Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

File word biến đổi khí hậu.Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 41 trang )

Môi trường và con người
NGUYÊN NHÂN, HIỆN TRẠNG, HẬU QUẢ
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
* Mục lục :
1. Thuật ngữ
2. Nguyên nhân
2.1. Tác động từ con người
+ Sự phát triển kinh tế
+Ô nhiễm không khí
+Khai thác tài nguyên quá mức
+Khí nhà kính
2.2. Thiên Nhiên
+ Kiến tạo mảng
+Thay đổi quỹ đạo
+ Hiện tượng núi lửa
+ Thay đổi ở đại dương
+Các nguyên nhân khác
3. Hiện trạng
3.1. Môi trường
3.2. Sông băng
3.3. Sinh vật
3.4. Thay đổi mực nước biển
4. Hậu quả
4.1. Ấm lên toàn cầu
4.2. Tác động đến sinh vật toàn cầu
* Thành viên
1. Phạm Phú Huy Thành 2001130098 04DHTH3
2. Hà Thủy Tiên 2001130010 04DHTH1
Page 1
Môi trường và con người
3. Nguyễn Võ Kim Ngân 2001130017 04DHTH1


4. Lê Thị Bảo Trân 2001130049 04DHTH1
5. Nguyễn Thị Mỹ Duyên 2001130048 04DHTH1
1. Thuật ngữ
- Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí
hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện
tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân
tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay
hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình
quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một
mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một
vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong
những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi
trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu
hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia
tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt
động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà
kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất
liền khác.
- Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi
các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét
đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà
không kể đến các nguyên nhân. Theo đó, những thay đổi bất
thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El
Niño, không thể hiện sự thay đổi khí hậu.
Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những
trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt
động con người; ví dụ, trong Công ước Khung của Liên hợp
Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework
Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là

Page 2
Môi trường và con người
"là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do
tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành
phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự
nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian
dài". Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm
lên toàn cầu.
2. Nguyên nhân
2.1 Tác động từ con người
* Sự phát triển kinh tế
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện
tượng ấm lên toàn cầu là do sự phát triển kinh tế từ hoạt
động của con người (xây dựng,kinh tế, khoa học, ). Cần phải
kìm hãm tăng trưởng kinh tế hoặc chuyển đổi cách thức vận
hành của nền kinh tế thế giới để làm chậm quá trình Trái đất
nóng lên. Tapia Granados, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên
Cứu Xã Hội thuộc Đại học Michigan, cho biết: "Nếu các hoạt
động kinh doanh được tiếp tục như bình thường thì việc thắt
chặt quy mô kinh tế trong thời kì đại suy thoái là rất cần thiết
để có thể giảm lượng CO2 trong không khí". Gavin Schmidt
(2005, RealClimate) nói rằng: " Hoạt động của con người kể
từ cách mạng công nghiệp đã làm tăng số lượng các khí nhà
kính trong khí quyển, tăng lực bức xạ từ, CO2, metan, ô zôn
tầng đối lưu, CFC và Nitơ ôxít. Nồng độ CO2 và metan đã tăng
khoảng 36% và 148% kể từ giữa thập niên 1700" Các mức
trên được xem là cao hơn các mức trong suốt 650.000 năm
gần đây, là giai đoạn có các dữ liệu đáng tin cậy được phân
tích từ các lõi băng, theo Neftel, A., E. Moor, H. Oeschger, and
B. Stauffer (1985).

Page 3
Môi trường và con người
* Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu,
giảm tầm nhình xa (do bụi). Theo một kết quả nghiên cứu trên
tạp chí Nature Geoscience, việc nồng độ CO2 tăng cao đối với
bầu khí quyển Trái đất sẽ tạo ra những tác động không thể
ngăn chặn đối với khí hậu trong ít nhất 1.000 năm tới. Khí
CO2 đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là
13%, Nitơ 5%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3% Theo G.I.Plass
vấn đề khí CO2 tăng liên tục sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên
của Trái đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của
Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,600C và mỗi thập kỉ sẽ tăng 0,300C.
Page 4
Môi trường và con người
*Khai thác tài nguyên quá mức
Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc
tăng lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các
sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng. Các yếu tố
khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng
góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.
Hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính
như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác.
*Khí nhà kính

Page 5
Môi trường và con người

Cơ chế gây hiệu ứng nhà kính trên biểu đồ dòng năng lượng
giữa khí quyển, không gian, và bề mặt Trái Đất. Sự trao đổi
năng lượng tính theo W/m
2
.

