Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tiểu luận tâm lí về đam mê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.89 KB, 23 trang )

N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 1
DANH SÁCH NHÓM 4
1. Trần Thị Thủy Tiên
2. Phạm Thị Thu Huyền
3. Hoàng Thị Thơm
4. Nguyễn Đức Minh
5. Nguyễn Đặng Thu Hoài
6. Phan Hồ Uyên Thơ
7. Lê Thị Nga
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Lý do chọn đề tài
1.3. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Đam mê là gì?
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 2
2.1.1. Khái niệm đam mê
2.1.2. Sự khác biệt giữa đam mê và sở thích
2.1.3. Đam mê thể hiện tính chủ thể của hiện tượng tâm lí người
2.1.4. Đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người
2.2. Đam mê dẫn đến thành công và ngược lại
2.2.1. Đam mê dẫn đến thành công
2.2.2. Ví dụ thực tiễn: người thành công đam mê với việc họ làm
2.2.3. Những việc bạn cần làm để đưa mình đến thành công
2.2.4. Thiếu đam mê sẽ dấn đến thất bại
2.3. Bài học rút ra để áp dụng vào thực tiễn
2.3.1. Con người sống phải có đam mê
2.3.2. Tìm cảm hứng cho đam mê từ sự tưởng tượng
2.3.3. Phải biết duy trì đam mê
2.3.4. Làm chủ được đam mê.


3. KẾT LUẬN
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
_ Đam mê là gì? Đam mê bắt nguồn từ đâu?
_ Đam mê và cá nhân tác động qua lại lẫn nhau như thế nào?
_ Xã hội tác động thế nào đến đam mê của cá nhân?
_ Có đam mê sẽ dẫn đến thành công, ngược lại.
_ Làm cách nào để phát triển, duy trì đam mê?
_ Thực hiện đúng đam mê và thực hiện đam mê đúng.
1.2. Lí do chọn đề tài
_ Tất cả chúng ta đều muốn có được thành công. Và chắc chắn ai cũng hiểu: “đam
mê là điều kiện tiên quyết để thành công”. Nhưng có chắc rằng, ai cũng hiểu đúng
về đam mê? Đặc biệt là giới trẻ hiện nay, dường như họ đang nhầm tưởng và lạc lối
giữa ‘rừng đam mê’ của bản thân: đam mê khám phá, thám hiểm; đam mê công
nghệ; đam mê mạng xã hội; đam mê nghề DJ… Con đường dẫn ra khỏi khu rừng
để đi đến thành công của họ bị quá nhiều đam mê che lấp.
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 3
_ Con người chỉ có duy nhất một đam mê. Làm sao xác định được đam mê của
mình? Con đường nào dẫn các bạn trẻ ra khỏi khu rừng của bản thân? Con đường
nào dẫn họ đến thành công?
_ Từ thực trạng đó, nhóm chúng em làm bài tiểu luận này với mong muốn đưa ra
cái nhìn rõ ràng hơn, cho những ai còn nhầm lẫn, về đam mê của cá nhân, về vai trò
của đam mê đối với cá nhân, xã hội và vai trò của xã hội, cá nhân trong việc phát
triển và duy trì đam mê.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
_ Sử dụng hai bản chất chính của hiện tượng tâm lí người: bản chất chủ thể và bản
chất xã hội, để làm rõ mối quan hệ giữa đam mê với cá nhân và xã hội.
_ Thông qua nghiên cứu tình hình thực tế, tìm hiểu các ví dụ thực tiễn để làm sáng
tỏ vấn đề, rút ra bài học.
_ Vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp thêm trên lớp để bổ sung, tổng hợp,

xây dựng bài tiểu luận.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Đam mê là gì?
2.1.1. Khái niệm đam mê
Chúng ta thường gặp từ ‘đam mê’ trong văn chương, sách báo, phim ảnh. Nhưng,
nhiều người vẫn mơ hồ và hay nhầm lẫn về khái niệm đam mê.
_ Đam mê là một ý niệm định tính, không thể cân đo, đong đếm một cách khoa
học, khách quan được.
_ Đam mê là một cảm xúc, ham muốn thái quá, đến mức như không gì cưỡng lại
được và không gì có thể thay thế được.
_ Trong tiếng Việt, đam mê hay được dùng để chỉ các ham muốn thiếu lành
mạnh, thí dụ như: đam mê rượu chè, cờ bạc
_ Có nhiều loại đam mê. Mọi thứ đam mê đều đòi hỏi sự hy sinh ,cố gắng lớn lao
và thường xuyên. Bất kì một ai đã có đam mê, không bao giờ họ làm việc hời hợt,
nửa vời, càng không có chuyện họ bỏ cuộc nửa chừng. Nếu không có hy sinh và cố
gắng cho việc đang làm thì không thể gọi đó là đam mê được, cao nhất chỉ là mức
độ sở thích thôi.
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 4
_ Đam mê có nhiều điểm tích cực. Trước hết, khi làm bất cứ việc gì ta đam mê,
bản thân mỗi người sẽ tự phát sinh động lực để làm việc, sáng tạo có hiệu quả, một
bước đệm vô cùng cần thiết để đi đến thành công. Thứ hai, bất kì ai có đam mê và
sống hết mình với đam mê đó đều được hưởng một thứ hạnh phúc đặc biệt. Thứ ba,
vượt qua tầm nhìn hạn hẹp của cá nhân, một dân tộc có những người trẻ mang
trong mình niềm đam mê là một dân tộc có tương lai, một đất nước có những người
trẻ tuổi sẵn sàng sống hết mình cho tận cùng đam mê của bản thân là một đất nước
hứa hẹn sự tăng tiến.
2.1.2. Sự khác biệt giữa đam mê và sở thích
Nhiều người vẫn luôn có gắng theo đuổi một điều gì đó trong cuộc đời, một số
gọi đó là đam mê, số khác lại coi đó là sở thích. Vậy sở thích và đam mê khác nhau
thế nào?

