Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn bản tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.52 KB, 27 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN VĂN THÀNH


PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG VĂN BẢN TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT
N NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ: 62.22.01.10




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ V



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN VĂN THÀNH





PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN QUAN HỆ
NHÂN QUẢ TRONG VĂN BẢN
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT





CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ: 62.22.01.10




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN




TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


ii





Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh



Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM



Phản biện 1:



Phản biện 2:



Phản biện 3:



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Vào lúc: …… giờ…… ngày …… tháng …… năm ……




Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp
62 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM.
- Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10 – 12 Đinh tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM.


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tìm hiểu Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn bản
tiếng Anh và tiếng Việt thực chất trước hết là tìm hiểu vấn đề hoạt động
của tư duy thông qua ngôn ngữ, định hình bằng cơ chế và chất liệu của
ngôn ngữ để xác lập phương thức liên kết nhân quả trong văn bản tiếng
Anh và văn bản tiếng Việt. Cho đến nay, cơ chế tích hợp này vốn chưa
được quan tâm đầy đủ. Làm sáng tỏ được cơ chế nói trên, chẳng những
ta hiểu rõ được đặc điểm của phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả,
mà còn nhận ra sự tương tác biện chứng giữa phạm trù chức năng và
hình thái trong cách tư duy ngôn ngữ. Chính từ đó, ta có điều kiện tường
minh hơn trong cách nhận dạng về một loại hình phổ niệm ngôn ngữ học
vốn có trong tiếng Anh biến hình và tiếng Việt không biến hình. Điều
này sẽ giúp nâng cao quá trình thực hành giảng dạy một cách có cơ sở lí
thuyết hơn trong giai đoạn hiện nay. Cơ chế về mối quan hệ giữa tư duy
lô-gic và bình diện cú pháp trong việc thể hiện cấu trúc nhân quả lâu nay
chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức. Kết quả nghiên cứu sẽ
được áp dụng vào quá trình giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là giảng dạy
tiếng Anh, theo phương pháp chủ đạo hiện nay trên thế giới – phân tích

và thực hành các kỹ năng theo các nội dung/chủ đề trong các thể loại
văn bản.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc nhân quả trong tiếng Anh
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học như: M.A. Halliday (1976, 2004),
L. Alterberg (1984), E. Sweetser (1990), J. Haiman (1986), R.
Jackendoff (1995), J.J. Song (1996), A.E. Golberg (2001), C. Khoo and
others (1999, 2002), R. Girju (2003), N. Kwon (2004), R. Mulkar-
Mehta (2011), … đã nghiên cứu về các phạm vi ngôn ngữ khác nhau:
liên kết văn bản, cấu trúc nhân quả trong các loại văn bản khoa học tự
nhiên như sinh học, y khoa, … hoặc các lý thuyết về quan hệ nhân quả
trong văn bản, đặc biệt là về động từ gây khiến (causal verbs). Theo
Halliday (2004), quan hệ nhân quả thể hiện rất nổi bật, với tư cách là
một tác nhân liên kết, trong nhiều thể loại văn bản, một số tác tố thể
hiện quan hệ nhân quả một cách tổng quát, một số thể hiện rất cụ thể
một kết quả, lý do, hoặc mục đích. (In many types of discourse the
relation of cause figures very prominent as a cohesive agent. Some
cause expressions are general, others relate more specifically to result,
reason or purpose.)


2

2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc nhân quả trong tiếng Việt
Ở Việt Nam, ngữ pháp văn bản, sự liên kết của hai mối quan hệ
nguyên nhân-hệ quả và điều kiện-hệ quả bắt đầu được một số nhà
nghiên cứu Việt Nam quan tâm, như Hoàng Trọng Phiến (1980), các tác
giả thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Trần Ngọc Thêm
(1985), Cao Xuân Hạo (1991), Hồ Lê (1992), Diệp Quang Ban (1996),
và Nguyễn Đức Dân (1998); Lê Thị Minh Hằng (2005), Nguyễn Khánh

Hà (2008), Nguyễn Thị Thu Hà (2008), và Nguyễn Thị Thu Hương
(2010) cũng có các nghiên cứu liên quan quan hệ nhân quả và điều kiện-
hệ quả… Hướng chung nhất có thể nhận ra của các tác giả là quá trình
điều chỉnh đi từ miêu tả, phân tích đên lí giải cấu trúc. Không phải ngẫu
nhiên mà trong công trình của mình, Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra mô
thức: “Giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan
hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ
thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu
dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung. Tất nhiên điều đó không có nghĩa
là giữa hai mặt này có sự tương ứng tuyệt đối theo kiểu một-đối-một”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích
a. Làm sáng tỏ tính liên thông của sự thể hiện tư duy lô-gic thông
qua ngôn ngữ từ đó xác định rõ hơn sự đa dạng có thể có của các
phương thức thể hiện quan hệ nhân quả.
b. Tìm hiểu, nhận dạng, và xác định bản chất cấu trúc liên kết nhân
quả thông qua các mối liên kết (hiển ngôn hay ngầm ẩn), qua đó, so
sánh đối chiếu, để phục vụ việc biên/phiên dịch, giảng dạy, học tập tiếng
Anh cho người Việt, cũng như giảng dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài.
3.2. Nhiệm vụ
a. Tìm hiểu, nhận dạng, xác định các phương thức biểu hiện liên kết
nhân quả trong văn bản chính luận, truyện ngắn, và thơ ca tiếng Anh và
tiếng Việt.
b. So sánh và đối chiếu các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
a. Về hình thức, đối tượng được chú ý là các cấp độ liên kết khác
nhau như ngữ, cú, câu, được thể hiện qua các phương tiện liên kết

(tường minh hoặc ngầm ẩn).


3

b. Về nội dung, đối tượng được chú ý là các hình thái cấu trúc ngôn
ngữ khác nhau có thể dùng để thể hiện câu lô-gic nhân quả.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn vào nghiên cứu cấu trúc lô-gic nhân quả có dùng
hoặc không dùng tác tố liên kết. Từ nguyên tắc một chức năng có thể
được thể hiện thông qua nhiều hình thái, chúng tôi tạm phân chia làm ba
loại hình thái (gắn liền với ba phương thức liên kết khác nhau) dùng để
thể hiện cấu trúc nhân quả: a. loại dùng tác tố trong suốt, b. loại dùng
tác tố mờ đục, và c. loại dùng tác tố zero. Đề tài không nghiên cứu về
các động từ gây khiến (causal verbs).
5. Cái mới và ý nghĩa khoa học
Về lí thuyết:
a. Nhận dạng vấn đề chuyển hóa nghĩa một cách tương đối có quy
luật từ ba bình diện lô gic–ngữ nghĩa-cú pháp trong mối liên hệ với hiệu
lực giao tiếp
b. Làm rõ chức năng lô-gic ngữ nghía qua hiệu lực giao tiếp để
nhận ra đích thực hơn thế nào là cơ chế ngữ pháp – ngữ nghĩa (trong
mối quan hệ với ngữ pháp cấu trúc) theo cách nhìn hiện nay của ngôn
ngữ học tri nhận.
c. Xác định tính liên kết nội dung-hình thức không tách rời với định
hướng tạo nghĩa trong giao tiếp thông qua cơ chế chức năng–hình thái
theo quy luật: một nội dung có thể được thể hiện thông qua nhiều hình
thái, và một hình thái nhất định có thể thể hiện cho nhiều nội dung để
mở ra một hướng xử lí mới biện chứng hơn về mối quan hệ giữa nội
dung–hình thức.