Carbon dioxide (CO
2
) trong khí quyển tăng lên trong thời gian
gần đây. Giá trị CO
2
đo hàng tháng dao động theo mùa nhưng
nhìn chung là có xu hướng tăng lên từng năm; các năm có giá
trị lớn nhất xảy ra vào thời gian cuối mùa xuân ở Bắc bán
cầu, và giảm xuống trong mùa thực vật phát triển do chúng
hấp thụ CO
2
trong khí quyển.
Hiệu ứng nhà kính là quá trình mà theo đó các khí trong khí
quyển hấp thụ và phát ra bức xạ hồng ngoại làm ấm tầng
dưới của khí quyển và bề mặt của hành tinh. Hiệu ứng này
được Joseph Fourier phát hiện vào năm 1824 và được Svante
Arrhenius nghiên cứu đầu tiên một cách định lượng vào năm
1896. Sự tồn tại của hiệu ứng nhà kính là vấn đề không thể
Page 6
Môi trường và con người
chối cải thậm chí đối với những người không chấp nhận yếu
tố nhiệt độ tăng lên gần đây là do các hoạt động của con
người. Một câu hỏi là mức độ của hiệu ứng nhà kính làm thay
đổi như thế nào khi các hoạt động của con người làm tăng

nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển.
Các khí nhà kính trong tự nhiên giữ cho nhiệt độ Trái Đất
trung bình khoảng 33 °C (59 °F). Các khí nhà kính chính là hơi
nước, chúng góp phần tạo ra khoảng 36–70% hiệu ứng nhà
kính; carbon dioxide (CO
2
) gây ra 9–26%; metan (CH
4
) 4–9%;
và ôzôn (O
3
) 3–7%. Mây cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng bức
xạ, nhưng chúng là thành phần của nước ở thể lỏng hoặc
băng và do chúng được xem xét một cách độc lập với hơi
nước và các khí khác.
Hoạt động của con người kể từ cách mạng công nghiệp đã
làm tăng số lượng các khí nhà kính trong khí quyển, làm
tăng lực bức xạ từ CO
2
, metan, ôzôn tầng đối lưu, CFC và nitơ
ôxit. Nồng độ CO
2
và metan đã tăng khoảng 36% và 148% kể
từ giữa thập niên 1700. Các mức này được xem là cao hơn
các mức trong suốt giai đoạn 650.000 năm gần đây, là giai
đoạn có các dữ liệu đáng tin cậy được phân tích từ các lõi
băng. Ít có dấu hiệu địa chất trực tiếp cho thấy giá trị CO
2
này
cao trong khoảng thời gian cách đây 20 triệu năm. Đốt nhiên

liệu hóa thạch tạo ra khoảng 3/4 lượng khí CO
2
tăng thêm từ
các hoạt động của con người trong vòng 20 năm qua. Hầu hết
các đóng góp còn lại là do thay đổi mục đích sử dụng đất đặc
biệt là phá rừng.
Nồng độ CO
2
đang tiếp tục tăng do việc đốt nhiên liệu hóa
thạch và thay đổi sử dụng đất. Tốc độ tăng nồng độ này trong
tương lai sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế không
bền vững, xã hội, công nghệ và tự nhiên. Báo cáo về các kịch
bản phát thải của IPCC đưa ra các kịch bản kịch bản CO
2
trong
tương lai từ 541 đến 970 ppm vào năm 2100 (tăng 90-250%
kể từ năm 1750). Nếu số lượng nhiên liệu hóa thạch đủ để đạt
Page 7
Môi trường và con người
đến mức này và tiếp tục phát thải sau năm 2100 nếu than, cát
dầu nặng hay metan clathrat được khai thác nhiều hơn.
2.2 Thiên nhiên:
*Kiến tạo mảng
Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics; tiếng Hy Lạp:
τέκτων tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") mô tả các
chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học
thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục
địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ
20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.
Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi

thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển
bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng nhất của quyển manti.
Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớtvà
ứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất
lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti
bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn.
Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng
trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với
nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va
chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn;
vàchuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình
thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo
các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào
khoảng 50–100 mm/năm.
Các mảng kiến tạo chính
Page 8
Môi trường và con người


