tiến
bộ chống chủ nghĩa phát xít, địi tự do, cơm áo, hịa bình. Tại Pháp, thắng

lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936 tạo
thêm điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng Đông Dương.
Theo chủ trương của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương
xác định mục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc
địa, chống phát xít và chiến tranh, địi tự do dân chủ, cơm áo, hịa bình; xác
định kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn phản động thuộc địa và tay sai. Về tổ
chức, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế
Đông Dương. Về phương pháp đấu tranh, Đảng chủ trương kết hợp các
hình thức cơng khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng tháng 7-1936 đã mở đường cho một cao trào cách mạng diễn ra mạnh
mẽ trên tồn quốc nói chung và Nam Kỳ nói riêng trong những năm 1936 1939, tạo nên những dấu ấn đặc sắc trong phong trào cách mạng dân tộc
dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
2.2. CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1936-1939)

2.2.1. Phong trào Đông Dương Đại hội
Được tin Quốc hội Pháp sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình
Đơng Dương, tháng 8-1936 Ủy ban lâm thời Đông Dương Đại hội (gồm đại
biểu của các giới, các đảng phái chính trị) dược thành lập nhằm vận động
các tầng lớp dân chúng thu thập dân nguyện đòi tự do dân chủ gửi tới phái

9


đồn. Liền sau đó, các uỷ ban hành động được thành lập ở Sài Gòn, rồi lan
rộng ra lục tỉnh Nam Kỳ và Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
Chính quyền thuộc địa Đông Dương áp dụng nhiều biện pháp ngăn
chặn, hạn chế hoạt động và giải tán các uỷ ban hành động. Dù vậy, Đơng
Dương Đại hội đã tạo ra “cú hích” mở đầu cho cao trào vận động dân chủ.
2.2.2. Phong trào “đón rước” Justin Godard và Jules Brévié

Tháng 9-1936, Chính phủ Pháp thông báo việc cử Justin Godard – một
nghị sĩ cấp tiến – làm đặc phái viên sang Đông Dương điều tra tình hình.
Cuộc “đón rước” J. Godard tại bến Nhà Rồng ngày 1-1-1937 trở thành cuộc
biểu tình của đơng đảo quần chúng địi các quyền dân sinh dân chủ.
Khi Jules Brévié được bổ nhiệm Tồn quyền Đơng Dương sang Sài Gòn
nhậm chức, Xứ uỷ Nam Kỳ chỉ đạo tổ chức biểu tình lớn để “đón rước”
Brévié tại Sài Gòn, với các yêu sách đòi thực hiện cải thiện các quyền dân
sinh dân chủ.
Hai cuộc “đón rước” J. Godard và J. Brévié thực sự là các phong trào
quần chúng rộng lớn, buộc chính quyền thực dân phải ban hành một số cải
cách ở Đơng Dương, khẳng định vai trị lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng
sản.
2.2.3. Phong trào báo chí cơng khai
Lợi dụng tình hình ở Nam Kỳ là nơi luật báo chí của thực dân Pháp có
nhiều điểm nới lỏng hơn so với ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Trung ương Đảng
và Xứ ủy chủ trương ra những tờ báo bằng tiếng Pháp (không phải xin
phép), đồng thời tìm mọi cách để có thể xuất bản những tờ báo tiếng Việt
như là cơ quan ngơn luận chính thức của Đảng và các đoàn thể.
Từ năm 1936, ở Nam Kỳ xuất hiện nhiều tờ báo cách mạng công khai
như L’Avant-garde (Tiền phong), Le Peuple…; nhưng gây tiếng vang lớn
nhất phải kể đến báo Dân chúng. Tờ báo này được sự chỉ đạo trực tiếp của
Tổng bí thư Hà Huy Tập, sau đó là Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Đây là tờ
báo tiếng Việt đầu tiên hoạt động công khai, bất chấp đạo luật cấm phát
hành của chính quyền thực dân Pháp. Báo Dân chúng phát động cuộc đấu
tranh mạnh mẽ địi tự do báo chí, địi tự do lập hội và nghiệp đoàn, tự do
hội họp và biểu tình, địi thả hết tù chính trị, địi cải cách chế độ tuyển cử
hội đồng dân biểu và đòi cải thiện đời sống cho nhân dân, đấu tranh chống
Troskist…
Nhìn chung, trong giai đoạn 1936 – 1939 số lượng báo chí cơng khai
của Đảng ngày càng tăng, trong đó báo chí xuất bản, phát hành tại Nam Kỳ