d. Bổ sung thêm các phương thức liên kết nhân quả.
Về thực tiễn:
e. Phục vụ việc nghiên cứu so sánh/đối chiếu văn bản về quan hệ
nhân quả.
f. Gợi mở cho người nghiên cứu tầm nghiên cứu cấu trúc nói chung.
g. Phục vụ việc dạy và học tiếng Anh học thuật và văn học.
6. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
6. 1. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở chung: Dù phương thức liên kết nào, và dù qua văn bản báo
chí, truyện ngăn hay thơ trong tiếng Anh hoặc tiếng Việt, chúng đều
được nhận dạng qua cơ chế hoạt động liên thông giữa phạm trù từ vựng
ngữ nghĩa với tính liên kết cú pháp và tính tiền giả định từ tiền đề bối
cảnh để xác lập hiệu lực giao tiếp. Do vậy, về mặt phương pháp, vấn đề


4

chức năng lô-gic ngữ nghĩa được quan tâm ở đây không thể tách rời với
hiệu lực giao tiếp.
a. Phương pháp miêu tả theo hai hướng: (i) hướng phân tích diễn
dịch bằng phân loại thiên về định lượng, (ii) tổng hợp quy nạp để đúc
kết và xác lập mô hình thiên về định tính.
b. Phương pháp mang tính chất thủ pháp: đó là thủ pháp cải biến
(transformational operation) – lược bỏ, bổ sung, thay thế, chêm xen,
hoán vị, mô hình hóa – để xử lí sự tương đồng và dị biệt giữa các cấu
trúc.
c. Phương pháp So sánh – đối chiếu được sử dụng để làm nổi bật
những nét tương đồng và dị biệt của các phương thức biểu hiện quan hệ
Nhân-Quả qua các thể loại văn bản của hai loại hình văn bản tiếng Anh
và tiếng Việt.

6. 2. Tư liệu nghiên cứu
Về văn bản chính luận báo chí, chúng tôi sử dụng nguồn tư liệu hiện
đại, chủ yếu là báo chí tiếng Anh, và các bản tin và báo điện tử Thông
Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) và Thời sự quốc tế-Báo Nhân Dân (TSQT-
ND) trong vài năm trở lại đây. Chúng tôi cũng khảo sát thêm văn bản
chính luận qua bài phê bình điện ảnh Đừng Đốt của nhà văn Chu Lai.
Về văn bản truyện ngắn tiếng Anh, chúng tôi sử dụng văn bản
truyện ngắn The Last Leaf (Chiếc lá cuối cùng/CLCC) của nhà văn Mỹ
O. Henry (1862-1910). Văn bản tiếng Anh, được dịch đối chiếu ra tiếng
Việt năm 1980. Về văn bản truyện ngắn tiếng Việt, chúng tôi chọn
truyện ngắn Khói trời lộng lẫy của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh
Khói trời lộng lẫy, và trong truyện ngắn Má Hồng của nhà văn Nguyễn
Khải.
Về thơ ca, chúng tôi chọn năm bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Anh,
Lord Byron (1788-1824), được thế giới nhắc đến nhiều. Trong thơ ca
tiếng Việt, chúng tôi chọn Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820),
một nhà thơ xuất hiện ở thời điểm tương đồng với Lord Byron.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục các
bảng, ngữ liệu khảo sát, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã
công bố, phụ lục, luận án gồm 4 chương chính.






5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tiểu dẫn
1.1.1. Khái niệm nhân quả trong triết học
Trong triết học, khái niệm nhân quả là một phạm trù nhận thức, nằm
trong hình thái tư duy lô-gic của loài người. Nó là hình thức của sự phản
ánh giới tự nhiên vào trong nhận thức của chính con người. Chính vì thế,
không phải ngẫu nhiên mà Lê-nin khẳng định “phạm trù lô-gic nhân
quả là một học thuyết về nhận thức”. (Vladimir, L., 2006, 192)
1.1.2. Khái niệm nhân quả trong ngôn ngữ học
Riêng trong ngôn ngữ học, từ trước đến nay quan hệ nguyên nhân-
hệ quả/ điều kiện-hệ quả được chú ý như là một hiện tượng nằm trong
ngữ pháp, gắn với các kiểu câu có tính chất chuyên môn là “câu nhân-
quả” và “câu điều kiện-hệ quả” với các dấu hiệu ngữ pháp là các quan
hệ từ nối các vế câu.
Trong luận án này, quan hệ nhân quả được hiểu theo dạng đầy đủ là
nguyên nhân-hệ quả, với từ hệ quả mang nghĩa trung tính, bao gồm
được cả nghĩa tích cực (“kết quả”) lẫn nghĩa tiêu cực (“hậu quả”), và
tương ứng với tiếng Anh là consequence.
1.1.3. Một số hướng cơ bản trong cách nhìn và xử lí quan hệ nhân
quả của luận án
a. Dù được thể hiện qua văn bản tiếng Anh hay tiếng Việt, nhân-quả
bao giờ cũng là những phổ niệm khái quát thuộc phạm trù tư duy lô-gic
được mã hóa bằng ngôn ngữ gắn liền với hoạt động nhận thức của con
người. Thông qua ngôn ngữ, lô-gic nhân quả được cụ thể hóa bằng cấu
trúc nhân quả nhằm xác lập và giải trình sự tương tác nhân quả mà con
người nhận thức được từ đời sống thực tiễn.
b. Trong tính hiện thực của nó, tương tác giữa nguyên nhân (P) và
hệ quả (Q) trong cấu trúc nhân quả là loại tương tác được xác lập và giải
trình theo nhiều cung bậc trải nghiệm (từ chủ quan đến khách quan) gắn
liền với trình độ nhận thức của con người, định hướng vào nhiều phạm

vi đối tượng khác nhau, và thể hiện theo nhiều đặc trưng phong cách
diễn ngôn qua nhiều thể loại văn bản khác nhau.
c. Khi nhận dạng phương thức biểu hiện nhân quả như những phổ
niệm được mã hóa trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt, ta không thể
không lưu ý đến sự vận dụng các cung bậc tri giác khác nhau trong quá
trình diễn ngôn. Tại đây, có loại tương tác giữa P và Q được xác lập theo
hướng tri nhận trực quan để miêu tả trực tiếp hiện thực theo hướng trần


6

thuật; có loại được xác lập thiên về lí trí mang tính đúc kết quá trình trải
nghiệm; có loại được xác lập theo hướng biểu cảm, giải trình lô-gic
thông qua hình tượng trong diễn ngôn nghệ thuật.
d. Nhưng dù qua tiếng Anh hay tiếng Việt, và dù ở cung bậc tri giác
nào, cuối cùng nó phải được phân tích và chứng minh bằng lập luận về
sự hiện diện và tương tác giữa P và Q theo nguyên tắc: Nếu không cảm
thụ đúng thì không có quá trình lí giải đúng; và quá trình lí giải đúng về
mặt lô-gic không thể tách rời với quá trình cảm thụ đúng về mặt đặc
trưng tạo nghĩa của nguồn liệu văn chương thông qua hiệu lực giao
tiếp.
e. Dù với phương thức liên kết nào, và dù qua văn bản báo chí,
truyện ngắn hay thơ trong tiếng Anh hoặc tiếng Việt, tương tác P-Q đều
được nhận dạng qua cơ chế hoạt động liên thông giữa phạm trù từ vựng
ngữ nghĩa với tính liên kết cú pháp và tính tiền giả định từ tiền đề bối
cảnh để xác lập hiệu lực giao tiếp. Như vậy, vấn đề chức năng lô-gic
ngữ nghĩa được quan tâm ở đây không thể tách rời với hiệu lực giao
tiếp. Vì chỉ khi nào nghĩa của từ biểu lộ thành hiệu lực giao tiếp trong
tính hiện thực của nó thì ngôn ngữ mới thực sự trở thành công cụ giao
tiếp trong ý nghĩa cụ thể và đầy đủ nhất của nó.