_ Sở thích là khi bạn thích làm một điều gì đó nhưng lại không chấp nhận được
cái giá phải trả cho việc bạn làm. Bạn thích làm một điều gì đó, nhưng khi kết quả
không được như mong đợi, làm bạn thất vọng, bạn sẽ sẵn sàng từ bỏ nó. Đơn giản
vì đối với điều đó, bạn chỉ dừng lại ở mức sở thích, chưa phải là đam mê. Mọi đam
mê đều bắt nguồn từ sở thích, những sở thích đủ mạnh mẽ, những sở thích có thể
đứng dậy được sau những lần bị thất bại quật ngã. Bạn có thể hy sinh sở thích của
bản thân, nhưng đối với đam mê, bạn phải hy sinh cho nó. Đừng bao giờ lo lắng khi
thấy mình hy sinh quá nhiều, nhưng vẫn chẳng thành công với đam mê. Thành
công chính là quá trình ta sống hết mình cho đam mê.
_ Cùng một thời điểm, chúng ta có thể có nhiều sở thích, nhưng chỉ có duy nhất
một đam mê. Nhiều khi phải trải qua thời gian rất dài mới biết được mình thật sự
muốn gì, đam mê thật sự của mình là gì. Trong khi đó, mỗi năm, mỗi tháng, thậm
chí mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, chúng ta luôn thích thứ này, thứ khác.
_ Đam mê mang tính lâu dài, sở thích có thể thay đổi tùy lúc. Sở thích đối với
một thứ có thể dễ dàng hình thành, cũng có thể mất đi nhanh chóng, đam mê thì
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 5
ngược lại. Đừng bao giờ băn khoăn khi mình không có đam mê, chỉ là ở hiện tại
chưa có thôi. Ai cũng có một con đường rất dài để đi, hãy cố gắng học hỏi thật
nhiều từ mọi người và cuộc sống xung quanh, tích lũy thêm cho bản thân nhiều
kinh nghiệm sống trước khi xác định đam mê thật sự của mình và quyết định theo
đuổi nó. Sẽ không bao giờ là trễ để thực hiện đam mê cả. Nhưng ngay cả khi đã có
đam mê, bạn cần phải có một quá trình chuẩn bị trước khi biến nó thành sự thật.
_ Bất kì ai có đam mê để theo đuổi trong cuộc đời đều sẽ có những khoảnh khắc
hạnh phúc vô giá, không gì đánh đổi được. Họ thật đáng ngưỡng mộ.
2.1.3. Đam mê thể hiện tính chủ thể của hiện tượng tâm lí người
2.1.3.1. Đam mê mang dấu ấn cá nhân
_ Không ai từ khi sinh ra mà có sẵn đam mê trong người. Tùy vào những tác
động thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng, mà đam mê của mỗi người hình thành, phát
triển và mang những sắc thái riêng, chình vì thế đôi lúc chúng ta hình dung đam mê
cũng giống nhưng một dạng tình cảm và cũng có những cung bậc khác nhau.

_ Đam mê là cảm nhận, kinh nghiệm của từng cá nhân, không ai giống ai hoàn
toàn. Có người theo đuổi hết đam mê này sang đam mê khác, cũng có người suốt
đời không biết đam mê của bản thân là gì. Có những đam mê ngắn hạn, bùng nổ rồi
nguội tắt theo năm tháng, lại có thứ đam mê cả đời, bất biến qua thời gian. Có đam
mê cháy bỏng nhiệt tình, bên cạnh những đam mê âm thầm sâu thẳm. Có những
niềm đam mê mà người ta hay nhắc đến với sự tự hào, nhưng có đam mê lại được
giấu kín trong tận cùng tâm khảm.
_ Có nhiều loại đam mê. Những đam mê lành mạnh, nhưng chỉ là đáp ứng cho
nhu cầu bản thân như: đam mê việc học, đam mê thể thao, … Những đam mê vị
tha, thể hiện sự quan tâm đến đồng bào đất nước như: một thanh niên đi gom từng
cuốn sách một để xây dựng tủ sách cho nông dân; một học giả bỏ cả đời say mê
nghiên cứu mà không vì danh lợi; … Có những đam mê vị tha cao hơn, thể hiện
sự quan tâm đến toàn nhân loại nhân loại như: các thanh niên, thiếu nữ nước ngoài
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 6
bỏ những năm tháng thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời để đến chăm sóc các cô nhi
nghèo tại Việt Nam.
_ So về độ tuổi, người trẻ tuổi luôn có niềm đam mê rất lớn, hơn hết thảy đam
mê ở các độ tuổi khác. Cũng dễ hiểu, vì người trẻ tuổi có nhiều sức khỏe, sức trẻ,
sức chịu đựng bền bỉ để theo đuổi đam mê đến tận cùng; có tâm hồn phóng khoáng,
không thành kiến xơ cứng, lạc hậu, tư duy, suy nghĩ logic, linh hoạt, sáng tạo, dễ
hấp thu các tư tưởng hay lập luận mới và dù muốn dù không, người trẻ tuổi cũng ít
bị bị ràng buộc về các vấn đề như gia đình riêng, tiền bạc, danh lợi.
_ Có những người ở trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và họ luôn đam mê có
một cuộc sống đầy đủ hơn, chiến thắng chính bản thân, chiến thắng chính hoàn
cảnh của mình. Họ không muốn cả cuộc đời phải sống trong cảnh bần cùng nghèo
đói, phải phụ thuộc vào người khác. Vào thời điểm này, đam mê bùng dậy, đánh
thức con người họ, họ ra sức học hỏi, lao động mong muốn có một tương lai tươi
sáng hơn. Đây cũng là một dẫn chứng của niềm đam mê tùy thuộc vào hoàn cảnh.
2.1.3.2. Đam mê là động lực thúc đẩy hoạt động cá nhân
_ Nếu như ước mơ là thứ cho ta hình dung được đích đến, thì đam mê chính là