ln giữ vị trí hàng đầu. Bên cạnh đó, báo chí bí mật ở Nam Kỳ cũng hoạt

10


động rất mạnh. Đây là thành quả có ý nghĩa quan trọng trong cuộc vận
động dân chủ giai đoạn 1936-1939.
2.2.4. Các cuộc vận động nghị trường
Đấu tranh nghị trường là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong cuộc
đấu tranh vì dân sinh, dân chủ ở Việt Nam trong giai đoạn 1936-1939. Mặc
dù kết quả của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này còn hạn chế, nhưng Xứ ủy
Nam Kỳ đã tận dụng được các điều kiện công khai, hợp pháp để lãnh đạo
phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, phát triển mạnh mẽ cả ở
thành thị và nông thôn.
2.2.5. Phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng
- Phong trào công nhân
Từ đầu năm 1936, phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kỳ ngày
càng phát triển mạnh, quy mô tổ chức cũng trở nên rộng khắp và chặt chẽ
hơn; trong đó hình thức bãi cơng địi tăng lương, giảm giờ làm …, phát
triển rầm rộ nhất. Sài Gịn là nơi có nhiều cuộc bãi cơng, tổng bãi cơng lớn
nhất, xét trên phạm vi tồn quốc. Trình độ tổ chức, ý thức kỷ luật của cơng
nhân có bước tiến vượt bậc, thể hiện qua các cuộc đấu tranh ở cơng xưởng
Ba Son (Sài Gịn), ở nhà máy cưa Tân Mai (Biên Hồ) v.v…
- Phong trào nơng dân
Phong trào đấu tranh của nông dân Nam Kỳ trong giai đoạn 1936-1939
cũng diễn ra sôi nổi, liên tục. Riêng tháng 4-1939 có trên dưới 100 cuộc
biểu tình ở các tỉnh Nam Kỳ. Các cuộc biểu tình nổ ra mạnh nhất là ở ba
tỉnh Gia Định, Chợ Lớn và Mỹ Tho. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
nông dân Nam Kỳ giai đoạn này cho thấy các cơ sở Đảng đã thực hiện
đúng phương châm của Trung ương trong công tác vận động nơng dân đấu

tranh địi các quyền dân sinh dân chủ.
- Phong trào đòi tự do, dân chủ của các tầng lớp khác
Bên cạnh phong trào của công nông, phong trào đấu tranh của học sinh,
sinh viên (dưới hình thức mít tinh, bãi khóa); của tiểu thương (bãi thị);
cũng như các cuộc đấu tranh của tù chính trị trong các nhà lao liên tục diễn
ra sôi nổi và quyết liệt. Hồn tồn có thể khẳng định: so với Bắc Kỳ và
Trung Kỳ thì Nam Kỳ là nơi có tổ chức Đảng và phong trào quần chúng
phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 1936-1939.

11


Tiểu kết Chương Hai:
Trong bối cảnh chung của toàn quốc, cuộc vận động dân chủ 19361939 ở Nam Kỳ chiếm vị trí tiên phong với nhiều nét tiêu biểu, độc đáo.
Đây là nơi phong trào diễn ra sớm nhất, sôi nổi nhất với nhiều hình thức
đấu tranh phong phú, đa dạng và sáng tạo. Những kinh nghiệm đúc kết từ
thành công và hạn chế của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 trên địa bàn
Nam Kỳ đã để lại nhiều bài học quý báu cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung
ương Đảng và của Xứ ủy Nam Kỳ trong giai đoạn cách mạng tiếp theo, tạo
nên những nét đặc sắc mới ở Nam Kỳ trong công cuộc vận động giải phóng
dân tộc, đặc biệt là trong khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm
1945.

12


Chương Ba: PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1939-1945
3.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM 1939-1940


Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính phủ Daladier ngả dần sang hữu,
thẳng tay đàn áp các lực lượng dân chủ cánh tả. Chính quyền thực dân Pháp
ở Đơng Dương có xu hướng phát xít hóa. Phát xít Nhật mở rộng chiến tranh
ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và bắt đầu nhịm ngó Đơng Dương.
Trước diễn biến mới của tình hình, Đảng Cộng sản chỉ thị cơ sở Đảng và
các tổ chức quần chúng rút vào hoạt động bí mật. Ngày 6/11/1939, Đảng
Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần
thứ VI, xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông
Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành độc lập cho Đông Dương. Đảng
chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế thay thế Mặt
trận Dân chủ.
Tháng 9-1940, Đảng bộ địa phương Bắc Sơn phát động quần chúng nổi
dậy khởi nghĩa. Đảng Cộng sản chủ trương vận động quần chúng và binh
lính phản đối việc bắt lính, đưa sang làm bia đỡ đạn ở biên giới Campuchia
– Thái Lan. Lúc đó, trong quân đội Pháp ở Nam Kỳ, cơ sở Đảng Cộng sản
khá mạnh nhờ tích cực chú trọng cơng tác binh vận. Tháng 11/1940, Xứ ủy
Nam Kỳ đã lãnh đạo toàn xứ Nam Kỳ nổi dậy khởi nghĩa.
3.2. CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ (11/1940) VÀ NHỮNG THỦ ĐOẠN ĐÀN
ÁP CỦA THỰC DÂN PHÁP