1.2. Giao thoa giữa quan hệ nhân quả và quan hệ điều kiện
Luận điểm 1: Nhìn đúng thực chất các mối quan hệ trên trong
nghiên cứu, ta mới có điều kiện làm rõ sự hình thành các cấu trúc nhân
quả thông qua tục ngữ được biểu hiện theo hướng đặc ngữ – với tính lô-
gic ngữ nghĩa dồn nén cao – gắn với giá trị văn hóa truyền thống riêng
biệt của từng cộng đồng.
Luận điểm 2: Chúng tôi xác định những điều cần chú ý: (i) Sự hình
thành đơn vị tục ngữ trên không thể tách rời tiền đề điều kiện, vì không
có tiền đề điều kiện thì không có cơ chế tạo nên giá trị khuyến cáo; (ii)
Tiền đề điều kiện ở đây không thể tách rời với hạt nhân tương tác nhân
quả. Vì không có tương tác nhân quả thì không có tiền đề cho cấu trúc
điều kiện; (iii) Và một chú ý mang tính liên hoàn có liên quan đến tiền
đề cảm nhận là: Nhân quả làm tiền đề cho sự xuất hiện cấu trúc điều
kiện được rút ra ở đây không đơn giản chỉ là một sự quan sát mang tính
hoàn toàn trực giác mà là một phạm trù giải thích kinh nghiệm.
Luận điểm 3: Theo lô-gic từ nhận biết thực tiễn đến giải thích thực
tiễn và vận dụng quy luật được lí giải từ thực tiễn để khuyến cáo và định
hướng hành động cho con người, chúng tôi có thể xác lập trình tự lô-gic
về quá trình ấy như sau:


7

1
John has hardship in life, he will succeed (T1)
Nam ở hiền và gặp lành (T1)
(cấu trúc tiền nhân quả)
2
Because John has hardship in life, he will succeed (T2)
Vì Nam ở hiền nên nó gặp lành (T2)

(cấu trúc nhân quả)
3
If / As long as John takes pain, he will have gain (T3)
Nếu / hễ ở hiền thì gặp lành (T3)
(cấu trúc điều kiện)
4
No pain, no gain (T4)
Ở hiền gặp lành (T4)
(cấu trúc tục ngữ)
Bảng 1.1. Trình tự lô-gic của hoạt động nhận thức
Qua cách thao tác lô-gic ngữ nghĩa trong cơ chế tương tác hình thái
- chức năng, bước đầu chúng tôi có thể nhận ra:
a. Chỉ khi nào hiểu được sự chuyển hóa bên trong giữa câu điều
kiện và câu nhân quả trong đơn vị tục ngữ thì mới nhận ra đầy đủ cơ chế
hình thành ngữ nghĩa dưới dạng hình thái bị rút gọn của tục ngữ – mặc
dù các tác tố lập luận chỉ nhân quả và chỉ điều kiện bị rút gọn, nhưng
lô-gic ngữ nghĩa của sự khuyến cáo được tích hợp từ câu nhân quả và
câu điều kiện ở đây vẫn được bảo lưu.
b. Khi xét tương tác giữa bình diện chức năng lên bình diện hình
thái, nếu so sánh với những nghiên cứu ở tiếng Anh về phương diện này,
ta thấy hình thái thể hiện lô-gic nhân quả được nghiên cứu mở rộng.
1.3. Điều kiện để xác định quan hệ nhân-quả
Hai nhà tâm lí học T. Trabasso, P. van den Broek, (1985) đã đề nghị
bốn tiêu chuẩn có tính chất nguyên tắc (principal criteria) – về thực
chất, đây là bốn điều kiện thực tế để cho sự kiện là nguyên nhân đủ chân
thực để tạo ra hệ quả chân thực – để thiết lập một sự nối kết nhân-quả
giữa hai sự kiện thực tế, và đã được nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban
dẫn lại như sau:
– Tính ưu tiên về thời gian (temporal priority)
– Tính còn hiệu lực (operativity)

– Tính cần (necessity)
– Tính đủ (sufficiency)




8

1.4. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
a. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong suốt
(transparent operators) là loại phương thức được biểu hiện bằng loại tác
tố cú pháp mà tự bản thân nó đủ rõ nghĩa để thực thi chức năng liên kết
nhân quả, không cần đến sự trợ giúp của áp lực ngữ nghĩa bên ngoài.
b. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục
(opaque operators) là loại phương thức tuy có tác tố nhưng bản thân nó
không đủ rõ nghĩa để thể hiện liên kết nhân quả mà phải nhờ áp lực
nghĩa của văn bản và ngữ cảnh.
c. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero (zero
operators) là loại phương thức được thực hiện không thông qua tác tố cú
pháp mà phải hoàn toàn nhờ vào áp lực nghĩa của cấu trúc trong mối
liên hệ với văn bản và ngữ cảnh.
1.5. Tiêu chí xác định phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
1.5.1. Tiêu chí xác định phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
dùng tác tố trong suốt
Trong câu ghép, khi các liên từ (tác tố) định hướng nghĩa một cách
rõ rệt cho sự nối kết giữa hai vế câu thì chúng thuộc kiểu trong suốt, khi
bản thân chúng chưa định hướng được một cách rõ rệt, cần đến sự giải
thích thêm của văn bản và ngữ cảnh, thì chúng thuộc kiểu mờ đục.
1.5.2. Tiêu chí xác định phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
dùng tác tố mờ đục

Khi lấy văn bản làm đối tượng khảo sát PTLKNQ, chúng tôi thực sự
quan tâm đến hoạt động tạo nghĩa từ thế mở của văn bản định hướng
vào hiệu lực giao tiếp (không tách rời nghĩa chủ đề và nghĩa ngữ dụng).
Đối với chúng tôi, tiếp cận văn bản là nói đến sự chú ý hai mặt: (a) bản
chất mở của hoạt động ngôn ngữ trong văn bản, (b) không tách rời với
hướng tạo nghĩa gắn liền với hiệu lực giao tiếp từ cảm thụ của người
tiếp nhận.
1.5.3. Tiêu chí xác định phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
dùng tác tố zero
Sự nối kết các vế câu nhân quả với vế câu chỉ hệ quả trong trường
hợp không dùng tác tố đòi hỏi:
– Trật tự vế câu: vế câu chỉ nguyên nhân/điều kiện phải đứng trước.
– Mối quan hệ nghĩa giữa hai vế câu phải “phi cân xứng” theo
hướng giúp có thể nhận ra tính riêng của quan hệ nhân quả, kể cả tính
tương phản (phân biệt được với quan hệ thời gian, mục đích, v.v ).
– Cảm nhận ẩn dụ nhân quả.


9

1.6. Các kiểu cấp độ liên kết biểu hiện quan hệ nhân quả
1. Liên kết ở cấp độ liên ngữ
2. Liên kết ở cấp độ liên cú
3. Liên kết ở cấp độ liên câu
1.7. Tiểu kết
Giao thoa giữa câu nhân quả và điều kiện là môi trường tốt nhất để
nhìn ra sự hình thành lô-gic ngữ nghĩa qua tương tác giữa phạm trù chức
năng – hình thái một cách có cơ chế. Vấn đề mang tính thời sự này cũng
chính là tiền đề rất cơ bản có thể giúp xác định, phân loại và lí giải các
dạng cấu trúc thể hiện quan hệ nhân quả trong luận án.