Hình: Bản đồ kiến tạo mảng.
Việc xác định các ranh giới mảng giúp người ta phân
chia vỏ thạch quyển của Trái Đất thành 8 mảng kiến tạo
chính:
• Mảng châu Phi gồm toàn bộ châu Phi – mảng lục địa
• Mảng Nam Cực gồm toàn bộ châu Nam Cực - mảng
lục địa
• Mảng Australia gồm toàn bộ Australia - mảng lục
địa
Page 9
Môi trường và con người

• Mảng Ấn Độ gồm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một
phần của Ấn Độ Dương - mảng lục địa
• Mảng Á-Âu gồm toàn bộ châu Á và châu Âu - mảng
lục địa
• Mảng Bắc Mỹ gồm toàn bộ Bắc Mỹ và đông bắc
Siberi - mảng lục địa
• Mảng Nam Mỹ gồm toàn bộ Nam Mỹ - mảng lục địa
• Mảng Thái Bình Dương gồm toàn bộ Thái Bình
Dương – mảng đại dương
Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập,
mảng Caribe, và mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng
Nazca,mảng Philippin và mảng Scotia.
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm
tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời
hình thành lên địa hình bề mặt. Đều này có thể ảnh hưởng đến
các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần
hoàn khí quyển-đại dương.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại
dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương.
Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm
soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên
khí hậu toàn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự
tuần hoàn trong đại dương là sự hình thành eo đất
Panamacách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn
lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều
này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học
của đại dương của hải lưu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán
cầu bị phủ băng. Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365
Page
10

Môi trường và con người
triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích
trữ một lượng lớn cacbon và làm tăng băng hà. Các dấu hiệu
địa chất cho thấy những kiểu tuần hoàn "gió mùa lớn"
(megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địa
Pangaea, và từ mô hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại
của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành gió mùa.
*Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những
thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên
Chu kỳ Milankovitch là tên gọi cho hiệu ứng tổ hợp của các
thay đổi trong chuyển động của Trái Đất lên khí hậu của
nó. Độ lệch tâm, độ nghiêng trục và tuế sai của quỹ đạo Trái
Đất biến đổi theo một số mô hình, tạo ra các chu kỳ 100.000
năm của thời kỳ băng hà trong sự đóng băng thuộc kỷ Đệ
tứ thuộc vài triệu năm gần đây. Trục tự quay của Trái Đất
hoàn thành một chu kỳ tuế sai trong khoảng 26.000 năm.
Cùng thời gian đó, quỹ đạo elíp cũng tự quay (chậm hơn), dẫn
đến chu kỳ 22.000 năm của các điểm phân. Ngoài ra độ
nghiêng của trục Trái Đất tương đối so với Mặt Trời cũng dao
động trong khoảng 21,5 đến 24,5 ° và hoàn thành một chu kỳ
sau 41.000 năm. Hiện nay, trục Trái Đất nghiêng khoảng 23,5
° so với đường trực giao của mặt phẳng quỹ đạo.
Học thuyết Milankovitch về thay đổi khí hậu làm việc
không hoàn hảo: về chi tiết cụ thể thì các thay đổi lớn nhất là
nằm ở thang thời gian 100.000 năm nhưng ảnh hưởng là
tương đối nhỏ ở thang thời gian này - xem thời kỳ băng hà để
có thêm thông tin. Các hiện tượng khác (từ hiệu ứng của
CO
2