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (11-1939) họp tại
Bà Điểm (Hóc Mơn-Gia Định) chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Liền sau đó, Xứ ủy
Nam
Kỳ
chủ
trương
phát
động
khởi

nghĩa
trong
tồn xứ.
Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) khơng thành, cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ nổ ra rạng sáng 23-11-1940 trên phạm vi 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Do
kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, chính quyền thực dân thi hành nhiều biện pháp
đối phó, đàn áp dã man. Nhiều quần chúng cách mạng và đảng viên cộng
sản - trong đó có lãnh đạo chủ chốt của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam
Kỳ - bị giặc bắt. Tất cả các nhà tù ở Nam Kỳ đều đầy ắp tù nhân.
Qua các tài liệu lưu trữ về chính sách khủng bố đàn áp dã man của thực
dân Pháp, luận án nhận định: trong ngót 80 năm đơ hộ của Pháp ở Việt
Nam, chưa có cuộc khởi nghĩa nào bị thực dân Pháp đàn áp tàn khốc như
đối với cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11-1940. Hậu quả của nó tuy có

13


làm cho phong trào cách mạng của quần chúng tạm thời chùng xuống
nhưng lại tăng thêm lòng căm thù trong nhân dân; gương hy sinh anh dũng
tuyệt vời của các chiến sĩ cộng sản đã cổ vũ tinh thần yêu nước, lòng dũng
cảm và niềm tin của quần chúng vào Đảng Cộng sản.
Khởi nghĩa Nam Kỳ báo hiệu thời kỳ giải phóng dân tộc đã đến.
3.3. ĐẤU TRANH KHƠI PHỤC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG SAU KHỞI
NGHĨA NAM KỲ (1941-1942)

3.3.1. Khôi phục tổ chức Đảng Cộng sản
Trước tình hình quốc tế và trong nước diễn ra khẩn trương, ngày 28-11941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật trở về nước, trực tiếp chỉ đạo cách
mạng Việt Nam. Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (5-1941) dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hồn chỉnh
sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.

Sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, tháng 12-1940 các cán bộ Xứ ủy còn lại
đã họp hội nghị để rút kinh nghiệm khởi nghĩa, nắm lại cơ sở, gây dựng lực
lượng, chuẩn bị khởi nghĩa lần 2. Cuối năm 1941, khi Chương trình và
Điều lệ của Mặt trận Việt Minh được đưa vào Sài Gòn, các đảng viên cộng
sản ở Nam Kỳ đã nghiên cứu tài liệu của Trung ương và quyết định triển
khai thực hiện ở một số địa phương.
Sự hình thành các nhóm đảng viên móc nối hoạt động dẫn đến nhiều
đầu mối lãnh đạo của Đảng ở Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh lân cận. Nỗ
lực phục hồi lực lượng của những người cộng sản ở Nam Kỳ là rất lớn.
Nhưng do sự đánh phá ác liệt của thực dân Pháp nên sự phục hồi cơ sở
Đảng trong thời kỳ này còn chậm và phân tán.
3.3.2. Phục hồi phong trào cách mạng quần chúng
Cùng với q trình khơi phục tổ chức của Đảng Cộng sản, phong trào
quần chúng có dấu hiệu phục hồi.
Trong năm 1941, ở Sài Gòn – Chợ Lớn, các cơng đồn cơ sở, các hội
tương tế, ái hữu vẫn tiếp tục được củng cố và duy trì hoạt động.
Đầu năm 1942, các tổ chức quần chúng thành lập theo Điều lệ Việt Minh
xuất hiện ở một số tỉnh Nam Kỳ.
Vượt qua sự khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp, những nỗ lực phục
hồi tổ chức và lực lượng cách mạng của những người cộng sản đưa phong
trào dân tộc dân chủ bước sang giai đoạn đấu tranh giành thắng lợi quyết
định.