Dù ở tiếng Anh hay tiếng Việt, và dù nằm trong dạng cấu trúc liên
kết nhân quả được xác lập qua hình thái nào, sức sống lô-gic ngữ nghĩa
của cấu trúc không bao giờ tách rời với hiệu lực giao tiếp theo hướng
của hoạt động mở của ngôn ngữ.

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG VĂN BẢN TIẾNG ANH
2.1. Tiểu dẫn
Chúng tôi cũng tìm hiểu về sự thay đổi cách biểu hiện quan hệ liên
kết nhân quả trong truyện ngắn The Last Leaf của nhà văn Mỹ O. Henry
(1862-1910) và thơ Anh của Lord Byron (1788-1821) so với tiếng
Anh/Mỹ ngày nay: Không có nhiều thay đổi, chỉ có sự chuyển đổi giữa
cách dùng because và for.
2.2. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn xuôi
chính luận tiếng Anh
2.2.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong
suốt
2.2.1.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên ngữ
a. Phương thức biểu hiện qua cấu trúc this, thus/thereby + V-ing
b. Phương thức biểu hiện thông qua cú khiếm khuyết với due to
c. Phương thức biểu hiện thông qua ngữ trực thuộc với because of
2.2.1.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên cú
Đại từ quan hệ which có thể được xem như là một giải pháp thỏa
hiệp giữa This và V-ing. Which được sử dụng khi phương thức This
hoặc khi phương thức V-ing không thuận tiện. Trong trường hợp này thì
phương thức khiếm khuyết động từ sẽ được xét đến.
2.2.1.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên câu



10

a. Phương thức biểu hiện với đại từ hồi chỉ This + động từ
b. Phương thức biểu hiện bằng phép lặp chủ đề mới với so
2.2.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục
Chúng ta cũng thường gặp trong văn bản một dạng tương tác nhân
quả có yếu tố chỉ dẫn quan hệ liên kết nhưng sự chỉ dẫn ở đây không
được tường minh. Phần lớn trường hợp trên là những nhân tố thuộc
phạm trù giới từ chỉ quan hệ thời gian, quan hệ không gian, quan hệ
sở hữu (chẳng hạn như from, before, after, when, whenever, where,
under, with, of,…).
2.2.2.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên ngữ (cú-
ngữ)
(43) The elderly also face special harm from smoking.
(Người lớn tuổi cũng đối mặt với nguy hại đặc biệt vì khói.)
2.2.2.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-
cú)
(46) A 53-year-old North York man died Thursday afternoon when
the car he was driving struck a rock cut on Highway 401 and rolled
several times… (Một người đàn ông 53 tuổi vùng North York đã chết
vào tối thứ Năm vì chiếc xe mà ông ta lái đã đâm sầm vào một tảng đá
trên Xa lộ 401 và văng ra vài vòng…)
2.2.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
2.2.3.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả thông qua tương liên
về nghĩa
Theo Mann và Thompson (1986): Một vài quan hệ giữa các thành
phần của văn bản là không được nhận thấy, vì thế chúng ta phải suy
diễn từ quan hệ ý nghĩa của phát ngôn được đề cập.
(51) In the early evening of October 21, 1974, the 93,000 tons dwt
tanker Universe Leader began taking on a cargo of crude oil at Gulf’s

Whiddy Island terminal. By next morning, 2,500 tons of it was in Bantry
Bay instead of in the ship’s tanks (Q). Someone had apparently
overlooked an open valve for half an hour (P).
(Vào chiều tối ngày 21 tháng Mười năm 1974, chiếc tàu chở 93.000
tấn dầu mang tên Universe Leader đang bắt đầu tiếp nhận dầu thô tại
vịnh Whiddy. Vào sáng hôm sau, 2.500 tấn dầu của chiếc tàu đã bị đổ ra
Vịnh Bantry thay vì vào trong ngăn chứa của tàu chở dầu. Rõ ràng, ai
đó đã không nhìn thấy cái van đã bị mở suốt nữa giờ đồng hồ.)
2.2.3.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả thông qua lập luận lô-
gic ngữ nghĩa


11

(52) A: You look tired. (Trông chị mệt quá!) (Q)
B: Yes, Peter’s teething. I’ve been up all night.
(Cháu Peter bị đau răng. Tôi phải thức suốt đêm cùng với nó.) (P)
2.3. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn xuôi
văn học tiếng Anh
2.3.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong
suốt
2.3.1.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-
cú)
(54) “Vass!” he cried: “Is dere people in de world mit der
foolishness to die because leafs dey drop off from a confounded vine?”
(Quái lạ trên đời này lại có người ngớ ngẫn chết vì chiếc lá rụng chết
tiệt ấy?)
2.3.1.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên đoạn
(60) ….An artist once discovered a valuable possibility in the
street….

So, to quaint old Greenwich Village the art people soon came
prowling,….
(…. Một họa sĩ đã từng phát hiện được một cơ hội quý báu trên khu
phố….
Vì thế, các nghệ nhân lặng lẽ đổ về khu phố cổ hấp dẫn Greenwich
Village,….)
2.3.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục
2.3.2.1. Liên kết nhân quả ở cấp độ liên ngữ (cú-ngữ, ngữ-cú)
(62) With good nursing, you'll win.
(Nhờ chăm sóc chu đáo, cô sẽ thắng.)
2.3.2.2. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-cú)
(63) When the last one falls, I must go, too…
(Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì em phải ra đi…)
2.3.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
2.3.3.1. Lô-gic ngữ nghĩa P-Q được xác lập theo hướng siêu hình
(67) It is the last one…”I thought it would surely fall during the
night. I heard the wind. It will fall today and I shall die the same time”.
(Chiếc lá cuối cùng… Em nghĩ là thế nào đêm qua nó cũng rụng.
Em nghe thấy tiếng gió thổi. Hôm nay nhất định nó lìa cành và em cũng
sẽ lìa đời…)
(Vì nghe) Gió thổi (P) + Lá rụng (Q)
2.3.3.2. Lô-gic ngữ nghĩa P-Q được xác lập theo hướng hiện thực


12

(70) Behrman was a failure in art. Forty years he had wielded the
brush without getting near enough to touch the hem of his Mistree’s
robe.
(Behrman là kẻ thất bại trong nghệ thuật (P). Bốn mươi năm trời

ôm bút vẽ, ông chưa bao giờ bén nỗi đến viền áo của nàng nghệ thuật.
(Q))
2.4. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong thơ tiếng
Anh
Nhà thơ Anh Lord Byron (1788-1824) với năm tác phẩm tiêu biểu
thường được thế giới nhắc đến: (1) On this day I complete my thirty-
sixth year – Ngày hôm nay ta tròn 36 tuổi; (2) Love’s last adieu – Lời
vĩnh biệt tình yêu; (3) Song for the luddites – Bài ca phá máy ;(4) So,
we'll go no more, a roving – Thôi, từ nay ta sẽ chẳng cùng nhau; (5)
Love and Death – Tình yêu và cái chết.
2.4.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong
suốt
2.4.1.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-
cú)
(72) ‘Tis time this heart should be unmoved, Q
Since others it hath ceased to move P
(Đây là lúc tim này nên đóng cửa
Vì xung quanh thiên hạ chán ta nhiều)
2.4.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục
2.4.2.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên ngữ (cú-
ngữ)
(76) He ponders, in frenzy, in Love’s last adieu!
Hắn suy nghĩ điên cuồng vì vĩnh biệt tình yêu!
2.4.2.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-
cú)
(78) I watched thee when the foe was at our side,
Anh ngắm em khi quân thù sát nách,
Q P
2.4.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
(80) And power of love, I can not share, P

But wear the chain. Q
Vì tình yêu quyến rũ phi thường,
Ta mãi làm nô lệ.



