Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

văn hóa ứng xử của người nam bộ và người Mỹ qua lời khen và hồi đáp khen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.84 KB, 12 trang )

24
nay, như “Chị hơi bị đẹp nha”, hay “Trông cụ còn sống hơi bị lâu đó”
là không thể chấp nhận được trong văn hóa ứng xử của người VN.
Dẫu rằng lễ ngày nay không còn khắt khe như ngày xưa nữa, nhưng
khen và HĐK không thể đi ngược lại những nguyên tắc ứng xử trong
văn hóa, lễ nghi giao tiếp theo truyền thống của người VN.

4. XH Mỹ nổi tiếng về sự tự do, bình đẳng, tôn thờ chủ nghĩa cá
nhân; nên vì thế nhiều người cho rằng, người Mỹ có thể nói và cư xử
theo cách mà họ thích, không màng đến những người trong cộng
đồng nghĩ gì hay đánh giá thế nào. Quan điểm này chỉ đúng ở góc độ
nhỏ hẹp trong một phương diện nào đó, nhưng không thể đúng với
mọi người Mỹ. Trong một đất nước có nền văn hóa quốc tế đa dạng
nhất thế giới, thì vấn đề giao tiếp, ứng xử sao cho không đụng chạm
đến những điều tối kỵ của người khác là vô cùng cần thiết. Do đó,
người Mỹ đề cao tính lịch sự, và lịch sự luôn có ảnh hưởng sâu sắc
đến ngôn ngữ và tư duy giao tiếp của XH Mỹ. Thái độ lịch sự nhưng
thẳng thắn luôn được XH chấp nhận. Dù người nói ở trong tình thế gì
đi nữa, cứ thoải mái nhìn thẳng vào mắt người nghe và nói ra cảm
giác thật của mình. Vì thế, trong khen và HĐK, người Mỹ không bị
gò bó bởi những quy định của lễ như ở VN; và kết quả là các quyền
lực tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, hôn nhân, nơi cư trú,
v.v. ở Mỹ không có hiệu lực mạnh như ở VN.
Nói cách khác, lễ tồn tại và phát triển, chi phối LK và HĐK
trong XH VN. Lễ quy định người Việt khen ai, khen gì, khen như thế
nào, tại sao khen, lúc nào khen và khen ở đâu, cũng như HĐK thế
nào cho thích hợp. Trong lễ có lịch sự, nhưng lịch sự không hàm
chứa đủ lễ. Lịch sự có ảnh hưởng rất lớn đến cách ứng xử của người
Mỹ, cụ thể là hành động khen và HĐK. Có thể nói nghiên cứu LK và
HĐK của người Nam Bộ là cách tìm hiểu trực tiếp và cụ thể về lễ
trong văn hóa giao tiếp bằng ngôn từ của người Việt phương Nam.


Tương tự, nghiên cứu LK và HĐK trong tiếng Anh ở Mỹ cũng là
cách thú vị nhất để hiểu biết về lịch sự và các giá trị văn hóa khác
trong XH Mỹ. Nắm vững được những điểm tương đồng và dị biệt
trong văn hóa ứng xử của người Nam Bộ và người Mỹ sẽ giúp cho
người dạy và học tiếng Việt hay tiếng Anh có thể tăng cường tối đa
những điều lợi, giảm tối thiểu những điều thiệt trong giao tiếp ở môi
trường quốc tế đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

- Những khác biệt về văn hóa có thể chuyển biến một lời khen
(LK) thành lời chê trách hay lăng nhục. Khen rất phổ biến trong xã
hội (XH), văn hóa Việt Nam (VN) và Mỹ, nên việc nghiên cứu LK
và hồi đáp khen (HĐK) trong văn hóa ứng xử của hai quốc gia là rất
có ý nghĩa.
- Đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến khen,
nhưng chưa công trình nào đề cập đến LK và đáp trong văn hóa ứng
xử của người Việt Nam Bộ liên hệ với văn hóa ứng xử của người
Mỹ. Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào việc soi sáng lý luận giao
tiếp dưới tác động của các yếu tố ngôn ngữ- văn hóa, có thể giúp cho
người dạy và học tiếng Việt cũng như tiếng Anh có cái nhìn toàn diện
hơn về LK và HĐK trong văn hóa Việt (Nam Bộ) và văn hóa Mỹ.
- Các lỗi, lầm khi khen và HĐK trong ngôn ngữ và văn hóa ứng
xử của người Việt học tiếng Anh hay người Anh, Mỹ học tiếng Việt
cũng rất cần được nghiên cứu nhằm tìm ra nhiều giải pháp giúp
những đối tượng này khắc phục và giao tiếp thuận lợi, thành công
hơn trong môi trường đa ngôn ngữ và giao thoa văn hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu của luận án này là, thông qua nghiên cứu
văn hóa ứng xử của người Nam Bộ và người Mỹ qua lời khen và hồi
đáp khen, luận án góp phần vào nghiên cứu những vấn đề lí thuyết
của giao tiếp ngôn ngữ thuộc các nền văn hoá khác nhau.
Từ mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
- Chỉ ra mối quan hệ có tính đặc thù giữa văn hóa và ngôn ngữ
trong LK và đáp của người Nam Bộ và người Mỹ.
- Xem xét nội dung với cấu trúc câu khen và các hình thức hồi
đáp thể hiện các đặc điểm văn hóa trong từng trường hợp cụ thể.
- Chỉ ra những biểu hiện văn hóa của cả hai dân tộc qua các cấu
trúc khen và đáp.
- Đối chiếu LK trong tiếng Việt Nam Bộ và tiếng Anh để chỉ ra
điểm tương đồng và dị biệt về nội dung, hình thức và cấu tạo LK và
đáp; từ đó, luận án khẳng định ngôn ngữ là của chung của nhân loại
2
nhưng mỗi dân tộc có cách sử dụng riêng, gắn liền với tư duy và văn
hóa của dân tộc đó.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa ứng xử thể hiện
qua LK và lời đáp trong tiếng Anh ở Mỹ liên hệ với tiếng Việt Nam
Bộ, cụ thể là xem xét những biểu hiện văn hóa trong LK và HĐK
bằng lời, còn các ngôn ngữ cử chỉ khác như nháy mắt, mỉm cười, gật
đầu, bắt tay, vỗ tay, ra dấu, v.v. không được xem xét đến. Đối với
HĐK, trong phạm vi luận án này, chúng tôi giới hạn trong việc
nghiên cứu các kiểu hồi đáp cho LK. Luận án tập trung chủ yếu vào
các đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa, cụ thể là tìm hiểu những chiến
lược khen và hồi đáp cùng với một số nội dung có tính tình thái trong
LK của người Mỹ đối chiếu với LK của người Việt Nam Bộ.

4. Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu phục vụ cho việc khảo sát thực tế, phân tích và bình luận
trong luận án được thu thập chủ yếu từ ba nguồn:
- Quan sát, ghi nhận trong giao tiếp thực tế.
- Các ấn phẩm hiện đại gồm truyện, sách, giáo trình dạy và học
ngoại ngữ được chọn ngẫu nhiên; dựa trên tiêu chí là được xuất bản
chính thức, công khai bằng tiếng Anh hay bằng tiếng Nam Bộ.
- Điều tra khảo sát được tiến hành bằng hai cách:
a. Điều tra bằng phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát (Ankét) được
soạn thảo bằng tiếng Việt cho người Việt Nam Bộ và tiếng Anh cho
người Mỹ, gồm ba phần: (1) thông tin cá nhân của đối tượng khảo
sát; (2) suy nghĩ và nhận định; (3) các trường hợp cụ thể. Cộng tác
viên là người Việt sinh trưởng ở các vùng thuộc miền Nam VN và
người Mỹ sinh trưởng tại Mỹ. Tất cả có trình độ học vấn từ trung học
phổ thông trở lên và trẻ nhất là 18 tuổi.
b. Điều tra bằng phỏng vấn sâu: Đối tượng gồm người Việt
Nam Bộ và người Mỹ như trên nhưng có trình độ học vấn dưới trung
học phổ thông và trẻ nhất là 18 tuổi.