14


3.4. XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG Ở
NAM KỲ (1943 – 1945)

3.4.1. Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản

Từ tháng 8-1943, sau khi nhận được các tài liệu từ Trung ương, các
Tỉnh ủy ở Nam Kỳ ra sức hoạt động đẩy mạnh xây dựng Mặt trận Việt
Minh và các tổ chức cứu quốc. Cơ sở cách mạng ở các địa phương dần dần
được phục hồi nhanh chóng. Trong năm 1943, phần lớn các tỉnh Nam Kỳ
đều phục hồi các tổ chức và cơ sở Đảng. Nhiều nơi đã hình thành hệ thống
chi bộ cơ sở các cấp, thành lập Tỉnh ủy lâm thời hoặc Ban cán sự Đảng.
Trong hoàn cảnh thực dân Pháp khủng bố ác liệt, lực lượng bị tổn thất
nặng, việc liên lạc giữa các đảng viên và liên lạc với Trung ương gặp nhiều
khó khăn, nguyên tắc hoạt động phải giữ bí mật nghiêm ngặt nên q trình
phục hồi tổ chức Đảng đã dẫn đến việc hình thành hai hệ thống chỉ đạo là
Xứ ủy Tiền Phong1 và Xứ ủy Giải Phóng2.
Sự hình thành hai hệ thống tổ chức Xứ ủy của cùng một Đảng Cộng sản,
trên cùng một địa bàn là một hiện tượng đặc thù của cách mạng ở Nam Kỳ
trong hoàn cảnh bị thực dân đánh phá liên tục. Tuy tồn tại những quan điểm
không thống nhất, dễ dẫn đến sự chia rẽ, nhưng thực tế những mâu thuẫn,
bất đồng ấy chưa gây tổn hại đến phong trào quần chúng, chưa dẫn đến
tranh chấp về mặt tổ chức.
Dù cịn bất đồng về nhận định tình hình và phương pháp tổ chức, khẩu
hiệu đấu tranh nhưng cả hai Xứ uỷ Giải Phóng, Tiền Phong đều chung một
mục tiêu là khẩn trương phát triển lực lượng để kịp thời cơ khởi nghĩa
giành chính quyền. Trừ một số cán bộ chủ chốt cịn bất đồng về quan điểm,
cịn có chia rẽ ở vài địa phương, hầu hết cơ sở Đảng ở các tỉnh thành đều
tiếp nhận chủ trương, chỉ đạo của Đảng. Việc thống nhất các hệ thống tổ
chức Xứ ủy toàn Nam Kỳ là cấp thiết, nhất là khi thời cơ cách mạng đang
đến gần.

1

Xứ ủy Tiền Phong: Tháng 10-1943 một số đảng viên cộng sản liên lạc được với nhau, quyết định
thành lập Xứ ủy Nam Kỳ, Dương Quang Đơng tạm thời phụ trách Bí thư Xứ ủy. Tháng 4-1945, Trần

Văn Giàu chính thức nhận nhiệm vụ Bí thư Xứ ủy. Xứ uỷ ra tờ báo Tiền phong nên sau này thường gọi
là Xứ ủy Tiền Phong.
2
Xứ ủy Giải Phóng: Ngày 20-3-1945, BCS miền Đơng kết hợp với một số cán bộ mới ra tù họp Hội
nghị thành lập Xứ ủy mới - gọi là Xứ ủy lâm thời do Dân Tơn Tử làm Bí thư. Tháng 5-1945, Xứ ủy
lâm thời họp bầu Xứ ủy chính thức (Xứ ủy Giải Phóng) do Lê Hữu Kiều làm Bí thư. Xứ ủy ra báo Giải
phóng nên sau đó gọi là Xứ ủy Giải Phóng.

15


3.4.2. Xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng quần chúng
Sự phục hồi các tổ chức lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Nam Kỳ đã thúc
đây mạnh mẽ phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là phong trào của
công nông.
Từ năm 1943, công tác xây dựng cơ sở cách mạng ở đô thị - đặc biệt là
Sài Gòn - Chợ Lớn đạt hiệu quả cao. Riêng ở vùng nông thôn, do cơ sở
chưa mạnh nên phong trào đấu tranh của nơng dân cịn có những mặt hạn
chế.
Tuy vậy, nhìn chung các tổ chức Đảng ở Nam Kỳ đã kịp thời thâm nhập,
tác động vào các phong trào đấu tranh của quần chúng, khơi dậy tinh thần
dân tộc, phát huy lòng yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, hình thành
nhiều phong trào sơi nổi ở cả thành thị và nông thôn. Công tác binh vận
cũng được Xứ ủy Nam Kỳ chỉ đạo thực hiện hiệu quả.
Nhìn chung, các lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản ở Nam Kỳ, đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến tới tổng khởi nghĩa.
3.5. KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM NĂM 1945 Ở NAM KỲ

3.5.1. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị

Cho đến trước khi Nhật tiến hành đảo chính Pháp, độc chiếm Đơng
Dương (9-3-1945), phong trào hoạt động công khai của quần chúng ở Sài
Gòn – Chợ Lớn và Gia Định tiếp tục được củng cố và phát triển, các đoàn
thể quần chúng ngày càng có thêm nhiều hội viên và nịng cốt; các tầng lớp
trung gian đã và đang chịu nhiều tác động của tình hình nên phân hóa
nhanh, một số ngả dần về phía cách mạng.
Cuối tháng 5/1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập do bác
sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Tổng thư ký. Thành phần tham gia TNTP khá
đơng đảo, chủ yếu là thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước, những đảng
viên sau năm 1940 bị khủng bố, mất liên lạc, cả một số cơ hội chính trị,
một số người thân Nhật, các cá nhân trung lập, những người có tổ chức,
những người khơng có tổ chức, …đều tham gia lực lượng này.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Tiền phong, Thanh niên Tiền phong
có hệ thống tổ chức chặt chẽ, có nhiều hình thức hoạt động phong phú, quy
tụ được nhiều tầng lớp quần chúng tham gia cách mạng.. TNTP là sản
phẩm sáng tạo của Xứ ủy Tiền Phong ở Nam Kỳ, có vai trò quan trọng
trong Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Nam Kỳ.