13

2.5. Tiểu kết
1) Văn bản báo chí tiếng Anh có đầy đủ ba phương thức thể hiện lô-
gic nhân quả: tác tố trong suốt (chiếm tỷ lệ cao nhất), tác tố mờ đục, và
tác tố zero.
2) Văn bản truyện ngắn CLCC có đủ ba phương thức thể hiện nhân
quả. Nổi bật ở đây là sự xuất hiện nhiều dạng cấu trúc nhân quả thể hiện
bằng giọng điệu tình thái (qua lời thoại của chính nhân vật) nằm sâu
trong các tiền giả định liên quan đến chủ đề.
3) Văn bản thơ của Byron, qua 5 lần tác giả sử dụng when, chúng
tôi có cảm nhận rằng: các sự kiện xảy ra trong thời điểm when thì vấn đề
thời điểm không phải là nguyên nhân bên ngoài, mà thực chất có thể
hiểu đó là nguyên nhân bên trong.

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
3.1. Tiểu dẫn
Khi đi vào phân tích các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả,
chúng tôi nhận diện sự chuyển hóa liên thông từ cấu trúc lên bề mặt với
những xác định như sau:
a. Khi quan tâm sự hình thành cấu trúc lô-gic nhân quả trong mối
quan hệ với cấp độ, xét góc độ hình thái (từ nguyên tắc một chức năng

có thể được thể hiện thông qua nhiều hình thái), chúng tôi phân chia
hình thức câu lô-gic nhân quả thành ba loại hình thái (gọi là ba phương
thức): (a) phương thức dùng tác tố trong suốt, (b) phương thức dùng tác
tố mờ đục, (c) phương thức dùng tác tố zero.
b. Các tác tố khó nhận diện bao gồm: cầm bằng (như, cứ coi như),
cho (mà), có…mới, dẫu…cũng, động…là, giá như/giá phỏng, hễ…là,
mà…mà, một khi…thì, nên, nhờ…mà, những…như, nhược bằng (nếu
như), ở (bởi, tại), tại…tại, nếu/hễ/giá…thì, và (rồi), ví bằng (còn nếu
như),…
3.2. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn xuôi
tiếng Việt
Tác tố biểu hiện quan hệ nguyên nhân/điều kiện – hệ quả giúp ta
thấy được nét đặc thù trong cách biểu hiện quan hệ nguyên nhân/điều
kiện-hệ quả trong tiếng Việt. Các tác tố chỉ nguyên nhân/điều kiện gồm:
vì, do, bởi, bởi vì, tại, tại vì, nhờ, do…nên, do vậy…cho nên, để,


14

để…phải, nhằm, làm, khiến, gây, buộc …Đây là các tác tố nối thành tố
nguyên nhân/điều kiện vào thành tố hiệu quả.
3.2.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong
suốt
Trong các ví dụ 85, 86, 87, 88, 89, do, biểu thị nguyên nhân, nối
ngữ hoặc cú phụ P vào ngữ hoặc cú chính, biểu thị kết quả Q. Do trong
các ví dụ này có thể được thay bởi vì hoặc tại, tuy nhiên tại biểu thị ý
nghĩa nguyên nhân xấu; và khi các tác tố chỉ nguyên nhân thế được cho
nhau thì câu văn sẽ bị giảm sắc thái nghĩa có hại mà thay vào đó là sắc
thái trung hòa. Như vậy, do trong các ví dụ này vừa biểu thị sắc thái ý
nghĩa trung hòa, vừa có sắc thái có hại.

3.2.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục
Loại phương thức thông qua tác tố mờ đục nầy có thể chia ra nhiều
loại: (1) loại giới ngữ chỉ điều kiện, (2) loại hệ từ là, (3) loại từ phụ định
hướng hành động như để, để…phải, nhằm,…(4) loại động từ gây khiến
như thành, trở thành, trở nên, tạo nên, tạo ra, tạo thành, hướng tới, góp
phần, phát triển thành, xuất phát từ, v.v…
3.2.2.1. Liên kết nhân quả ở cấp độ liên ngữ (ngữ-ngữ, ngữ-cú, cú-ngữ)
(96) …Cuộc khủng hoảng nợ của EU và tình trạng bế tắc trong
chính sách tài chính của chính quyền Mỹ (P) làm chệch hướng đà phục
hồi kinh tế Mỹ (Q).
3.2.2.2. Liên kết nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-cú)
(110) … Nga cáo buộc Mỹ can thiệp nội bộ của Nga (P) khi Oa-
sinh-tơn chỉ trích dự luật mà Hạ nghị viện Nga vừa thông qua về kiểm
soát chặt chẽ các tổ chức phi chính phủ do nước ngoài tài trợ (Q).
3.2.2.3. Cấu trúc quan hệ nhân quả ở cấp độ liên câu (câu-câu)
(117) … Nhật Bản viện trợ Cu Ba lô máy nông nghiệp trị giá 3
triệu USD (P). Với sự giúp đỡ này, (Q) Cu Ba tin tưởng sẽ tăng năng
xuất sản xuất lương thực, qua đó giảm lượng gạo nhập khẩu vốn tiêu
tốn 2000 triệu USD/năm.
3.2.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
Cấu trúc nhân quả về bản chất là dạng cấu trúc lô-gic ngữ nghĩa.
Thông qua tiếng Việt không biến hình, loại cấu trúc này thường được
mở rộng trong cách sử dụng của người Việt. Mặt khác, với phong cách
diễn ngôn báo chí (vốn không đi quá sâu vào quá trình lí giải sự kiện,
mà tiêu điểm chủ yếu là thông báo sự kiện), cho nên ở thể loại này xuất
hiện khá nhiều dạng cấu trúc nhân quả không có sự chỉ dẫn trực tiếp của
tác tố nhân quả.


15


3.3. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn xuôi
văn học tiếng Việt
Khi nói đến việc nhận dạng cấu trúc nhân quả có tác tố trong suốt
trong KTLL, trước hết, chúng tôi có một cái nhìn tổng quan rằng: Trong
tiếng Việt văn hóa đang phát triển hiện nay, ta khó tìm thấy cách dùng
cùng một lúc đầy đủ và cân đối các cặp tác tố chỉ dẫn nhân quả (chẳng
hạn như bởi vì cho nên …) trong các văn bản diễn ngôn, đặc biệt là
trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
3.3.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong
suốt
3.3.1.1. Liên kết nhân quả ở cấp độ liên ngữ (ngữ-ngữ, cú-ngữ)
(130) Mẫu của Anh nhiều lần làm tôi rơi nước mắt vì tuyệt vọng.
3.3.1.2. Liên kết nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-cú)
(137) Nó phản ứng kiểu nào tôi cũng vui bởi ý nghĩ nó còn ở bên
tôi.
3.3.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục
Cấu trúc nhân quả với tác tố gây khiến làm, khiến, tạo ra: Trong
KTLL có ít ra bốn trường hợp tác giả dùng dạng động từ gây khiến làm
thay cho tác tố chỉ dẫn nhân quả nằm trong hệ thống. Cách dùng này tạo
cho cấu trúc nhân quả thêm phần ngắn gọn và linh hoạt theo giọng văn
nói, ít bị cách điệu hóa theo giọng văn viết.
3.3.2.1. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-cú)
(140) Khi nước ròng và lũ lớn nhấn cồn lục xuống, chòi còn trơ trọi
nóc.
3.3.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
Cấu trúc nhân quả không tác tố rút gọn theo xu thế diễn ngôn nói.
Loại cấu trúc nhân quả này phần lớn có kết cấu ngắn gọn, phù hợp với
phong cách diễn ngôn theo ngôn ngữ nói.
3.3.3.1. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ 1Q-1P, 1Q-nhiều P