23
-Từ hô: Các kiểu gọi bằng tên, tên họ, bằng thứ, thứ và tên,
bằng khuyết vắng từ gọi, bằng từ gọi thân tộc vai trên, bằng: mày,
bay, đó, thằng nhỏ, con mẻ, v.v.
Ví dụ: - Bảnh nha!/ Được đó!
- Một số vị từ mô tả: khôn ngoan, tài khôn, tài lanh, v.v.
Ví dụ: - Mày thiệt tài khôn.
- Các động từ: khen, công nhận, đánh giá.
Ví dụ: - Chú khen cháu giỏi thiệt!

Người Nam Bộ thường hay được nhắc đến với tính cách
điển hình là thẳng thắn, thoải mái, không ưa khách sáo, lịch sự bề
ngoài mà thiếu chân thật. Tuy nhiên, dù có dễ dãi đến đâu đi nữa,
không ai có thể chấp nhận những câu khen trái lễ nghĩa. Ví dụ:
(1) - Ngoại ngoan quá!
(2)- Cháu khen chú đó.
(3) -Phải công nhận Hồ Chủ Tịch thật tài ba, xuất chúng.
Ngoan là vị từ dùng để mô tả người biết nghe lời, khôn hay
giỏi. Ở vị thế là ngoại (1), ý nghĩa tuổi tác luôn được gắn với trí khôn
và quyền được sai bảo người khác nên ai đó gọi người nghe bằng
ngoại, chắc hẳn phải nhỏ tuổi hơn nên không được phép dùng từ
ngoan để khen ông bà mình. Tương tự, vai cháu không được phép
đánh giá chú (2) theo phong cách “bề trên” như vậy mặc dù có thể
người nói thật lòng muốn khen chú mình. Những quy định bất thành
văn trong lễ độ, lễ giáo, lễ nghĩa, lễ phép buộc người trong gia đình
phải luôn tôn kính người vai trên. Đồng thời, cùng với lễ tiết và lễ
nghi, các vị thế cao trong XH luôn được gắn liền với nhiều quyền
lực, lợi thế, nghi thức, v.v. mà mọi công dân phải tuân thủ. Công
nhận, đánh giá một vị lãnh tụ của đất nước (3) luôn bị cho là thất
kính, vô lễ hay ngây ngô, thiếu hiểu biết vì người cho LK này đã tự
đặt mình ở vị thế hoàn toàn không thích hợp. Chỉ những người thuộc
vai trên hay ít nhất là ngang hàng mới có quyền đánh giá, công nhận
điều gì đó ở người khác. Do đó, việc thể hiện sự thán phục, ngưỡng
mộ, ca ngợi người khác cũng phải theo khuôn phép, lễ nghi vì một
lời chê thông minh vẫn hơn một LK ngu ngốc. Trong giao tiếp hằng
ngày, nhiều người thường sử dụng hình thức khen với ngụ ý chê,
trách, mỉa, chửi, v.v. để tránh vô lễ. Về hình thức những cách nói này
thường rất lịch sự, nên dễ gây hiểu lầm cho những ai không hiểu lễ
hay coi nhẹ lễ. Những LK với hai từ hơi bị của một số người hiện
22

Chúng tôi đã xác định được lớp từ ngữ đặc Nam Bộ và cách thể hiện
chúng trong LK và HĐK. Đồng thời chúng tôi cũng phát hiện 122
cấu trúc câu khen phổ biến trong tiếng Anh và 55 cấu trúc trong tiếng
Nam Bộ. Thói quen sử dụng các kiểu cấu trúc này chịu tác động bởi
các yếu tố như địa vị, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, hôn nhân,
nghề nghiệp, … của người tạo lời. Các hành động biểu hiện thái độ
khác như khoe, nịnh, mỉa, trách, chê, chửi đều có liên quan mật thiết
với khen. Tùy theo thái độ, hành vi, cách thức, mục đích thể hiện,
chúng có sự khác nhau về mức độ lịch sự. Do đó, càng biết nhiều
chiến thuật cho LK, người nói càng tránh được nhiều hiểu lầm đáng
tiếc.

2. Đáp lại LK thường không có được sự chủ động như trao LK.
HĐK thường với mục đích biểu lộ thái độ, phản ứng về mức độ cảm
nhận LK; để thay cho lời chào hỏi, xin lỗi, đề nghị; hoặc để củng cố
duy trì sự đoàn kết. Người ta còn HĐK vì muốn tỏ sự quan tâm,
ngưỡng mộ, thán phục; để duy trì hay kết thúc cuộc thoại. HĐK cũng
là cách thể hiện sự lễ phép, lịch sự hay khiêm tốn, biết ơn hoặc tự
hào, khẳng định thành quả và mở đường nhờ cậy. HĐK cũng là cách
phổ biến biểu lộ sự bất bình, ra lệnh hay phê phán, mắng chửi. Một
số hình thức tiếp nhận LK trong tiếng Anh ở Mỹ và tiếng Nam Bộ là
chấp nhận, đồng tình, không đồng tình, phản đối vào nội dung khen
hay hành động khen và thành phần mở rộng. Chúng tôi tìm ra 69 kiểu
HĐK trong tiếng Anh ở Mỹ và 68 kiểu HĐK trong tiếng Nam Bộ.

3. Trong văn hóa VN, lễ luôn được đề cao và nó chi phối toàn
bộ hành vi ứng xử của người VN. Khen và HĐK không là ngoại lệ.
Trong giao tiếp hàng ngày, nếu không khéo chọn lựa LK thích hợp,
người nói rất dễ bị đánh giá là vô lễ. Những quy định, phép tắc của lễ
ban cho người “bề trên” nhiều quyền và lợi thế giao tiếp mà “kẻ

dưới” luôn bị tước mất. Cụ thể là người nói có tuổi tác, vai vế, địa vị
thấp hơn, nhỏ hơn người nghe thì không bao giờ được phép sử dụng
các hình thức giao tiếp bằng ngôn từ sau trong LK:
-Từ xưng: Các kiểu xưng bằng tên, bằng thứ, bằng khuyết vắng
từ xưng, bằng từ thân tộc của vai trên, bằng đại từ nhân xưng (tao, ta,
đây, v.v.).
3
5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án này, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp của ngôn ngữ học xã hội, tức là phương pháp nghiên cứu về sự
phân tầng trong sử dụng ngôn ngữ. Sự phân tầng này được biểu hiện
ở các tầng lớp xã hội khác nhau như nhóm tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, địa vị, trình độ học vấn, mức thu nhập, v.v. Trong phạm vi
luận án, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các đối tượng khảo sát ở
các góc độ: (1) giới tính, (2) tuổi tác, (3) hôn nhân, (4) nghề nghiệp,
(5) nơi cư trú, và (6) trình độ học vấn.
Các thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội như điều tra bằng phiếu,
phỏng vấn trực tiếp, miêu tả, thống kê và lập bảng biểu, so sánh và
đối chiếu, phân tích định tính cũng được áp dụng trong quá trình
nghiên cứu, cụ thể là:
Đầu tiên, chúng tôi phát ra 500 phiếu khảo sát bằng tiếng Anh
cho người Mỹ có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên ở tại
VN hay ở Mỹ, thu lại (bằng nhiều cách: trực tiếp, bưu điện, email)
198 phiếu đạt yêu cầu. Chúng tôi tiến hành phân số phiếu này theo
nhóm tuổi và giới tính. Kết quả là có 96 phiếu thuộc nhóm 18-24 tuổi
(35 nam, 61 nữ), 41 phiếu thuộc nhóm 25- 40 tuổi (19 nam, 22 nữ),
36 phiếu thuộc nhóm 41- 60 tuổi (20 nam, 16 nữ) và 25 phiếu thuộc
nhóm 61 tuổi trở lên (11 nam, 14 nữ). Sau đó, chúng tôi tiến hành
phỏng vấn người Mỹ có trình độ học vấn dưới phổ thông trung học