động lực khiến cho ta bước đi. Đam mê là sức mạnh đầy quyền lực, sức mạnh vô
hình giúp bạn hoàn thành bất cứ điều gì bạn suy nghĩ. Đam mê thúc đẩy bạn
đứng dậy để vươn tới thành công, tận hưởng một cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc.
Đam mê “vun trồng” ý chí, lòng quyết tâm, nỗ lực bền bỉ. Đam mê khiến ta sống
lạc quan hơn, nhận ra được thứ mình thích, thứ mình phải đeo đuổi và xây dựng
cho ta một khát vọng bất tận.
_ Trên thế giới này, đã có biết bao nhiêu người nhờ vào niềm đam mê cháy bỏng
của bản thân mà tạo được cho mình nhiều cơ hội, hoặc hơn thế là thành công, là sự
nổi danh toàn thế giới.
+ Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê
toán học, từng đậu vào nghành luật của trường đại học Harvad. Nhưng với niềm
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 7
đam mê về máy tính, ông đã nghỉ học, từ bỏ ngôi trường bao nhiêu người mơ ước
để cùng với một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã
trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông giành 95% tài sản của mình để
làm từ thiện.
+ Steve Jobs với hàng loạt các biệt danh như: “phù thủy sáng tạo”, “tượng đài
công nghệ”. Ông cho rằng niềm đam mê lớn lao mà ông dành cho công việc của
mình là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của ông.
Cùng với Wozniak, Steve Jobs đã tạo ra Apple với tầm nhìn làm thay đổi thế giới.
Steve Jobs và các cộng sự của mình đã mơ ước về sự cách mạng hóa thế giới máy
tính cá nhân. Họ đã cống hiến toàn bộ tâm sức để biến ước mơ đó thành hiện thực.
Và giờ đây, Jobs đã trở thành tượng đài của thành công đỉnh cao. Chính niềm đam
mê của ông đã vực dậy công ty Apple sau mỗi lần thất bại. Cũng chính niềm đam
mê lớn ấy đã giữ chân Steve Jobs trong ngành công nghệ máy tính, bất chấp sự thật
ông bị sa thải bởi chính công ty mà ông sáng lập ra khi mới chỉ 30 tuổi. Ông không
bao giờ từ bỏ vì không muốn làm bất kỳ điều gì khác trong cuộc đời mình.
Steve Jobs đã kết nối đam mê của ông và các cộng sự đối với chiếc máy tính tới
mức độ đam mê mà các nghệ sĩ thường đạt tới khi sáng tạo nghệ thuật. Nói về thời
gian dành cho việc tạo ra chiếc máy tính Macintosh, Steve Jobs đã nhớ lại: “Cảm

giác và đam mê mà mọi người đưa vào chiếc máy tính hoàn toàn không khác biệt
so với một bài thơ hay một bức tranh… Mọi người đã đưa vào những sản phẩm này
vô số tình yêu.” Steve Jobs cho biết ông không bao giờ chọn con đường sự nghiệp
của mình vì tiền bạc. “Tôi từng đáng giá hơn một triệu USD khi tôi 23 tuổi, hơn 10
triệu USD khi tôi 24 tuổi, và hơn 100 triệu USD khi tôi 25 tuổi và điều đó không hề
quan trọng bởi tôi không bao giờ làm điều đó vì tiền. Trở thành người đàn ông giàu
có nhất trong nghĩa trang không có ý nghĩa gì với tôi. Điều quan trọng là khi đặt
lưng lên giường vào mỗi tối, chúng ta đã làm được một điều gì đó tuyệt vời.”
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 8
Steve Jobs đã sống một cuộc sống đúng như ông mong muốn. Ông thú nhận rằng
điều duy nhất kéo ông đi làm mỗi ngày chính là sự đam mê. Ông nói: “Chúng tôi
thường mơ ước về những thứ này. Giờ chúng tôi bắt tay vào việc tạo ra chúng. ”
Đối với những doanh nhân khác đang chật vật tìm kiếm con đường và động lực cho
mình, Steve Jobs đã đưa ra lời khuyên: “Cách duy nhất để làm được một công việc
tuyệt vời là hãy yêu thích những gì bạn làm… Với tất cả ý nghĩa trong tim, bạn sẽ
biết khi bạn tìm thấy nó.”
2.1.3.3. Đam mê điều chỉnh các hoạt động cá nhân, hướng tới việc thực hiện đam

Đam mê có thể tác động ngược lại các cá nhân
_ Nó có thể khiến bạn cố gắng hết mình để thỏa mãn đam mê. Sự thành công hay
thất bại của mỗi người phụ thuộc vào việc niềm đam mê của họ lớn tới đâu, họ chịu
sự ảnh hưởng của niềm đam mê nhiều tới mức nào.
_ Đối với một con người có niềm đam mê, mọi hoạt động của họ sẽ đi theo xu
hướng thực hiện và thỏa mãn niềm đam mê đó. Họ sẽ muốn thể hiện bản thân,
muốn được tiếp nhận thử thách. Vì đó là môi trường, là cơ hội cho họ bộc lộ khả
năng và đam mê của mình. Ví dụ:
+ Với một người không có niềm đam mê ca hát, khi nhà trường tổ chức một
cuộc thi hát, chắc chắn họ sẽ không để tâm. Nhưng ngược lại, nếu người đó có
niềm đam mê ca hát, họ sẽ nắm bắt thông tin nhanh, sẽ đăng kí dự thi. Bởi lẽ, họ
muốn thể hiện đam mê, muốn cháy hết mình với đam mê đó. Đó chính là sự định

hướng của niềm đam mê đối với hành động của con người.
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 9
2.1.3.4. Đam mê hình thành, phát triển, thay đổi qua lịch sử và cuộc sống cá
nhân
_ Đam mê là một hiện tượng tâm lí người, vì thế đam mê có nguồn gốc từ thế
giới khách quan.
_ Hãy bắt đầu từ lúc chúng ta được sinh ra trên thế giới này. Không một ai từ khi
mới sinh ra mà đã có niềm đam mê với một thứ gì đó. Phải trải qua quá trình sinh
trưởng, phát triển và tiếp xúc với cuộc sống họ mới bắt đầu hình thành niềm đam
mê đối với một thứ gì đó mà họ đã từng tiếp xúc, từng thấy, từng cảm nhận, từng
trải nghiệm. Con người không thể hình thành sở thích hay đam mê với những thứ
chưa bao giờ tác động vào bản thân. Ví dụ:
+ Một người được sinh ra trong một gia đình bác sĩ. Hằng ngày, được tiếp xúc
với công việc và môi trường chuyên môn từ những thành viên trong gia đình. Có
thể hình thành sở thích với nghề bác sĩ, từ đó, dần dần phát triển thành đam mê.
+ Một người đam mê máy tính dứt khoát không thể là người chưa bao giờ chạm
vào, hay thậm chí là chưa bao giờ nhìn thấy máy tính.
+ Một người đam mê ca hát phải là người từng tiếp xúc với âm nhạc. Từ đó họ
mới cảm thấy hòa hợp, thích thú và muốn theo đuổi con đường âm nhạc, đó chính
là khởi đầu của niềm đam mê.
_ Niềm đam mê được hình thành tùy thuộc vào việc sự tiếp nhận sự vật khách
quan từ bên ngoài thế nào, sẽ có những phản ứng ra sao để trả lời lại các kích thích
đó. Mỗi người có mỗi hoàn cảnh sống khác nhau, tính cách khác nhau, khả năng
thích nghi với môi trường sống khác nhau, cách tiếp nhận và phản ứng lại tác động
của môi trường sống cũng khác nhau. Vì thế niềm đam mê của họ khác nhau.
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 10
_ Đam mê còn phụ thuộc vào khả năng của từng người. Mỗi người khi sinh ra
đều có những khả năng khác nhau. Nhưng phải trải qua quá trình sống, những khả
năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Ví dụ:
+ Một người có sở thích vẽ tranh, nhưng nếu vẽ không đẹp, không được ai công