(147) Tôi ghét Lam cha mẹ đầy đủ, thậm chí còn dư mấy má nhỏ ở
quận hai.
Q P P
Q  P1 + P2
Hình 3.5. Mô hình liên kết 1Q – nhiều P trong văn xuôi văn học
3.3.3.2. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ lặp QP- QP
(148) Tôi ghét cái đầu tóc hất ngược bồng bềnh, ghét luôn nước da
trắng.
Q P Q P


16

Q  P, Q  P
Hình 3.6. Mô hình liên kết ngược theo cặp QP - QP
3.4. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn bản
thơ Truyện Kiều
Trong số 50 cấu trúc có tác tố lập luận được khảo sát, 6 trường hợp
xuất hiện có sự đối ứng tác tố trực tiếp giữa hai vế P và Q. Và do áp lực
từ phong cách diễn đạt của thể loại thơ, nên trong 6 trường hợp trên
không có trường hợp nào xuất hiện đầy đủ hai yếu tố bởi vì cho nên
Tuy nhiên, dù tác tố lập luận xuất hiện đủ với cả hai vế hay chỉ trên
một vế, ta đều có thể cảm nhận được tương tác lô-gic giữa P và Q.
3.4.1. Phương thức biểu hiện nhân quả dùng tác tố trong suốt
3.4.1.1. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ liên ngữ (ngữ-ngữ)
(149) Thương vì hạnh, trọng vì tài.
3.4.1.2. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-cú)
(152) Vì ai rụng cải rơi kim (P)
Để con bèo nổi mây chìm vì ai (Q)
3.4.1.3. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ liên câu (câu-câu)

(155) Xấu chàng mà có ai khen chi mình (P)
Vậy nên ngảnh mặt làm thinh (Q)
3.4.2. Phương thức biểu hiện nhân quả dùng tác tố mờ đục
3.4.2.1. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ liên ngữ (ngữ-ngữ)
(154) Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên (P)
Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng. (Q)
3.4.2.2. Phương thức biểu hiện nhân quả ở cấp độ liên cú (cú-cú)
(155) Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,(P)
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu (Q)
3.4.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
3.4.3.1. Liên kết theo hướng miêu tả hiện thực
(156) Ông tơ ghét bỏ chi nhau (P)
Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi (Q)
3.4.3.2. Liên kết bằng chất liệu thành ngữ, tục ngữ, và đúc kết
(163) Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
3.4.3.3. Liên kết bằng ẩn dụ
Với loại này, cách thể hiện của P và Q thường không nằm trên
cùng một cung bậc tri giác: P thường được thể hiện trực tiếp bằng ý
niệm trừu tượng; trong lúc đó Q thường được hình tượng hóa bằng ẩn
dụ cụ thể:
P Q


17

Khái niệm trừu tượng Khái niệm trừu tượng ở Q được ẩn dụ hóa
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
mấy sông cũng lội
mấy đèo cũng sang
“vượt khó khăn” được ẩn dụ hóa

Do vậy, vấn đề đặt ra với chúng tôi là phải quy những ẩn dụ cụ thể
mang tính hình tượng về với khái niệm trừu tượng để tạo ra sự tương
đồng trên cung bậc tri nhận giữa P và Q theo tương tác lô gic “bởi vì
yêu nhau nên phải vượt khó khăn”
P Q
Ý niệm Ẩn dụ
Hình 3.7. Mô thức hai vế P-Q
Đây là mô thức của một loại hình nhân quả tiêu biểu cho đặc trưng
nghệ thuật văn chương. Nó làm cho chúng ta thấu đáo hơn trong cách
nhận dạng và xác định thế nào là nghĩa tình thái, thế nào là nghĩa liên
hội, và đặc biệt thế nào là cách tạo nghĩa hàm ẩn theo hướng hàm nghĩa
chủ đề (thematic implicature) - vốn dĩ là đặc trưng cốt lõi trong nghệ
thuật văn chương.
3.5. Tiểu kết
Nghiên cứu cấu trúc nhân quả trong tiếng Việt không biến hình,
chúng tôi thấy rằng, lô-gic nhân quả được nhận diện bằng con đường tạo
nghĩa dưới ba dạng hình thái: dạng có tác tố trong suốt; dạng tác tố
mờ đục; và dạng không có tác tố. Đồng thời, đến lượt nó, dạng cấu
trúc nhân quả có tác tố được nhận diện theo nhiều cấp độ liên kết cú
pháp khác nhau (ngữ, cú, câu).

CHƯƠNG 4
SO SÁNH–ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG VĂN BẢN
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
4.1. Tiểu dẫn
Khi nghiên cứu PTBHQHNQ dù trong tiếng Anh hay tiếng Việt, ta
không thể không lưu ý đến sự vận dụng các cung bậc tri giác khác nhau
trong cách diễn ngôn theo đặc tính văn bản. Với thể loại báo chí chẳng
hạn, loại tương tác giữa P và Q dễ nhận biết, vì chủ yếu nó được xác lập

theo hướng tri nhận trực quan để miêu tả trực tiếp hiện thực. Với loại
văn bản nghệ thuật hình tượng lại khác, nếu không cảm thụ đúng thì
không có quá trình lí giải đúng; và chính tại đây - quá trình lí giải đúng


18

về mặt lô-gic không thể tách rời với quá trình cảm thụ đúng về mặt đặc
trưng tạo nghĩa của nguồn liệu văn chương thông qua hiệu lực giao tiếp.
4.2. Áp lực của loại hình ngôn ngữ trong phương thức biểu hiện
quan hệ nhân quả trong tiếng Anh và tiếng Việt
i. Ở tiếng Anh biến hình, ngoài phương thức phân từ -ing và -ed,
còn có hình thái ngữ pháp biến hình, dễ trực giác hóa và ổn định thành
quy luật trong cách thể hiện phương thức liên kết nhân quả.
ii. Ở tiếng Việt không biến hình, không có phương thức phân từ, và
sự thể hiện phương thức nhân quả không phải lúc nào cũng được hiển
thị trên hình thái cấu trúc ngữ pháp để dễ nhận dạng như ở tiếng Anh.
iii. Nhận dạng cấu trúc nhân quả trong tiếng Anh (đối với người nói
tiếng Việt học tiếng Anh) tương đối dễ hơn nếu so với việc nhận dạng
cấu trúc nhân quả trong tiếng Việt (đối với người nói tiếng Anh học
tiếng Việt).
4.3. So sánh-đối chiếu các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt
4.3.1. Các điểm tương đồng và dị biệt giữa các tác tố trong suốt biểu
hiện quan hệ nhân quả because, since, as/vì, bởi vì …
Sơ đồ phân loại và so sánh của chúng tôi chưa đầy đủ và không có
tính chuẩn xác một-đối-một giữa các tác tố – như Mann và Thompson
(1988, 243-281) cũng đã khẳng định là không thể có một sơ đồ một-đối-
một giữa các mối quan hệ và các tác tố.
Nội dung hiện thực




Because
Vì …, nên
Vì…, …

Bởi (vì) …, (cho) nên …
Do (vì) …, (cho) nên …
Tại (vì) , (cho) nên/ mà/ do đó




As
Nhận thức & hoạt động ngôn
từ

Since


Vì , nên
Vì ,
Hình 4.3. Mô hình các cặp tác tố chỉ dẫn nhân quả trong tiếng Anh và
tiếng Việt