cũng ở tại VN hay ở Mỹ để điền phiếu với lượng người cho từng
nhóm tuổi và giới phải nhiều hơn những con số trên.
Còn đối tượng là người Nam Bộ, chúng tôi tiến hành phát phiếu
khảo sát bằng tiếng Việt cho người có trình độ học vấn từ phổ thông
trung học trở lên và phỏng vấn những người có trình độ học vấn dưới
phổ thông trung học để điền phiếu với lượng người thuộc nhóm tuổi
và giới cũng phải nhiều hơn số lượng mà chúng tôi đã thu thập được
từ nhóm người Mỹ điền phiếu.
Khi đã có phiếu khảo sát của nhóm người Việt Nam Bộ, thông
tin phỏng vấn đã chuyển sang phiếu của hai nhóm người Mỹ và
người Việt, chúng tôi chọn ngẫu nhiên các phiếu đạt yêu cầu theo
phương thức xổ số, gồm: 198 phiếu cho nhóm người Mỹ trả lời
phỏng vấn, 198 phiếu cho nhóm người Việt Nam Bộ điền phiếu và
198 phiếu cho nhóm người Việt Nam Bộ trả lời phỏng vấn. Tất cả
4
792 phiếu này được phân loại, mã hóa, nhập dữ liệu, xử lý và kiểm
định bằng phần mềm SPSS trên máy tính.
Kết quả thu được từ ba nguồn được phân tích để tìm ra nét
nghĩa ổn định nhất, phân loại và miêu tả các phương thức và phương
tiện biểu hiện lời khen và hồi đáp khen trong hội thoại của tiếng Nam
Bộ và tiếng Anh ở Mỹ. Sử dụng các kết quả đã phân tích và miêu tả,
chúng tôi chọn tiếng Anh ở Mỹ là ngôn ngữ chính và đối chiếu, so
sánh để tìm ra những tương đồng và khác biệt của lời khen và đáp
giữa hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa Việt và Mỹ trên bình diện cấu
trúc ngữ nghĩa và các nghĩa chuyển dịch.
6. Cái mới của luận án

- Xác định được lớp từ ngữ đặc Nam Bộ và cách dùng chúng
trong LK và lời HĐK.
- Đưa ra những mẫu câu chi tiết trong LK cùng các kiểu HĐK

phổ biến của người Nam Bộ và người Mỹ. Đồng thời chứng minh
rằng, thói quen sử dụng các cấu trúc câu này có liên quan chặt chẽ
với địa vị, tuổi tác, giới tính, hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, nơi cư trú của người tạo lời.
- Bổ sung về nội dung, mục đích và hình thức lời nói của khen
hoặc đáp lại lời khen trong tiếng Việt và tiếng Anh mà những người
nghiên cứu đi trước chưa phát hiện.
- Khẳng định về mặt định tính và định lượng rằng, nội dung
cùng hình thức LK và HĐK có liên quan trực tiếp đến các đặc điểm
riêng của chủ thể khen và đối tượng được khen. Từ đó, tính văn hóa
địa phương, tính văn hóa xã hội và văn hóa cá nhân được xác định rõ.
- Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa khen và các hành động
khác có liên quan.
- Phân tích và chứng minh mối quan hệ tương hỗ giữa hành
động lời nói của ngôn ngữ và tư duy nhận thức trong văn hóa ứng xử
theo truyền thống và hiện đại của XH VN và Mỹ.
- Cung cấp nhiều ví dụ sinh động về ngôn ngữ học xã hội trong
dạy và học tiếng Việt hay tiếng Anh.
- Gợi ý nhiều chiến thuật trong khen và tiếp nhận lời khen để
việc giao tiếp giữa người Việt và người Việt, người Việt và người
Mỹ, người Mỹ và người Việt, người Mỹ và người Mỹ trở nên thuận
lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
21
KẾT LUẬN
Văn hóa ứng xử của người Việt Nam Bộ và người Mỹ thể hiện
qua lời khen và hồi đáp khen có nhiều nét độc đáo, nổi bật sau:

1. Khen là lời nói đánh giá tốt về ai đó, cái gì đó và được thể
hiện bằng thái độ tích cực. Thông thường, trước khi LK được phát
ngôn, người cho LK đã ngầm tiến hành so sánh nội dung khen với

những tiêu chí cụ thể nào đó của bản thân. Những tiêu chí này có thể
được hình thành trên cơ sở những giá trị về văn hóa, về XH, về đạo
đức của từng cá nhân, của từng gia đình, dòng họ và của từng XH,
quốc gia. Tiêu chí cá nhân còn được thiết lập dựa trên giá trị tuổi tác,
giới tính, nghề nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, v.v.
Chính những yếu tố này tạo nên quyền lực tuổi tác, quyền lực giới
tính, quyền lực nghề nghiệp, quyền lực học vấn, quyền lực hôn nhân
và quyền lực nơi cư trú trong khen và HĐK của người Nam Bộ và
người Mỹ. Chúng tôi nhận thấy khen còn được dùng để: (1) thể hiện
sự khiêm tốn, nhường nhịn; (2) bày tỏ sự ăn năn, hối hận; (3) để
khuyên, dạy; (4) để từ chối lời đề nghị; (5) để đối phó với những tình
huống không hay, nhằm cải thiện tình hình; (6) khơi dậy những điều
tốt đang tiềm ẩn; (7) giúp người nghe trân trọng giá trị bản thân và
những gì mình đang có, (8) để hồi đáp cho: chê, tự chê, khoe, khen,
tự khen, gọi, hỏi, đề nghị, gợi ý, cam kết, từ chối, trách móc, mắng
yêu, mỉa, chửi. Trong điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy người ta
thường khen nhau vì: (1) thán phục; (2) cổ vũ động viên; (3) quan
tâm, thân thiện; (4) thuận lợi trong giao tiếp. Với mục đích (4), người
nói đã có đích giao tiếp rõ ràng nên thường tự tin cho LK mà không
sợ bị hiểu lầm. Tuy nhiên với các mục đích khác, người nói thường
ngần ngại cho LK vì dễ bị hiểu sai mục đích rằng, (1) hoặc là thật sự
ngưỡng mộ, kính trọng người nghe hoặc là ghanh ghét, mỉa mai; (2)
hoặc là khuyến khích, ủng hộ tinh thần người nghe hoặc là tự đánh
giá bản thân ngang hàng hoặc cao hơn người nghe nên có quyền đánh
giá, nhận xét; (3) hoặc tỏ sự thân mật, làm người nghe vui hoặc muốn
nhờ vả, lợi dụng, xin xỏ. Người ta có thể khen về ngoại hình, của cải
hay khả năng, kỹ năng hoặc cá tính của ai đó. Địa vị XH, cuộc sống
vật chất và tinh thần, cùng các thành viên trong gia đình, thức ăn, đồ
uống cũng là những chủ đề được nhiều người chuộng dùng để khen.
20

họ với người có địa vị và học vấn cao hơn. Ở Mỹ, nhờ các phương
tiện truyền thông hiện đại và cơ chế thoáng trong đào tạo, nhiều
người có cơ hội học tập ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì thế, quyền lực học
vấn có vẻ như không có hiệu lực mạnh bằng ở VN mặc dù người Mỹ
có nhiều quan điểm tương đồng về học vấn với người Nam Bộ.
4.3. Ứng dụng

4.3.1. Một vài lỗi lầm cần lưu ý: Xưng gọi sai, dùng các cụm từ
diễn đạt sai tình huống, dùng sai cấu trúc (như thiếu động từ, đặt từ
sai vị trí, đặt các động từ liền kề nhau, dùng sai câu bị động, sai các
cặp từ nối, sai giới từ, sai số, sai thì, …), dùng những nội dung khen
dễ gây hiểu lầm (như ngoại hình và sức khỏe của trẻ nhỏ, sức khỏe
và tuổi thọ của người già, ngoại hình và phục trang người khác phái).
4.3.2. Nghệ thuật khen và tiếp nhận khen
4.3.2.1. Nghệ thuật khen: Đúng lúc, đúng nơi, nội dung phù
hợp, cách thể hiện chân thành.
4.3.2.2. Nghệ thuật tiếp nhận lời khen: Kềm chế bản thân, luôn
tỏ ra lễ phép, lịch sự, tự trách mình, khéo léo chuyển đề tài, tranh thủ
sự cảm thông.
