nhận hay khen ngợi, họ sẽ rất dễ nản và từ bỏ sở thích đó. Thay vào đó nếu họ có
khả năng về hội họa, tác phẩm của họ được chào đón, họ sẽ có hứng thú hơn, sẽ dễ
dàng phát triển sở thích đó thành đam mê.
2.1.4. Đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người
2.1.4.1. Vì sao đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người?
_ Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, sống trong những môi trường xã hội
nhất định, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chịu một số tác động của xã hội ấy. Vì thế
đam mê của con người mang bản chất xã hội.
_ Yếu tố chính trị, giao tiếp, hoạt động sẽ có những tác động khác nhau đến
sự phát triển, cũng như việc hình thành đam mê của con người. Vì thế, đam mê của
con người cũng thể hiện tính lịch sử.
2.1.4.2. Bản chất xã hội
_Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội
là cái quyết định. Ngay cả thành phần tự nhiên của thế giới cũng được xã hội hóa.
Phần xã hội quyết định tâm lý người thể hiện qua: quan hệ kinh tế xã hội, quan hệ
đạo đức, pháp quyền, các mối quan hệ giữa con người với con người Và các mối
quan hệ này cũng quyết định đến sự hình thành và phát triển đam mê.
*Nếu con người thoát ly khỏi mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa người với
người, dẫn đến tâm lý mất hẵn tính người. Liệu chúng ta có còn đam mê?
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 11
2.1.4.3. Hiện thực khách quan ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển đam mê
_ Hiện thực khách quan là những gì tồn tại xung quanh chúng ta, có cái nhìn thấy
được, có cái không nhìn thấy được.
_ Hiện thực khách quan phản ánh vào não người, làm nảy sinh ra hiện tượng tâm
lý.
_ Hiện tượng khách quan là môi trường kích thích cá nhân phát hiện và hình
thành niềm đam mê. Những cá nhân khác nhau, tiếp nhận các kích thích khác nhau,
thì có đam mê khác nhau. Ví dụ:
+ Khi bạn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật,
bạn có khả năng ca hát và được rèn giũa từ nhỏ, vậy bạn nghĩ khả năng đam mê lớn

nhất của bạn là gì? Đó chính là làm nghệ sĩ. Tuy nhiên, có một số người không như
vậy. Họ mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghệ sĩ như bố mẹ họ, thoát khỏi cái
bóng nghệ sĩ quá lớn của những người đi trước trong gia đình, họ đam mê một
công việc khác. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do mỗi người có những đặc
điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.
+ Từ nhỏ khi mới sinh ra bạn đã bị một căn bệnh nan y, bạn phải nằm ở bệnh
viện để điều trị, hằng ngày chỉ có thể nhìn thấy tà áo trắng của các y bác sĩ, nhìn
thấy những công việc của họ, thấy họ chăm sóc bệnh nhân, chữa bệnh cho chính
bạn và những người khác, liệu đam mê của bạn lúc này có phải là trở thành những
y bác sỹ này không? Tôi xin mạn phép trả lời là 99% sẽ như vậy.
_ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục cũng không như
nhau. Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu
cũng khác nhau. Vì thế đam mê của người này khác người kia, hay nói cách khác
tâm lý của người này khác người kia.
_ Hiện tượng khách quan còn là môi trường thực hiện đam mê, cỗ vũ cho đam
mê, đồng thời cũng có thể dập tắt đam mê. Nếu xã hội tạo điều kiện cho niềm đam
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 12
mê trong mỗi con người phát triển thì tất nhiên nó sẽ phát triển, còn ngược lại, nếu
xã hội kìm hãm sự phát triển của niềm đam mê thì có khả năng nó sẽ bị lụi tàn. Ví
dụ:
+ Ngày nay, trong đời sống mọi người thường coi trọng những ngành nghề
mang tính chất văn phòng, những ngành có thể đem lại một mức sống cao, còn
những ngành mang tính chất bấp bênh hoặc ít kiếm ra tiền thì xã hội lại không
trọng dụng như: họa sĩ, công nhân, …. Từng có chuyện một người thích may vá,
đam mê nghề may vá, dự định sau khi học xong cấp 3 thì sẽ đi theo niềm đam mê
của mình nhưng lại bị bố mẹ kịch liệt phản đối, ép buộc người đó phải đi theo con
đường mà bố mẹ đã định sẵn, đó rõ ràng là sự cản trở niềm đam mê.
_ Hoạt động xã hội là nhân tố quyết định chủ yếu đến tâm lý và đam mê của con
người. Điều này được thể hiện qua các: quan hệ kinh tế - xã hội, quan hệ đạo đức,
quan hệ giáo dục… Ví dụ:

+ Một xã hội luôn đề cao những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp và luôn hướng con
người đến sự hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đó. Một người sống
trong xã hội đó thì tâm lý của ngươì đó cũng phát triển theo quy luật của xã hội đó.
Họ sẽ có những đam mê lành mạnh, đam mê làm những việc có ích cho xã hội.
+ Bạn đang ở trong một xã hội hội nhập, một xã hội công nghiệp hóa hiện đại
hóa, với những tấm gương sáng như: Bill Gates, Steve Jobs , thì bạn đam mê làm
kinh tế, đam mê kiếm tiền không phải là một chuyện khó lí giải.
2.1.4.4. Đam mê là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Trong đó giao tiếp là
quan trọng nhất
_ Nhờ hoạt động, con người chuyển nhượng sản phẩm tâm lý của mình vào sản
phẩm hoạt động. Đam mê của con người được phản ánh vào các sản phẩm của hoạt
động đó.Ví dụ:
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 13
+ Nhạc sĩ sáng tác bài hát. Thông qua hoạt động sáng tác mà toàn bộ tâm lý, tâm
tư, tình cảm của tác giả được thể hiện. Và bài hát đó mang chính những cảm xúc
của tác giả. Như vậy trong quá trình hoạt động con người đã biến năng lực hoạt
động của mình thành sản phẩm hoạt động; chuyển ý, tâm trạng ,tình cảm của mình
vào sản phẩm đó.
_ Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Không có giao tiếp với người khác
con người cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn. Nhu cầu của con người
trước hết là nhu cầu tiếp xúc với người khác. Khi tiếp xúc với nhau mọi người
thường truyền cho nhau thông tin, kinh nghiệm, kiến thức làm cho tâm lý mỗi
người trở nên phong phú đa dạng. Ví dụ:
+ Một người khi có tâm lý rụt rè, ngại giao tiếp nhưng khi bị buộc phải làm việc
nhóm. Những người trong nhóm hết sức năng động và lạc quan. Sau thời gian làm
việc và tiếp xúc, người mà trước kia từng rất ngại giao tiếp thì giờ đã trở nên bạo
dạn và nhanh nhẹn.
+ Một người có tâm lý không có đam mê, chỉ muốn sống an nhàn nhưng khi tiếp
xúc với những người có đam mê cháy bỏng. Sau một thời gian, người đó cũng sẽ
bắt đầu hành trình tìm kiếm đam mê riêng cho bản thân mình.

2.2. Đam mê dẫn đến thành công và ngược lại
2.2.1. Đam mê dẫn đến thành công
“Tôi biết nhiều người có ý tưởng vô cùng lớn lao nhưng họ không thể làm cho
những ý tưởng của họ cất cánh vì họ đã tiếp cận mọi việc một cách hời hợt. Họ
nghĩ rằng những ý tưởng của họ bằng cách này hay cách khác sẽ tự cất cánh hoặc
chỉ cần đưa ra ý tưởng là xong. Theo tôi- điều đó không đủ và sẽ không bao giờ
đủ . Bạn phải biến ý tưởng thành hành động. Nếu bạn không có sự năng động và
nhiệt tình, những ý tưởng lớn của bạn đơn giản chỉ nằm trên bàn giấy hoặc trong
đầu bạn và không có ở đâu cả. Thiếu niềm đam mê chính là điểm khác biệt giữa
thành công và thất bại”. Donald J. Trump
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 14
_ Yêu thích những thứ bạn làm sẽ khiến bạn trở nên giàu có. Nếu bạn không thật
sự có đam mê với công việc của mình, rất khó để đạt được thành công hay hạnh
phúc. Khi không cảm thấy hứng khởi, thú vị khi làm việc, thường thì bạn sẽ làm
một cách vô thức. Tìm một lối thoát khỏi nó. Bạn sẽ luôn nghĩ rằng: “Nếu mình tìm
được việc gì khác…” Và bạn cứ luôn luôn tìm kiếm như vậy.
_ Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe trên đường cao tốc. Và bạn đang tìm kiếm
một đường rẽ, một lối thoát. Bạn sẽ lái ở làn xe nào? Tất nhiên sẽ là làn xe chậm,
bởi vì bạn không muốn bỏ lỡ các đường rẽ có thể xuất hiện. Lúc này, bạn sẽ không
thật sự chuyên tâm lái xe đến đích. Bạn sẽ không có đà để có thể lái thật nhanh.
Nhưng nếu không cần tìm một ngõ rẽ, bạn sẽ lái xe trên làn có tốc độ nhanh. Và
như thế, một các vô thức, bạn sẽ không tập trung vào bất cứ thứ gì khác cả, trừ khi
nhìn thấy cảnh sát hoặc một đám kẹt xe hay thứ gì khác tương tự như vậy.
_ Nếu bạn làm những thứ mình yêu thích, nó giống như lái xe trên làn tốc độ cao
vậy. Thời gian trôi rất nhanh, và con đường mở ra trước mắt bạn, và những con
đường khác cứ nối tiếp nhau xuất hiện, trong khi bạn không hề biết về sự tồn tại
của chúng.
_ Lý do mà rất nhiều người không tìm ra, cũng như không làm công việc mà họ
yêu thích, đó là vì họ sợ hãi. Họ sợ thất bại, sợ những điều chưa biết trước được, sợ
sự thay đổi, sợ bị từ chối, sợ sẽ khiến bản thân mình trông như thằng ngốc, sợ