16


3.5.2. Nam Kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền
Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Ban thường vụ Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động cao trào kháng
Nhật cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Ở Nam Kỳ, tuy vẫn tồn tại hai hệ thống lãnh đạo với hai phương thức
tập hợp lực lượng khác nhau, nhưng cả hai Xứ uỷ Tiền phong và Giải
phóng đều có một mục tiêu chung: giành độc lập dân tộc. Mặc dù cịn có
một số điểm bất đồng, nhưng cả hai Xứ ủy đều cùng chung quan điểm: tích
cực chuẩn bị lực lượng, khẩn trương và gấp rút chuẩn bị giành chính

quyền.
Ngày 15-8-1945, Xứ ủy Tiền Phong quyết định thành lập Ủy ban Khởi
nghĩa do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Do có những ý kiến khác nhau về kế
hoạch khởi nghĩa, Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu đề xuất phương án chọn
Tân An để chỉ đạo khởi nghĩa thí điểm. Chiều 21-8-1945, khởi nghĩa giành
chính quyền ở Tân An đã diễn ra và thành công nhanh gọn, như là tiếng
pháo hiệu phát lệnh khởi nghĩa cho Sài Gịn và tồn xứ Nam Kỳ.
3.5.3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương Nam Kỳ
Từ thắng lợi của khởi nghĩa ở Tân An, ngay sáng 23-8, hội nghị Xứ ủy
Tiền Phong mở rộng đã họp và ra quyết định: tối 24-8 phát động khởi
nghĩa ở Sài Gòn, huy động nhân dân nội thành và nông dân các tỉnh lân cận
tập trung về Sài Gịn tổ chức biểu tình vũ trang và ra mắt Ủy ban Hành
chánh lâm thời Nam Kỳ (Lâm ủy). Trong vịng 7 ngày (từ 21-8 đến 28-81945), việc giành chính quyền trong toàn xứ Nam Kỳ đã diễn ra nhanh
gọn, ít đổ máu và thành công trọn vẹn.
3.5.4. Một số đặc điểm của khởi nghĩa giành chính quyền trong
Cách mạng Tháng Tám ở Sài Gòn và Nam Kỳ
Mặc dù ở xa Trung ương, lệnh tổng khởi nghĩa chưa đến kịp, nhưng
Đảng bộ Nam Kỳ đều thống nhất quyết tâm phải giành cho được chính
quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. Thành công của Cách mạng Tháng
Tám là kết quả của q trình lâu dài khơi phục lực lượng và tập dượt quần
chúng đấu tranh. Trong đó, việc sử dụng lực lượng TNTP làm nòng cốt kết
hợp với quần chúng giành chính quyền là một sáng tạo của Đảng bộ Nam
Kỳ. Nhân khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh, bộ máy ngụy quyền đã
hoang mang rệu rã, Đảng bộ Nam Kỳ đã khéo phát động quần chúng, kết
hợp đấu tranh vũ trang với lực lượng chính trị và cơng tác địch vận, giành

17


chính quyền trước tại đầu não Sài Gịn-Gia Định, kết hợp khởi nghĩa giữa

Sài Gòn và các tỉnh một cách nhuần nhuyễn.
Tiểu kết Chương Ba:
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, phong trào dân tộc dân chủ tại
đây đứng trước khó khăn, tổn thất vơ cùng to lớn. Nhưng Đảng bộ Nam Kỳ
đã nỗ lực vượt bậc trong q trình khơi phục hệ thống tổ chức Đảng, gắn
với xây dựng tổ chức quần chúng và phong trào cách mạng. Trong đó, việc
phát triển mạnh mẽ lực lượng chính trị ở Sài Gòn và các tỉnh lỵ theo chủ
trương của Xứ ủy Tiền Phong (đặc biệt là lực lượng Thanh niên Tiền
phong) có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

18


KẾT LUẬN
Từ khi thành lập, chỉ trong 15 năm Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành ba cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ
cộng hịa. Góp phần vào sự nghiệp chung của toàn dân tộc, phong trào dân
tộc dân chủ ở Nam Kỳ trong thời kỳ 1930-1945 có những đặc điểm nổi bật,
thể hiện vai trò và ảnh hưởng lớn lao đối với phong trào toàn quốc.
1. Ngay từ cao trào cách mạng 1930-1931, các tổ chức Đảng Cộng sản
và quần chúng yêu nước ở Nam Kỳ đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh
mạnh mẽ đòi các quyền dân tộc và dân chủ.
Những cuộc đấu tranh đầu tiên ở Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng
nổ ra ở xưởng Ba Son, đề-pô xe lửa Dĩ An, đồn điền cao su Phú Riềng,
quận Đức Hoà (Chợ Lớn), quận Chợ Mới (Long Xuyên)… không chỉ tạo
tiếng vang lớn trong nước, mà cịn làm chấn động chính giới Pháp, mở đầu
cho phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ trong suốt 15 năm từ 1930 đến
1945.
2. Từ năm 1932 đến 1935, vượt qua các thủ đoạn đánh phá, khủng bố