hay từ động lực học các lớp băng) được viện dẫn để giải
thích sai khác này.
Các học thuyết tương tự của Milankovitch được Joseph
Adhemar, James Croll, Milutin Milankovic và một số nhà khoa
học khác đưa ra, nhưng sự kiểm chứng rất khó khăn vì sự
thiếu vắng các chứng cứ thời gian tin cậy được hay sự nghi
Page
11
Môi trường và con người
ngờ là các thời kỳ nào là quan trọng một cách chính xác.
Người ta vẫn chưa thể nghiên cứu được các biến đổi trong
lòng đại dương và bài báo phôi thai của Hayes, Imbrie và
Shackleton "Các biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: người
hướng dẫn của thời kỳ băng hà" trong tạp chí "Science"
năm 1976, đã làm cho học thuyết đạt đến trạng thái hiện tại
của nó.
Các biến thiên quỹ đạo là dự đoán trước được, do vậy nếu
có một mô hình chỉ ra được mối liên hệ giữa các biến thiên
quỹ đạo và khí hậu, thì ta có thể cho chạy mô hình này để "dự
báo" khí hậu trong tương lai. Có hai điểm cần lưu ý: thứ nhất,
các hiệu ứng nhân tạo (như sự ấm toàn cầu) có thể sinh ra
những ảnh hưởng lớn, ít nhất là ngắn hạn; và thứ hai là cơ
chế mà sự thay đổi trong quỹ đạo ảnh hưởng tới khí hậu vẫn
chưa được hiểu rõ, vẫn chưa có một mô hình đủ phù hợp
chứng minh mối liên quan giữa khí hậu và các thay đổi quỹ
đạo này.
Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời
trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có
thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý. Có
3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái

Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất. Kết
hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là
các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương
quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng, quan hệ
của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara, và đối
với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
*Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ
và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt của nó. Phun trào núi
lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng, là những ví dụ của
Page
12
Môi trường và con người
các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi
vào khí quyển.
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên
một số lần trung bình mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng
một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề
mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm. Các vụ phun trào
của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa
lớn thứ hai trên mặt đất của thế kỷ 20 (sau vụ phun trào năm
1912 của núi lửa Novarupta)) ảnh hưởng đến khí hậu đáng
kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5 °C (0.9 °F). Vụ phun
trào của núi Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa
hè trong một năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra
chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự
ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt.
Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng.
Trong khoảng thời gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng
khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ, chống lại sự hấp

thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon. Cục
Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của
con người tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí carbon
dioxide phát ra từ núi lửa.
*Thay đổi ở đại dương
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những
dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El
Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal
oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic
oscillation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện
khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu. Trong khoảng
thời gian dài hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn
ra trong đại dương như hoàn lưu muối nhiệt đóng vai trò
Page
13
Môi trường và con người
quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên
thế giới.
=> Chúng ta đều biết rằng, tình hình biến đổi khí hậu đang
diễn biến ngày một phức tạp. Các nhà khoa học cho biết, chính
con người là một trong những nhân tố lớn thúc đẩy sự nóng
lên toàn cầu, gây ra hiệu ứng nhà kính.
*Các nguyên nhân khác:
Trong khoa học khí hậu, ngoại lực là các lực bên ngoài tác
động vào hệ thống khí hậu (ở đây không nhất thiết là ở ngoài
Trái Đất). Khí hậu phản ứng lại một số kiểu ngoại lực như thay
đổi nồng độ khí nhà kính, thay đổi độ chiếu sáng của mặt trời,
các vụ phun trào núi lửa, và thay đổi quỹ đạo của Trái Đất quay
quanh Mặt Trời. Do đó, sự biến đổi khí hậu gần đây gây ra chủ
yếu bởi 3 loại lực đầu tiên. Chu kỳ quỹ đạo biến đổi một cách

chậm chạp khoảng hơn 10.000 năm và yếu tố này biến đổi quá
chậm để có thể gây ra sự thay đổi nhiệt độ quan sát được trong
thập kỷ qua.
3. Hiện trạng
3.1 Môi trường
Môi trường chịu nhiều ảnh hưởng từ hiện tượng Ấm lên
toàn cầu. Nó ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên như tài
nguyên biển (Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy sản, hải sản
bị phân tán. Trữ lượng các loài hải sản có giá trị kinh tế giảm
sút,.), lâm nghiệp (thay đổi diện tích Rừng ngập mặn, tăng
nguy cơ cháy rừng, ), năng lượng và giao thông, đa dạng sinh
học, thời tiết thất thường, nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến
sức khỏe và tính mạng con người trước thiên tai, dịch bệnh…
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra những hậu
quả nghiêm trọng.
3.2 Sông băng
Page
14
Môi trường và con người
Hình: sông băng Baltoro ở Bắc Pakistan, một trong những sông băng dài nhất thế giới.
Hình: biểu đồ sự suy giảm độ dày của sông băng trên thế giới.
Kích thước của sông băng được xác định bởi sự cân
bằng giữa lượng tuyết hòa vào và lượng tuyết tan ra. Khi
nhiệt độ ấm lên, chiều dài sông băng lùi dần, trừ khi lượng
tuyết tăng lên đủ bù vào lượng băng bị tan chảy; việc này
cũng đúng cho điều ngược lại.
Sông băng mở rộng hơn và thu hẹp lại do sự thay đổi
của tự nhiên lẫn sự tác động từ bên ngoài. Sự thay đổi về
nhiệt độ, lượng tuyết rơi, lượng nước nằm giữa và dưới lớp
Page