không được thừa nhận. Tất cả đó là câu chuyện do chính bạn tạo ra, về những thứ
có thể xảy ra trong tương lai.
_ Đi kèm với nỗi sợ hãi là sự vương vấn, ràng buộc không dứt được. Ràng buộc
với những kí ức trong quá khứ, ràng buộc với những người khác, ràng buộc với sự
cố chấp của chính mình! Nếu sự cố chấp đó đang cản trở cuộc sống của bạn, bạn sẽ
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 15
buông thứ nào, giữ thứ nào? Bạn nghĩ một câu trả lời lô-gic sẽ là từ bỏ sự cố chấp
đúng không, nhưng đoán xem phần lớn mọi người từ bỏ điều gì? Họ từ bỏ, buông
rơi cuộc sống của mình. Thật quá nguy hiểm, đúng không? Cho dù sự vương vấn,
ràng buộc đó là gì đi chăng nữa, bản chất của nó cũng chỉ là nỗi sợ hãi của bạn:
“Nếu tôi không làm điều này, những điều bất hạnh sẽ xảy ra.” Sự ràng buộc có thể
là một việc “nên” làm. Nó có thể là một việc “phải” làm. Nó chỉ là một sự lựa chọn,
không hơn không kém. Tất cả những sự ràng buộc đó đều do bạn tạo ra.
_ Chẳng đúng chút nào khi nói rằng bạn phải làm hay nên làm gì đó. Điều đó
chẳng qua chỉ là ý kiến của bạn dựa trên một số sự việc khác trong cuộc sống, dựa
trên nhận thức của bạn về bản thân mình, dựa trên việc những người khác có ý
nghĩa như thế nào với ban, dựa trên việc gì là quan trọng, việc gì không. Hãy quên
hết những sự ràng buộc đó đi. Nếu nó không hỗ trợ bạn thực hiện mục tiêu của
mình, hãy bỏ qua những sự ràng buộc “nên làm”. Đừng chờ đợi!
_ Cuộc sống quá ngắn ngủi để phí phạm vào những việc bạn không yêu thích,
không đam mê. Cách để bạn biết đâu là niềm đam mê của mình, đó là, một khi làm
được việc mình thích, bạn sẽ làm say mê, làm điên cuồng và tận hưởng điều đó. Và
khi đó, bạn thậm chí sẽ không nhận ra là mình đang xé gió lao đi trên làn đường
cao tốc. Hãy làm những việc mình yêu thích, và tiền bạc sẽ đến với bạn. Bạn phải
tin tưởng chính mình.
2.2.2. Ví dụ thực tiễn: người thành công đam mê với việc họ làm
_ Người thành công trong mọi lĩnh vực đều yêu công việc họ làm. Stress không
phải là làm việc 15giờ với việc mà bạn thích mà là làm việc 15 phút với công việc
bạn chẳng có tí hứng thú nào.
_ Một bản thảo khảo sát độ tuổi từ 18 – 25, có 81% đặt mục tiêu số 1 hoặc số 2

của đời họ là làm giàu. Nếu bạn cũng như vậy thì hôm nay bạn đọc thông tin này và
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 16
bạn biết bạn đã lầm rồi bởi vì khi phỏng vấn rất nhiều nhà triệu phú và tỉ phú, và
bạn đoán xem bao nhiêu người đặt mục tiêu của đời họ là làm giàu? Không ai cả!
Họ không làm vì tiền.
_ Khi Bill Gates và Paul Allen khởi đầu Microsoft họ không làm vì tiền. Bill nói:
" Paul và tôi không nghĩ sẽ kiếm được nhiều tiền. Chúng tôi chỉ thích việc viết
phần mềm thôi". Và với thái độ đó ông trở thành người giàu nhất thế giới!
_ J.K.Rowling không hề viết Harry Potter vì tiền. Cô nói: "Tôi yêu viết sách. Tôi
chỉ muốn kiếm đủ tiền để tiếp tục viết". Và với thái độ đó , cô cũng trở thành tỉ
phú.
_ Richard St.John đã rất nhiều lần từ bỏ công việc lương cao để làm việc ít tiền
hơn mà ông ưa thích, có lần ông đang làm một công việc tuyệt vời, kiếm rất nhiều
tiền, du lịch khắp thế giới nhưng ông không được làm điều mình thích lúc đó chính
là nhiếp ảnh. Vậy nên ông đã phải bỏ việc và lập công ty nhiếp ảnh cho riêng mình.
Mọi người đều bảo ông điên, sẽ chết đói vì phải bỏ ra một số tiền lớn, ban đầu cũng
không kiếm được nhiều lắm nhưng vì yêu thích nhiếp ảnh John đã kiếm được hơn
rất nhiều so với công việc trước kia.
_ Họ trở thành tỉ phú bằng cách nghe theo trái tim, chứ không phải vì tiền. Vậy
nên bài học là " Làm Những Gì Mình Thích, Thế Nào Tiền Cũng Đến", đã đến lúc
đặt “tiền” xuống cuối bảng mục tiêu và đưa “đam mê” lên ngôi thứ nhất.
_ Albert Einstain từng là thư kí tại Cục sáng chế- đó là công việc nhưng niềm
đam mê của ông là vật lí. Ông đã viết 4 thuyết quan trọng nhất vào lúc rảnh rồi như
một sở thích, và trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới. Vậy
nên những gì bạn làm sẽ rất tuyệt vời, nếu bạn yêu thích công việc đó!
2.2.3. Những việc bạn cần làm để đưa mình đến thành công
_ Yêu việc bạn làm
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 17
_ Làm việc chăm chỉ
_ Tập trung vào một việc, không phải mọi việc

_ Liên tục thúc đẩy bản thân
_ Sáng tạo
_ Liên tục hoàn thiện bản thân và công việc
_ Đem đến giá trị cho người khác (Mang thành công đến với họ)
_ Kiên trì
2.2.4. Thất bại do thiếu đam mê
_ Sự may mắn cũng đóng góp một phần lớn tới sự thành công của con người. Một
vài trường hợp bất công cho các vận động viên, khi họ phải luyện tập vất vả chờ
ngày thi đấu, nhưng khi bước vào trận đấu, trọng tài lại không công bằng. Nhưng
những trường hợp như vậy là hiếm, thậm chí khi cuộc sống không đối xử tốt với
mọi người, nếu chúng ta được xác định để thắng, ta vẫn sẽ dành được mục tiêu
trong thời gian tới. Những vận động viên có thể vẫn thắng bất kỳ đối thủ nào trong
những trận đấu khác nơi mà trọng tài giống như là không tồn tại, và vị trí của anh
ấy vẫn được nhận ra. Do đó, đam mê là chìa khóa của thành công, không phải là sự
may mắn.
_ Hoàn cảnh gia đình và môi trường xung quanh có tác động đến sự thành công
nhiều hơn là niềm đam mê? Steve Job là một người thiếu thốn sự giáo dục, bởi
cảnh nghèo nàn. Nhưng vẫn trở thành một CEO tuyệt vời, bởi sự đam mê bất tận
cho sự sáng tạo của những công nghệ sắc bén trên thế giới. Tại những giai đoạn
nhất định, ông đã rời bỏ công ty mình và dường như cả nghề nghiệp nữa. Nhưng
một lần nữa, niềm đam mê đã đánh bại tất cả.
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 18
_ Nếu chúng ta thất bại điều đó có nghĩa là niềm đam mê chưa đủ mạnh, không
thể trách móc bất kỳ ai hoặc đỗ lỗi cho bất cứ yếu tố nào: may mắn, gia đình, sức
khỏe, ngoại trừ chính chúng ta.
2.3. Bài học rút ra để áp dụng vào thực tiễn
2.3.1. Con người sống phải có đam mê
_ Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê mới có thể dẫn tới thành công, dù thành
công mà bạn định nghĩa nó là cái gì đi chăng nữa, thì mục tiêu phấn đấu cũng là
trên cái đang có, cải tiến nó, phát triển nó, và muốn vậy thì con người ta làm việc