của chính quyền thực dân, tổ chức Đảng và phong trào cách mạng trên địa
bàn Nam Kỳ dần dần được khôi phục.
Quá trình khơi phục tổ chức và lực lượng cách mạng ở Nam Kỳ từ năm
1932 đến năm 1935 cho thấy một số đặc điểm nổi bật:
- Cùng với nỗ lực của những đảng viên chưa sa vào tay giặc, nhiều cán
bộ, đảng viên bị bắt bớ, giam cầm đã tìm mọi cách về bắt liên lạc với cơ sở.
Trong nhà tù, các đảng viên cộng sản đã xây dựng được chi bộ Đảng, đấu
tranh đòi cải thiện chế độ lao tù, giảm nhẹ khổ sai, đảm bảo quyền sống cho
tù nhân chính trị, tổ chức học văn hóa, lý luận, tự đào tạo và cùng nhau rèn
luyện ý chí, phẩm cách và khí tiết. Khi có điều kiện phù hợp, họ tổ chức
vượt ngục về lại địa bàn hoặc chuyển vùng hoạt động, tiếp tục đóng góp
cho tổ chức và cho phong trào cách mạng.
Bên cạnh đó, một số đảng viên cộng sản từ nước ngoài đã về nước hoạt
động, góp phần đáng kể vào việc khơi phục tổ chức, bổ sung lực lượng cho
phong trào cách mạng ở Nam Kỳ. Đồng thời để phát triển lực lượng cách
mạng trong hồn cảnh khó khăn, những người cộng sản ở Nam Kỳ đã hợp
tác với những người yêu nước ngoài Đảng và cả phái Troskist tiến hành
nhiều hình thức đấu tranh mới: đấu tranh trên lĩnh vực báo chí cơng khai và
đấu tranh nghị trường.

19


- Q trình khơi phục tổ chức và lực lượng cách mạng ở Nam Kỳ thể
hiện rõ tính năng động, sáng tạo; có tổ chức và có bột phát; có bí mật và
cơng khai; cả nơng thơn và đơ thị; liên kết chặt chẽ giữa nông thôn và đô
thị; không chỉ công nông mà liên minh giai cấp giữa các tầng lớp nhân dân;
giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vì các mục tiêu dân chủ; khơng chỉ
đấu tranh giai cấp mà thể hiện rõ tính chất dân tộc, dân chủ của tất cả các
tầng lớp nhân dân.

Quá trình khôi phục tổ chức và lực lượng cách mạng ở Nam Kỳ (19321935) có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ đối với các cơ sở Đảng ở Nam Kỳ,
mà còn góp phần phục hồi phong trào chung trong cả nước.
Bằng nhiều nỗ lực và sáng tạo, những người cộng sản đã phát huy được
sức mạnh của đông đảo quần chúng Nam Kỳ, từ nhân dân lao động cho đến
tầng lớp trí thức, tiểu tư sản vào cuộc đấu tranh chung, tạo nền tảng vững
chắc cho cuộc vận động dân chủ trong giai đoạn 1936-1939 ngay sau đó.
3. Giai đoạn 1936 - 1939 là giai đoạn diễn ra phong trào vận động cách
mạng đòi các quyền tự do dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đơng Dương, trong đó Nam Kỳ là nơi phong trào nổ ra đầu tiên và sôi nổi
nhất trong cả nước, với nhiều sắc thái độc đáo.
Đây là một phong trào cách mạng có quy mô và phạm vi rộng khắp từ
thành thị đến nông thôn, thu hút đông đảo quần chúng tham gia bao gồm
mọi tầng lớp: công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, học
sinh...và cả những người Pháp tiến bộ. Sở dĩ phong trào tập hợp được lực
lượng hùng hậu là do khẩu hiệu đấu tranh đã kết hợp chặt chẽ mục tiêu giải
phóng dân tộc với phong trào của nhân loại tiến bộ chống chủ nghĩa đế
quốc, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hồ bình thế giới,
đòi dân sinh, dân chủ, tự do, cơm áo và hịa bình.
Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, tư tưởng; thể hiện vai trò tiên phong của giai cấp công
nhân, trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Phong trào vận động dân chủ ở Nam Kỳ đã cung cấp cho cả nước
những hình thức đấu tranh phong phú, sáng tạo, được nhân rộng trên cả ba
miền. Ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi giai cấp, tầng lớp, địa phương lại có
những hình thức, nội dung đấu tranh riêng, tiêu biểu cho giới của mình
nhưng những cái riêng, tiêu biểu đó lại khơng đơn lẻ mà có sự kết hợp giữa
các ngành, các địa phương, các lĩnh vực, các giai tầng xã hội, … cùng tạo
thành một phong trào rộng lớn, một làn sóng đấu tranh. Chỉ từ một điểm
đấu tranh, có thể từ một xí nghiệp, nhà máy hay một địa phương, làn sóng
nhanh chóng lan xa, thực sự như “vết dầu loang”, bùng nổ khắp Nam Kỳ