15
Môi trường và con người
băng có thể mang tính chất quyết định đến biến đổi của sông
băng trong một khoảng thời gian đặc biệt. Do đó, một sông
băng vốn hình thành từ nhiều sông băng nhỏ khác nhau phải
tốn trung bình hàng thế kỉ hoặc thậm chí lâu hơn để tan ra
bởi tác động của những biến đổi ngắn hạn của vùng.
Việc thu thập tài liệu theo dõi và đánh giá sông băng
trên thế giới đã được tiến hành từ những năm 1970, ban đầu
chủ yếu dựa vào những bức ảnh trên không và bản đồ, nhưng
ngày nay phụ thuộc vào các vệ tinh nhiều hơn. Việc đánh giá
kết hợp này được thực hiện với hơn 100.000 sông băng bao
phủ một diện tích khoảng 240.000 km
2
, và ước tính sơ bộ cho
thấy lượng băng bao phủ còn lại là khoảng 445.000 km
2
.
Tổ chức Giám sát sông băng Thế giới (WGMS) thu thập
dữ liệu hàng năm về mức độ lùi dần của sông băng và sự cân
bằng lượng sông băng. Từ những dữ liệu này có thể nhận
thấy sông băng trên toàn thế giới đã thu hẹp đáng kể, với sự
lùi dần mạnh của những sông băng trong những năm 1940,
có điều kiện ổn định hoặc phát triển trong những năm 1920
và 1970, và một lần nữa bắt đầu giảm từ giữa những năm
1980 đến nay.
3.3 Sinh vật
* Thực vật
Những vòng gỗ lớn và dày cho biết cây đã trải qua giai
đoạn phát triển đủ nước và màu mỡ. Trong khi những vòng

mỏng, hẹp thể hiện thời gian cây hưởng lượng mưa thấp hơn
và điều kiện lý tưởng để phát triển cũng kém hơn. Thực vật
trên Trái Đất hiện nay đã và đang giảm rất lớn, do ảnh
hưởng, tác động của chính sự biến đổi khí hậu đang diễn ra
trên Trái Đất. Sự đa dạng sinh vật giảm, 1 số loài thực vật đã
tuyệt chủng.
* Động vật
Page
16
Môi trường và con người
Cũng giống như thực vật, các loài động vật cũng không
thoát khỏi số phận bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nhiều
loài đã bị suy giảm và rất nhiều động vật quý hiếm đã bị tuyệt
chủng.
Không thể thích ứng với sự thay đổi quá nhanh của khí
hậu và những ảnh hưởng tiêu cực của nó là những nguyên
nhân chính dẫn đến các tình trạng suy giảm đa dạng sinh học
hiện nay.
* Con người
Chính con người cũng không thoát khỏi những ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu, những thiên tai, thảm họa xảy ra ngày
càng nhiều và khó lường trước. Họ đã và đang phải đối mặt
với những khó khăn mà chính họ gây ra.
3.4 Thay đổi mực nước biển
Mực nước biển là một bề mặt hình ellipsoid bao
quanh Trái Đất, tượng trưng cho độ cao của biển và được
dùng để lấy mốc về độ caocủa vật thể trên Trái Đất. Các vật
nằm trên bề mặt này được quy ước có "độ cao bằng 0 so với
mực nước biển".
Nó là một khái niệm có tính chất tương đối, được qui