đó phải có niềm đam mê. Nếu bạn đang làm một việc mà chẳng có chút đam mê
nào thì hãy cố gắng tạo cho mình niềm đam mê với việc đó, hãy yêu nó, rồi một
ngày bạn sẽ cảm thấy thành công hơn từ chính niềm đam mê của mình.
_ Nguồn cảm hứng chính là nhiên liệu của niềm đam mê. Nếu bạn ví niềm đam
mê như một ngọn lửa rực cháy trong tim, thì nguồn cảm hứng chính là nhiên liệu.
Chỉ có cảm hứng mới đánh thức được niềm đam mê của bạn. Nếu bạn thích chụp
ảnh, thích viết lách hay thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ, cảm hứng sẽ dẫn
đường cho bạn đến với những công việc đó. Bạn có thể tìm thấy cảm hứng từ
những người xung quanh.
_ Chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi cái được nghe và thấy. Điều đó đòi hỏi cần có
nhiều tấm gương điển hình tích cực được giới thiệu và nhân rộng trong xã hội.
Chính những tấm gương ấy sẽ tạo ra động lực, kích thích chúng ta biết đam mê và
sống đến cùng đam mê của mình
_ Nên cộng hưởng niềm cảm hứng từ việc chia sẻ đam mê của bạn với mọi
người. Khi chúng ta nói về niềm đam mê của mình tự nhiên chúng ta sẽ thấy phấn
khích hơn hẳn, chúng ta sẽ có thêm động lực, niềm tin và nguồn cảm hứng để làm
những điều mình thích.
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 19
2.3.2. Tìm cảm hứng cho đam mê từ sự tưởng tượng
_ Sức mạnh của trí tưởng tượng là một trong những nguồn tài nguyên vĩ đại nhất
mà con người chưa biết cách khai phá đúng mức. Bất kể niềm đam mê của bạn là
gì, hãy cởi trói cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng để nó truyền cảm hứng cho
bạn theo đuổi và biến giấc mơ của mình thành hiện thực.
_ Đam mê và niềm cảm hứng luôn đi cùng nhau, đam mê chỉ thực sự lớn dần lên
theo thời gian nếu như cảm hứng không xóa mờ. Hãy chăm chút cho cảm hứng đề
đam mê luôn đồng hành trong suốt cuộc đời bạn!
2.3.3. Phải biết duy trì đam mê
_ Có một câu nói rất nổi tiếng: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi
bạn.” Nhưng nhiều người vẫn hoài nghi về sự thành công này, họ cho rằng cuộc
sống còn có nhiều vấn đề cơm áo gạo tiền mà họ cần theo đuổi hơn là cái đam mê

chôn cất bên sâu trong tâm họ.
_ Ai trong chúng ta có lẽ cũng đã từng trải qua quãng thời gian cuối cấp 3 khi
phải suy nghĩ lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên, chúng ta sẽ khá bất ngờ với con số
hơn 40% học sinh chọn không đúng ngành nghề thực sự phù hợp với bản thân
mình.Vấn đề chọn sai nghề dường như là câu chuyện không hồi kết. Mỗi người có
một sở thích riêng, năng khiếu riêng và điểm yếu riêng. Nhưng khi chọn nghề lại
phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến gia đình cũng như xu hướng của bạn bè xung quanh
Nhiều bạn thì thích theo cảm tính, chạy theo phong trào. Có trường hợp người nhút
nhát, ngại giao tiếp lại thích nghề kinh doanh, PR Vì vậy, có những bạn học đến
năm thứ ba, thứ tư ĐH mới nhận ra lựa chọn của mình là sai lầm. Có người quyết
định chọn lại, học lại. Nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm để làm điều đó,
đành chấp nhận học rồi ra làm một công việc không phù hợp với năng lực, sở
trường của mình, do đó cũng không có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến trong
nghề nghiệp. .thế nhưng thời gian và tuổi trẻ là hai thứ không thể lấy lại. Vì vậy,
hãy dũng cảm và sáng suốt khi lựa chọn, để tận dụng nhiệt huyết của tuổi trẻ cho
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 20
những đam mê đích thực
_ Sau khi cánh cửa Đại học tạm khép với nguyện vọng 1, nhiều bạn trẻ tiếp tục
đặt hi vọng ở đợt xét tuyển nguyện vọng 2. Không phủ nhận, đây là một tấm vé
may mắn giúp nhiều sinh viên có cơ hội học tập thay vì phải ôn tập thêm một năm
chờ thi lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn được đúng ngành học, trường học
mình muốn với nguyện vọng 2. Không ít bạn trẻ gần như đã nhắm mắt chọn đại
một ngành chỉ để không bị mang tiếng trượt đại học. Lựa chọn sai lầm ngay từ khi
bắt đầu đã đưa nhiều bạn trẻ vào con đường bế tắc. Thời sinh viên là những ngày
tháng ảm đảm và buồn tẻ với những tiết học chán ngắt, không có động lực tới
trường, không có đam mê, nhiệt huyết, không xác định được phương hướng cho
tương lai. Vì vậy mà nghỉ học triền miên, nợ môn và kết quả học tập thì “bết bát”.
Cố gắng để ra được trường, cầm được tấm bằng trong tay nhưng vẫn không thể xin
được việc ở đâu. Giấc mơ bị bỏ ngỏ, lãng phí bốn năm để theo đuổi một ngành học
khác không phù hợp “mất cả chì lẫn chài”.

_ Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên để duy trì niềm đam mê chính là: chuẩn bị
tâm thế lùi lại một vài bước. Vì nếu bạn muốn theo đuổi điều mình yêu thích, bạn
phải sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Có một câu ngạn ngữ rằng: “Sống giản đơn, tư
duy cao hơn”. Và để theo đuổi niềm đam mê của mình, bạn phải hoàn toàn tin
tưởng nó, khi đó bạn sẽ dễ dàng theo đuổi điều mình muốn làm.
_ Sự linh hoạt là một nguyên tắc quan trọng để duy trì niềm đam mê.Cứ mù
quáng chạy theo niềm đam me của mình có lẽ không phải là việc làm khôn ngoan.
Nhiều khi bạn phải đánh đổi và trả một cái giá đắt hơn những gì nhận được. Trong
quá trình biến ước mơ thành hiện thực, phải hết sức linh hoạt. Trong cuộc sống,
bạn sẽ thấy những người thật sự có tài năng nhưng lại thất bại khi theo đuổi niềm
đam mê của riêng họ. Đa phần lý do thất bại vì họ quá “cứng nhắc” hay thiếu linh
hoạt. Điều bạn cần làm là điều chỉnh sở thích của mình để phù hợp với thị hiếu của
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 21
mọi người; và từng bước tìm cách điều chỉnh thị hiếu của mọi người quan tâm đến
những điều mình thích.
_ Hãy xây dựng triết lý sống của riêng bạn. Điều này rất quan trọng vì bạn đang
tồn tại giữa cộng đồng chứ không phải tồn tại độc lập. Thói quen so sánh đã và
đang tồn tại như một điều hiển nhiên, trong bất kỳ con người nào. So sánh, cạnh
tranh tích cực để đi lên là điều tốt. Tuy nhiên, sẽ luôn có những người đứng bên
trên chúng ta, ở một khía cạnh nào đó. Chính vì vậy mà bạn phải hình thành cho
mình một mức tiêu chuẩn riêng, làm cho bạn thấy thỏa mãn, thoải mái với chính
bản thân mình để thực hiện nó. Làm được như vậy, lúc nào bạn cũng thấy mọi việc
tiến triển suôn sẻ và nhẹ nhàng. Bởi vì cốt lõi của tất cả mọi hành động, mong
muốn, mục đích đều đưa về sự cân bằng cho chính bản thân mỗi người trong cuộc
sống của riêng mình. “Hãy nuôi dưỡng ước mơ táo bạo & to lớn nhưng hãy thực
hiện từng chút một mỗi ngày, hãy đi từng bước nhỏ thay vì nhảy vọt trèo lên vách
đá mục tiêu trước mặt mình.”
_ Thực hiện đam mê đúng cách.
2.3.4. Làm chủ được đam mê
_ Giữa 3 mức độ: sở thích – đam mê – cuồng, thì đam mê vẫn còn nằm trong giới

hạn của sự tự chủ. Tuy nhiên sự tự chủ này được bao lâu còn phụ thuộc vào:
+ Kỹ năng quản lý của xúc của bản thân chủ thể. Nếu kỹ năng này kém, bạn có
thể để đam mê bùng phát đến mức mất kiểm soát và thiêu rụi chính bản thân mình.
Sẽ rất may mắn nếu chúng ta có một đam mê để sống, để phấn đấu và cảm thấy
hạnh phúc. Tuy nhiên hãy để mình điều khiển đam mê chứ đừng để đam mê điều
khiển mình. Để làm được điều đó, chúng ta cần kỹ năng lập kế hoạch thực hiện
đam mê. Một người đi đường cần phải có bản đồ để biết mình có đang đi đúng
hướng, đâu là ngõ cụt, đâu là hầm hố. Nếu không nắm trong tay đường đi nước
bước, chúng ta rất dễ lạc đường và thực hiện đam mê một cách mù quáng mà cứ
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 22
tưởng mình đang đi đúng. Như vậy, kế hoạch chính là tấm bản đồ để so sánh đối
chiếu giúp chúng ta biết mình đang ở đâu, từ đó điều chỉnh bản thân cho phù hợp.
+ Kỹ năng quản lý cảm xúc. Nhiều người có khí chất “lạnh”, khơi gợi cỡ nào họ
cũng khó hứng thú. Nhưng nhiều người có khí chất “nóng”, một khi đã bắt tay và
hứng thú thì rất dễ bùng phát. Do đó, họ phải tự nhận thức được khuyết điểm này
và tập dừng đúng lúc.
_ Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự nhận ra rằng mình đang quá đà, đang
“cuồng”, vì thế họ cần một tiếng chuông cảnh tỉnh từ những người xung quanh.
Để góp ý mà không mất lòng, không nên phê phán đam mê của họ vì sẽ tạo cho họ
tâm thế tự vệ mà nên góp ý cách thực hiện đam mê ấy. chúng ta nên
+ Kể cho họ nghe về cách tấm gương nổi tiếng khác đã thành công mà không
phải đánh đổi quá nhiều (đánh đổi sức khỏe, đánh đổi hạnh phúc gia đình.v.v…) để
họ tự so sánh và tự nhận ra cái sai trong cách làm hiện tại.
+ Góp ý cho họ bằng cách đặt câu hỏi. Ví dụ một người đàn ông ngày đêm thực
hiện đam mê mà sa sút sức khỏe và bỏ mặc cả vợ con, bạn có thể hỏi một cách
quan tâm: anh đi liên tục như thế, liệu vợ anh có buồn và con của anh bị thiếu tình
thương sao? Anh có thật sự cảm thấy vui vẻ khi đạt được đam mê trong khi lại mất
đi sức khỏe để hưởng thụ nó và đánh mất đi tình cảm của những người đã từng yêu
thương anh nhất?
+ Hạnh phúc không chỉ nằm ở đích đến, mà hạnh phúc nằm ở trên chính đường

đi. Đôi khi vì quá đam mê,chúng ta đi quá vội, quá nhanh mà quên đi cái hạnh phúc
của hiện tại. Và có nhiều người nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện (ví dụ tiền
chỉ là phương tiện để hạnh phúc nhưng vì mải mê làm giàu mà đánh mất hạnh phúc
của mình), là không nhận ra mình đang trở thành nô lệ của chính đam mê của mình.
"Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui". Câu hát ấy vẫn thầm khẽ cất cao
trong trái tim tôi những lúc yếu lòng. Bạn nhé hãy cháy hết mình cho đam mê vì
chỉ cần có thế thì không gì là không thể.
N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 23
3. KẾT LUẬN

×