rồi lan ra cả nước. Phong trào đấu tranh xuất hiện trong tất cả các giai tầng

20


của xã hội, với những nội dung khác nhau, có thể là địi hỏi về quyền lợi
kinh tế – chính trị, về sự tự do tư tưởng,… và với những hình thức tiêu
biểu, đặc trưng cho từng giai tầng. Song những sự khác nhau đó lại cùng
thống nhất với nhau, cùng đấu tranh vì mục tiêu, lý tưởng của dân tộc trên
cơ sở chủ trương, đường lối và sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản
Đơng Dương. Do đó, đã tạo thành một mặt trận thống nhất.
Cũng từ phong trào, thế và lực của cách mạng ở Nam Kỳ ngày càng
được củng cố, phát triển về cả chất và lượng. Từ năm 1936-1938, số lượng
tổ chức Đảng và đảng viên ở hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ đều được tăng
mạnh và chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn Bắc và Trung Kỳ.
Phong trào vận động dân chủ ở Nam Kỳ đã tạo nên sức mạnh và chiều
sâu cho thế và lực của cách mạng trên địa bàn phía Nam đất nước. Sau cuộc
vận động dân chủ 1936-1939, cơ quan lãnh đạo Đảng đã chuyển vào hoạt
động ở Nam Kỳ. Đó là những điều kiện quan trọng để cách mạng ở Nam
Kỳ ngày càng có những bước tiến mới.
Thực tế cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Nam Kỳ cho thấy rõ tính
tiên phong và sáng tạo của tổ chức Đảng và quần chúng cách mạng tại đây.
Nam Kỳ là nơi mở đầu Đông Dương đại hội, nơi thành lập được nhiều uỷ
ban hành động nhất trong cả nước. Nam Kỳ là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu
tranh của công nhân hơn so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Hình thức bãi công
chiếm xưởng của công nhân nổ ra đầu tiên ở Nam Kỳ. Hoạt động báo chí
cơng khai và vận động nghị trường cũng xuất hiện sớm và sôi nổi nhất ở
Nam Kỳ.
4. Từ những hình thức đấu tranh cơng khai hợp pháp trong giai đoạn
1936-1939, Nam Kỳ đã chuyển sang hình thức đấu tranh bạo động bí mật

trong những năm 1939-1940, mà đỉnh cao là cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ
(11/1940)
Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh
cách mạng bền bỉ của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Đơng Dương khi tình thế cách mạng bắt đầu xuất hiện. Tuy chưa thành
công, nhưng Khởi nghĩa Nam Kỳ là tiếng kèn xung trận, thể hiện ý chí
chiến đấu quyết liệt của nhân dân Nam Kỳ, chuẩn bị cho một giai đoạn vận
động cách mạng mới.
Từ năm 1941, Đảng bộ Nam Kỳ đã thể hiện nỗ lực vượt bậc trong q
trình khơi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng sau những
tổn thất lớn lao do chính sách khủng bố cực kỳ khốc liệt của thực dân Pháp
sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Một hiện tượng độc đáo đã xuất hiện ở Nam
Kỳ, đó là sự hình thành và hoạt động song song hai tổ chức Xứ ủy: Tiền
Phong và Giải Phóng.

21


Điều đáng q là, tuy ít nhiều có khác nhau về quan điểm vận dụng
sách lược trong tập hợp lực lượng cũng như phương thức hoạt động cách
mạng, nhưng khi tình thế cách mạng xuất hiện thì hai Xứ ủy đều thống nhất
với nhau về chủ trương phát động khởi nghĩa giành chính quyền.
Đánh giá về sự đóng góp của hai Xứ ủy tại Nam Kỳ, báo cáo của Viện
Lịch sử Đảng đã viết: “Mặc dù có sự chia rẽ, nhưng nhìn chung cả hai Xứ
ủy đều khơng gây tổn hại cho phong trào cách mạng, không làm ảnh hưởng
đến tiến trình cách mạng, khơng có sự tranh chấp về mặt tổ chức. Cả hai
Xứ ủy đều vì một mục tiêu chung là tập hợp, xây dựng lực lượng quần
chúng ở cả thành phố và nông thôn để thực hiện mục tiêu giành độc lập cho
dân tộc. Cả hai Xứ ủy Tiền Phong và Giải Phóng đều có cơng lao lớn trong
Cách mạng Tháng Tám” [59, tr. 10-11].