5
7. Bố cục của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Hệ thống hóa những đặc điểm về
ngôn ngữ, văn hóa, XH của cả hai quốc gia Việt và Mỹ nhằm xây
dựng nền tảng cho việc phân tích, lý giải các hiện tượng ngôn ngữ,
hành vi văn hóa và mối liên hệ giữa chúng thể hiện qua lời khen. Một
số ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành
trước đây và vài nhận xét, quan điểm riêng của luận án về lời khen và
lời đáp cũng được trình bày nhằm định hướng cho việc khảo sát phát
hiện thêm những yếu tố mang tính ngôn ngữ -văn hóa ứng xử trong
tiếng Nam Bộ và tiếng Anh ở Mỹ.
Chương 2: Văn hóa Nam Bộ qua lời khen và hồi đáp khen.
Trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu thực tế
LK và lời đáp của người Nam Bộ, xét trên bình diện ngôn ngữ và văn
hóa trong XH VN.
Chương 3: Văn hóa Mỹ qua lời khen và hồi đáp khen. Đề cập
đến những kết quả thu được trong việc nghiên cứu khảo sát thực tế
LK và lời đáp trong XH, văn hóa, ngôn ngữ và tư duy của người Mỹ.
Chương 4: Tương đồng và dị biệt trong văn hóa ứng xử Việt-
Mỹ qua lời khen và hồi đáp khen. Đưa ra cái nhìn toàn diện những cái
mới phát hiện, đáp ứng cho mục đích và nhiệm vụ của luận án. Từ
đó, ứng dụng tìm hiểu các lỗi, nhầm lẫn đúng trong ngôn ngữ nhưng
không phù hợp về văn hóa hoặc sai trong ngôn ngữ nhưng phù hợp

về văn hóa mà người Việt nói tiếng Anh và người nói tiếng Anh bản
ngữ học tiếng Việt thường hay mắc phải khi giao tiếp trong môi
trường đa văn hóa. Cuối chương là những chiến lược khen và đáp
trong giao thoa VH giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, làm rõ hơn
mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành liên quan.






6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ

1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa, theo chúng tôi, là những nét chung của một cộng đồng,
dân tộc hay một quốc gia tồn tại tự nhiên ngay trên bản thân của mỗi
người một cách có ý thức hoặc không ý thức; thể hiện qua hành vi,
cách ứng xử và các sản phẩm của mỗi con người tạo ra trong môi
trường xung quanh. Do đó, văn hóa có tính kế thừa, chắt lọc, phát
huy và lưu truyền.

1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ
Chúng tôi quan niệm rằng, ngôn ngữ là hệ thống các tín hiệu
độc đáo được con người tạo ra và sử dụng theo những quy tắc thống
nhất trong cộng đồng nhằm trao đổi thông tin và truyền đạt ý tưởng.
Ngôn ngữ chỉ tồn tại trong cộng đồng, mỗi cá nhân tiếp thu ngôn ngữ
của cộng đồng có ý thức và sử dụng nó với nhiều mục đích riêng tư

khác nhau. Vì vậy, ngôn ngữ vừa có tính chất XH vừa có tính cách cá
nhân, có tính kế thừa, chắt lọc, phát huy và lưu truyền.

1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ
Ngôn ngữ, văn hóa và XH luôn đan xen lẫn nhau. Do đó, để có
thể hiểu được một ngôn ngữ thì nhất thiết phải có kiến thức cơ bản về
văn hóa và XH của cộng đồng nói ngôn ngữ đó. Nói cách khác, để
hiểu được hành vi, văn hóa ứng xử của ai đó thì thật cần thiết phải
hiểu được tường tận XH mà người đó được sinh ra và ngôn ngữ mà
người đó sử dụng.

1.2. Ứng xử trong ngôn ngữ -văn hóa
1.2.1. Khái niệm về ứng xử và văn hóa ứng xử
Theo chúng tôi, ứng xử là cách phản ứng của con người trong
thế giới mà người đó tồn tại. Cách phản ứng này thường nhận
được phản hồi từ môi trường xung quanh dưới hình thức hoặc
chấp nhận hoặc phản đối. Để được chấp nhận, con người phải tự
19
bậc ông bà, giữa bậc ông bà, cha chú với bậc con cháu; trong khi
người Mỹ không quan tâm nhiều đến các thứ bậc, vai vế này.
- Hôn nhân, theo người Nam Bộ, đem lại nhiều trách nhiệm với
gia đình và XH, nên người đã kết hôn thường được kính trọng và có
ưu thế quyền lực hơn người còn độc thân. XH Mỹ không coi trọng
chữ hiếu như ở VN, nên người Mỹ không có quan niệm lập gia đình
để trả hiếu ông bà, cha mẹ. Khái niệm quyền lực gia đình chỉ có thể
diễn ra trong gia đình, không thể áp dụng cho XH Mỹ. Vì thế, có sự
khác biệt rõ ràng giữa người đã kết hôn và người còn độc thân ở Nam
Bộ trong cách khen và HĐK; trong khi không có sự khác biệt lớn
giữa người Mỹ đã kết hôn và độc thân.
- Người Nam Bộ thường có cảm giác an toàn khi khen người

cùng nghề, hoặc cùng tuổi, cùng địa vị, v.v. Do đó, người có ưu thế
về nghề nghiệp, tuổi tác hay địa vị ít được khen trực tiếp. Ngược lại,
người Mỹ không cả nể địa vị, tuổi tác hay uy tín dòng họ khi trao
LK, mà họ lại để ý mức độ thân sơ. Người càng thân, càng khen lẫn
nhau và càng sử dụng nhiều dạng câu thân mật. Khi đã thân, người
Mỹ có thể xem mọi người là bạn bất chấp nghề nghiệp, tuổi tác, v.v.
và cách sử dụng cấu trúc, ngôn từ trong LK và lời đáp không quan
trọng bằng mục đích và nội dung thể hiện.
- Nơi cư trú có ảnh hưởng trực tiếp đến cách ứng xử của người
cư ngụ. Ở VN, do điều kiện sống ở thành thị và nông thôn còn nhiều
khác biệt lớn, nên ý thức và tư duy của người thành thị và nông thôn
trong cách khen và HĐK rất khác nhau. Ở Mỹ, khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn đã được thu hẹp lại, nên ranh giới xác định
một người thành thị hay nông thôn gần như đã bị xóa nhòa. Kết quả
là lối tư duy, cách ứng xử trong LK và HĐK giữa người thành thị và
nông thôn ở Mỹ không có nhiều khác biệt.
- Học vấn cao thường đem lại lợi thế quyền lực không những
trong gia đình mà còn ngoài XH. Ở Nam Bộ, người có học thức rộng
thường phải ép mình tuân theo những khuôn phép gia đình và quy tắc
XH vì họ được xem là tấm gương cho mọi người. Do đó, người học
cao có những nét đặc trưng riêng biệt, nổi bật hơn các nhóm khác
trong cách khen và HĐK. Ngược lại, người ít học ít bị gò bó trong
khuôn phép, lễ nghi nên thoải mái, phóng khoáng trong cách trao và
nhận LK. Tuy nhiên, họ luôn nhận thức được ranh giới giai cấp giữa
18
- Học vấn luôn liên quan mật thiết đến công danh, sự nghiệp.
Người có học vấn cao thường có nghề nghiệp tốt và được XH tôn
trọng hơn. Do đó, cách ứng xử của họ trong trao và đáp LK có sự
khác biệt với người có học vấn thấp.
4.2. Nét khác biệt trong văn hóa ứng xử Việt- Mỹ qua lời

khen và lời đáp

4.2.1. Trên phương diện ngôn ngữ

- Trong LK và HĐK, tiếng Anh ở Mỹ không có từ tình thái, từ
lặp lại vần, từ xưng hô theo vai vế trong gia đình và vị từ rút gọn như
tiếng Nam Bộ, nhưng lại có nhiều hình thức nhấn mạnh.
- Khi tiếp nhận LK, đôi khi người Nam Bộ chỉ cười hoặc im
lặng. Kiểu hồi đáp phi ngôn từ này chỉ có ở người Nam Bộ và gây ra
nhiều bối rối cho người Mỹ vì họ hoàn toàn không có hình thức đáp
này. Đối với người Mỹ, nụ cười là biểu hiện của sự thân thiện, vui vẻ
và hài lòng, nhưng đối với người Nam Bộ, nụ cười mang nhiều ý
nghĩa hơn. Nó có thể là sự thán phục, ngưỡng mộ, tán đồng, ủng hộ,
biết ơn hoặc nó cũng có thể là sự khỏa lấp để xử lý tình huống khó
xử hay che đậy cảm xúc (mắc cỡ, buồn, đau, tức, giận, v.v.). Do đó,
kiểu đáp cười không nói, đối với người Nam Bộ, có thể được hiểu là
chấp nhận, đồng tình, không đồng tình hay phản đối.
4.2.1. Trên phương diện tư duy