định rõ trong tiêu chuẩn quốc gia của mỗi nước. Đây là mực
nước trung bình cân đối tính trong toàn năm của một vùng
biển được nhắm chọn theo qui định trong tiêu chuẩn quốc gia
của mỗi nước và có độ cao qui ước là "0 mét". Ví dụ: "Mực
nước biển" theo tiêu chuẩn quốc gia của Ba Lan là hình
ellipsoid đi qua mực nước trung bình trong toàn năm
của biển Baltic, tính cho vịnh Kronstadt (thuộc Liên bang
Nga).
Khái niệm mực nước biển cũng được mở rộng ra
thành khái niệm hình ellipsoid chuẩn cho các hành tinh, dùng
Page
17
Môi trường và con người
để lấy mốc độ cao cho các vật thể trên bề mặt các hành tinh.
Nó có thể được định nghĩa dựa vào thể tích bằng thể tích
phần đất đá cứng của hành tinh và/hoặc các bán trục lớn phù
hợp với khoảng cách trung bình của cực và các điểm trên xích
đạo tới tâm hành tinh.
- Ví dụ, với Sao Hỏa, "mực nước biển" là hình ellipsoid
với các bán trục lớn a = 3394,6 km, b = 3393,3 km và c =
3376,3 km.

Hiện nay, mực nước biển đang dâng lên:
Sự thay đổi mực nước biển toàn cầu trong nhiều thế kỷ
qua đã được ước tính bằng cách sử dụng các máy đo thủy
triều, các số liệu đo được đối chiếu trong thời gian dài để đưa
ra một mực nước trung bình dài hạn. Gần đây hơn, máy đo độ
cao - kết hợp với sự định vị chính xác của các quỹ đạo vệ tinh -
đã cung cấp một phương pháp đo sự thay đổi mực nước biển
toàn cầu cải thiện hơn. Trước khi các công cụ đo lường máy

móc được đưa vào sử dụng, các nhà khoa học đã xác định độ
cao mực nước biển thông qua các dấu vết trên những rặng
san hô, những lớp trầm tích ven biển, trên thềm biển, hạt
trong đá vôi và những di tích khảo cổ còn sót lại gần bờ biển.
Các phương pháp định tuổi có nhiều ưu điểm là phương
pháp urani và cacbon phóng xạ, còn phương pháp định tuổi
hạt nhân vũ trụ đôi khi được áp dụng để xác định tuổi các bề
mặt (thềm) đã trải qua sự giảm mực nước biển.
=> Biểu hiện rõ nhất về sự nóng lên của Trái đất là băng
tan chảy nhiều hơn, nước biển dâng cao, một loạt các hiện
tượng thời tiết bất thường như bão lũ, sóng thần, động đất,
hạn hán, giá rét kéo dài… dẫn đến tình trạng thiếu lương
thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người,
gia súc…
4. Hậu quả
Page
18
Môi trường và con người
4.1 Ấm lên toàn cầu
Bản đồ phân bố sự ấm lên của bề mặt Trái Đất trong suốt thế kỷ 21
bằng mô hình HadCM3theo kịch bản thông thường với tốc độ tăng
trưởng kinh tế và phát thải khí nhà kính. Trên hình này, mức độ ấm lên
trung bình trên toàn cầu khoảng 3.0 °C (5.4 °F).
Ấm lên toàn cầu hay hâm nóng toàn cầu là hiện
tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại
dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong
các thập kỷ gần đây. Trong thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình của
không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C(1,1 ± 0,4 °F). Theo
báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung
bình của Trái đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng +0,8 °C và thế kỉ 20

tăng 0,6 ± 0,2 °C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên
chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề
mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C trong suốt thế kỷ
21. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên
cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt
động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá
rừnglàm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ
20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên
như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng
ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự
Page
19
Môi trường và con người
ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã được chứng
thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm khoa
học, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công
nghiệp hàng đầu.
Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong
báo cáo gần đây nhất của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề
mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C (2,0 đến
11,5 °F) trong suốt thế kỷ 21. Các yếu tố không chắc chắn
trong tính toán này tăng lên khi khi các mô hình sử
dụng nồng độ các khí nhà kính có độ chính xác khác nhau và
sử dụng các thông số ước tính khác nhau về lượng phát thải
khí nhà kính tương lai. Các yếu tố không chắc chắn khác bao
gồm sự ấm dần lên và các biến đổi liên quan sẽ khác nhau
giữa các khu vực trên toàn thế giới. Hầu hết các nghiên cứu
tập trung trong giai đoạn đến năm 2100. Tuy nhiên, sự ấm
dần lên sẽ tiếp tục diễn ra sau năm 2100 cả trong trường hợp
ngừng phát thải khí nhà kính, đều này là do nhiệt dung