Mặc dù ở xa Trung ương trong điều kiện liên lạc khó khăn, Nghị quyết
Trung ương VIII của Đảng và Chương trình Việt Minh đến Nam Kỳ có
phần chậm trễ, nhưng Xứ ủy Tiền Phong và các địa phương đã nhạy bén
nắm bắt tình hình, dựa vào đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của
Đảng đề ra từ Hội nghị Trung ương VI (tháng 11/1939) để hành động. Đó
là đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc dựa vào sức mạnh của quần
chúng, tập hợp lực lượng đông đảo các tầng lớp nhân dân vào các mặt trận
thống nhất; ra sức chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính
quyền khi thời cơ đến.
Việc phát triển mạnh mẽ lực lượng chính trị ở Sài Gịn và các tỉnh lỵ
theo chủ trương của Xứ ủy Tiền Phong có ý nghĩa quyết định đối với thắng
lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Nam Kỳ. Không chỉ
chú trọng vào công – nông mà Xứ ủy Tiền Phong đã huy động sức mạnh
của quảng đại quần chúng lao động, đặc biệt là thanh niên, công nhân, nông
dân ngoại thành, cùng với lực lượng trí thức, lực lượng binh vận ở Sài Gịn
và các đơ thị ngoại vi, tạo thành sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng
to lớn của đông đảo quần chúng lao động. Đằng sau vỏ bọc thân Nhật, được
sự lãnh đạo và chịu ảnh hưởng của Xứ uỷ Tiền Phong, thực chất Thanh
niên Tiền phong là tổ chức yêu nước, là lực lượng quần chúng cách mạng,
giữ vai trò hết sức quan trọng trong Cách mạng Tháng Tám ở Nam Kỳ.
Đây chính là những nét đặc thù của Nam Kỳ trong thời kỳ xây dựng lực
lượng tiến tới Tổng khởi nghĩa cũng như trong quá trình tiến hành khởi
nghĩa giành chính quyền ở các địa phương.
5. Thực tiễn của phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ trong 15 năm
đấu tranh cách mạng (1930-1945) đã làm nổi bật những nét độc đáo, đặc
thù của miền đất phương Nam trong bối cảnh chung của phong trào toàn
quốc:

22



- Quá trình của phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ (1930-1945) có
nhiều thăng trầm, nhưng ln theo sát đường lối và phương hướng của cách
mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ (1930-1945) phát triển trên cơ
sở khai thác được những hoàn cảnh đặc thù của chế độ thuộc địa Nam Kỳ,
tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp nhân dân cùng tham gia một cách công
khai, hợp pháp vào phong trào dân tộc vì tự do – độc lập – thống nhất.
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ (1930-1945) đã khởi đầu và bổ
sung nhiều hình thức đấu tranh mới với nhiều nội dung phong phú, góp
phần quan trọng vào phong trào dân tộc dân chủ của cả nước tiến tới Cách
mạng Tháng Tám 1945.
- Trong quá trình lãnh đạo phong trào dân tộc dân chủ, Đảng bộ ở Nam
Kỳ (Xứ ủy Nam Kỳ) đã có nhiều năng động, linh hoạt, sáng tạo, quyết
đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, thể hiện phong cách lãnh
đạo mạnh dạn của Xứ ủy ở xa Trung ương.
6. Với những đặc điểm và dấu ấn độc đáo của mình, phong trào dân tộc
dân chủ 1930-1945 ở Nam Kỳ đã có vai trị và ảnh hưởng rất quan trọng
trong phong trào cách mạng của cả nước.
Sự phục hồi mạnh mẽ về tổ chức ở Nam Kỳ giai đoạn 1932-1935
khơng chỉ có ý nghĩa đối với Đảng bộ Nam Kỳ mà cịn góp phần phục hồi
phong trào cách mạng trong toàn quốc, nhất là đối với việc tái khôi phục
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, tạo điều kiện để trung ương
Đảng đứng chân ngay tại Sài Gòn – Gia Định.
Các phong trào công khai ở Nam Kỳ giai đoạn 1936-1939 đã gây tiếng
vang lớn, góp phần cổ vũ phong trào cách mạng toàn quốc, để lại nhiều
kinh nghiệm quý báu về kết hợp các phương thức đấu tranh (công khai hợp
pháp, nửa cơng khai hợp pháp, bí mật bất hợp pháp), về các hình thức đấu
tranh mới (báo chí, nghị trường…).
Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, binh biến Đô Lương, Khởi nghĩa Nam

Kỳ như hồi chng báo hiệu thời kỳ giải phóng dân tộc đã đến. Tinh thần hi
sinh anh dũng của các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa là bất diệt, là dấu son tơ
đậm truyền thống đấu tranh vì độc lập dân tộc.
Cùng với Bắc và Trung Kỳ, phong trào cách mạng ở Nam Kỳ đã góp
phần làm thất bại chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp ở Đông
Dương. Đặc biệt, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Tháng
Tám năm 1945 ở Nam Kỳ, một lần nữa thể hiện hào khí kiên cường và tinh
thần sáng tạo, đột phá của Đảng bộ và nhân dân Nam Kỳ, góp phần hồn
thành trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong cả nước.

23


×