19

4.3.2. Các điểm tương đồng và dị biệt giữa các tác tố mờ đục biểu

hiện quan hệ nhân quả
Đây là một điểm trùng hợp khá thú vị trong so sánh văn bản giữa
tiếng Anh và tiếng Việt. Tương tác nhân quả là một phạm trù lô-gic trừu
tượng. Khi hiện thực hóa, nó phải định vị vào môi trường không gian và
thời gian. Hiểu điều này, ta có thể giải thích vì sao, văn báo chí và văn
chương nghệ thuật trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt đều sử dụng
nhiều biến dạng cụ thể của nhân tố điều kiện thời gian với when và khi
để thể hiện tương tác nhân quả.
4.3.3. Các điểm tương đồng và dị biệt trong phương thức biểu hiện
quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
a. Xu thế giản lược tác tố liên kết
b. Xu thế rút gọn cấu trúc theo hướng đặc ngữ hóa trong tiếng Việt
4.4. So sánh-đối chiếu các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
qua các cấu trúc, cấp độ, tương tác, ẩn dụ nhân quả
4.4.1. Các điểm tương đồng và dị biệt giữa các cấu trúc, cấp độ quan
hệ nhân quả
a. Văn bản chính luận báo chí
Qua 32 bài của thể loại này, tương tác nhân quả phần lớn được xác
lập chủ yếu theo hướng trần thuật khách quan với 32 cấu trúc, chia
làm 3 dạng: 20/32 dùng tác tố trong suốt; 9/32 dùng tác tố mờ đục; 3/32
dùng tác tố zero. Trong số này có nhiều dạng gắn liền với đặc điểm biến
hình của tiếng Anh mà tiếng Việt không có.
b. Văn bản văn xuôi văn học Chiếc lá cuối cùng (O. Henry)
Tổng số 20 cấu trúc được phân bố như sau: Loại dùng tác tố trong
suốt 6/20; loại dùng tác tố mờ đục 5/20; dùng tác tố zero 8/20. Cấp độ
liên kết: 17 liên ngữ/cú; 3 liên câu.
c. Văn bản thơ qua năm bài thơ của Lord Byron
Tương tác nhân quả ở đây xác lập theo hướng suy luận được hình
tượng hóa để giải bày lí tưởng xã hội mà nhà thơ muốn hướng tới. Tổng
số 14 cấu trúc nhân quả với quy mô khá tự do của Byron được phân bố

như sau: 2/14 dùng tác tố trong suốt; 6/14 dùng tác tố mờ đục; 6/14
dùng tác tố zero. Cấp độ liên kết: 13 liên cú/ngữ; 1 liên câu.
Đối tượng cụ thể trong văn bản tiếng Việt
a. Văn bản chính luận báo chí
Qua 32 bài của thể loại này, tương tác nhân quả phần lớn được xác
lập chủ yếu theo hướng trần thuật khách quan với 32 cấu trúc, chia
làm 3 dạng: 12/32 có tác tố; 24/32 tác tố mờ đục; 6/32 tác tố zero. Trong


20

số này có nhiều dạng gắn liền với đặc điểm biến hình của tiếng Anh mà
tiếng Việt không có. Cấp độ liên kết: 40 liên ngữ/cú; 2 liên câu.
b. Văn bản văn xuôi văn học Khói trời lộng lẫy
Tương tác nhân quả phần lớn được xác lập theo hướng mô tả trực
quan. 13/24 dùng tác tố trong suốt; 7/24 dùng tác tố mờ đục; 4/24
không dùng tác tố.
Truyện viết theo phong cách nói. Nhịp câu ngắn gọn không rộng
mở. Có thể coi như là một sản phẩm kết tinh từ cơ chế ngữ pháp ngữ
nghĩa tiếng Việt đơn lập (tiếng Anh không có dạng cấu trúc rút gọn kiểu
này). Cấp độ liên kết: 24 liên ngữ/ cú.
c. Văn bản thơ Truyện Kiều
Tương tác nhân quả được xác lập theo hướng trải nghiệm tâm linh
về nhân quả. Có dạng miêu tả hiện thực, nhưng tiêu biểu nhất ở đây là
dạng đúc kết. Phân bố: 40/180 có tác tố trong suốt; 10/180 tác tố mờ
đục; 130/180 tác tố zero. Cấp độ liên kết: 179 liên ngữ/cú; 1 liên câu.
4.4.2. Các điểm tương đồng và dị biệt trong tương tác nhân quả
giữa các văn bản cùng thể loại
(1) Chiếc lá cuối cùng và Khói trời lộng lẫy
Ta có thể so sánh một số điểm về sự tương đồng và dị biệt có thể có

giữa diễn ngôn sáng tác văn chương Chiếc lá cuối cùng (The Last Leaf)
và Khói trời lộng lẫy.
i. Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn nổi tiếng về cách miêu tả sự
phức tạp của thế giới nội tâm với một bút pháp điêu luyện và giàu cá
tính. Cách xác lập tương tác lô-gic nhân quả rất đa dạng và riêng biệt,
nhưng đặc điểm chung về mặt phương thức tạo nghĩa là theo hướng biểu
cảm thông qua chiến lược ngôn từ. Với hướng đi như vậy, các tác tố cú
pháp mang tính lập luận thường được giảm thiểu. (CLCC: có 20 cấu
trúc nhân quả, 8 cấu trúc không có tác tố trong suốt.)
ii. Khói trời lộng lẫy với một bút pháp mang tính tự sự, kể chuyện
theo phong cách ngôn ngữ nói với nhịp câu ngắn gọn thông qua ngôn
ngữ viết. Cấu trúc nhân quả được thể hiện nổi bật ở đây là sử dụng tác tố
chỉ dẫn hệ quả vì và một số nhân tố gây khiến khác. (KTLL: có 24 cấu
trúc nhân quả, 4 cấu trúc không có tác tố trong suốt)
Điểm dị biệt điển hình nhất: Ở CLCC, cấu trúc nhân quả giảm thiểu
tác tố lập luận chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các loại truyện ngắn
nghệ thuật ngôn từ khác 8/20. Đây cũng là số cấu trúc nhân quả được
xác lập theo hướng tình thái hóa qua lời thoại. Trong lúc đó, KTLL có
loại cấu trúc nhân quả được xác lập bằng tác tố vì gắn với đặc trưng diễn


21

ngôn rút gọn theo phong cách ngôn ngữ nói. Dạng này có thể coi như là
một sản phẩm tiêu biểu được kết tinh từ cơ chế ngữ pháp ngữ nghĩa
tiếng Việt đơn lập không biến hình (tiếng Anh không có dạng cấu trúc
rút gọn kiểu này).
Nhìn chung, điểm tương đồng dễ thấy có thể có trong cách xác lập
cấu trúc nhân quả ở đây là: (1) ở cả hai ngôn ngữ đều có 3 dạng: cấu
trúc dùng tác tố trong suốt, cấu trúc dùng tác tố mờ đục, và cấu trúc