riêng của đại dương lớn và carbon dioxide tồn tại lâu
trong khí quyển.
Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên
và làm biến đổi lượng giáng thủy, có thể bao gồm cả sự mở
rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. Hiện tượng ấm lên
được dự đoán sẽ diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực.
Tiếp tục có những cuộc tranh luận chính trị và tranh cãi
trong công chúng về việc liệu có phải là Trái Đất thực sự đang
ấm dần lên, và con người cần phải làm gì để đối phó với hiện
tượng này. Người ta tìm nhiều cách để giảm thiểu lượng phát
thải; thích nghi để giảm thiệt hại do sự ấm lên gây ra; và đặc
biệt hơn nữa là áp dụng các kỹ thuật địa chất để có thể làm
giảm thiểu sự ấm lên. Hầu hết các chính phủ đã ký và thông
qua Nghị định thư Kyoto với mục đích giảm phát thải khí nhà
kính.
Page
20
Môi trường và con người
H ì nh : Nhiệt độ bề mặt trung bình trong 2 ngàn năm theo các tái lập khác nhau,
các đường trơn theo thang thập kỷ. Dường không trơn, giá trị hàng năm trong
năm 2004 cũng được vẽ để tham khảo
Bằng chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn cầu
là xu hướng thay đổi trong nhiệt độ trung bình trên toàn cầu
gần bề mặt Trái Đất. Thể hiện trên thang tuyến tính, nhiệt độ
trung bình này tăng 0,74 °C ±0,18 °C trong khoảng thời gian
1906-2005. Tốc độ ấm lên trong vòng 50 năm gần đây hầu
như tăng gấp đôi trong giai đoạn này (0,13 °C ±0,03 °C mỗi
thập kỷ, so với 0,07 °C ± 0,02 °C mỗi thập kỷ trong giai đoạn
đầu). Ảnh hưởng của đảo nhiệt đô thị được ước tính góp
thêm vào khoảng 0,002 °C cho sự ấm lên trong mỗi thập kỷ kể

từ năm 1900. Nhiệt độ trong tầng đối lưu dưới tăng trong
khoảng 0,12 - 0,22 °C (0,22 - 0,4 °F) mỗi thập kỷ từ năm 1979
theo các đo đạc nhiệt độ vệ tinh. Người ta tin rằng nhiệt độ
tương đối ổn định trong một hoặc hai ngàn năm qua cho đến
trước năm 1850, và có sự dao động cục bộ như thời kỳ ấm
trung cổ hay thời kỳ băng hà nhỏ.
Page
21
Môi trường và con người
Theo các tính toán của Viện Nghiên cứu Không gian
Goddard của NASA, năm 2005 là năm ấm nhất, kể từ khi có
các số liệu đo đạc đáng tin cậy từ cuối thập niên 1800, cao
hơn mức kỷ lục năm 1998 vài phần trăm độ. Các ước tính
của Tổ chức Khí tượng Thế giới và Bộ phận Nghiên cứu Khí
hậu thì cho rằng năm 2005 là năm ấm nhất thứ hai, thua
năm 1998. Nhiệt độ năm 1998 ấm lên bất thường vì đó là
năm mà hiện tượng El Nino với cường độ mạnh nhất thế kỷ
20 đã diễn ra. Sự ổn định tương đối của nhiệt độ từ 1999 đến
2009 được xem là một giai đoạn ổn định trong thời gian ngắn
vì nếu xét trong khoảng thời gian dài thì nó có nhiều dao
động.
Sự thay đổi nhiệt độ diễn ra khác nhau ở những khu vực
khác nhau trên địa cầu. Từ năm 1979, nhiệt độ trên đất liền
tăng nhanh hơn khoảng 2 lần so với sự gia tăng nhiệt độ ở
đại dương (0,25 °C/thập kỷ trên đất liền, 0,13 °C/thập kỷ ở
đại dương). Nhiệt độ đại dương tăng chậm hơn trên đất liền
bởi vì các đại dương có nhiệt dung riêng hiệu dụng lớn hơn
và do đại dương mất nhiệt nhiều hơn thông qua sự bốc
hơi. Bắc bán cầu ấm nhanh hơnNam bán cầu bởi vì nó có diện
tích đất lớn hơn và vì nó có những khu vực rộng lớn có mùa