- Cách trao và nhận LK giữa nam và nữ khác nhau trong cùng
một cộng đồng và cũng khác nhau giữa hai nền văn hóa Mỹ, Nam
Bộ. Nam giới Mỹ thường cho nữ LK nhiều hơn nam Nam Bộ dù họ
khá cẩn thận khi cho người cùng phái LK. Nữ giới Mỹ cũng thường
cho và nhận LK từ người thân là nam nhiều hơn nữ Nam Bộ. Người
Nam Bộ không khen sếp, người lạ, anh chị em ruột và người yêu /vợ
/chồng nhiều hơn rất nhiều so với người Mỹ. Trong HĐK, tỷ lệ chấp
nhận, đồng tình với nội dung khen trong mọi trường hợp của nam và
nữ Mỹ luôn cao hơn của người Nam Bộ, và nam cũng thường chấp
nhận, đồng tình nhiều hơn nữ.
- Ở VN, quyền lực tuổi tác có vai trò và ý nghĩa nhiều hơn ở

Mỹ. Người Nam Bộ phân biệt rõ ràng, cụ thể về cách khen và HĐK
giữa người ngang hàng tuổi tác với bậc anh/ chị, giữa bậc cha chú với
7
điều chỉnh, kềm chế những phản ứng bất lợi và cố tạo ra những
phản ứng có lợi. Từ đó hình thành nên lối ứng xử trong cộng đồng
hay văn hóa ứng xử.

1.2.2. Ứng xử trong ngôn ngữ và văn hóa
1.2.2.1. Hội thoại và lời nói
Giao tiếp hai chiều là hoạt động cơ bản nhất, phổ biến nhất của
con người, gồm một người nói, người nghe và hồi đáp. Trong hội
thoại, người nói không hoàn toàn tự do muốn nói gì, theo cách nào
tùy thích vì người nghe luôn dõi theo điều người nói diễn đạt và sẽ
phản ứng nếu như lượt lời của người nói không phù hợp. Do đó,
người nói phải đoán trước tâm lý, tình cảm, sở thích, v.v. của người
nghe và dự kiến cách đáp lại của người nghe nữa. Theo lẽ thường, dù
không buộc người nghe phải hồi đáp, nhưng không nhận được tín
hiệu phản hồi nào từ người nghe cho lời nói của mình, người nói sẽ
cảm thấy hụt hẫng, bị coi thường. Còn chính người nghe nếu không
có phản ứng hồi đáp nào, cũng sẽ tự cảm thấy thiếu lịch sự. Do đó,
tính lịch sự, lễ phép và tính phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong
giao tiếp bằng ngôn ngữ.

1.2.2.2. Lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
Các lý thuyết lịch sự của những nhà nghiên cứu phương Tây
như của Lakoff, Leech, Brown và Levinson có tính chất phổ quát.
Chúng khác nhau về nội dung và phương pháp nhưng giống nhau là
đưa ra các nguyên tắc, các chiến lược cá nhân để tạo lập sự hòa hợp
giữa các đối tác giao tiếp. Chúng có tính cụ thể trong thời điểm diễn
ra cuộc thoại, nên có thể tạm gọi loại lịch sự này là lịch sự chiến

lược. Còn lịch sự có tính truyền thống và tương đối phổ quát dùng
cho mọi cuộc thoại trong ứng xử XH như lý thuyết của Matsumoto
hay Gu thì được gọi là lịch sự chuẩn mực. Chúng có tính khuôn mẫu,
quy ước và áp đặt, coi trọng quan hệ vị thế, quan hệ thân sơ. Khác
với lịch sự chuẩn mực, lịch sự chiến lược là tự do, ít quy ước và chú
ý nhiều đến mục đích, quan hệ tức thời trong cuộc thoại.
Trong giao tiếp, lịch sự và tâm lý, lịch sự và tính tình, lịch sự
và năng lực, lịch sự và quyền lực (liên quan đến tuổi tác, địa vị, học
vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, hôn nhân, giới tính, v.v.), lịch sự và
cách diễn đạt luôn có liên quan mật thiết với nhau. Tùy theo văn hóa
8
ứng xử của mỗi quốc gia, của mỗi vùng miền và của từng cá nhân,
lịch sự được biểu hiện ở mức độ khác nhau.

1.2.2.3. Tính phù hợp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
Cả hai nền văn hóa truyền thống Việt, Mỹ đều đánh giá cao sự
tinh tế, khéo léo trong hình thức giao tiếp bằng lời: “Lời nói không
mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Good words are
worth much and cost litle” (Lời nói hay có giá trị nhiều và không
phải tốn kém), “Politeness costs litle, but yields much” (Lịch sự tốn
kém ít, nhưng hiệu quả cao), hoặc “To speak kindly does not hurt the
tongue” (Nói tử tế không hề làm đau lưỡi). Trong cuộc sống, giao
tiếp là nhu cầu không thể thiếu và thỉnh thoảng đây đó ta vẫn nghe
những lời nhận xét ai đó ăn nói “có duyên” hoặc “vô duyên” vì
không phải ai cũng may mắn biết được các chiến lược giao tiếp, các
yếu tố chi phối ngôn ngữ, hành vi. Vậy thì “cái duyên” giao tiếp đó
có được từ đâu? Phải chăng là đúng như người xưa đã đúc kết: “chọn
lời mà nói” mà nếu diễn theo nghĩa ngôn ngữ học thì để đạt được
mục đích giao tiếp, người nói cần phải thật cân nhắc trong hành vi
giao tiếp sao cho vừa lịch sự, vừa lễ phép, thật phù hợp với môi

trường, đối tượng, ngữ cảnh. Vậy, tính phù hợp đã bao trùm lên tất cả
các chiến lược, quy tắc giao tiếp, thái độ chuẩn mực trong ứng xử
ngôn từ của người Việt và Mỹ.
1.3. Một số đặc điểm về văn hóa Nam Bộ

Nam Bộ được tính từ phía Nam sông Đồng Nai tới Cà Mau.
Đông Nam Bộ có diện tích khoảng hơn 26.000 km
2
với địa hình đồi
núi thấp và thềm phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Tây Nam
Bộ có diện tích khoảng 4.000 km
2
, chủ yếu là đồng bằng sông Cửu
Long và vài dải núi thấp ở miền Tây An Giang, Kiên Giang. Dân số
vào năm 2006 có khoảng 31,2 triệu người. Nam Bộ là vùng đất ở
cuối cùng đất nước về phía Nam nên còn có tên là đất phương Nam,
nằm trọn vẹn trong lưu vực và hạ lưu của hai sông Đồng Nai và Cửu
Long. Nó cũng nằm gần biển Đông, nên có thể xem đây là vùng đất
cửa sông giáp biển với nhiệt độ và độ ẩm cao, có gió mùa.
Người Việt từ miền Bắc và miền Trung đến khai phá vùng đất
này vào khoảng thế kỷ XVI. Cùng với các tộc người khác như Chăm,
Hoa, Khmer, người Việt sống hòa hợp, thân ái và có vai trò quyết
17
CHƯƠNG 4: TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG
VĂN HÓA ỨNG XỬ VIỆT - MỸ QUA LỜI KHEN
VÀ HỒI ĐÁP KHEN