dùng tác tố zero, (2) cả hai đều có dùng nhân tố gây khiến. Nếu nghiên
cứu cấu trúc nhân quả từ thực tế các diễn ngôn thì ta thấy chỗ giống
nhau trên là xu thế phổ biến, (3) cách xác định dạng cấu trúc nhân quả
thể hiện thông qua con đường ngầm ẩn. Trong CLCC có hiện tượng cấu
trúc nhân quả ẩn với sự tạo nghĩa theo hướng siêu hình hoặc hiện thực,
và trong KTLL có cấu trúc nhân quả ẩn dưới hình thức câu điều kiện và
câu nhân quả rút gọn.
(2) Thơ Byron và Truyện Kiều của Nguyễn Du
i. Lord Byron, bằng xúc cảm sôi nổi của bản thân, tác giả tự bộc lộ
bản lĩnh đấu tranh vì tự do và công bằng cho xã hội qua năm bài thơ
tách rời. Tương tác nhân quả ở đây không nhìn theo hướng định mệnh
và không phụ thuộc vào cách thể hiện theo phương thức ước lệ và kinh
điển.
ii. Trong lúc đó với Nguyễn Du lại khác, Truyện Kiều thực chất là
thiên tiểu thuyết văn vần hoàn chỉnh có đầy đủ hệ thống nhân vật. Cách
miêu tả, do vậy, định hướng rõ vào thế giới khách quan theo ước lệ và
điển tích của văn hóa truyền thống.
iii. Cách thể hiện tương tác nhân quả giữa Byron và Nguyễn Du có
chỗ trùng hợp chung: Đó là sự thể hiện tương tác nhân quả thông qua
con đường lô-gic ngữ nghĩa gắn với thế giới hình tượng bằng các
phương thức ẩn dụ, biểu trưng.
4.4.3. Các điểm tương đồng và dị biệt giữa các dạng cấu trúc ẩn dụ
nhân quả
i. Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt cả hai đều có dạng cấu trúc
ẩn dụ (metaphor) nhân quả được xác lập và tồn tại dưới dạng ẩn dụ nhân
quả đơn giản hoán dụ (metonymy).
ii. Ẩn dụ nhân quả đơn giản tồn tại dưới dạng hoán dụ là một loại
mô thức mang tính tương đồng dễ thấy nhất giữa hai ngôn ngữ. Nếu so
với các dạng cấu trúc ẩn dụ nhân quả khác trong tiếng Anh thì đây chính
là loại cấu trúc ẩn dụ nhân quả trong tiếng Anh mà người Việt dễ tiếp

cận nhất.


22

iii. Tương tác giữa P và Q của dạng ẩn dụ nhân quả tồn tại dưới
hình thức hoán dụ giữa tiếng Anh và tiếng Việt cùng có một đặc điểm
chung cần chú ý: Tương tác giữa P và Q ở đây không phải tồn tại trong
dạng hiện thực mà là tồn tại ở dạng tiềm năng mang tính chất định
hướng cho nhận thức và hành động tích cực của con người.
iv. Cấu trúc nhân quả thông qua ẩn dụ trong tiếng Anh có nhiều tầng
lớp biểu trưng, giá trị hình tượng mạnh, hàm lượng văn hóa mang tính
chất kinh điển hơn so với tiếng Việt. Ở tiếng Việt, tính biểu trưng văn
hóa xác lập theo hướng trực giác hóa mạnh hơn, sức mạnh cụ thể của
hoán dụ được chú ý nhiều hơn, do vậy, hàm lượng và phẩm chất văn hóa
gần với tâm thức và tri nhận của quảng đại quần chúng hơn.
4.5. Tiểu kết
(1) Cấu trúc nhân quả ở truyện ngắn cũng như ở thơ ca đều được thể
hiện thông qua con đường biểu cảm của văn chương, có sự giảm
thiểu trong cách sử dụng các tác tố lập luận vốn gắn liền với giọng
điệu chính luận của văn báo chí.
(2) Trong sự so sánh tương đối giữa loại hình ngôn ngữ thiên về
hình thái biến cách tiếng Anh và loại hình ngôn ngữ ngữ nghĩa không
biến cách tiếng Việt thì số lượng cấu trúc nhân quả có tác tố ở ngôn
ngữ Anh xuất hiện với tỉ lệ cao hơn.
(3) Tương tác lô-gic nhân quả giữa P và Q trong truyện ngắn cũng
như trong thơ ca đều được xác lập dựa trên sự trải nghiệm của con
người. Nhưng với loại hình ẩn dụ thì sự trải nghiệm này thiên về đời
sống tinh thần, trong lúc đó với truyện ngắn thì thiên về sự trải nghiệm
đời sống thực tiễn hơn.


KẾT LUẬN
Từ những gì đã được miêu tả và phân tích về phương thức biểu hiện
quan hệ nhân quả qua tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi đi đến một số
ghi nhận như sau:
1) Cấu trúc nhân quả có thể được biểu hiện thông qua nhiều loại
phong cách diễn ngôn khác nhau. Dù với dạng biến thể nào, chức năng
lô-gíc ngữ nghĩa, cuối cùng, phải được phân tích và chứng minh bằng
lập luận về sự hiện diện và tương tác giữa P và Q.
2) Chúng tôi đặt mối quan hệ liên thông ngữ nghĩa cú pháp một
cách có cơ chế vào đối tượng nghiên cứu. Đó là cơ sở để nhìn rõ sự chi
phối của cơ chế chức năng-hình thái đối với các phương thức liên kết
tạo ra cấu trúc nhân quả trên bình diện hoạt động ngôn ngữ.


23

3) Chúng tôi nhận dạng hai cơ chế khác nhau có thể có trong sự thể
hiện cấu trúc nhân quả: a) Cơ chế thiên về hình thức mà từ lâu chúng ta
thường nói đến là cấp độ liên kết cú pháp. Đối tượng được chú ý ở đây
là những quy mô liên kết khác nhau như liên kết ngữ, cú, câu, b) Cơ chế
tiếp theo thiên về cấp độ liên kết nội dung. Đó là sự thể hiện tư duy
lô-gic lên bình diện hoạt động ngôn ngữ, và đối tượng được chú ý là
các hình thái cấu trúc ngôn ngữ khác nhau có thể dùng để thể hiện câu
lô-gic nhân quả.
4) Nghiên cứu cấu trúc lô-gic nhân quả từ sự kết hợp giữa hai cơ
chế trong mối liên hệ với nguyên tắc một chức năng có thể được thể
hiện thông qua nhiều hình thái, chúng tôi tạm phân chia làm ba ba
phương thức khác nhau cho cả tiếng Anh và tiếng Việt: (i) loại dùng tác
tố trong suốt; (ii) loại dùng tác tố mờ đục; (iii) loại dùng tác tố zero.

5) Về mặt phương pháp khảo sát, chúng tôi không xa rời định
hướng mở của hoạt động ngôn ngữ gắn liền với hiệu lực giao tiếp. Chỉ
bằng cách này mới có thể chủ động xử lí loại cấu trúc nhân quả có tác tố
mờ đục và tác tố zero. Đồng thời, khi đi vào văn bản hình tượng nghệ
thuật, chúng tôi cũng hiểu rằng nếu không cảm thụ đúng thì không lí
giải đúng; và quá trình lí giải đúng về mặt lô-gic không thể tách rời với
quá trình cảm thụ đúng về mặt đặc trưng tạo nghĩa của nguồn liệu văn
chương.
6) Trong quá trình đi sâu vào các phương thức biểu hiện quan hệ
nhân quả, luận án đã chỉ ra được một số xu thế tương tác cơ bản có thể
có như sau:
a. Xu thế giản lược tác tố lập luận
b. Xu thế tương tác giữa P và Q xác lập theo hướng trần thuật
khách quan
c. Xu thế tương tác giữa P và Q xác lập theo hướng đúc kết chủ
quan
d. Xu thế tình thái hóa tương tác nhân quả để mở rộng cấu trúc
e. Xu thế hình tượng hóa cấu trúc thông qua ẩn dụ
f. Xu thế rút gọn cấu trúc theo hướng đặc ngữ hóa
7) Chúng tôi đăc biệt chú ý đến một số khía cạnh cụ thể liên quan
đến vấn đề nghiên cứu và giảng dạy cần quan tâm như sau:
a. Trong tiếng Anh có bao nhiêu phương thức liên kết cú pháp được
thể hiện qua văn bản giao tiếp thì có bấy nhiêu phương thức có thể được
tận dụng để thể hiện quan hệ liên kết nhân quả (cả phương thức cú pháp

×