tuyết và vùng biển có băng che phủ, nơi diễn ra hiện tượng
phản hồi ice-albedo. Mặc dù có nhiều khí nhà kính được thải
vào Bắc bán cầu hơn Nam bán cầu, nhưng nó không góp phần
vào sự khác biệt ở mức độ ấm lên ở 2 vùng này vì các khí nhà
kính có thể tồn tại đủ lâu để hòa trộn giữa hai bán cầu.
Vì có độ trễ trong quá trình truyền nhiệt ở các đại dương
và vì sự phản ứng chậm chạp của các yếu tố ảnh hưởng gián
tiếp khác, khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để
điều chỉnh theo các biến đổi này. Các nghiên cứu về phản ứng
khí hậu chỉ ra rằng thậm chí nếu các khí nhà kính được giữ
ổn định ở mức độ của năm 2000, thì sự ấm lên sau đó vào
Page
22
Môi trường và con người
khoảng 0.5 °C (0.9 °F) vẫn có thể diễn ra. Theo Tổ chức Khí
tượng Thế giới và Bộ phận Nghiên cứu Khí hậu năm 1998 là
năm ấm nhất kể từ khi có số liệu đo đạc nhiệt đồ từ thập niên
1800, vì đó là năm mà hiện tượng El Nino với cường độ mạnh
nhất thế kỷ 20 đã diễn ra. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2009
nhiệt độ Trái Đất tương đối duy trì ổn định. Biến đổi nhiệt độ
đã và sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Giáo sư Will Steffen của trường Đại học Quốc gia
Australia, nói: "Chúng ta biết nhiệt độ mặt nước biển ấm lên
khá nhiều trên khắp hành tinh, vì vậy sự biến đổi khí hậu có
ảnh hưởng trực tiếp vào bản chất của cơn bão Haiyan".
Haiyan là tên của một trong những cơn bão kỷ lục có sức tàn
phá mạnh nhất từng được thế giới ghi nhận (08/11/2013).
4.2 Tác động đến sinh vật toàn cầu
* Những bức ảnh dưới đây sẽ phần nào khiến người xem
nhận thấy sự biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác

động trực tiếp - gián tiếp đến các khu vực trên toàn thế giới :
Page
23
Môi trường và con người
Đây là hình ảnh Vườn quốc gia Rocky Mountain trước đây - những cây
thông mạnh mẽ, vươn cao, trải dài hàng chục triệu m
2
ở vùng Tây Bắc
Hoa Kỳ và phía Tây Canada.
Còn đây là hình ảnh Vườn quốc gia Rocky Mountain ngày nay - một bên
sườn đồi thông đã chết do bị sâu bọ xâm hại, cây cối cũng trở nên xác
xơ hơn. Theo các nhà khoa học, chính vì nền nhiệt ấm lên đã khiến cho
côn trùng phát triển mạnh, chúng tấn công và ra sức tàn phá rừng
thông nơi đây.
Page
24
Môi trường và con người

Rạn san hô Great Barrier tuyệt đẹp trải dài 2.600km
ngoài khơi bờ biển của Australia trước đây được coi là một
trong những vùng sinh quyển đa dạng nhất thế giới. Nó được
tạo thành từ khoảng 3.000 rạn san hô, hàng tỷ sinh vật sống
nhỏ và 900 hòn đảo.
Tuy nhiên, Di sản Thiên nhiên thế giới này đang bị suy thoái
nghiêm trọng bởi sự nóng lên của Trái đất. Môi trường axit
hóa đại dương và nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu là mối
đe dọa lớn nhất với các rạn san hô nơi đây.
Page
25

×