4.1. Nét tương đồng trong văn hóa ứng xử Việt- Mỹ qua lời
khen và lời đáp


4.1.1. Trên phương diện ngôn ngữ

- Người Nam Bộ và người Mỹ đều thích sự đơn giản, thoải mái
trong cách phát âm và sử dụng từ ngữ.
- Tính thẳng thắn, bộc trực, không chú trọng nhiều về hình thức
tạo ra sự khác biệt đặc trưng trong ngôn ngữ của tiếng Nam Bộ so
với tiếng Việt trên toàn quốc, cũng như tiếng Anh ở Mỹ so với tiếng
Anh truyền thống.
- Cả hai ngôn ngữ đều sử dụng hệ thống từ ngữ mô tả và từ ngữ
chỉ mức độ làm hai thành phần chủ yếu trong LK. Hai hệ thống này
rất đa dạng và phong phú, kết hợp với các thán từ và nhiều quán ngữ
biểu hiện nhiều cung bậc tình cảm, thái độ, niềm tin và tín ngưỡng
của người trao LK.
- Các hình thức diễn đạt, cấu trúc câu khen và hình thức HĐK
rất phong phú, đầy màu sắc trong cả hai ngôn ngữ.
4.1.2. Trên phương diện tư duy

- Nam và nữ thường có cách trao và nhận LK khác nhau.
- Mỗi nhóm tuổi đều có những đặc trưng riêng thể hiện tâm lý,
sức khỏe, sở thích, niềm tin, v.v. khác nhau.
- Quan hệ hôn nhân thường đa dạng và phức tạp; vì thế, người
đã kết hôn có cách ứng xử trong LK và lời đáp không giống với
người còn độc thân.
- Nghề nghiệp thường gắn liền với địa vị XH. Những người có
cùng địa vị XH, cùng nghề nghiệp với nhau thường có cách khen
khác với người có địa vị XH hay nghề nghiệp khác nhau.
- Nơi cư trú có nhiều tác động đến cách thức trao và tiếp nhận
LK. Giữa người thành thị- thành thị hoặc giữa người nông thôn- nông
thôn với nhau, cách thức trao và nhận LK rất khác với giữa người
thành thị- nông thôn hay nông thôn- thành thị.

16
khen người có địa vị XH cao hơn. Người có địa vị XH cao hơn có thể
khen người dưới cấp với nhiều nội dung, người có địa vị XH thấp
hơn chỉ khen người có địa vị XH cao hơn: vật sở hữu, người thân,
sức khỏe, kỹ năng, công việc.
- Người đã kết hôn ít khen người cùng phái hơn người độc thân.
- Người có trình độ học vấn sau đại học ít cho và nhận LK hơn
các nhóm có trình độ học vấn khác, khi được khen, tỷ lệ chấp nhận,
đồng tình luôn cao. Người lao động phổ thông thường cân nhắc có
nên khen người quản lý.
- Người Mỹ có khuynh hướng HĐK phổ biến: chấp nhận, đồng
tình nội dung khen nhiều hơn không đồng tình với nội dung khen
hoặc đáp trung gian, tích cực vào hành động khen hay thành phần mở
rộng.
- Không có sự khác biệt lớn trong cách cho và nhận LK giữa
người Mỹ ở thành thị và người Mỹ ở nông thôn.

3.3. Tiểu kết
Lớp từ ngữ xuất hiện phổ biến và cách dùng chúng cùng các cấu
trúc câu trong LK và các kiểu HĐK của người Mỹ được đưa ra khảo
sát cho thấy rằng ngôn ngữ trong LK và HĐK thể hiện tư duy, nhận
thức, thái độ, niềm tin, …của người nói. Giới tính, tuổi tác, hôn nhân,
nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn có mức độ ảnh hưởng khác
nhau đến thói quen cho LK và tiếp nhận LK của người Mỹ.
Có thể hiểu là các đặc điểm riêng của từng chủ thể khen và đối
tượng được khen có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chọn
nội dung cũng như hình thức cho LK và HĐK ở xã hội Mỹ.













9
định sự phát triển cùa vùng đất mới khai hoang này. Trên vùng sinh
thái Nam Bộ, những cộng đồng người Việt không đóng kín, bảo thủ
mà trải dài theo những dòng sông, dòng kênh, trục lộ giao thông. Từ
cuối thế kỷ XVI đến 1862, tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt- Pháp
diễn ra trong hoàn cảnh Nam Bộ là thuộc địa của Pháp. Đến 1945,
Nam Bộ bị Mỹ xâm lược. Cuộc giao lưu văn hóa cưỡng bức giữa
Việt- Mỹ lại xảy ra. Mãi đến 1975, đất nước thống nhất, một giai
đoạn lịch sử, văn hóa mới được hình thành trên đất nước VN. Sự tiếp
biến văn hóa giữa các tộc người cùng sinh sống trong một địa bàn ở
Nam Bộ thể hiện rõ nét nhất là giọng nói (ngữ âm khác với người
Bắc Bộ). Họ dùng nhiều từ địa phương, nhiều tiếng lóng, từ của các
dân tộc Hoa, Khmer. Nam Bộ là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín
ngưỡng cùng đan xen tồn tại. Trong ứng xử với thiên nhiên, người
Nam Bộ cũng có những nét khác biệt so với các vùng văn hóa khác
thể hiện qua việc ăn mặc. Người dân Nam Bộ, vì thế, có những tính
cách nổi bật sau: rất yêu nước, phóng khoáng, hiếu khách và ăn nói
thẳng thắng, bộc trực.
1.4. Một số đặc điểm về VH Mỹ

Nước Mỹ lớn khoảng 9.500.000 km

2
, với hơn 290 triệu người,
mật độ từ 1,82 đến 2.564 người/km2. Chiều ngang đông tây từ Đại
Dương sang Thái Bình Dương là 4.800 km, chiều dọc bắc nam từ
biên giới Canada đến vịnh Mêhicô là 2000 km, vì thế, Mỹ rất đa dạng
về mặt địa hình lẫn khí hậu: rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, núi cao.
Nhiệt độ có nơi lên 49
o
C nhưng có nơi xuống - 60
o
C. Năm 2004,
dân số Mỹ có 293.000.000 người và là quốc gia đông thứ ba trên thế
giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Dân số nước Mỹ tăng liên tục do các
nguồn dân di cư từ Trung âu và Đông Nam âu. 12% dân số Mỹ là
người da đen, khoảng hai triệu người Mỹ khá giả có gốc là châu Á
như Nhật, Trung Quốc, Philipine và khoảng 1,5 triệu người Mỹ da
đỏ. Do đó, người ta dùng khái niệm “nồi hầm nhừ” (Melting pot) để
miêu tả nước Mỹ và người dân Mỹ, bởi đó “là một nơi, một tình hình
mà trong đó có những con người, và những nền văn hóa và tư
tưởng các loại, hòa lẫn vào nhau”. Nền văn hóa Mỹ là sự giao thoa
văn hóa giữa các sắc tộc với nhau trên một vùng đất mới, giàu tài
nguyên nhưng cũng đầy cam go, thách thức. Mỹ có đến 219 tôn giáo
lớn nhỏ nhưng trụ cột của sinh hoạt tôn giáo ở Mỹ là Kitô giáo. Do
10
nhu cầu giao tiếp và giao lưu văn hóa giữa những tộc người với nhau,
tiếng Anh ở Mỹ đã hình thành và có cách phát âm, chữ viết, dấu câu,
ngữ pháp, từ vựng và thành ngữ, v.v. khác trên vài phương diện so
với tiếng Anh ở Anh và ở những nơi khác. Người Mỹ có một số tính
cách nổi bật sau: thân thiện, thoải mái, tự lập, thách thức quyền lực,
làm chủ thiên nhiên.

1.5. Khái niệm về lời khen và hồi đáp khen

Khen là một lời nói đánh giá tốt về ai đó, cái gì đó và được thể
hiện bằng thái độ tích cực. Khen để tỏ sự ngưỡng mộ, tán đồng,
khích lệ; để duy trì, cũng cố thêm mối quan hệ hay được dùng thay
lời chào hỏi, xin lỗi, chúc mừng; để thể hiện sự biết ơn, ăn năng,
khuyên dạy; và khen còn để khoe khoang, trách móc, châm biếm,
mỉa mai. Nội dung khen phổ biến: ngoại hình, của cải hay khả năng,
kỹ năng hoặc cá tính, địa vị XH, cuộc sống vật chất và tinh thần, các
thành viên gia đình, thức ăn, đồ uống, sản vật địa phương, khí hậu,
thời tiết.
Hành động phản hồi cho LK được gọi là hồi đáp khen. HĐK
biểu lộ thái độ, phản ứng về mức độ cảm nhận LK; để thay cho lời
chào hỏi, xin lỗi, đề nghị; hoặc để củng cố duy trì sự đoàn kết; để tỏ
sự quan tâm, ngưỡng mộ, thán phục; để duy trì hay kết thúc cuộc
thoại; là cách thể hiện sự lễ phép, lịch sự hay khiêm tốn, biết ơn hoặc
tự hào, khẳng định thành quả và mở đường nhờ cậy. HĐK cũng là
cách biểu lộ sự bất bình, ra lệnh hay phê phán, mắng chửi. Ví dụ:

- A: Chị thêu khéo quá, giống thiệt y đúc.
- B: Cạnh tranh với X.Q. được không?
1.6. Khen và hồi đáp khen trong văn hóa ứng xử

Khen là tỏ ra đồng tình, khuyến khích một hành vi, cử chỉ, sự
việc, hay vật gì đó mà theo tiêu chuẩn của cộng đồng hay cá nhân;
người nói cho là đạt hoặc đánh giá cao đối tượng. Do đó, khen là một
hành động lịch sự, thỏa mãn nhiều phương châm: tế nhị, rộng lượng,
tán đồng và cảm thông. Khen là hành động tôn vinh thể diện, gia tăng
một trong hai thể diện của người nói và người nghe. Tuy nhiên, khen
cũng là hành động đe dọa thể diện vì có thể làm cho người khen mất

quyền tự do hành động, đồng nghĩa với việc người nói đang tiến hành
15

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA MỸ QUA LỜI KHEN
VÀ HỒI ĐÁP KHEN
3.1. Văn hóa Mỹ qua lời khen và hồi đáp khen xét ở góc độ
sử dụng từ ngữ và cấu trúc

Người Mỹ có khuynh hướng phát âm và viết từ ngữ đơn giản
hơn so với người Anh. Trong LK, người Mỹ dùng nhiều vị từ mô tả
đa nghĩa mang tính tích cực kết hợp với nhiều từ ngữ chỉ mức độ
mang tính cường điệu cao để làm cho LK trở nên phong phú, giàu
hình ảnh. Họ dùng thán từ để biểu lộ tình cảm, thái độ và niềm tin,
tín ngưỡng khác nhau. Nhiều quán ngữ được tạo ra nhờ các hình thức
kết hợp từ rất hình tượng, cụ thể; cùng với các hình thức nhấn mạnh
tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn. Ví dụ:
A: My God, this is the best food I’ve ever tasted in my life.
(Chúa ơi, đây là món ngon nhất mà tui đã từng ăn trong đời)
B: Sure, his is always far more than common. (Chắc rồi, đồ ăn
của ổng lúc nào cũng khác xa đồ thường)
Chúng tôi đã tìm ra 122 cấu trúc câu được dùng trong LK và 69
kiểu HĐK.
3.2. Văn hóa Mỹ qua lời khen và hồi đáp khen xét ở góc độ
tương tác ngôn ngữ - xã hội (Giới tính, tuổi tác, hôn nhân, nghề
nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn)

- Nam thường khen nữ: ngoại hình, phục trang; nữ khen nam: trí
tuệ, kỹ năng. Trong quan hệ nam - nam, nữ - nữ, nam - nữ và nữ-
nam, nội dung khen và cách HĐK có khác nhau, tùy thuộc thêm vào
yếu tố tuổi tác, địa vị XH, mức độ thân sơ và khung cảnh giao tiếp.

- Người lớn tuổi thường khen nhau: sức khỏe và người thân, họ
thường khen người trẻ với hầu hết các nội dung. Người trẻ khen
người trẻ: trí tuệ, kỹ năng, ngoại hình, phục trang, vật sở hữu, công
việc; người trẻ thường khen người già: sức khỏe, kỹ năng, vật sở hữu,
công việc, người thân.
- Người có địa vị XH cao ít trao và nhận LK. Những người có
cùng địa vị XH thường khen lẫn nhau nhiều hơn. Người có địa vị XH
thấp luôn thích được người có địa vị XH cao hơn khen, không thích
14
- Người có địa vị XH càng cao, càng ít trao và nhận LK. Người
có cùng địa vị XH, càng thân càng khen lẫn nhau. Người có địa vị
XH hội thấp luôn thích được người có địa vị XH cao hơn khen và
thường không cảm thấy thoải mái khi cho người có địa vị XH cao
hơn LK. Người có địa vị XH cao hơn có thể khen người dưới cấp với
nhiều nội dung trong khi người có địa vị XH thấp hơn chỉ khen người
có địa vị XH cao hơn: vật sở hữu, người thân, sức khỏe, công việc,
kỹ năng.
- Với đồng nghiệp cùng lứa, người đã kết hôn chủ động hơn
trong việc chọn đối tượng và nội dung khen; trong khi người độc thân
thường chỉ mạnh dạn khen người cùng phái.
- Người làm quản lý thường có học vấn hoặc chuyên môn, kinh
nghiệm cao và ít cho và nhận LK hơn các nhóm khác; nhưng khi
được khen, tỷ lệ chấp nhận, đồng tình luôn cao hơn. Nhóm lao động
phổ thông ít dám cho quản lý, người có khoảng cách XH khá xa với
họ LK; còn khi được khen, họ có khuynh hướng đáp không đồng tình
với nội dung khen hoặc đáp trung gian, tích cực vào hành động khen
hay thành phần mở rộng.
- Người ở thành thị có vẻ chủ động trong việc chọn nội dung
khen và đối tượng được khen hơn người nông thôn. Họ cũng tự tin
chấp nhận, đồng tình với nội dung khen nhiều hơn; trong khi người

nông thôn lại có khuynh hướng đáp khiêm tốn hơn: không đồng tình,
phản đối nội dung khen hoặc đáp trung gian, tích cực vào hành động
khen hay thành phần mở rộng.

2.3. Tiểu kết
Lớp từ ngữ đặc Nam Bộ cùng các cấu trúc và các kiểu hồi đáp
cho LK của người Nam Bộ được xác định cụ thể, chi tiết. Thói quen
sử dụng các cấu trúc này của họ có liên quan chặt chẽ đến địa vị, tuổi
tác, giới tính, hôn nhân, nghề nghiệp, học vấn, nơi cư trú của người
tạo lời.
Sự phân tầng trong sử dụng ngôn ngữ được biểu hiện ở các tầng
lớp xã hội khác nhau thể hiện rất rõ qua LK và lời HĐK của người
Nam Bộ. Nói cách khác, tính văn hóa của địa phương, văn hóa của
lớp người, của xã hội và văn hóa của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn
trong việc thể hiện LK và HĐK ở Nam Bộ Việt Nam.


11
đe dọa thể diện chính mình, vì ít nhiều gì đó, người nói đã thể hiện
mình thấp kém hơn người khác và ham muốn có được điều mà người
nói đang khen người khác. Ví dụ:
- Công nhận mày giỏi thiệt. Làm đâu trúng đó thấy mê.
HĐK thường phải thỏa mãn hai điều kiện là không làm mất
thể diện của người cho LK và cũng không đe dọa thể diện của chính
mình. Với người được khen, phương châm tán đồng buộc người đó
không được từ chối LK. Nhưng nhận LK, người được khen lại vi
phạm phương châm khiêm tốn, đồng nghĩa với việc chấp nhận đe dọa
thể diện cho chính mình vì có thể người được khen sẽ mất thể diện
khi thực chất người đó tự xét bản thân mình, hay người khác biết
được là người đó không xứng đáng với LK. Ngược lại, từ chối LK

cũng có nghĩa là gián tiếp nói người khen mình là thông tin của họ
không chính xác, nghĩa là hoặc là người đưa ra LK đã đánh giá sai về
người được khen vì người được khen không tốt, không giỏi như
người đưa ra LK đã nghĩ; hoặc là người đưa ra LK cố tình nói quá sự
thật nhằm mục đích gì đó có lợi cho bản thân họ. Cách phản ứng nào
cũng đều đe dọa thể diện cho người nghe lẫn người nói. Ví dụ:
A: Thím Hai tử tế, tốt bụng thiệt! Nhiều người giàu hết sức
nhưng đâu làm từ thiện tạo phước như thím vầy.
B: Hổng phải đâu, tiền này là của má con.
Vì thế, trong giao tiếp cần lưu ý đến mặt lợi và thiệt cho
người nghe và người nói. Thật quan trọng khi biết mình biết ta để cho
LK thích hợp. Không xác định được “ngưỡng” cần thể hiện sẽ dẫn
đến nịnh bợ, khoe khoang, mỉa mai, hay chê trách, chửi rủa, lăng mạ.
1.7. Mối liên hệ giữa khen, khoe, nịnh, mỉa, chê, chửi
Khen, chê là hai trong nhiều hành động biểu hiện thái độ, phổ
biến trong mọi XH, gắn liền với thói quen lịch sự, văn hóa. Khi biểu
hiện không phù hợp, khen có thể bị coi là nịnh, mỉa mai, chê bai,
chửi rủa, thậm chí là sỉ nhục đối với người/ việc được khen. Do đó,
xem xét mối liên hệ giữa khen và các hành động liên quan có thể làm
rõ hơn những ẩn ý trong các hình thức lời nói. Khen là một lời nói
đẹp nhưng nếu khen người quá đáng, vượt xa sự thật sẽ bị cho là
nịnh. Tự khen mình trong chừng mực cho phép nhằm tạo ấn tượng
tốt với người đối diện là khoe, nhưng nếu tự đề cao mình quá đáng,
quá thẳng thắng sẽ bị đánh giá là khoe khoang, khoác lác. Còn khen
người với giọng điệu cao ngạo, giễu cợt sẽ bị cho là mỉa. Chung lõi
12
ngữ nghĩa nhưng khác sắc thái biểu cảm với mỉa là chê. Nhẹ nhàng
hơn chê nhưng ngụ ý nhắc nhở trách nhiệm, yêu cầu thực hiện đúng
những điều đã cam kết là trách. Nặng nề, gay gắt, nghiêm trọng hơn
chê, trách là chửi. Chê và chửi đều thể hiện trực tiếp thái độ bất bình

với đối tượng. Cả nhóm khen, khoe, nịnh, mỉa, trách, chê, chửi đều
đe dọa thể diện người nghe lẫn người nói. Tùy theo thái độ, hành vi,
cách thức, mục đích thể hiện, chúng có sự khác nhau về mức độ lịch
sự. Ví dụ:
- Ăn mặc vầy đố ai biết cô đã ngoài năm mươi.
Các cặp từ khoe khoang, khen đểu, nịnh hiểm, mỉa ngọt, chê
khéo, chửi xéo, trách móc, mắng yêu đều thể hiện gián tiếp thái độ
của người nói đối với người nghe. Các cặp từ này luôn có ý ẩn, và
không có hình thức phát ngôn riêng. Thái độ của người nói thường
không thể hiện rõ và cách thức giao tiếp thường lịch sự theo chuẩn
mực XH nên đòi hỏi người nghe phải tinh tế, nhạy bén mới hiểu hết ý
nghĩa mà người nói muốn thể hiện. Những kiểu nói này đều có mục
đích giữ thể diện cho người nghe lẫn người nói. Mỗi từ ghép thêm
trong các cặp từ này đều đem lại nghĩa ngược với các từ gốc khi chưa
ghép. Sự đa dạng của các từ có chung một nét nghĩa ở mỗi động từ
và cặp từ trên là bằng chứng đủ nói lên sự đa dạng của các kiểu phản
ứng bằng ngôn từ gắn liền với tư duy và văn hóa của mỗi cộng đồng
trước những hành vi tốt hay xấu trong XH. Nếu người nghe không có
sự trợ giúp nào từ các yếu tố cận ngôn hay phi ngôn từ thì thật khó có
thể phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa chúng. Ví dụ:
-Nhìn hổng giống ai hết. Thật cá tính!

1.8. Tiểu kết
Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ còn là
phương tiện và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động
của văn hóa. Để có văn hóa trong ứng xử ngôn từ thể hiện qua LK và
HĐK trong tiếng Việt (Nam Bộ) hay tiếng Anh (Mỹ), người nói nhất
thiết phải am hiểu một số đặc điểm về văn hóa Nam Bộ và văn hóa
Mỹ cũng như phải nắm bắt được những khái niệm cơ bản về LK,
HĐK và văn hóa ứng xử.





13
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NAM BỘ QUA LỜI KHEN
VÀ HỒI ĐÁP KHEN
2.1. Văn hóa Nam Bộ qua lời khen và hồi đáp khen xét ở góc
độ sử dụng từ ngữ và cấu trúc

Vị từ mô tả chất lượng tốt của người Nam Bộ rất bình dân, mộc
mạc, giản dị; kết hợp với các từ ngữ chỉ mức độ mang tính cường
điệu, khuyếch đại cao làm cho LK phong phú, ấn tượng. Hệ thống
tiểu từ tình thái và thán từ được dùng để biểu hiện tình cảm trong LK
và HĐK. Người Nam Bộ thích rút gọn từ để tạo sự giản dị, và dùng
nhiều hình thức lặp lại làm tăng, giảm mức độ; nhấn mạnh cảm xúc,
gợi tả. Sự phóng khoáng, cụ thể và hài hước đã giúp họ tạo ra nhiều
quán ngữ đặc trưng cho tính khí người miền Nam cùng nhiều hình
thức diễn đạt nghĩa sinh động làm cho LK và lời đáp trở nên rất cụ
thể, gần gũi với nếp sống vật chất và tinh thần của người dân Nam
Bộ. Ví dụ:
A: Chu cha, trái chiến bự tổ bà nái vầy thấy ham quá!
B: Trời đất ban ơn. Của đâu mà bỏ phân hà rầm, chỉ tưới đều
thôi đó chú.
Chúng tôi đã phát hiện 55 cấu trúc câu dùng trong LK, 44 kiểu
đáp vào nội dung khen và 28 kiểu đáp vào hành động khen hay thành
phần mở rộng.
2.2. Văn hóa Nam Bộ qua lời khen và hồi đáp khen xét ở góc
độ tương tác ngôn ngữ - xã hội (Giới tính, tuổi tác, hôn nhân, nghề
nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn)

- Nam thường được nữ khen: trí tuệ, kỹ năng; trong khi nam
thường khen nữ: ngoại hình, phục trang. Trong quan hệ nam- nam,
nữ- nữ, nam- nữ, nữ- nam, LK khác nhau về nội dung và phương
thức thể hiện, phần lớn phụ thuộc thêm vào yếu tố tuổi tác, địa vị
XH, mức độ thân sơ và khung cảnh giao tiếp.
- Người lớn tuổi thường khen nhau: sức khỏe, người thân, cách
ứng xử; trong khi người trẻ khen người trẻ: trí tuệ, kỹ năng, ngoại
hình, phục trang, vật sở hữu, công việc. Người lớn tuổi có thể khen
người trẻ với hầu hết các nội dung trong khi người trẻ chỉ có thể khen
người lớn tuổi: sức khỏe, kỹ năng, vật sở hữu, công việc, người thân.

×